1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN mới tại xã HƯNG đạo – HUYỆN HƯNG NGUYÊN – TỈNH NGHỆ AN

94 651 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

Chương trình xây dựng nông thôn mới tạo bước đột phá trong phát triển nôngnghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống cho người dân, góp phần thực hiện thắng lợiNghị quyết TW 7 khóa X về nông n

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

-@&? -CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ HƯNG ĐẠO – HUYỆN HƯNG NGUYÊN – TỈNH NGHỆ AN

NGUYỄN THỊ LỘC PHƯỚC

Khóa học: 2011-2015

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

-@&? -CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ HƯNG ĐẠO – HUYỆN HƯNG NGUYÊN – TỈNH NGHỆ AN

Sinh viên thực hiện:

Trang 3

Lời Cảm Ơn

Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp đại học, ngoài sự

cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các cá nhân trong và ngoài trường.

Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành bài chuyên đề này.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo – Thạc sỹ Mai Văn Xuân, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề.

Tôi xin cảm ơn Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hưng Nguyên,

sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ Ủy ban Nhân dân xã Hưng Đạo và các cán bộ và bà con trong xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bài chuyên đề này Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình.

Xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày tháng năm 2015

Tác giả chuyên đề

Nguyễn Thị Lộc Phước

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2.Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI 5

1.1 Cơ sở lý luận về nông thôn và chương trình nông thôn mới 5

1.1.1 Khái niệm và vai trò của nông thôn 5

1.1.2 Khái niệm về mô hình nông thôn mới 6

1.1.3 Vai trò của mô hình nông thôn mới 7

1.1.4 Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta 7

1.1.5.Nội dung xây dựng nông thôn mới 10

1.1.6.Tiêu chí xây dựng nông thôn mới 13

1.2 Cơ sở thực tiễn của chương trình nông thôn mới 17

1.2.1 Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng mô hình nông thôn mới trên thế giới 17

1.2.2 Tình hình thực hiện nông thôn mới ở Việt Nam 24

1.2.3 Tình hình thực hiện nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An 26

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ HƯNG ĐẠO, HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN.34 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 34

2.1.1.Điều kiện tự nhiên 34

2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 35

2.1.3 Hiện trạng kinh tế - xã hội 36

2.2 Đánh giá các tiêu chí nông thôn mới tại xã Hưng Đạo huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An trước khi thực hiện nông thôn mới 38

Trang 5

2.3 Đánh giá tình hình thực hiện chủ trương xây dựng chương trình nông thôn mới tại

xã Hưng Đạo 52

2.3.1 Kết quả thực hiện theo tiêu chí 52

2.3.2 Nhận thức của người dân về chương trình NTM 64

2.3.3 Đánh giá chung về tình hình thực hiện nông thôn mới tại xã Hưng Đạo 66

2.4 Kế hoạch thực hiện xây dựng NTM năm 2015 68

2.4.1 Duy trì các tiêu chí đã đạt được 68

2.4.2 Xây dựng đạt tiêu chí mới 69

2.4.3 Các tiêu chí chưa đạt: 69

2.4.4 Các chỉ tiêu, kế hoạch 69

2.5 Phân tích cơ hội và khó khăn trong công tác xây dựng nông thôn mới 71

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 73

3.1 Định hướng nâng cao hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã 73

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả của chương trình xây dựng nông thôn mới 73

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77

3.1 Kết luận 77

3.2 Kiến nghị 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trang 6

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

NTM: Nông thôn mới

VH-TT-DL: Văn hóa - Thông tin - Du lịch

SX-KD: Sản xuất – Kinh doanh

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Bộ tiêu chí quốc gia về NTM 14

Bảng 2: Dân số được phân bố trong 14 xóm dân cư đến cuối 2010 37

Báng 3 Bảng chi tiết sử dụng đất đến cuối năm 2010 39

Bảng 4: Kết cấu 17 tuyến đường trục xã 40

Bảng 5: Kết cấu 9,5km đường trục chính nội đồng 41

Bảng 6 Bảng đánh giá tổng hợp theo tiêu chí nông thôn mới đến cuối 2010 49

Bảng 7 Bảng tổng hợp biến động quy hoạch sử dụng đất 53

Bảng 8 Bảng tổng hợp kinh phí đầu tư xây dựng và khối lượng đào đắp thủy lợi năm 2014 55

Trang 8

Để đạt được mục tiêu chung đã đề ra, cần có những mục tiêu cụ thể sau:

- Đánh giá tình hình thực hiện chương trình Nông thôn mới tại xã Hưng Đạo theo

Chúng ta cần nắm bắt rõ cơ sở lý luận của đề tài, giúp hiểu sâu hơn về đốitượng cần nghiên cứu Vì vậy, tôi đưa ra một số khái niệm cơ bản và cơ sở lý luận về

mô hình Nông thôn mới như sau:

- Khái niệm Nông thôn

- Khái niệm Mô hình nông thôn mới: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể nhữngđặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứngyêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nộng thôn được xâydựng so với mô hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt”

- Vai trò của mô hình nông thôn mới

- Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta

- Nọi dung, tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Trang 9

Để nắm rõ được những thuận lợi và khó khăn của chương trình nông thôn mới, tôitìm hiểu các đặc điểm địa bàn nghiên cứu có liên quan: đó là các đặc điểm về điều kiện

tự nhiên, kinh tế, xã hội

Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã chọn các phương pháp nghiên cứu để hoànthành bài chuyên đề của mình: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phương pháp điềutra và thu thập số liệu, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và xử lý tài liệu,phương pháp chuyên gia chuyên khảo và phương pháp phỏng vấn điều tra hộ nôngdân

Như chúng ta đã biết, lý luận luôn gắn liền với thực tiễn, là cơ sở để nghiên cứuvấn đề một cách rõ rang, sâu sắc hơn Tôi đã đưa ra cơ sở thực tiễn như sau:

- Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng mô hình nông thôn mới trên thếgiới

- Tình hình thực hiện nông thôn mới ở Việt Nam

- Tình hình thực hiện nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An

- Tình hình thực hiện nông thôn mới trên toàn huyện Hưng Nguyên

Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn trên, tôi đã tiến hành nghiêncứu thực trạng tình hình thực hiện chương trình nông thôn mới trên địa bàn xã HưngĐạo Từ đó đánh giá các tiêu chí để so sánh tình hình trước và sau khi thực hiệnchương trình nông thôn mới, kế hoạch thực hiện xây dựng NTM trong những năm tiếptheo Trên cơ sở đó đề xuất một số định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quảchương trình xây dựng nông thôn mới tại xã

Trang 10

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Năm 1975, Việt Nam thống nhất đất nước, đây là một thành công lớn trong lĩnhvực chính trị nhưng xét về mặt kinh tế còn nghèo và chậm phát triển Tình hình sảnxuất chậm phát triển cộng với những sai lầm trong lưu thông phân phối, thị trường tàichính – tiền tệ không ổn định nên lạm phát diễn ra nghiêm trọng Đời sống người dângặp rất nhiều khó khăn Đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nôngnghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn Nông nghiệpphát triển ổn định và có xu hướng tái sản xuất theo chiều sâu, đời sống vật chất, tinhthần của người nông dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn thay đổi theo chiều hướnglành mạnh hóa các quan hệ kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào sự ổn định củađất nước, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững Tuy nhiên nhiều thành tựu đạt đượcchưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của xã Nông nghiệp phát triển còn kém bềnvững, sức cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhânlực còn hạn chế.Mặt khác, nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu

hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cấp nước…còn yếu kém, môitrường ngày càng ô nhiễm Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân còn thấp,

tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn đã phátsinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc Do vậy xây dựng xã nông thôn mới là một vấn đềcần thiết

Chương trình xây dựng nông thôn mới đã và đang là mối quan tâm lớn không chỉriêng của những người nông dân, mà còn có sự quan tâm của tất cả người dân ViệtNam Chương trình xây dựng nông thôn mới tạo bước đột phá trong phát triển nôngnghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống cho người dân, góp phần thực hiện thắng lợiNghị quyết TW 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết đạihội Đảng các cấp Cùng với quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về phát triểnnông thôn, xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên là một trong những địa phương đượctỉnh Nghệ An chọn làm xã điểm của tỉnh trong việc triển khai thực hiện Chương trình

Trang 11

mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới .Để thực hiện mục tiêu này xã Hưng Đạo

đã tiến hành xây dựng hạ tầng nông thôn, có cơ cấu kinh tế hợp lý, từng bước mở rộngngành nghề kinh doanh, hỗ trợ đắc lực cho phát triển kinh tế hộ gia đình Nhờ vậy sauhơn 3 năm thực hiện, nền kinh tế - xã hội của xã Hưng Đạo ngày càng phát triển, đờisống người dân ngày càng được nâng cao Tuy nhiên để tiếp tục tạo ra các tiền đề mớicho xã Hưng Đạo trở thành một xã nông thôn mới vào năm 2015, cần thiết phải cónhững đánh giá xác thực về các kết quả đã đạt được và những vấn đề đang còn hạn chếtrong việc thực hiện phương án Quy hoạch nông thôn mới của xã Xuất phát từ nhữngvấn đề đó, cùng sự giúp đỡ và hướng dẫn của thầy giáo Mai Văn Xuân, tôi đã tiếnhành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá tình hình thực hiện chương trình nông thôn mới tại

xã Hưng Đạo – huyện Hưng Nguyên – tỉnh Nghệ An ” làm đề tài tốt nghiệp của mình

1.2.Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1.Mục tiêu chung

Nghiên cứu tình hình thực hiện chương trình nông thôn mới tại xã Hưng Đạohuyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An Từ đó, đánh giá những khó khăn và thuận lợitrong quá trình thực hiện nông thôn mới Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp vàkiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả góp phần xây dựng thành công chương trình nôngthôn mới tại địa phương

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Đánh giá tình hình thực hiện nông thôn mới tại xã Hưng Đạo theo 19 chỉ tiêu.

Nghiên cứu những tác động tích cực và tiêu cực của việc thực hiện chương

trình đến kinh tế - văn hóa - xã hội- môi trường của địa phương

Đề xuất các giải pháp để phát huy mặt tích cực của chương trình nông thôn

mới tại xã Hưng Đạo trong thời gian tới

1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về xây dựng mô hình nôngthôn mới

1.3.2.Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Trang 12

Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu thực trạng: từ năm 2011 - 2014

Thời gian thực hiện đề tài: từ 1/2014 – 5/2014

 Nội dung: Tập trung xây dựng các vấn đề về nghiên cứu mô hình nông thôn mới.+ Những đặc điểm cơ bản của xã Hưng Đạo

+ Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Hưng Đạo

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng nông thôn mới của xã

+ Những thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới của xã

+ Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác triển khai chương trìnhnông thôn mới cho xã Hưng Đạo

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu:

Đề tài được thực hiện ở xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An

Phương pháp điều tra và thu thập số liệu:

* Tổng hợp tài liệu thứ cấp: các tài liệu về nông thôn mới và địa bàn nghiên cứunhư các văn bản quy định về chương trình nông thôn mới, các số liệu thống kê về tìnhhình cơ bản của địa phương, các tài liệu về thực hiện chương trình nông thôn mới ở xãHưng Đạo sẽ được thu thập để phục vụ cho nghiên cứu đề tài

* Tổng hợp tài liệu sơ cấp: để tổng hợp tài liệu sơ cấp sử dụng phương pháp điềutra chọn mẫu Phương pháp này nhằm thu thập thông tin liên quan tới nhìn nhận củangười dân cũng như các phân tích đánh giá và việc sẵn sàng tham gia vào chương trìnhnông thôn mới, tiến hành điều tra bảng hỏi khoảng 30 hộ theo các nhóm đối tượngngành nghề khác nhau tại xã Hưng Đạo

Trang 13

* Phương pháp so sánh: So sánh trước và sau khi thực hiện chương trình nôngthôn mới tại xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An Từ đó thấy được sựkhác biệt trước và sau khi thực hiên chủ trương.

Phương pháp chuyên gia chuyên khảo:

Đây là phương pháp dựa trên ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, các hộnông dân sản xuất giỏi Đồng thời tra cứu các công trình đã được nghiên cứu công bố,

từ đó lựa chọn kế thừa vận dụng với điều kiện và khả năng nghiên cứu đề tài

Phương pháp phỏng vấn điều tra hộ nông dân

Tiến hành điều tra phỏng vấn khoảng 30 hộ nông dân theo các đối tượng ngànhnghề khác nhau tại xã Hưng Đạo

Trang 14

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI

1.1 Cơ sở lý luận về nông thôn và chương trình nông thôn mới

1.1.1 Khái niệm và vai trò của nông thôn

Khái niệm về nông thôn

Nông thôn được coi như là khu vực địa lý nơi đó cộng đồng sinh kế gắn bó, cóquan hệ trực tiếp đến khai thác, sử dụng, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiêncho hoạt động sản xuất nông nghiệp

Cho đến nay, có thể nói chưa có định nghĩa chuẩn xác và được chấp nhận mộtcách rộng rãi về nông thôn Khi đề cập đến nông thôn người ta thường so sánh vớithành thị Có ý kiến cho rằng, khi xem xét nông thôn dùng chỉ tiêu mật độ dân số, sốlượng dân cư ở nông thôn thấp hơn so với thành thị Sự khác nhau giữa nông thôn vàthành thị không phải chỉ ở đặc điểm nghề nghiệp mà còn khác nhau về mặt tự nhiên,kinh tế - xã hội

Có quan điểm lại cho rằng dựa vào chỉ tiêu trình độ phát triển cơ sở hạ tầng,nghĩa là vùng nông thôn có cơ sở hạ tầng không phát triển bằng thành thị

Quan điểm khác lại cho rằng nên dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường,phát triển hàng hóa đễ xác định vùng nông thôn vì cho rằng vùng nông thôn có trình

độ sản xuất hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường thấp hơn so với đô thị…

Tóm lại, trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam chúng ta có thể hiểu vùng nôngthôn như sau :

“Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân.Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội và môitrường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác

Vai trò của nông thôn:

- Nông thôn, nông nghiệp sản xuất ra những nông sản phẩm thiết yếu cho đờisống con người mà không một ngành sản xuất nào có thể thay thế được Ngoài ra nông

Trang 15

thôn còn sản xuất ra những nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, công nghiệpnhẹ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 

- Trên địa bàn nông thôn có trên 70% lao động xã hội, đó là nguồn cung cấp laođộng cho các ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ Số lao động

đó nếu được nâng cao trình độ, được trang bị công cụ thích hợp sẽ góp phần nâng caonăng suất lao động đáng kể, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động hợp lý trongphân công lao động xã hội

- Nông thôn là nơi sinh sống của trên 80% dân số cả nước, đó là thị trường tiêuthụ rộng lớn, nếu được mở rộng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy nền kinh tế quốcdân phát triển

- Địa bàn nông thôn nước ta có 54 dân tộc khác nhau, bao gồm nhiều tầng lớp, nhiều thành phần, mỗi biến động tích cực hay tiêu cực đều có tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị; xã hội, an ninh quốc phòng Sự ổn định tình hình nông thôn

sẽ góp phần quan trọng để đảm bảo tình hình ổn định của đất nước

- Nông thôn chứa đại đa số tài nguyên đất đai, khoáng sản, động thực vật, rừng, biển… có ảnh hưởng to lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái, đến việc khai thác,

sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, đảm bảo cho việc phát triển lâu dài và bền vững của đất nước

1.1.2 Khái niệm về mô hình nông thôn mới

Khái niệm mô hình nông thôn mới mang đặc trưng của mỗi vùng nông thôn khácnhau Nhìn chung, mô hình nông thôn mới là mô hình cấp xã, thôn được phát triểntoàn diện theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và văn minhhóa

Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TƯ của Trung ương, nông thôn mới là khu vựcnông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và cáchình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ,

ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật

tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nângcao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 16

Mô hình nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu pháttriển; có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường; đạt hiệu quả caonhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội; tiến bộ hơn so với mô hìnhcũ; chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ biến và vận dụng trên cả nước Nhưvậy, có thể quan niệm: mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấu trúctạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt racho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với môhình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt.

1.1.3 Vai trò của mô hình nông thôn mới

Về xã hội:

 Nông thôn phát triển theo quy hoạch, kết cấu hạ tầng hiện đại

 Điều kiện sống của người dân được cải thiện

 Môi trường sạch đẹp, năng lực đội ngũ cán bộ cơ sở và người dân được nângcao

Về kinh tế:

 Sản xuất hàng hóa phát triển, tăng sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường

 Tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân

Về văn hóa:

 Đời sống văn hóa nông thôn lành mạnh, dân chủ được phát triển cao hơn.Người dân có niềm tin vào tương lai

 Thuần phong, mỹ tục được bảo tồn và phát huy

1.1.4 Sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới ở nước ta

Có thể nói, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, chủ trương, chính sách pháttriển nông nghiệp, nông thôn của Đảng và Nhà nước ta đã có những thay đổi căn bản.Tuy nhiên, so với các nước phát triển trong khu vực, đối chiếu với mục tiêu côngnghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thì nông nghiệp, nông thôn nước ta vẫn còn hết sứclạc hậu và có rất nhiều yếu kém Chúng ta đều dễ dàng nhận thấy:

Nông thôn phát triển thiếu quy hoạch và cơ bản vẫn là tự phát:

 Mới có khoảng 23% xã có quy hoạch dân cư nông thôn

 Không có quy chế quản lý phát triển theo quy hoạch

Trang 17

 Xây dựng tự phát, kiến trúc cảnh quan làng quê pha tạp, lộn xộn, môi trường ônhiễm, nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống bị hủy hoại hoặc mai một.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tuy có những biến đổi tích cực về điện, đường,trường, trạm song vẫn lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài

Mức sống vật chất, văn hoá, y tế, giáo dục của cư dân nông thôn được cải thiệnmột bước nhưng còn ở mức thấp và đặc biệt ngày càng doãng cách xa so với đô thị:

 Kinh tế hộ quy mô nhỏ (36% hộ có dưới 0,2 ha)

 Kinh tế trang trại mới chiếm ~1% tổng số hộ

 Trên 54% số hợp tác xã hoạt động ở mức trung bình và yếu; doanh nghiệp nôngnghiệp không đáng kể

 Đời sống người dân nông thôn còn ở mức thấp (thu nhập ở nông thôn bình quânthấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo cao)

 Tỷ lệ lao động qua đào tạo: thấp, chất lượng rất thấp, nhất là ở vùng sâu, vùngxa

 Tệ nạn xã hội tăng, hủ tục lạc hậu còn dai dẳng

 Hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển

 Cảnh quan, sinh thái nông thôn truyền thống với cây đa, bến nước, sân đình,không khí trong lành đã bị biến dạng ngày càng xấu, mức độ ô nhiễm ngày càngnhanh và nghiêm trọng

 Chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở (xã, thôn, bản, ấp…), nhất là năng lựcquản lý điều hành của cán bộ rất yếu kém Những hạn chế đó đang cản trở con đườngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói riêng, công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước nói chung

Như vậy, những thành tựu đạt được trong phát triển nông nghiệp, nông thôn thời

kỳ đổi mới là rất to lớn, tuy nhiên, nông nghiệp và nông thôn nước ta vẫn tiềm ẩn những mâu thuẫn, thách thứcvà bộc lộ những hạn chế không nhỏ Cụ thể, nước ta vẫn

là một nước nông nghiệp, nông dân đang chiếm gần 74% dân số và chiếm đến 60,7% lao động xã hội

Thu nhập của nông dân chỉ bằng 1/3 so với dân cư khu vực thành thị Nhiều

Trang 18

chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn chưa thực sự hiệu quả, thiếubền vững, ở nhiều mặt có thể nói là chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đạihóa nông nghiệp, nông thôn, chưa đưa sản xuất nông nghiệp ở nông thôn thành sảnxuất hàng hoá thực sự.

Một trong những nguyên nhân cơ bản là các chính sách chưa thấu đáo các vấn đềnhư: tầm nhìn (mục tiêu); mô hình phát triển và các nguồn lực; xác định lợi ích thực tếcủa các bên liên quan trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nên có phần thiên vềthúc đẩy phát triển ngành, mà chưa xem trọng đúng mức vai trò, lợi ích của chủ thểchính, động lực chính phát triển nông nghiệp là nông dân Phần lớn các chính sách hầunhư chưa quan tâm thỏa đáng trong việc xử lý tổng thể, hợp lý mối quan hệ giữa cácvùng, các lĩnh vực trong ngành, giữa nông thôn và thành thị, chưa đặt ra và giải quyếttriệt để mối quan hệ giữa các yếu tố chính của mô hình phát triển nông nghiệp, nôngthôn Vì vậy, dẫn đến tình trạng thiếu cụ thể, thiếu khoa học trong quy trình hoạchđịnh chính sách và triển khai chính sách; có nhiều chính sách nhưng hiệu quả kinh tế,hiệu ứng xã hội của các chính sách không tương xứng với nguồn lực đầu tư, hoặc thiếubền vững

Góp phần khắc phục một cách cơ bản tình trạng trên, đưa Nghị quyết của Đảng

về nông thôn đi vào cuộc sống, một trong những việc cần làm trong giai đoạn này làxây dựng mô hình nông thôn mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá vàhội nhập nền kinh tế thế giới. Đây là chính sách về một mô hình phát triển cả nôngnghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâugiải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các chínhsách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phụctình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí

Nghị quyết 02-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã khẳng định xây dựngNTM là nhiệm vụ vừa mang tính cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài; là nhiệm

vụ khó khăn, phức tạp, phải có sự đầu tư của Nhà nước, được thực hiện đồng bộ trên

cơ sở kế thừa và phát triển, có bước đi vững chắc, lộ trình phù hợp với đặc điểm củatừng địa phương Trong quá trình triển khai thực hiện, cần phải huy động mọi nguồnlực để đầu tư và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trước mắt sẽ ưu tiên đầu tư phát triển

Trang 19

sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn Xây dựng NTM còn là nhiệm vụ của cả hệthống chính trị và toàn xã hội, trong đó người dân ở nông thôn là chủ thể trực tiếp dưới

sự lãnh đạo của cấp uỷ, quản lý, điều hành của chính quyền và sự tham gia tích cựccủa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, nhất là cơ sở

Trong lãnh đạo cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn coitrọng xây dựng nông thôn Nhưng với Nghị quyết số 26-NĐ/TW và Bộ tiêu chí do Thủtướng Chính phủ ban hành, vấn đề xây dựng nông thôn mới lần đầu tiên được đề cậpmột cách cơ bản, toàn diện và sâu sắc, đáp ứng mong muốn của nhân dân và yêu cầuchiến lược xây dựng đất nước cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vàonăm 2020 Trong xu thế phát triển hiện nay, không thể có một nước công nghiệp nếunông nghiệp, nông thôn còn lạc hậu và đời sống nông dân còn thấp Vì vậy, xây dựngnông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.1.5.Nội dung xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới không chỉ nhằm xây dựng con đường, kênh mương,trường học, hội trường, mà cái chính là qua cách làm này sẽ tạo cho người nông dânhiểu được nội dung, ý nghĩa và thúc đẩy họ tự tin, tự quyết, đưa ra sáng kiến, tham giatích cực để tạo ra một nông thôn mới năng động hơn Phải xác định rằng, đây khôngphải là đề án đầu tư của Nhà nước mà là việc người dân cần làm, để cuộc sống tốt hơn,Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần

Căn cứ vào điều kiện thực tế của từng thôn về tiềm năng, lợi thế, năng lực củacán bộ, khả năng đóng góp của nhân dân hướng dẫn để người dân bàn bạc đề xuấtcác nhu cầu và nội dung hoạt động của đề án Xét trên khía cạnh tổng thể, những nộidung sau đây cần được xem xét trong xây dựng mô hình nông thôn mới:

1 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới

- Nội dung 1: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuấtnông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ;

- Nội dung 2: Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát triểncác khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã

2 Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

Trang 20

- Nội dung 1: Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở UBND xã và hệ thống giaothông trên địa bàn xã Đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn (các trục đường xã được nhựahoá hoặc bê tông hoá) và đến 2020 có 70% số xã đạt chuẩn (các trục đường thôn, xóm cơbản cứng hoá);

- Nội dung 2: Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụsinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã Đến 2015 có 85% số xã đạt tiêu chí NTM và năm

2020 là 95% số xã đạt chuẩn;

- Nội dung 3: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động vănhoá thể thao trên địa bàn xã Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hoá xã, thôn đạt chuẩn,đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn;

- Nội dung 4: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hoá về y tế trênđịa bàn xã Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn;

- Nội dung 5: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hoá về giáodục trên địa bàn xã Đến 2015 có 45% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 75% số xã đạtchuẩn;

- Nội dung 6: Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ Đến 2015 có 65% số

xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 85% số xã đạt chuẩn;

- Nội dung 7: Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã Đến 2015 có 45%

số xã đạt chuẩn (có 50% kênh cấp 3 trở lên được kiên cố hoá) Đến 2020 có 77% số xã đạtchuẩn (cơ bản cứng hoá hệ thống kênh mương nội đồng theo quy hoạch)

3 Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập

- Nội dung 1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướngphát triển sản xuất hàng hoá, có hiệu quả kinh tế cao;

- Nội dung 2: Tăng cường công tác khuyến nông; Đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụngtiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp;

- Nội dung 3: Cơ giới hoá nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuấtnông, lâm, ngư nghiệp;

- Nội dung 4: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm "mỗilàng một sản phẩm", phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương;

- Nội dung 5: Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công

Trang 21

nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nôngthôn.

4 Giảm nghèo và An sinh xã hội

- Nội dung 1: Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vữngcho 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Nghị quyết 30a của Chính phủ) theo Bộ tiêu chí quốcgia về nông thôn mới;

- Nội dung 2: Tiếp tục triển khai Chương trình MTQG về giảm nghèo;

- Nội dung 3: Thực hiện các chương trình an sinh xã hội

5 Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả ở nông thôn

- Nội dung 1: Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã;

- Nội dung 2: Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn;

- Nội dung 3: Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loạihình kinh tế ở nông thôn;

6 Phát triển giáo dục – đào tạo ở nông thôn

Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, đáp ứngyêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

7 Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn

Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia trong lĩnh vực Y tế, đáp ứng yêucầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới

8 Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn

- Nội dung 1: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia NTM về văn hoá,đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;

- Nội dung 2: Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu Bộtiêu chí quốc gia nông thôn mới

9 Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

- Nội dung 1: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệsinh môi trường nông thôn;

- Nội dung 2: Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã,thôn theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trongthôn, xóm; Xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; Chỉnh trang, cải tạo nghĩa

Trang 22

trang; Cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây xanh ở cáccông trình công cộng…

10 Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trênđịa bàn

- Nội dung 1: Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đápứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới;

- Nội dung 2: Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo,

đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khókhăn để nhanh chóng chuẩn hoá đội ngũ cán bộ ở các vùng này;

- Nội dung 3: Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chứctrong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới;

11 Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn

- Nội dung 1: Ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng chốngcác tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu;

- Nội dung 2: Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điềukiện cho lượng lực lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh,trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới

Với tinh thần đó, nông thôn mới có năm nội dung cơ bản Thứ nhất là nông thôn

có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại Hai là sản xuất bền vững, theo hướnghang hóa Ba là đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.Bốn là bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển Năm là xã hội nông thônđược quản lý tốt và dân chủ Những nội dung trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,trong quá trình thực hiện cần phải giải quyết toàn bộ và toàn diện nhằm khơi dậy vàphát huy tốt vai trò người nông dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở nước

ta ngày càng văn minh, hiện đại

1.1.6.Tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Căn cứ Quyết định số 491/QĐ – TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính Phủ

về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới

Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT – BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nôngnghiệp và phát triển Nông thôn về việc Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về

Trang 23

nông thôn mới.

 Các nhóm tiêu chí: Gồm 5 nhóm

1 Nhóm 1: Quy hoạch (có 01 tiêu chí)

2 Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - xã hội (có 08 tiêu chí)

3 Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất (có 04 tiêu chí)

4.Nhóm 4: Văn hóa – xã hội – môi trường ( có 04 tiêu chí)

5 Nhóm 5: Hệ thống chính trị (có 02 tiêu chí)

 19 tiêu chí để xây dựng mô hình nông thôn mới theo Bộ tiêu chí Quốc gia về

Nông thôn mới (Ban hành kèm theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ):

Bảng 1: Bộ tiêu chí quốc gia về NTM

1 Quy hoạch và thực

hiện quy hoạch

1.1 Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu chophát triển sản xuất nông nghiệp, hàng hóa, công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ

1.2 Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môitrường theo chuẩn mới

1.3 Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnhtrang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảotồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp 

2 Giao thông

2.1 Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc

bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT.2.2 Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạtchuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT

2.3 Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vàomùa mưa

2.4 Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa,

xe cơ giới đi lại thuận tiện

3 Thủy lợi 3.1 Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất

Trang 24

và dân sinh3.2 Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cốhóa

7 Chợ nông thôn Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng

8 Bưu điện 8.1 Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông

8.2 Có Internet đến thôn

9 Nhà ở dân cư 9.1 Nhà tạm, dột nát.

9.2 Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng

10 Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người /năm so với mức bình

quân chung của tỉnh

11 Hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo

12 Cơ cấu lao động Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực

nông, lâm, ngư nghiệp

14.3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo 

Trang 25

15 Y tế

15.1 Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm ytế

15.2 Y tế xã đạt chuẩn quốc gia

16 Văn hóa Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng

văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL

17 Môi trường

17.1 Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia

17.2 Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường

17.3 Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường

và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp

17.4 Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch17.5 Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quyđịnh 

18.3 Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch,vững mạnh"

18.4 Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danhhiệu tiên tiến trở lên

19 An ninh trật tự xã

hội

An ninh, trật tự xã hội được giữ vững

1.2 Cơ sở thực tiễn của chương trình nông thôn mới

1.2.1 Kinh nghiệm của một số nước về xây dựng mô hình nông thôn mới trên thế giới

Có thể nói rằng cho dù tiến trình đô thị hóa và công nghiệp hóa được thúc đẩy thế

nào, các nước có đa phần dân số làm nghề nông (trong đó có Việt Nam) cũng buộc

Trang 26

phải chấp nhận một thực tế: vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm nữa, số dân tiếptục dựa vào nông nghiệp để mưu sinh vẫn là số lớn Chính vì vậy, xây dựng nông thônmới (NTM) không phải là một quy hoạch kinh tế ngắn hạn mà là một quốc sách lâudài Những kinh nghiệm xây dựng NTM của một số nước dưới đây sẽ là bài học vôcùng quý báu cho Việt Nam trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020

 Mỹ: phát triển ngành “kinh doanh nông nghiệp”

Mỹ là nước có điều kiện tự nhiên cực kỳ thuận lợi để phát triển nông nghiệp.Vùng Trung Tây của nước này có đất đai màu mỡ nhất thế giới Lượng mưa vừa đủcho hầu hết các vùng của đất nước; nước sông và nước ngầm cho phép tưới rộng khắpcho những nơi thiếu mưa

Bên cạnh đó, các khoản vốn đầu tư lớn và việc tăng cường sử dụng lao động cótrình độ cao cũng góp phần vào thành công của ngành nông nghiệp Mỹ Điều kiện làmviệc của người nông dân làm việc trên cánh đồng rất thuận lợi: máy kéo với các ca binlắp điều hòa nhiệt độ, gắn kèm theo những máy cày, máy xới và máy gặt có tốc độnhanh và đắt tiền Công nghệ sinh học giúp phát triển những loại giống chống đượcbệnh và chịu hạn Phân hóa học và thuốc trừ sâu được sử dụng phổ biến, thậm chí,theo các nhà môi trường, quá phổ biến Công nghệ vũ trụ được sử dụng để giúp tìm ranhững nơi tốt nhất cho việc gieo trồng và thâm canh mùa màng Định kỳ, các nhànghiên cứu lại giới thiệu các sản phẩm thực phẩm mới và những phương pháp mớiphục vụ việc nuôi trồng thủy, hải sản, chẳng hạn như tạo các hồ nhân tạo để nuôi cá.Ngành nông nghiệp Mỹ đã phát triển thành một ngành “kinh doanh nôngnghiệp”, một khái niệm được đặt ra để phản ánh bản chất tập đoàn lớn của nhiềudoanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế Mỹ hiện đại Kinh doanh nông nghiệp baogồm rất nhiều doanh nghiệp nông nghiệp và các cơ cấu trang trại đa dạng, từ cácdoanh nghiệp nhỏ một hộ gia đình cho đến các tổ hợp rất lớn hoặc các công ty đa quốcgia sở hữu những vùng đất đai lớn hoặc sản xuất hàng hóa và nguyên vật liệu cho nôngdân sử dụng Cũng giống như một doanh nghiệp công nghiệp tìm cách nâng cao lợinhuận bằng việc tạo ra quy mô lớn hơn và hiệu quả hơn, nhiều nông trại Mỹ cũng ngàycàng có quy mô lớn hơn và củng cố hoạt động của mình sao cho linh hoạt hơn

Trang 27

Sự ra đời ngành kinh doanh nông nghiệp vào cuối thế kỷ XX đã tạo ra ít trang trạihơn, nhưng quy mô các trang trại thì lớn hơn nhiều Đôi khi được sở hữu bởi những cổđông vắng mặt, các trang trại mang tính tập đoàn này sử dụng nhiều máy móc hơn và

ít bàn tay của nông dân hơn Vào năm 1940, Mỹ có 6 triệu trang trại và trung bình mỗitrang trại có diện tích khoảng 67 ha, đến cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, số trang trạichỉ còn 2,2 triệu nhưng trung bình mỗi trang trại có diện tích 190 ha Cũng chính trongkhoảng giai đoạn này, số lao động nông nghiệp giảm rất mạnh - từ 12,5 triệu ngườinăm 1930 xuống còn 1,2 triệu người vào cuối thập niên 90 của thế kỷ trước - dù chodân số của Mỹ tăng hơn gấp đôi Và gần 60% trong số nông dân còn lại đó đến cuốithế kỷ này chỉ làm việc một phần thời gian trên trang trại; thời gian còn lại họ làmnhững việc khác không thuộc trang trại để bù đắp thêm thu nhập cho mình. 

Hiện nay, trong cuộc sống hiện đại ồn ào, đầy sức ép, người Mỹ ở vùng đô thịhay ven đô hướng về những ngôi nhà thô sơ, ngăn nắp và những cánh đồng, phongcảnh miền quê truyền thống, yên tĩnh Tuy nhiên, để duy trì “trang trại gia đình” vàphong cảnh làng quê đó thực sự là một thách thức. 

 Nhật Bản: “Mỗi làng một sản phẩm”

Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, ở tỉnh Oita (miền tây nam Nhật Bản) đã hìnhthành và phát triển phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”, với mục tiêu phát triển vùngnông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả nướcNhật Bản Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Phong trào “Mỗi làng mộtsản phẩm” ở đây đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ Sự thành công của phong trào này

đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiều địa phương trên đất nước Nhật Bản màcòn rất nhiều khu vực, quốc gia khác trên thế giới Một số quốc gia, nhất là nhữngquốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã thu được những thành công nhất định trongphát triển nông thôn của đất nước mình nhờ áp dụng kinh nghiệm phong trào “Mỗilàng một sản phẩm”

Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được những ngườisáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều người, nhiều khu vực vàquốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển nông thôn, nhất là phát triển nôngthôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nước mình

Trang 28

 Hàn Quốc: Phong trào Làng mới

Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ

có 85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80% dân nông thôn không có điện thắpsáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp bằng lá Là nước nôngnghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên, mối lo lớn nhất của chínhphủ khi đó là làm sao đưa đất nước thoát khỏi đói, nghèo. 

Phong trào Làng mới (SU) ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lực vượtkhó, và, hợp tác (hiệp lực cộng đồng) Năm 1970, sau những dự án thí điểm đầu tư chonông thôn có hiệu quả, Chính phủ Hàn Quốc đã chính thức phát động phong trào SU

và được nông dân hưởng ứng mạnh mẽ Họ thi đua cải tạo nhà mái lá bằng mái ngói,đường giao thông trong làng, xã được mở rộng, nâng cấp; các công trình phúc lợi côngcộng được đầu tư xây dựng Phương thức canh tác được đổi mới, chẳng hạn, áp dụngcanh tác tổng hợp với nhiều mặt hàng mũi nhọn như nấm và cây thuốc lá để tăng giátrị xuất khẩu Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn,tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho nông dân

Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu Chỉ sau 8năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành Trong 8năm từ 1971-1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631km đường làng nối với đườngcủa xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322m đường; cứng hóa đường ngõ xóm42.220km, trung bình mỗi làng là 1.280m; xây dựng được 68.797 cầu (Hàn Quốc làđất nước có nhiều sông suối), kiên cố hóa 7.839km đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nước

và 98% hộ có điện thắp sáng Đặc biệt, vì không có quỹ bồi thường đất và các tài sảnkhác nên việc hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏathuận, ghi công lao đóng góp và hy sinh của các hộ cho phong trào

Nhờ phát triển giao thông nông thôn nên các hộ có điều kiện mua sắm phươngtiện sản xuất Cụ thể là, năm 1971, cứ 3 làng mới có 1 máy cày, thì đến năm 1975,trung bình mỗi làng đã có 2,6 máy cày, rồi nâng lên 20 máy vào năm 1980 Từ đó, tạophong trào cơ khí hóa trong sản xuất nông nghiệp, áp dụng công nghệ cao, giống mớilai tạo đột biến, công nghệ nhà lưới, nhà kính trồng rau, hoa quả đã thúc đẩy năng suất,

Trang 29

giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng nhanh Năm 1979, Hàn Quốc đã có 98% số làng tựchủ về kinh tế.

Ông Le Sang Mu, cố vấn đặc biệt của Chính phủ Hàn Quốc về nông, lâm, ngưnghiệp cho biết, Chính phủ hỗ trợ một phần đầu tư hạ tầng để nông thôn tự mình vươnlên, xốc lại tinh thần, đánh thức khát vọng tự tin Thắng lợi đó được Hàn Quốc tổngkết thành 6 bài học lớn

Thứ nhất, phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn phương châm là nhân dân quyết định và làm mọi việc, “nhà nước bỏ ra 1 vật tư, nhândân bỏ ra 5-10 công sức và tiền của” Dân quyết định loại công trình, dự án nào cần ưutiên làm trước, công khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thucông trình Năm 1971, Chính phủ chỉ hỗ trợ cho 33.267 làng, mỗi làng 335 bao ximăng Năm 1972 lựa chọn 1.600 làng làm tốt được hỗ trợ thêm 500 bao xi măng và 1tấn sắt thép Sự trợ giúp này chính là chất xúc tác thúc đẩy phong trào nông thôn mới,dân làng tự quyết định mức đóng góp đất, ngày công cho các dự án

-Thứ hai, phát triển sản xuất để tăng thu nhập Khi kết cấu hạ tầng phục vụ sảnxuất được xây dựng, các cơ quan, đơn vị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giống mới,khoa học công nghệ giúp nông dân tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, xây dựng vùngchuyên canh hàng hóa Chính phủ xây dựng nhiều nhà máy ở nông thôn để chế biến vàtiêu thụ nông sản cũng như có chính sách tín dụng nông thôn, cho vay thúc đẩy sảnxuất Từ năm 1972 đến năm 1977, thu nhập trung bình của các hộ tăng lên 3 lần

Thứ ba, đào tạo cán bộ phục vụ phát triển nông thôn Hàn Quốc, xác định nhân tốquan trọng nhất để phát triển phong trào SU là đội ngũ cán bộ cơ sở theo tinh thần tựnguyện và do dân bầu Hàn Quốc đã xây dựng 3 trung tâm đào tạo quốc gia và mạnglưới trường nghiệp vụ của các ngành ở địa phương Nhà nước đài thọ, mở các lớp họctrong thời gian từ 1-2 tuần để trang bị đủ kiến thức thiết thực như kỹ năng lãnh đạo cơbản, quản lý dự án, phát triển cộng đồng. 

Thứ tư, phát huy dân chủ để phát triển nông thôn Hàn Quốc thành lập hội đồngphát triển xã, quyết định sử dụng trợ giúp của chính phủ trên cơ sở công khai, dân chủ,bàn bạc để triển khai các dự án theo mức độ cần thiết của địa phương Thành công ở

Trang 30

Hàn Quốc là xã hội hóa các nguồn hỗ trợ để dân tự quyết định lựa chọn dự án, phươngthức đóng góp, giám sát công trình.

Thứ năm, phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng Hàn Quốc đã thiết lậplại các hợp tác xã (HTX) kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của dân, cán bộ HTX dodân bầu chọn Phong trào SU là bước ngoặt đối với sự phát triển của HTX hoạt động

đa dạng, hiệu quả trong dịch vụ tín dụng, cung cấp đầu vào cho sản xuất, tiếp thị nôngsản, bảo hiểm nông thôn và các dịch vụ khác Trong vòng 10 năm, doanh thu bìnhquân của 1 HTX tăng từ 43 triệu won lên 2,3 tỉ won

Thứ sáu, phát triển và bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường bằng sức mạnh toàn dân.Chính phủ quy hoạch, xác định chủng loại cây rừng phù hợp, hỗ trợ giống, tập huấncán bộ kỹ thuật chăm sóc vườn ươm và trồng rừng để hướng dẫn và yêu cầu tất cả chủđất trên vùng núi trọc đều phải trồng rừng, bảo vệ rừng Nếu năm 1970, phá rừng còn

là quốc nạn, thì 20 năm sau, rừng xanh đã che phủ khắp nước, và đây được coi là một

kỳ tích của phong trào SU

Phong trào SU của Hàn Quốc đã biến đổi cộng đồng vùng nông thôn cũ thànhcộng đồng nông thôn mới ngày một đẹp hơn và giàu hơn Khu vực nông thôn trở thành

xã hội năng động có khả năng tự tích lũy, tự đầu tư và tự phát triển Phong trào SU,với mức đầu tư không lớn, đã góp phần đưa Hàn Quốc từ một nước nông nghiệp lạchậu trở nên giàu có. 

 Thái Lan: sự trợ giúp mạnh mẽ của nhà nước

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống với dân số nông thôn chiếmkhoảng 80% dân số cả nước Để thúc đẩy sự phát triển bền vững nền nông nghiệp,Thái Lan đã áp dụng một số chiến lược như: Tăng cường vai trò của cá nhân và các tổchức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; đẩy mạnh phong trào học tập, nâng caotrình độ của từng cá nhân và tập thể bằng cách mở các lớp học và các hoạt độngchuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn; tăng cường công tác bảo hiểm

xã hội cho nông dân, giải quyết tốt vấn đề nợ trong nông nghiệp; giảm nguy cơ rủi ro

và thiết lập hệ thống bảo hiểm rủi ro cho nông dân. 

Đối với các sản phẩm nông nghiệp, Nhà nước đã hỗ trợ để tăng sức cạnh tranhvới các hình thức, như tổ chức hội chợ triển lãm hàng nông nghiệp, đẩy mạnh công tác

Trang 31

tiếp thị; phân bổ khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý, từ đógóp phần ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi và kịp thời phục hồi nhữngkhu vực mà tài nguyên đã bị suy thoái; giải quyết những mâu thuẫn có liên quan đếnviệc sử dụng tài nguyên lâm, thủy hải sản, đất đai, đa dạng sinh học, phân bổ đất canhtác Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, Nhà nước đã có chiến lược trong xây dựng vàphân bố hợp lý các công trình thủy lợi lớn phục vụ cho nông nghiệp Hệ thống thủy lợibảo đảm tưới tiêu cho hầu hết đất canh tác trên toàn quốc, góp phần nâng cao năngsuất lúa và các loại cây trồng khác trong sản xuất nông nghiệp Chương trình điện khíhóa nông thôn với việc xây dựng các trạm thủy điện vừa và nhỏ được triển khai rộngkhắp cả nước… 

Về lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, chính phủ Thái Lan đã tập trungvào các nội dung sau: Cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nôngthôn, đồng thời cũng xem xét đến các nguồn tài nguyên, những kỹ năng truyền thống,nội lực, tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị song song với việc cân đối nhucầu tiêu dùng trong nước và nhập khẩu. 

Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nôngnghiệp, thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu, thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp chế biến nôngsản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là các nước công nghiệp phát triển.Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan phát triển rất mạnh nhờ một sốchính sách sau: 

- Chính sách phát triển nông nghiệp: Một trong những nội dung quan trọng nhấtcủa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2000-2005 là kế hoạch cơ cấu lại mặthàng nông sản của Bộ Nông nghiệp Thái Lan, nhằm mục đích nâng cao chất lượng vàsản lượng của 12 mặt hàng nông sản, trong đó có các mặt hàng: gạo, dứa, tôm sú, gà

và cà phê Chính phủ Thái Lan cho rằng, càng có nhiều nguyên liệu cho chế biến thìngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm mới phát triển và càng thu đượcnhiều ngoại tệ cho đất nước Nhiều sáng kiến làm gia tăng giá trị cho nông sản đượckhuyến khích trong chương trình Mỗi làng một sản phẩm và chương trình Quỹ làng

- Chính sách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Chính phủ Thái Lan thườngxuyên thực hiện chương trình quảng bá vệ sinh an toàn thực phẩm Năm 2004, Thái

Trang 32

Lan phát động chương trình “Năm an toàn thực phẩm và Thái Lan là bếp ăn của thếgiới” Mục đích chương trình này là khuyến khích các nhà chế biến và nông dân cóhành động kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm để bảo đảm an toàn cho người tiêudùng trong nước và xuất khẩu Bên cạnh đó, Chính phủ thường xuyên hỗ trợ chodoanh nghiệp cải thiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm Do đó, ngày nay, thựcphẩm chế biến của Thái Lan được người tiêu dùng ở các thị trường khó tính, như Hoa

Kỳ, Nhật Bản và EU, chấp nhận

- Mở cửa thị trường khi thích hợp: Chính phủ Thái Lan đã xúc tiến đầu tư, thu hútmạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh với các nhà sản xuất trong nước đểphát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, thông qua việc mở cửa cho các quốcgia dù lớn hay nhỏ vào đầu tư kinh doanh Trong tiếp cận thị trường xuất khẩu, Chínhphủ Thái Lan là người đại diện thương lượng với chính phủ các nước để các doanhnghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu thực phẩm chế biến Bên cạnh đó,Chính phủ Thái Lan có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tưtrực tiếp vào kết cấu hạ tầng như: Cảng kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu

và phát triển; xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Xúc tiếncông nghiệp là trách nhiệm chính của Cục Xúc tiến công nghiệp thuộc Bộ Côngnghiệp, nhưng việc xúc tiến và phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm ở Thái Lan

do nhiều cơ quan cùng thực hiện Chẳng hạn, trong Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã,cùng với Cục Xúc tiến nông nghiệp, Cục Hợp tác xã giúp nông dân xây dựng hợp tác

xã để thực hiện các hoạt động, trong đó có chế biến thực phẩm; Cục Thủy sản giúp đỡnông dân từ nuôi trồng, đánh bắt đến chế biến thủy sản Cơ quan Tiêu chuẩn sản phẩmcông nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp xúc tiến tiêu chuẩn hoá và hệ thống chất lượng; Cơquan Phát triển công nghệ và khoa học quốc gia xúc tiến việc áp dụng khoa học vàcông nghệ cho chế biến; Bộ Đầu tư xúc tiến đầu tư vào vùng nông thôn. 

Một số kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nêu trên cho thấy,những ý tưởng sáng tạo, khâu đột phá và sự trợ giúp hiệu quả của nhà nước trên cơ sởphát huy tính tự chủ, năng động, trách nhiệm của người dân để phát triển khu vực này,

có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 33

thành công nông nghiệp - tạo nền tảng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước.

1.2.2 Tình hình thực hiện nông thôn mới ở Việt Nam

Xây dựng nông thôn mới là giải pháp chủ yếu, quan trọng và có tính chiến lược

để thực hiện thành công Nghị quyết 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hànhTrung ương Ðảng khóa X về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, là một chủtrương đúng đắn, hợp lòng dân của Ðảng, nhà nước, đã được nhân dân đồng tình vàhưởng ứng tích cực

Trong nhiều năm qua, Chính phủ cùng các Bộ, ngành, các cấp ủy, chính quyềncùng cả hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân đã chung vai, góp sức thực hiệnChương trình và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, rất vui mừng và trân trọng; tạonên nhiều chuyển biến mới trong nông nghiệp, bộ mặt nông thôn được đổi mới, đờisống nông dân được nâng lên. Nông nghiệp, giữ được mức tăng trưởng ổn định, pháttriển tương đối toàn diện; năng suất, chất lượng nhiều loại cây trồng vật nuôi đượcnâng lên; sản xuất tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều tiến bộ; đã xuấthiện nhiều mô hình liên kết sản xuất hiệu quả dựa trên ứng dụng khoa học, công nghệ.Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào quần chúng sôi nổi và tươngđối đều khắp trong cả nước; bộ máy chỉ đạo thực hiện từ Trung ương đến cơ sở được

tổ chức thống nhất, đồng bộ Các cơ chế chính sách được ban hành khá đồng bộ và kịpthời Nhận thức về Chương trình từ các cấp ủy, chính quyền đến người dân được nângcao; công tác quy hoạch, lập đề án xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng kinh tế - xãhội có chuyển biến rõ rệt

Nguồn lực đầu tư cho Chương trình ngày càng tăng, mặc dù ngân sách Trungương hỗ trợ còn có hạn, nhưng các địa phương đã chủ động sử dụng nguồn lực từ ngânsách địa phương, lồng ghép từ các chương trình, dự án khác, từ các nguồn vốn tíndụng và thu hút, huy động mạnh mẽ sự tham gia của các doanh nghiệp và đóng góp tựnguyện của người dân Công tác kiểm tra giám sát được tăng cường Vai trò của hệthống chính trị cơ sở tiếp tục được củng cố và nâng lên Quyền và vai trò làm chủ củanhân dân được đề cao, vai trò lãnh đạo của Ðảng ở nông thôn được tăng cường, anninh trật tự ở nông thôn được giữ vững Ðời sống của nông dân được cải thiện rõ rệt,

Trang 34

an sinh xã hội ngày càng được đảm bảo; các điều kiện về giáo dục, y tế, văn hóa tiếptục được cải thiện.

Theo báo cáo tổng hợp của Ban Chỉ đạo, đến nay có 185 xã đạt 19 tiêu chí; sốtiêu chí đạt chuẩn bình quân cả nước tăng từ 4,7 tiêu chí/xã năm 2011 lên 8,47 tiêuchí/xã năm 2014; có 93,1% số xã hoàn thành quy hoạch chung; 81% số xã phê duyệt

đề án xây dựng nông thôn mới; có khoảng trên 9.000 mô hình sản xuất có hiệu quả,tăng thu nhập cho nông dân, bao gồm: mô hình sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị cóứng dụng công nghệ cao, cánh đồng lớn, gắn sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản,liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân; thu nhập của dân cư nông thôn năm 2013tăng hơn 1,8 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn đến hết 2013 là 12,6%,giảm bình quân 2% năm trong thời điểm kinh tế khó khăn

Như vậy chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2014 đã có chuyển biếnmạnh mẽ so với thời gian trước Hết năm 2014 có 785 xã đạt chuẩn 19 tiêu chí nôngthôn mới, chiếm 8,8% tổng số xã trên cả nước Hiện nay, bình quân mỗi xã đã đạt 10tiêu chí, tăng 5,38 tiêu chí so với năm 2010

Có thể kể ra các tiêu chí hoàn thành cao như 97,2% số xã hoàn thành quy hoạchnông thôn mới, 75,6% đạt tiêu chí điện, 50,2% đạt tiêu chí nhà ở dân cư, 44,5% đạtchuẩn về thu nhập, 77,2% đạt tiêu chí hộ nghèo, 65% số xã đạt tiêu chí hình thức sảnxuất, 54,2% đạt tiêu chí y tế, 68,2% đạt tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị xã hội, 91%

số xã đạt tiêu chí an ninh trật tự xã hội…

Đặc biệt, đã có địa phương không chỉ hoàn thành ở cấp xã mà xuất hiện huyệnnông thôn mới như ở Đồng Nai đang đề nghị xét huyện nông thôn mới với huyệnXuân Lộc và thị xã Long Khánh

Bên cạnh những kết quả rất quan trọng đã đạt được, việc thực hiện Chương trìnhtrong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế: Tiến độ triển khai nhìn chung còn chậm

so với mục tiêu, yêu cầu; nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân

về những nội dung thiết yếu của Chương trình chưa đầy đủ, việc quan tâm chỉ đạo củacấp ủy, chính quyền ở một số nơi chưa thường xuyên, sâu sát; một số cơ chế, chínhsách không phù hợp, chậm được bổ sung điều chỉnh, sửa đổi; công tác sơ kết, nhânrộng mô hình chưa được thường xuyên, kịp thời; bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo ở một

Trang 35

số địa phương còn chưa đủ mạnh; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới và phươngthức tổ chức mô hình sản xuất trong nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu; tốc độ tăngtrưởng của nông nghiệp đang có xu hướng chậm lại; sản xuất nông nghiệp chậm pháttriển theo hướng hiện đại, thiếu tính bền vững; quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ

lẻ, manh mún, chưa gắn được sản xuất với chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu; nghiên cứu,chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp chưađược coi trọng Đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu Tỷ lệ hộnghèo cả nước tuy có giảm nhưng vẫn cao, thu nhập và mức sống của nông dân cònkhó khăn; tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn chưa được giải quyết có hiệuquả, năng lực ứng phó với thiên tai còn nhiều hạn chế; chất lượng y tế, văn hóa, giáodục ở nhiều nơi còn thấp; hệ thống hạ tầng nông thôn, nhất là các vùng miền núi cònlạc hậu, chậm được cải thiện Nguồn lực Trung ương và huy động nguồn lực xã hộicho Chương trình còn thấp nhiều so với yêu cầu thực tế

1.2.3 Tình hình thực hiện nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Ngày 28/10/2008 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ- CP vềChương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Ngày4/6/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/2010/QĐ- TTg về phêduyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020

và Quyết định số 491/2010/QĐ-TTg ngày 16/4/2010 về việc ban Bộ tiêu chí Quốc gia

về xây dựng nông thôn mới Có thể nói Chương trình quốc gia xây dựng nông thônmới giai đoạn 2011-2020 là một chương trình lớn của Trung ương nhằm cụ thể hóaNghị quyết Trung ương 7 khóa X về “Tam nông” Đây là chương trình tổng thể, toàndiện và lâu dài nhằm đáp ứng nguyện vọng bao đời của nông dân Mục tiêu chươngtrình Quốc gia xây dựng nông thôn mới là, nhằm xây dựng nông thôn mới, có kết cấu

hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; có cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuấthợp lý; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triểnnông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắcdân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vậtchất và tinh thần của người dân được nâng cao Xây dựng nông thôn mới là chương

Trang 36

trình tổng hợp về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, được thực hiện theonguyên tắc “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ; cả hệ thống chínhtrị tham gia, người dân thực hiện” Thực hiện Quyết định số 491 của Thủ tướng Chínhphủ, Ngày 31/8/2010 UBND tỉnh Nghệ An ra Quyết định 3875 về phê duyệt kế hoạchthực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Nghệ An giaiđoạn 2010 – 2020 Theo đó, mục tiêu chung về xây dựng nông thôn mới đến năm 2020

là xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước hiện đại; cơ cấu kinh

tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lí, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh côngnghiệp, dịch vụ, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo kế hoạch; xã hội nông thôndân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa xứ Nghệ… Cụ thể, cuối năm 2011, hoàn thànhquy hoạch 435 xã trong toàn tỉnh; năm 2015 có 20% số xã, tương đương 87 xã đạt tiêuchuẩn nông thôn mới; đến năm 2020 có 50% số xã, tương đương 218 xã đạt tiêu chuẩnnông thôn mới Tỉnh quy định từ nay trở đi khi xây dựng các điểm tái định cư, cácchương trình, dự án đầu tư mới vào nông thôn phải đảm bảo các tiêu chí quy định tạiQuyết định 491/QĐ-TTg Qua hơn 3 năm thực hiện Mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn mới giai đoạn 2010-2020, chương trình đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc xâydựng đời sống mới ở các khu vực nông thôn Tuy nhiên, để triển khai thực hiện đượcđầy đủ 19 tiêu chí quốc gia về nông thôn mới đối với các địa phương là điều không hềđơn giản, đặt ra nhiều vấn đề khó khăn cần được tỉnh cùng các địa phương quan tâmlưu ý: Một là, Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, có số lượng xã nhiều:(435 xã ), kinh phí xây dựng quy hoạch hạn chế (mới 100 triệu đồng/xã) và số cơ quan

tư vấn tham gia ít (25 đơn vị) trong khi đó năng lực để xây dựng quy hoạch NTM cóhạn Trong khi mục tiêu đề ra đến hết năm 2011 toàn tỉnh phải hoàn thành việc xâydựng và phê duyệt xong quy hoạch xây dựng NTM nên rất khó thực hiện được Hai là,tỉnh có quy mô dân số lớn thứ 4 cả nước; mỗi năm có thêm 30.000 người đến tuổi bổsung vào lực lượng lao động Giải quyết việc làm cho người lao động đang là vấn đềcấp thiết trong khi đó lao động qua đào tạo của Nghệ An chỉ chiếm 35%; trình độchuyên môn và nghề nghiệp của lực lượng lao động chưa đáp ứng được đòi hỏi đặt racủa thị trường lao động Đây cũng là nguyên nhân làm cho tỷ lệ hộ nghèo còn chiếmtrên 10% Vì vậy, để đưa tỉnh Nghệ An thoát khỏi nghèo phải tập trung phát triển

Trang 37

nguồn nhân lực trong giai đoạn tới mà cụ thể là đến năm 2015 phấn đấu có 45% laođộng được đào tạo Ba là, trên địa bàn tỉnh, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch hoặcquy hoạch thiếu vững chắc; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu đồng bộ, đô thị hóanông thôn còn mang tính tự phát, cảnh quan bị phá vỡ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơcấu lao động còn chậm Trong khi đó, nông thôn Nghệ An rộng lớn, địa hình phức tạp,chịu nhiều tác động của thiên tai; xuất phát điểm của nông thôn Nghệ An thấp hơn sovới bình quân cả nước Bốn là, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhiều nơi còn lạc hậu,không đáp ứng yêu cầu phát triển CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Đời sống củangười dân nông thôn tuy được cải thiện nhưng còn ở mức thấp, chênh lệch giàu nghèogiữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng ngày càng lớn Một số tiêu chí như tỷ lệ hộnghèo, thu nhập bình quân, cơ cấu lao động cần phải có thời gian dài mới có thể đạtđược Năm là, chất lượng quy hoạch chưa cao, một số nơi khi xây dựng quy hoạchkhông căn cứ vào đặc điểm và điều kiện của địa phương, do vậy tính khả thi của quyhoạch còn hạn chế Mặc dù có tiêu chí chung, song mỗi địa phương triển khai quyhoạch xây dựng lại khác nhau, do vậy chưa tạo được sự đồng bộ trên địa bàn Nhiềuđịa phương còn lúng túng trong triển khai thực hiện theo quy hoạch được duyệt, nhất

là xây dựng kế hoạch thực hiện cho từng giai đoạn để chủ động huy động vốn và sự hỗtrợ của Nhà nước Đa số các hạng mục công trình được xây dựng mới chỉ tập trungvào những công trình được hỗ trợ của Nhà nước, còn các công trình huy động cácnguồn vốn khác triển khai còn chậm hoặc chưa được quan tâm đầu tư Bên cạnh đó,quá trình quy hoạch cho các xã nông thôn mới còn thiếu sự tham gia của các nhà khoahọc, nhà đầu tư, các tổ chức Sáu là, một bộ phận người dân còn có tư tưởng trông chờ

ỷ lại vào đầu tư của nhà nước Vì vậy, việc thay đổi tư duy, nhận thức, cách nghĩ, cáchlàm trong một bộ phận cán bộ và người dân gặp không ít khó khăn Trong khi mứchưởng thụ văn hoá của người dân còn thấp, xã hội nông thôn phát sinh nhiều vấn đềbức xúc Môi trường nhiều nơi ngày càng bị ô nhiễm Hệ thống chính trị cơ sở ở nhiềunơi còn yếu; an ninh trật tự xã hội vẫn còn tiềm ẩn một số vấn đề bất ổn là rào cảntrong quá trình xây dựng NTM ở Nghệ An Để giải quyết những vấn đề trên khôngphải trong ngày một ngày hai, trước mắt trong thời gian tới cần quan tâm làm tốt một

số việc sau: Thứ nhất, khẩn trương chỉ đạo, triển khai đôn đốc kiểm tra, xây dựng đề

Trang 38

án cho từng xã, hoàn thiện quy hoạch và tổ chức tập huấn nghiệp vụ Vấn đề cấp bách

là tập trung hoàn thành quy hoạch theo chỉ đạo của Trung ương Cần xây dựng quyhoạch tổng thể của các xã gắn với quy hoạch của huyện và tỉnh, đảm bảo tính đồng bộ

và thống nhất trên địa bàn, tránh tình trạng mạnh địa phương nào thì địa phương đólàm, dẫn đến phá vỡ quy hoạch chung, nhất là quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật Ngoài

ra, tuỳ vào tình hình thực tế của từng địa phương để quy hoạch xây dựng nông thônmới, nhưng cũng nên có quy hoạch mẫu để các địa phương nghiên cứu học tập (quyhoạch mẫu cần phải phù hợp với từng vùng miền của tỉnh như nông thôn, vùng đồngbằng, miền núi, miền biển) Thứ hai, cần xác định rõ mục tiêu chính của chương trìnhxây dựng nông thôn mới là gì? Trước hết, đó là vì lợi ích của người dân, vì không aikhác ngoài người dân mới được hưởng những thành quả từ việc xây dựng nông thônmới mang lại Do đó, điều quan trọng cần làm là giúp người dân nhận thức được sựcần thiết phải xây dựng nông thôn mới, làm cho nông dân hiểu rằng chính họ đóng vaitrò chủ thể, làm cho nông dân luôn suy nghĩ cách tự giúp mình là chính, để tránh trôngchờ ỉ lại nhà nước và làm cho nông dân hiểu rằng, đây cũng là cơ hội hiếm có để pháttriển Chỉ khi thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia thìchương trình mới thực sự thành công như mong muốn Thứ ba, đây là cuộc vận độnglớn mang tính lâu dài và xác định phải vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, do đó, vấn

đề chọn con người có trách nhiệm với nông dân, gần gũi nông dân là hết sức quantrọng Người cán bộ tổ chức thực hiện Chương trình phải có tâm huyết, gắn bó, chia sẻvới nông dân, có quyết tâm chính trị cao, quyết không chịu thua kém với những nơicùng điều kiện, biết chủ động, năng động, sáng tạo và biết tổng kết đúc rút kinhnghiệm, phải kiên trì đeo bám, không được nôn nóng, không cầu toàn nhưng khôngngại khó và không bao giờ chịu buông xuôi Thường xuyên quán triệt quan điểmxuyên suốt, nông dân phải giữ vai trò chủ thể, Nhà nước đóng vai trò làm “bà đỡ”, cónhư vậy mới phát huy được sức mạnh tổng hợp trong nông dân Vận động không đơnthuần chỉ là dùng lời nói mà cả những hành động cụ thể thì mới có thể tạo sự thuyếtphục, nên bản thân người Đảng viên phải gương mẫu, tiên phong trong việc thực hiệncác tiêu chí Thứ tư, để thực hiện thành công các tiêu chí về kinh tế như nâng cao thunhập, hạ thấp tỷ lệ hộ nghèo và chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn thì vấn đề

Trang 39

trước mắt cũng như lâu dài là cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn,trong đó chú trọng tăng việc đào tạo, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuậtcũng như ngoại ngữ, tin học Trong đào tạo, phải chú trọng nguồn nhân lực trẻ ở khuvực nông thôn; khuyến khích và tạo mọi điều kiện tốt nhất để thanh niên nông thônvươn lên làm giàu, gắn bó với nông thôn.

1.2.4 Tình hình thực hiện nông thôn mới trên toàn huyện Hưng Nguyên

Sau 4 năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới(NTM), huyện Hưng Nguyên đã đạt nhiều kết quả đáng phấn khởi Ngoài các xã vềđích năm 2014, nhiều xã đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình xâydựng NTM với những cách làm sáng tạo, linh hoạt mang lại hiệu quả tích cực Nhờvậy, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đã trở thành phong trào mạnh

mẽ, mang tính chất toàn dân Từ đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển theohướng tích cực, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. 

Kết quả rà soát 19 tiêu chí xây dựng NTM theo Thông tư 41 của Bộ Nông nghiệp

và Phát triển Nông thôn, đến nay, trên tổng số 22 xã, ở Hưng Nguyên có 2 xã đạtchuẩn nông thôn mới, đạt 19/19 tiêu chí (xã Hưng Tân, Hưng Tiến), 01 xã đạt 16/19tiêu chí (xã Hưng Phúc), 03 xã đạt 15 tiêu chí (xã Hưng Phú, Hưng Xá, Hưng Thông); 02

xã đạt 14/19 tiêu chí (xã Hưng Thắng, Hưng Tây); 02 xã đạt 12/19 tiêu chí (xã HưngLong, Hưng Châu), 03 xã đạt 10 -11 tiêu chí (xã Hưng Khánh, Hưng Đạo, Hưng Thịnh);

8 xã đạt từ 5-9 tiêu chí, 1 xã đạt 2 tiêu chí So với thời điểm bắt đầu triển khai xây dựngNTM, các xã đạt thêm ít nhất từ 2 đến 6 tiêu chí

Có được kết quả đó, Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTMhuyện Hưng Nguyên đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền thường xuyên vàsâu rộng ý nghĩa cũng như những lợi ích mà chương trình này đem lại cho ngườidân; luôn đổi mới nội dung và hình thức theo từng thời kỳ Nhờ đó đã tạo được sựchuyển biến trong nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên và người dân về nội dung,

ý nghĩa của Chương trình, vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM Do làmtốt công tác này nhiều xã đã huy động được sự đóng góp từ phía người dân và cácdoanh nghiệp trên địa bàn thông qua việc hiến đất, góp tiền, vật tư, vật liệu, hỗ trợ máymóc để xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng  Bên cạnh đó, được sự quan tâm đầu

Trang 40

tư của Nhà nước là nguồn động lực lớn giúp Hưng Nguyên đạt được những kết quảbước đầu đáng phấn khởi.

Tổng nguồn vốn huy động vào chương trình NTM của Trung ương: 24,616 tỷđồng; của tỉnh trên 23,277 tỷ đồng; của huyện: 646 triệu đồng; từ nguồn ngân sách xãlà: 1,072 tỷ đồng Ngoài ra, vốn lồng ghép: 278,457 tỷ đồng; người dân trong toànhuyện đã hiến được trên 17.510 m2 đất; đóng góp 170.086 ngày công và đóng gópbằng tiền 71,646 tỷ đồng, doanh nghiệp đóng góp 19,192 tỷ đồng, vốn tín dụng 9,122

tỷ đồng, vốn huy động khác 4,11 tỷ đồng

Về xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân,được tỉnh Nghệ An hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn, huyện HưngNguyên đã tiến hành phân bổ xi măng cho các xã giúp hoàn thành tiêu chí số 2 là Giaothông Đến nay, tổng số xi măng 3 đợt tỉnh hỗ trợ là 15.662 tấn, trong đó đợt 1 (năm2012) là 3.200 tấn, đợt 2 (năm 2013) là 3.962 tấn và đợt 3 (năm 2014) là 8.500 tấn(trong đó có 2.000 tấn ứng trước của năm 2015) Trên cơ sở chỉ tiêu được giao, UBNDhuyện đã ra quyết định phân bổ chi tiết cho các xã, ưu tiên những xã về đích năm 2014

và 2015 Nhờ đó, huyện đã duy tu, nâng cấp và xây mới được 106km đường GTNT

Từ nguồn vốn trực tiếp từ Chương trình NTM kết hợp với các nguồn vốn hỗ trợ

khác, toàn huyện đã đầu tư 42,4 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp hệ thống đường điện các loại, đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất, dân sinh khu vực nông thôn. Huy động từ

các nguồn lực khác nhau với tổng kinh phí: 32,871 tỷ đồng cải tạo, xây dựng mớitrường học các cấp; 56,097 tỷ đồng xây dựng nhà văn hóa xóm, xã và sân vận

động. Toàn huyện đã xây dựng, nâng cấp được 5 chợ nông thôn, với tổng kinh phí là

Ngày đăng: 13/09/2016, 12:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Bộ tiêu chí quốc gia về NTM - ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN mới tại xã HƯNG đạo – HUYỆN HƯNG NGUYÊN – TỈNH NGHỆ AN
Bảng 1 Bộ tiêu chí quốc gia về NTM (Trang 22)
13  Hình thức tổ chức  sản xuất - ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN mới tại xã HƯNG đạo – HUYỆN HƯNG NGUYÊN – TỈNH NGHỆ AN
13 Hình thức tổ chức sản xuất (Trang 23)
Bảng 2: Dân số được phân bố trong 14 xóm dân cư đến cuối 2010 - ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN mới tại xã HƯNG đạo – HUYỆN HƯNG NGUYÊN – TỈNH NGHỆ AN
Bảng 2 Dân số được phân bố trong 14 xóm dân cư đến cuối 2010 (Trang 44)
Báng 3. Bảng chi tiết sử dụng đất đến cuối năm 2010 - ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN mới tại xã HƯNG đạo – HUYỆN HƯNG NGUYÊN – TỈNH NGHỆ AN
ng 3. Bảng chi tiết sử dụng đất đến cuối năm 2010 (Trang 46)
Bảng 4: Kết cấu 17 tuyến đường trục xã - ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN mới tại xã HƯNG đạo – HUYỆN HƯNG NGUYÊN – TỈNH NGHỆ AN
Bảng 4 Kết cấu 17 tuyến đường trục xã (Trang 47)
Bảng 5: Kết cấu 9,5km đường trục chính nội đồng - ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN mới tại xã HƯNG đạo – HUYỆN HƯNG NGUYÊN – TỈNH NGHỆ AN
Bảng 5 Kết cấu 9,5km đường trục chính nội đồng (Trang 48)
Hình thức bảo hiểm y tế. 30% Đạt - ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN mới tại xã HƯNG đạo – HUYỆN HƯNG NGUYÊN – TỈNH NGHỆ AN
Hình th ức bảo hiểm y tế. 30% Đạt (Trang 56)
Bảng 7. Bảng tổng hợp biến động quy hoạch sử dụng đất - ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN mới tại xã HƯNG đạo – HUYỆN HƯNG NGUYÊN – TỈNH NGHỆ AN
Bảng 7. Bảng tổng hợp biến động quy hoạch sử dụng đất (Trang 58)
Bảng 8. Bảng tổng hợp kinh phí đầu tư xây dựng và khối lượng đào đắp thủy lợi năm 2014 - ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN mới tại xã HƯNG đạo – HUYỆN HƯNG NGUYÊN – TỈNH NGHỆ AN
Bảng 8. Bảng tổng hợp kinh phí đầu tư xây dựng và khối lượng đào đắp thủy lợi năm 2014 (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w