dân, tôi tiến hành nghiên cứu trên 60 hộ nông dân xã Lộc An và Ban quản lý xây dựngnông thôn mới.Qua quá trình nghiên cứu thực trạng sự tham gia của người dân trong việc xâydựng mô hình
Trang 1KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ LỘC AN HUYỆN PHÚ LỘC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Trần Thị Ngọc Thúy ThS Nguyễn Quang Phục
Lớp: K43A - KTNN
Niên khóa: 2009 – 2013
Huế, 05/2013
Trang 2Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo – ThS.Nguyễn Quang
Phục, người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thành khóa luận
Tôi xin cảm ơn Phòng NN& PTNT huyện Phú Lộc, sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộUBND xã Lộc An và các cán bộ và bà con trong xã đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoànthành khóa luận này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ tôi nhiệt tìnhtrong quá trình học tập và nghiên cứu của mình
Xin trân trọng cảm ơn!
Huế, ngày tháng năm 2013Tác giả khóa luận
Trần Thị Ngọc Thúy
Trang 3MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu v
Danh mục các sơ đồ, hình ảnh vi
Danh mục các bảng biểu vii
Tóm tắt nghiên cứu viii
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Phương pháp nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI 4
1.1 Những vấn đề lý luận về nông thôn và nông thôn mới 4
1.1.1 Khái niệm về nông thôn? 4
1.1.2 Vai trò của nông thôn? 4
1.1.3 Mô hình Nông thôn mới là gì? 4
1.1.4 Cách thức tổ chức thực hiện? 5
1.1.5 Nguồn lực thực hiện chương trình nông thôn mới? 5
1.1.6 Nội dung hướng dẫn quy hoạch xây dựng nông thôn mới? 6
1.2 Tình hình thực hiện nông thôn mới của Việt Nam 15
1.2.1 Tình hình thực hiện nông thôn mới ở Việt Nam 15
1.2.2 Tình hình thực hiện nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 18
1.2.3 Tình hình thực hiện nông thôn mới trên toàn huyện Phú Lộc 20
Trang 4CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LỘC AN, HUYỆN PHÚ LỘC TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ 23
2.1 Khái quát tình hình cơ bản của xã Lộc An 23
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 24
2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 25
2.1.3 Kinh tế - xã hội 28
2.2 Tình hình thực hiện chương trình nông thôn mới tại xã Lộc An 29
2.2.1 Quy trình thực hiện nông thôn mới 29
2.2.2 Đánh giá tình hình thực hiện các tiêu chí của nông thôn mới 31
2.2.3 Nhận thức của người dân về chương trình nông thôn mới: 61
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP 70
3.1 ĐỊNH HƯỚNG 70
3.2 GIẢI PHÁP 71
3.2.1 Nâng cao năng lực cán bộ cấp cơ sở 71
3.2.2 Tuyên truyền, vận động 72
3.2.3 Huy động nguồn lực 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
NTM : Nông thôn mớiNN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thônUBND : Uỷ Ban Nhân Dân
Bộ LĐ-TB&XH : Bộ lao động thương binh và xã hội
Bộ KH-ĐT : Bộ kế hoạch đầu tưBTC : Bộ tài chính
Bộ GTVT : Bộ giao thông vận tải
Bộ GD-ĐT : Bộ giáo dục đào tạoTHPT : Trung học phổ thôngTHCS : Trung học cơ sởTTCN : Tiểu thủ công nghiệpSX-KD : Sản xuất kinh doanhTNXH : Tệ nạn xã hội
Trang 6DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 1: Bản đồ tự nhiên xã Lộc An 23
Sơ đồ 2: Bảng quy hoạch xây dựng NTM xã Lộc An 32
Sơ đồ 3: Sơ đồ định hướng phát triển mạng dân cư ở Lộc An 37
Hình 1: Chợ xã Lộc An 34
Hình 2: Đường giao thông liên thôn 45
Hình 3: Đường giao thông liên thôn đang thực hiện 50
Hình 4: Hệ thống kênh mương đã được kiên cố hóa 51
Hình 5: Hệ thống kênh mương chưa được kiên cố hóa 52
Hình 6: Trường THCS Lộc An 55 55
Hình 7: Trường tiểu học Nam Phổ Hạ 56
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Bộ tiêu chí quốc gia về NTM 13
Bảng 2: Cơ cấu sử dụng đất của xã Lộc An .26
Bảng 3: Tình hình lao động của Xã Lộc An 28
Bảng 4: Kế hoạch thực hiện tiêu chí điện 34
Bảng 5: Kế hoạch thực hiện tiêu chí chợ 35
Bảng 6: Kế hoạch thực hiện tiêu chí y tế 41
Bảng 7: Tình hình giao thông trước khi chưa thực hiện NTM 45
Bảng 8: Tình hình giao thông liên thôn trước khi chưa thực hiện NTM 46
Bảng 9: Tình hình giao thông liên thôn cần xây mới 48
Bảng 10: Kế hoạch thực hiện tiêu chí trường học trong thời gian tới 57
Bảng 11: Kế hoạch thực hiện tiêu chí cơ sở văn hóa .58
Trang 8TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài:
Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu nghiên cứu chính là: Nghiên cứutình hình thực hiện chương trình thực hiện NTM tại xã Lộc An, huyện Phú Lộc, TỉnhThừa Thiên Huế Từ đó đánh giá những khó khăn và thuận lợi trong quá trình thựchiện NTM
Để đạt được mục tiêu chung đã đề ra, cần có những mục tiêu cụ thể sau:
- Nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về nông thôn và nông thôn mới
- Đánh giá tình hình thực hiện NTM tại xã Lộc An theo 19 tiêu chí
- Đề xuất các giải pháp để phát huy chương trình NTM tại xã Lộc An trong thờigian tới
Nhằm làm rõ mục tiêu đề ra, đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứunhững vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về việc thực hiện chương trình nông thônmới tại xã Lộc An, Huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Chúng ta cần nắm bắt rõ cơ sở lý luận của đề tài, giúp hiểu sâu hơn về đối tượngcần nghiên cứu Vì vậy, tôi đưa ra một số khái niệm cơ bản về mô hình nông thôn mớinhư sau:
+ Nông thôn
+ Mô hình nông thôn mới: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm,cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt
ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô
hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt”.
Để nắm rõ được những thuận lợi và khó khăn cho xây mô hình nông thôn mới,tôi tìm hiểu các đặc điểm địa bàn nghiên cứu có liên quan: đó là các đặc điểm về điềukiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
Trong quá trình nghiên cứu, tôi chọn các phương pháp nghiên cứu đólà:Phương pháp thu thập số liệu( số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp), phương pháp sosánh, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người
Trang 9dân, tôi tiến hành nghiên cứu trên 60 hộ nông dân xã Lộc An và Ban quản lý xây dựngnông thôn mới.
Qua quá trình nghiên cứu thực trạng sự tham gia của người dân trong việc xâydựng mô hình nông thôn mới tại xã Lộc An, có một số vấn đề nổi bật như sau:
+ Trọng tâm của các chương trình nông thôn mới không phải là sự đầu tư hỗ trợnguồn kinh phí từ Nhà nước, mà chủ yếu đề cao sự phát huy nội lực của cộng đồngnông thôn, trong việc tham gia xây dựng các hoạt động phát triển làng xã
+ Kinh phí cho xây dựng các công trình một phần được Nhà nước hỗ trợ, phầncòn lại do người dân đóng góp Kinh phí do người dân đóng góp được huy động từchính nội lực của từng hộ gia đình
+ Việc người dân tự đóng góp kinh phí, dựa vào chính cộng đồng đã phát huyđược hiệu quả tham gia, các hoạt động được đảm bảo
+ Ngoài đóng góp tiền của người dân còn tham gia đóng góp cả về công laođộng trong các hoạt động của mô hình
+ Chương trình nông thôn mới sau hai năm đưa vào thực hiện đã gặt hái đượcnhững thành công đáng khích lệ, tác động trực tiếp vào cuộc sống của người dân
Mặc dù, quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Lộc An đã huy động vàkhuyến khích được sự tham gia của người dân, nhưng vẫn chưa được như mong đợi
Cụ thể, vẫn còn những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồngnhư ý thức của người dân chưa, trình độ nhận thức của người dân còn thấp, kinh tế của
hộ phát triển chậm, nguồn kinh phí do Nhà nước đầu tư còn ở mức hạn hẹp…
Để khắc phục những vấn đề còn tồn tại trên, tôi xin đưa ra ba giải pháp cơ bản :+ Nâng cao năng lực cán bộ cấp cơ sở
+ Tuyên truyền, vận động
+ Huy động nguồn lực
Trang 10PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp, nông thôn, nông dân là vấn đề có tầm chiến lược đặc biệt quantrọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, là cơ sở ổn định chính trị và an ninh quốc phòng; là yếu tố quan trọngđảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa; nhưng trước hết phải xuất phát từ lợi ích củanông dân, phát huy sự tham gia của người dân, trở thành chỗ dựa chính trị vững chắccủa Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi giúp nông dân nâng cao trình độ mọimặt, có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao Phát triển nông nghiệp, nông thônnhằm chủ động giải quyết các vấn đề về đời sống và đáp ứng các nhu cầu của nông dân,đặc biệt là tạo điều kiện giúp đỡ để họ có thể tự giải quyết được vấn đề của mình
Những năm qua, nhiều chương trình, dự án nhằm phát triển nông thôn đã đượcthực hiện như Dự án ngành cơ sở hạ tầng nông thôn, Chương trình mục tiêu quốc gia
về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình 135 hay Chương trìnhmục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm,… Tuy nhiên những chương trình,
dự án này mới chỉ giải quyết được những vấn đề riêng rẽ hoặc chỉ nhằm mục tiêu xóađói giảm nghèo, phát triển cho những vùng nghèo, vùng đặc biệt khó khăn Chính phủ
đã thực hiện chủ trương tăng cường việc phân cấp và trao quyền cho các địa phươngphát triển nông thôn văn minh, hiện đại Bước đầu đã đạt được kết quả đáng khích lệ,tuy nhiên việc triển khai ở cấp xã, thôn, bản còn chậm do sự ràng buộc về nhiều thủtục, cơ chế, chính sách, năng lực hạn chế của cán bộ cơ sở
Xây dựng nông thôn mới trong từng thời kỳ là vấn đề luôn được sự quan tâmcủa Đảng và Nhà nước ta Từ năm 2010 – 2015 cả nước đã triển khai Chương trình
“Xây dựng nông thôn mới cấp xã theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủhóa” do Ban kinh tế Trung ương và Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo ở trên nhiều xã
ở các địa phương với hướng tiếp cận từ cộng đồng Chương trình đã được thực hiệnthắng lợi, tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp nông thôn, nâng cao đời sống
Trang 11cho người dân Cùng với đó, xã Lộc An đã tiến hành thực hiện chương trình xây dựngnông thôn mới theo chủ trương của Đảng với mục tiêu xây dựng làng, xã có cuộc sống
ấm no, văn minh, môi trường trong sạch
Sau hai năm thực hiện chương trình NTM tại xã đã đạt được nhiều kết quả tíchcực: diện mạo nông thôn thay đổi, đời sống người dân được nâng cao,người dân tiếpcận thông tin nhanh hơn, khôi phục được các thuần phong mỹ tục, tập quán lễ hội, vuichơi giải trí khích lệ tinh thần cho nhân dân Bộ mặt làng, xã cũng được thay đổi rõ rệt,cảnh quan môi trường được bảo vệ Chương trình NTM đã khơi dậy được niềm tin củanhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Nói chung, Chương trình này đãthúc đẩy được sự tham gia của người dân vào việc xây dựng và phát triển nông thôn
Song cũng có những hạn chế và bất cập như kinh nghiệm của cán bộ chưa cao,
sự trông chờ, ỷ lại của một bộ phận cán bộ, dân cư khá lớn; việc sử dụng nguồn vốn hỗtrợ của Nhà nước cho địa phương quản lý và người dân tham gia trực tiếp chưa được
cụ thể, rõ ràng… Hiện nay, trên địa bàn xã đang xuất hiện nhiều thách thức mới trongnông nghiệp, nông dân và nông thôn ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của quátrình công nghiệp hoá, hiện đại hóa tại địa phương
Xuất phát từ thực tế đó tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài:” ĐÁNH GIÁ TÌNHHÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ LỘC ANHUYỆN PHÚ LỘC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ “ làm đề tài tốt nghiệp của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu tình hình thực hiện chương trình thực hiện NTM tại xã Lộc An,huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên Huế Từ đó đánh giá những khó khăn và thuận lợitrong quá trình thực hiện NTM
2.2 Mục tiêu cụ thể
-Nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về nông thôn và nông thôn mới
- Đánh giá tình hình thực hiện NTM tại xã Lộc An theo 19 tiêu chí
- Đề xuất các giải pháp để phát huy chương trình NTM tại xã Lộc An trong thờigian tới
3 Phương pháp nghiên cứu
Trang 12- Phương pháp thu thập số liệu:
Số liệu thứ cấp
Số liệu sơ cấp
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp thống kê mô tả
- Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia của người dân
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
-Tình hình thực hiện chương trình NTM tại xã Lộc An
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Xã Lộc An
- Thời gian: 2 năm (2011-2012)
Trang 13PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI
1.1 Những vấn đề lý luận về nông thôn và nông thôn mới
1.1.1 Khái niệm về nông thôn?
Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó có nhiều nông dân.Tập hợp dân cư này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa – xã hội và môitrường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”(Giáo trình Phát triển nông thôn, trường ĐHNN Hà Nội, trang 11, 2005)
1.1.2 Vai trò của nông thôn?
Nông thôn là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống của người dân
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu
Cung cấp hàng hóa cho xuất khẩu
Cung cấp lao động cho công nghiệp và thành thị
Là thị trường rộng lớn để tiêu thụ những sản phẩm của công nghiệp và dịch vụ
Phát triển nông thôn tạo điều kiện ổn định về mặt kinh tế - chính trị - xã hội
Nông thôn nằm trên địa bàn rộng lớn về các mặt tự nhiên - kinh tế - xã hội
1.1.3 Mô hình Nông thôn mới là gì?
Có thể quan niệm: “Mô hình nông thôn mới là tổng thể những đặc điểm, cấutrúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt
ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với môhình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt” ( Phan Xuân Sơn,Nguyễn Cảnh, 2008)
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộngđồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang,sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếpsống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật
Trang 14chất, tinh thần của người dân được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chămchỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh
- Ban chỉ đạo có trách nhiệm phân công từng thành viên phụ trách các khu vực
và địa bàn khu dân cư để tổ chức triển khai chương trình này
- Thành lập tổ giúp việc cho ban quản lý : Có nhiệm vụ:
+ Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM xã tổng hợp, xây dựng kế hoạchxây dựng NTM của toàn xã
+ Tổ chức kiểm tra hoặc đề xuất UBND Xã thành lập đoàn thanh tra thực hiện
kế hoạch hàng năm của các thôn
+ Tổng hợp báo cáo tiến độ vào ngày 15 hàng tháng,quý, 6 tháng và năm choban chỉ đạo xã, Ban Quản Lý xã
1.1.5 Nguồn lực thực hiện chương trình nông thôn mới?
1.1.5.1 Vốn ngân sách (TƯ và địa phương), bao gồm
a) Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án hỗ trợ cómục tiêu đang triển khai và sẽ tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo trên địabàn: Khoảng 23%;
b) Vốn trực tiếp cho chương trình để thực hiện các nội dung theo quy định tạiđiểm 3 mục VI của quyết định này: Khoảng 17%
1.1.5.2 Vốn tín dụng (bao gồm tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng thương mại): Khoảng 30%;
Trang 151.1.5.4 Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư: Khoảng 10%.
1.1.6 Nội dung hướng dẫn quy hoạch xây dựng nông thôn mới?
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chươngtrình tổng thể về phát triển kinh tế – xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm 11nội dung sau:
1.1.6.1 Quy hoạch xây dựng nông thôn mới
a) Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 01 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.Đến năm 2011, cơ bản phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn trên địa bàn cả nướclàm cơ sở đầu tư xây dựng nông thôn mới, làm cơ sở để thực hiện mục tiêu quốc giaxây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020;
c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn thực hiện nội dung 1 “Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầngthiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp và dịch vụ”;
- Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện nội dung 2: “Quy hoạch phát triển hạ tầngkinh tế – xã hội – môi trường; phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khudân cư hiện có trên địa bàn xã”;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dâncác huyện, thị xã hướng dẫn các xã rà soát, bổ sung và hoàn chỉnh 02 loại quy hoạchtrên; đồng thời chỉ đạo thực hiện;
- Ủy ban nhân dân xã tổ chức lập quy hoạch, lấy ý kiến tham gia của cộng đồngdân cư, trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện các quy hoạch đãđược duyệt
Trang 161.1.6.2 Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
a) Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 trong Bộ tiêu chí quốcgia nông thôn mới;
b) Nội dung:
- Nội dung 1: Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã và
hệ thống giao thông trên địa bàn xã Đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn (các trục đường
xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa) và đến 2020 có 70% số xã đạt chuẩn (các trụcđường thôn, xóm cơ bản cứng hóa);
- Nội dung 2: Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục
vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã Đến 2015 có 85% số xã đạt tiêu chí nông thônmới và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn;
- Nội dung 3: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt độngvăn hóa thể thao trên địa bàn xã Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hóa xã, thôn đạtchuẩn, đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn;
- Nội dung 4: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa về y tếtrên địa bàn xã Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn;
- Nội dung 5: Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hóa vềgiáo dục trên địa bàn xã Đến 2015 có 45% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 75% số
xã đạt chuẩn;
- Nội dung 6: Hoàn chỉnh trụ sở xã các công trình phụ trợ Đến 2015 có 65% số
xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 85% số xã đạt chuẩn;
- Nội dung 7: Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã Đến 2015 có45% số xã đạt chuẩn (có 50% kênh cấp 3 trở lên được kiên cố hóa) Đến 2020 có 77%
số xã đạt chuẩn (cơ bản cứng hóa hệ thống kênh mương nội đồng theo quy hoạch)
c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện nội dung 1: “Hoàn thiện đườnggiao thông đến trụ sở Ủy ban nhân dân xã và hệ thống giao thông trên địa bàn xã”;
- Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện nội dung 2: “Hoàn thiện hệ thống cáccông trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn xã”;
Trang 17- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện nội dung 3: “Hoànthiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao trên địabàn xã”;
- Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện nội dung 4: “Hoàn thiện hệ thống các công trìnhphục vụ việc chuẩn hóa về y tế trên địa bàn xã”;
- Bộ Giáo dục hướng dẫn thực hiện nội dung 5: “Hoàn thiện hệ thống các côngtrình phục vụ việc chuẩn hóa về giáo dục trên địa bàn xã”;
- Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện nội dung 6: “Hoàn chỉnh trụ sở xã và các côngtrình phụ trợ”;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện nội dung 7:
“Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã”;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhândân các huyện, thị xã hướng dẫn các xã xây dựng đề án theo các nội dung trên; đồngthời chỉ đạo thực hiện;
- Ủy ban nhân dân các xã xây dựng đề án và tổ chức thực hiện
1.1.6.3 Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
a) Mục tiêu: đạt yêu cầu tiêu chí số 10, 12 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thônmới Đến năm 2015 có 20% số xã đạt, đến 2020 có 50% số xã đạt;
- Nội dung 4: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm
“mỗi làng một sản phẩm”, phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương;
- Nội dung 5: Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưacông nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao độngnông thôn
Trang 18c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ NN-PTNT hướng dẫn thực hiện nội dung 1,2,3,4
- Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện nội dung 05
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ và UBND các huyện, thị xã hướngdãn các xã xây dựng đề án theo các nội dung trên; đồng thời chỉ đạo thực hiện;
- UBND các xã xây dựng đề án và tổ chức thực hiện
1.1.6.4 Giảm nghèo và an sinh xã hội
a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 11 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;b) Nội dung:
- Nội dung 1: Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bềnvững cho 62 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Nghị quyết 30a của Chính phủ) theo Bộ tiêuchí quốc gia về nông thôn mới;
- Nội dung 2: Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo;
- Nội dung 3: Thực hiện các chương trình an sinh xã hội
c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện các nội dung trên;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ và UBND các huyện, thị xã hướngdẫn các xã xây dựng đè án theo các nội dung có liên quan nêu trên; đồng thời chỉ đạothực hiện;
- UBND các xã xây dựng đề án và tổ chức thực hiện
1.1.6.5 Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức SX có hiệu quả ở nông thôn
a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 13 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.Đến 2015 có 65% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn
b) Nội dung:
- Nội dung 1: Phát triển kinh tế hộ, trang trại, HTX;
- Nội dung 2: Phát triển DN vừa và nhỏ ở nông thôn;
- Nội dung 3: Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa cácloại hình kinh tế ở nông thôn
c) Phân công quản lý, thực hiện:
Trang 19- Bộ KH-ĐT hướng dẫn thực hiện nội dung 2;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ và UBND các huyện, thị xã hướngdẫn các xã xây dựng đề án theo các nội dung trên; đồng thời chỉ đạo thực hiện;
- UBND các xã xây dựng đề án theo nội dung 1, lấy ý kiến tham gia của cộngđồng dân cư, trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện
1.1.6.6 Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 14 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thônmới Đến 2015 có 45% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn;
b) Nội dung: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục vàđào tạo, đáp ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ GD-ĐT chủ trì, hướng dẫn thực hiện đề án;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ và UBND chỉ đạo các huyện, thị xãhướng dẫn các xã xây dựng đề án; đồng thời chỉ đạo thực hiện;
- UBND các xã xây dựng đề án và tổ chức thực hiện
1.1.6.7 Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn
a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 5 và 15 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thônmới Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn;
b) Nội dung: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực
về y tế, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
c) Phân công quản lý, thực hiện dự án:
- Bộ Y tế chủ trì, hướng dẫn thực hiện đề án;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ và UBND chỉ đạo các huyện, thị xãhướng dẫn các xã xây dựng đề án theo các nội dung trên; đồng thời chỉ đạo thực hiện;
- UBND các xã xây dựng đề án và tổ chức thực hiện
1.1.6.8 Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn
a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 6 và 16 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thônmới Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hóa xã, thôn và 45% số xã có bưu điện vàđiểm internet đạt chuẩn Đến 2020 có 75% số xã có nhà văn hóa xã, thôn và 70% cóđiểm bưu điện và điểm internet đạt chuẩn;
Trang 20b) Nội dung:
- Nội dung 1: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa,đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Nội dung 2: Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu
Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới
c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung1;
- Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, hướng dẫn thực hiện nội dung 2;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ và UBND chỉ đạo các huyện, thị xãhướng dẫn các xã xây dựng đề án theo các nội dung trên; đồng thời chỉ đạo thực hiện;
- UBND các xã xây dựng đề án, lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư và tổchức thực hiện
1.1.6.9 Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 17 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thônmới; đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt sạch và hợp vệ sinh cho dân cư, trường học,trạm y tế, công sở và các khu dịch vụ công cộng; thực hiện các yêu cầu về bảo vệ vàcải thiện môi trường sinh thái trên địa bàn xã Đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn vàđến 2020 có 80% số xã đạt chuẩn;
b) Nội dung:
- Nội dung 1: Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn;
- Nội dung 2: Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địabàn xã, thôn theo quy hoạch, gồm: Xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoátnước trong thôn, xóm; xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; chỉnhtrang, cải tạo nghĩa trang; cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, pháttriển cây xanh ở các công trình công cộng…
c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ NN-PTNT chủ trì, hướng dẫn thực hiện;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ và UBND chỉ đạo các huyện, thị xã
Trang 21- UBND các xã xây dựng đề án, lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân cư và tổchức thực hiện.
1.1.6.10 Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị –
xã hội trên địa bàn
a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 18 trong Bộ tiêu chí quốc gia nông thônmới Đến 2015 có 85% số xã đạt chuẩn và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn;
- Nội dung 3: Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổchức trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới
c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ Nội vụ chủ trì, hướng dẫn thực hiện:
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ, UBND các huyện, thị xã hướng dẫncác xã xây dựng đề án theo các nội dung có liên quan; đồng thời chỉ đạo, triển khaithực hiện;
- UBND các xã xây dựng đề án theo nội dung 1, 3 và tổ chức thực hiện
1.1.6.11 Giữ vững an trinh, trật tự xã hội nông thôn
a) Mục tiêu: Đạt yêu cầu tiêu chí số 19 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.Đến 2015 có 85% số xã đạt chuẩn và năm 2020 là 95% số xã đạt chuẩn;
Trang 22c) Phân công quản lý, thực hiện:
- Bộ Công an chủ trì, hướng dẫn thực hiện đề án;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ và UBND các huyện, thị xã hướngdẫn các xã xây dựng đề án và tổ chức thực hiện
6 Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
(Ban hành kèm theo Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ)
Bảng 1: Bộ tiêu chí quốc gia về NTM
TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí
1.3 Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trangcác khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn đượcbản sắc văn hóa tốt đẹp
3 Thủy lợi 3.1 Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh.
3.2 Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa
4 Điện 4.1 Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.
4.2 Tỷ lệ hộ dùng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn
Trang 23TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí
5 Trường học Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS
có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia
6 Cơ sở vật
chất văn hóa
6.1 Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH-TT-DL6.2 Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quyđịnh của Bộ VH-TT-DL
nông thôn Chợ nông thôn đạt chuẩn của Bộ Xây dựng
8 Bưu điện 8.1 Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông
8.2 Có internet đến thôn
9 Nhà ở dân cư 9.1 Nhà tạm, dột nát
9.2 Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng
10 Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người /năm so với mức bình quân
14.3 Tỷ lệ lao động qua đào tạo
15 Y tế 15.1 Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế
15.2 Y tế xã đạt chuẩn quốc gia
16 Văn hóa Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa
theo quy định của Bộ VH-TT-DL
Trang 24TT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí
17.3 Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và cócác hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch đẹp
17.4 Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch17.5 Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định
19 An ninh trật
tự xã hội An ninh trật tự xã hội được giữ vững
1.2 Tình hình thực hiện nông thôn mới của Việt Nam
1.2.1 Tình hình thực hiện nông thôn mới ở Việt Nam
Thực hiện Nghị quyết trung ương 7 (khóa X), Thủ tướng Chính phủ đã banhành Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới tại Quyết định 491/QĐ-TTg, ngày 16/4/2009
và Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020tại Quyết định 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2020
Ngày 02 tháng 02 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 193/QĐ-TTgPhê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Kết quả thực hiện đến nay trên các lĩnh vực như sau:
1.2.1.1 Thành lập bộ máy chỉ đạo từ Trung ương đến cơ sở
Ngày 01 tháng 7 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định1013/QĐ-TTg Thành lập Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xâydựng nông thôn mới, giai đoạn 2010 – 2020 Ban Chỉ đạo Trung ương có 24 thànhviên, do đồng chí Nguyễn Sinh Hùng – Phó Thủ tướng Thường trực Chính Phủ làmTrưởng ban, Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát làm Phótrưởng ban thường trực
Trang 25Ban chỉ đạo Trung ương đã ban hành Quy chế hoạt động (tại quyết định437/QĐ-BCĐXDNTM, ngày 20/9/2010) và Kế hoạch triển khai Chương trình mụctiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 (tại quyết định 435/QĐ-BCĐXDNTM, ngày 20/9/2010).
Để giúp việc cho Ban chỉ đạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đãthành lập Văn phòng điều phối Chương trình với 24 cán bộ chuyên trách (4 chuyêntrách, 9 kiêm nhiệm từ các Bộ, ngành, 11 kiêm nhiệm từ các đơn vị trong Bộ)
Theo Kế hoạch của Ban chỉ đạo Trung ương, trong năm 2010, các cấp chínhquyền từ tỉnh đến huyện đều đã thành lập ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc giaxây dựng nông thôn mới
Ở cấp xã, thành lập Ban quản lý Chương trình nông thôn mới (do Chủ tịchUBND xã làm Trưởng ban, các ủy viên Ủy ban phụ trách các lĩnh vực nông nghiệp,kinh tế, giao thông công chính, đại diện Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể quần chúng làmthành viên) và Ban giám sát công đồng (gồm đại diện của Hội đồng nhân dân, Mặt trận
tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và đại diện của cộng đồng dân cư)
Cấp thôn bản: Mỗi thôn, bản thành lập một Ban phát triển thôn làm nòng cốttrong quá trình thực hiện nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Nhiệm vụ củaBan phát triển thôn là động viên, khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng, thực hiện,giám sát các quá trình xây dựng các nội dung về nông thôn mới ở xóm, bản
1.2.1.2 Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, chọn điểm chỉ đạo
Cũng trong năm 2010, Thủ tướng Chính phủ Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trựctuyến với lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các địa phương để triển khaiChương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 (ngày06/8/2010) Nhiều hoạt động tuyên truyền như họp báo, tổ chức Hội nghị với các tổchức quốc tế cũng đã được tiến hành
Ban chỉ đạo Trung ương đã chọn 5 tỉnh là Phú Thọ, Thái Bình, Hà Tĩnh, BìnhPhước, An Giang và 05 huyện là Nam Đàn – Nghệ An, Hải Hậu – tỉnh Nam Định,Phước Long – tỉnh Bạc Liêu, Phú Ninh – tỉnh Quảng Nam, K’Bang – tỉnh Gia Lai làmđiểm chỉ đạo
Trang 26Theo Cục kinh tế hợp tác Phát triển nông thôn (công bố tại hội nghị ngày15/2/2011), đến tháng 2 năm 2011, có 60 tỉnh chọn xã làm điểm chỉ đạo trước khi nhân radiện rộng (766 xã/119 huyện), trong đó đa số lựa chọn 4-10 xã (chiếm 3-4%) Một số tỉnhchọn số xã làm điểm lớn như Phú Yên 22%, Đồng Tháp 25%, Hà Giang 23%, Lào Cai31% Có tỉnh đề ra kế hoạch hoàn thành xây dựng nông thôn mới sớm hơn kế hoạch củaTrung ương như Quảng ninh phấn đầu 70% xã đạt nông thôn mới vào năm 2015.
1.2.1.3 Ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo
Theo sự chỉ đạo của Chính Phủ, các Bộ, ngành trung ương đã ban hành nhiềuthông tư hướng dẫn quản lý, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nôngthôn mới
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số BNNPTNT, ngày 21 tháng 8 năm 2009, về “Hướng dẫn dẫn thực hiện Bộ tiêu chíQuốc gia về nông thôn mới” và Thông tư 07/2010/TT-BNNPTNT, ngày 08/02/2010
54/2009/TT-về “Hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã”
Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 21/2009/TT-BXD, ngày 30/6/2009 về “Quyđịnh việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn”; Thông
tư số 31/2009/TT-BXD ngày 10/9/2009 về “ban hành tiêu chuẩn quy hoạch xây dựngnông thôn” và Thông tư số 32/2009/TT-BXD, ngày 10/9/2009 về “Ban hành quychuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn”; Thông tư 09/2010/TT-BXD ngày 4/8/2010 và Sổ tay Hướng dẫn lập quy hoạch nông thôn mới
Liên bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tàichính đã ban hành thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHDT-BTC,ngày 13 tháng 4 năm 2011 để hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệtChương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020
Các Bộ, ngành khác đều đã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình ban hànhnhiều văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựngnông thôn mới theo chỉ đạo của Chính phủ
1.2.1.4 Chỉ đạo cơ sở tập trung thực hiện một số nội dung
Mục tiêu của Chính phủ là trong năm 2011, cả nước cơ bản hoàn thành công tác
Trang 27Để đảm bảo cho công tác quy hoạch có chất lượng, các địa phương (cấp xã) đãtiến hành rà soát thực trạng Việc xây dựng quy hoạch dự kiến đến cuối năm 2011 sẽhoàn tất trên phạm vi cả nước.
Song song với việc quy hoạch, các địa phương đang từng bước thực hiện các nộidung như xây dựng đường giao thông, thủy lợi, chuyển dịch kinh tế Một số tỉnh triểnkhai tích cực như Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Tĩnh, An Giang, Nam Định,Tuyên Quang, Hà Nội, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Nam Tỉnh Tuyên Quang có cơ chế
hỗ trợ 100% xi măng, ống cống qua đường, công vận chuyển, kinh phí quản lý cho xâydựng giao thông nông thôn, Hải Phòng hỗ trợ 15-20% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng
Năm 2011, Chính Phủ đã quyết định chi 1.600 tỷ đồng (trong đó vốn sự nghiệp1.100 tỷ đồng) cho các địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xâydựng nông thôn mới
1.2.2 Tình hình thực hiện nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Thực hiện chủ trương của UBND Tỉnh về đánh giá thực trạng nông thôn củatỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Nông nghiệp và PTNT đã trực tiếp cùng với UBND của 112
xã thuộc 7 huyện, thị xã Hương Thuỷ đã trực tiếp khảo sát điều tra đánh giá thực trạngnông thôn của Tỉnh năm 2010 theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, bướcđầu báo cáo đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 têu chí Quốc gia như sau:
Trong 19 tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, toàn tỉnh hiện có 4 tiêu chí đạt được Đó là các tiêu chí thứ 4; 8; 16 và 19.
+ Tiêu chí thứ 4 điện nông thôn:
Yêu cầu của Tiêu chí là: - Tỷ lệ hộ dùng điện đạt trên 98%; - Hệ thống điệnđảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện Thực trạng đã có 112/112 xã có số hộ dùngđiện đạt tỷ lệ 99,16% an toàn từ các nguồn Và hệ thống cung cáp tải điện đảm bảoyêu cầu kỹ thuật
+ Tiêu chí thứ 8 bưu điện:
Yêu cầu Tiêu chí là: - Phải có 100% số xã có điểm bưu chính viễn thông và cóđiểm truy cấp internet Thực trạng đã có 112/112 xã (100%) đạt tiêu chí
+ Tiêu chí thứ 16, văn hoá:
Yêu cầu Tiêu chí: - Phải có trên 70% thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hoátheo quy chế của Bộ VH-TT và DL Thực trạng đã có 112/112 xã (100%) xã đạt tiêu chí
Trang 28+ Tiêu chí 19 là an ninh tật tự:
Yêu cầu Tiêu chí là: An ninh tật tự xã hội được giữ vững Thực trạng có112/112 xã (100%) xã đạt tiêu chí Tình hình tật tự an ninh xã hội được giữ vững vàkhông ngừng được tăng cường và cũng cố
Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mớitại Thừa Thiên Huế
Thuận Lợi:
Toàn tỉnh đang nỗ lực thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2010 và Kết luận
số 48-KL/TW ngày 25/05/2009 của Bộ Chính trị, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng đề
án Xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương; chỉ đạo lập,điều chỉnh các quy hoạch đô thị, điều chỉnh kế hoạch theo hướng ưu tiên đầu tư cơ sở
hạ tầng một số đô thị động lực, chỉnh trang, nâng cấp cơ sở hạ tầng các đô thị dọctuyến Quốc lộ 1A, các thị tứ thị trấn tạo chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế trong cáckhu vực đô thị
Xây dựng nông thôn mới đã có các Nghị quyết ban hành đồng bộ từ Trung ươngđến địa phương Có các mô hình điểm đã được triển khai tại 11 tỉnh thành trong cảnước Được sự đồng thuận của xã hội và sự hưởng ứng tích cực của người dân Thunhập và đời sống của cư dân nông thôn ngày càng được cải thiện Cơ sở hạ tầng kinh
tế - xã hội nông thôn từng bước được xây dựng đã góp phần quan trọng trong sựnghiệp phát triển kinh tế và phát triển xã hội nông thôn
Khó khăn:
Tổ chức sản xuất, chuyển dịch cơ cấu sản xuất để tăng thu nhập, nâng cao đờisống vật chất cho người nông dân, đáp ứng được tiêu chí là một trong những nội dungkhông dễ dàng
Nhận thức về xây dựng nông thôn mới của một số cán bộ địa phương còn thụđộng Việc thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp về nông thôn và huy động nguồnlực đóng góp của nhân dân ở những vùng đời sống thấp sẽ gặp khó khăn Việc sắp xếp
di chuyển bố trí dân cư phù hợp với quy hoạch sẽ thách thức lớn trong chuyển biến nhậnthức của người dân về thay đổi tập quán nới ở Xây dựng nông thôn không phải một
Trang 29chuyển biến nhận thức sâu rộng trong cán bộ nhân dân, mà mỗi cán bộ, mỗi xã, mỗingười dân là một chủ thể để đóng góp sức lực trí tuệ, huy động các nguồn lực để đápứng tiêu chí Quốc gia.
1.2.3 Tình hình thực hiện nông thôn mới trên toàn huyện Phú Lộc
(nguồn: Báo cáo phòng nông nghiệp huyện Phú Lộc)
Thực hiện nghị quyết Hội nghị trung ương 7(khóa X) về nông nghiệp, nôngdân, nông thôn Chương trình hành động của Tỉnh ủy số 22/CTR ngày 27/3/2009,Nghị quyết Ban chấp hành đảng bộ huyện Phú Lộc khó XIII, nhiệm kỳ 2010-2015”
về việc triển khai xây dựng chương trình nông thôn mới và đảm bảo an sinh xãhội”.Ngày 01/04/2011,UBND huyện đã cụ thể hóa bằng Kế hoạch số 68/KH về việctriển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-
2020 Đến nay đã đạt được một số kết quả như sau:
1.2.3.1 Tình hình thực hiện
a Năm 2011:
Song song với việc ban hành kế hoạch, UBND huyện đã có quyết định thànhlập Ban chỉ đạo, tổ giúp việc và triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia vềxây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020.Ngày 04/5/2011, đã có 12/12 xã thànhlập Ban chỉ đạo,Ban quản lý, tổ giúp việc và ban hành nghị quyết xây dựng nông thônmới cho địa phương Tháng 6/2011, BCĐ huyện đã phối hợp với tổ công tac tỉnh tậphuấn nghiệp vụ về việc quy hoạch và xây dựng đề án xây dựng nông thôn mới cho 70cán bộ chủ chốt cấp xã gồm: Bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch, mặt trận, văn phòng, Địachính, 01 lớp nâng cao năng lực cho 35 đòng chí chủ tịch xã và cán bộ chuyên tráchlập đề án, dòng thời UBND các xã đã tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thongqua các buổi họp về xây dựng nông thôn mới bằng nhiều hình thức, tổ chức chiếu đĩa
CD về mô hình xây dựng nông thôn mới của xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương, TỉnhThái Bình cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân cùng xem, nhằm nâng cao nhận thức,tăng sự đồng thuận trong nhân dân
Ngày 01/08/2011, UBND huyện ban hành quyết định thành lập tổ thẩm định đề
án, Tổ thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới với nhiệm vụ giúp UBNDhuyện thực hiện công tác thẩm địn, tham mưu UBND huyện phê duyệt đồ án quyhoạch và đề án xây dựng nông thôn mới
Trang 30Ngày 31/8/2011, UBND huyện đã tổ chức lễ phát động phong trao xây dựng nôngthôn mối với sự tham gia đông đủ của các ban ngành và cán bộ chủ chốt của 12 xã.
Tháng 9/2011, tổ giúp việc đã hoàn tất việc góp ý bổ sung xây dựng NTM lần 1cho các xã, đồng thời chủ đầu tư (UBND) huyện đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạchcho 12/12 xã, giải ngân 1,2 tỷ đồng cho công tác quy hoạch, 205 triệu đồng cho côngtác quản lý tuyên truyền
b Năm 2012:
Kế thừa kết quả của năm trước, thang 01/2012 Tổ giúp việc đã góp ý, chỉnh sửa
đề án lần 2 cho 12 xã; phối hợp với ngành lien quan tham gia góp ý trực tiếp, chỉnhsửa nội dung đồ án quy hoạch cho 12 xã và 6 đơn vị tư vấn, tổ chức 8 buổi trực báonhằm giải quyết những khó khăn và đôn đốc các dơn vị tư vấn, chủ đầu tư và cácngành phối hợp theo chức năng, nhiệm vụ của mình để tham gia chỉnh sửa trực tiếp vềquy hoạch xây dựng nông thôn mới, nhờ vậy đến nay đã đạt được một số kết quả sau:
Đến ngày 28/9/2012 có 12/12 xã được UBND huyện phê duyệt đề án, dến ngày26/10/2012 có 100% xã công bố quy hoạch và phát động phong trào thu đua trongphạm vi địa phương mình; trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt hiện có 1 xã đạt 12/19tiêu chí, 1 xã đạt 11/19 tiêu chí (Vinh Hưng); 5 xã đạt 10/19 tiêu chí( Lộc Bổn, XuânLộc, Lộc Trì, Lộc Bình, Vinh Giang); 3 xã đạt 9/19 tiêu chí (Lộc Điền, Vinh Hải, VinhMỹ), 1 xã đạt 8/19 tiêu chí (Lộc Hòa), 1 xã đạt 6/19 tiêu chí (Vinh Hiền)
Từ ngày 23/10-02/12/2012, BCĐ huyện phối hợp Tổ công tác tỉnh tổ chức tậphuấn nâng cao năng lực về xây dựng NTM cho trưởng các ban ngành đoàn thể của xã,trưởng thôn và bí thư chi bộ các thôn được 6 lớp/12 ngày với 247 lượt tham gia
1.2.3.2 Về xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội
Lồng ghép các chương trình và dự án, kết hợp với huy động các nguồn lực, cáccông trình xây dựng NTM chuyển tiếp từ năm 2011 sang năm 2012 với tổng mức đầu
tư là 159,732 tỷ đồng, trong đó vốn kế hoạch trong năm 2012 là 37,608 tỷ, đến tháng10/2012 đã giải ngân được 32,852 tỷ đồng
Năm 2012 xây dựng mới được 13,091km đường trục thôn; 01 trạm bơm tướitiêu; 01 kênh thoát nước, 02 nhà dân quân, 01 nhà cải cách hành chính; nâng cấp mái
Trang 31tổng mức đầu tư 65,771 tỷ đồng, hỗ trợ 300 triệu đồng cho 4 mô hình sản xuất để nângcao thu nhaapjcho người dân.100% xã có điểm thu gom rác thải, đa số người dân đã ýthức được việc xây dựng, chỉnh trang lại nhà cửa, đường làng ngõ xóm góp phần xâydựng NTM trên chính quê hương mình.
Tóm lại, sau 2 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn đãđược các cấp,các ngành, các địa phương quan tâm đứng mức Công tác quy hoạch, lập
đề án xây dựng nông thôn mới đã được UBND huyện phê duyệt,12/12 xã đã công bốquy hoạch, nhận thức xây dựng NTM trong đội ngủ cán bộ, đảng viên và nhân dânđược nâng cao thông qua công tác tuyên truyền và tập huấn nâng coa năng lực cho độingủ cán bộ chủ chốt từ thôn, xã Nhờ vậy, việc tham gia thống kê, đánh giá hiện trạngcông trình , đề xuất quy hoạch; nhận thức xây dựng NTM trong đội ngủ cán bộ, Đảngviên và nhân dân được nâng cao thông qua công tác tuyên truyền và tập huấn nâng caonăng lực cho đội ngủ cán bộ chủ chốt từ thôn, xã Nhờ vậy, việc tham gia thống kê,đánh giá hiện trạng công trình, đề xuất quy hoạch và lựa chọn các hạn mục đầu tưđược nhân dân đồng tình.Tuy nhiên quá trình thực hiện còn tồn tại những hạn chế sau:
BQL xây dựng NTM các xã thiếu chủ động phối hợp đôn đốc các đơn vị tưvấn,còn trông chờ ỷ lại sự giúp đỡ của các ban chỉ đạo và các ban ngành cấp trên,công tác tuyên truyền chưa được sâu rộng, thiếu lien tục trong các tầng lớp nhân dân
Huy động các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án để đầu tư xây dựngNTM còn nhiều hạn chế, đặc biệt là nguồn lực trong nhân dân
Việc rà soát, thống kê, đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu về xây dựngNTM năm 2012 hầu hết các địa phương báo cáo không kịp thời; vì vậy cơ quanthường trực chưa tổng hợp được; vì vậy, từ nay đến 15/12 BCĐ xây dựng NTM các tổchức đánh giá mức độ( theo tỷ lệ%) hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM, tổ chức sơkết, báo cáo về UBND huyện( qua Phòng Nông Nghiệp và PTNT), làm rõ nguyênnhân kết quả đạt được và tồn tại để đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cho cácnăm tiếp theo
Trang 32CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MỚI
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LỘC AN, HUYỆN PHÚ LỘC
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Khái quát tình hình cơ bản của xã Lộc An
Sơ đồ 1: Bản đồ tự nhiên xã Lộc An
Trang 332.1.1 Điều kiện tự nhiên
a.Vị trí địa lý
Lộc An là một xã đồng bằng nằm ven đầm phá của huyện Phú Lộc thuộc TỉnhThừa Thiên Huế Xã nằm về phía Bắc huyện Phú Lộc, có đường ranh giới hành chínhtiếp giáp với các khu vực sau:
- Phía Bắc : Giáp xã Vinh Thái, xã Vinh Hà - huyện Phú Vang
- Phía Nam : Giáp xã Lộc Hòa, xã Xuân Lộc
- Phía Đông : Giáp xã Lộc Điền
- Phía Tây : Giáp xã Lộc Sơn
Cách thị trấn Phú Lộc khoảng 15km về phía Tây Bắc
Tọa độ địa lý: Xã Lộc An có tọa độ địa lý:
- Từ 16016’ đến 16023’ vĩ độ Bắc và từ 107045’ đến 1070 47’ kinh độ Đông.Diện tích tự nhiên: 2.677,97 ha (26,77km2)
b.Đặc điểm địa hình
Xã Lộc An nằm về phía Bắc huyện Phú Lộc, địa hình của xã cao dần từ Đôngsang Tây, địa mạo được chia thành 03 vùng: Phía Nam là vùng gò đồi có độ dốc thoải,phía Bắc là vùng thấp trũng và vùng giữa là khu trung tâm xã có cao độ trung bình vàkhá bằng phẳng phù hợp với phát triển các khu dân cư và đô thị hóa trung tâm Xã.Phía Đông có sông Truồi nối liền với hồ Truồi đổ ra đầm Cầu Hai
c Khí hậu,lượng mưa
- Lương mưa:
Là một trong các xã nằm ở phía nam tỉnh Thừa Thiên Huế nên chế độ mưa vàlượng mưa ở đây vừa chịu sự chi phối của cơ chế hoàn lưu gió mùa Tây Nam vừa bị tácđộng mạnh mẽ của vị trí địa lý và những đặc điểm về điều kiện địa hình Vì vậy, xã Lộc
An có lượng mưa khá lớn và tháng cao nhất đạt tới 1.298mm và tháng thấp nhất là98mm, chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 1.200mm Thời tiết chialàm 2 mùa, mùa khô từ tháng 3 đến tháng 9, mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau
- Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm: 250C
+ Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất: 29,20C
+ Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất: 21,20C
Trang 34- Giờ nắng:
+ Số giờ nắng bình quân các tháng trong năm: 155,0 giờ
+ Số giờ nắng bình quân tháng cao nhất: 253,0 giờ
+ Số giờ nắng bình quân tháng thấp nhất: 67,0 giờ
Lộc An là xã thuộc vùng đồng bằng ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế, đất Lộc
An có nguồn gốc từ đất phù sa được bồi tụ của con sông Truồi, thành phần cơ giới chủyếu là thịt nhẹ, thịt trung bình Đây là lạo phù sa phát triển có tầng mặt giàu hữu cơ
2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
a Đất đai
Đất đai xã Lộc An có nguồn gốc từ đất phù sa của sông Truồi, có thành phần cơgiới chủ yếu là thịt nhẹ, thịt trung bình Đây là loại đất phù sa phát triển, có tầng mặtgiàu hữu cơ
Tổng diện tích tự nhiên là: 2.677,97 ha và được phân bố như sau:
- Diện tích đất nông nghiệp: 1.826,90 ha chiếm tỷ lệ: 67,53% DTTN
- Diện tích đất phi nông nghiệp: 814,26 ha chiếm tỷ lệ 31,09% DTTN
- Diện tích đất chưa sử dụng: 36,81 ha chiếm tỷ lệ 1,36% DTTN
Trang 35Bảng 2: Cơ cấu sử dụng đất của xã Lộc An.
2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0,45
2.2 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 28,74 1,07
III Đất chưa sử dụng 36,81 1,37
(nguồn: Báo cáo phòng NN huyện Phú Lộc)
Trang 36b Tài nguyên nước
- Nước mặt: Nguồn này chủ yếu dựa vào lượng mưa của thiên nhiên và các consông, suối (sông Truồi) cung cấp Nhìn chung, nguồn nước mặt thuận tiện cho việcxây dựng hệ thống thủy lợi, hồ đập để cấp nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp
- Nước ngầm: Là nguồn tài nguyên quan trọng bổ sung cho nước mặt Xã Lộc
An có nguồn nước ngầm phong phú, mực nước ngầm khá cao nên rất thuận lợi trongviệc khai thác để phục vụ đời sống và sinh hoạt của người dân
- Xã Lộc An nằm trong hệ thống đầm phá Tam Giang- Cầu Hai, Có chế độ triều làbán nhật triều, khi triều rút ( - ) 0,4 m, khi triều cường ( + ) 0,2 m, biên độ triều là 0,6 m,
Trang 372.1.3 Kinh tế - xã hội
a Số hộ: 3.007 hộ
b Số nhân khẩu: toàn xã có 14.078 người, trong đó nữ 7.347 người, chiếm 52,1%
c Số lao động trong độ tuổi: 6018 người, chiếm: 42,7% dân số
d Đánh giá về nguồn lao động:
Hiện lao động thiếu việc khi nông nhàn còn lớn nên cần đẩy mạnh công tácchuyển đổi mùa vụ, cây trồng vật nuôi và mỡ rộng phát triển dịch vụ, ngành nghề tiểuthủ công nghiệp Chú trọng việc đào tạo nghề để chuyển đổi cơ cấu lao động và tạođiều kiện cho lao động có việc làm tại địa phương Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làmviệc trong lĩnh vực nông nghiệp còn chiếm trên 58,3 %
Đa phần lao động TTCN như Mộc, Nề, may mặc, sữa chữa cơ khí nhỏ, hàngò…… đều thông qua lao động truyền nghề
Bảng 3: Tình hình lao động của Xã Lộc An
SỐ HỘ
LAO ĐỘNG TRONG ĐỘ TUỔI
TỶ LỆ NAM /NỮ
Trang 38Cơ cấu lao động:
- Nông nghiệp: 3.511 người, chiếm tỷ lệ 58,3 %
- Tiểu thủ công nghiệp: 1.564 người, chiếm tỷ lệ 25,9 %
- Thương mại - dịch vụ: 943 người, chiếm tỷ lệ: 15,6 %
2.2 Tình hình thực hiện chương trình nông thôn mới tại xã Lộc An
2.2.1 Quy trình thực hiện nông thôn mới
Điều 3 Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp PTNT, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính quyđịnh trình tự thực hiện chương trình NTM bao gồm 7 bước
Các bước của quy trình thực hiện có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phải thựchiện từng bước một mới đem lại hiệu quả cao nhất, các bước thực hiện được thể hiệnqua sơ đồ sau:
Trang 39TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NTM
Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện Bước này do cán bộtỉnh phối hợp với cán bộ huyện về tại cơ sở xã để triển khaithành lập ban quản lý chương trình NTM
Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thực hiện Chương trìnhxây dựng NTM (được thực hiện trong suốt quá trình triểnkhai thực hiện) Ban quản lý của xã tuyên truyền, phổ biếnnội dung thực hiện đến ban quản lý NTM của từng thôn, sau
đó các thôn họp và tuyên truyền đến dân
Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của
Bộ tiêu chí tỉnh đã ban hành Bước này do BQL NTM củahuyện về tại xã kiểm tra và đánh giá thực trạng tại xã
Xây dựng quy hoạch NTM của xã Xây dựng quy hoạchNTM của xã Bước này do BQL NTM của xã xây dựng quyhoạch đưa lên cho BQL NTM của huyện phê duyệt rồ
Giám sát, đánh giá và báo cáo về tình hình thực hiệnChương trình Bước này do BQL huyện và xã thực hiệngiám sát và báo cáo cho tỉnh
Bước 6
Tổ chức thực hiện đề án Do BQL NTM của xã và ngườidân thực hiện
Trang 402.2.2 Đánh giá tình hình thực hiện các tiêu chí của nông thôn mới
2.2.2.1 Tình hình thực hiện nông thôn mới theo 19 tiêu chí.
12 tiêu chí đã thực hiện được:
2.2.2.1.1 Tiêu chí số 1: Quy hoạch và phát triển theo quy hoạch
a Trước khi thực hiện chương trình nông thôn mới
Qua quá trình điều tra thực tế thì thấy trên địa bàn xã trước khi thực hiện NTM đã quyhoạch một số địa điểm để tiện phục vụ cho việc kinh doanh buôn bán và sắp xếp lạichỗ ở của một số hộ dân cư nằm trong khu vực của UBND xã:
- Quy hoạch bãi cát sạn tại bãi bồi Thôn Nam Phổ Cần, diện tích 0,2 ha
- Quy hoạch khu dân cư xen ghép tại các khu đất màu do UBND xã quản lýnằm trong các khu vực dân cư, diện tích 0,5 ha
- Quy hoạch dân cư khu vực Rột từ nhà ông Đức đến nhà ông Sang, diện tích0,45 ha
b Kết quả 2 năm thực hiện chương trình nông thôn mới
- Chuyển trường Tiểu học Tiến lực cũ sang mục đích đấu giá đất ở, diện tích 0,4 ha
- Xây dựng bãi trung chuyển rác thải nằm trên đường trục xã Nam Phổ Hạ,diện tích 0,05 ha
- Xây dựng bãi trung chuyển rác thải nằm trên đường trục xã Xuân Lai, diệntích 0,05 ha
- Quy hoạch khu dân cư dọc tuyến đường liên xã Lộc An-Lộc Hòa tại khu cổngchào thôn và khu vực cầu máng truồi, diện tích 1,1 ha
- Quy hoạch xây dựng trụ sở làm việc của Hợp Tác xã Châu Thành ở khu vực
Hà Châu, diện tích 0,1ha
- Khoanh vùng nghĩa trang khu vực Cồn rộng để quản lý và tiếp tục chon xen ghép
- Quy hoạch mới khu nghĩa địa tập trung ở Dốc Đá( thôn Phước Trạch) với diệntích 10 ha để phục vụ cho việc chon cất và di dời nghĩa địa trên địa bàn toàn xã
- Quy hoạch nhà máy lọc nước Lộc An trên tuyến đường liên xã Lộc An – LộcHòa( Thôn Nam Phổ Cần) Bao gồm: Trạm bơm , nhà máy xử lý nước và đài nước