-Cô gợi ý để trẻ nhận xét các bạn trong nhóm chơi của mình và các nhóm chơi khác.. HOẠT ĐỘNG HỌC: KPKH CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG TIỂU HỌCĐỀ TÀI: LÀM QUEN VỚI 1 SỐ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 1
Trang 1I.MỤC TIÊU KẾ HOẠCH TUẦN II ( BÉ CHUẨN BỊ ĐI HỌC LỚP 1)
- Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 10, thêm bớt để tạo 2 nhóm có số lượng bằng nhau
- Trẻ nhận biết tập tô đúng chữ cái v, r Nhận ra âm và chữ cái v, r trong tiếng và từ
- Trẻ hát đúng thuộc bài “Cháu vẫn nhớ trường mầm non” “ Tạm biệt búp bê”
- 90% Trẻ thực hiện bài tậpvận động theo yêu cầu của cô
2 Kỹ năng:
- Phát triển các giác quan của trẻ như sờ, nhìn, quan sát
- Phát triển vốn từ cho trẻ qua làm quen chữ cái v, r và qua đọc thơ, kể chuyện
- 90% Trẻ thực hiện bài tập phát triển chung: Tay đưa đúng hướng, động tác khụy gối thẳng lưng
- Rèn cho trẻ khả năng ghi nhớ có chủ định
- Rèn kỹ năng khéo léo cho trẻ
- Biết sử dụng đồ chơi trong lớp
- Tranh ảnh về ngôi trường tiểu học Sân trường bằng phẳng
- Lựa chọn bài hát, thơ, truyện, câu đố về chủ đề
- Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, trò chơi, vai chơi
- Trao đổi với phụ huynh về kế hoạch của nhóm lớp
Trang 2- Động tác chân: Chân rộng bằng vai hai tay đưa lên cao,ngồi khụy gối lưng thẳng không kiễng chân tay đưa ra phía trước.
- Trẻ biết tên gọi của các nguyên vật liệu để xây nên ngôi trường tiểu học
- Trẻ biết thao tác với các đồ vật
- Trẻ biết sử dụng đồ dùng , đồ chơi một cách sáng tạo
- Đoàn kết, nhường nhịn nhau trong khi chơi
- Giữ gìn đồ dùng đồ chơi và cất đồ chơi đúng nơi quy định
Hoạt động 1 : ổn định - Giới thiệu bài
Cho trẻ hát bài “ Cháu vẫn nhớ trường mầm non’’nhạc và lời của Hoàng Thông
*Đàm thoại – trò chuyện.
-Các con vừa hát bài gì ?(Cháu vẫn nhớ trường mầm non )
- Trong bài hát nhắc đến gì nhỉ ? ( Các bạn nhỏ nhớ trường về trường mầm non)
- Đó là sự nhung nhớ về ngôi trường khi bạn đó đã rời ngôi trường mầm non đấy
*Giới thiệu bài :
Hôm nay cô sẽ tổ chức cho các cháu chơi ở các góc chơi cho các cháu có thích không ?
2 Hoạt dộng 2 Tổ chức hoạt động
a Hướng dẫn trẻ chọn góc chơi, nhóm chơi.
-Lớp có những góc chơi nào?( Góc xây dựng, góc phân vai, góc học tập, góc nghệ thuật, góc thiên nhiên)
Trang 3- Con thích góc chơi nào, nhóm nào?
- Con dự định trong góc chơi của mình con sẽ làm gì? Làm như thế nào?
b Thỏa thuận, giáo dục:
- Để giờ chơi được tốt:
- Trước khi chơi các con phải làm gì?
- Trong khi chơi phải chơi như thế nào?
- Sau khi chơi phải làm gì?
- Muốn sang chơi ở góc khác con phải làm gì?
- Cho trẻ về góc chơi, cô giáo bao quát trẻ và kịp thời sử lí tình huống trong khi trẻ chơi
c Qúa trình chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Cô có thể đến từng góc chơi và làm bạn chơi cùng trẻ
- Cô tạo ra các tình huống để trẻ xử lý
- Động viên khuyến khích trẻ chơi
- Gợi ý trẻ đổi vai chơi ở các góc
d Nhận xét sau khi chơi.
-Cô gợi ý để trẻ nhận xét các bạn trong nhóm chơi của mình và các nhóm chơi khác
* Lưu ý: Trong quá trình trẻ chơi cô chú ý bao quát trẻ, nếu trẻ chơi chưa thành thạo cô có
thể gợi ý để trẻ chơi Sau mỗi tuần cô bổ sung đồ chơi để thu hút trẻ
Hoạt động 3: Kết thúc.
- Hát bài bạn ơi hết giờ rồi
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi và đi rửa tay sạch với xà phòng.Chuyển tiếp hoạt động
Trang 4HOẠT ĐỘNG HỌC: KPKH CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG TIỂU HỌC
ĐỀ TÀI: LÀM QUEN VỚI 1 SỐ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH LỚP 1
ĐỘ TUỔI: 5 -6 TUỔI Người soạn: Phan Thị Mỹ Kim
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
1 Kiến thức.
-Trẻ biết tên, đặc điểm, công dụng của 1 số đồ dùng học tập của học sinh lớp 1
-Trẻ biết cách sử dụng, giữ gìn, biết cách lấy và biết sắp xếp đồ dùng học tập
-Bộ đồ dùng học tập của học sinh lớp 1: Cặp sách,sách giáo khoa,vở,bút chì,bút
mực,tẩy,bảng,phấn,rẻ lau,kéo,giấy thủ công,hồ dán…
-2 hộp đựng các đồ dùng học tập cho trẻ chơi trò chơi (hiểu ý đồng đội)
- Màn chiếu ,máy vi tính,que chỉ,đàn
2 Đồ dùng của trẻ:
-Mỗi trẻ một bộ lô tô đồ dùng học tập lớp 1
III Cách tiến hành.
Hoạt động1 Ổn định tổ chức gây hứng thú:
-Cho cả lớp hát bài : Tạm biệt búp bê
-Hỏi trẻ các con vừa hát bài gì?
-Bài hát nói lên điều gì?
*Cô chốt lại:Các con cũng đang học ở lớp mẫu giáo 5 tuổi chỉ còn 2 tháng nữa thôi là các tạm biệt trường mầm non để chuẩn bị bước vào lớp 1 trường tiểu học,các con có thích không?
-Bây giờ cô cháu mình cùng hướng lên màn hình để xem một số hình ảnh về trường tiểu học nhé.(Cô bật màn chiếu lên cho trẻ xem về một số hoạt động của trường tiểu học.)
Hoạt động2 Nội dung trọng tâm:
a Khai thác hiểu biết của trẻ:
-Các con vừa xem một số hình ảnh trường trường tiểu học Vinh Thanh ,các con thấy cónhững gì?(Cho 2-3 trẻ kể)
Trang 5=>Cô chốt lại: Giờ học hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu về một số đồ dùng học tập của anh chị lớp 1 nhé.
-Bác Hiệu trưởng trường tiểu học Vinh Thanh biết tin các con chuẩn bị vào lớp 1 nên bác
đã tặng cho các con một hộp quà
-Các con có muốn biết xem trong hộp quà có gì không?
b Quan sát nhận xét đồ dùng học tập:
- Cô cho trẻ từng nhóm lên mở quà
- Trước khi cho trẻ về nhóm quan sát cô giao nhiệm vụ cho trẻ, bây giờ các con hãy quansát và thảo luận trong nhóm về tên, đặc điểm,công dụng của đồ dùng học tập.( Cho trẻ quan sát thảo luận 2-3 phút) sau đó cô mời đại diện từng nhóm lên giới thiệu về đồ dùng của nhóm mình
* Nhóm 1: Quan sát sách giáo khoa ,vở
+Quan sát đàm thoại về quyển sách giáo khoa
-Nhóm con có đồ dùng gì?
- Cho cả lớp, nhóm, cá nhân phát âm (quyển sách giáo khoa)
-Con có biết đây là quyển sách gì không?
-Con có biết quyển sách được làm bằng chất liệu gì không?
-Con hãy mở ra xem bên trong quyển sách có gì?
-Quyển sách này dùng để làm gì?
-Thế các con có biết khi đọc sách chúng mình cầm sách như thế nào không?
=> Cô chốt lại và giáo dục trẻ cách sử dụng,bảo quản sách giáo khoa (Như mở từng
trang,sách được bọc,dán nhãn )
+Quan sát đàm thoại về quyển vở:
Nhóm con còn quan sát đồ dùng gì nữa?
- Cho trẻ cả lớp, nhóm, cá nhân phát âm từ (quyển vở)
- Con có nhận xét gì về quyển vở này?
- Quyển vở dùng để làm gì?
(Cô hướng dẫn trẻ cách sử dụng vở: Khi viết phải viết đúng dòng kẻ, viết từ trái sang phải,
từ trên xuống dưới.)
+ Cô cho trẻ so sánh quyển sách với quyển vở
- Khác nhau điểm gì?
- Giống nhau điểm gì?
=>Cô chốt lại đặc điểm giống và khác nhau:
+ Giống nhau: Là quyển sách và quyển vở đều dùng để học và được làm bằng chất liệu giấy
+ Khác nhau:quyển sách dùng để đọc, quyển vở dùng để viết
* Nhóm 2: Quan sát nhận xét cặp sách và cái bảng con.
Cô mời đại diện nhóm 2 lên giới thiệu về đồ dùng của nhóm mình
+Quan sát chiếc cặp:
- Nhóm con quan sát đồ dùng gì?
- Mời cả lớp, nhóm, cá nhân phát âm từ (cặp sách)
- Con có nhận xét gì về chiếc cặp sách ?
Trang 6-Cặp sách dùng để làm gì?
Nếu trẻ trả lời chưa đầy đủ thì cô cho trẻ trong nhóm hoặc nhóm khác bổ xung
=>Cô chốt lại: Đây là chiếc cặp, nó được làm bằng da, dùng để sách vở và đồ dùng học tập
+Quan sát bảng con
-Nhóm con còn quan sát đồ dùng gì?
- Cho trẻ cả lớp, nhóm, cá nhân phát âm từ ( bảng con)
-Bảng dùng để làm gì?
-Khi viết bảng đen chúng mình dùng cái gì để viết?
-Bảng con có hình gì?màu sắc như thế nào?
Món quà của con còn có gì?
-Hộp phấn này như thế nào và dùng để làm gì?
=>Cô chốt lại đặc điểm và giáo dục trẻ (Phấn rất bụi, khi viết xong phải dùng khăn ẩm để lau bảng và rửa tay sạch sẽ sau khi dùng)
+Cô cho trẻ so sánh: Bút mực và phấn
- Khác nhau điểm gì?
-Giống nhau điểm gì?
=>Cô chốt lại đặc điểm giống và khác nhau giữa phấn và bút mực
* Củng cố: Cô chốt lại cho trẻ gọi tên các đồ dùng vừa được quan sát
c Mở rộng xem thêm một số đồ dùng (Kéo,giấy thủ công,hồ dán ,tẩy)
=>Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dung: Các con ạ đây là những đồ dùng học tập của học sinh lớp
1 mà các con chuẩn bị được học vì vậy khi sử dụng các con phải giữ gìn đồ dùng ,không được vẽ bẩn ra cặp, sách vở, khi học xong các con phải sắp xếp đồ dùng ngăn nắp gọn gàng không để quăn sách, vở…
Trang 7-Bây giờ chúng mình xem cô xếp đồ dùng vào cặp nhé.(Cô vừa xếp vừa hướng dẫn cho trẻ xem)
*Cô cho 3 trẻ lên thực hành xếp đồ dùng vào cặp
-Cô nhận xét về cách xếp đồ dùng vào trong cặp của các bạn
-Cô chốt lại và động viên khen trẻ
d Trò chơi luyện tập
* Trò chơi1: Lấy đồ dùng theo yêu cầu
-Cách chơi: Trong rổ các con có rất nhiều lô tô về đồ dùng học tập, bây giờ các con hãy xếp ra trước mặt khi cô nói tên hoặc công dung của đồ dùng nào thì các con sẽ giơ lên và đọc to đồ dùng đó
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
*Trò chơi 2: Hiểu ý đồng đội
-Cách chơi: Cô cho đồ dùng vào một chiếc hộp,đại diện từng đội (đội bạn trai hoặc
gái)không nhìn chỉ sờ đồ dùng nói đặc điểm hoặc công dụng ,đồng đội phải đoán đúng tên
đồ dùng
-Luật chơi: Trong thời gian 1 phút đội nào tìm và đoán đúng được nhiều đồ dùng hơn thì đội đó sẽ thắng
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
3.Kết thúc :Cô nhận xét tiết học, khen động viên trẻ và cho trẻ chơi trò chơi "Lộn cầu
- Phát triển tố chất nhanh nhẹn, rèn sức dẻo dai cho trẻ qua trò chơi
- Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ
- Cô tập trung trẻ lại cho trẻ đi dép và xếp hàng, tập trung thành hàng cô giới giới thiệu nội
dung của buổi quan sát
Hoạt động 2 Nội dung trọng tâm:
a.Quan sát thời tiết
- Các con nhìn xem hôm nay thời tiết như thế nào ?
Trang 8- Hôm nay trời như thế nào?
- Vì sao con biết?
- Trời nắng thì chúng ta thấy như thế nào ?( trời mưa thì chúng ta thấy như thế nào?)
- Trời nắng có lợi ích gì?(trời mưa có lợi ích gì)
- Hôm nay trời có gió không?
- Vì sao con biết … ?
- Chúng ta phải làm gì để giữ gìn cho môi trường trong, xanh, sạch, đẹp
- Đúng rồi, khi chúng mình biết giữ gìn môi trường trong sạch thì môi trường sống sẽ đượcxanh sạch, đẹp Chúng mình được khỏe mạnh và sẽ học giỏi
Cho trẻ chơi 2-3 lần
Cô nhận xét sau khi chơi
c Trò chơi dân gian: Dung dăng dung dẻ.
- Cách chơi: Cô giáo đứng giữa, các trẻ đứng vòng tròn xung quanh cầm tay nhau và đọc bài đồng dao “ dung dăng dung dẻ” đến câu ngồi thụp xuống đây thì tất cả ngồi xuống dướiđất 1 lát, sau đó đứng dậy và chơi tiếp…
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Cho trẻ đi vệ sinh và rửa tay sạch với xà phòng
+ Bước 1: Làm ướt 2 tay bằng nước sạch, thoa xà phòng vào lòng bàn tay, chà sát 2 lòng
bàn tay vào nhau
+ Bước 2: Dùng bàn tay này cuộn từng ngón vào bàn tay kia và ngược lại từ trong ra
ngoài
+ Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát lên mu bàn tay kia và ngược lại.
+ Bước 4: Dùng bàn tay này miết từng kẻ tay bàn tay kia từ trên xuống và ngược lại.
+ Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của bàn tay này xoay vào lòng bàn tay kia và ngược lại + Bước 6: Rửa tay sạch với nước sạch và lấy khăn sạch lau khô.
Trang 9- Cho trẻ ngồi vào bàn.
- Giới thiệu món ăn, chia cơm và thức ăn cho trẻ, cho trẻ đi lấy cơm về ngồi vào bàn ăn
- Cô bao quát lớp, nhắc nhở trẻ những hành vi văn hóa trong khi ăn ( không nói chuyện trong khi ăn, không để thức ăn rơi xuống sàn, không lấy thức ăn rơi để ăn…) sau khi ăn phải đi đánh răng sạch,lấy khăn lau mặt, uống nước
- Động viên, giúp đỡ những trẻ ăn chậm, ăn hết phần
- Không quát mắng, dọa nạt trẻ
2 Hoạt động ngủ: 11h00 – 14h.
a Chuẩn bị:
- Lau sàn thật sạch, lót sạp, phát gối cho trẻ
- Trời nóng phải mở quạt cho trẻ, về mùa đông phải cho trẻ nằm chăn giữ ấm
- Đóng cửa làm giảm độ sáng cho trẻ, phòng thoáng mát sạch sẽ
- Trẻ nắm được các góc chơi và nhóm chơi.
- Nhận biết được các mối quan hệ của mình với các cô giáo
- Trẻ biết thể hiện vai chơi, nhóm chơi
a Chuẩn bị:
- Bàn, ghế, thìa, bát, khăn, đĩa đựng khăn
- Cho trẻ đi vệ sinh, rửa mặt, cô đem sạp cất, vệ sinh phòng
- Lượt chải tóc, dây thun
b Cách tiến hành.
- Cô cho trẻ nữ tự chải tóc, và buột tóc hoặc cho các trẻ buộc tóc cho nhau
- Cô giới thiệu thức ăn và chia thức ăn chiều cho trẻ
- Những cháu ăn chậm cô giúp đỡ cháu ăn
- Cho trẻ đi vệ sinh răng miệng, lấy khăn lau mặt, uống nước
- Cho trẻ chơi tự do ở các góc chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi với trò chơi mới, đọc thơ, hát những bài hát theo chủ đề
- Nêu gương những trẻ hoạt động tích cực trong ngày
Trang 10- Kiểm tra lại áo quần, dày dép, cặp mũ cho trẻ.
- Trao đổi với phụ huynh một số ý kiến về tình hình trong ngày của trẻ
c Cách tiến hành.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh, nếu có người lạ đón thì gọi điện hỏi phụ huynh mới cho đón
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình trong ngày của trẻ
5 Đánh giá cuối ngày.
………
………
………
………
Thứ 3, ngày 10 tháng 05 năm 2016
Trang 11I.MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU.
1 Kiến thức.
- Dạy trẻ biết dùng tay, và cơ thể để bò chui qua cổng không để cơ thể chạm vào cổng
- Biết dùng đôi bàn tay đập bóng xuống sàn và bắt bóng bằng 2 tay
- Trẻ thực hiện củng cố lại vận động ôn bật sâu 25-30cm
- Trẻ biết được một hoạt động của học sinh tiểu học
- Biết lắng nghe và chú ý theo cô
-Trẻ hứng thú với giờ học, có ý thức thi đua trong tập thể
II CHUẨN BỊ.
+ Đồ dùng của cô.
- 4 cổng chui, ghế của trẻ có độ cao khoảng 25 -30cm.
- Sân tập thoáng mát, rộng, an toàn cho trẻ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức – giới thiệu bài.
-Cho trẻ hát bài “ Cháu vẫn nhớ trường mầm non” Nhạc và lời của Hoàng Lân
- Đàm thoại về bài hát
+ Chúng ta vừa hát bài hát gì?
+ Do ai sáng tác?
+ Bài hát nói về đều gì?
- Giới thiệu bài: Các cháu chuẩn bị vào lớp 1, vì vậy các cháu phải có sức khỏe tốt để học tập tốt ở trường tiểu học
- Muốn có sức khỏe tốt chúng ta phải làm gì?( Tập thể dục)
Trang 12+ Hôm nay cô sẽ dạy các con bài thể dục “Bò bằng bàn tay, cẳng chân chui qua cổng Đập bóng xuống sàn và bắt bóng bằng 2 tay” nhé!
Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm.
- Cô mở nhạc bài “Ngôi trường mới” cho trẻ thực hiện
A Khởi động.
- Cho trẻ vừa đi vòng tròn và làm các thao tác mô phỏng và kết hợp các kiểu đi
( Đi bình thường – đi bằng mũi bàn chân, đi thường – đi bằng gót chân, đi bình thường – chạy chậm – chạy nhanh – chạy chậm về 3 hàng ngang.)
B Trọng động:
a Bài tập phát triển chung Tư thế chuẩn bị: Đứng khép chân, 2 tay thả lỏng.
- Động tác tay: thực hiện 2 lần x 8 nhịp
+ Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang hai tay đưa sang ngang
+ Nhịp 2: Hai tay đưa lên cao mắt nhìn theo tay
+ Nhịp 3: Như nhịp 1
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị
+ Nhịp 5, 6, 7, 8 tương tự đổi bên
- Động tác chân: Thực hiện 2 lần x 8 nhịp
+ Nhịp 1: Chân rộng bằng vai hai tay đưa lên cao mắt nhìn theo tay
+ Nhịp 2: Ngồi khụy gối lưng thẳng không kiễng chân 2 tay đưa ra phía trước
+ Nhịp 3: Như nhịp 1
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị
+ Nhịp 5, 6, 7, 8, tương tự đổi bên
- Động tác bụng: Thực hiện 2 lần x 8 nhịp
+ Nhịp 1: Hai tay đưa sang ngang
+ Nhịp 2: Tay trái chống hông nghiêng người sang trái
+ Nhịp 3: Như nhịp 1
+ Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị
+ Nhịp 5, 6, 7, 8, tương tự đổi bên
- Động tác bật: Hai tay chống hông bật tại chỗ 10- 12 lần
- Cho trẻ đứng thành 2 hàng dọc
b Bài tập vận động cơ bản: “Bò bằng bàn tay, cẳng chân chui qua cổng Đập bóng xuống sàn và bắt bóng bằng 2 tay””
- Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích
- Lần 2: Cô vừa làm mẫu vừa giải thích động tác
+ Tư thế chuẩn bị: Hai tay thả xuôi theo cơ thể, chân đứng tự nhiên
- Thực hiện: 2 tay đặt dưới sàn trước vạch xuất phát, mắt nhìn thẳng, lưng thẳng, khi bò phối hợp tay nọ chân kia để bò chui qua cổng, bò đến rổ đựng bóng đứng dậy 2 tay cầm bóng đập mạnh bóng xuống sàn và bắt bóng nảy lên bằng 2 tay và đi về cuối hàng lần lượt đến những bạn khác
- Các con đã rõ chưa nào?
- Cô tổ chức cho cả lớp thực hiện
- Trong khi trẻ thực hiện cô chú ý theo dõi, nhắc nhở, giúp đỡ và sửa sai cho trẻ
Trang 13*Phút thể dục: Cho trẻ chơi trò chơi khuấy nước chanh.
- Cô cùng chơi với trẻ
* Vận động liên hoàn.
- Vừa rồi cô đã cho các con thực hiện “Bò bằng bàn tay, cẳng chân chui qua cổng Đập bóng xuống sàn và bắt bóng bằng 2 tay” Bây giờ các con hãy kết hợp” Bò bằng bàn tay, cẳng chân chui qua cổng Đập bóng xuống sàn và bắt bóng bằng 2 tay” và bật sâu 25-30 mnhé
- Cô tổ chức cho trẻ thực hiện
- Cô chú ý bao quát trẻ
Hoạt động 3: Hồi tĩnh – kết thúc.
- Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng trong sân 2 - 3 vòng
- Nhận xét buổi học và cho trẻ nghỉ
Hoạt động ngoài trời
Quan sát giờ ra chơi trong trường tiểu học
- Biết được Trường Tiểu học là nơi mình sẽ đến học sau thời gian nghỉ hè
- Giáo dục trẻ biết được công việc của học sinh tiểu học chủ yếu là học và môi trường đóhoàn toàn khác với môi trường Mầm non
II Chuẩn bị: Các hình ảnh về giờ chơi, hoạt động ngoại khoá được lập trên slide
Một băng vải để bịt mắt trẻ, trống, đá sỏi
III Tổ chức thực hiện.
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức:
- Cô tập trung trẻ lại cho trẻ đi dép và xếp hàng, tập trung thành hàng cô giới giới thiệu nội
dung của buổi quan sát
Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm.
a.Quan sát giờ ra chơi của Trường Tiểu học.
- Cho trẻ quan sát các hình ảnh trên máy, yêu cầu trẻ trao đổi với nhau về các hình ảnh cô
cho quan sát, sau đó nêu nhận xét của mình về những hình ảnh đó
- Các bạn khác bổ sung ý kiến cho bạn của mình
- Cô tổng hợp các ý kiến và đưa ra thống nhất chung về nội dung các hình ảnh
b.Trò chơi vận động: Trò chơi bịt mắt đánh trống.
- Phổ biến cho trẻ biết cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 1 băng vải để bịt mắt Nhiệm vụ mỗi đội lần lượt chạy lên đánh vào trống mỗi bạn chỉ được đánh 1 tiếng trống