Nêu câu hỏi: Vì sao lại diễn ra phong trào mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến

Một phần của tài liệu phần 2 (Trang 26 - 27)

trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh (1929 - 1939)?

- HS xâu chuỗi các sự kiện đã học ở các phần trên và trả lời. GV củng cố và chốt ý: Trước thảm họa chủ nghĩa phát xít và cuộc chiến tranh thế giới mới mà bọn phát xít đang cố tình gây ra, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản (đại hôi VII), phong trào đấu tranh thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh đã lan rộng ở nhiều nước tư bản.

2. Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh

- Nguyên nhân: Trước thảm họa chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, phong trào đấu tranh thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh đã lan rộng ở nhiều nước tư bản như Pháp, I-ta- li-a, Tiệp Khắc, Hy Lạp, Tây Ban Nha…

- Sau đó, GV yêu cầu HS đọc SGK vầ diễn biến phong trào ở Pháp và Tây Ban Nha rồi yêu cầu các em rút ra kết luận về kết quả của phong trào.

- Kết quả: Phong trào giành được thắng lợi điển hình ở Pháp, những ở nhiều nơi đã thất bại như Tây Ban Nha.

4. Sơ kết bài học

- Củng cố: GV củng cố bài bằng việc kiểm tra hoạt động nhận thức của HS bằng câu hỏi khái quát:

+ Nêu các giai đoạn phát triển chính của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)?

+Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 lại dẫn tới nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới?

Bài 27

NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI( 1918 - 1939) ( 1918 - 1939)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC1. Kiến thức 1. Kiến thức

Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

- Nắm được những nét chính về các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, đặc biệt là quá trình lên cầm quyền và những chính sách kinh tế, chính trị, đối ngoại phản động của chủ nghĩa phát xít Hít-le.

- Khái niệm, bản chất của chủ nghĩa phát xít.

2. Tư tưởng

- Nhìn nhận khách quan, đúng đắn về bản chất của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phát xít.

- Thái độ căm ghét, sẵn sàng đấu tranh chống lại những tư tưởng phản động đi ngược với lợi ích nhân loại.

- Bồi dưỡng lòng yêu mến hòa bình và ý thức xây dựng một thế giới hòa bình, dân chủ thực sự.

3. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng khai thác, phân tích tranh ảnh, bảng biểu và rút ra kết luận.

- Trên cơ sở các sự kiện lịch sử, giúp HS phát huy khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa để nắm được bản chất vấn đề.

Một phần của tài liệu phần 2 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w