II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN THÔNG QUA NGHIỆP VỤ TỰ
2.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Để thực hiện đầu tư chứng khoán, công ty SHS tiến hành phân tích chứng khoán. Các phương pháp phân tích chủ yếu bao gồm:
2.3.1. PHÂN TÍCH CƠ BẢN:
Phân tích cơ bản công ty sẽ đi phân tích đi từ tình hình kinh tế vĩ mô, sau đó dẫn đến phân tích kĩ thuật để tìm ra các chứng khoán tốt, tiềm năng và dự đoán xu thế để có chiến lược đầu tư đúng đắn.
* Phương pháp phân tích
+ Phân tích tình hình vĩ mô của nền kinh tế như tình hình kinh tế thế giới, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, lạm phát, tình hình đầu tư trong nền kinh tế, đầu tư nước ngoài, xuất nhập khẩu…
+ Phân tích ngành như xem xét tốc độ tăng trưởng của các ngành như tài chính ngân hàng, viễn thông, năng lượng, hàng tiêu dùng, công nghiệp, thực phẩm, vận tải…
+ Phân tích công ty : ?????
* Nguồn số liệu mà SHS thu thập bao gồm:
+ Các thông tin vĩ mô nền kinh tế, thông tin kế hoạch phát triển của các ngành SHS lấy số liệu từ tổng cục thống kê, trang web của tổng cục thống kê, bộ Tài chính, bộ Kế hoạch đầu tư, bộ Thương mại, bộ Công thương…, các
báo, tạp chí kinh tế hàng đầu như thời báo kinh tế, kinh tế phát triển…
+ Nguồn thông tin có thể được tiếp cận bằng cách đến trực tiếp công ty, gọi điện, thông qua các báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm, các kế hoạch phát triển của công ty.
* Độ tin cậy của số liệu : Do SHS thu thập từ rất nhiều nguồn khác nhau nên tính chính xác và sự kiểm chứng là khá cao.
* Công tác tổ chức phân tích và xử lý số liệu.
SHS thực hiện theo quy trình sau:
+ Bước 1 : Cán bộ phân tích thu thập số liệu.
+ Bước 2 : Cán bộ phân tích tổng hợp số liệu bằng phương pháp tổng hợp, tóm lược sau đó đánh giá số liệu có chính xác và đầy đủ không. Ở giai đoạn này cán bộ phân tích phải xử lý số liệu.
+Bước 3 : Cán bộ phân tích đưa ra một báo cáo tổng hợp số liệu đầy đủ và ngắn gọn nhất về công ty đang phân tích.
+ Bước 4 : Trình báo cáo cho trưởng phòng phân tích đầu tư.
+ Bước 5 : Trưởng phòng cho ý kiến, nhận xét sau đó trả lại cho cán bộ phân tích.
+ Bước 6 : Trên cơ sở nhận xét của trưởng phòng, cán bộ phân tích hoàn thành báo cáo phân tích về công ty đó.
+ Bước 7 : Trưởng phòng họp phòng phân tích, tổ chức đánh giá các báo cáo của các cán bộ phân tích.
+ Bước 8: Cán bộ phân tích hoàn thiện và đưa ra sản phẩm cuối cùng là báo cáo phân tích công ty đó.
2.3.2 PHÂN TÍCH KỸ THUẬT.
Công ty cổ phần chứng khoán SHS sử dụng phương pháp phân tích kĩ thuật để xác định thời điểm mua, bán chứng khoán trên thị trường niêm yết. Cụ thể :
* Phương pháp phân tích và công cụ phân tích.
Phương pháp phân tích:
+ Xác định xu hướng giá của thị trường, nghía là xác định thị trường đang đi lên hay đang đi xuống.
+ Xác định xu hướng giá của nhóm cổ phiểu dẫn dắt thị trường ( bluechip). Nhóm này là nhóm chiếm tỷ trọng lớn cả về khối lượng và giá trị giao dịch toàn thị trường. Đây là nhóm mà được nhiều nhà đầu tư quan tâm, tính thanh khoản cao. Do đó xác định xu hướng giá của nhóm này sẽ quyết định thị trường lên hay xuống.
+ Xác định xu hướng giá của cổ phiếu định mua bán. Dựa vào tình hình cung cầu trên thị trường để quyết định mua, bán.
Công cụ phân tích.
SHS thường sử dụng các công cụ phân tích kĩ thuật sau:
+ Phần mềm phân tích kĩ thuật của hãng truyền thông Bloomberg, của hãng truyền thông Reuter.
+ Phần mềm phân tích kĩ thuật Megastock.
* Ưu và nhược điểm của phương pháp này.
Ưu điểm:
+ Việc mua bán chứng khoán không phụ thuộc vào báo cáo tài chính. + Cho phép nhanh chóng phát hiện ra xu thế dịch chuyển giá sang một mức giá cân bằng mới.
+ Có thể xác định được thời điểm đầu tư lý tưởng. Nhược điểm:
+ Mang tính chủ quan cao dễ dẫn đến sai xót.
+ Đầu tư theo phương pháp này chỉ mang tính dự báo xác suất, không phải chắc chắn.
mạnh.
2.3.3. ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN.
Việc định giá chứng khoán cho ta biết được mức giá chứng khoán bao nhiêu là hợp lý. Các mô hình định giá chứng khoán phần lớn căn cứ vào các phân tích các chỉ số cơ bản của công ty như P/E, EPS, tốc độ tăng trưởng hàng năm của công ty, lợi nhuận hàng năm của công ty, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng của doanh thu.
Sử dụng kết quả định giá chứng khoán của phòng tự doanh SHS đối với một chứng khoán cụ thể và các chứng khoán khác cũng tiến hành tương tự.