II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỰ DOANH TẠI CÔNG TY CHỨNG
1.8 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TỰ
ĐỘNG TỰ DOANH.
Xây dựng quy trình quản lý rủi ro như sau:
Bước 1: Nhận dạng rủi ro.
Đây là bước đầu tiên nhằm tìm hiểu cặn kẽ về bản chất của rủi ro. Cách đơn giản và trực tiếp nhất là liệt kê từng nhân tố và các biến cố có thể gây ra rủi ro.
Cách làm rõ bản chất của rủi ro là:
- Thứ nhất: Nhận dạng những tác nhân kinh tế có thể gây ra rủi ro, ví dụ yếu tố lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế…
- Thứ hai: Tìm hiểu xem chiều hướng có thể gây ra rủi ro, ví dụ như Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất sẽ tác động đến giá chứng khoán.
- Thứ ba: Kiểm tra lại xem biểu hiện rủi ro đang phân tích có phụ thuộc vào biến cố nào khác hay không, như công ty có biểu hiện rủi ro trong trường
hợp không được tín nhiệm của khách hàng…
Bước 2: Ước tính, định lượng rủi ro.
Bước này sẽ đo lường mức độ phản ứng của công ty đối với các nguồn gốc rủi ro đã xác định ở trên. Cụ thể, dùng một phương pháp giả định nếu có nhân tố rủi ro thì công ty được và mất gì.
Bước 3: Đánh giá tác động của rủi ro.
Để đánh giá rủi ro người ta thường làm bài toán chi phí và lợi tức. Đôi khi, việc quản lý rủi ro tiêu tốn nhiều nguồn lực của công ty như tiền bạc và thời gian, do đó cần phải cân nhắc xem liệu việc quản lý rủi ro như vậy có thực sự đem lại lợi ích lớn hơn chi phí bỏ ra để thực hiện nó hay không.
Bước 4: Đánh giá năng lực của người thực hiện chương trình bảo hiểm rủi ro.
Bước 5: Lựa chọn công cụ và quản lý rủi ro thích hợp.
Đây là bước mấu chốt cuối cùng trong việc xây dựng chiến lược quản lý rủi ro. Trong bước này nhà quản lý phải chọn một giải pháp cụ thể. Chẳng hạn, đối với các công cụ trên thị trường hối đoái, người ta có thể sử dụng hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn…làm công cụ chống rủi ro.
Cụ thể quản lý rủi ro của công ty SHS cần phải thực hiện đối với danh mục đầu tư của mình như sau:
Các tín hiệu bán chứng khoán nhằm quản lý rủi ro:
+ Bán chứng khoán ngay khi có tín hiệu không tốt về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính xấu đi của tổ chức phát hành.
+ Nghiên cứu bán cổ phiếu khi có tốc độ tăng lợi nhuận của công ty đó chậm lại.
+ Thị phần của công ty đó giảm 2 năm liên tiếp.
+ Công ty đó không nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. + Bán khi có dấu hiệu của thị trường giảm giá.
+ Bán chứng khoán khi thị trường thay đổi xu hướng với khối lượng giao dịch tăng và các cổ phiếu hàng đầu giảm giá vơi khối lượng giao dịch lớn.
2.KIẾN NGHỊ VỚI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SHS VỀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN THÔNG QUA NGHIỆP VỤ TỰ DOANH.
Thứ nhất: Nên kết hợp chặt chẽ giữa bộ phận tư vấn đầu tư ( chuyên nghiên cứu phân tích cơ bản về công ty niêm yết, công ty chưa niêm yết ) với phòng tự doanh để đưa ra danh mục đầu tư tối ưu để đạt được hiệu quả cao nhất.
Thứ hai: Hoạt động phân tích chứng khoán cần được đẩy mạnh nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa. Do thị trường chứng khoán phát triển nên rất nhiều tổ chức chuyên nghiệp nên cạnh tranh đối với công ty chứng khoán. Do đó công ty phải chuẩn bị vững chắc cho sự cạnh tranh trong tương lai.
Thứ ba : Công ty nên đầu tư cho hoạt động tự doanh hơn nữa, bổ sung vốn, tăng cường cán bộ giỏi và đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư chứng khoán thông qua nghiệp vụ tự doanh có thể phát triển nhanh và vững chắc nhất
KẾT LUẬN
Sau 8 năm hoạt động TTCK Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh cả về quy mô và chất lượng tính tới năm 2007 có 202 công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán (GDCK) TP Hồ Chí Minh và trên trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội, với tổng mức vốn hóa thị trường đạt trên 310.000 tỷ đồng chiếm khoảng 30%GDP . TTCK Việt Nam hình thành trên cơ sở mô hình đã được Đảng và chính phủ thông qua .Đồng thời chính phủ đã ban hành chiến lược phát triển TTCK Việt Nam tới năm 2010.
Hoạt động tự doanh của SHS diễn ra cùng với sự hình thành và phát triển của công ty.Trải qua một năm thăng trầm của thị trường thì hoạt động của tự doanh của SHS vẫn đạt được những thành công nhất định như SHS là một trong những công ty công bố có mức lợi nhuận trước thuế là hơn 37 tỷ đồng trong đó hoạt động tự doanh đóng góp trên 60 %.
Để đạt được những thành quả trên thì bộ phận tự doanh của công ty đã không ngừng nỗ lực trong công tác đầu tư chứng khoán.Mặc dù vậy do còn là một công ty còn non trẻ các quy trình chưa có sự đồng bộ nhất định,số lượng cán bộ tự doanh còn khá ít mà khối lượng công việc thì rất nhiều nên mỗi cán bộ phải chịu một trách nhiệm khá lớn về quản lý danh mục đầu tư của mình và haotj động đầu tư lại phải tiến hành một cách liên tục,do vậy mà hiệu quả đầu tư không cao nên hiệu suất sinh lời tù danh mục đầu tư mới chỉ đạt từ 12%- 17%.trong khi đó nếu đầu tư theo danh mục từ 2 -4 chứng khoán thì có thể cho tỷ suất lợi nhuận từ 35% - 40% trong vòng một năm.
Để nâng cao hiệu quả đầu tư thì trong thời gian tới SHS cần chú trọng hơn việc đầu tư vào số lượng cũng như chất lượng cán bộ tự doanh. Nhanh chóng xây dựng quy trình tự doanh hoàn chỉnh hơn,nâng cao chất lượng phân tích chứng khoán.
Đề tài này đưa ra những cách nhìn bao quát hơn về thị trường chứng khoán.Ngoài ra qua việc phân tích thực trạng của SHS đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ những vấn đề bất cập ở công ty để công ty ngày càng phát triển hơn uy tín hơn và có thể cạnh tranh với các công ty chứng khoán khác ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS Đào Lê Minh(2002),Giáo trình Những vấn đề cơ bản về Chứng khoán và thị trường chứng khoán, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. ThS Lê Thị Mai Linh(2003),Giáo trình Phân tích và đầu tư chứng khoán, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Luật chứng khoán 2006 4. http://www.vse.o rg.vn 5. http://www.bsc.com.vn 6. http://www.tas.com.vn
7. http://www.tinnhanchungkhoan.com.vn 8. Báo cáo kết quả kinh doanh của SHS 9. Tài liệu phòng tự doanh SHS
10. Lê Văn Thủy, Cẩm nang người tư vấn kinh doanh và đầu tư chứng khoán ở Việt Nam, NXB Tài chính