- Nâng cao kỹ năng phân tích, so sánh.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC
- Lược đồ Đông Nam Á.
- Một số hình ảnh, tư liệu về các quốc gia ở Đông Nam Á.
- Tiết 1 bao gồm : Phần I và II. Tiết 2 bao gồm: Phần III, IV và V.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC1. Kiểm tra bài cũ 1. Kiểm tra bài cũ
- Câu 1: Nêu những sự kiện chính về cách mạng Trung Quốc trong những năm 1913-1919?
- Câu 2: Nêu những nhận xét về giai cấp lãnh đạo, con đường đấu tranh của cách mạng Ấn Độ trong những năm 1918-1939? Điểm khác nhau giữa cách mạng Ấn Độ và cách mạng Trung Quốc là gì? Tại sao Đảng Quốc đại lại chủ trương đấu tranh bằng phương pháp hòa bình không sử dụng bạo lực?
2. Giới thiệu bài mới
- GV đưa biểu tượng bông lúa ASEAN rồi nêu câu hỏi: + Hãy cho biết hình tượng đó là của tổ chức nào? + Em biết gì về tổ chức này?
+ Sự ra đời của tổ chức này đã nói lên vị thế của khu vực Đông Nam Á như thế nào?
- GV nhận xét và bổ sung, rồi dẫn dắt vào bài mới: Chúng ta nhận thấy sự lớn mạnh của các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á trong thời kỳ hiện đại. Để biết được lịch sử của khu vực này trong thời kỳ 1918- 1939, chúng ta vào bài mới:
Hoạt động của GV và HS Kiến thức HS cần nắm * Hoạt động 1 : Cả lớp – cá nhân
- GV treo lược đồ Đông Nam Á để giúp HS nhận biết 11 quốc gia trong khu vực ( Quốc gia hải đảo, quốc gia lục địa).Từ đó nhắc lại lịch sử cuối thế kỉ XIX.
-Vào cuối thế kỉ XIX khu vực này diễn ra những chuyển biến quan trọng về kinh tế - chính trị - xã hội, ở các nước Đông Nam Á (trừ Xiêm) đều thành thuộc địa của thực dân phương Tây. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng sự ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười, sự tổn thất nặng nề bởi chiến tranh của các nước đế quốc, vì vậy các nước đế quốc đều tiến hành chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa. Điều này đã tác động mạnh mẽ tới tình hình của khu vực.
- Chính sách khai thác thực địa của thực dân phương Tây đã làm cho nền kinh tế- chính trị-xã hội có những biến đổi quan trọng. Hãy xem đoạn chữ in nhỏ để thấy điều đó
- HS trả lời, bổ sung. Cuối cùng GV nhận xét và chốt ý:
I. Tình hình các nước ĐôngNam Á sau Chiến tranh thế giới