Giai đoạn kết thúc (6/1944 đến tháng 8/1945) Kết cục và

Một phần của tài liệu phần 2 (Trang 84 - 89)

đến tháng 8/1945). Kết cục và ảnh hưởng của chiến tranh.

1 Tiêu diệt phát xít Đức

- Về vai trò của Liên Xô và các nước đồng minh Mỹ, Anh trong việc tiêu diệt phát xít Đức: Liên Xô và Mỹ, Anh đều là lực lượng trụ cột trong việc tiêu diệt phát xít Đức (Lưu ý: Phạm vi câu hỏi tập trung vào thời gian từ 1944-1945). Việc Liên Xô mở cuộc tấn công Đức ở mặt trận phía Đông và quân đồng minh mở cuộc tấn công Đức ở mặt trận phía Tây đã làm cho phát xít Đức bị kẹp giữa hai gọng kìm, bị uy hiếp về tinh thần và nhanh chóng đi đến thất bại. Liên Xô đã đóng vai trò lớn lao trong trận công phá Béc-lin tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức tại sào huyệt cuối cùng của chúng.

Sau khi giải phóng các nước Trung và Đông Âu (1944), tháng1/1945, hồng quân Liên Xô mở cuộc tấn công Đức ở mặt trận phía Đông.

- Tháng 2/1945, Liên Xô tổ chức hội nghị Ianta gồm 3 nước Liên Xô, Mỹ, Anh bàn về việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh. - Năm 1944, Mĩ, Anh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu và bắt đầu mở cuộc tấn công quân Đức ở mặt trận phía Tây từ tháng 2/1945.

- Ngày 16/4 đến 30/4 1945, Hồng quân Liên Xô tấn công đánh bại hơn 1 triệu quân Đức tai Béc-lin. Chủ nghĩa phát xít Đức bị tiêu diệt.

- Tháng 9/1945, nước Đức đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.

- GV tổ chức HS thảo luận nhóm với câu hỏi:

Phát xít Nhật đã bị tiêu diệt như thế nào? Em đánh giá như thế nào về vai trò của Liên Xô và đông minh Mĩ – Anh trong việc tiêu diệt phát xít Nhật?

2. Nhật Bản đầu hàng

- Từ năm 1944. Mĩ - Anh triển khai tấn công quân Nhật ở Miến Điện, Phi-líp-pin, các đảo ở Thái Bình Dương.

- HS làm việc theo nhóm, cử đại diện trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý.

- Về vai trò của Liên Xô, Mĩ, Anh trong việc tiêu diệt phát xít Nhật (xét phạm vi thời gian 1944 – 1945): Liên Xô, Mĩ, Anh đều là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Nhật. Cuộc tấn công của Mĩ, Anh ở khu vực chiếm đóng của Nhật ở Đông Nam Á đã thu hẹp dần thế lực của phát xít Nhật. Việc quân Mĩ uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn của Nhật bằng không quân, đặc biệt việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đã có tác dụng lớn trong việc phá hủy lực lượng phát xít Nhật cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản là một tội ác, gieo rắc thảm họa chết chóc kinh hoàng cho nhân dân Nhật Bản.

Sau khi tiêu diệt phát xít Đức, Liên Xô đã thực hiện đúng cam kết của Hội nghị I-an-ta là tham gia chiến tranh chống Nhật. Cuộc tấn công của Liên Xô vào đạo quân Quan Đông - đạo quân chủ lực của Nhật, đã góp phần quyết định buộc phát xít Nhật phải đầu hàng ngày 15/8/1945, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.

- Mĩ tăng cường đánh phá các thành phố lớn của Nhật bằng không quân. Ngày 06/8/1945 và 09/8/1945, Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hi-rô-shi-ma và Na-ga-xa-ki giết hại hàng vạn người.

- Ngày 8/8, Liên Xô tuyên chiến với Nhật và tấn công đạo quân Quan Đông gồm 70 vạn quân chủ lực của Nhật ở Mãn Châu. - Ngày 15/8/1945, Nhật đồng hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Hoạt động 1: Cả lớp / cá nhân

- GV cho HS quan sát tranh Hi-rô-si-ma sau khi bị ném bom nguyên tử và bản so sánh hai cuộc chiến tranh thế giới.

- GV đưa ra câu hỏi: Nêu kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai? Từ đó, em hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh thế giới hiện nay?

-HS theo dõi SGK, trao đổi với nhau. GV gọi một số em phát biểu suy nghĩ của mình. Sau đó GV nhận xét, bổ sung chốt ý:

+ Về kết cục của chiến tranh (về cơ bản như SGK).

+ Bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay (GV mở rộng liên hệ thêm).

3. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai.

- Chủ nghĩa phát-xít Đức - I-ta- li-a - Nhật Bản sụp đổ hoàn toàn. Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường đấu tranh chống chủ nghĩa phát - xít. Trong đó, ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát - xít.

- Gây hậu quả và tổn thất nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại, làm cho 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại về vật chất 4.000 tỉ đô la.

- Ý nghĩa: CTTG II kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

4. Sơ kết bài học:

- Củng cố: GV củng cố kiến thức cho HS bằng cách yêu cầu các em tổng hợp kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi như sau:

+ Nguyên nhân và con đường dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai?

+ Qua diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai (từ tháng 9/1939 đến 8/1945) em hãy rút ra nhận xét về vai trò của Liên Xô và các đồng minh Mĩ, Anh trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Kết cục của CTTG II và rút ra bài học cho bản thân em về cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.

- Dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu có liên quan đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Bài 33

ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI(PHẦN TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945) (PHẦN TỪ NĂM 1917 ĐẾN NĂM 1945) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

- Nhận thức được một cách hệ thống, khái quát các sự kiện lịch sử thế giới 1917 - 1945 đã được học qua 4 chương: Chương I (Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô 1921 - 1941), Chương II (Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1928 - 1939), Chương III (Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918 - 1939), Chương IV (Chiến tranh thế giới thứ hai 1939 - 1945)

- Nắm được những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại.

- Nhận thức được mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kỳ 1917 - 1945.

2. Tư tưởng

- Khắc sâu cho HS nhận thức khách quan, khoa học về các sự kiện lịch sử đã học. - Giáo dục cho các em thái độ trân trọng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, biết đánh giá đúng về công cuộc xây dựng CNXH và vai trò của Liên Xô, biết đánh giá khách quan về CNTB, biết phòng ngừa và ngăn chặn nguy cơ chiến tranh thế giới...

3. Kỹ năng

- Hệ thống hóa các sự kiện lịch sử, thiết kế bảng biểu.

- Biết phân tích, đánh giá để lựa chọn những sự kiện quan trọng có tác động ảnh hưởng to lớn đến lịch sử thế giới.

Trong phần lịch sử thế giới hiện đại, các em đã được tìm hiểu những sự kiện hết sức phong phú và phức tạp qua 4 chương: Chương I; Chương II; Chương III; Chương IV. Tổng kết lại toàn bộ các kiến thức lịch sử thế giới đã học, lựa chọn và thống kê những sự kiện quan trọng có ảnh hưởng to lớn, đồng thời nhận thức đúng những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại là nhiệm vụ cơ bản của chúng ta qua bài học hôm nay. Trên cơ sở đó, các em cần biết đánh giá đúng về mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kì 1917 - 1945.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức HS cần nắm Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm

- Trước hết, GV dẫn: Trong gần 30 năm 1917 - 1945 nhiều sự kiện lịch sử đã diễn ra trên toàn thế giới. Trong số đó có những sự kiện tác động, ảnh hưởng to lớn đến lịch sử thế giới. Chúng ta cùng ôn tập các sự kiện lịch sử cơ bản theo bảng thống kê dưới đây.

- GV vẽ bảng thống kê theo mẫu như trong SGK lên bảng.

- Sau đó, GV chia lớp thành 3 nhóm, nhiệm vụ cụ thể của mỗi nhóm như sau: + Nhóm 1: Thống kê những sự kiện lịch sử cơ bản về nước Nga và công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô 1917 - 1945. + Nhóm 2: Thống kê những sự kiện lịch sử cơ bản về các nước TBCN trong giai đoạn 1917 - 1945.

+ Nhóm 3: Thống kê những sự kiện lịch sử cơ bản diễn ra ở các nước châu Âu trong giai đoạn 1917 - 1945.

Một phần của tài liệu phần 2 (Trang 84 - 89)