TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN ---o0o--- SINH VIÊN: HOÀNG THỊ HỒNG XIÊM NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÓ MÙA TÂY NAM ĐẾN LƯỢNG MƯA TRÊN VÙNG TÂY NG
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN -o0o -
SINH VIÊN: HOÀNG THỊ HỒNG XIÊM
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÓ MÙA TÂY NAM ĐẾN LƯỢNG MƯA TRÊN VÙNG
TÂY NGUYÊN VÀ NAM BỘ
Hà Nội, 2015
Trang 2ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN -o0o -
SINH VIÊN: HOÀNG THỊ HỒNG XIÊM
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÓ MÙA TÂY NAM ĐẾN LƯỢNG MƯA TRÊN VÙNG
TÂY NGUYÊN VÀ NAM BỘ
Chuyên ngành: Khí tượng học
Mã ngành: D440221
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: Ts: Chu Thị Thu Hường
Hà Nội, 2015
Trang 3Lời cảm ơn
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến cô Chu Thị Thu Hường người trực tiếp hướng dẫn và nhiệt tình giúp đỡ tôi để hoàn thành tốt khóa luận này
Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại Học Tài Nguyên Môi Trường Hà Nội, các thầy cô khoa Khí tượng Thuỷ văn đã cung cấp cho tôi những kiến thức quý báo cũng như quan tâm và tạo điều kiện được học tập trong suốt những năm học qua và giúp tôi hoàn thành tốt khoá luận này Bên cạnh đó tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả người thân, bạn bè đã cổ vũ, động viên và cho tôi những góp ý chân thành nhất
Tôi đã cố gắng để hoàn thành tốt khóa luận này nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để giúp tôi bổ sung kiến thức và hoàn thiện khóa luận này cũng như những hướng phát triển sau này
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, Ngày 15 tháng 6 năm 2015 Hoàng Thị Hồng Xiêm
Trang 4MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIÓ MÙA 1
1.1 Khái niệm và cách xác định gió mùa 1
1.2 Đặc điểm hoạt động của gió mùa mùa hè Châu Á 2
1.2.1 Các thành phần của gió mùa 2
1.2.2 Cơ chế hoạt động 3
1.3 Đặc điểm địa hình và khí hậu khu vực Nam Bộ - Tây Nguyên 4
1.3.1 Vị trí, địa hình 4
1.3.2 Đặc điểm khí hậu 6
1.4 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước 6
1.4.1 Trên thế giới 6
1.3.2 Ở Việt Nam 9
CHƯƠNG 2:SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1 Số liệu 13
2.2 Phương pháp 13
CHƯƠNG 3:ẢNH HƯỞNG CỦA GIÓ MÙA TÂY NAM ĐẾN LƯỢNG MƯA TRÊN VÙNG NAM BỘ - TÂY NGUYÊN 16
3.1 Đặc điểm mưa và gió mùa khu vực Nam Bộ - Tây Nguyên 16
3.1.1 Hoạt động của gió mùa 16
3.1.2 Tốc độ gió 21
3.1.3 Lượng mưa 22
3.2 Ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam đến mưa trên khu vực Nam Bộ - Tây Nguyên 26
3.2.1 Mối quan hệ giữa gió mùa Tây Nam – Mưa 26
3.2.2 Một số đợt gió mùa tây nam điển hình 27
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Vùng có gió mùa theo Ramage (Nguồn Internet) 2
Hình 1.2: Thành phần chính gió mùa Nam Á 3
Hình 1.3 Vị trí địa lý khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ (Nguồn: Internet) 5
Hình 1.4 Thời gian các khu vực trung bình vào mùa hè (tháng 7-8) tỷ lệ phần trăm lượng mưa bất thường ở vùng Đông Bắc Trung Quốc (1996-2002) [Nguồn 14.tr.4] 7 Hình 1.5 Xu thế ngày bắt đầu và ngày kết thúc gió mùa mùa hè [Nguồn 3.tr.4] 10
Hình 1.6 Xu thế biến đổi thời gian kéo dài gió mùa mùa hè [Nguồn 3.tr.5] 10
Hình 1.7 Xu thế biến đổi cường độ gió mùa mùa hè [Nguồn 3.tr.6] 11
Hình 3.1: Thời gian hoạt động của gió mùa tây nam 16
Hình 3.2: Mặt cắt thẳng đứng gió thành phần vận tốc gió v đợt 1 19
Hình 3.3: Mặt cắt thẳng đứng gió thành phần vận tốc gió v đợt 2 21
Hình 3.4: Phân bố lượng mưa tháng trung bình ở Tây Nguyên – Nam Bộ 23
Hình 3.5: Phân bố lượng mưa tháng ở Nam Bộ - Tây Nguyên 24
Hình 3.6: Lượng mưa trung bình ngày trong 3 tháng đầu mùa mưa 25
Hình 3.7: Lượng mưa trung bình ngày trong 3 tháng cuối mùa mưa 26
Hình 3.8 Bản đồ Synop ngày 3/7/2000 27
Hình 3.9 Bản đồ Synop ngày 22/8/2000 29
Hình 3.10 Bản đồ Synop ngày 10 và 15/5/2001 31
Hình 3.11 Bản đồ synop ngày 3/8/2001 32
Hình 3.12 Bản đồ Synop ngày 11 và 22/8/2002 34
Hình 3.13 Bản đồ Synop ngày 2/8/2003 37
Hình p.1 bản đồ synop ngày 10/7/2000 44
Hình p.2 Bản đồ synop ngày 18/7/2000 44
Hình p.3 Bản đồ synop ngày 13/8/2000 45
Hình p.4 Bản đồ synop ngày 26/8/2000 45
Hình p.5 Bản đồ synop ngày 17/5/2001 45
Hình p.6 Bản đồ synop ngày 17/8/2001 46
Trang 6Hình p.7 Bản đồ synop ngày 31/8/2001 46
Hình p.8 Bản đồ synop ngày 7/9/2002 46
Hình p.10 Bản đồ synop ngày 15/7/2003 47
Hình p.11 Bản đồ synop ngày 23/7/2003 48
Hình p.12 Bản đồ synop ngày 4/8/2003 48
Hình p.13 Bản đồ synop ngày 13/8/2003 48
Hình p.14 Bản đồ synop ngày 6,9 và 10/7/2004 49
Hình p.15 Bản đồ synop ngày 7 và 20/9/2004 50
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tiêu chuẩn tin cậy của HSTQ r 15
Bảng 2.2 mức ý nghĩa cảu độ tin cậy 15
Bảng 3.1: Ngày bắt đầu và kết thúc gió mùa Tây Nam 16
Bảng 3.2: Tốc độ gió trung bình trong tháng của các trạm đặc trưng 22
Bảng 3.3: Số ngày mưa trong 6 tháng mùa mưa ở Nam Bộ - Tây Nguyên 22
Bảng 3.4: Hệ số tương quan giữa gió mùa tây nam với tổng lượng mưa trên khu vực Tây Nguyên – Nam Bộ 26
Bảng 3.5: Hệ số tương quan trên từng trạm trong đợt gió mùa 27
Bảng 3.6: Lượng mưa và tốc độ gió những ngày đặc trưng 28
Bảng3.7: Hệ số tương quan trên từng trạm trong đợt gió mùa 28
Bảng 3.8: Lượng mưa và tốc độ gió ngày đặc trưng 29
Bảng 3.9: Hệ số tương quan trên từng trạm trong đợt gió mùa 30
Bảng 3.10: Lượng mưa và tốc độ gió những ngày đặc trưng 31
Bảng 3.11: Hệ số tương quan trên từng trạm trong đợt gió mùa 32
Bảng 3.12: Lượng mưa và tốc độ gió những ngày đặc trưng 33
Bảng 3.13: Hệ số tương quan trên từng trạm trong khu vực 33
Bảng: 3.14 Lượng mưa và tốc độ gió những ngày đặc trưng 34
Bảng 3.15: Hệ số tương quan trên từng trạm trong đợt gió mùa 35
Bảng 3.16: Lượng mưa và tốc độ gió ngày đặc trưng 35
Bảng 3.17: Hệ số tương quan trên từng trạm trong khu vực 36
Bảng 3.18: Lượng mưa và tốc độ gió ngày đặc trưng 36
Bảng 3.19: Hệ số tương quan trên từng trạm trong đợt gió mùa 37
Hình 3.13 Bản đồ Synop ngày 2/8/2003 37
Bảng 3.20: Lượng mưa và tốc độ gió ngày đặc trưng 38
Bảng 3.21: Hệ số tương quan trên từng trạm trong đợt gió mùa 38
Bảng 3.22: Lượng mưa và tốc độ gió các ngày đặc trưng 39
Bảng 3.23: Hệ số tương quan trên từng trạm trong khu vực 39
Bảng 3.24: Lượng mưa và tốc độ gió ngày đặc trưng 40
Trang 8DANH MỤC VIẾT TẮT
WMO: Tổ chức khí tượng thế giới
TBD: Thái Bình Dương
ITCZ: Dải hội tụ nhiệt đới
MST: Rãnh gió mùa
ENSO: El Nino Southern Oscillation (El Nino - Dao động Nam) dùng để chỉ hai hiện tượng El Nino và La Nina
El Nino: Hiện tượng ấm lên dị thường của nhiệt độ bề mặt nước biển ở trung tâm và Đông Thái Bình Dương
La Nina: Hiện tượng lạnh đi dị thường của nhiệt độ bề mặt nước biển ở trung tâm và Đông Thái Bình Dương
HSTQ: Hệ số tương quan
Trang 9MỞ ĐẦU
Gió mùa Châu Á là một trong các thành phần chủ yếu của hệ thống gió mùa rộng lớn toàn cầu Những đánh giá mới nhất, thông qua các chương trình nghiên cứu thực nghiệm về gió mùa cho khu vực và toàn cầu của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho thấy : gió mùa mùa hè Châu Á có quy mô hoạt động mạnh mẽ và rộng lớn đóng góp phần quan trọng trong chu trình nước và năng lượng toàn cầu, có ảnh hưởng lớn đến thời tiết khí hậu trong khu vực và hệ thống khí hậu thế giới Nổi bật lên là ảnh hưởng của các hoạt động và biến đổi gió mùa mùa hè đến quá trình phân bố mưa trong khu vực, tác động trực tiếp đến nền kinh tế - xã hội của các nước, nhất là đối với các nước có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp như khu vực Châu Á
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa châu Á nên khí hậu của Việt Nam chịu chi phối hoàn toàn bởi hệ thống gió mùa Với hơn 70% dân số làm nghề nông cùng với hệ thống nhà máy thủy điện dày đặc, nhu cầu sử dụng nước của Việt Nam là rất lớn Tuy nhiên, lượng nước sản sinh từ ngoài lãnh thổ Việt Nam chiếm tới xấp xỉ hai phần ba tổng lượng nước có được nên rất khó chủ động trong việc khai thác và sử dụng Hơn nữa, ở thời điểm hiện tại việc tranh chấp sử dụng nước giữa các quốc gia đã và đang phát sinh những mâu thuẫn gay gắt, ảnh hưởng lớn tới việc sử dụng nguồn tài nguyên này trong tương lai Ở Việt Nam trong những năm gần đây những thiên tai như : bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán… đang có chiều hướng gia tăng, gây nhiều thiệt hại về người và của như : Ngày 30/9/2013, bão Wutip (bão số 10) hoành hành miền Trung, gây ra trận “đại hồng thủy” làm 9 người chết, 199 người bị thương, thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng, cơn bão này đã gây ra một cơn lũ kinh hoàng nhất sau gần nửa thế kỷ… Theo đánh giá của WMO, Các hiện tượng này chính là kết quả của quá trình phân bố lượng mưa không đồng đều trong các khu vực, cùng một thời gian có thể gây hạn hán ở nơi này nhưng cũng có thể gây lũ lụt ở nơi khác Một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình phân bố mưa mùa hè là sự biến đổi không bình thường trong cơ chế hoạt động của gió mùa mùa hè
Trang 10Chính vì vậy tôi đã tìm hiểu và đưa ra vấn đề “ Nghiên cứu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam đến lượng mưa trên khu vực Nam Bộ - Tây Nguyên” nhằm góp phần đưa ra một số cơ sở để tìm hiểu thêm về hiện tượng Các tài liệu, số liệu, phương pháp nghiên cứu, đánh giá được đưa ra trong đề tài chính là cơ sở để nghiên cứu vấn đề trên
Đề tài bố cục gồm 3 chương ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo như sau:
Chương 1: Tổng quan về gió mùa
Chương 2: Số liệu và phương pháp
Chương 3: Ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam đến lượng mưa trên vùng Nam
Bộ - Tây Nguyên