1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG và ẢNH HƯỞNG của XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG đến đời SỐNG NGƯỜI dân xã tây THÀNH HUYỆN yên THÀNH TỈNH NGHỆ AN

63 569 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 537,14 KB

Nội dung

Trong chỉ thị số 41-CT/TW ngày 29/9/1998 của Bộ Chính trị cũng khẳng địnhvới chúng ta rằng “Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế xã hộigóp phần phát triển nguồn nhân

Trang 1

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN XÃ TÂY THÀNH HUYỆN YÊN THÀNH

TỈNH NGHỆ AN

NGUYỄN THỊ DUYÊN

Trang 2

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN XÃ TÂY THÀNH HUYỆN YÊN THÀNH

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Thực tập tốt nghiệp cuối khóa nhằm thực hiện tốt việc “học đi đôi với hành, lýluận gắn liền với thực tiễn”, giúp cho sinh viên rèn luyện được kỹ năng thực hành,thực tế đồng thời thông qua thực tập cuối khóa nhằm bồi dưỡng và rèn luyện cho sinhviên về các phương pháp nghiên cứu khoa học

Được sự phân công của Khoa Kinh Tế và Phát Triển trường Đại học kinh tếHuế, sự nhất trí của giáo viên hướng dẫn và cơ sở thực tập, tôi đã tiến hành thực hiện

đề tài tốt nghiệp “Phân tích thực trạng và ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến

đời sống người dân xã Tây Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An”.

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã bám sát nội dung và phương phápnghiên cứu Tuy nhiên, do kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế, sự am hiểu kiến thứcchuyên ngành chưa sâu nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô

Nhân dịp này, tôi xin cảm ơn chân thành sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình củathầy giáo Thạc Sỹ Trần Minh Trí và các quý thầy cô trong Khoa Kinh Tế và PhátTriển đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản để thực hiện đề tài này

Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến UBND xã Tây Thành huyện YênThành, tỉnh Nghệ An, đặc biệt là bà con nông dân của xã đã cung cấp số liệu thực tếgiúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giađình và bạn bè, đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiệnkhóa luận

Huế, tháng 05 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Duyên

Trang 4

MỤC LỤC

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

SXNN Sản xuất nông nghiệp

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 7

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong điều kiện hội nhập và phát triển, xuất khẩu lao động đã trở thành mộtphần không thể tách rời của hệ thống kinh tế thế giới Xuất khẩu lao động là một lĩnhvực hoạt động kinh tế quan trọng của các quốc gia, nó đem lại những lợi ích kinh tế -

xã hội đáng kể Vấn đề lao động việc làm, thu nhập và thất nghiệp luôn là mối quantâm hàng đầu của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng

Là một xã thuần nông, trong khi quỹ đất nông nghiệp có hạn, dân số ngày càngtăng, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, chất lượng laođộng còn thấp, tỷ lệ lao động nhàn rỗi cao Và đặc biệt hiện nay xảy ra tình trạng mộtkhối lượng lớn lao động qua đào tạo bài bản nhưng lại không thể tìm được công việc

để làm hoặc nếu có thì tỷ lệ làm việc trái nghành rất lớn hoặc một số khác chấp nhậnlàm công nhân trong các doanh nghiệp

Thực trạng đó đặt ra một áp lực lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội xã TâyThành nói riêng cũng như huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An nói chung Xuất khẩu laođộng là một giải pháp rất có ý nghĩa đối với toàn xã, nguồn thu nhập mà các lao độngmang về hằng năm từ nước ngoài đã phần nào trang trải cho cuộc sống của gia đình,giúp cho các hộ gia đình ngày càng khấm khá hơn

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà xuất khẩu lao động mang lại thì cũng cókhông ít những vấn đề tiêu cực nảy sinh Chính từ thực tế đó tôi đã quyết định chọn đề

tài “Phân tích thực trạng và ảnh hưởng của xuất khẩu lao động đến cuộc sống người dân xã Tây Thành huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An” để nghiên cứu.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng hiện tượng đi XKLĐ và những tác động của nóđến hộ nông dân nói riêng, địa phương nói chung Từ đó đề ra những giải pháp chủyếu nhằm góp phần cải thiện và nâng cao tính hiệu quả của xuất khẩu lao động, cảithiện đời sống của người dân

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về vấn đề xuất khẩu lao động

- Đánh giá thực trạng xuất khẩu lao động của toàn xã

Trang 8

- Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ xuất khẩu lao động đến knh tế hộ gia đình.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các vấn đề kinh tế xã hội gắn liền với xuất khẩu lao động,

nghiên cứu trực tiếp các hộ gia đình có lao động xuất khẩu

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp: tập hợp từ các báo cáo, thống kê định kỳ hằng năm, các chủtrương, mục tiêu phát triển kinh tế của xã

Số liệu sơ cấp: thu thập số liệu thứ cấp bằng cách điều tra mẫu ngẫu nhiên 60

hộ gia đình thuộc 3 xóm của toàn xã (trong đó 40 hộ có lao động xuất khẩu và 20 hộkhông có lao động xuất khẩu)

+ Chọn đối tượng điều tra: Chọn 40 hộ có lao động xuất khẩu năm 2014, 20 hộkhông có lao động xuất khẩu năm 2014

+ Thiết kế mẫu điều tra

Chọn 40 hộ gia đình có lao động xuất khẩu năm 2014 thuộc 4 xóm: ChâuThành 1, Hậu Thành 2, Tiên Quang, Rạng Đông 2

Chọn 20 hộ gia đình không có lao động xuất khẩu năm 2014 thuộc 2 xóm:Châu Thành 1 và Hậu Thành 2

Trang 9

Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã tìm hiểu, tham khảo những bài viết củacác tác giả trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.

Phỏng vấn chuyên sâu các chuyên gia lãnh đạo của xã Tây Thành

- Phân tổ theo trình độ văn hóa, chuyên môn, độ tuổi, giới tính

Các số liệu được tiến hành đánh giá, phân loại đem ra so sánh ở các mốc thờigian khác nhau, từ đó đánh giá sự biến động của hiên tương đó là tiêu cực hay tíchcực, mối quan hệ giữa chúng

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

Từ những số liệu thu thập được, tôi tiến hành xử lý và phân tích số liệu

Công cụ để phục vụ nghiên cứu đề tài chủ yếu được trợ giúp bằng chương trìnhExcel

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm nhân lực

Bao gồm tất cả các tiềm năng của con người trong một tổ chức hay xã hội (kể

cả những thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp) tức là tất cả các thành viêntrong doanh nghiệp sử dụng kiến thức, khả năng, hành vi ứng xử và giá trị đạo đức đểthành lập, duy trì và phát triển doanh nghiệp

Trang 10

1.1.2 Khái niệm nguồn nhân lực

Khái niệm nguồn nhân lực được sử dụng rộng rãi ở các nước có nền kinh tếphát triển từ những năm 50 của thế kỷ thứ XX, với ý nghĩa là nguồn lực con người, thểhiện một sự nhìn nhận lại vai trò yếu tố con người trong quá trình phát triển Nội hàmnguồn nhân lực không chỉ bao hàm những người trong độ tuổi lao động có khả nănglao động, cũng không chỉ bao hàm về mặt chất lượng mà còn chứa đựng hàm ý rộnghơn

Trước đây, nghiên cứu về nguồn lực con người thường nhấn mạnh đến chất lượng

và vai trò của nó trong phát triển kinh tế xã hội Trong lý thuyết về tăng trưởng kinh tế,con người được coi là một phương tiện hữu hiệu cho việc đảm bảo tốc độ tăng trưởngkinh tế bền vững thậm chí con người được coi là nguồn vốn đặc biệt cho sự phát triển– vốn nhân lực.Về phương diện này Liên Hợp Quốc cho rằng nguồn lực con người làtất cả những kiến thức kỹ năng và năng lực con người có quan hệ tới sự phát triển kinh

tế xã hội của đất nước Ngày nay, nguồn nhân lực còn bao hàm khía cạnh về số lượng,không chỉ những người trong độ tuổi mà cả những người ngoài độ tuổi lao động

Ở nước ta, khái niệm nguồn nhân lực hiện nay không còn xa lạ với nền kinh tế.Tuy nhiên, cho đến nay quan niệm về vấn đề này hầu như chưa thống nhất Tùy theomục tiêu cụ thể mà người ta có những nhận thức khác nhau về nguồn nhân lực Có thểnêu lên một số quan niệm như sau:

Nguồn nhân lực là toàn bộ khả năng về sức lực, trí tuệ của mọi cá nhân trong tổchức, bất kể vai trò của họ là gì Theo ý kiến này, nói đến nguồn nhân lực là nói đếnsức óc, sức bắp thịt, sức thần kinh và nhìn nhận các khả năng này ở trạng thái tĩnh

Theo giáo sư Phạm Minh Hạc, nguồn nhân lực cần phải hiểu là tổng thể cáctiềm năng lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một côngviệc nào đó (Phạm Minh Hạc, Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào côngnghiệp hoá, hiện đại hoá – 2001)

Như vậy, nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con người (trước hết

& cơ bản nhất là tiềm năng lao động), gồm: thể lực, trí lực, nhân cách của con ngườinhằm đáp ứng yêu cầu của một tổ chức hoặc một cơ cấu kinh tế - xã hội nhất định

1.1.3 Khái niệm lao động

Trang 11

Theo từ điển Tiếng Việt, lao động là hoạt động có mục đích của con người,nhằm tạo ra những của cải vật chất, tinh thần cho xã hội.

Theo giáo trình Kinh tế chính trị Mác-Lênin, lao động là hoạt động có mụcđích, có ý thức của con người nhằm làm thay đổi những vật thể tự nhiên cho phù hợpvới nhu cầu của con người

Như vậy, lao động chính là hoạt động của con người tác động vào giới tự nhiên,làm biến đổi tự nhiên theo những mục đích nhất định của mình Con người có thể dùngsức mạnh của cơ bắp hoặc trí óc để tác động vào tự nhiên biến chúng thành có ích chocuộc sống của mình

1.1.4 Khái niệm nguồn lao động

Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định củapháp luật có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việckinh tế quốc dân

Việc quy định cụ thể về độ tuổi lao động là khác nhau giữa các quốc gia, thậmchí khác nhau qua các thời kỳ trong cùng một quốc gia, tùy thuộc trình độ phát triểncủa nền kinh tế Đa số các nước quy định cận dưới (tuổi tối thiểu) của độ tuổi lao động

là 15 tuổi, còn cận trên (tuổi tối đa) có sự khác nhau (60 tuổi, hoặc 65 tuổi…) Ở nước

ta, theo quy định của Luật Lao động (1994), độ tuổi lao động đối với nam từ 15 tuổiđến 60 tuổi và nữ là từ 15 tuổi đến 55 tuổi

1.1.5 Khái niệm sức lao động

Sức lao động là một khái niệm trọng yếu trong kinh tế chính trị Mác-xít Mácđịnh nghĩa sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trongmột cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗikhi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó Sức lao động là khả năng lao động của conngười, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sángtạo chủ yếu của xã hội Nhưng sức lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn laođộng là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực

1.1.6 Khái niệm việc làm và giải quyết việc làm

Việc làm và giải quyết việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội có tính toàn

Trang 12

cầu, là mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới Ngày nay, quan niệm về pháttriển được hiểu đầy đủ là: Tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội;

phải xoá đói, giảm nghèo, giảm thiểu thất nghiệp.

1.1.6.1 Khái niệm việc làm

Là một hoạt động được thường xuyên thực hiện để đổi lấy việc thanh toán,thường là nghề nghiệp của một người Một người thường bắt đầu một công việc bằngcách trở thành một nhân viên, người tình nguyện, hoặc bắt đầu việcbuôn bán Thời

hạn cho một công việc có thể nằm trong khoảng từ một giờ (trong trường hợp các côngviệc lặt vặt) hoặc cả đời (trong trường hợp của các thẩm phán) Nếu một người đượcđào tạo cho một loại công việc nhất định, họ có thể có một nghề nghiệp Tập hợp hàngloạt các công việc của một người trong cả cuộc đời là sự nghiệp của họ Một công việc

phải có điểm đầu và điểm kết thúc, phải có mục tiêu, kết quả, có nguồn lực.

1.1.6.2 Giải quyết việc làm

Giải quyết việc làm là tạo ra các cơ hội để người lao động có việc làm và tăngthu nhập, phù hợp với lợi ích của bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội

Như vậy giải quyết việc làm là nhằm khai thác triệt để tiềm năng của một conngười, nhằm đạt được việc làm hợp lý và việc làm có hiệu quả Chính vì vậy, giải quyếtviệc làm phù hợp có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với người lao động ở chỗ tạo cơ hộicho họ thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình Trong đó quyền cơ bản nhất làquyền được làm việc nhằm nuôi sống bản thân và gia đình, góp phần xây dựng quêhương đất nước

Giải quyết việc làm có thể hiểu ở các khía cạnh sau đây

Thứ nhất, tạo ra số lượng và chất lượng tư liệu sản xuất.số lượng và chất lượng

tư liệu sản xuất phụ thuộc vào vốn đầu tư, tiến bộ khoa học-kỹ thuật ấp dụng trong sảnxuất và khả năng quản lý, sử dụng đối với các tư liệu sản xuất đó

Thứ hai, tạo ra số lượng và chất lượng sức lao động số lượng lao động phụ

thuộc vào quy mô, tốc độ tăng dân số, các quy định về độ tuổi lao động và sự dichuyển của lao động, chất lượng lao động phụ thuộc vào sự phát triển của giáo dục vàđòa tạo, y tế, thể dục thể thao và và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Thứ ba, thực hiện các giải pháp để duy trì việc làm ổn định và đạt hiệu quả cao,

Trang 13

các giải pháp về quản lý thị trường, kỹ thuật… nhằm nâng cao hiệu quả của việc làm

Chỉ khi nào trên thị trường người lao động và người sử dụng lao động gặp gỡ

và tiến hành trao đổi thì khi đó việc làm được hình thành Giải quyết việc làm cầnđược xem xét cả phía người lao động, người sử dụng lao động và vai trò của nhà nước

Vì vậy, giải quyết việc làm là tổng thể các biện pháp, chính sách kinh tế, xãhội từ vi mô đến vĩ mô tác động đến người lao động có thể có việc làm

1.1.7 Khái niệm về xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là hoạt động mua_bán hàng hoá sức lao động nội địa chongười sử dụng lao động nước ngoài

Người sử dụng lao động nước ngoài ở đây là chính phủ nước ngoài hay cơquan, tổ chức kinh tế nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động trong nước

Hàng hoá sức lao động nội địa: muốn nói tới lực lượng lao động trong nước sẵnsàng cung cấp sức lao động của mình cho người sử dụng lao động nước ngoài

Hoạt động mua_ bán : thể hiện ở chỗ người lao động trong nước sẽ bán quyền

sử dụng sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nhất định cho người sửdụng lao động nước ngoài để nhận về một khoản tiền dưới hình thức tiền lương (tiềncông) Còn người sử dụng nước ngoài sẽ dùng tiền của mình mua sức lao động củangười lao động, yêu cầu họ phải thực hiện công việc nhất định nào đó (do hai bên thoảthuận) theo ý muốn của mình

Nhưng hoạt động mua_bán này có một điểm đặc biệt đáng lưu ý là: quan hệmua_bán chưa thể chấm dứt ngay được vì sức lao động không thể tách rời người laođộng Quan hệ này khởi đầu cho một quan hệ mới_quan hệ lao động Và quan hệ laođộng sẽ chỉ thực sự chấm dứt khi hợp đồng lao động ký kết giữa hai bên hết hiệu lựchoặc bị xoá bỏ hiệu lực theo thoả thuận của hai bên

Trong chỉ thị số 41-CT/TW ngày 29/9/1998 của Bộ Chính trị cũng khẳng địnhvới chúng ta rằng “Xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế xã hộigóp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng caotrình độ tay nghề cho người lao động, tăng thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cườngquan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước.”

Trang 14

Như vậy, XKLĐ là một hoạt động xuất khẩu đặc biệt trong đó hàng hóa đượcbán là sức lao động của con người, chính vì vậy nhà nước, doanh nghiệp XKLĐ cũngnhư bản thân người lao động cần phải hết sức chú ý đến hoạt động này, nó không chỉmang lại thu nhập cao cho người lao động mà còn đóng một vai trò rất lớn trong sựphát triển của mỗi quốc gia.

1.2 Xuất khẩu lao động trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

1.2.1 Di cư quốc tế

Khi thị trường thế giới ngày càng mở rộng, việc di cư có cơ hội được thực hiện

dễ dàng thông qua các quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, các tổ chức kinh tế, khi đó di

cư lao động sẽ ngày càng trở thành hiện tượng phổ biến gắn với các hoạt động của cácquốc gia thì thuật ngữ XKLĐ sẽ được sử dụng rộng rãi

Trong thực tế XKLĐ diễn ra bằng hai con đường chính thức và phi chính thức

Di cư lao động bằng con đường chính thức là việc XKLĐ thông qua các chínhphủ, các tổ chức kinh tế hoặc pháp nhân, cá nhân được sự đồng ý của chính phủ nước

đi và nước đến hay còn gọi là di cư lao động theo hợp đồng giữa các tổ chức kinh tế,

cá nhân XKLĐ bằng con đường chính thức ngày càng tăng về số lượng và chủng loại

Di cư lao động không chính thức hay còng gọi là di cư lao động không theo hợpđồng, là việc di cư lao động bằng con đường không thông qua Nhà nước của nước đi

và đến Lao động di cư theo hình thức này được thực hiện bằng cách thông qua các tổchức buôn lậu người để vào nước sử dụng lao động, thông qua hình thức du lịch, thămthân nhân, sau đó ở lại nước sử dụng lao động trốn khỏi nơi chỉ định và làm việc Đây

là hình thức di cư có thể gặp nhiều rủi ro và nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực

Xem xét hiện tượng di cư lao động quốc tế trong qua trình lịch sử cho thấy cómột số nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, sự chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các quốc gia, giữa các vùngtạo ra luồng lao động di cư Lịch sử phát triển kinh tế các quốc gia trên thế giới chothấy việc di cư có thể do chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai nhưng luồng di cư do kinh tếchiếm nhiều nhất Do quy luật phát triển không đều giữa các quốc gia, khu vực nêndân cư nước này, khu vực này có mức sống cao hơn khu vực kia Từ đó dẫn đến dân

cư ở khu vực có mức sống thấp có xu hướng di cư đến những nơi có mức sống cao

Trang 15

hơn Về phía các nước nhập cư, sự tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia, khu vực thườngkéo theo sự phát triển và mở rộng sản xuất dịch vụ Khi đó, nguồn lao động trong nướckhông đáp ứng đủ nhu cầu về số lượng vì vậy gây nên tình trạng thiếu hụt lao động.

Để đảm bảo cho sự phát triển, các nước này phải tính đến việc nhập khẩu lao độngnước ngoài

Thứ hai, sự mất cân đối nguồn lao động với số chỗ làm việc trong nước cũng lànguyên nhân của việc di cư lao động Tại một số nước đang phát triển có tỷ lệ tăng dân

số hằng năm cao, nguồn nhân lực dồi dào trong khi sản xuất trong nước không đápứng đủ nhu cầu việc làm khiến các nước này phải đương đầu với sức ép về dân số vàviệc làm Tình trạng thất nghiệ tăng lên Trong khi đó, có những nước đất rộng ngườithưa, có nhu cầu khai thác đất đai, tài nguyên cho sự phát triển tuy nhiên không thểđáp ứng đủ nhu cầu lao động Bên cạnh đó cũng có một số nước có trình độ phát triển ,thu nhập bình quân đầu người cao, trình độ dân trí cao, tỷ lệ sinh thấp, đời sống vậtchất ngày càng cao, có điều kiện chăm sóc con người ngày càng tốt nên tỷ lệ chết thấp

Từ đó làm cho dân só ngày càng già đi, người trong độ tuổi lao động ngày càng giảmdần, dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động Các nước như Đức, Nhật Bản, Thụy Sỹđang rơi vào tình trạng này

Thứ ba, sự phân bổ tài nguyên địa lý không đồng đều giữa các nước cũng làmột trong những nguyên nhân tạo nên luồng lao động di cư Đối với nhiều nước, khuvực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, việc khai thác nguồn tài nguyên ngoàiviệc đòi hỏi vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý thì lao động thì lao động cũng là mộtyếu tố không thể thiếu để bù đắp lượng lao động còn thiếu là cần thiết và hợp lý

1.2.2 Xuất khẩu lao động

1.2.2.1 Vai trò của xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển củamỗi quốc gia, đặc biệt là những nước có nền kinh tế đang phát triển

Trước hết, XKLĐ có vai trò đặc biệt trong giải quyết việc làm và ổn định thịtrường lao động Đối với quốc gia có nền kinh tế chưa phát triển thì khối lượng việclàm tạo ra cho xã hội là rất hạn chế so với khối lượng lao động trong độ tuổi lao động

Trang 16

rất dồi dào của họ Bởi vậy, thất nghiệp và giải quyết việc làm luôn là vấn đề đau đầucủa các nhà lãnh đạo quốc gia.

Không chỉ đơn thuần mang tính chất giải quyết việc làm cho lao động dư thừa

mà còn góp phần rất lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của đất nước nhờ cókhoản thu nhập tương đối cao so với mức lương trong nước Điển hình như thu nhậpbình quân của lao động tại Malaysia là 500-600 USD/tháng, tại Đài Loan là 700-1000USD/ tháng…

Với số ngoại tệ gửi về nước mỗi năm lên đến 1,8 đến 2 tỷ USD, xuất khẩu laođộng ở Việt Nam đã trở thành một trong những ngành nghề mang lại nguồn ngoại tệlớn cho đất nước Không dừng lại ở đó, xuất khẩu lao động còn góp phần làm tăng thungân sách nhà nước nhờ những khoản thuế thu từ hoạt động của các doanh nghiệp xuấtkhẩu lao động và từ khoản ngoại tệ lao động gửi về nước Như vậy,XKLĐ vừa trựctiếp vừa gián tiếp góp phần thúc đẩy sự phát triển và ổn định xã hội

Xuất khẩu lao động còn là một trong những công cụ hữu hiệu cho việc chuyểngiao công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngoài thông qua quá trình đào tạo và làmviệc ở nước ngoài của người lao động Từ đó sẽ người lao động sẽ ngày càng đượcnâng cao tay nghề của mình, có tác phong công nghiệp và ý thức kỷ luật cao hơn

Hoạt động xuất khẩu lao động cũng là cầu nối để các quốc gia tăng cường quan

hệ hợp tác về mọi mặt, giúp cho sự giao lưu giữa các nền văn hóa trên thế giới ngàycàng được mở rộng

1.2.2 Đặc điểm của xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động mang tính tất yếu khách quan

Xuất khẩu lao động diễn ra chủ yếu là do giữa các nước trên thế giới có sựchênh lệch về kinh tế-xã hội Những nước có nền kinh tế phát triển mạnh thường cónhiều lao động có tay nghề cao, lao động cho những công việc vất vả, nặng nhọc, độchại hoặc những công việc có thu nhập tương đối thấp so với thu nhập chung của xãhội Điều ngược lại diễn ra tại những quốc gia nghèo, quốc gia đang phát triển, nơi màdân số đông nên rất dồi dào về lao động song nền kinh tế chậm phát triển nên trình độlao động còn thấp chủ yếu là lao động giản đơn cộng thêm mức thu nhập thấp, thiếu

Trang 17

việc làm, thiếu hụt những chuyên gia có trình độ chuyên môn, kỹ thuật Đó cũng lànguyên lý chính của quy luật cung-cầu trong nền kinh tế thị trường.

Xuất khẩu lao động là một hoạt động xuất nhập khẩu đặc biệt

Trong hoạt động xuất khẩu lao động, người lao động sẽ đem “bán” sức laođộng của mình cho chủ sử dụng lao động ở nước ngoài và nhận về khoản tiền công làtiền lương được trả Chính vì sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt nên tính chấtcủa xuất khẩu lao động không chỉ đơn thuần như hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóathông thường, tranh chấp về hàng hóa giữa các nước đã là một việc khó giải quyết baonhiêu thì tranh chấp và những vi phạm trong việc xuất khẩu lao động giữa các nước lạicàng khó giải quyết và xử lý hơn rất nhiều Bởi đó mà đòi hỏi phải có sự quản lý vàquan tâm đặc biệt của nhà nước

Xuất khẩu lao động mang tính lợi ích cao

Đối với quốc gia hoạt động xuất khẩu lao động mang lại một khoản thu chongân sách nhà nước nhờ khoản thuế thu từ hoạt động của các công ty, doanh nghiệpxuất khẩu lao động và khoản ngoại tệ người lao động gửi về nước

Đối với các doanh nghiệp, công ty xuất khẩu lao động thì hoạt động xuất khẩulao động mang lại lợi ích trước hết cho các nhân viên của doanh nghiệp nhờ vào cáckhoản thu từ chi phí môi giới, phí đào tạo… sau đó mang lợi ích cho chủ doanh nghiệpnhờ khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động của doanh nghiệp nhờ khoản lợi nhuận thuđược từ hoạt động của doanh nghiệp

Đối với các đối tượng đi xuất khẩu lao động và người xuất khẩu, khoản lợi ích

mà họ nhận được chính là khoản tiền lương họ được nhận và gửi về nước cho ngườithân Khoản tiền đó còn có thể trở thành khoản vốn đầu tư cho những người lao độngsau khi họ trở về nước, giúp họ làm giàu và cải thiện cuộc sống của gia đình và bảnthân

Đặc biệt, khi xuất khẩu lao động họ có thể nâng cao trình độ tay nghề, trình độngoại ngữ một cách đáng kể

Không chỉ mang lại lợi ích cho các quốc gia đưa lao động đi xuất khẩu mà đốivới các nước tiếp nhận lao động cũng mang lại những lợi ích không nhỏ Trước tiên nó

Trang 18

bù đắp được một lượng đang bị thiếu hụt, kế đến là khoản tiền lương phải trả cho laođộng nước ngoài là tương đối rẻ so với khoản lương phải trả cho lao động trong nước

Xuất khẩu lao động mang tính xã hội cao

Xuất khẩu lao động không chỉ đơn thuần là hoạt động kinh tế mà nó còn mangtính xã hội rất cao Việc xuất khẩu lao động giúp cho các quốc gia giải quyết đượcphần nào những hạn chế của thị trường lao động như giải quyết việc làm cho lao động

dư thừa, giảm thiểu thất nghiệp ở những quốc gia đưa lao động đi xuất khẩu và giảiquyết tình trạng thiếu hụt lao động ở những nước tiếp nhận

Xuất khẩu lao động cũng góp phần cải thiện đời sống của nhân dân thông quakhoản thu nhập mà người lao động gửi về cho gia đình và người thân Đây cũng là mộtbiện pháp hiệu quả để thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo cho nhân dân

Xuất khẩu lao động có tính cạnh tranh cao

Cũng giống như mọi hoạt động kinh tế khác, hoạt động xuất khẩu lao độngcũng được đặt trong môi trường cạnh tranh gay gắt Sự cạnh tranh đến trước hết là từphía người lao động với nhau Bởi số lượng lao động được chọn đi xuất khẩu lao độngsang các nước là có hạn mà dân số đông Họ phải cạnh tranh nhau trên con đường điđến việc có một suất đi lao động nước ngoài

Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa những người lao động mà còn giữa cácdoanh nghiệp xuất khẩu lao động Họ phải cạnh tranh nhau khi cùng xuất khẩu laođộng vào một thị trường, khi cùng hoạt động trên một địa bàn

Xuất khẩu lao động là hoạt động có tính rộng rãi trên toàn thế giới

Nghe nói đến xuất khẩu lao động có thể người ta chỉ nghĩ rằng việc làm đó chỉdành cho những quốc gia đang và kém phát triển, nơi mà nguồn lao động rất dồi dào.Song thực tế không phải như vậy, hoạt động xuất khẩu lao động diễn ra trên hầu hếtcác nước kể cả các nước phát triển Đối với nước có nền kinh tế phát triển thì họ xuấtkhẩu lao động của nước mình sang những nước phát triển khác để làm việc hoặc tớicác quốc gia đang phát triển thông qua các chương trình, dự án đầu tư

Đặc điểm nối bật của hoạt động xuất khẩu lao động ở các nước phát triển là laođộng xuất khẩu của họ là lao động có chất lượng, trình độ và tay nghề cao, còn cácnước nghèo, đang phát triển thì hầu hết là lao động giản đơn

Trang 19

Xuất khẩu lao động phụ thuộc nhiều vào chính sách của quốc gia

Xuất khẩu lao động là hoạt động có liên quan đến mối quan hệ hợp tác giữa cácquốc gia với nhau bởi thế chính sách của mỗi quốc gia có liên quan mật thiết đến hoạtđộng xuất khẩu lao động Chính sách, pháp luật của quốc gia đưa lao động đi xuấtkhẩu có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu lao động của nước đó là điều đương nhiên

vì nó quyết định đến sự khuyến khích hay hạn chế xuất khẩu của hoạt động xuất khẩulao động Tuy nhiên chính sách, pháp luật của quốc gia tiếp nhận lao động cũng có ảnhhưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu lao động

Ví dụ: một quốc gia đưa ra chính sách hạn chế lượng người nước ngoài nhập cưthì ngay lập tức sẽ hạn chế hoạt động xuất khẩu của những quốc gia có lao động đi làmviệc tại nước đó và ngược lại

1.2.3 Mối quan hệ xuât khẩu lao động và giả quyết việc làm trong hội nhập kinh tế quốc tế

Xuất khẩu lao động là một biện pháp để giải quyết việc làm cho người laođộng Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý rằng việc tiến hành xuất khẩu lao động hiện nay

đã bước sang một thời kỳ mới_ thời kỳ xuất khẩu lao động chịu sự tác động của quátrình hội nhập kinh tế quốc tế Quá trình này sẽ tạo ra những thuận lợi và cả những khókhăn cho công tác xuất khẩu lao động Vì thế, cần có những chiến lược, chính sách vàbịên pháp cụ thể cho xuất khẩu lao động Và chúng ta cũng cần khẳng định rằng: baphạm trù trên có mối quan hệ rất chặt chẽ, không thể tách rời Giải quyết việc làmtrong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những yêu cầu, những thách thức khônggiống giai đoạn trước Người lao động không chỉ cần có việc làm, có thu nhập đủ sống

mà cần cả những môi trường làm việc đảm bảo sự an toàn, tính mạng, sức khoẻ chohọ; cần cả những phúc lợi xã hội mà họ sẽ nhận được thông qua quá trình lao động Vàxuất khẩu lao động với tư cách là một giải pháp tạo việc làm sẽ phải có những bước đinhư thế nào để đáp ứng được những yêu cầu trên Ngược lại, trong quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế sự di chuyển tự do lao động quốc tế sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn và đó cóthể là nguy cơ đẩy cao sự mất việc làm của người lao động trong nước, tạo sức ép việclàm tăng lên Tuy vậy, hội nhập kinh tế quốc tế cũng còn có thể tạo ra nhiều cơ hộiviệc làm cho lao động trong nước, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu lao động góp

Trang 20

phần giải quyết việc làm Tóm lại, giữa xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm, hộinhập kinh tế quốc tế luôn có mối quan hệ tác động qua lại và mang tính biện chứng.

1.3 Quy trình xuất khẩu lao động

Trong mỗi một giai đoạn, xuất khẩu lao động đều có một quy trình xuất khẩuriêng, phù hợp với tính chất của từng giai đoạn Trong thời kỳ đầu (1980 – 1990),quy trình xuất khẩu lao động được thực hiện chủ yếu trêu cơ sở Hiệp Định được kýkết giữa hai Chính phủ, thoả thuận ngành với ngành Cơ chế xuất khẩu lao động dựatrên mô hình nhà nước trực tiếp ký kết và tổ chức thực hiện đưa người lao động đilàm việc ở nước ngoài, các doanh nghiệp không trực tiếp tham gia đàm phán, ký kếthợp đồng, đồng thời các công đoạn cũng ít phức tạp hơn Tuy nhiên, trong giaiđoạn hiện nay quy trình xuất khẩu lao động Việt Nam đã có nhiều thay đổi, các doanhnghiệp phải tự vận động tìm kiếm và xúc tiến xuất khẩu lao động Nhà nước chỉ đóngvai trò hỗ trợ trong việc đàm phán cấp cao chứ không đóng vai trò chủ đạo nhưtrước kia Do vậy, xuất khẩu lao động Việt Nam hiện tại chủ yếu được thực hiện theocác bước sau đây:

Về phía nhà nước

Nhà nước chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việchướng dẫn, tư vấn và đưa hợp tác lao động vào các chương trình làm việc, đàm pháncấp cao giữa hai chính phủ với các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới cókhả năng

tiếp nhận lao động Việt Nam

Về phía doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

- Chủ động tìm kiếm thị trường

- Đàm phán ký thoả thuận (hợp đồng)

- Tuyển chọn lao động

- Đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động

+ Ngoại ngữ, kỷ luật lao động

+ Phong tục, tập quán nước đến

- Phổ biến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động

- Tổ chức khám tuyển

Trang 21

- Đưa lao động đi.

- Quản lý lao động ở nước ngoài

- Tiếp nhận lao động trở về và thanh lý hợp đồng

- Tái xuất (nếu pháp luật của nước tiếp nhận cho phép và doanh nghiệp đó yêu

cầu).

1.4 Kinh nghiệm xuất khẩu lao động ở một số quốc gia trong khu vực

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập nền kinh tế, sự cạnh tranh ngày càng trởnên khốc liệt, hàng loạt các nước thuộc Châu Á có lao động xuất khẩu, từ nhiềuthập kỷ trở lại đây đều đưa ra những chính sách phát triển và ít nhiều đã tạo dựngđược nền tảng vững chắc và thành công bước đầu, đặc biệt là các nước xuất khẩulao động: Banglades, Ấn Độ, Pakistan, Srilanka, Indonesia, Philipin, Thailand, TrungQuốc… hằng năm nhờ vào giá nhân công thấp, các nước xuất khẩu lao động Châu Átìm mọi cơ hội để cạnh tranh với chính các nước cùng xuất khẩu lao động trong khuvực cũng như các nước khác trên thế giới và kết quả là hàng năm có hàng triệu laođộng từ các nước này được đưa đi làm việc ở nước ngoài và đem về cho đất nướcmình một lượng ngoại tệ khổng lồ Trong những năm 80, Việt Nam ta có khoảnggần 300.000 lao động làm việc tại các nước Đông Âu, Liên xô, Iraq và một sốnước thuộc Châu Phi khác Trong những năm gần đây, lao động Việt Nam đưa đingày một tăng và tương đối ổn định, trung bình khoảng 30.630 lao động/năm

Các nước phát triển: Anh, Pháp, Canada, Đức… cũng không đứng ngoàicuộc, phần lớn họ đưa lao động ra nước ngoài làm việc chủ yếu là các chuyên gia

để thu ngoại tệ cho đất nước, đồng thời mỗi năm họ cũng vẫn tiếp nhận hàng vạn laođộng từ các nước khác đến làm việc

1.5 Kinh nghiệm, bài học kinh nghiệm của một số nước Đông Nam Á về xuất khẩu lao động

Cơ chế quản lý và chính sách xuất khẩu lao động đã được quy định rất rõràng trong bộ luật lao động năm1973 đối với Philppin và 1985 đối với Thái Lan

Bộ luật này đã tạo cơ sở cho việc xúc tiến mạnh mẽ xuất khẩu lao động dư thừacho tới khi nền kinh tế trong nước có thể tự đáp ứng hết số người đến tuổi lao động

Trang 22

Để thực hiện được các mục tiêu đó, Chính phủ Philippin và Thai Lan đã cónhững biện pháp quản lý đặc biệt và đã gặt hái được những thành công quantrọng trong những năm qua.

1.5.1 Philippin

Thành lập 3 cơ quan chuyên trách, độc lập thuộc Bộ Lao động và việc làm:

- Ban phát triển việc làm ngoài nước: chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạtđộng về tuyển mộ và bố trí lao động trên đất liền

- hội đồng thủy thủ quốc gia: chịu trách nhiệm về quản lý mọi hoạt động củacác doanh nghiệp tuyển mộ thủy thủ đi làm trên biển

- Văn phòng dịch vụ việc làm: chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổchức tuyển dụng đã được cấp giấy phép trong việc bố trí việc làm ngoài nước chođến khi kết thúc hợp đồng

Chính phủ Philippin thực hiện quản lý các doanh nghiệp thuộc khu vực tưnhân bằng một cơ quan quản lý duy nhất là Cục Quản lý việc làm ngoài nước Cơquan này chịu trách nhiệm về phát triển thị trường và cấp giấy phép, giám sát cácdoanh nghiệp đã được cấp giấy phép Hỗ trợ người lao động trước khi đi lao động ởnước ngoài, tại nơi làm việc và sau khi lao động về nước

Nhằm thực hiện tốt các nhiện vụ trên, Chính phủ Philippin đã quy định tất cảviệc thuê mướn, tuyển dụng lao động Philippin phải thông qua Cục Quản lý việc làmngoài nước hoặc công ty tuyển mộ được cấp phép, phải tổ chức đào tạo và huấnluyện cho người lao động trước khi đi Cho phép xuất khẩu cả những lao động cótrình độ đặc biệt, thành lập các quỹ lao động, quảng cáo và tổ chức đăng ký nguồnnhưng phải nói rõ nguồn và không được thu lệ phí của người lao động đến tuyển.Chính phủ Philippin cũng quy định: Đối với các doanh nghiệp muốn được cấpgiấy phép xuất khẩu lao động phải có giấy phép đăng ký kinh doanh, đồng thời phải

có khả năng về tài chính, có tài sản thế chấp từ 12.500USD trở lên, phải nộp mộtkhoản tiền đặt cọc 5000USD, phải nộp một khoản tiền bảo lãnh là 7.500USD và lệphí xin cấp giấy phép 300USD cùng với đơn xin cấp giấy phép Giấy phép có giá trịtrong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp và có thể gia hạn bằng với thời gian giá trị

Trang 23

giấy phép Giấy phép phải được tuân thủ theo các điều kiện sau:

- Không được phép chuyển nhượng, giấy phép được cấp cho loại lao độngnào thì chỉ được phép tuyển loại lao động đó Những thay đổi về nhân sự, trụ sởgiao dịch, phải báo cáo và được sự chấp thuận của Cục Việc làm ngoài nước

Chính phủ Philipin cũng có những quy định hết sức chặt chẽ trong việcđảm bảo quyền lợi của người lao động và lợi ích quốc gia nh quy địn về thủ tục, tiêuchuẩn tuyển người lao động đi nước ngoài làm việc

Trong hoạt động xuất khẩu lao động, Chính phủ Thái Lan thực hiện hai chứcnăng: Điều phối các hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân trong xuất khẩu laođộng

(kể cả trong nước lẫn ngoài nước)

- Văn phòng quản lý lao động ngoài nước thuộc Tổng cục lao động (Bộ Nộivụ), là cơ quan Chính phủ cao nhất thực hiện các chức năng trên, có nhiệm vụ cấpgiấy phép và quản lý các hoạt động của các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép.Chính phủ Thái Lan cũng có chính sách hỗ trợ một phần quỹ phúc lợi cho người laođộng, số còn lại người lao động phải đóng góp Quỹ này chủ yếu dùng để hỗ trợ hànhchính và tài chính cho người lao động trước khi đi và khi trở về gặp nhiều khó khănnhư: Hồi hương, tai nạn, chết và trợ cấp khó khăn cho người lao động

Thái Lan cũng cho phép xuất khẩu những lao động có trình độ cao và cho phépmọi cá nhân có thể tự tìm kiếm việc làm ở nước ngoài và Chính phủ cũng cho phépcác doanh nghiệp xuất khẩu lao động thu một phần lệ phí xuất khẩu lao động nhưngchỉ bằng 1 tháng lương của người lao động, nếu không đi được thì doanh nghiệp

Trang 24

phải hoàn trả lại cho người lao động.

1.5.3 Indonesia

Indonesia là một nước xuất khẩu lao động lâu năm, ngay từ những năm 1930đến những năm 1950 đã có hơn 200.000 người Indonesia di cư lao động sang các đảocủa Malaysia Theo số liệu của Bộ Nhân lực Indonesia thì số lượng lao động Indonesia

ra nước ngoài làm việc trong giai đoạn 1969 đến 1993 là 877.400 (số lượng tăng lênrất nhanh từ 7.400 người trong những năm 1970 lên đến hơn 405.000 người nhữngnăm 1989 - 1993 là hơn 465.000 người) Vào những năm 1994 - 1998 số lượng ngườilao động Indonesia làm việc ở nước ngoài đã gia tăng rõ rệt từ 2,1 triệu người lên 3,2triệu người Vào năm 1999 số lượng lao động muốn tìm kiếm việc làm ở nước ngoàigia tăng đáng kể Bộ Nhân lực đã thống kê trong năm 1999 có khoảng 2,3 triệu ngườiđăng ký muốn làm việc ở nước ngoài Năm 2000, sức ép từ nạn thất nghiệp đã trở nênnghiêm trọng do mức tăng trưởng kinh tế năm 1999 chỉ đạt mức 4% Từ tháng 1/1999đến tháng 6/2000, theo thống kê, Chính phủ đã đưa được khoảng 590.000 lao độngsang làm việc ở nước ngoài Nguồn thu nhập ngoại tệ chuyển về nước từ năm 1996đến năm 1999 vào khoảng 2,72 tỷ USD, trong đó lớn nhất là từ khu vực Châu Á TháiBình Dương, tiếp sau đó là khu vực Trung Đông

Thị trường lao động của Indonesia ở nước ngoài tập trung vào các nước và khuvực như Đông Nam Á (Malaysia, Singapore,Brunei), Đông Bắc Á (Đài Loan, HànQuốc và Nhật Bản), Trung Đông, Bắc Mỹ, Úc và Tây Âu Trong đó tập trung nhiềunhất là A Rập Saudi, Malaysia Singapo, Đài Loan, Hà Lan, Mỹ

Để đẩy mạnh xuất khẩu lao động, Indonesia xây dựng chính sách về hệ thốngtuyển mộ và đào tạo lao động, chính sách đưa lao động ra nước ngoài làm việc vàchính sách quan hệ hợp tác lao động với nước ngoài Chính phủ Indonesia can thiệpvào hoạt động xuất khẩu lao động thông qua quản lý và chỉ đạo chương trình việc làmngoài nước

Năm 1994 Chính phủ đã ban hành nghị định số PER - 02/MEN 1994, trong đóquy định các thủ tục và hệ thống tuyển mộ lao động; các điều kiện và yêu cầu của tổchức tuyển mộ; quy trình đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, trình tự giải quyếttranh chấp và các vấn đề pháp lý Quy định này đảm bảo cho người lao động không bị

Trang 25

lạm dụng bóc lột và đảm bảo được tiền lương phù hợp cho họ, an toàn về công việccủa họ ở nước ngoài cho đến khi họ về nước.

1.5.4 bài học kinh nghiêm

1.5.4.1 Vai trò của nhà nước

Để có thể tồn tại và phát triển phù hợp với những xu hướng vận động của nềkinh tế thế giới và quá trình hội nhập kinh tế đang diễn ra trong khu vực và trên thếgiới, xuất khẩu lao động càng phải nhận được sự quan tâm, hướng dẫn chỉ đạo đặcbiệt từ phía Nhà nước Cho nên muốn hay không muốn thì vai trò của nhà nướctrong bối cảnh hiện nay và kể cả trong tương lai vẫn đóng một vai trò quan trọng vàcần thiết trong việc hoạch định chính sách phát triển xuất khẩu lao động, nhằm đápứng những yêu cầu cấp thiết trong tình hình mới Thực tế đã chứng minh, càngngày xuất khẩu lao động càng được các chuyên gia đưa vào hoạch định chính sáchphát triển kinh tế, coi xuất khẩu lao động là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn,quan trọng của đất nước trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của nướcmình Do đó để thực hiện tốt những mục tiêu có tính chất chiến lược đã đượchoạch định, Nhà nước phải ban hành hệ thống luật pháp, cơ chế và chính sách nhằm:

+ Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động xuất khẩu lao động phát triển

+ Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu lao độngphát triển

+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động

1.5.4.2 Thu nhập và quyền lợi kinh tế, vấn đề không chỉ đối với người lao động

Trong một vài thập kỷ trở lại đây, vấn đề nguồn thu ngoại tệ thu được từ laođộng xuất khẩu đã có tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều quốc gia xuấtkhẩu lao động, trong đó có Việt Nam chúng ta Trong điều kiện suy thoái nền kinh

tế, chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước phát triển đã tạo nên sức ép lên cán cânthanh toán của những nước chậm và đang phát triển, thì nguồn kiều hối từ xuất khẩulao động trở thành một nguồn quan trọng trong việc làm cân bằng cán cân thanhtoán Bên cạnh đó, một số quốc gia đã đưa lượng kiều hối từ xuất khẩu lao độngvào tính toán thu nhập quốc dân Chính những vấn đề này buộc chúng ta phải thừanhận vai trò tích cực và những thay đổi do xuất khẩu lao động đã mang lại cho

Trang 26

tổng nguồn thu của nền kinh tế quốc gia Vì vậy, không một quốc gia nào khi làmcông tác xuất khẩu lao động lại chỉ chú ý và đảm bảo thu nhập kinh tế, quyền lợi

cá nhân người lao động, mà không tính đến những lợi ích quốc gia

1.5.4.3 Việc làm khi lao động trở về nước.

Thông thường, phần lớn các nước xuất khẩu lao động đều thuộc diện nhữngnước kém, chậm và đang phát triển, đông dân, lao động dư thừa, thiếu vốn đầu tưsản xuất trong nước, khan hiếm việc làm nên khó có khả năng thu hút và đáp ứngđược nhu cầu việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động trong nước Do đó nênsau khi kết thúc hợp đồng lao động trở về, có một bộ phận người lao động trước khi đi

họ đã có việc làm ổn định, nay trở về thường có tâm lý không trở lại nghề cũ mà tìmcách tiếp cận với công việc khác nhẹ nhàng và có thu nhập cao hơn Bên cạnh đó, một

bộ phận những người lao động khác, khi trở về họ thực sự không thể tự tìm kiếm đượcviệc làm mới, kể cả trở lại nghề cũ hoặc tìm được những công việc có thu nhậpkhông đáng kể Vì thế, phần lớn trong số họ lại mong muốn được tiếp tục đi xuất khẩulao động một lần nữa Tuy vậy, do chúng ta chưa thực sự ý thức được vấn đề hậu xuấtkhẩu lao động, nên thường thì người lao động khi trở về nước lại phải bắt đầu tìmkiếm từ đầu một khi họ muốn tiếp tục ra nước ngoài làm việc Chính vì vậy màkhông phải ai muốn trở lại hoặc sang một nước khác có điều kiện làm việc, thu nhậptốt hơn cũng có thể sang được Việc mong muốn được tiếp tục ra nước ngoài làmviệc vẫn còn là một chuyện cực kỳ khó khăn đối với phần đông người lao động, nênmới dẫn đến tình trạng người lao động bỏ trốn ra làm việc và sống lưu vong ở chínhnước mình đến lao động Trong khi đó, ở một số quốc gia cùng xuất khẩu lao độngnhư Philippine, Thái Lan, Pakistan… một khi người lao động đã hoàn thành hợpđồng trở về, họ thường được chính doanh nghiệp vận động tái xuất bằng những chínhsách ưu tiên đặc biệt, nhằm khuyến khích người lao động tiếp tục trở lại nước cũ, hoặc

là sang lao động ở một nước khác có điều kiện làm việc tốt hơn, nên có rất nhiều laođộng tham gia tái xuất, thậm chí có rất nhiều lao động cả đời chỉ đi lao động ở nướcngoài Đây là chính sách hậu xuất khẩu rất quan trọng mà các quốc gia này đã quantâm và khai thác triệt để từ lâu, nó cũng có thể coi là biện pháp hạn chế thất nghiệphậu xuất khẩu mà Việt Nam chúng ta cần quan tâm và phát triển hơn nữa

Trang 27

1.6 Sự cần thiết của xuất khẩu lao động ở Việt Nam

Thực tế cho thấy nước ta là một quốc gia đông dân, khoảng hơn 90 triệu người.Theo số liệu thống kê năm 2014 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội,nước ta có khoảng 55 triệu người đang ở độ tuổi lao động, hàng năm tăng thêm 1,2triệu lao động

Với tình trạng tốc độ phát triển nguồn lao động nêu trên, mâu thuẫn giữa laođộng và việc làm ngày càng trở nên gay gắt đối với nền kinh tế Nếu không giảiquyết một cách hài hoà và có những bước đi thích hợp giữa mục tiêu kinh tế và xã hội

sẽ dẫn tới mất ổn định nghiêm trọng về mặt xã hội Cùng với hướng giải quyết việclàm trong nước là chính, xuất khẩu lao động là một định hướng chiến lược tích cựcquan trọng, lâu dài, cần phải được phát triển lên một tầm cao mới, phù hợp với vai tròcủa nó Đó cũng là xu hướng chung mà nhiều nước xuất khẩu lao động đã quan tâmphát triển từ nhiều thập kỷ trước đây

Để giải quyết được vấn đề này, xuất khẩu lao động đã trở thành một lĩnh vựccứu cánh cho bài toán giải quyết việc làm không những của Việt Nam mà còn đối với

cả hầu hết các nước xuất khẩu lao động trong khu vực và trên thế giới, vì đây là lĩnhvực đạt được liền lúc cả hai mục tiêu kinh tế – xã hội: vừa đảm bảo mục tiêu giảiquyết công ăn việc làm, vừa tạo nguồn thu ngoại tệ mạnh để phát triển kinh tế xã hộitrong nước

1.7 Qúa trình hình thành và phát triển của hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam

Việt Nam bắt đầu xuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở nướcngoài từ những năm 1980, từ đó đến nay, cùng với sự đổi mới chung về cơ chế quản

lý kinh tế của đất nước, cơ chế xuất khẩu lao động cũng đã có nhiều thay đổi, phùhợp với tình hình phát triển của đất nước và quan hệ quốc tế trong từng thời kỳ

Có thể thành ba thời kỳ chính:

1.7.1 Thời kỳ đầu (1980 – 1990).

Trong những năm đầu của thập kỷ 70 và nhất là sau khi đất nước thống nhất,nhiều nước đã đặt vấn đề hợp tác sử dụng lao động với nước ta Đảng và Nhà nước

Trang 28

đã có những chủ trương, chính sách rất rõ ràng về vấn đề này.

Trong giai đoạn này, hoạt động xuất khẩu lao động chủ yếu dựa trên quan hệhợp tác sử dụng lao động giữa Việt Nam với các nước Xã Hội Chủ Nghĩa thông quacác hiệp định Chính phủ và các thỏa thuận giữa ngành với ngành Cơ chế xuất khẩulao động chủ yếu dựa trên mô hình Nhà nước trực tiếp ký kết và triển khai tổ chứcthực hiện đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

Từ 1980 – 1990, Việt Nam đã xuất khẩu được 265.501 lao động Trong tổng số265.501 lao động đã đưa đi, phần lớn lao động của ta chủ yếu được xuất khẩu sang

4 nước XHCN (Liên Xô, CHDC Đức, Tiệp Khắc và Bungari) với tổng số lao động là

240.301 người

Nhìn chung, số lượng lao động Việt Nam xuất khẩu hàng năm theo Hiệp ĐịnhChính phủ và các thoả thuận giữa ngành với ngành không phải là cố định Số lượnglao động đã được xuất khẩu cao nhất phải nói đến các năm 1981, 1982 và đặc biệt làcác năm từ 1987 - 1989 Năm 1980 số lao động Việt Nam được xuất khẩu 100% là laođộng có nghề, còn kể từ năm 1981 – 1990 số lượng lao động không nghề xuất khẩungày một tăng lên, chiếm 57,94% trong tổng số lao động Việt Nam được xuất khẩusang 4 nước XHCN trong cả thời kỳ Lý do chính của tình trạng này là do yêu cầu củaphía Chính phủ các nước tiếp nhận lao động Việt Nam không yêu cầu cao về trình độtay nghề của lao động Phần lớn các nước này phân phối ngay lao động Việt Nam vàocác nhà máy, cơ sở sản xuất Họ tự kèm cặp, đào tạo cho lao động ta để trở thành côngnhân thực thụ Đây là một đặc điểm rất đặc biệt của lao động Việt Nam khi đi làm việc

ở nước ngoài kể từ trước đến nay Nó cũng rất khác biệt so với hoạt động đưa lao động

ra nước ngoài của các nước trong khu vực như Philippin, Thailand… trong cùngkhoảng thời gian này

Ngoài các nước XHCN nhà nước ta còn xuất khẩu 25.200 lao động sang

cả các nước khác Nhưng chủ yếu là tập trung ở các nước vùng Vịnh và Châu Phi.Lao động đưa sang các nước vùng Vịnh là 18.000 người và Châu Phi (Libya, Angieria,Angola, Mozambiq, Congo, Madagasca) là 7.200 người

Như vậy, trong thời kỳ này thị trường xuất khẩu lao động của chúng ta tậptrung chủ yếu vào thị trường các nước XHCN như trong bảng số đã chỉ rõ Phần lớn

Trang 29

lao động của ta xuất khẩu sang 4 quốc gia, chủ yếu tập trung ở Liên Xô và CHDCĐức Hai quốc gia còn lại về số lượng lao động đến làm việc không lớn bằngLiên Xô và CHDC Đức, nhưng cũng cho thấy đây là hai thị trường cũng khôngkém phần qua trọng trong hệ thống các nước mà lao động Việt Nam được đưa đến laođộng.

Về độ tuổi của số lao động trên khi gửi đi, theo quy định là từ 18 – 40 tuổi.Đây được coi là độ tuổi có nhiều khả năng tốt về thể lực, trí lực và năng lực làm việckhi đi lao động ở nước ngoài Thực tế cho thấy, ở một số nước có xuất khẩu laođộng, họ cũng lựa chọn lao động trong độ tuổi này để đưa đi Do đó, sau khi kếtthúc thời hạn lao động trở về, người lao động vẫn còn có thể tiếp tục tái xuất hoặclàm việc ở trong nước tuỳ theo khả năng của mình

Lao động Việt Nam đảm trách có đến 90% là lao động giản đơn, chủ yếu là laođộng trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng

1.7.2 Thời kỳ 1991 – 1995

Cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, các nước XHCN ở Đông Âutiếp nhận lao động của ta đều xảy ra những biến động lớn về chính trị, kinh tế xã hội.Nhiều nước ở Châu Phi có lao động Việt Nam làm việc cũng gặp khủng hoảng kinh tế

xã hội và chính trị, còn ở Trung Đông lại phải đối đầu với cuộc chiến tranh Iraq Vìvậy mà hầu hết các nước này không còn nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam, thậmchí có tiếp nhận nhưng đứt quãng và số lượng cũng không đáng kể Trước những biếnđộng bất ổn đó, để có thể tiếp tục duy trì và phát triển xuất khẩu lao động, Chính phủ

đã khẳng định: phải tiếp tục mở rộng hợp tác quan hệ quốc tế, trong đó hợp tác vềxuất khẩu lao động vẫn được coi như là một ngành kinh tế mang lại nhiều lợi ích choquốc gia

Mở rộng và hướng xuất khẩu lao động sang các nước trong khu vực vàtrên thế giới, đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp,coi đó là một bộ phận hữu cơ của chương trình lao động việc làm quốc gia

- Ngày30/6/1988 Hội đồng Bộ trưởng đã ra Chỉ thị số 108/CT – HĐBT vềviệc mở rộng hợp tác lao động, là một nhiệm vụ kinh tế quan trọng, có ý nghĩa chiếnlược lâu dài

Trang 30

- Ngày 20/01/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 07/NĐ - CP đã khảngđịnh:

Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là mộthướng giải quyết đúng đắn

Nhằm duy trì xuất khẩu lao động, phát huy mọi tiềm năng lao động và chấtxám, giải quyêt việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại

tệ cho Đất nước

Nhìn chung, phần lớn cơ cấu ngành nghề chưa đa dạng hơn so với thời kỳđầu từ 1980 – 1990 Lao động Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung làm việc trong cáclĩnh vực: Công nghiệp, xây dựng Lao động làm việc trong các lĩnh vực: Nôngnghiệp, Dịch vụ và các ngành khác là không đáng kể

Khác với thời kỳ đầu, cơ chế xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời kỳnày đã được đổi mới, trong đó phân định rõ chức năng quản lý của nhà nước vàchức năng kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động Nhà nước thống nhất xuất khẩu laođộng bằng các chính sách và quy định pháp lý Các tổ chức kinh tế được nhà nước cấpgiấy phép thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động thông qua cáchợp đồng ký kết với bên nước ngoài Do vậy mà khắc phục được những khó khăn

và đạt được một số kết quả khích lệ bước đầu và điều này được thể hiện rõ qua bảng

số (1) kết quả xuất khẩu lao động dưới đây

Trang 31

Bảng 1 Kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam từ 1991 - 1995

- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nhấn mạnh chủ trương đẩy mạnhxuất khẩu lao động Nghị quyết TW 4 khoá VIII cũng chỉ rõ; mở rộng xuất khẩu laođộng trên thị trường đã có và trên thị trường mới Cho phép các thành phần kinh tếtrong nước tham gia xuất khẩu và làm dịch vụ xuất khẩu lao động trong khuôn khổpháp luật, dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, đồng thời kiên quyết chấn chỉnhnhững hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động trái với những quy định của nhà nước

- Ngày 20/9/1999 Chính phủ ra Nghị định số 152/NĐ – CP về việc khuyếnkhích các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức Việt Nam trong nước và ngoài nướcthông qua các hoạt động của mình, tham gia tìm kiếm, khai thác việc làm ở ngoàinước để mở rộng xuất khẩu lao động

- Ngày 22/9/1998 Bộ Chính trị cũng đã ban hành chỉ thị số 41/CT – TW vềxuất khẩu lao động Chỉ thị đã khảng định: xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh

tế – xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và

Ngày đăng: 06/07/2016, 15:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đậu Đức Anh (2011), “xuất khẩu lao động ở xã Thiệu Dương huyện Thiệu Hóa tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, khóa luận tốt nghiệp niên khóa 2007-2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: xuất khẩu lao động ở xã Thiệu Dương huyện Thiệu Hóa tỉnhThanh Hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”
Tác giả: Đậu Đức Anh
Năm: 2011
3. Trần Thị Thu (2006), “nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao đồng của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay”, NXB Lao động-Xã hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao đồng của các doanhnghiệp trong điều kiện hiện nay”
Tác giả: Trần Thị Thu
Nhà XB: NXB Lao động-Xã hội Hà Nội
Năm: 2006
4. Phạm Diễm Ngọc (2010), “thực trạng và giải pháp thúc đấy xuất khẩu lao động sang Đài Loan của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại”, khóa luận tốt nghiệp niên khóa 2006-2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: thực trạng và giải pháp thúc đấy xuất khẩu lao động sangĐài Loan của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mạ"i
Tác giả: Phạm Diễm Ngọc
Năm: 2010
5. Nguyễn Tiệp (2007), “thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên”, tạp chí kinh tế và phát triển số 124-10/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: thực trạng và giải pháp tạo việc làm cho lao động thanh niên"”
Tác giả: Nguyễn Tiệp
Năm: 2007
7. Thị trường lao động Việt Nam – thực trạng và giải pháp phát triển, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thị trường lao động Việt Nam – thực trạng và giải pháp phát triển
Nhà XB: NXB Chính trịQuốc gia Hà Nội
6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam- nghị định số 152/1999/NĐ/CP, ngày 20/09/1999 Khác
8. Hồng Khánh, Thanh Vân, Làng xuất ngoại, hhttp/.www.toquoc.gov.vn Khác
9. Nguồn lao động và lực lượng lao động, http/.www.tailieu.vn Khác
10. Nguyễn Bảo Ngọc, bài học kinh nghiệm xuất khẩu lao động một số nước Đông Nam Á, http/.www. tailieu.ttbd.gov.vn Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w