1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển năng lực tư duy của học sinh bằng dạy học khám phá chương III sinh trưởng và phát triển – sinh học 11 THPT

15 290 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 515,97 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC HOÀNG THỊ THU PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY CỦA HỌC SINH BẰNG DẠY HỌC KHÁM PHÁ CHƯƠNG III: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN SINH HỌC 11 TRUNG HỌ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ THU

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY CỦA HỌC SINH

BẰNG DẠY HỌC KHÁM PHÁ CHƯƠNG III: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN SINH HỌC 11

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM SINH HỌC

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HOÀNG THỊ THU

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY CỦA HỌC SINH

BẰNG DẠY HỌC KHÁM PHÁ CHƯƠNG III: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN SINH HỌC 11

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM SINH HỌC

CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

(BỘ MÔN SINH HỌC)

Mã số: 60 14 01 11

Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Mai Văn Hưng

HÀ NỘI – 2014

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN Error! Bookmark not defined

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Error! Bookmark not defined

DANH MỤC CÁC BẢNG Error! Bookmark not defined

MỤC LỤC iii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 Error! Bookmark not defined

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀIError! Bookmark not defined

1.Cơ sở lí luận Error! Bookmark not defined

1.1.Tư duy Error! Bookmark not defined

1.1.1 Tư duy là gì? Error! Bookmark not defined

1.1.2 Bản chất của tư duy Error! Bookmark not defined

1.1.3.Đặc điểm của tư duy Error! Bookmark not defined

1.1.4 Mối liên hệ giữa tư duy, trí tuệ và trí thông minhError! Bookmark not defined

1.1.5 Phân loại các năng lực tư duy Error! Bookmark not defined

1.2 Dạy học khám phá Error! Bookmark not defined

1 2.1 Khái niệm khám phá Error! Bookmark not defined

1.2.2 Khái niệm dạy học khám phá Error! Bookmark not defined

1.2.3.Tổ chức hoạt động khám phá trong học tậpError! Bookmark not defined

1.2.4 Tổ chức giải quyết các nhiệm vụ khám phá cho học sinhError! Bookmark not defined 1.2.5 Quan hệ giữa dạy học khám phá và dạy học tích cựcError! Bookmark not defined

1.2.6 Điều kiện sử dụng dạy học khám phá Error! Bookmark not defined

1.2.7 Những ưu và nhược điểm của DHKP Error! Bookmark not defined

1.2 Cơ sở thực tiễn Error! Bookmark not defined

1.2.1.Thực trạng của việc dạy học chương III sinh học 11 hiện nayError! Bookmark not defined

Trang 4

1.2.2.Thực trang học tập của học sinh trong việc học chương III, sinh

học 11 THPT hiện nay Error! Bookmark not defined

1.2.3.Nguyên nhân của thực tra ̣ng Error! Bookmark not defined

Kết luận chương 1 Error! Bookmark not defined

CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY CỦA HỌC SINH

BẰNG DẠY HỌC KHÁM PHÁ CHƯƠNG III: SINH TRƯỞNG VÀ

PHÁT TRIỂN SINH HỌC 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNGError! Bookmark not defined 2.1 Phân tích cấu trúc và nội dung chương trình sinh học THPTError! Bookmark not defined

2.2 Phân tích cấu trúc và nội dung chương III: Sinh trưởng và phát

triển – sinh học 11 THPT Error! Bookmark not defined

2.3 Các biện pháp dạy học khám phá trong chương IIIError! Bookmark not defined

2.3.1.Quy trình sử dụng biện pháp dạy học khám phá.Error! Bookmark not defined

2.3.2.Tổ chức cho học sinh khám phá kiến thức trong hình thành kiến

thức mới Error! Bookmark not defined

2.3.3.Tổ chức cho học sinh khám phá kiến thức trong củng cố, hoàn

thiện kiến thức Error! Bookmark not defined

2.4 Thiết kế bài dạy sử dụng phương pháp dạy học khám phá chương

III: Sinh trưởng và phát triển – Sinh học 11 THPTError! Bookmark not defined

Kết luận chương 2 Error! Bookmark not defined

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Error! Bookmark not defined

3.1 Mục đích của thực nghiệm sư phạm Error! Bookmark not defined

3.2 Nội dung thực nghiệm Error! Bookmark not defined

3.2.1 Nội dung các bài thực nghiệm Error! Bookmark not defined

3.2.2 Tiêu chí đánh giá các bài thực nghiệm Error! Bookmark not defined

3.3 Phương pháp thực nghiệm Error! Bookmark not defined

3.3.1 Đối tượng thực nghiệm Error! Bookmark not defined

3.3.2 Bố trí thực nghiệm Error! Bookmark not defined

3.3.3 Xử lý số liệu bằng thống kê toán học Error! Bookmark not defined

3.4 Kết quả thực nghiệm Error! Bookmark not defined

Trang 5

3.4.1 Phân tích định lượng các bài kiểm tra Error! Bookmark not defined 3.4.2 Phân tích định tính các bài kiểm tra Error! Bookmark not defined 3.5 Nhận xét, đánh giá Error! Bookmark not defined Kết luận chương 3 Error! Bookmark not defined

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 86

Kết luận Error! Bookmark not defined Khuyến nghị Error! Bookmark not defined

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC 91

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Xã hội hiện đại phát triển rất nhanh, đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi những cá nhân có đầy đủ năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống của chính mình, của gia đình và cộng đồng Mặt khác, hiện nay tri thức của nhân loại đang tăng lên theo cấp số nhân, khoa học kĩ thuật đang biến đổi cực kì sâu sắc, toàn diện, với tốc độ cao đòi hỏi mỗi người phải thường xuyên nâng cao trình độ, năng lực để kịp thích ứng với những biến đổi ấy Để thành công trên con đường hội nhập, đất nước chúng ta đặc biệt cần những cá nhân có năng lực, bản lĩnh, sáng tạo, có khả năng thích ứng cao, biết chia sẻ, hợp tác, sẵn sàng làm việc trong một môi trường năng động; đồng thời đặt ra một yêu cầu cấp thiết đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo là phải đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục Đây là then chốt cho sự phát triển phồn thịnh của quốc gia

Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục nói chung và của cải cách bậc trung học phổ thông nói riêng Những năm trở lại đây, các trường trung học phổ thông đã có rất nhiều

cố gắng và luôn đặc biệt coi trọng việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh Một trong những phương pháp dạy học đó là phương pháp dạy học khám phá

Dạy học khám phá là phương pháp nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề và tự học của học sinh Dạy học khám phá giúp học sinh phát huy được nội lực, tư duy tích cực, chủ động và sáng tạo Thông qua các hoạt động

đó, học sinh được tự điều chỉnh tri thức và khơi dậy hứng thú học tập trong các em

Chương III: Sinh trưởng và phát triển - sinh học 11 tập trung kiến thức

về sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật và ở động vật Đây là một nội dung

Trang 7

rất hay vì nó là những kiến thức rất sát thực với thực tế, rất dễ tạo được hứng thú học tập của các em Tuy nhiên, đây cũng là chương với một lượng kiến thức khá rộng, học sinh thường rất khó tiếp thu và lưu giữ những kiến thức này vì vậy hứng thú của các em đối với môn học dễ bị giảm đi gây ảnh hưởng đến hiệu quả dạy và học

Xuất phát từ những điều trên chúng tôi đã chọn đề tài : "Phát triển năng

lực tư duy của học sinh bằng dạy học khám phá chương III Sinh trưởng

và phát triển - Sinh học 11 THPT"

2 Lịch sử nghiên cứu

2.1 Trên Thế Giới

Ở Pháp sau chiến tranh thế giới thứ hai, ra đời những “Lớp học mới” Tại một số trường trung học thí điểm, mọi hoạt động đều tuỳ thuộc vào sáng kiến, hứng thú, lợi ích, nhu cầu của học sinh Giáo viên là người giúp đỡ, phối hợp các hoạt động của học sinh, hướng vào sự phát triển nhân cách của học sinh

Trong những năm 1970 đến 1980, bộ giáo dục Pháp chủ trương khuyến khích áp dụng các biện pháp giáo dục để tăng cường các hoạt động chủ động, tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh, chỉ đạo áp dụng phương pháp này từ sơ học, tiểu học lên trung học Định hướng giáo dục 10 năm của Pháp (1989) ghi rõ: “Về nguyên tắc, mọi hoạt động giáo dục đều phải lấy học sinh làm trung tâm” [theo 17]

Ở Mỹ năm 1970 đã xuât hiện ý tưởng dạy học cá thể hoá và đã được đưa vào thử nghiệm ở gần 200 trường Trong đó giáo viên xác định mục tiêu cung cấp các phiếu hướng dẫn để học sinh tiến hành hoạt động tự lực, tự khám phá

ra kiến thức mới theo nhip độ phù hợp với năng lực

Vào nửa sau của những năm 1950, ở một số nước XHCN trước đây như Liên Xô, CHDC Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan… đã có các nhà nghiên cứu giáo dục nhận thấy phải tích cực hoá quá trình dạy học, trong đó cần có những biện

Trang 8

Điển hình cho hướng nghiên cứu đó là: B.P Êxipop (Đức); Okôn (Ba Lan); M.A Danilôp; N.A Crupxkaia (Liên Xô cũ)

Những năm gần đây, đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hoá người học, với các biện pháp tổ chức học sinh hoạt động tự lực, chủ động khám phá ra kiến thức mới đã trở thành xu hướng của nhiều Quốc gia trên thế giới nói chung và khu vực nói riêng Với những hình thức mới như phương pháp giáo dục theo mục tiêu, chú trọng phương pháp tự học, tự nghiên cứu, tự khám phá ra kiến thức mới, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề coi đó như một mục tiêu của dạy học

2.2 Ở Việt Nam

Vào những năm 1960, nhiều nghiên cứu về các biện pháp tổ chức học sinh hoạt động tự lực, chủ động, sáng tạo khám phá ra kiến thức mới đã được đặt ra Nhưng các nghiên cứu mới chỉ hạn chế về mặt lí thuyết

Từ năm 1970 trở đi, các nghiên cứu về các biện pháp tổ chức học sinh hoạt động tự lực khám phá ra kiến thức mới được quan tâm, nghiên cứu đồng

bộ cả về lí thuyết và thực hành, trong đó nổi bật là các công trình nghiên cứu:

“Cải tiến phương pháp dạy và học nhằm phát huy trí thông minh của học sinh” của tác giả Nguyễn Sỹ Tỳ (1971); “ Kiểm tra lại kiến thức bằng phiếu kiểm tra” của tác giả Lê Nhân (1974)

Cũng trong thời gian này một số tài liệu nước ngoài đã được dịch để phục

vụ giảng dạy và nghiên cứu trong các trường Sư phạm như: “ Hoạt động độc lập của học sinh trong quá trình dạy học của tác giả E.xipôp (1971); “Những

cơ sở lí luận của dạy học nêu vấn đề” của tác giả Ôkôn (1976); “Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào” của tác giả Kharlamốp (1978)

Sau nghị quyết Trung ương IV khoá VII (tháng 2/1993), nghị quyết Trung ương II khoá VIII (tháng 12/1996), và gần đây nhất là nghị quyết Trung ương VI khoá IX (4/2002) của Đảng, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đã trở

Trang 9

thành vấn đề quan trọng, cấp bách của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện

nay, “Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục theo hướng

chuẩn hóa, hiện đại hóa, tăng cường giáo dục tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự tu dưỡng, tự tạo việc làm Tăng cường giáo dục hướng nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước và các địa phương, vùng, miền Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học xã hội, nhân văn, nhất là các môn học Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.” [27] Điểm mấu chốt để

phát huy tính tích cực của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học, đó là giáo viên phải có những biện pháp tổ chức học sinh hoạt động khám phá nói riêng

đã được triển khai mạnh mẽ cả về lí thuyết và ứng dụng Nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài báo, nhiều tài liệu đã được công bố, xuất bản Điển hình

là các công trình nghiên cứu lí thuyết của các tác giả:

Nguyễn Kỳ: “Phương pháp giáo dục tích cực” (1994); “Thiết kế bài học theo phương pháp tích cực” (1994)

Trần Bá Hoành: “Dạy học lấy người học làm trung tâm” (1993); “Bản chất của việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm”

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy của học sinh trong việc dạy và học môn Sinh học, thông qua chương III: Sinh trưởng và phát triển, Sinh học

11 THPT

Thiết kế và dạy học một số bài học trong chương III có sử dụng phương pháp dạy học khám phá nhằm rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh

3.2 Nhiệm vụ

- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về phát triển năng lực tư duy và dạy học khám phá

Trang 10

- Nghiên cứu nội dung mục tiêu chương III: Sinh trưởng và phát triển – Sinh học 11 Những khó khăn mà giáo viên và học sinh gặp phải trong quá trình dạy và học nội dung đó

- Thiết kế và xây dựng quy trình dạy học khám phá trong dạy học Sinh học THPT

- Thiết kế một số bài giảng trong chương III Sinh trưởng và phát triển - Sinh học 11 THPT bằng dạy học khám phá nhằm phát triển năng lực tư duy cho học sinh

- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của đề tài

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp tổ chức cho học sinh khám phá kiến thức nhằm phát triển năng lực tư duy trong dạy học chương III: Sinh trưởng và phát triển – Sinh học 11 THPT

4.2 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh ở Trung tâm giáo dục thường xuyên Hoài Đức

5 Phạm vi nghiên cứu

Hệ thống bài giảng các bài trong chương III: Sinh trưởng và phát triển –

sinh học 11

6 Mẫu khảo sát

Học sinh lớp 11B1; 11B2; 11A1 và 11A2 – Hệ THPT - Trung tâm giáo

dục thường xuyên Hoài Đức năm học 2013 – 2014

7 Vấn đề nghiên cứu

Năng lực tư duy cho học sinh trong dạy học Sinh học

Trang 11

8 Giả thuyết nghiên cứu

Sử dụng phương pháp dạy học khám phá vào hệ thống các bài giảng thuộc chương III: Sinh trưởng và phát triển – Sinh học 11 THPT nhằm phát triển năng lực tư duy của học sinh

9 Phương pháp nghiên cứu

9.1 Nghiên cứu lí luận

Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài:

- Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong giáo dục, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các tài liệu có liên quan đến đề tài

- Nghiên cứu cấu trúc, nội dung chương III: Sinh trưởng và phát triển - Sinh học lớp 11, trung học phổ thông

9.2.Điều tra sư phạm

- Tìm hiểu nhận thức và sử dụng phương pháp dạy học khám phá nói riêng qua trao đổi, dự giờ, xem giáo án

- Tìm hiểu ý thức học tập của học sinh qua phiếu điều tra và dự giờ

9.3.Thực nghiệm sư phạm

- Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có trình độ tương đương nhau

- Lớp thực nghiệm dạy theo phương pháp khám phá

- Lớp đối chứng dạy theo hướng dẫn của sách giáo viên

- Đề kiểm tra giống nhau ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Chấm cùng biểu điểm

9.4.Xử lý số liệu

- Xử lý số liệu bằng thống kê toán học để đánh giá khả năng nắm vững kiến thức, khả năng tự học

10 Những đóng góp của luận văn

- Các biện pháp phát triển năng lực tư duy học sinh qua dạy học khám phá

Trang 12

- Xây dựng hệ thống bài giảng các bài thuộc chương III: Sinh trưởng và phát triển – Sinh học 11 THPT

11 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận và khuyến nghị cùng danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Phát triển năng lực tư duy của học sinh bằng dạy học khám phá chương III: Sinh trưởng và phát triển – Sinh học 11 THPT

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ chính trị - ĐCSVN (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 – ban chấp hành

trung ương khóa VIII, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội

2 Bộ giáo dục và đào tạo (2012), Sách giáo khoa Sinh Học 11, Nxb Giáo

dục

3 Bộ giáo dục và đào tạo (2012), Sách giáo viên Sinh Học 11, Nxb Giáo dục

4 Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2006), tái bản lần thứ 4, Lí luận

dạy học Sinh học, Nxb Giáo dục

5 Nguyễn Gia Cầu (2007), Rèn luyện cho học sinh kỹ năng làm việc với tài

liệu học tập, Tạp chí giáo dục, số 177 tháng 11 năm 2007

6 Nguyễn Duân (2008),Vận dụng lí thuyết thông tin để tổ chức học sinh làm

việc với sách giáo khoá trong dạy học Sinh học phổ thông, Tạp chí giáo dục,

số 186 tháng 3 năm 2008

7 Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nhà xuất

bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội

8 Phạm Minh Hạc (1998), Tâm Lý học, Nxb Giáo dục

9 Phạm Thị Hiếu (2008), Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có

hướng dẫn trong dạy toán lớp 4 Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Sư

phạm Hà Nội

10 Trần Bá Hoành, Trịnh Nguyên Giao (2000), Phát triển các phương

pháp học tập tích cực bộ môn Sinh, Nxb Giáo dục

11 Mai Văn Hưng, Nguyễn Quang Mai, Trần Thị Loan (2012), Sinh lý học

động vật và người tập 1, Nxb khoa học và kỹ thuật

12 Mai Văn Hưng, Nguyễn Quang Mai, Trần Thị Loan(2012), Sinh lý học

động vật và người tập 2, Nxb khoa học và kỹ thuật

13 Ngô Văn Hưng (cb), Lê Hồng Điệp, Nguyễn Thị Hồng Liên (2009),

Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương trình giáo

Ngày đăng: 12/09/2016, 15:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w