1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam – chi nhánh quảng trị

44 384 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 406 KB

Nội dung

NHÓM GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI- CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ...31 3.2.3... Đồng thời làm hạn chế khả năng mở rộng tín dụn

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện Chuyên đề này, chúng tôi

đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân Trước hết, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Lãnh đạo và Cán bộ Phòng Đào tạo Sau đại học cùng Quý Thầy giáo, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế đã truyền đạt kiến thức, giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong thời gian học tập, cũng như quá trình thực hiện nghiên cứu

Chúng tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo, người hướng dẫn - TS Phan Khoa Cương, đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho chúng tôi hoàn thành Chuyên đề

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo và CBNV Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh Quảng Trị đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp số liệu cho chúng tôi thực hiện nghiên cứu này

Tuy đã có rất nhiều cố gắng nhưng lần đầu làm nghiên cứu khoa học nên sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Kính mong Quý Thầy, Cô giáo và bạn

bè, đồng nghiệp tiếp tục giúp đỡ, đóng góp ý kiến để Chuyên đề này được hoàn thiện hơn

Một lần nữa, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!

Quảng Trị, tháng 03 năm 2016

NHÓM TÁC GIẢ

Trang 2

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN I MỤC LỤC II

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

5 KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ 3

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 4

1.1.1 TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 4

1.1.2 RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 4

1.1.3 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 4

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7

1.2.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC 7

1.2.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 8

CHƯƠNG 2: 9

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ 9

2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ 9

2.1.1 SƠ LƯỢC VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 9

2.1.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ 9

2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI – CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ 13 2.2.1 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ

Trang 3

2.2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH

SÁCH XÃ HỘI - CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ 16

2.2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ 24

CHƯƠNG 3 29

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI 29

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ 29

3.1 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 29

3.1.1 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM 29

3.1.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020 CỦA NHCSXH CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ 29

3.2 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ 30

3.2.1 NHÓM GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI- CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ 30

3.2.2 NHÓM GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI- CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ 31

3.2.3 NHÓM GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ 32

PHẦN 3 34

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34

1 KẾT LUẬN 34

2 KIẾN NGHỊ 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 38

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

BẢNG 2.1: TỶ TRỌNG DƯ NỢ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH QUA CÁC NĂM 2011 – 2015 11 BẢNG 2.2: TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI NHCSXH CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2011-2015 12 BẢNG 2.3: CƠ CẤU DƯ NỢ THEO THỜI HẠN VAY VỐN CỦA CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN 2013-2015 13 BẢNG 2.4 – CƠ CẤU DƯ NỢ THEO TÍNH CHẤT DƯ NỢ CỦA CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN 2013-2015 13 BẢNG 2.5: NỢ QUÁ HẠN CÁC CHƯƠNG TRÌNH TẠI CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN 2013-2015 14 BẢNG 2.6: NỢ QUÁ HẠN QUA CÁC NĂM PHÂN THEO ĐỊA BÀN TẠI CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN 2013-2015 15 BẢNG 2.7: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRẢ NỢ TẠI CHI NHÁNH 15 GIAI ĐOẠN 2013-2015 15 BẢNG 2.8: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN, NỢ KHOANH, NỢ XÓA TẠI CHI NHÁNH .16 GIAI ĐOẠN 2013-2015 16

Trang 5

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam được thành lập với mục đích thực hiện việc tiếp nhận các chương trình cho vay chính sách, nhằm tách tín dụng ưu đãi

ra khỏi tín dụng thương mại Sau hơn 14 năm thành lập (2002–2016), NHCSXH đã từng bước khẳng định được vai trò trong việc chuyển tải nguồn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, ổn định xã hội Đối tượng vay vốn của NHCSXH chủ yếu là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác (như: hộ cận nghèo, hộ ở vùng khó khăn…) Đây là những đối tượng ít có khả năng được tiếp cận dịch vụ tín dụng của các NHTM do khả năng xảy ra rủi ro trong cho vay rất cao, các NHTM còn hạn chế triển khai mạng lưới giao dịch tại các khu vực khó khăn (vùng sâu, vùng xa…)

Việc hộ nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn không có khả năng thanh toán khi đến hạn không chỉ làm hoạt động của NHCSXH suy yếu, ngân sách nhà nước bị thiệt hại mà còn là gánh nặng cho chính đối tượng vay vốn và cho xã hội

+ Về mặt kinh tế: Rủi ro tín dụng xảy ra làm giảm chất lượng tín dụng (nợ quá hạn cao dẫn đến hệ số vòng quay vốn chậm, hiệu quả sử dụng vốn thấp, nguy

cơ mất vốn cao) Đồng thời làm hạn chế khả năng mở rộng tín dụng và tăng trưởng tín dụng;

+ Về mặt xã hội: Rủi ro tín dụng xảy ra, thể hiện đời sống xã hội của người nghèo và các đối tượng chính sách khác còn thấp, không đảm bảo được cuộc sống dẫn đến phát sinh các tệ nạn xã hội

Vì vậy, đánh giá đúng thực trạng rủi ro, phân tích được những hạn chế, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng để từ đó đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của NHCSXH vừa góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo toàn được nguồn vốn của chính phủ, vừa giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần

Trang 6

thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm

an sinh xã hội

Xuất phát từ nhận định trên, chúng tôi chọn đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh Quảng Trị”

làm chuyên đề nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng để đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHCSXH Chi nhánh Quảng Trị

2.2 Mục tiêu cụ thể

Thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm đạt các mục tiêu cụ thể sau đây:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu;

- Phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại NHCSXH Chi nhánh Quảng Trị giai đoạn 2013-2015

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại NHCSXH Chi nhánh Quảng Trị

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Rủi ro tín dụng tại NHCSXH Chi nhánh Quảng Trị

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Tập trung nghiên cứu đánh giá về rủi ro tín dụng trong hoạt động tại NHCSXH Chi nhánh Quảng Trị giai đoạn 2013-2015

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:

+ Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: phỏng vấn đại diện thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH Chi nhánh Quảng Trị; Ban giám đốc, trưởng, phó các phòng thuộc NHCSXH tỉnh, huyện; lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội các cấp, các Ban quản lý tổ TK&VV và một số khách hàng;

Trang 7

+ Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu.

Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua nghiên cứu văn bản nghiệp vụ và các báo cáo kết quả hoạt động của đơn vị; từ nguồn dữ liệu thứ cấp do của NHCSXH Chi nhánh Quảng Trị cung cấp

5 Kết cấu chuyên đề

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung nghiên cứu của đề tài được kết cấu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam-Chi nhánh Quảng trị

Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam-Chi nhánh Quảng Trị

Trang 8

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội 1.1.1 Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội

Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội 1

1.1.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội

Rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHCSXH là khoản nợ của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác nhưng không có khả năng trả nợ do nhiều nguyên nhân khác nhau kể cả khách quan và chủ quan [2]

1.1.3 Quản trị rủi ro tín dụng

1.1.3.1 Khái niệm về Quản trị rủi ro tín dụng

Với mục tiêu hoạt động riêng biệt - “Hoạt động của Ngân hàng Chính sách

xã hội không vì mục đích lợi nhuận, được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán;

tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%; không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi; được miễn thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước [3]” Do đó mục tiêu của “Quản trị rủi ro tín dụng” tại NHCSXH là để giữ mức độ rủi ro tín dụng hoặc tổn thất tín dụng

ở mức thấp nhất, nâng cao hiệu quả của tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách, từ đó góp phần cho mục tiêu chung của Đảng, chính phủ đề ra về: Phát triển kinh tế vùng miền, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, giải quyết việc làm, ổn định xã hội và chung tay “xây dựng nông thôn mới”

Vì vậy, Quản trị rủi ro tín dụng của NHCSXH được hiểu là quá trình hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín

1 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 10/4/2002 của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam

Trang 9

dụng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác với mức rủi ro thấp nhất có thể.

1.1.3.2 Sự cần thiết của Quản trị rủi ro tín dụng

(1) Rủi ro tín dụng là nguyên nhân chủ yếu làm tổn thất về vốn của Ngân hàng, vì vậy cần quan tâm đến “Quản trị rủi ro tín dụng” để có những giải pháp cụ thể nhằm ngăn ngừa và hạn chế tối đa rủi ro tín dụng xảy ra;

(2) Quản trị rủi ro tín dụng được xem là thước đo năng lực hoạt động của NHCSXH trong việc ngăn ngừa và hạn chế tối đa những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra

(3) Quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng sàn lọc được những khách hàng có ý thức chấp hành quy định tốt, ham học hỏi kinh nghiệm và chủ động ứng dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất, kinh doanh… nhằm giúp cho việc tài trợ vốn của ngân hàng thực sự mang lại hiệu quả, từ đó giảm thiểu được rủi ro tín dụng

1.1.3.3 Quản trị rủi ro tín dụng ở ngân hàng chính sách xã hội

* Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình và mức độ rủi ro tín dụng ở ngân hàng chính sách xã hội:

+ Đối với ngân hàng thương mại

Các chỉ tiêu phản ánh tình hình và mức độ rủi ro tín dụng được đo lường là:

Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và hệ số rủi ro tín dụng

+ Đối với ngân hàng chính sách xã hội

Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tình hình và mức độ rủi ro tín dụng tại NHCSXH hiện nay gồm:

+ Tỷ lệ nợ quá hạn: là toàn thể nợ đã chuyển sang tài khoản nợ quá hạn trên tổng dư nợ cùng thời điểm

+ Tỷ lệ số món vay trên 3 tháng không hoạt động

+ Tỷ lệ nợ bị chiếm dụng, vay ké (phát hiện qua điều tra, kiểm tra; qua phản ánh,…được hoạch toán tài khoản ngoại bảng - phải thu từ bên chiếm dụng): là tỷ lệ

số nợ bị chiếm dụng, vay ké trên tổng dư nợ tại thời điểm xem xét Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ khả năng rủi ro mất vốn của ngân hàng càng cao

Trang 10

+ Tỷ lệ lãi đọng: là tỷ lệ của số lãi chưa thu trên tổ số lãi phải thu đến thời điểm xem xét

+ Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu đánh giá tình hình trả nợ của khách hàng như:

(i) Tỷ lệ nợ đến hạn kỳ cuối được gia hạn trên tổng số dư nợ đến kỳ hạn trả

nợ cuối cùng tính trong cùng một thời điểm

(ii) Tỷ lệ nợ đến hạn trả kỳ con được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ trên tổng số nợ đến hạn trả kỳ con tính trong cùng một thời điểm

* Kiểm soát rủi ro tín dụng ở NHCSXH:

Các phương thức kiểm soát rủi ro thường được sử dụng tại NHCSXH, gồm:

1.1.3.4 Biện pháp quản trị rủi ro tín dụng ở ngân hàng chính sách xã hội

a Xây dựng mô hình quản trị RRTD ở NHCSXH

b Xây dựng và thực hiện chính sách quản trị RRTD ở NHCSXH

- Về xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan: Căn cứ quyết định số 50/2010/QĐ- TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 161/2010/TT-BTC ngày 20/10/2010 của Bộ Tài chính, Hội đồng quản trị NHCSXH

đã ra Quyết định số 15/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2011 về việc hướng dẫn công tác xử

lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan trong hệ thống NHCSXH;

- Thực hiện Nghị định số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường giải quyết nợ xấu và văn bản hướng dẫn số 980/BTC-TCNH ngày 17/1/2013 của Bộ Tài chính và

sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, NHCSXH đã xây dựng đề án về xử lý nợ xấu của NHCSXH

Trang 11

- Ngoài ra nhằm từng bước hiện đại hóa công nghệ, trong những năm vừa qua NHCSXH đã tập trung xây dựng kịch bản, mẫu biểu để áp dụng công nghệ trong việc quản lý và xử lý nợ.

(iv) Chuyển nợ quá hạn:

(v) Xử lý nợ bị rủi ro theo quy định: áp dụng đối với các trường hợp bị rủi ro

do nguyên nhân khách quan như: chết, mất tích, thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, do thay đổi cơ chế chính sách

+ Xử lý đối với các trường hợp nợ trong hạn có dấu hiệu rủi ro: như các món vay trên 03 tháng không hoạt động, các món vay có dấu hiệu sử dụng sai mục đích, vay ké, chiếm dụng bằng phương pháp tăng cường kiểm tra thực tế, kịp thời vận động đối với các trường có lý do hợp lý chưa thực hiện cam kết trả nợ trả lãi, đồng thời nếu xác định nguyên nhân sử dụng sai mục đích, vay ké thì chuyển nợ quá hạn và xử lý như phương pháp xử lý nợ quá hạn

1.2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Việc hình thành các tổ chức tín dụng chuyên cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách đã được một số nước trên thế giới triển khai hình thành từ khá lâu như: Ngân hàng Grameen, Bangladesh (1976), Tổ chức tài chính dân sinh quốc gia Nhật Bản (NLFC)… Các nước trên đã để lại nhiều kinh nghiệm trong việc phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng chính sách đối với hộ nghèo và XĐGN có thể làm tài liệu tham khảo tốt cho NHCSXH Việt Nam

Trang 12

1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu về rủi ro tín dụng đối với NHTM thì rất nhiều, tuy nhiên nghiên cứu về rủi ro tín dụng của NHCSXH còn rất ít Hầu hết nghiên cứu về rủi ro tín dụng của NHCSXH chưa đi sâu phân tích về những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng của NHCSXH, nghiên cứu thường áp dụng và đánh giá như đối với ngân hàng thương mại nên chưa làm bật lên điểm khác biệt trong hoạt động của NHCSXH

Để thực hiện đề tài, nhóm tác giả có kế thừa những ý tưởng về cơ sở lý luận

và một số nội dung liên quan để phục vụ cho quá trình khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp của đề tài

Trang 13

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

XÃ HỘI VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ

2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ

2.1.1 Sơ lược về mô hình tổ chức hoạt động

a Bộ máy quản trị NHCSXH Chi nhánh Quảng Trị gồm:

+ Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH Chi nhánh Quảng Trị gồm có

11 thành viên do 01 đồng chí phó chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban, các thành viên còn lại đều là trưởng, phó đầu ngành của các cơ quan, ban ngành trên địa bàn

+ Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH cấp huyện (có 8 huyện) có tổng cộng 214 thành viên do 01 đồng chí phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, các thành viên còn lại đều là trưởng, phó đầu ngành của các cơ quan, ban ngành trên địa bàn và chủ tịch UBND các xã, thị trấn

b Bộ máy điều hành chi nhánh: gồm có Ban Giám đốc, các phòng chuyên

môn nghiệp vụ, các phòng giao dịch NHCSXH huyện, thị xã

2.1.2 Kết quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh Quảng Trị

a Nguồn vốn:

Sau 05 năm (2011-2015) tổng nguồn vốn NHCSXH Chi nhánh Quảng Trị quản lý đã tăng 877,62 tỷ đồng Nguồn vốn đến 31/12/2015 đạt 1600,16 tỷ đồng, tăng 221,46% so với nguồn vốn đầu năm 2011, tương ứng mức tăng trưởng là 121,46%

- Mức tăng trưởng nguồn vốn bình quân hàng năm đạt 17,24% Trong đó mức tăng trưởng hàng năm so với năm trước liền kề lần lượt như sau: 2011: 27,7%; 2012: 27,31%; 2013: 16,36%; 2014:9,72% và 2015 là 7,32%

- Về cơ cấu nguồn vốn: đến 31/12/2015 tổng nguồn vốn đạt 1.600,16 tỷ đồng, gồm: Nguồn vốn Trung ương là 1.528,77 tỷ đồng, chiếm 95,54%/Tổng nguồn vốn; Nguồn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất: 44 tỷ đồng,

Trang 14

chiếm 2,75%/Tổng nguồn vốn; Nguồn vốn ngân sách địa phương: 27,39 tỷ đồng, chiếm 1,71%/Tổng nguồn vốn;

Cơ cấu nguồn vốn qua các năm có sự thay đổi tương đối về tỷ trọng nguồn vốn trung ương cấp về có xu hướng giảm, trong khi tỷ trọng vốn huy động tại địa phương được trung ương cấp bù lãi suất ngày càng tăng

Nguồn: NHCSXH Chi nhánh Quảng Trị

Hình 2.1: Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh đến 31/12/2015

Trang 15

Bảng 2.1: Tỷ trọng dư nợ các chương trình tín dụng của Chi nhánh qua các năm 2011 – 2015

Số tiền

(Trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền(Trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền(Trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền(Trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền(Trđ) Tỷ trọng (%)

1 Cho vay hộ nghèo 426.569 43,90 456.683 38,96 457.017 33,61 475.740 31,99 466.683 29,32

Mức tăng trưởng dư nợ

Nguồn: NHCSXH Chi nhánh Quảng Trị

Trang 16

Bảng 2.2: Tình hình cho vay tại NHCSXH Chi nhánh Quảng Trị giai đoạn 2011-2015

2011 2012 2013 2014 2015

+ Dư nợ ủy thác qua các tổ chức Chính trị xã hội Triệu đồng 951.427 1.122.206 1.329.676 1.456.985 1.569.776

(Nguồn: NHCSXH Chi nhánh Quảng Trị)

Trang 17

2.2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI – CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ

2.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh Quảng Trị

a Cơ cấu nợ vay:

Dư nợ phân theo thời gian vay có sự chênh lệch đáng kể giữa các loại, trong đó đa

số các khoản vay tại NHCSXH Chi nhánh Quảng Trị là vay trung và dài hạn (trên 99%), loại vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất thấp qua các năm

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay vốn của Chi nhánh giai đoạn 2013-2015

Số liệu minh họa trong bảng 2.3 cho thấy tổng dư nợ của Chi nhánh tăng qua các năm

Bảng 2.4 – Cơ cấu dư nợ theo tính chất dư nợ của Chi nhánh giai đoạn 2013-2015 Phân loại dư nợ

theo thời tính chất Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Trang 18

b Tình hình nợ quá hạn và nợ có dấu hiệu rủi ro:

Nợ quá hạn năm 2013 và 2014 của Chi nhánh được giữ ở mức tỷ lệ 0,81%/tổng dư nợ; năm 2015 nợ quá hạn chỉ còn chiếm 0,59%/tổng dư nợ Tỷ lệ nợ quá tại các đơn vị cấp huyện đều có xu hướng giảm dần qua các năm (chỉ trừ đơn vị huyện Đakrông)

Hiện nay, NHCSXH chỉ tập trung chủ yếu đánh giá chất lượng tín dụng thông qua chỉ tiêu nợ quá hạn (nợ đến hạn kỳ cuối cùng không được gia hạn nợ nhưng chưa trả cho ngân hàng) Còn những trường hợp nợ đến hạn kỳ con, nợ gia hạn … chưa được quan tâm nhiều Trong khi việc chấp hành trả nợ theo phân kỳ sẽ là tiền đề để thực hiện nghiêm túc việc tất toán nợ khi đến hạn cuối cùng Đồng thời theo dõi khách hàng chấp hành việc trả

nợ kỳ con, nợ đến hạn cuối cùng sẽ giúp cho ngân hàng rà soát và nắm bắt kịp thời tình hình, hiệu quả sử dụng vốn và ý thức chấp hành cam kết của khách hàng, từ đó dự báo được khả năng rủi ro phát sinh, phối hợp cùng các tổ chức Chính trị xã hội nhận ủy thác

và Ban quản lý tổ TK&VV để đưa ra các biện pháp, giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phát sinh rủi ro

Bảng 2.5: Nợ quá hạn các chương trình tại Chi nhánh giai đoạn 2013-2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn 2252.9 4284.55 3117.9

Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 42.43 152.61 142.61

Hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 43.57 55.28 132.69

(Nguồn: Ngân hàng Chính sách xã hội)

Trang 19

Bảng 2.6: Nợ quá hạn qua các năm phân theo địa bàn tại Chi nhánh giai đoạn 2013-2015

Đơn vị tính: Triệu đồng

Dư nợ NQH tỷ lệ % Dư nợ NQH tỷ lệ % Dư nợ NQH tỷ lệ %

Trang 20

Theo số liệu báo cáo thống kê của NHCSXH Chi nhánh Quảng Trị thì tỷ lệ nợ đến hạn kỳ cuối được thực hiện gia hạn nợ chiếm tỷ lệ lần lượt là: 2013 – 54,57%; 2014 – 51,22%; 2015 – 37,26%/số nợ đến hạn kỳ cuối Tỷ lệ nợ đến hạn kỳ con phải tự động thực hiện điều chỉnh kỳ hạn nợ lần lượt: năm 2013 là 92,56%/tổng số nợ đến hạn phân kỳ; năm 2014 là 91,23%; năm 2015 là 86,30% Như vậy, về tổng thể tỷ lệ nợ được gia hạn kỳ cuối cùng và nợ tự điều chỉnh các kỳ con đều có xu hướng giảm dần qua từng năm.

So sánh cùng thời điểm 31/12/2015, tỷ lệ nợ đến hạn kỳ cuối được gia hạn nợ/tổng

dư nợ của NHCSXH Quảng Trị cao hơn sơ với tại NHCSXH Huế (28,3%) và Quảng Bình (34,27%) tuy nhiên, tỷ lệ nợ đến hạn trả nợ kỳ con được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ/nợ đến hạn kỳ con thấp hơn so với NHCSXH Huế (90,05%) và Quảng Bình (93%) Tỷ lệ lãi tồn đọng tại NHCSXH Quảng Trị cũng thấp hơn sơ với NHCSXH Huế (10,12%) và Quảng Bình (8,65%)

Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình trả nợ tại Chi nhánh

giai đoạn 2013-2015

Chỉ tiêu Ký hiệu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Nợ đến hạn kỳ cuối được gia hạn (tỷ đồng) 2 102.625 125.897 104.688

Tỷ lệ dư nợ đến hạn kỳ cuối được gia hạn trên

Trang 21

chương trình cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn do chương trình này trong thời gian nhận tiền vay chưa phải trả lãi nhưng lãi vẫn được tính từ ngày nhận món vay đầu tiên, khi ra trường phần lãi tồn đọng (từ khi nhận tiền vay đến khi ra trường) được phân bổ định kỳ hàng tháng cho đến khi hết thời hạn trả nợ

Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ xóa tại Chi nhánh

giai đoạn 2013-2015 NHCSXH Quảng Trị Bình quân của hệ thống Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

(Nguồn: NHCSXH Quảng Trị và NHCSXH Việt Nam)

Qua bảng 2.8, ta nhận thấy nợ quá hạn, nợ xóa và nợ khoanh của NHCSXH Chi nhánh Quảng Trị luôn thấp hơn so với mức bình quân toàn hệ thống, điều này cơ bản thể hiện được chất lượng hoạt động của Chi nhánh là tương đối tốt, vì thông thường những đơn vị có nợ khoanh và nợ xóa cao thì khả năng nợ quá hạn sẽ rất thấp (do có sự chuyển dịch cơ cấu nợ từ trạng thái nợ quá hạn (hoặc các khoản nợ trong hạn có khả năng quá hạn) sang trạng thái nợ khoanh hoặc được xóa nợ

2.2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh Quảng Trị

a Việc thực hiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh

* Nhận diện rủi ro tín dụng:

Việc nhận diện RRTD tại NHCSXH Chi nhánh Quảng Trị đã được chú trọng thực hiện nhằm đưa ra những cảnh báo sớm, nhận diện được rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp hạn chế phát sinh, giảm thiểu ảnh hưởng của rủi ro tín dụng Hiện nay NHCSXH đã có hệ thống phần mềm hỗ trợ công tác kiểm tra, rà soát các trường hợp có dấu hiệu, có khả năng cao xảy ra rủi ro tín dụng

Trang 22

Tuy nhiên, mặc dù đã có hệ thống dấu hiện nhận diện và phần mềm hỗ trợ công tác kiểm tra, rà soát các trường hợp có dấu hiệu, có khả năng cao xảy ra RRTD nhưng số lượng cán bộ ngân hàng theo dõi địa bàn ít, trong khi địa bàn rộng, các cán bộ làm công tác ủy thác, ủy nhiệm năng lực, sự nỗ lực và kỷ năng kiểm tra còn hạn chế nên việc xác định và đánh giá tình hình thực tế chưa chính xác Số lượng khách hàng lớn, số lượng hồ

sơ lớn nên khâu kiểm duyệt rất khó khăn

* Đo lường rủi ro tín dụng

Việc đo lường RRTD được thực hiện tại NHCSXH Chi nhánh Quảng Trị chủ yếu

là đo lường bằng các chỉ tiêu phản ánh tình hình và mức độ RRTD như: tỷ lệ nợ quá hạn,

tỷ lệ tồn đọng lãi phải thu, tỷ lệ món vay trên 3 tháng không hoạt động…

* Kiểm soát RRTD

Việc kiểm soát RRTD tại NHCSXH Chi nhánh Quảng Trị luôn được quan tâm thực hiện, bằng nhiều biện pháp như:

+ Né tránh rủi ro: biện pháp này chủ yếu được áp dụng đối với những trường hợp

hộ vay chưa có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, dịch vụ nhưng đề xuất mức vay vốn lớn để đầu tư vào ngành nghề, con giống, cây trồng mới tại địa phương

+ Ngăn ngừa rủi ro: thực hiện công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay nhằm đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, tăng cường tuyên truyền về cách kiểm soát số dư trên biên lai thu định kỳ hàng tháng nhằm hạn chế phát sinh nợ bị chiếm dụng, đồng thời tăng cường tính tuân thủ trong thực hiện hợp đồng vay vốn…

+ Giảm thiểu tổn thất: như phân kỳ trả nợ (gốc, lãi), thực hiện trích lập rủi ro theo quy định, vận động khách hàng tích cực thực hiện gửi tiền tiết kiệm thông qua các tổ TK&VV…

+ NHCSXH tỉnh không thực hiện biện pháp chuyển giao rủi ro

+ Đa dạng hóa sản phẩm: cho vay nhiều lĩnh vực, vận động hộ vay đa dạng mục đích sử dụng vốn, đa dạng về thời gian và địa điểm cho vay

* Tài trợ rủi ro tín dụng: Nguồn tài trợ chủ yếu của NHCSXH Chi nhánh Quảng

Ngày đăng: 13/09/2016, 12:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Kim Anh, Ngô Văn Thứ, Lê Thanh Tâm, Nguyễn Thị Tuyết Mai (2011), “Tài chính vi mô với giảm nghèo tại Việt Nam – Kiểm định và so sánh ”, Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính vi mô với giảm nghèo tại Việt Nam – Kiểm định và so sánh
Tác giả: Nguyễn Kim Anh, Ngô Văn Thứ, Lê Thanh Tâm, Nguyễn Thị Tuyết Mai
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2011
2. Hồ Ghi, Lê Thành Ái, Phan Văn Pháp, Phan Chí Tâm (2014), “ Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện nghèo Đakrông, tỉnh Quảng Trị”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Quảng Trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH huyện nghèo Đakrông, tỉnh Quảng Trị
Tác giả: Hồ Ghi, Lê Thành Ái, Phan Văn Pháp, Phan Chí Tâm
Năm: 2014
3. Hà Thị Hạnh (2003), “Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của NHCSXH”, Luân án tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của NHCSXH
Tác giả: Hà Thị Hạnh
Năm: 2003
4. Nguyễn Thị Liễu (2006), “Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Liễu
Năm: 2006
5. Ngân hàng chính sách xã hội (2006), Tài liệu “Hỏi đáp về hoạt động tín dụng NHCSXH” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi đáp về hoạt động tín dụng NHCSXH
Tác giả: Ngân hàng chính sách xã hội
Năm: 2006
6. Huỳnh Ngọc Thành (2000), “Một số phương hướng và giải pháp đổi mới hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo Đà Nẵng” Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số phương hướng và giải pháp đổi mới hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo Đà Nẵng
Tác giả: Huỳnh Ngọc Thành
Năm: 2000
1. Báo cáo tổng kết công tác xử lý nợ rủi ro năm 2011, 2012, 2013 NHCSXH của NHCSXH Việt Nam Khác
2. Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác Khác
3. Quyết định 2312/QĐ-NHCS của NHCSXH, ngày 27/6/2013 về việc ban hành quy định về hoạt động thông tin tín dụng của NHCSXH Khác
4. Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/10/2002 về thành lập NHCSXH Khác
5. Quyết định 16/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/01/2003 về phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của NHCSXH Khác
6. Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/7/2010 về việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại NHCSXH Khác
7. Tài liệu hội nghị Tổng kết 10 năm hoạt động của NHCSXH Việt Nam 2003- 2013 và của NHCSXH tỉnh Quảng Trị (2013).* Các nghiên cứu và bài báo khoa học Khác
7. Trung tâm đào tạo NHCSXH, các tài liệu giảng dạy nghiệp vụ cho cán bộ NHCSXH; tài liệu tập huận cán bộ tổ chức Chính trị - xã hội nhận ủy thác, Ban quản lý tổ TK&VV, 2012 & 2013 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w