II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN THÔNG QUA NGHIỆP VỤ TỰ
2.5. QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ DANH MỤCĐẦU TƯ
SHS là công ty có nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư rất tốt. Hoạt động tự doanh thành công được do nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư khá tốt. Góp phần mang lại mức lợi nhuận đáng kể cho SHS khi mà thị trường có dấu hiệu bất ổn.Quản lý danh mục đầu tư của SHS theo 2 phương pháp:
Phương pháp lập danh sách đơn thuần là việc liệt kê tất cả các chỉ tiêu cần được thoả mãn (kể cả chỉ tiêu do người đầu tư đặt ra và chỉ tiêu phân tích) và đưa vào máy tính để lập nên danh sách những cổ phiếu thoả mãn các chỉ tiêu đó. Các chỉ tiêu đặt ra có thể là chỉ tiêu về vốn; hệ số P/E; ngành nghề; hệ số thu nhập trên vốn cổ đông (ROE); tỷ lệ chia cổ tức, cổ tức ổn định hay tăng trưởng....
quản lý xác định độ nhạy cảm của giá (hay thu nhập) của cổ phiếu tới các yếu tố kinh tế như tỷ giá ngoại hối, lạm phát, lãi suất hoặc mức chi tiêu của công chúng để làm căn cứ đầu tư. Nhà quản lý danh mục có thể dựa trên các thông tin đó cùng với sự phân tích và nhận định về diễn biến tình hình kinh tế để đưa ra các quyết định phù hợp.
Chẳng hạn, trong điều kiện kinh tế suy thoái, ta có thể mua những cổ phiếu có độ nhạy cảm ít nhất tới các điều kiện thuận lợi của nền kinh tế, hay nói cách khác đó là những cổ phiếu của công ty có thu nhập thay đổi ngược chiều với xu hướng chung của nền kinh tế. Cách thứ hai được gọi là “phương pháp mua vào-bán khống”, theo đó cổ phiếu được phân chia theo nhóm . Những cổ phiếu ở nhóm trên cùng thì được mua vào, ở những nhóm cuối thì được bán khống (sold short). Danh mục lập theo phương pháp này có thể sẽ không bị tác động của thị trường nói chung vì giá trị chứng khoán mua vào tương đương với giá trị chứng khoán bán khống. Với phương pháp này, người ta hy vọng các cổ phiếu thuộc nhóm “mua vào” sẽ tăng giá và các cổ phiếu thuộc nhóm “bán khống” sẽ bị giảm giá hoặc khả năng xấu hơn là cả hai nhóm cùng tăng hoặc cùng giảm giá nhưng nhóm “mua vào” cho kết quả tốt hơn nhóm “bán khống”, vì vậy kết quả cuối cùng của danh mục vẫn tốt.
2.6.ĐIỀU CHỈNH DANH MỤC ĐẦU TƯ
Có 3 lý do chính để tái cấu trúc danh mục đầu tư.
Thứ nhất, các nhà quản lý dựa vào dự đoán tình hình kinh tế vĩ mô và các thay đổi tình hình hoạt động doanh nghiệp để đánh giá sự biến động giá tương quan giữa các loại cổ phiếu thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác nhau hoặc cùng một lĩnh vực để rút bớt vốn từ loại cổ phiếu có nguy cơ sụt giá chuyển sang cổ phiếu khác có tiềm năng hơn.
Thứ hai, các nhà quản lý thấy cần phải chuyển cổ phiếu từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác nhằm đa dạng hoá và phòng ngừa rủi ro vì loại cổ phiếu
đang nắm giữ ban đầu có nguy cơ tăng mức rủi ro.
Thứ ba, trong quá trình đầu tư, nhà quản lý phát hiện ra một hoặc một số chứng khoán khác đang tạm thời bị định giá thấp hơn giá trị thực của nó,
Do vậy phải mua các cổ phiếu này để thay thế cho một số cổ phiếu tương đương (cùng lĩnh vực, cùng độ rủi ro vv..) hiện có trong danh mục, hoặc ngược lại nếu thấy cổ phiếu trong danh mục bị định giá cao thì có thể bán đi thay thế bằng loại tương đương khác không bị định giá cao.
3.PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐẦU TƯ THEO NGHIỆP VỤ TỰ DOANH.
Phương thức đầu tư của công ty là khá linh hoạt tùy thuộc vào từng thời kì, từng loại chứng khóan, tùy thuộc vào điều kiện vĩ mô, điều kiện ngành mà lúc thì công ty sử dụng phương pháp đầu tư này, lúc thì công ty sử dụng phương pháp đầu tư khác.
Công ty sử dụng kết hợp nhiều phương pháp đầu tư. Sau đây là các phương pháp mà công ty thường dùng:
* Đầu tư theo phương pháp của Warren Buffet.
- Đầu tư vào công ty chứ không đầu tư vào cổ phiếu - Đầu tư theo giá trị
- Chọn thời điểm mua , bán .
Đầu tư vào công ty chứ không đầu tư vào cổ phiếu :
Đó là việc đầu tư vào các công ty có tốc độ tăng trưởng tốt, khả năng sinh lời hàng năm cao, doanh thu và thị phần không ngừng tăng qua các năm.
Đầu tư theo giá trị đích thực.
Đầu tư vào các công ty đạt được một số tiêu chuẩn sau:
- Công ty có phát triển tốt không, có lợi thế cạnh tranh không
( Cổ phiếu của công ty có lợi thế cạnh tranh cao ; hoặc là công ty dẫn đầu thị trường của ngành kinh doanh chính của nó; hoặc là có thương hiệu
được khách hàng đánh giá cao . Công ty không muốn đầu tư vào những công ty không có lợi thế cạnh tranh và chỉ có thể cạnh tranh bằng cách giảm giá bán).
- Công ty đó có mô hình kinh doanh đơn giản. - Lợi nhuận công ty tốt , tăng trưởng ổn định. ( Tốc độ tăng trưởng hàng năm của công ty ? )
- Tỷ số nợ trên vốn có thấp , Tỷ số lợi nhuận trên nợ có cao không.Giả sử lợi nhuận không đạt được mức kỳ vọng, công ty có khả năng trả được những món nợ đến hạn
- Tỷ lệ hàng tồn kho có cao không ?
- Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư có tốt không ?
- Chi phí vận hành của công ty có ở mức chấp nhận được hay không ? - Dòng tiền mặt để đầu tư có đủ lớn để tạo ra lợi nhuận và sự tăng trưởng ?
- Công ty có giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư hay không ?
- Ban lãnh đạo có giỏi, có tầm nhìn, có bề dày thành tích về quản lý kinh doanh có tốt hay không.
Thời điểm mua.
Công ty thường đầu tư vào giai đoạn điều chỉnh hoặc khi thị trường đang thời kỳ giảm giá mạnh. Như giai đoạn cuối năm 2007 và đầu năm 2008, khi thị trường có sự điều chỉnh giảm khá sâu. Khi đó sẽ mua được cổ phiếu của công ty với giá thấp hơn giá trị nội tại của nó.
Thời điểm bán.
Thời điểm bán của cổ phiếu rất quan trọng thường thì khi thị trường tăng trưởng nóng thì công ty quyết định bán toàn bộ cổ phiếu, hoặc một phần số cổ phiếu để hiện thực hóa lợi nhuận.
* Ngoải ra công ty còn kết hợp phương pháp đầu tư của Benjamin Graham
Ba chỉ tiêu chính cần chú ý khi đầu tư theo phương thức này: - Chỉ tiêu lợi nhuận
- Doanh thu ( hoặc Lượng hàng bán ). - Chỉ tiêu lợi nhuận / Doanh thu
Chỉ tiêu lợi nhuận :
- Thu nhập dòng hay lợi nhuận sau thuế có thể được xem xét bằng tổng lợi nhuận hoặc lợi nhuận tính trên một cổ phiếu ( EPS ) . Một công ty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập khi tốc độ tăng trưởng thu nhập của quý sau cao hơn quý trước .
- Một công ty tốt có tốc độ gia tăng về tăng trưởng thu nhập cao hơn so với 3 hay 4 quý trước liền kề. Tăng trưởng của chỉ số thu nhập ít nhất là 25% so với cùng quý của năm trước. EPS hàng năm của cổ phiếu tốt ít nhất phải tăng trưởng 25% so với 3 năm trước đó .
- Theo cách nghĩ thông thường thì nên chọn mua những cổ phiếu có chỉ số P/E thấp và ông cho rằng những cổ phiếu có chỉ số P/E cao là đắt và không nên mua .
Tổng hợp một số tiêu chí chọn lựa CP căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuân bao gồm :
- Dựa vào thực hiện thu nhập quan trọng hơn thu nhập dự kiến ;
- Lựa chọn những công ty có tốc độ tăng trưởng thu nhập ít nhất 25% ở quý gần nhất
- Lựa chọn công ty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập ở 3 hay 4 quý gần nhất
- Lựa chọn công ty có thu nhập hàng năm tăng trưởng ít nhất 25% so với mỗi năm của 3 năm trước.
Chỉ tiêu doanh thu :
- Lượng hàng bán là chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường một công ty có sức mạnh hay không và là nhân tố chính của tăng trưởng . Khi chọn lựa cổ phiếu tốt hãy tìm công ty có tốc độ bán hàng mạnh để làm tiền đề cho tăng trưởng thu nhập .
- Một số biểu hiện có thể xem xét khi một công ty gia tăng lượng hàng bán như nhiều khách hàng hơn, khách hàng tăng lượng mua, công ty giới thiệu sản phẩm mới hoặc thâm nhập vào thị trường mới, công ty cải thiện sản phẩm cũ.
-Tiêu chí để xác định công ty có tăng trưởng bán hàng tốt nếu 3 quý gần nhất có sự tăng lượng hàng bán lớn hơn hoặc bằng 25% so với quý gần nhất trước đó .
Cần xem xét kỹ chỉ tiêu doanh thu vì đôi khi lượng hàng bán vẫn ẩn chứa những vấn đề . công ty có thể quá phụ thuộc vào một số khách hàng, phụ thuộc quá nhiều vào một số mặt hàng hay quá phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu .
Cũng cần lưu ý đến việc công ty thêm vào lượng hàng bán được mà thực tế nó chưa xảy ra, hay các đơn đặt hàng mà không được chuyển đi hay chưa thu được tiền bán đã được hạch toán làm gia tăng lượng hàng bán.
Chỉ tiêu lợi nhuận / Doanh thu :
Lợi nhuận đánh giá tỷ lệ chuyển doanh thu thành thu nhập . Trên quan điểm của nhà đầu tư, nên tìm những công ty có sự tăng về tỷ lệ lợi nhuận / doanh thu. Con số này càng lớn thì công ty có sự tốt lên về quản lý và có sự tốt lên trong các hoạt động.
Lợi nhuận có thể là đầu mối chủ yếu tìm cổ phiếu để mua và nên so sánh chỉ số này giữa các công ty có ngành nghề tương đồng . Tiêu chí để xác định cho chỉ tiêu này là lợi nhuận trước thuế ít nhất đạt 18% doanh thu. Yêu
cầu lợi nhuận sau thuế luôn đạt 10% trở lên.
Tuy nhiên, cũng cần phải xét cả những chỉ tiêu cơ bản khác như tăng truởng thu nhập . Mức tăng về lợi nhuận sẽ ít đi nếu doanh thu giảm , ngoại trừ có sự thay đổi về chiến lược của công ty ( giả sử như khi cắt giảm những dây chuyền sản xuất không hiệu quả )
Ngoải ra một số phương pháp khác mà công ty tham khảo
Các phương pháp lựa chọn cổ phiếu theo số liệu tài chính:
Phương pháp 1 :
- Chỉ số P/E < Hệ số tăng thu nhập bình quân 3 năm - Ba năm liền có lãi liên tục
- Giá giao dịch hiện tại < Giá cao nhất 52 tuần
Phương pháp 2 :
- Chỉ số P/E < ½ Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận năm hiện tại - Doanh thu , Thu nhập tăng dần đều
Phương pháp 3 :
- Hệ số tăng trưởng doanh thu , lợi nhuận tăng gấp đôi hệ số tăng giá chỉ số bình quân thị trường ( VN Index , HASTC Index )
- Hệ số nợ thấp hơn so với hệ số nợ bình quân ngành - Giá bắt đầu vào kỳ bullish .
Phương pháp 4 :
- Chỉ số P/E < Tỷ lệ tăng trưởng EPS ( ước tính ) - Lợi nhuận các quý tăng dần .
- Doanh thu tăng dần .
Phương pháp 5 :
- Chỉ số P/E < Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận năm hiện tại - Chỉ số sức mạnh tương đối giá ( RS ) ở mức < 20 - Tỷ lệ nợ / Tài sản < 50%
4.THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA SHS.
Trong năm 2008 thị trường chứng khoán Việt Nam đã phải chịu sự ảnh hưởng khá mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.Các mã chứng khoán liên tục rớt giá một cách mạnh mẽ kéo theo sự sụt giảm nghiêm trọng về khối lượng giao dịch trên thị trường.Trong thời điểm này TTCK dường như chỉ hoạt động cầm chừng.Để có được lợi nhuận trong giai đoạn này thì các công ty chứng khoán phải có những chiến lược đúng đắn và SHS đã làm được điều này nó thể hiện ở chỗ là lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2008 của SHS đạt trên 16 tỷ đồng.Nhìn lại những số liệu ở bảng trên ta có thể thấy ở những thời điểm khác nhau cuảt thị trường thì SHS đã điều chỉnh mức đầu tư của minh rất phù hợp như: Trong quý I thị trường sa sút mạnhh mẽ các mã chứng khoán giảm giá trầm trọng SHS đã đầu tư một lượng vốn nhỏ lẻ vào các mã chứng khoán có tốc độ giảm nhỏ nhất để có thể giảm thiểu nếu như có rủi ro xảy ra.
Bảng: Danh mục đầu tư năm 2008
TT CHỈ
TIÊU
QUÝ I QUÝ II QUÝ III QUÝ IV MĐT(triệu) TL MĐT(triệu) TL MĐT(triệu) TL MĐT(triệu) TL 1 PVC 7,430 0.743 3,210 0.107 2 CII 2,570 0.257 3,640 0.049 3 SJS 15,011 0.111 1,309 0.04 4 4 SSI 12,255 0.091 5 VCB 14,000 0.104 7,000 0.093 6 ACB 14,500 0.107 900 0.030 7 STB 7,600 0.253 8 IAT 2,000 0.015 5,000 0.067 9 NTL 6,155 0.046 5,005 0.067 10 TC6 4,030 0.054 11 NBC 14,000 0.104 4,760 0.159 12 PVD 15,000 0.111 13 PVS 9,520 0.317 14 VNM 10,000 0.074 2,300 0.031 15 SABECO 12,600 0.093 16 PPC 12,045 0.089 4,725 0.063 17 VSH 7,434 0.055 2,701 0.090 4,744 0.063 18 TBC 9,860 0.131 19 PHR 15,443 0.206 20 HOAMAI 13,253 0.177 TỔNG 10,000 1.000 135,000 1.000 30,000 1.000 75,000 1.000
(Nguồn: phòng phân tích công ty chứng khoán SHS)
Nhưng bước sang quý II với đội ngũ cán bộ đồng đều SHS đã đón đầu được những đợt sóng mới từ thị trường bằng việc gia tăng vốn đầu tư cho các hoạt đông tự doanh vì lúc này thị trường đã có những dấu hiệu khả quan hơn dẫn tới có những cơ hội lớn xuất hiện sẽ dem lại lợi nhuận cho công ty trong hiện tại và cả tương lai.Nên SHS đã đầu tư vào các mã chứng khoán có chất lượng cao hơn và với số lượng lớn hơn như VCB,ACB,SSI,.. với bước đi táo bạo này của mình thì chỉ riêng quý II năm 2008 này thôi đã đem lại cho SHS mức lợi nhuận là trên 14 tỷ đồng để góp phần vào mức lợi nhuận trên 16 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm của SHS
Sang quý III tình hình kinh tế thề giới chưa có những sự thay đổi rõ rệt nếu không muốn nối là mức độ trầm trọng có thể tăng vì các chính sách của các nước vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn điển hình như nền kinh tế của MỸ thành ra kéo theo sự mất ổn định trên thị trường chứng khoán thế giới nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng.Từ những nhận định đó SHS đã đề ra chủ trương là nếu thị trường có biểu hiện xấu đi thì có thể SHS sẽ bán để chốt lãi và để hạn chế rủi ro điều này thể hiện mức sụt giảm mạnh về mức độ giải ngân chỉ có 30 tỷ so với 135 tỷ đồng vào quý II.Tuy vậy nhưng do đó chỉ là những nhận định chưa rõ ràng cho lăm nên SHS vẫn tham gia vào lĩnh vực tự doanh bằng việc là SHS chỉ mua hay bán những mã chứng khoán có độ thanh khoản cao giá thấp và với số lượng vừa phải,ngoài ra để giảm thiểu rủi ro trong trường hợp này thì SHS đã chọn giải pháp là mua số lượng ít của nhiều loại chứng khoán.
So với các quý khác thì quý IV có vể như dễ thở hơn vì thị trường không nóng quá và cũng không lạnh quá điều này có thể khẳng định rằng thị trường lúc này rất tiềm năng.Do các chính sách của các nước nhằm ổn định nền kinh tế đã dần có hiệu lực,các dấu hiệu tích cực thể hiện sự khả quan của các nền kinh tế trong tương lai gần là khá rõ ràng đã thúc đẩy TTCK quay trở lại đúng con đường mà nó phải đi.Mặc dù TTCK có nhiều tiềm năng trong tương lai nhưng mức độ rủi ro cũng rất lớn khi đó SHS đã chọn giải pháp là hạn chế mức độ giải ngân ở mức vừa phải là 75 tỷ để chờ đợi những thay đổi