ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- LƯƠNG THỊ THANH HÀ NHU CẦU HỖ TRỢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CỦA PHỤ NỮ NGHÈO TẠI XÃ ĐỒNG SƠN - HUYỆN TÂN SƠN
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LƯƠNG THỊ THANH HÀ
NHU CẦU HỖ TRỢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CỦA PHỤ NỮ NGHÈO TẠI XÃ ĐỒNG SƠN -
HUYỆN TÂN SƠN - TỈNH PHÖ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI
Trang 2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LƯƠNG THỊ THANH HÀ
NHU CẦU HỖ TRỢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CỦA PHỤ NỮ NGHÈO TẠI XÃ ĐỒNG SƠN
- HUYỆN TÂN SƠN - TỈNH PHÖ THỌ
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS VŨ THỊ KIM DUNG
Trang 3
MỤC LỤC
Lời cảm ơn 6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 7
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 8
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 9
1 Lý do chọn đề tài 9
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu Error! Bookmark not defined 3 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu Error! Bookmark not defined 4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Error! Bookmark not defined 5 Đối tượng, khách thể nghiên cứu Error! Bookmark not defined 6 Phạm vi nghiên cứu Error! Bookmark not defined 7 Câu hỏi nghiên cứu Error! Bookmark not defined 8 Giả thuyết nghiên cứu………31
9 Phương pháp nghiên cứu ……….………….32
9.1 Phương pháp luận chung Error! Bookmark not defined 9.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể Error! Bookmark not defined.
9.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu Error! Bookmark not defined 9.2.2 Phương pháp quan sát Error! Bookmark not defined 9.2.3 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Error! Bookmark not defined 9.2.4 Phương pháp phỏng vấn sâu Error! Bookmark not defined PHẦN 2 NỘI DUNG CHÍNH Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN Error! Bookmark not defined.
1.1 Các khái niệm công cụ Error! Bookmark not defined.
1.1.1 Khái niệm “Nhu cầu” Error! Bookmark not defined 1.1.2 Khái niệm “Sức khỏe” Error! Bookmark not defined 1.1.3 Khái niệm “Chăm sóc sức khỏe” Error! Bookmark not defined 1.1.4 Khái niệm “Chăm sóc sức khỏe ban đầu” Error! Bookmark not defined 1.1.5 Khái niệm “Nghèo”, “Phụ nữ nghèo” Error! Bookmark not defined.
1.2 Lý thuyết vận dụng Error! Bookmark not defined.
1.2.1 Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow Error! Bookmark not defined 1.2.2 Lý thuyết vai trò Error! Bookmark not defined.
Trang 41.2.3 Lý thuyết hệ thống Error! Bookmark not defined.
1.3 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Error! Bookmark not defined.
1.3.1 Đặc điểm môi trường tự nhiên và cơ sở kinh tế, văn hoá - xã hộiError! Bookmark not defined
1.3.2 Đặc điểm hoàn cảnh, điều kiện sống của phụ nữ ở địa phươngError! Bookmark
not defined.
CHƯƠNG 2: NHU CẦU CẦN ĐƯỢC HỖ TRỢ TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CỦA PHỤ NỮ NGHÈO TẠI XÃ ĐỒNG SƠN HIỆN NAY Error! Bookmark not defined.
2.1 Khái quát chung tình hình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nghèo ở nước
ta hiện nay Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Giáo dục sức khỏe để nâng cao nhận thức của phụ nữ nghèo trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe Error! Bookmark not defined 2.1.2 Vấn đề về thực phẩm và dinh dưỡng Error! Bookmark not defined 2.1.3 Vấn đề sử dụng nguồn nước đảm bảo vệ sinh và môi trường sống xung quanh để phòng ngừa bệnh tật Error! Bookmark not defined 2.1.4 Chăm sóc sức khỏe khi mang thai, thực hiện kế hoạch hóa gia đình Error! Bookmark not defined.
2.1.5 Vấn đề phòng chống một số bệnh dịch và bệnh xã hội nguy hiểm Error! Bookmark not defined.
2.1.6 Vấn đề sử dụng thẻ BHYT trong việc khám chữa bệnh của phụ nữ nghèo…… Error! Bookmark not defined.
2.2 Thực trạng việc hỗ trợ hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nghèo tại xã Đồng Sơn hiện nay Error! Bookmark not defined 2.2.1 Khái quát tình hình chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nghèo ở xã Đồng Sơn hiện nay và công tác hỗ trợ của chính quyền địa phươngError! Bookmark not defined.
2.2.1.1 Công tác khám chữa bệnh tại trạm y tế Error! Bookmark not defined 2.2.1.2 Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡngError! Bookmark
not defined.
2.2.1.3 Nước sạch và vệ sinh môi trường để phòng ngừa bệnh tậtError! Bookmark not
defined.
Trang 52.2.1.4 Công tác chăm sóc sức khỏe phụ nữ khi mang thai, thực hiện KHHGĐ Error!
Bookmark not defined.
2.2.1.5 Công tác phòng chống bệnh dịch, bệnh truyền nhiễm và các bệnh xã hội nguy hiểm phụ nữ nghèo có nguy cơ mắc phải Error! Bookmark not defined 2.2.1.6 Phòng chống các tai nạn thương tích và cung cấp thuốcError! Bookmark not
defined.
2.2.2 Đánh giá các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nghèo tại xã Đồng Sơn Error! Bookmark not defined 2.3 Nhu cầu được hỗ trợ của phụ nữ nghèo tại xã Đồng Sơn trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu Error! Bookmark not defined.
2.3.1 Nhu cầu được tư vấn, giáo dục về chăm sóc sức khỏe ban đầuError! Bookmark not defined.
2.3.2 Nhu cầu được hỗ trợ để kết nối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: VAI TRÕ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU CHO PHỤ NỮ NGHÈO TẠI XÃ ĐỒNG SƠN HIỆN NAY Error! Bookmark not defined 3.1 Những vai trò nhân viên công tác xã hội thực hiện trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho phụ nữ nghèo tại xã Đồng Sơn Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Vai trò người tư vấn, giáo dục Error! Bookmark not defined 3.1.2 Vai trò người tư vấn, tham vấn tâm lý Error! Bookmark not defined 3.1.3 Vai trò người kết nối dịch vụ Error! Bookmark not defined 3.1.4 Vai trò người lập kế hoạch Error! Bookmark not defined 3.1.5 Vai trò người lượng giá Error! Bookmark not defined.
3.2 Đề xuất một số biện pháp hỗ trợ phụ nữ nghèo tại xã Đồng Sơn trong chăm sóc sức khỏe ban đầu Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Tập huấn về công tác xã hội cho những người phụ trách trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ban đầu Error! Bookmark not defined 3.2.2 Phát triển vai trò của cộng tác viên công tác xã hội cấp xãError! Bookmark not
defined.
PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined.
1 Kết luận Error! Bookmark not defined.
Trang 62 Khuyến nghị Error! Bookmark not defined DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined.
Trang 7Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp ngành Công tác xã hội với đề
tài: “Nhu cầu hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ban đầu của phụ nữ nghèo tại xã Đồng Sơn - huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ”, ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân tôi
đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của gia đình, bạn bè, đặc biệt là các thầy cô
Để hoàn thành nghiên cứu này, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
nhất tới TS Vũ Thị Kim Dung, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo
tận tình tôi trong suốt thời gian thực hiện báo cáo luận văn này Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Xã hội học, bộ môn Công tác xã hội - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể thực hiện và hoàn thành luận văn
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới những phụ nữ nghèo, tới cộng đồng người dân, các cán bộ y tế và chính quyền địa phương xã Đồng Sơn đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi nghiên cứu địa bàn để hoàn thành luận văn này
Vì thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế, đặc biệt là do yêu cầu cao về sự kết hợp, vận dụng giữa lý thuyết và thực hành của một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực Công tác xã hội nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý giá của các thầy cô giáo và các bạn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Học viên
Lương Thị Thanh Hà
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Danh mục các bảng
1 Bảng 1: Số lượng mẫu khảo sát bằng bảng hỏi phân theo các khu
2 Bảng 2: Bảng phân bố hộ nghèo theo các khu
3 Bảng 3: Số nhân khẩu trong các hộ nghèo năm 2013
4 Bảng 4: Tỷ lệ tự đánh giá tình trạng sức khỏe của phụ nữ nghèo
Danh mục các biểu đồ
1 Biểu đồ 1.1: Tổng giá trị kinh tế toàn xã theo từng ngành trong năm 2013
2 Biểu đồ 1.2: Tình trạng nhà ở của các hộ gia đình năm 2013
3 Biểu đồ 1.3: Tình trạng nhà ở của các hộ nghèo năm 2013
4 Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ nguồn nước phụ nữ nghèo sử dụng trong sinh hoạt
5 Biểu đồ 2.2: Mức độ mong muốn được hỗ trợ CSSKBĐ của phụ nữ nghèo
6 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ khó khăn của phụ nữ nghèo trong CSSKBĐ
7 Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ các nhu cầu cần được tư vấn về các kiến thức chăm sóc
sức khỏe của phụ nữ nghèo
8 Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ các biện pháp tránh thai được phụ nữ nghèo sử dụng
9 Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ tự đánh giá về nguồn nước phụ nữ nghèo sử dụng trong
sinh hoạt
10 Biểu đồ 2.7: Tâm lý phụ nữ nghèo khi đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế
11 Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ đánh giá nhu cầu hỗ trợ kết nối với các dịch vụ CSSKBĐ
của phụ nữ nghèo
12 Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ đánh giá các nhu cầu hỗ trợ tâm lý của phụ nữ nghèo
13 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ đánh giá nhu cầu tham gia nhóm của phụ nữ nghèo
Trang 10PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sức khỏe luôn được coi là vốn quý nhất của con người, là nền tảng của sự phát triển xã hội Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO thì sức khỏe không chỉ được hiểu hạn hẹp là tình trạng không có bệnh hay thương tật; mà sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội Ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người dân luôn được quan tâm, chú trọng phát triển Điều kiện môi trường tự nhiên và xã hội hiện nay có nhiều biến đổi làm gia tăng thêm nhiều loại bệnh tật mới rất phức tạp Trong khi hệ thống y tế phân phối không đồng đều giữa các quốc gia và các vùng miền, việc điều trị bệnh tốn kém với những kỹ thuật chuyên môn cao, một bộ phận lớn người dân chưa được chăm sóc tốt về sức khỏe Theo thống kê của WHO năm 1978 thì có tới 80% dân chúng không được chăm sóc sức khỏe một cách thỏa đáng và tình trạng sức khỏe nói chung là không thể chấp nhận được ở một số vùng miền [3] Chính vì vậy, chăm sóc sức khỏe ban đầu đã trở thành trọng tâm chính để tăng cường sức khỏe trên toàn thế giới, là một chiến lược quan trọng nhằm xây dựng một hệ thống y tế phù hợp và đạt mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân Trong hơn ba mươi năm qua, các hội nghị quốc tế về chăm sóc sức khỏe ban đầu đã luôn nhấn mạnh, xem xét và điều chỉnh những nội dung cho phù hợp với tình hình mới Phúc trình của WHO năm 2008 vẫn
khẳng định phương châm “Primary Health Care - Now more than ever” (“Chăm
sóc sức khỏe ban đầu - Bây giờ hơn bao giờ hết”) [3]
Ở Việt Nam, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng đã được Nhà nước và
Bộ Y tế quan tâm phát triển, góp phần quan trọng vào việc thực hiện công bằng xã hội thông qua việc giảm dần sự khác biệt trong chăm sóc sức khỏe, giúp nâng cao sức khỏe toàn dân, giảm tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong Tuy nhiên, tình hình kinh tế nước ta hiện nay còn nhiều khó khăn nên chưa có đủ điều kiện phát triển một cách toàn diện, cần phải chú trọng và đẩy mạnh hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng ưu tiên ở các vùng miền nghèo [53] Tại Đại hội Đảng lần IV Ban
chấp hành TW Đảng khóa VII, Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã khẳng định:
Trang 11“Trong xã hội ta mọi người đều phải được khám chữa bệnh và chăm sóc chu đáo
dù không có tiền” Người nghèo sống ở các vùng nông thôn, hẻo lánh, vùng sâu
vùng xa; là những nơi có điều kiện kinh tế khó khăn, địa hình không thuận lợi, trình
độ dân trí thấp, mạng lưới y tế kém phát triển nên ít có điều kiện chăm sóc sức khỏe [23]
Bên cạnh đó, sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo cũng như tình trạng bất bình đẳng giới dẫn đến những bất bình đẳng về sức khỏe Theo báo cáo của Bộ Y tế năm
2013, tình trạng sức khỏe dân cư giữa các vùng miền ở nước ta hiện có sự chênh lệch đáng kể, đặc biệt là đối với sức khỏe phụ nữ Tỷ suất tử vong bà mẹ ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên năm 2009 cao gấp 3 lần so với các tỉnh đồng bằng Điều này cho thấy khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của phụ nữ tại những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn hiện đang còn nhiều bất cập cần khắc phục [53] Vì vậy, Bộ Y tế cũng như các cấp chính quyền phải đặc biệt quan tâm hơn đến chăm sóc sức khỏe ban đầu cho những đối tượng này
Một điều đáng lưu ý hiện nay là một bộ phận lớn người dân hay chính cán bộ địa phương cũng chưa thực sự hiểu rõ về chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như tầm quan trọng chiến lược của nó Họ thường lầm tưởng thuật ngữ “chăm sóc sức khỏe ban đầu” như là việc chăm sóc ở mức độ mới và sơ bộ; là công việc của ngành y Thực tế ở Việt Nam, nhất là ở cấp địa phương, chăm sóc sức khỏe ban đầu vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ và họ chỉ thực hiện theo những chương trình từ trên xuống
mà chưa thực sự quan tâm đến những vấn đề cốt lõi để phát triển một cách bền vững Bởi vậy, việc hỗ trợ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người nghèo ở các vùng miền khó khăn là điều vô cùng quan trọng và cần thiết Đây cũng là một lĩnh vực cần được ngành CTXH can thiệp, trợ giúp Tại nhiều quốc gia phát triển, hầu hết các dịch vụ xã hội trong đó có y tế đã trở nên chuyên nghiệp hóa nhờ có sự tham gia đông đảo của đội ngũ cán bộ xã hội được đào tạo chuyên sâu [47] CTXH ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, giúp đỡ những cá nhân, nhóm, cộng đồng yếu thế Tuy nhiên hiện nay ở nước ta mới chỉ có một số bệnh viện lớn
Trang 12DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1 Lê Vũ Anh, Bùi Thị Thu Hà, Nguyễn Thanh Hà, Lê Minh Thi, Hồ Thị Hiền,
Đỗ Thị Hạnh Trang (2012), Báo cáo thực trạng quản lý dịch vụ chăm sóc sức
khỏe bà mẹ tại Việt Nam, Nghiên cứu HESVIC, NXB Lao động - Xã hội
2 Bộ Y tế (2005), Quyết định số 23/2005/QĐ-BYT ngày 30/8/2005 (Quyết định
Về việc ban hành Quy định Phân tuyến kỹ thuật và Danh mục Kỹ thuật trong khám chữa bệnh)
3 Bộ Y tế (2006), Tài liệu: Chăm sóc sức khỏe ban đầu ở Việt Nam trong tình
hình mới, NXB Y học
4 Bộ Y tế (2011), Đề án: Phát triển nghề Công tác xã hội trong ngành Y tế giai
đoạn 2011 - 2020
5 Bộ Y tế (2011), Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22 tháng 9 năm 2011
(Quyết định Về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020)
6 Bộ Y tế (2013), Thông tư số 07/2013/TT-BYT ngày 8 tháng 3 năm 2013 (Thông tư Quy định tiêu chuẩn chức năng, nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn bản)
7 Bộ Y tế - Nhóm đối tác y tế (2013), Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm
2013 - Hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân
8 Trịnh Hòa Bình (2004), Ứng xử của gia đình nông thôn trong phòng và chữa
bệnh qua các khảo sát Xã hội học gần đây, Những nghiên cứu chọn lọc về Xã
hội học nông thôn, NXB Khoa học Xã hội
9 Đàm Viết Cương (2012), Hiện trạng và nhu cầu sử dụng đội ngũ nhân viên
CTXH trong ngành Y tế”, Tham luận Hội thảo của Bộ Y tế về vấn đề chuyên
nghiệp hóa nghề CTXH tại Việt Nam