HS dựa vào phần vừa học, suy nghĩ trả lời.

Một phần của tài liệu phần 2 (Trang 39 - 44)

+ Khủng hoảng diễn ra hết sức trầm trọng, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế nước Mĩ.

+ Khủng hoảng kinh tế kéo theo những vấn đề xã hội nảy sinh hết sức phức tạp: mâu thuẫn xã hội gia tăng, nạn thất nghiệp, phong trào đấu tranh

- Hậu quả:

+ năm 1932, sản lượng công nghiệp còn 53,8% (so với 1929).

+ 11,5 vạn công ty thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản.

+ 10 vạn ngân hàng đóng cửa, 75% dân trại bị phá sản, hàng chục triệu người thất nghiệp.

Hoạt động 1: Cả lớp / cá nhân

- GV giới thiệu về Ru-dơ -ven: Nhà hoạt động chính trị, thuộc Đảng Dân chủ. Tổng thống Hoa kì thứ 32, tái nhiệm liên tục trong 4 nhiệm kì (1933 - 1945). GV có thể đi sâu giới thiệu về thân thế, sự nghiệp, tài năng, ý chí của Ph.Ru-dơ-ven…

- Ru-dơ-ven đã hiểu rõ căn nguyên của tình trạng "bệnh tật" của nền kinh tế Mĩ trong cơn khủng hoảng là chủ nghĩa tự do thái quá trong sản xuất và tình trạng "cung" vượt quá xa "cầu" của nền kinh tế. Chính vì thế mà từ cuối năm 1932, sau khi đắc cử Tổng thống, Ru-dơ-ven đã thực hiện chính sách mới.

- Chính sách mới của Ru-dơ-ven bao gồm một hệ thống các biện pháp, chính sách của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, tài chính, chính trị - xã hội. Trong đó sử dụng sức mạnh và biện pháp của nhà nước tư sản để điều tiết toàn bộ các khâu trong thể chế kinh tế, hạn chế bớt những hiệu ứng phụ trong sản xuất và phân phối, đồng thời chủ truơng kích cầu để tăng sức mua cho người dân.

Hoạt động 2: Cả lớp / cá nhân

- GV yêu cầu HS đọc SGK nội dung chính sách mới của Ru-dơ-ven.

- HS theo dõi SGK tóm tắt nội dung Chính sách mới.

- GV nhận xét, bổ sung:

+ Nhà nước can thiệp tích cực đời sống kinh tế. + Chính phủ Ru-dơ-ven đã thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp.

+ Thông qua các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp, trong các đạo luật đó - Đạo luật phục công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ, quy định về việc công nhân có quyền thương lượng với chủ về mức lương và mức độ làm việc.

- GV có thể mở rộng: Giới thiệu về đạo luật Ngân hàng và điều chỉnh nông nghiệp

- GV nêu câu hỏi: Qua nội dung của Chính sách mới, em hãy cho biết thực chất của tính chất này?

- GV dùng bức tranh đương thời mô tả chính sách mới: bức tranh Người khổng lồ để giúp HS khai thác kiến thức: Nhìn vào bức tranh, chúng ta nhận thấy người khổng lồ tượng trưng cho nhà nước hai tay nắm tất cả các ngành, các đầu mối, mạch máu kinh tế kéo lên, nhằm khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội.

- HS dựa vào kiến thức vừa học, suy nghĩ trả lời. - GV nhận xét, kết luận: Nhà nước có vai trò can thiệp tích cực vào nền kinh tế, vai trò của nhà nước với nền kinh tế được tăng cường. Nhà nước dùng sức mạnh, biện pháp để điều tiết kinh tế, giải quyết các vấn đề chính trị xã hội.

2. Chính sách mới của Tổng thống Ph.Ru-dơ-ven

- Cuối năm 1932, Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội, được gọi chung là chính sách mới.

- Nội dung:

+ Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế. + Giải quyết nạn thất nghiệp thông qua các đạo luật: Ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.

 Nhà nước dùng sức mạnh, biện pháp để điều tiết kinh tế, giải quyết các vấn đề chính trị xã hội, vai trò của nhà nước được tăng cường.

Hoạt động 3: Cả lớp

-GV yêu cầu HS theo dõi SGK, theo dõi biểu đồ thu nhập quốc dân của Mĩ 1929 - 1941 để thấy được kết quả của Chính sách mới.

- HS theo dõi SGK theo yêu cầu của GV và phát biểu.

- GV bổ sung, kết luận:

+ Cứu trợ người thất nghiệp tạo nhiều việc làm mới, trong thời Ru-dơ-ven làm Tổng thống đã cho 16 tỉ đô la cứu trợ người thất nghiệp, lập ra nhiều quỹ liên bang, giúp đỡ các doanh nghiệp bị phá sản.

+ Khôi phục sản xuất.

+ Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau 1933

- Kết quả:

+ Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn xã hội.

+ Khôi phục được sản xuất. + Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau 1933.

Hoạt động 4: Cá nhân

- GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được Chính phủ Ru-dơ-ven có thái độ như thế nào đối với: Liên Xô, Mĩ La-tinh, những xung đột quân sự ngoài nước Mĩ.

- HS theo dõi SGK và yêu cầu của GV.

+ Chính phủ Ru-dơ-ven đã thực hiện chính sách "láng giềng thân thiện" với Mĩ La-tinh.

+ Tháng 11/1933, chính thức công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô (sau 16 năm theo đuổi lập trường chống Liên Xô).

- Chính sách ngọai giao: + Thực hiện chính sách "Láng giềng thân thiện". + Tháng 11/1933, công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô.

+ Thực hiện đường lối trung lập với các xung đột quân sự ngoài châu Âu.

+ Đối với những xung đột ngoài châu Mĩ, chủ trương không can thiệp, giữ vai trò trung lập, trong khi chủ nghĩa phát xít ra đời và hoạt động ráo riết thì thái độ này góp phần khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động gây chiến tranh thế giới thứ hai.

4. Sơ kết bài học

- Củng cố

GV nêu câu hỏi kiểm tra HS để cúng cố bài học:

+Tình hình nước Mĩ trong những năm 1918 - 1939 như thế nào?

+ Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven đã đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng như thế nào?

- Dặn dò: HS học bài cũ, đọc trước bài mới.

- Bài tập:

1. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến nền kinh tế Mĩ? A. Kinh tế Mĩ chậm phát triển.

B. Kinh tế Mĩ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

C. Kinh tế Mĩ đạt mức tăng trưởng cao trong suốt chiến tranh. D. Kinh tế Mĩ bị khủng hoảng nghiêm trọng.

2. Sau Chiến tranh thê giới thứ nhất, vị thế kinh tế Mĩ trong thế giới tư bản chủ nghĩa?

A. Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất. B. Mĩ xếp thứ 2 thế giới.

C. Mĩ đứng thứ 3 thế giới. D. Mĩ đứng thứ 4 thế giới.

3. Kinh tế Mĩ bước vào thời kì phồn vinh trong thời gian nào? A. Trong thập niên đầu tiên của thế kỉ XX.

B. Trong thập niên 20 của thế kỉ XX. C. Trong thập niên 30 của thế kỉ XX. D. Trong thập niên 40 của thế kỉ XX. 4. Nối thời gian với sự kiện sao cho đúng:

Sự kiện Thời gian

1. Đảng Cộng sản Mĩ thành lập. a. Năm 1932 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế Mĩ bùng nổ b. Tháng 5/1921 3. Cuộc khủng hoảng kinh tế Mĩ đạt đến đỉnh cao c. Tháng 10/1929

Bài 29

NHẬT BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918 - 1939) (1918 - 1939)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC1. Kiến thức 1. Kiến thức

Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

- Nắm được những bước phát triển thăng trầm của nền kinh tế Nhật Bản trong 10 năm đầu sau chiến tranh và tác động của nó đối với tình hình chính trị xã hội.

- Hiểu rõ cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước của giới cầm quyền Nhật Bản, đưa đất nước Nhật Bản thành một lò lửa chiến tranh ở châu Á và thế giới.

2. Tư tưởng

- Giúp HS hiểu rõ bản chất phản động tàn bạo của phát xít Nhật và tội ác chiến tranh của chúng đối với nhân dân châu Á và thế giới.

- Giáo dục tinh thần chống chủ nghĩa phát xít.

3. Kỹ năng

- Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng tài liệu, tranh ảnh lịch sử.

- Tăng cường khả năng so sánh, liên hệ lịch sử dân tộc với lịch sử khu vực và thế giới.

II.THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC

- Lược đồ châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Tranh ảnh, tư liệu về Nhật Bản trong những năm 1918 - 1939. - Bảng, biểu đồ về tình hình kinh tế - xã hội Mĩ (trong SGK).

Một phần của tài liệu phần 2 (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w