+ Về mục đích áp dụng chế tài trong thương mại: Căn cứ vào hình thức chếtài được áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật trong thươngmại, việc áp dụng các chế tài đó nhằ
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Pháp luật về hợp đồng thương mại ở nước ta có quá trình phát triển quatừng giai đoạn, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, chính trị, xã hội Trong đómột trong những mốc lịch sử quan trọng là Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VI của Đảng năm 1986, đại hội đã thành công và thổi một làn gió mớivào tư duy kinh tế của chúng ta bằng việc đề ra công cuộc đổi mới nền kinh
tế Đảng chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế quan liêu bao cấp cũ, xâydựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thịtrường với sự quản lí của nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa Từ đóhàng loạt các văn bản pháp luật mới được ra đời điều chỉnh lĩnh vực hợpđồng thương mại
Hiện nay, khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt làsau khi gia nhập WTO, các quan hệ kinh tế ngày càng pháp triển mạnh mẽ.Cùng với tiến trình phát triển đó, một nền kinh tế thị trường mới đã được mở
ra dựa trên sự thiết lập nền tảng pháp lí quyền tự do kinh doanh trong quan
hệ thương mại và phương thức hình thành chủ yếu là thông qua các quan hệhợp đồng Các quan hệ hợp đồng trong thương mại cũng vì lẽ đó mà trở nên
đa dạng và phức tạp hơn Mặt trái của nó là các vi phạm hợp đồng cũng diễn
ra nhiều và ngày càng phổ biến hơn Để giúp đảm bảo cam kết giữa các bênđược thực hiện, hoặc đền bù lại những tổn thất đã gây ra cho bên bị thiệt hại
do hành vi của bên vi phạm hợp đồng Qua đó nhằm giáo dục các bên thamgia hợp đồng tuân thủ pháp luật và nghĩa vụ phải thực hiện theo thỏa thuậnnhằm đảm bảo hợp tác bình đẳng, pháp luật về chế tài trong thương mại rađời và ngày càng hoàn thiện hơn Với việc ban hành Bộ luật dân sự 2005,Luật thương mại 2005, hệ thống pháp luật về chế tài trong thương mại tươngđối đầy đủ, thống nhất nhưng vẫn còn những hạn chế gây ảnh hưởng tới việc
Trang 2áp dụng chế tài trong thương mại Với mong muốn tìm hiểu vấn đề này, em
đã lựa chọn đề tài “Tìm hiểu các chế tài trong thương mại theo quy định Luật thương mại 2005” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, khóaluận có kết cấu gồm hai chương:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận cơ bản về chế tài trong thương mại Chương 2: Các chế tài trong thương mại theo quy định của Luật thương
mại năm 2005 và một số kiến nghị
Khóa luận tốt nghiệp của em chắc chắn vẫn không thể tránh khỏinhững sơ xuất và thiếu sót trong quá trình thực hiện Kính mong nhận đượcnhững đánh giá và nhận xét của các thầy cô để giúp em hoàn thiện đề tàiđược tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẾ TÀI TRONG THƯƠNG MẠI 1.1 Khái niệm và đặc điểm của chế tài trong thương mại
1.1.1 Khái niệm chế tài trong thương mại
* Theo nghĩa rộng
Theo nghĩa rộng, chế tài trong thương mại được hiểu là hình thức chế tàiđược cơ quan nhà nước hoặc bên có quyền lợi bị vi phạm áp dụng đối với mọi tổchức cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật thương mại Khi có hành vi vi phạmpháp luật trong thương mại thì cơ quan nhà nước hoặc bên có quyền lợi bị viphạm sẽ có quyền áp dụng trách nhiệm pháp lí đối với các chủ thể vi phạm Phântích các đặc điểm của chế tài theo cách hiểu này thì phạm vi của nó là rất rộng.Các đặc trưng cơ bản của chế tài theo cách hiểu này là:
+ Về phạm vi áp dụng: Theo tinh thần chung của Luật thương mại 2005: mọihành vi vi phạm pháp luật thương mại đều bị phát hiện kịp thời và xử lí nghiêmminh Tất cả các hành vi vi phạm pháp luật trong thương mại đều thuộc phạm vi
áp dụng chế tài Các hành vi vi phạm pháp luật thương mại không chỉ bao gồmnhững hành vi vi phạm chế độ quản lí nhà nước trong lĩnh vực thương mại, xâmphạm trật tự quản lí thương mại của nhà nước, mà còn gồm các hành vi vi phạmxảy ra trong quá trình thương nhân kí kết và thực hiện hợp đồng
+ Chủ thể có quyền ra quyết định áp dụng chế tài: Theo từng hành vi viphạm mà chủ thể áp dụng chế tài trong thương mại có thể là cơ quan nhà nước cóthẩm quyền (ví dụ Cơ quan quản lí thị trường, Công an kinh tế, Tòa án…) haychính bên bị vi phạm cam kết trong hợp đồng giữa các chủ thể
Trang 4+ Về đối tượng bị áp dụng chế tài trong thương mại: Đối tượng bị áp dụngchế tài trong thương mại chủ yếu là thương nhân có hành vi vi phạm pháp luậttrong thương mại Đó là các chủ thể thường xuyên được thực hiện các hành vithương mại, là đối tượng áp dụng của luật thương mại nên phải chịu chế tài trongthương mại khi có các hành vi vi phạm pháp luật Tuy nhiên, chế tài cũng ápdụng đối với một số chủ thể không phải là thương nhân, ví dụ như chủ thể thựchiện hành vi kinh doanh trái phép.
+ Về hình thức chế tài: Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi viphạm pháp luật trong thương mại mà có thể áp dụng các hình thức chế tài là cácchế tài hành chính, chế tài hình sự và các chế tài mang tính chất dân sự (hay chếtài hợp đồng)
+ Về mục đích áp dụng chế tài trong thương mại: Căn cứ vào hình thức chếtài được áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật trong thươngmại, việc áp dụng các chế tài đó nhằm đảm bảo các mục đích sau:
(a) Đối với các hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm trật tự quản lí hoạtđộng thương mại của nhà nước (ví dụ buôn lậu, trốn thuế…) thì cơ quan nhà nước
có thẩm quyền áp dụng chế tài hành chính hoặc chế tài hình sự, nhằm đảm bảotính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ lợi ích của nhà nước, xã hội và của chínhngười tiêu dùng;
(b) Đối với các hành vi vi phạm chế độ hợp đồng, chế tài nhằm bảo đảm kỉluật hơp đồng, ngăn ngừa mọi vi phạm hợp đồng và trừng phạt bên bị vi phạm.Tóm lại, theo cách hiểu này chỉ cần chủ thể tham gia pháp luật thương mại
có hành vi vi phạm pháp luật thương mại là đều có căn cứ áp dụng chế tài Nhưvậy rất dễ dàng để truy cứu trách nhiệm đối với cá nhân, tổ chức tham gia phápluật thương mại Nhưng nhược điểm của nó là khi áp dụng chế tài, việc phân tích,tìm hiểu hành vi vi phạm thì rất khó tìm quy phạm điều chỉnh và áp dụng cáchình thức chế tài cụ thể vì pháp luật quy định rất rộng, rải rác trên nhiều văn bản
Trang 5khác nhau Để tìm hiểu kĩ hơn về chế tài trong thương mại theo cách hiểu này cầnmột công trình rất công phu, cần sự tham gia của nhiều người, và nghiên cứu trênnhiều phương diện Vì thế trong phạm vi khóa luận này chỉ phân tích nó trênphạm vi hẹp hơn, đó là phân tích các chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạmtrong quan hệ hợp đồng.
* Theo nghĩa hẹp
Trong quan hệ giữa các thương nhân, pháp luật thương mại ra đời là cầnthiết để duy trì và bảo đảm sự bình đẳng cho các chủ thể tham gia quan hệ hợpđồng Khi một hợp đồng thương mại đã được giao kết hợp pháp và phát sinh hiệulực pháp luật thì các bên phải thực hiện các nghĩa vụ mà mình đã thỏa thuận tronghợp đồng Việc vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng dẫn đến hậu quả bên viphạm phải chịu các hình thức trách nhiệm – chế tài Đây là khái niệm chế tài hiểutheo nghĩa hẹp, chế tài chỉ bao gồm các chế tài do vi phạm hợp đồng trongthương mại mà bên bị vi phạm có quyền được lựa chọn áp dụng hoặc yêu cầu ápdụng chế tài Đó là các biện pháp tác động bất lợi về tài sản của bên có quyền lợi
bị vi phạm đối với chủ thể có hành vi vi phạm cam kết hợp đồng trong thươngmại Nếu một bên có hành vi vi phạm hợp đồng thì phải gánh chịu những hậu quảpháp lí (bất lợi) nhất định do hành vi vi phạm đó gây ra Luật thương mại 2005quy định các loại chế tài tại Điều 292 theo đó có các chế tài sau: (a) Buộc thựchiện đúng hợp đồng; (b) Phạt vi phạm, (c) Bồi thường thiệt hại; (d) Tạm ngừngthực hiện hợp đồng; (e) Đình chỉ hợp đồng; (f) Hủy bỏ hợp đồng; (g) Các biệnpháp khác do các bên thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật
Về bản chất chế tài trong thương mại chính là các chế tài hợp đồng, đượcquy định trong các quy phạm pháp luật thương mại bao gồm những hình thức xử
lí và hậu quả pháp lí áp dụng đối với bên có hành vi vi phạm trong quá trình kíkết, thực hiện hợp đồng trong thương mại Để phù hợp với phạm vi nghiên cứu
Trang 6của đề tài khóa luận, em tập trung nghiên cứu các chế tài trong thương mại theonghĩa hẹp, các chế tài theo quy định tại Điều 292 Luật thương mại 2005, làm rõquy định pháp luật về nội dung của từng loại chế tài, điều kiện, thủ tục áp dụng đểthấy được tầm quan trọng của chế tài trong quan hệ thương mại.
1.1.2 Đặc điểm của chế tài trong thương mại
Theo Điều 292 Luật thương mại 2005, chế tài trong thương mại được hiểutheo nghĩa hẹp, đó là các biện pháp tác động bất lợi về tài sản của bên có quyềnlợi bị vi phạm đối với chủ thể có hành vi vi phạm cam kết hợp đồng trong thươngmại Với cách hiểu này, chế tài trong thương mại có những đặc điểm sau:
+ Chế tài trong thương mại là các chế tài hợp đồng phát sinh khi có hành vi
vi phạm pháp luật về hợp đồng trong thương mại
Trong quan hệ hợp đồng, nếu một bên không thực hiện, thực hiện khôngđúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng thì phải gánh chịu những hậu quảbất lợi mang tính chất tài sản, căn cứ áp dụng là theo sự cam kết giữa các bênhoặc theo quy định của pháp luật Luật thương mại quy định 6 hình thức chế tài
áp dụng đối với bên vi phạm hợp đồng cụ thể là: (a) Buộc thực hiện đúng hợpđồng; (b) Phạt vi phạm, (c) Bồi thường thiệt hại; (d) Tạm ngừng thực hiện hợpđồng; (e) Đình chỉ hợp đồng; (f) Hủy bỏ hợp đồng
+ Chế tài trong thương mại là những chế tài mang tính chất tài sản
Khi thương nhân thực hiện hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại, cóthể phải gánh chịu những hậu quả bất lợi mang tính vật chất Do hợp đồng trongthương mại được các bên kí kết chủ yếu là những hợp đồng mang tính chất đền
bù ngang giá, phản ánh mối quan hệ mang tính chất hàng hóa tiền tệ, nên việc ápdụng các chế tài mang tính tài sản là tất yếu, trừ khi chính bản thân người bị viphạm trong cùng quan hệ hợp đồng không muốn áp dụng chế tài hợp đồng đối
Trang 7với bên vi phạm Hậu quả bất lợi mang tính chất tài sản thể hiện ở việc bên cóhành vi vi phạm phải nộp một khoản tiền phạt hợp đồng, nộp tiền bồi thường hợpđồng hay những chi phí cần thiết để thực hiện đúng hợp đồng… Việc áp dụng chếtài hủy hợp đồng cũng có thể làm phát sinh nghĩa vụ tài sản đối với các bên, đặcbiệt là bên có hành vi vi phạm.
+ Chủ thể lựa chọn và quyết định các hình thức chế tài chính là bên bị viphạm trong quan hệ hợp đồng
Những điều khoản các bên đã cam kết trong hợp đồng là điều khoản bắtbuộc phải được tuân thủ thực hiện, nếu không thực hiện hoặc thực hiện khôngđúng theo các cam kết được thỏa thuận trong hợp đồng thì chủ thể đó bị coi là cóhành vi vi phạm hợp đồng Lúc này bên bị vi phạm có thể áp dụng một hoặc một
số chế tài theo cam kết trong hợp đồng hay theo quy định của pháp luật Khi bên
bị vi phạm áp dụng các chế tài trong thương mại, nhưng bên vi phạm không thừanhận hành vi vi phạm hay không tuân thủ các biện pháp chế tài đưa ra thì bên bị
vi phạm có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình Trong khuôn khổ quy định pháp luật, bên bị viphạm được toàn quyền quyết định việc yêu cầu bên vi phạm thực hiện một phầnhay toàn bộ trách nhiệm tài sản đối với mình Ví dụ trong hợp đồng thỏa thuận sẽ
áp dụng đồng thời hai chế tài là phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại, nhưng bên
bị vi phạm có thể chỉ áp dụng biện pháp bồi thường thiệt hại mà không áp dụngphạt vi phạm Tòa án và Trọng tài được bên bị vi phạm yêu cầu giải quyết tranhchấp, phải tôn trong quyền tự định đoạt của bị đơn
+ Mục đích áp dụng chế tài trong thương mại
Việc quy định các chế tài trong thương mại nhằm bảo vệ quyền lợi của chínhcác bên trong quan hệ hợp đồng Đảm bảo cam kết giữa các bên được thực hiện,hoặc đền bù lại những tổn thất đã gây ra cho bên bị thiệt hại do hành vi của bên vi
Trang 8phạm hợp đồng Qua đó nhằm giáo dục các bên tham gia hợp đồng tuân thủ phápluật và nghĩa vụ phải thực hiện theo thỏa thuận nhằm đảm bảo hợp tác bình đẳng,cùng có lợi Luật thương mại 2005 quy định nhiều loại chế tài khác nhau và nhằmđạt được các hiệu quả khác nhau nhưng không ngoài mục đích nhằm tạo ra môitrường pháp lí công bằng, thuận lợi để các thương nhân tham gia hoạt động kinhdoanh hiệu quả, thuận lợi vì mục tiêu phát triển xã hội.
1.2 Các loại chế tài trong thương mại
Việc vi phạm các nghĩa vụ trong hợp đồng trong thương mại dẫn đến hậuquả bên vi phạm phải chịu các hình thức chế tài, các chế tài khi đó gọi là chế tàihợp đồng Nói cách khác, đó là chế tài được hiểu theo nghĩa hẹp, bao gồm cácchế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại mà bên có quyền bị vi phạm đượclựa chọn áp dụng hoặc yêu cầu áp dụng do pháp luật quy định Căn cứ pháp lí để
áp dụng chế tài hợp đồng đó là Luật thương mại 2005 (Từ Điều 292 – 316 Luậtthương mại 2005) Khi các chủ thể có hành vi vi phạm cam kết hợp đồng trongthương mại, người bị vi phạm hoặc khi có yêu cầu của người bị vi phạm cơ quannhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các chế tài đối với họ Theo quy định củapháp luật hiện hành các chế tài trong thương mại bao gồm:
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là hình thức chế tài, theo đó bên bị vi phạm
nghĩa vụ hợp đồng mua bán phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu củabên bị vi phạm [5, tr.53] Khoản 1 Điều 297 Luật thương mại 2005 quy định:
“Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện
và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh” Mục đích của việc áp dụng chế tài
buộc thực hiện đúng hợp đồng nhằm đảm bảo thực hiện trên thực tế hợp đồng đã
kí kết Trong nhiều trường hợp, các loại chế tài khác như bồi thường thiệt hại vàphạt vi phạm không thể thay thế lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng đã kí kết của
Trang 9các bên Trừ trường hợp có thoả thuận khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộcthực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác Việc áp dụng cácchế tài khác chỉ được thực hiện sau thời hạn cho phép thực hiện đúng hợp đồng
Phạt vi phạm hợp đồng là hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng, theo đó
bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm hợp đồng một khoản tiền nhấtđịnh do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận theo quy định hoặc do cácbên thỏa thuận trên cơ sở pháp luật [5, tr.55] Điều 300 Luật thương mại 2005
quy định: “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này” Mặc dù cũng
là chế tài tiền tệ giống như chế tài bồi thường thiệt hại nhưng phạt vi phạm cóchức năng hoàn toàn khác Nếu như chế tài bồi thường thiệt hại nhằm mục đíchchủ yếu là bù đắp thiệt hại vật chất cho người bị thiệt hại thì phạt vi phạm chủyếu nhằm răn đe, trừng phạt Căn cứ duy nhất để bên bị vi phạm yêu cầu bên viphạm trả tiền phạt là do hành vi không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện khôngđúng hợp đồng Yếu tố lỗi ở đây chỉ có ý nghĩa suy đoán Tức là, bên vi phạm cólỗi do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng Bên vi phạmchỉ cần chứng minh có sự vi phạm mà không cần phải chứng minh yếu tố lỗi.Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều
vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng đều không được quá 8% giá trịphần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm Tuy nhiên, đối với cùng một vi phạm hợpđồng thì bên bị vi phạm chỉ được quyền lựa chọn áp dụng một trong hai chế tài làphạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại, nếu như các bên không có thỏa thuậnkhác Nói cách khác, việc áp dụng đồng thời hai loại chế tài này đối với một viphạm chỉ xảy ra trong trường hợp các bên đã có thỏa thuận trước trong hợp đồng
Trang 10Bồi thường thiệt hại là hình thức chế tài nhằm khôi phục bù đắp những lợi
ích vật chất bị mất của bên bị vi phạm hợp đồng trong kinh doanh [6, tr.65]
Khoản 1 Điều 302 Luật thương mại 2005 quy định: “Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm” Việc bồi thường thiệt hại chỉ xảy ra khi có đầy đủ 4 yếu tố sau:
(a) có hành vi vi phạm hợp đồng; (b) có thiệt hại thực tế; (c) hành vi vi phạm hợpđồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại; (d) có lỗi của bên vi phạm Dochức năng chủ yếu của chế tài này là bồi hoàn, bù đắp, khôi phục lợi ích vật chất,bên vi phạm phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại vật chất cho bên bị vi phạm.Thiệt hại vật chất ở đây là giá trị tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra vàkhoản lợi trực tiếp mà bên vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi viphạm hợp đồng Mặc dù vậy, việc tính chính xác giá trị thiệt hại vật chất là việcrất khó có thể đạt được trong mọi trường hợp do đặc điểm cụ thể của từng loạihàng hóa dịch vụ Tuy nhiên, các khoản thiệt hại đòi bồi thường không thể caohơn giá trị tổn thất thực tế và khoản lợi đáng lẽ được hưởng
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng trong kinh doanh là hình thức chế tài, theo
đó một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trong kinh doanh [6,
tr.66] Điều 308 luật thương mại 2005 quy định:”Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1 Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
2 Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng”.
Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn có hiệu lực Bên viphạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với những tổn thất đã xảy ra dohành vi vi phạm của bên kia
Trang 11Đình chỉ thực hiện hợp đồng là hình thức chế tài, theo đó một bên chấm dứt
thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng trong kinh doanh [6, tr.66] Điều 310 Luật
thương mại 2005 quy định: “Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1 Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;
2 Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng”.
Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thờiđiểm một bên nhận được thông báo đình chỉ Các bên không phải tiếp tục thựchiện nghĩa vụ hợp đồng Bên thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanhtoán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng
Huỷ bỏ hợp đồng là hình thức chế tài, theo đó một bên chấm dứt thực hiện
nghĩa vụ hợp đồng và làm cho hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết[6, tr.67] Điều 312 Luật thương mại quy định:
“1 Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng.
2 Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng.
3 Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
4 Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;
b) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.”
Trang 12Khi một hợp đồng bị hủy bỏ toàn bộ, hợp đồng được coi là không có hiệulực từ thời điểm giao kết Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đãthỏa thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy
bỏ hợp đồng và về giả quyết tranh chấp Các bên có quyền đòi lại các lợi ích doviệc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều cónghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợpkhông thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trảbằng tiền
Ngoài ra còn có các chế tài khác do các bên thoả thuận không trái vớinguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế
1.3 Căn cứ áp dụng chế tài trong thương mại
Căn cứ áp dụng chế tài trong thương mại là các điều kiện cần và đủ để bên
có quyền lợi bị vi phạm áp dụng các biện pháp chế tài theo thỏa thuận hoặc theoquy định của pháp luật đối với bên vi phạm hợp đồng Cũng như nhiều loại chếtài pháp lí khác, việc áp dụng các chế tài trong thương mại với tư cách là một chếtài hợp đồng cần phải xét tới các yếu tố sau:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại;
- Có thiệt hại vật chất xảy ra trong thực tế;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại vật chất đã xảy
ra trong thực tế;
- Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng
1.3.1 Có hành vi vi phạm hợp đồng trong thương mại
Trong quan hệ hợp đồng, hành vi vi phạm hợp đồng là hành vi của một bêntrong quan hệ hợp đồng đã làm trái những gì mà pháp luật quy định hoặc trái với
Trang 13nội dung các bên đã thỏa thuận Đó có thể là hành vi không thực hiện, thực hiệnkhông đúng hay không đầy đủ một phần hoặc toàn bộ những cam kết phát sinhtrong hợp đồng Trong đó, các bên không chỉ phải thực hiện những nghĩa vụ thỏathuận trong hợp đồng (ghi vào các điều khoản trong hợp đồng), mà phải thực hiệncác nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lí để đánh giá tính trái pháp luật của hành vi vi phạm, chính lànhững thỏa thuận được hình thành trong hợp đồng có hiệu lực ràng buộc đối với
họ và những quy định của pháp luật về hợp hợp đồng Khi hợp đồng được hìnhthành, nghĩa vụ của hợp đồng phải được các bên nghiêm chỉnh thực hiện, trừtrường hợp các bên thỏa thuận với nhau về việc thay đổi, đình chỉ hoặc hủy bỏhợp đồng Việc các bên trong quan hệ hợp đồng đã cùng nhau thỏa thuận về cácđiều khoản chủ yếu của hợp đồng như: đối tượng, số lượng, chất lượng, giá cả,phương thức thanh toán, địa điểm và thời hạn giao nhận hàng hóa hoặc công việccũng như nội dung khác trong hợp đồng, được xem là căn cứ đánh giá có haykhông vi phạm trong hợp đồng
Trong thực tiễn hoạt động thương mại, các loại hành vi vi phạm thường gặpbao gồm:
+ Hành vi thực hiện không đúng điều khoản về số lượng, thời hạn giao nhậnhàng hóa, dịch vụ (giao hàng thiếu, giao hàng chậm, từ chối không chịu tiếp nhậnsản phẩm hàng hóa từ hợp đồng…);
+ Không thực hiện đúng điều khoản về chất lượng hàng hóa, dịch vụ, địađiểm giao nhận hàng hóa, dịch vụ…;
+ Không thực hiện đúng điều khoản về giá cả, thanh toán…
Tuy nhiên, không phải bất cứ hành vi vi phạm nào cũng mang lại hậu quảbất lợi đối với bên vi phạm Trong một số trường hợp, hợp đồng không được thực
Trang 14hiện hoặc thực hiện không đúng nhưng chủ thể thực hiện hành vi đó không bị ápdụng các chế tài trong thương mại Đó là khi nghĩa vụ hợp đông không được thựchiện hoàn toàn do lỗi của bên có quyền hoặc do sự kiện bất khả kháng Chính vìvậy, để áp dụng chế tài trong thương mại, đặc biệt là để buộc bên vi phạm phảithực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, còn phải xét đến các yếu tố như lỗi, thiệthại thực tế…
1.3.2 Có thiệt hại vật chất thực tế xảy ra
Thiệt hại là sự mất mát hoặc giảm sút về lợi ích vật chất hoặc tinh thần đượcpháp luật bảo vệ Thiệt hại vật chất thực tế được hiểu là sự biến đổi theo chiềuhướng xấu trong tài sản của bên bị vi phạm thể hiện ở những tổn thất thực tế tínhđược bằng tiền mà bên đó gánh chịu Thiệt hại vật chất thực tế do vi phạm hợpđồng mua bán gây ra là căn cứ bắt buộc phải có khi áp dụng chế tài bồi thườngthiệt hại Đối với các hình thức chế tài thương mại khác, thiệt hại thực tế có thểđược coi là tình tiết xác định mức độ nặng nhẹ của chế tài được áp dụng
Trong các quan hệ thương mại thiệt hại vật chất xảy ra có thể là:
+ Giá trị tài sản mất mát, hư hỏng;
Trang 15Như vậy, theo quy định của Luật thương mại 2005, những thiệt hại phi vậtchất như tổn hại uy tín của thương nhân, uy tín, nhãn hiệu hàng hóa thươngphẩm… không thuộc nghĩa vụ bồi thường của bên vi phạm.
1.3.3 Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tếđược xác định khi hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế có mối quan hệnội tại, tất yếu Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệthại Tuy nhiên, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật vàthiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn Do đó cần phải xem xét,phân tích, đánh giá tất cả các sự kiện liên quan một cách thận trọng, khách quan
và toàn diện Từ đó mới có thể rút ra được kết luận chính xác về nguyên nhân,xác định đúng trách nhiệm của người gây thiệt hại Điều này đòi hỏi bên vi phạmphải dựa trên những chứng cứ rõ ràng, xác thực và hợp pháp
1.3.4 Có lỗi của bên vi phạm
Khái niệm lỗi là khái niệm thuộc về yếu tố chủ quan, thể hiện thái độ củachủ thể đối với hành vi xử sự của mình Trong khoa học pháp lí, lỗi được hiểu làtrạng thái tâm lí của chủ thể đối với hành vi và hậu quả do hành vi đó gây ra Nhưvậy, việc xác định có lỗi hay không có lỗi chỉ được đặt ra khi một chủ thể nào đóthực hiện hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.Tuy nhiên, không phải mọi chủ thể thực hiện hành vi vi phạm đều là bị coi là cólỗi bởi vì vấn đề này còn phụ thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh khách quan
và sự nhận thức của chủ thể hành vi chẳng hạn… Vì vậy, một hành vi được coi là
có lỗi khi người đó lựa chọn và quyết định thực hiện hành vi trong khi có đủ điềukiện và hoàn cảnh khách quan có thể lựa chọn cách xử sự khác theo yêu cầu vàđòi hỏi của pháp luật cũng như của các chủ thể khác
Trang 16Lỗi trong vi phạm nghĩa vụ dân sự nói chung và trong vi phạm nghĩa vụ hợpđồng thương mại là lỗi suy đoán bởi hành vi của bên vi phạm là hành vi trái phápluật hoặc trái với cam kết hợp đồng nên người thực hiện hành vi bị suy đoán là cólỗi và họ sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành vi đó Do vậy, để bên bị vi phạm
áp dụng chế tài với bên vi phạm, nghĩa vụ chứng minh có lỗi hay không có lỗithuộc về các bên bị vi phạm
1.4 Vai trò của chế tài trong thương mại
Chế tài trong thương mại là điều kiện cần thiết đảm bảo cho những cam kếtcủa các bên được thực hiện, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường khi mà các yếu
tố cạnh tranh luôn là động lực cho sự phát triển của chính các thương nhân.Thương nhân có quyền tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm, tự mìnhquyết định kinh doanh cái gì, kinh doanh cùng với ai và kinh doanh như thế nào.Hợp đồng là công cụ để thương nhân tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
và là cơ sở pháp lí để áp dụng chế tài trong thương mại đối với bên vi phạm
1.4.1 Nâng cao ý thức kỉ luật trong việc thực hiện hợp đồng trong thương mại
Kỉ luật hợp đồng đòi hỏi các bên nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ các quyđịnh của pháp luật về hợp đồng cũng như tự nguyện thi hành các cam kết tronghợp đồng mà các bên đã xây dựng Hiện nay, trong cơ chế thị trường, việc kí kếthợp đồng là quyền của các chủ thể, pháp luật tạo ra hành lang pháp lí thôngthoáng cho các bên trong quá trình tự do kinh doanh, tự do hợp đồng Khi các chủthể tự nguyện kí kết hợp đồng thì các cam kết lại là cơ sở để ràng buộc các bênvới nhau Mặc dù, có thể một bên biết rằng việc tiếp tục thực hiện hợp đồng làđem lại hậu quả bất lợi cho mình, nhưng nếu không thực hiện nghĩa vụ, bên bị viphạm có quyền tự bảo vệ quyền lợi bằng cách áp dụng các chế tài hợp đồng, buộcbên vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản do các hành vi viphạm đã gây ra Điều đó khẳng định, chế tài hợp đồng có vai trò trong việc hình
Trang 17thành và củng cố thái độ tích cực của các bên đối với nghĩa vụ phát sinh từ quan
hệ hợp đồng
1.4.2 Đảm bảo quyền tự do hợp đồng
Tự do hợp đồng theo pháp luật hiện hành được hiểu rất rộng đó là thươngnhân được tự do lựa chọn đối tác, tự do lựa chọn hình thức hợp đồng, tự nguyệnquyết định việc giao kết hợp đồng, tự do xác định nội dung cụ thể của hợp đồngtrên cơ sở pháp luật quy định, tự do sửa đổi, bổ sung hay chấm dứt hợp đồng.Song việc sửa đổi, bổ sung hay chấm dứt việc thực hiện các nghĩa vụ phát sinh từhợp đồng nếu không xuất phát từ ý chí thỏa thuận của các bên, lúc này nghĩa vụđược hình thành trong hợp đồng là điều kiện ràng buộc các bên trong quan hệ hợpđồng với nhau Mọi hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc khôngđầy đủ cam kết đều có thể có nguy cơ bị áp dụng các chế tài hợp đồng
Thực tế, mục đích của hoạt động kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận tối đa.Thông qua hoạt đông kinh doanh con người muốn làm tăng thêm giá trị vật chấtcho xã hội, mà trước hết là cho nhà kinh doanh Nếu không có các biện pháp cầnthiết thì quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng luôn luôn có nguy cơ bị chèn éphoặc cạnh tranh không lành mạnh Chính vì thế, việc áp dụng các chế tài hợpđồng như: (a) Buộc thực hiện đúng hợp đồng; (b) Phạt vi phạm, (c) Bồi thườngthiệt hại; (d) Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; (e) Đình chỉ hợp đồng; (f) Hủy bỏhợp đồng; (g) Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với quy địnhcủa pháp luật là những biện pháp hữu hiệu đảm bảo tính khả thi cho quyền tự dohợp đồng
1.4.3 Bảo vệ lợi ích của các bên trong quan hệ hợp đồng
Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước, lợi nhuận mà cácthương nhân có được phải là lợi ích kinh tế hợp pháp, được nhận từ việc thựchiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của hợp đồng Nhưng do mục đích này thương nhân
Trang 18có thể có nhiều hành vi vi phạm khác nhau dẫn đến việc không thực hiện, thựchiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng làm ảnh hưởng trực tiếptới lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm, thậm chí có thể làm phát sinh nghĩa vụ
về tài sản của bên bị vi phạm với bên thứ ba Hành vi vi phạm hợp đồng luôntiềm ẩn nguy cơ xâm hại lợi ích của bên bị vi phạm (làm mất mát, hư hỏng hànghóa, giảm sút thu nhập, lợi nhuận…) Để bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm, bên
bị vi phạm có thể tự mình hoặc yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền áp dụng cáchình thức chế tài đối với bên vi phạm (buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt viphạm, bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng,hủy bỏ hợp đồng) Không chỉ như vậy, chế tài trong thương mại cũng bảo vệquyền lợi của bên vi phạm, việc quy định rõ trong luật các trường hợp miễn tráchnhiệm, các căn cứ, thủ tục áp dụng, mức phạt… cũng bảo đảm bên vi phạm chỉphải chịu trách nhiệm về hành vi của mình đúng theo mức độ vi phạm, bảo vệ bên
vi phạm trong các hiện tượng tiêu cực khi xử lí vi phạm, điều đó giúp các bên cóthể thực hiện hợp đồng yên tâm hơn
1.4.4 Phòng ngừa vi phạm pháp luật hợp đồng
Luật thương mại cho phép áp dụng chế tài hợp đồng đối với tất cả hành vi viphạm hợp đồng trong thương mại, kể cả trường hợp các bên không thỏa thuậnnhưng chế tài hợp đồng vẫn có thể được áp dụng theo quy định của pháp luật,ngoại trừ trường hợp bên bị vi phạm từ chối không áp dụng chế tài hợp đồng đốivới bên bị vi phạm hay rơi vào trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định củapháp luật Như vậy, trong trường hợp một bên vi phạm hợp đồng, thì họ đều cóthể bị đe dọa gánh chịu những hậu quả bất lợi về tài sản Nếu chưa có hành vi vi
phạm hợp đồng, việc quy định các chế tài trong thương mại mang tính “phòng ngừa” các biểu hiện vi phạm pháp luật hợp đồng, nâng cao ý thức trách nhiệm và
thái độ tích cực hợp tác của các bên trong quan hệ hợp đồng Trong quá trình thực
Trang 19hiện hợp đồng, nếu phát sinh vi phạm hợp đồng, các chế tài hợp đồng được bên bị
vi phạm áp dụng nhằm bảo vệ lợi ích của mình Đó có thể là các chế tài buộc thựchiện đúng hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợpđồng, đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng để trừng phạt và bồi hoàn tổn thất dohợp đồng bị vi phạm Quy định về trách nhiệm hợp đồng có tác dụng rất mạnh
mẽ vào ý thức các bên, nâng cao tinh thần trách nhiệm hợp tác, thực hiện cácnghĩa vụ trong hợp đồng, khi nắm được các hành vi đó là vi phạm và phải chịuchế tài thì sẽ không thực hiện, qua đó ngăn ngừa vi phạm xảy ra [5; tr.50]
Như vậy, việc quy định cụ thể các nguyên tắc và căn cứ áp dụng các chế tàihợp đồng trong thương mại, Luật thườn mại 2005 đã khẳng định vai trò của mình
là rất quan trọng trong việc phòng ngừa mọi biểu hiện vi phạm pháp luật hợpđồng Ngoài ra góp phần giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc thựchiện các điều khoản hợp đồng mà các bên đã thiết lập
1.5 Tính hiệu quả của chế tài trong thương mại
Chế tài trong thương mại có nội dung chủ yếu là các quy định về căn cứ ápdụng các trách nhiệm, các hình thức trách nhiệm và các trường hợp miễn tráchnhiệm Trách nhiệm ở đây là trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mà đặc điểm cơbản là: được áp dụng trên cơ sở hành vi vi phạm hợp đồng có hiệu lực pháp luật;nội dung gắn liền với việc thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trách nhiệm
về tài sản; do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền áp dụng hoặc do bên bị viphạm áp dụng trên cơ sở pháp luật
Buộc thực hiện đúng hợp đồng là hình thức chế tài nhằm đảm bảo thực hiệmhợp đồng đã kí kết giữa các bên, do lúc kí kết hợp đồng các bên đều xuất phát từmục đích lợi nhuận, chứ không phải lợi ích từ việc nộp phạt hay bồi thường củabên đối tác Áp dụng chế tài này giúp tránh việc kéo dài thời gian thực hiện hợp
Trang 20đồng không ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của họ mà không làm mất thiện trí hợptác giữa các bên trong hợp đồng.
Phạt vi phạm hợp đồng là chế tài tiền tệ, chế tài này nhằm trừng phạt, phòngngừa vi phạm hợp đồng giữa các bên, qua đó giáo dục, nâng cao ý thức pháp luậthợp đồng, củng cố kỉ luật hợp đồng, bảo đảm sự lành mạnh trong các quan hệkinh tế
Bồi thường thiệt hại là hình thức chế tài dùng để bù đắp những thiệt hại vậtchất thực tế cho bên bị vi phạm Do vậy, số tiền bồi thường đó phải sẽ đảm bảobồi hoàn, bù đắp và khôi phục lợi ích vật chất bị thiệt hại cho bên có quyền lợikhi hợp đồng được thực hiện đúng
Tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng là chế tài nhằm trừng phạt và thái độnghiêm khắc của bên bị vi phạm với bên vi phạm trong quan hệ hợp đồng Khi ápdụng các chế tài này, bên bị vi phạm hợp đồng áp dụng chế tài bằng cách không
thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng được xem như là sự “tự vệ” của bên bị vi phạm
trước hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia Khi áp dụng các chế tài này, sự bấtlợi mà bên vi phạm phải gánh chịu cơ bản thể hiện ở chỗ, bên vi phạm khôngđược đáp ứng các quyền theo thỏa thuận trong hợp đồng, do bên bị vi phạmkhông phải thực hiện các nghĩa vụ tưng xứng Mặt khác, bên bị vi phạm áp dụngchế tài này vẫn có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại theo quy địnhcủa pháp luật
Trang 212.1.1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng
Khi phát sinh tranh chấp bên có quyền lợi bị vi phạm đều hướng đến việc bùđắp những thiệt hại đã xảy ra, nhưng nhiều khi lợi ích của việc thực hiện đúnghợp đồng còn quan trọng và cần thiết hơn so với được đền bù bằng đúng giá trịthiệt hại đã bỏ ra, ví dụ như thời cơ, uy tín mà việc thực hiện chậm hợp đồng làmảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty Khi đó việc áp dụng chế tàibuộc thực hiện đúng hợp đồng là không thể thiếu được trong hoạt động kinh
doanh Theo Khoản 1 Điều 297 Luật thương mại 2005 quy định “Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh” Đây là hình thức chế tài, theo đó bên vi phạm nghĩa
vụ hợp đồng trong thương mại phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu củabên bị vi phạm Từ khái niệm trên, chế tài này có những đặc điểm chính sau:+ Căn cứ áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
Chế tài này được áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng và có lỗi của bên
vi phạm Theo Điều 297 Luật thương mại 2005, bên có quyền lợi bị vi phạm chỉ
Trang 22có quyền buộc bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng nếu bên vi phạm có lỗi Nếubên vi phạm có hành vi vi phạm hợp đồng nhưng không có lỗi thì họ không bị ápdụng các hình thức chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng Điều 296 Luật thươngmại 2005 tạo điều kiện cho bên bị vi phạm kéo dài thời hạn, từ chối thực hiện hợpđồng trong trường hợp bất khả kháng:
“1 Trong trường hợp bất khả kháng, các bên có thể thoả thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; nếu các bên không có thoả thuận hoặc không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng cộng với thời gian hợp
lý để khắc phục hậu quả, nhưng không được kéo dài quá các thời hạn sau đây: a) Năm tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận không quá mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng; b) Tám tháng đối với hàng hoá, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thoả thuận trên mười hai tháng, kể từ khi giao kết hợp đồng.
2 Trường hợp kéo dài quá các thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại.
3 Trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng thì trong thời hạn không quá mười ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này bên từ chối phải thông báo cho bên kia biết trước khi bên kia bắt đầu thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng.
4 Việc kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
có thời hạn cố định về giao hàng hoặc hoàn thành dịch vụ.”
Như vậy, những trường hợp bên bị vi phạm và bên vi phạm thỏa thuận giahạn thực hiện nghĩa vụ hoặc thỏa thuận thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụkhác, không được coi là áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng Trong
Trang 23các trường hợp này, bên bị vi phạm không được quyền yêu cầu bên vi phạm phảithực hiện đúng cam kết.
+ Các biện pháp thực hiện đúng hợp đồng
Theo Điều 297 Luật thương mại 2005, khi áp dụng chế tài buộc thực hiệnđúng hợp đồng, bên bị vi phạm có thể lựa chọn hoặc yêu cầu bên bị vi phạm thựchiện đúng hợp đồng hoặc lựa chọn các biện pháp khác để hợp đồng được thựchiện và bên bị vi phạm phải chịu chi phí phát sinh Chế tài buộc thực hiện đúnghợp đồng thường được đặt ra khi có vi phạm các điều khoản về số lượng, chấtlượng hàng hóa, yêu cầu kĩ thuật của công việc
Khoản 2 Điều 297 Luật thương mại 2005 quy định: “Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao
đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm”.
Như vậy, khi bên vi phạm giao thiếu hàng, cung ứng dịch vụ không đúnghợp đồng bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đủ hàng, cungứng dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng Nếu bên vi phạm giao hàngkém chất lượng, cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng, bên bị vi phạm cóquyền yêu cầu bên vi phạm loại trừ khuyết tật của hàng hóa, thiếu sót Trườnghợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thìphải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụ theo đúng thoả thuận trong hợp đồng.Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ kém chất lượng thìphải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ hoặc giao hàng khácthay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng Ngoài ra, bên bị vi phạm có thể
Trang 24lựa chọn các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên bị vi phạm phảichịu chi phí phát sinh Ví dụ, trường hợp bên vi phạm không thực hiện yêu cầuthực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứngdịch vụ của người khác theo đúng loại hàng hóa, dịch vụ ghi trong hợp đồng vàbên vi phạm phải đền bù chênh lệch giá Bên bị vi phạm cũng có thể tự sủakhuyết tật, thiếu sót của hàng hóa, dịch vụ và yêu cầu bên vi phạm phải trả cácchi phí sửa chữa cần thiết.
+ Tính chất của chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
Đây là biện pháp chế tài được áp dụng một cách rộng rãi đối với mọi viphạm, bởi vì nó mang tính mềm dẻo, linh hoạt, hiệu quả, thiện chí hơn so với cácchế tài khác Mục đích của việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồngnhằm đảm bảo thực hiện trên thực tế hợp đồng đã kí kết mà trong nhiều trườnghợp, các loại chế tài khác như bồi thường thiệt hại và phạt hợp đồng không thểthay thế lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng đã kí kết của các bên
Nhìn chung, so với quy định của Bộ luật dân sự 2005, quy định về chế tàibuộc thực hiện đúng hợp đồng tại Điều 297 Luật thương mại 2005 là phù hợpvới quy định tương tự tại Điều 304 Bộ luật dân sự 2005 Ngoài ra, theo khoản 2Điều 304 Bộ luật dân sự 2005 thì nếu bên có nghĩa vụ không được thực hiệnmột công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên có quyền được quyền yêucầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt thực hiện, khôi phục lại tình trạng ban đầu
và bồi thường thiệt hại
2.1.2 Phạt vi phạm hợp đồng
Phạt vi phạm hợp đồng là hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng, theo đóbên vi phạm hơp đồng phải trả cho bên bị vi phạm hợp đồng một khoản tiền nhấtđịnh do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận Điều 300 Luật thương
mại 2005 quy định “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng, nếu trong hợp đồng có có
Trang 25thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của Điều 294 của Luật này” Chế tài phạt vi phạm có mục đích chủ yếu là trừng phạt, tác động vào
ý thức của các chủ thể hợp đồng nhằm giáo dục ý thức tôn trọng hợp đồng, phòngngừa vi phạm hợp đồng Vì thế, phạt vi phạm hợp đồng được áp dụng một cáchphổ biến đối với các vi phạm hợp đồng
+ Căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng
Theo Luật thương mại 2005, chế tài phạt vi phạm chỉ được áp dụng nếutrong hợp đồng có thỏa thuận về việc áp dụng chế tài này, trừ các trường hợpmiễn trách nhiệm theo quy định pháp luật Nói cách khác, chế tài phạt vi phạmđược áp dụng khi xuất hiện hai căn cứ: (a) Có hành vi vi phạm hợp đồng và (b)
Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng Mặc dù, pháp luật thương mại không có quyđịnh trực tiếp yếu tố có lỗi là căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm Nhưng yếu tốnày được gián tiếp thông qua qua việc luật thương mại đưa ra các trường hợp
“miễn trách nhiệm” là các trường hợp loại trừ áp dụng chế tài.
Phạt vi phạm hợp đồng được áp dụng ngay cả khi thiệt hại chưa xảy ra Yếu
tố thiệt hại không có tính chất quyết định đến việc áp dụng chế tài phạt vi phạm.Tuy nhiên trong quan hệ hợp đồng, mức độ vi phạm cũng có thể ảnh hưởng tớiviệc áp dụng chế tài này Đó là việc pháp luật cho phép áp dụng xác định khoản
tiền phạt dựa trên giá trị phần hợp đồng bị vi phạm, mức phạt “do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm” (Điều 301 Luật thương mại 2005).
+ Chủ thể có thẩm quyền áp dụng chế tài phạt vi phạm
Chủ thể có thẩm quyền áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đông là bên bị viphạm hoặc trong trường hợp có đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết(Tòa án, Trọng tài) thì lúc này các cơ quan được yêu cầu sau khi xem xét tính hợppháp của đơn kiện, sẽ ra quyết định thực hiện hay không thực hiện chế tài này.+ Mức phạt vi phạm