HS suy nghĩ, thảo luận, phát biểu Nếu không còn thời gian có thể về nhà suy nghĩ.

Một phần của tài liệu phần 2 (Trang 32 - 35)

không còn thời gian có thể về nhà suy nghĩ.

- Sau khi học xong bài Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, GV sẽ tổng kết về khái niệm chủ nghĩa phát xít.

4. Sơ kết bài học

- Củng cố: GV củng cố bài học bằng cách nêu câu hỏi củng cố kiến thức cho HS:

+ Nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới?

+ Chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách chính trị, kinh tế, đối ngoại như thế nào trong những năm 1933 - 1939?

- Dặn dò:

Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK, sưu tầm tranh ảnh và tài liệu về chủ nghĩa phát xít Đức và nhân vật Hít-le.

Bài 28

NƯỚC MĨ GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI(1918 - 1939) (1918 - 1939)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC1. Kiến thức 1. Kiến thức

Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

- Nắm được sự vươn lên mạnh mẽ của nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đặc biệt là thời kì bùng phát của kinh tế Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX.

- Thấy rõ tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đối với nước Mĩ và Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven trong việc đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, bước vào một thời kì phát triển mới.

2. Tư tưởng

- Thấy rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản Mĩ, mặt trái của xã hội tư bản và những mâu thuẫn không thể dung hòa trong lòng nước Mĩ.

- Hiểu rõ quy luật đấu tranh giai cấp, đấu tranh chống áp bức.

3. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng phân tích tư liệu lich sử để hiểu bản chất của sự kiện lịch sử.

- Kỹ năng xử lí số liệu trong các bảng biểu thống kê để giải thích những vấn đề lịch sử.

III. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC

- Bản đồ nước Mĩ hoặc lược đồ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Một số tranh ảnh, tư liệu về nước Mĩ.

- Bảng biểu đồ về tình hình kinh tế xã hội Mĩ (trong SGK).

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

Trong những năm 1918 - 1939, nước Mĩ đã trải qua những bước thăng trầm đầy kịch tính: Từ sự phồn vinh của nền kinh tế trong thập niên 20 (ngay sau chiến tranh) đến khủng hoảng và suy thoái nặng nề chưa từng có trong lịch sử nước Mĩ trong những năm 1929 - 1933. Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven đã đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng và duy trì được sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Để hiểu được những bước thăng trầm của lích sử nước Mĩ 1918 - 1939, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Kiến thứcHS cần nắm HS cần nắm Hoạt động 1: Cả lớp

- GV dùng lược đồ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất giới thiệu vị trí trên bản đồ nằm ở vùng Bắc châu Mĩ được đại dương bao bọc, chiến tranh thế giới thứ nhất không lan tới nước trong chiến tranh. Mặc dù Mĩ tham chiến, nhưng trong giai đoạn đầu của chiến tranh Mĩ giữ thái độ trung lập, buôn bán vũ khí cho cả hai bên tham chiến, thu nhiều lợi nhuận. Trong khi đó các nước châu Âu bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ có nhiều lợi thế. Chiến tranh đã đém đến những cơ hội vàng cho nước Mĩ.

I. Nước Mĩ trong những năm 1918 - 1929

1. Tình hình kinh tế

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Mĩ có nhiều lợi thế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV đặt câu hỏi: Theo em, nước Mĩ có lợi thế gì sau chiến tranh?

Một phần của tài liệu phần 2 (Trang 32 - 35)