THỰC HIỆN PHÂN BỔ TÀI SẢN VÀ XÂY DỰNG DANH MỤCĐẦU TƯ.

Một phần của tài liệu Đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) (Trang 77 - 81)

II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN THÔNG QUA NGHIỆP VỤ TỰ

2.4. THỰC HIỆN PHÂN BỔ TÀI SẢN VÀ XÂY DỰNG DANH MỤCĐẦU TƯ.

ĐẦU TƯ.

Thực hiện phân bổ tài sản và xây dựng danh mục đầu tư là bước rất quan trọng của hoạt động tự doanh. Nó sẽ cho biết công ty nên đầu tư theo tỷ lệ vốn như thế nào, ngành nào nên đầu tư vào nhiều hơn, ngành nào nên đầu tư với một tỷ lệ vốn ít hơn. Thông thường những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh thì thường được đầu tư một lượng vốn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các ngành khác. Sau đó là xây dựng danh mục đầu tư theo từng ngành. Nghĩa là cổ phiếu của những công ty thuộc ngành tăng trưởng tốt sẽ được đầu tư nhiều hơn.

*Việc phân bổ tài sản vào danh mục đầu tư trước tiên đuợc công ty phân bổ theo ngành nghề trong nền kinh tế.

Nguyên tắc phân bổ:

+ Phân bổ vốn đầu tư vào một cổ phiếu khi đã có phân tích đầy đủ và rõ ràng nhất về cổ phiếu đó.

+ Phân bổ vốn đầu tư với tỷ trọng cao đối với ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh như ngân hàng, tài chính, viễn thông, năng lượng.

niêm yết, không phân bổ quá 10% vốn đầu tư vào cổ phiếu của một tổ chức chưa niêm yết.

Phương thức phân bổ tài sản:

+ Phân bổ vốn đầu tư làm nhiều lần.

+ Đối với từng cổ phiếu cũng mua làm nhiều lần. Khi thị trường có dấu hiệu đáy thì bắt đầu mua dần và đầu tư hết khi thị trường tăng giá trở lại.

Bảng : Tình hình phân chia vốn đầu tư cho các nghành trong năm 2008 của SHS.

Nhóm Nghành Mức Đầu tư Hiện Tại % Bất Động Sản 40,690,000,000.00 0.16 Than 22,790,000,000.00 0.09 Dầu Khí 35,160,000,000.00 0.14 Tài Chính - Ngân Hàng 56,255,000,000.00 0.22 Hàng Tiêu Dùng 24,900,000,000.00 0.10 Điện 42,030,000,000.00 0.17 Khác 29,340,000,000.00 0.12 Tổng 251,165,000,000.00 1.00 Nguồn:Phòng phân tích CTCK SHS

Biểu Đồ : Tình hình phân chia vốn đầu tư cho các nghành trong năm 2008 của SHS.

Nguồn:Phòng phân tích CTCK SHS

*Xây dựng danh mục đầu tư

Duới đây là một ví dụ về việc xây dựng danh mục đầu tư của phòng tự doanh SHS trong năm 2008

Giỏ hàng hóa: CII, GMD, REE, SAM, STB

Trong giỏ hàng hóa trên, REE và SAM là hai cổ phiếu gạo cội nhất, có mặt trên sàn từ những phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam. Các cổ phiếu STB, CII, GMD cũng là các cổ phiếu blue chip có vai trò dẫn dắt thị trường.

Mô hình CAPM cho ta công thức:

E(Rj) = Rf + βj [ E(RM) - Rf ] (3.1)

Trong đó:

Rf : lãi suất phi rủi ro trong 1 giai đoạn

βj : mức độ rủi ro hệ thống của chứng khoán hay một danh mục i E(RM) : lợi nhuận ước tính của danh mục thị trường

Phương trình trên thể hiện mối tương quan cân bằng giữa mức lợi suất kỳ vọng của danh mục thị trường, E(RM) với mức lợi suất kỳ vọng của danh mục i, E(Ri). Như vậy, nếu kết quả lợi nhuận thực tế của danh mục thị trường, RM và của danh mục i, Ri cũng thoả mãn phương trình trên, tức là:

nếu Rj = Rf + βj [ RM - Rf ] (3.2)

thì có nghĩa nhà quản lý danh mục i đạt được kết quả trung bình, xếp hạng ngang với danh mục thị trường.

Tuy nhiên, ở đây cần lưu ý là khi nói danh mục i có kết quả xếp hạng ngang với danh mục thị trường không có nghĩa lợi suất của hai danh mục này bằng nhau mà chỉ có nghĩa là hai danh mục được đánh giá ngang nhau. Hai mức lợi suất này có thể rất khác nhau do độ chấp nhận rủi ro của hai danh mục khác nhau. Rõ ràng, nếu danh mục i có độ rủi ro lớn hơn danh mục thị trường (βi >1) thì yêu cầu lợi suất đạt được cũng phải lớn hơn lợi suất thị trường theo một tỷ lệ tương ứng thoả mãn phương trình (3.1) nêu trên và ngược lại. Chỉ khi βj=1 thì hai danh mục có cùng độ rủi ro và vì vậy cùng yêu cầu một lợi suất bằng nhau.

Trường hợp lợi suất thực tế của danh mục i và danh mục thị trường có mối quan hệ không theo công thức (3.2) thì có nghĩa hai danh mục này có thứ tự xếp hạng khác nhau, cụ thể như sau:

- Nếu: Rj > Rf + βj [ RM - Rf ] (3.3)

thì chứng tỏ danh mục i hoạt động tốt hơn danh mục thị trường, hay là tốt hơn mức trung bình của thị trường;

- Nếu: Rj < Rf + βj [ RM - Rf ] (3.4)

hơn mức trung bình của thị trường.

Sử dụng kết quả ước lượng theo mô hình CAPM ta có kết quả sau:

Vậy danh mục đầu tư tối ưu là:

P= (81.51% CII, 1.39% REE, 2%, STB, 1.97% GMD, 13.13% SAM). Lưu ý, các danh mục đầu tư được xây dựng nên không phải là bất biến. Diễn biến giá chứng khoán luôn hàm chứa các thông tin thị trường, các rủi ro tiềm ẩn và các cơ hội kiếm lợi nên chỉ cần một biến động nho nhỏ của thị trường thông qua các thông tin mà giá trị của danh mục có thể thay đổi theo các chiều hướng khác nhau. Do vậy người quản lý danh mục phải luôn luôn theo dõi sát diễn biến thị trường để kịp thời có những can thiệp, điều chỉnh cơ cấu danh mục đầu tư một cách linh hoạt, hợp lý để đem lại hiệu quả cuối cùng như mong muốn, hay chính là đạt được mục tiêu đề ra. Ví dụ một gợi ý về điều chỉnh cơ cấu danh mục, đó là giảm bớt tỷ trọng của tài sản có rủi ro gia tăng và tăng tỷ trọng của tài sản có rủi ro được giảm thiểu, nếu mục tiêu ban đầu của nhà đầu tư là tối thiểu hóa rủi ro riêng của danh mục.

Một phần của tài liệu Đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh tại công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w