ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu Đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) (Trang 95 - 100)

KHOÁN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TỰ DOANH TẠI SHS 1.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty năm 2008:

MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH NĂM 2008 CỦA SHS

Chỉ Tiêu Đến 31/12/2008

1.Tài Sản 442.461.606.000

Trong đó:

• Tiền(không bao gồm tiền gửi

giao dịch chứng khoán của NĐT) 270.405.508.000

• Ủy thác đầu tư ngắn hạn 20.000.000.000

• Chứng khoán tự doanh 39.549.969.000 Trong đó:

+Cổ phiếu niêm yết 16.946.520.000 +Cổ phiếu chưa niêm yết 22.603.449.000

• Giao dịch chứng khoán kỳ hạn 86.210.000.000 2.Nguồn vốn 442.461.606.000 Trong đó:

• Vốn chủ sở hữu 422.263.546.000

• Phải trả thuế 10.772.038.000 3.Kết quả kinh doanh

• Tổng thu nhập 97.510.477.000

• Tổng chi phí 60.043.643.000

• Lợi nhuận trước thuế(đã trích

dự phòng chứng khoán niêm yết 4,3 tỷ đồng) 37.466.834.000

Để chuẩn bị cho niêm yết trong năm 2009,SHS đã ký hợp đồng kiểm toán với công ty kiểm toán từ đầu năm 2008.Dự kiến,trước ngày 20/1/2009 thì SHS sẽ có báo cáo tài chính của năm 2008 đã được kiểm toán.Tính tới thời điểm xác định mức lợi nhuận thì một số chi tiêu mà SHS đạt được là rất tốt với lợi nguận trước thuế đạt 37,5 tỷ đồng.Mặc dù lợi nhuận vẫn chưa đạt tới mức kỳ vọng nhưng với diễn biến ngày càng phức tạp của tình hình tài chính

trong nước và quốc tế,kết quả này đã giúp cho SHS giảm thiểu sức ép đang đè năng lên nhiều công ty khác cũng như tạo một nền tảng vững mạnh cho kế hoạch phát triển năm 2009.

2. TỒN TẠI:

Hoạt động tự doanh chứng khoán của SHS có một số hạn chê sau :

Thứ nhất: Trong khi đó tổng vốn đầu tư đấy lại phân chia nhỏ lẻ cho các cán bộ tự doanh dưới dạng hạn mức (nghĩa là mỗi cán bộ tự doanh được lắm giữ một lượng tiền nhất định để đầu tư, thường thì khoảng 5-10 tỷ đồng trên một người). Việc phân chia quá nhỏ cho các cán bộ tự doanh sẽ hạn chế đầu tư của mỗi người. Vì mỗi cán bộ tự doanh đều có khả năng và trình độ khác nhau. Có những cán bộ tự doanh có thể cần một lượng vốn lớn hơn để đầu tư sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn, trong khi đó có những cán bộ cũng với lượng vốn đầu tư như thế đem lại lợi nhuận thấp hơn. Do đó SHS chưa linh hoạt đối với những cán bộ tự doanh đầu tư tốt mà cung cấp lượng vốn đầu tư cao hơn.

Thứ hai: Do hoạt động đầu tư bị phân tán nên rất khó cho bộ phận kiểm tra, giám sát của công ty.

Thứ ba: Trong hoạt động tự doanh, SHS đã thực hiện đầu tư trên cả thị trường niêm yết và chưa niêm yết đối với cả cổ phiếu phiếu và trái phiếu. Tuy nhiên, hiện nay các hoạt động trên hai thị trường của công ty chỉ mới dừng lại ở mục tiêu chính là kinh doanh và đầu tư chứng khoán để hưởng chênh lệch giá, cổ tức và trái tức. Các hoạt động đầu tư khác như hoạt động tạo lập thị trường, đầu cơ, đầu tư xuống giá…hiện nay công ty vẫn chưa triển khai. Đó là một trong những hạn chế gây khó khăn cho sự phát triển của hoạt động tự doanh ở SHS.

Thứ tư: Thông thường hoạt động tự doanh của các CTCK chiếm tới 70-80% doanh thu của toàn công ty. Với SHS, hoạt động tự doanh trung bình

các năm đóng góp gần 65% tổng doanh thu của toàn công ty nhưng vẫn chưa hẳn là lớn so với các CTCK khác,mặc dù biết rằng năm 2008 thị trường đang vật lộn với nhiều khó khăn và thách thức lớn và ghây không ít khó khăn với các công ty chứng khoán

Thứ sáu: Phân tích kĩ thuật được tiến hành bởi 1 cán bộ tự doanh và điều này dẫn đến việc mua bán trên thị trường chứng khoán thường mang tính chủ quan của cán bộ. Và dễ dàng xảy ra sai xót nếu có những biến động bất ngờ từ phía thị trường.

Thứ bảy: Phân tích cơ bản chưa đầy đủ thông tin vì thông thường thông qua báo cáo tài chính của công ty niêm yết thường không phản ánh đầy đủ tình hình hoạt động kinh doanh của công ty mà có khi họ chỉ cung cấp các thông tin tốt còn các thông tin không tốt thì họ không đưa ra.

Th tám : Hoạt động tự doanh của SHS gặp một vài khó khăn vì đội ngũ cán bộ tự doanh quá ít, trong khi thị trường có hơn mấy trăm công ty niêm yết và hàng nghìn công ty chưa niêm yết. Do đó với số lượng như thế

này thì không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Hơn nữa các cán bộ tự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

doanh này mới chỉ sử dụng kinh nghiệm, cũng chưa được đào tạo thường xuyên. Do đó là một hạn chế lớn cho SHS.

3. NGUYÊN NHÂN

*Nguyên nhân chủ quan

- Quy trình tự doanh của công ty còn nhiều bất cập

Theo quy trình tự doanh của công ty thì hiện nay các cán bộ tự doanh sẽ toàn quyền đưa ra các quyết định đầu tư trong hạn mức của mình và có trách nhiệm báo cáo hàng ngày các giao dịch phát sinh. Trong các trường hợp,

các cán bộ tự doanh đưa ra các phương án tự doanh vượt hạn mức cho phép sẽ phải trình bày trước Hội đồng đầu tư, và chỉ khi Hội đồng đầu tư thông qua thì phương án đó mới được thực hiện.

Ngoài ra, khi đưa ra các phương án đầu tư đều phải được thông qua Hội đồng đầu tư phê chuẩn và đồng ý nên có thể làm chậm và mất cơ hội đầu tư, đồng thời không nêu rõ vai trò của Hội đồng đầu tư đối ngoài các phương án vượt mức ủy thác. Trong khi đó trách nhiệm của Giám đốc lại quá lớn, thủ tục báo cáo còn phức tạp, rườm rà. Ngoài ra việc phân chia hạn mức sẽ gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát danh muc đầu tư chung của toàn công ty.

- Nguồn nhân lực chưa mạnh

Nhân lực là yếu tố tác động đến hầu hết mọi nghiệp vụ hoạt động của CTCK. Mọi hoạt động của CTCK đều cần đến những cán bộ vừa có trình độ về chuyên môn, vừa có sự nhạy bén trong nghề nghiệp và là những người có đạo đức nghề nghiệp.Nhưng cán bộ đầu tư ở SHS còn tương đối ít với sự phát triển ngày càng mạnh của TTCK Việt Nam trong tương lai thì chắc chắn SHS sẽ gặp khó khăn về mặt nhân sự trong hoạt động tự doanh bởi lẽ dù người cán bộ tự doanh có khả năng đến đâu chăng nữa thì sức người cũng có hạn, họ chỉ có thể đảm nhận được một lượng công việc nhất định mà thôi.

- Công tác phân tích còn thiếu xót và chưa đầy đủ.

Phân tích cơ bản của công ty vẫn chưa đầy đủ và chính xác phản ánh đúng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang niêm yết. Bởi vì phần lớn luồng thông tin được tổng hợp từ các báo cáo hàng quý của công ty niêm yết.Do hạn chế khi tiếp cận được với thông tin nội bộ của công ty niêm yết.

* Nguyên nhân khách quan

- Môi trường pháp lý

vào đầu năm 2007.Tới quý 4 năm 2007 thì ồ ạt nhiều công ty chứng khoán thành lập cũng hoạt động trong nghiệp vụ tự doanh do đó góp phần cạnh tranh gay gắt đối với SHS.

- Thị trường chứng khoán Việt Nam không ổn định.

Thị trường chứng khoán trong thời gian qua đặc biệt trong năm 2007 và cuối năm 2008 chứng kiến sự rủi ro và sự bất ổn định nghiêm trọng, do đó hoạt động tự doanh của SHS cũng bị ảnh hưởng và không tránh khỏi những sai xót trong quá trình đầu tư.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN THÔNG QUA NGHIỆP VỤ TỰ DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÒN HÀ NỘI I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu Đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) (Trang 95 - 100)