những bài trước để trả lời.
- GV nhận xét, kết luận:
+ Mĩ là nước thắng trận sau chiến tranh, Mĩ tham chiến từ thánh 4/1917 đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng của đồng minh, chính vì thế Mĩ trở thành trọng tài trong các cuộc đàm phán dẫn đến Hòa ước Véc-xai, có ưu thế lớn của một nước thắng trận.
+ Mĩ là nước thằng trận
+ Mĩ trở thành chủ nợ của châu Âu. Các cường quốc châu Âu bị suy yếu bởi chiến tranh. Châu Âu nợ Mĩ trên 10 tỉ đô- la. Mĩ cũng trở thành nước có dự trữ vàng lớn nhất thế giới (chiếm khoảng 1/3 số vàng của thế giới).
+ Mĩ trở thành chủ nợ của châu Âu.
+ Trong chiến tranh, Mĩ thu lợi nhuận lớn nhờ buôn bán vũ khí và hàng hóa.
+ Thu lợi nhuận lớn nhờ buôn bán về vũ khí và hàng hóa.
+ Cùng với những lợi thế đó, Mĩ chú trọng áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật, sử dụng phương pháp quản lí tiên tiến, mở rộng quy mô và chuyên môn hóa sản xuất đã góp phần đưa nền kinh tế Mĩ tăng trưởng hết sức nhanh chóng. Trong suốt những năm trong và sau chiến tranh,
+ Mĩ chú trọng ứng dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.
Tất cả những lợi thế đó, những cơ hội vàng đó đã đưa nền kinh tế Mĩ bước vào thời kì phồn vinh trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
Những cơ hội vàng đó đã đưa nền kinh tế Mĩ bước vào thời kì phồn vinh, trong suốt thập niên 20 của thế kỉ XX.
Hoạt động 2: Cả lớp / cá nhân
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK những biểu hiện phồn vinh của nước Mĩ.
- HS theo dõi SGK biểu hiện phồn vinh của nước Mĩ.
- GV bổ sung, chốt ý:
+ Từ năm 1923 - 1929 kinh tế Mĩ đạt mức tăng trưởng cao. Trong vòng 6 năm, sản lượng công nghiệp tăng 69%, năm 1929 Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới. Vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc công nghiệp Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cộng lại.
- Biểu hiện
+ Từ 1923 - 1928, sản lượng công nghiệp tăng 69%, năm 1929 Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới.
+ Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất, ô tô, thép, dầu lửa, đặc biệt là ô tô. Năm 1919, Mĩ có trên 7 triệu ô tô, đến năm 1924 là 24 triệu chiếc. Mĩ sản xuất 57% máy móc, 49% gang, 51% thép và 70% dầu hỏa của thế giới.
+ Đứng đầu thế giới về sản xuất ô tô, thép, dầu hỏa (Ông vua ô tô) của thế giới.
+ Về tài chính: Từ chỗ phải vay nợ của châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh. Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Phấp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929, Mĩ nắm trong tay 60% số vàng dự trữ của thế giới. Số tư bản xuất khẩu ở Mĩ từ 6 tỉ 456 triệu đô la (1919) tăng lên 14 tỉ 416 triệu đô la (1929).
- GV nêu câu hỏi: Những biểu hiện trên đây chứng tỏ điều gì?
- HS dựa vào những số liệu trong bài học suy nghĩ trả lời.:
+ Nền kinh tế Mĩ tăng trưởng ở mức độ cao. + Thực lực kinh tế mạnh hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa châu Âu.
+ Với tiềm lực kinh tế đó đã giúp Mĩ khẳng định vị trí số một của mình và ngày càng vượt trội các đối thủ khác.
+ Năm 1929, nắm trong tay 60% dự trữ vàng của thế giới. Chủ nợ thế giới.
Hoạt động 3: Cả lớp / cá nhân
- GV tiếp tục giảng giải: Ngay trong thời kì phồn thịnh nền kinh tế được coi là đứng đầu thế giới này vẫn bộc lộ những hạn chế: Nhiều ngành sản xuất chỉ sử dụng 60 - 80% công suất, vì vậy nạn thất nghiệp xảy ra thường xuyên. Thời kì 1922 - 1927 có những tháng số người thất nghiệp lên tới 3,4 triệu người.
- Hạn chế:
+ Nhiều ngành sản xuất chỉ sử dụng 60 - 80% công suất, vì vậy nạn thất nghiệp xảy ra.
- Công cuộc công nghiệp hóa ở Mĩ theo phương châm của "chủ nghĩa tự do thái quá", nên đưa đến hiện tượng sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, phát triển không đồng bộ giữa các ngành, mất cân đối giữa cung và cầu, nhìn chung không có kế hoạch dài hạn giữa sản xuất và tiêu dùng. Đó chính là nguyên nhân tới cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
+ Không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.
Hoạt động 1: Cả lớp / cá nhân
- GV giảng giải: Trong thời kì tăng trưởng cao của kinh tế Mĩ trong thập niên 20 gắn liền với sự cầm quyền của các tổng thống Đảng Cộng hòa. GV có thể mở rộng giúp HS hiểu rõ về chế độ hai đảng ở Mĩ (thời gian thành lập, biểu tượng…)
2. Tình hình chính trị, xã hội
- Nắm chính quyền là Tổng thống của Đảng Cộng hòa.
- Ở Mĩ hố ngăn cách giàu nghèo rất lớn, sự giàu có của nước Mĩ không phải chia sẻ cho tất cả mọi người. Những người lao động thường xuyên phải đối phó với nạn thất nghiệp, bất công xã hội và nạn phân biệt chủng tộc.
- Giới cầm quyền Mĩ thực hiện chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh, đàn áp những tư tưởng tiến bộ trong phong trào công nhân.
- GV có thể minh họa và phân tích bằng 2 bức ảnh
Bãi đỗ ô tô ở Niu Oóc năm 1928 và Nhà ở của những người lao động Mĩ trong những năm 20 của thế kỉ XX, đó là những hình ảnh tương phản trong xã hội Mĩ.
Mặc dù kinh tế phồn vinh nhưng đời sống người lao động Mĩ giảm sút, khó khăn, điều đó kích thích phong trào đấu tranh của họ, tiêu biểu là phong trào đấu tranh của công nhân.
- GV dẫn dắt: Ở giai đoạn sau nước Mĩ phát triển như thế nào?
- Ở Mĩ người lao động luôn phải đối phó với nạn thất nghiệp, bất công, đời sống của người lao động cực khổ
đấu tranh.
- Phong trào đấu tranh của công nhân nổ ra sôi nổi. Tháng 5/1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập.
Hoạt động 1: Cả lớp / cá nhân
- GV đặt câu hỏi: Em hãy nhắc lại nhứng hạn chế của nước Mĩ trong giai đoạn 1929 - 1933. Hạn chế đó đưa đến hậu quả gì?
- HS dựa vào phần kiến thức vừa học, suy nghĩ và trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý: Chủ nghĩa tự do thái quá trong phát triển kinh tế, sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận đã dẫn tới tình trạng cung vượt quá xa cầu
khủng hoảng kinh tế thừa đã bùng nổ ở Mĩ. Mĩ chính là nước khởi đầu mốc khủng hoảng với mức độ trầm trọng.
II. Nước Mĩ trong những năm (1929 - 1939)
1. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) ở Mĩ
- Nguyên nhân khủng hoảng: do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận cung vượt quá xa cầu khủng hoảng kinh tế thừa.
- Khủng hoảng diễn ra từ tháng 10/1929 đến năm 1932 khủng hoảng đạt đến đỉnh cao nhất.
Hoạt động 2: Cả lớp/ cá nhân
-GV yêu cầu HS theo dõi SGK diễn biến và hậu quả cuộc khủng hoảng.
- HS theo dõi SGK diễn biến hậu quả của khủng hoảng.
- GV bổ sung:
+ Khủng hoảng bắt đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Ngày 29/10/1929 là ngày hoảng loạn chưa từng có trong thị trường chứng khoán Niu Oóc, giá cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt xuống 80%. Hàng triệu người đã mất sạch số tiền mà họ tiết kiệm cả đời.
Vòng xoáy của khủng hoảng suy thoái diễn ra không có gì cản nổi, các nhà máy liên tiếp đóng cửa, hàng ngàn ngân hàng theo nhau phá sản, hàng triệu người thất nghiệp không còn phương kế sinh sống, hàng ngàn người mất nhà cửa vì không trả được tiền cầm cố. Nhà nước không thu được thuế. Công chức, giáo viên không được trả lương. Khủng hoảng phá hủy nghiêm trọng các ngành công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp của nước Mĩ, gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
+ Đến năm 1932, khủng hoảng kinh tế đã đạt đến đỉnh cao nhất. Sản lượng công nghiệp chỉ còn 53,8% (so với 1929) 11,5 vạn công ty thương nghiệp, 58 công ty đương sắt bị phá sản, 10 vạn ngân hàng (chiếm 40% tổng ngân hàng của người thất nghiệp nữ) phải đóng cửa, 75 % dân trại bị phá sản. Số người thất nghiệp lên đến hàng chục triệu người, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng khắp nước Mĩ.
- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về cuộc khung hoảng suy thoái ở nước Mĩ 1929 - 1933? Những con số thống kê nói lên điều gì?