1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHI lễ đạo CAO đài ở KHU vực NAM bộ

18 532 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 354,86 KB

Nội dung

Trải qua thời gian, các nghi lễ tôn giáo bao gồm cả cách thức hành lễ, cách thức bày biện, trang trí, những điều cấm kỵ,… thậm chí cả kiến trúc đền thờ, âm nhạc liên quan đến thờ cúng,…

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

LÊ THỊ NGỌC MAI

NGHI LỄ ĐẠO CAO ĐÀI Ở KHU VỰC NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tôn giáo học

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THỊ NGỌC MAI

NGHI LỄ ĐẠO CAO ĐÀI Ở KHU VỰC NAM BỘ

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tôn giáo học

Mã số: 60.22.03.09

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thanh Xuân

Hà Nội - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn có xuất xứ rõ ràng

Tác giả Luận văn

Lê Thị Ngọc Mai

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được Luận văn “Nghi lễ đạo Cao Đài ở khu vực Nam

Bộ” bên cạnh những cố gắng của bản thân, tác giả luận văn đã nhận được

sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể

Trước tiên, với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu

sắc tới PGS TS Nguyễn Thanh Xuân, thầy đã nhiệt tình hướng dẫn khoa

học cho em để Luận văn được hoàn thành

Em xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Triết học, các cán

bộ, của các phòng, ban, thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã hết sức giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu tại khoa, trường

Em cũng xin gửi lời cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành Luận văn thạc sỹ

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả Luận văn

Lê Thị Ngọc Mai

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Lịch sử nghiên cứu 6

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 10

6 Ý nghĩa của luận văn 10

7 Kết cấu của luận văn Error! Bookmark not defined

NỘI DUNG ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHI LỄ TÔN GIÁO VÀ ĐẠO

CAO ĐÀI ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED

1.1 Tổng quan về nghi lễ và nghi lễ tôn giáoError! Bookmark not defined

1.1.1 Nghi lễ Error! Bookmark not defined

1.1.2 Nghi lễ tôn giáo Error! Bookmark not defined

1.2 Tổng quan về đạo Cao Đài Error! Bookmark not defined

1.2.1 Cơ sở ra đời và quá trình phát triển của đạo Cao ĐàiError! Bookmark not defined

1.2.2 Giáo lý, lễ nghi cơ bản và bộ máy tổ chức của đạo Cao ĐàiError! Bookmark not defined Tiểu kết chương 1 ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NGHI LỄ TIÊU BIỂU CỦA ĐẠO CAO ĐÀI

ĐẶC ĐIỂM VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI CỦA NÓ ERROR!

BOOKMARK NOT DEFINED

2.1 Một số nghi lễ cơ bản trong đời sống tín đồ đạo Cao Đài ở khu

vực Nam Bộ Error! Bookmark not defined

2.1.1 Nghi lễ Thiên đạo Error! Bookmark not defined

2.1.2 Nghi lễ Thế đạo Error! Bookmark not defined

2.2 Một số đặc điểm của nghi lễ Cao ĐàiError! Bookmark not defined

Trang 6

2

2.2.1 Nghi lễ đạo Cao Đài chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Nam Bộ

và cũng có tác động ngược trở lại đối với nền văn hóa phong phú nàyError! Bookmark not defined

2.2.2 Nghi lễ đạo Cao Đài thể hiện rất rõ tính chất liên tôn giáo trong

đó dấu ấn sâu đậm nhất là của Đạo giáo.Error! Bookmark not defined

2.2.3 Nghi lễ đạo Cao Đài thể hiện một cách đầy đủ và sinh động đời

sống của cộng đồng người theo đạo, có vai trò rất quan trọng trong

việc duy trì tôn giáo Error! Bookmark not defined

2.3 Xu hướng biến đổi của các nghi lễ đạo Cao Đài trong thời đại

ngày nay Error! Bookmark not defined

2.3.1 Những chuyển biến về văn hóa xã hội ở Nam Bộ ngày nayError! Bookmark not defined 2.3.2 Xu hướng biến đổi của các nghi lễ Cao ĐàiError! Bookmark not defined

Tiểu kết chương 2: ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED

KẾT LUẬN ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

PHỤ LỤC ẢNH ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Mô hình giản lược bộ máy tổ chức đạo Cao Đài Error! Bookmark not defined

Bảng 1.2: Sơ đồ chức phẩm Hiệp Thiên Đài Error! Bookmark not defined

Bảng 2.3: So sánh Ban hành lễ của đạo Cao Đài và Ban tế tự ở Đình thần

Nam Bộ Error! Bookmark not defined Bảng 2.1: Sơ đồ giản lược Thiên bàn của dòng phổ độ Error! Bookmark not defined

Bảng 2.2: Sơ đồ giản lược Thiên bàn của Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh

Error! Bookmark not defined Bảng 2.4: Các loại hình tín ngưỡng phổ biến ở Nam Bộ hiện nay Error! Bookmark not defined

Trang 8

4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tôn giáo học Mác – Lê nin cho rằng: Các tôn giáo hiện đại cơ bản đều được cấu thành bởi các yếu tố: Niềm tin tôn giáo, nghi lễ tôn giáo và tổ chức tôn giáo Mỗi thành tố có vai trò riêng nhưng lại gắn kết mật thiết với nhau thành một thể thống nhất: Niềm tin vào đấng siêu nhiên - là hạt nhân nảy mầm một tôn giáo; Nghi lễ tôn giáo - thực hiện để duy trì và tái tạo niềm tin, kết nối con người với đấng siêu nhiên; Tổ chức tôn giáo - người đứng ra thực hiện nghi lễ, nuôi dưỡng niềm tin tôn giáo,… Trong các yếu

tố này thì nghi lễ tôn giáo là cái được tạo ra để xây dựng nên mối liên hệ của các thực thể ở thế giới bên kia với cuộc sống trần gian của cộng đồng

và cá nhân, nó làm cho nội dung giáo lý tôn giáo trở nên sống động, phổ quát qua thực hành các hành vi được quy định Trải qua thời gian, các nghi

lễ tôn giáo bao gồm cả cách thức hành lễ, cách thức bày biện, trang trí, những điều cấm kỵ,… thậm chí cả kiến trúc đền thờ, âm nhạc liên quan đến thờ cúng,… đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của nhân loại

Những năm gần đây, trong bối cảnh du nhập và giao lưu của nhiều dòng văn hóa, diện mạo tôn giáo toàn cầu nói chung và hệ thống các nghi

lễ tôn giáo nói riêng đã có nhiều thay đổi: Nhiều tôn giáo lâu nay được coi

là bảo thủ phải tự nhận thức và điều chỉnh đường hướng hoạt động ở cả những nội dung trước đây là bất biến Về mặt nghi lễ do tiến hành mở rộng phạm vi truyền giáo sang những khu vực có đặc trưng văn hóa riêng, các tôn giáo này cũng phải tự điều chỉnh ít nhiều để nội dung các nghi thức hành lễ phù hợp với cơ tầng văn hóa đã có và nhanh chóng được tiếp nhận

Ở một xu hướng khác, nhiều khu vực lại xuất hiện thêm các loại hình tôn giáo mới với những lý giải khác biệt về đấng siêu nhiên cũng như con

Trang 9

đường giải thoát Hệ thống nghi lễ mà các tôn giáo mới này đưa ra bên cạnh việc kế thừa và tiếp nhận từ các tôn giáo đi trước, cũng đã có những nội dung mới mẻ, tạo ra bức tranh phong phú đa sắc màu của các nghi lễ tôn giáo trên toàn thế giới,… Nếu thừa nhận trong khoảng 100 năm trở lại đây các tôn giáo trên thế giới có nhiều bước chuyển mình to lớn thì cũng phải khẳng định rằng hệ thống các nghi lễ tôn giáo của nhân loại đã có những biến đổi riêng, và sự biến đổi này có tác động trực tiếp, rộng rãi đến chính đối tượng mà mọi tôn giáo đều hướng tới: đó chính là đời sống tâm linh của các tín đồ Việc tìm hiểu về nghi lễ của các tôn giáo trong những năm gần đây trong đó gồm hai mảng đề tài: một là sự thay đổi trong nghi lễ của những tôn giáo đã tồn tại từ lâu trong lịch sử và hai là nội dung các nghi lễ của những tôn giáo mới

Là một tôn giáo mới ra đời trên đất nước Việt Nam - mảnh đất từ lâu

đã ghi nhận sự có mặt của nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo, đạo Cao Đài

đã góp vào cho đời sống tín ngưỡng tôn giáo phong phú ấy những sắc thái độc đáo riêng Không quá nhấn mạnh tới việc tu hành ép xác hay tuyên giảng giáo lý cao siêu khó tiếp nhận, đạo Cao Đài thu hút được số lượng tín

đồ đông đảo đến từ nhiều thành phần xã hội, tạo được chỗ đứng nhất định cho mình ngay trong lòng các tôn giáo lớn Trải qua gần 90 năm phát triển, đạo Cao Đài đã có những ảnh hưởng nhất định đối với đời sống tinh thần của người Việt Nam, đặc biệt là cư dân khu vực Nam Bộ Bên cạnh hệ thống giáo lý gần gũi và cách thức tổ chức giáo hội chặt chẽ hoạt động có hiệu quả, nghi lễ Cao Đài chính là yếu tố có vai trò cực kì quan trọng trong việc thúc đẩy sự lan tỏa của Đạo đến công chúng và tái tạo niềm tin đối với

số đông tín đồ

Việc tìm hiểu sâu về những nghi lễ này sẽ góp phần không nhỏ giúp ta

có cái nhìn sâu hơn về bản chất đạo Cao Đài, lý giải được về sức sống của tôn

Trang 10

6

giáo này cũng như trả lời được những câu hỏi xoay quanh nhiều vấn đề thời

sự liên quan đến sự phát triển và ảnh hưởng của Đạo trong thời gian gần đây

Để luận giải sâu hơn cho vấn đề này, người viết lựa chọn đề tài

“Nghi lễ đạo Cao Đài ở khu vực Nam Bộ” làm luận văn tốt nghiệp

2 Lịch sử nghiên cứu

Đạo Cao Đài ngay từ khi ra đời đã trở thành chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu và dư luận quan tâm Ngay từ đầu những năm 20, khi Đạo vẫn còn ở hình thức tiềm ẩn với hoạt động tín ngưỡng của các nhà sáng lập Đạo như Ngô Văn Chiêu, Cao Hoài Sang, Cao Quỳnh Cư,… thì loại hình Cơ bút đã được giới nghiên cứu quan tâm Sau ngày khai đạo năm 1926, dường như đạo Cao Đài đã tạo ra một sức hút mạnh mẽ đối với nhiều học giả bởi tính chất thời sự và mới mẻ của mình

Có rất nhiều ý kiến trái chiều trong việc đánh giá về đạo Cao Đài Ngay từ khi Đạo ra đời đã phải đối mặt với một làn sóng công kích mạnh

mẽ, điển hình là các nghiên cứu của tác giả Đào Trịnh Nhất đăng trên báo Công luận từ năm 1926 mà đến năm 1927 đã được tập hợp lại trong tác

phẩm “Cái án Cao Đài” (tới khoảng 1930, Băng Thanh – một tín đồ Cao Đài đã viết “Cải án Cao Đài” để phản bác lại nhiều quan điểm cực đoan

của Đào Trịnh Nhất) Sau này có nghiên cứu của Nguyễn An Ninh trong

sách “Tôn giáo” (1932) Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể, bỏ qua các

nhận định chủ quan, những nghiên cứu thời kỳ này đã giúp phác thảo phần nào về bản chất đạo Cao Đài, quá trình ra đời phát triển và nhất là làm rõ hơn về Cơ bút Cao Đài cũng như mối liên hệ của nó với tín ngưỡng Thông linh đang rất thịnh hành thời kỳ ấy

Càng về sau, khi đạo Cao Đài đã dần tạo được những cơ sở cần thiết

để tạo ra ngày càng nhiều ảnh hưởng đối với đời sống tinh thần người Việt nhất là ở khu vực miền Nam, thì Đạo cũng đã thu hút ngày càng nhiều học

Trang 11

giả quan tâm nghiên cứu Điển hình có thể kể đến tác giả Đặng Nghiêm Vạn, Lê Anh Dũng, Nguyễn Thanh Xuân, Nguyễn Duy Hinh, Nguyễn Văn Thông,… với các công trình khá nổi tiếng:

- Giáo sư Trần Văn Giàu trong cuốn “Sự phát triển của tư tưởng ở

Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám” (tập II) cũng dành một

phần cuốn sách của mình để phân tích khá sâu về đạo Cao Đài và đặc biệt chú trọng phân tích những tranh luận của các học giả xung quanh đạo Cao Đài và tinh thần tổng hợp tôn giáo trong nó Tác giả đặt ra những câu hỏi đắt giá gợi mở các vấn đề cốt tuỷ về bản chất của đạo Cao Đài mà cho đến ngày nay nhiều học giả vẫn đang lấy nó làm hướng nghiên cứu: “đạo Cao Đài phải chăng là sự tổng hợp tư tưởng giáo lý của tất cả các tôn giáo lớn xưa nay và đông tây?” [20, tr 207]; “đạo Cao Đài có phải là một thứ “Đạo Tin Lành đối với nhà thời La Mã” không? Có phải là “Đạo Phật được canh tân” không?” [20, tr 214]; “đạo Cao Đài có phải nguyên là một chính đảng quốc gia trá hình không?” [20, tr 216],… Có thể nói phần viết về đạo Cao Đài trong cuốn sách không dài (70 trang) nhưng cách nhìn nhận đặt vấn đề của tác giả đã đem đến một góc nhìn mới trong nghiên cứu về đạo Cao Đài

- Cuốn sách: “Lịch sử đạo Cao Đài thời kỳ tiềm ẩn 1920 – 1926”

(NXB Thuận Hóa – 1996) và loạt các bài báo đăng trên tạp chí nghiên cứu

tôn giáo của tác giả Lê Anh Dũng như: “đạo Cao Đài qua mắt nhìn của

mục sư Victor L Oliver” (số 4 - 2004); “Ki tô giáo trong đạo Cao Đài” (số

4 - 2005); “Về ngũ giới cấm trong đạo Cao Đài” (số 7 - 2005) phác họa

một cách tương đối đầy đủ các vấn đề về lịch sử ra đời của đạo Cao Đài thời kỳ đầu, ý nghĩa một số giới luật và bước đầu nhận diện những tiếp thu của đạo Cao Đài về mặt tổ chức giáo hội trong tương quan với Ki tô giáo trên phương diện tổng quát

- Cuốn “Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài” (NXB KHXH - 1995) do

tác giả Đặng Nghiêm Vạn chủ biên với sự tham gia của nhiều học giả nổi

Trang 12

8

tiếng: Nguyễn Duy Hinh, Đặng Thế Đại, Nguyễn Quốc Tuấn, Lê Trung Vũ

có lẽ là tác phẩm đầy đủ nhất bàn về hầu hết các vấn đề quan trọng: nguồn gốc ra đời, quá trình phát triền của Đạo, các giáo lý giáo luật căn bản, phân tích sâu về mặt tổ chức, giải thích các thuật ngữ tôn giáo,… Cung cấp cái nhìn toàn vẹn về đạo Cao Đài với tư cách là một tôn giáo hoàn chỉnh và có

tổ chức Cuốn sách cho đến nay vẫn là cẩm nang cần thiết cho những người quan tâm và cả các nhà nghiên cứu muốn tiếp cận đạo Cao Đài

- Đến gần đây, khi đạo Cao Đài đã phát triển lớn mạnh thêm và thậm chí tạo ra cả những ảnh hưởng vượt ra khỏi lĩnh vực tôn giáo tín ngưỡng, giới nghiên cứu đã nhận thấy nhu cầu cần thiết phải đào sâu thêm các vấn đề liên quan đến đạo Cao Đài, đáp ứng nhu cầu của xã hội

Từ đó, đề tài khoa học độc lập cấp nhà nước ĐTĐL 2003/16 được triển khai với sự cộng tác của nhiều học giả: Nguyễn Văn Thông, Lê Anh Dũng, Nguyễn Quốc Việt, Phan Thị Việt Thu,… đã phân tích một cách chuyên sâu về nguyên nhân ra đời, hoạt động quân sự - kinh tế - xã hội của Đạo, cắt nghĩa kinh điển,… Về sách xuất bản, không thể không kể đến cuốn sách vừa phát hành năm 2013 của tác giả Nguyễn Thanh Xuân

“đạo Cao Đài hai khía cạnh lịch sử & tôn giáo”, với thời lượng gần 500 trang, tác giả đã hệ thống hóa hầu hết các vấn đề quan trọng liên quan đến đạo Cao Đài từ khi ra đời bằng vốn kiến thức thực tế đồ sộ cũng như khả năng phân tích sắc sảo Các kết luận của tác giả gợi mở cho người tìm hiểu về sau nhiều vấn đề nghiên cứu mới

Ngoài các nghiên cứu trong nước, sẽ là thiếu sót nếu chúng ta không

đề cập đến một số công trình quan trọng do các học giả nước ngoài công bố

có liên quan đến đạo Cao Đài, điển hình đó là chuyên khảo của nữ học giả

người Mỹ J.S Werner: “Chính trị nông dân và giáo phái: chức sắc và nông

dân trong đạo Cao Đài ở Việt Nam” ra đời năm 1981 và cuốn sách với tựa

Trang 13

đề “Đạo Cao Đài: Một phong trào tôn giáo mới” được phát hành năm

1999 của tác giả người Nga Sergei Blagov Các tác phẩm này chủ yếu tập trung lý giải các nguyên nhân chính trị, kinh tế, xã hội dẫn đến sự ra đời của đạo Cao Đài với tư cách là một hiện tượng tôn giáo mới của thế kỷ

Bên cạnh những tác giả này, vì là một tôn giáo nên ngay trong tổ chức hoạt động của mình, đạo Cao Đài còn có đội ngũ không ít các nhà nghiên cứu làm nhiệm vụ phổ thông giáo lý Tòa Thánh Tây Ninh và các Chi phái trong gần 90 năm đã cho phát hành nhiều đầu sách quan trọng

như: “Tân luật pháp chánh truyền” – Tòa Thánh Tây Ninh (1952) ; “Lịch

sử đạo Cao Đài” (2 tập) – Phối sư Thượng Vinh Thanh (1967, 1973);

“Lịch sử của Quan phủ Ngô Văn Chiêu là người sáng lập đạo Cao Đài

1878 – 1932” – Lê Văn Trung,…

Nhìn chung, có thể thấy đạo Cao Đài là chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều học giả Tuy nhiên, hầu hết người nghiên cứu nhất là những nhà nghiên cứu không thuộc tổ chức của đạo Cao Đài đều gặp khó khăn trong việc hiểu những khái niệm và thuật ngữ tôn giáo, thêm vào đó, đạo Cao Đài lại là một tôn giáo trẻ, lịch sử nghiên cứu chưa dài nên nguồn tài liệu tham khảo của những người đi trước không nhiều như các chủ đề khác

Nói riêng về nghi lễ đạo Cao Đài, hầu như trong tác phẩm nào cũng được nhắc tới, nhưng thường chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, mô tả Tác

phẩm “Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài” tác giả Đặng Nghiêm Vạn dường

như là tác phẩm đề cập sâu hơn cả về chủ đề này Tuy nhiên tác giả chưa tập trung vào việc đánh giá về vai trò của các nghi lễ này đối với đời sống tôn giáo của tín đồ cũng như nhìn nhận về xu hướng phát triển của chúng trong giai đoạn mới

Thực hiện đề tài này, người viết mong muốn sẽ làm rõ hơn về đạo Cao Đài nói chung và nghi lễ của đạo Cao Đài nói riêng trên cơ sở các quan điểm Mác xít về lý luận tôn giáo

Ngày đăng: 09/09/2016, 15:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Thanh An (2007), Bước đầu tìm hiểu về cơ tuyển độ của Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 5, 22-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu về cơ tuyển độ của Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi
Tác giả: Đặng Thanh An
Năm: 2007
2. Toan Ánh (1995), Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam, NXB Tổng hợp Đồng Tháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: NXB Tổng hợp Đồng Tháp
Năm: 1995
3. Ban Tôn giáo Chính phủ (2005), Tài liệu phổ biến Pháp lệnh tín ngưỡng – Tôn giáo, NXB Tôn giáo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu phổ biến Pháp lệnh tín ngưỡng – Tôn giáo
Tác giả: Ban Tôn giáo Chính phủ
Nhà XB: NXB Tôn giáo
Năm: 2005
4. Dương Văn Chăm (2007), Hoạt động của Cao Đài Ban Chỉnh đạo qua hai cuộc kháng chiến của dân tộc, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 5, 24-27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động của Cao Đài Ban Chỉnh đạo qua hai cuộc kháng chiến của dân tộc
Tác giả: Dương Văn Chăm
Năm: 2007
5. Nguyễn Đăng Duy (1997), Văn hóa tâm linh Nam Bộ, NXB KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa tâm linh Nam Bộ
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 1997
6. Lê Anh Dũng (1994), Con đường Tam giáo Việt Nam, NXB TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường Tam giáo Việt Nam
Tác giả: Lê Anh Dũng
Nhà XB: NXB TP HCM
Năm: 1994
7. Lê Anh Dũng (1995), Tìm hiểu Kinh cúng tứ thời, NXB Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu Kinh cúng tứ thời
Tác giả: Lê Anh Dũng
Nhà XB: NXB Thuận Hóa
Năm: 1995
8. Lê Anh Dũng (1996), Lịch sử đạo Cao Đài thời kỳ tiềm ẩn 1920 – 1926, NXB Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử đạo Cao Đài thời kỳ tiềm ẩn 1920 – 1926
Tác giả: Lê Anh Dũng
Nhà XB: NXB Thuận Hóa
Năm: 1996
9. Lê Anh Dũng (2004), đạo Cao Đài qua mắt nhìn của mục sư Victor L. Oliver, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 4, 79-86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: đạo Cao Đài qua mắt nhìn của mục sư Victor L. "Oliver
Tác giả: Lê Anh Dũng
Năm: 2004
10. Lê Anh Dũng (2005), Ki tô giáo trong đạo Cao Đài, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 4, 61-63 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ki tô giáo trong đạo Cao Đài
Tác giả: Lê Anh Dũng
Năm: 2005
11. Lê Anh Dũng (2008), Về ngũ giới cấm trong đạo Cao Đài, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 7, 69-74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về ngũ giới cấm trong đạo Cao Đài
Tác giả: Lê Anh Dũng
Năm: 2008
12. Lê Anh Dũng (2008), Góp phần nghiên cứu bản sắc văn hóa Cao Đài – suy nghĩ và định hướng tiếp cận, Tạp chí nghiên cứu và phát triển số 6 (71), 10-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu bản sắc văn hóa Cao Đài – suy nghĩ và định hướng tiếp cận
Tác giả: Lê Anh Dũng
Năm: 2008
13. Nguyễn Hồng Dương – P. Hoffman (2011), Đa dạng tôn giáo so sánh Pháp – Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin & Viện Văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng tôn giáo so sánh Pháp – Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hồng Dương – P. Hoffman
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin & Viện Văn hóa
Năm: 2011
14. Đại đạo Tam Kỳ Phổ Độ - Cơ quan phổ thông giáo lý Đại đạo (2008), Lịch sử đạo Cao Đài (quyển II từ khai minh đến chia chi phái), NXB Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử đạo Cao Đài
Tác giả: Đại đạo Tam Kỳ Phổ Độ - Cơ quan phổ thông giáo lý Đại đạo
Nhà XB: NXB Tôn giáo
Năm: 2008
15. Đại đạo Tam Kỳ Phổ Độ - Cơ quan phổ thông giáo lý Đại đạo (2008) Yếu điểm giáo lý đại đạo, NXB Tôn giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yếu điểm giáo lý đại đạo
Nhà XB: NXB Tôn giáo
16. Đặng Thế Đại (1999), Sự đối lập và tương đồng giữa đạo Cao Đài và đạo Hòa Hảo, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 2, 38-46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự đối lập và tương đồng giữa đạo Cao Đài và đạo Hòa Hảo
Tác giả: Đặng Thế Đại
Năm: 1999
17. Thiên Vương Tinh Đinh Văn Đệ (1997), Nói chuyện Cao Đài, NXB Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nói chuyện Cao Đài
Tác giả: Thiên Vương Tinh Đinh Văn Đệ
Nhà XB: NXB Thuận Hóa
Năm: 1997
18. Mạc Đường (1991), Vấn đề dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long, NXB KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả: Mạc Đường
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 1991
19. Mạc Đường (2004), Đặc điểm tín ngưỡng và tôn giáo Nam Bộ theo cách tiếp cận dân tộc học – tôn giáo, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 4, 73-78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc điểm tín ngưỡng và tôn giáo Nam Bộ theo cách tiếp cận dân tộc học – tôn giáo
Tác giả: Mạc Đường
Năm: 2004
20. Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám, Tập II “Ý thức hệ tư sản và sự thất bại của nó trước nhiệm vụ lịch sử”, NXB TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám, "Tập II “Ý thức hệ tư sản và sự thất bại của nó trước nhiệm vụ lịch sử
Tác giả: Trần Văn Giàu
Nhà XB: NXB TP HCM
Năm: 1993

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w