1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nông nghiệp và phát triển, thực trạng tại Việt Nam và giải pháp

33 745 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 527,09 KB

Nội dung

Nông nghiệp và phát triển, thực trạng tại Việt Nam và giải pháp Nông nghiệp và phát triển, thực trạng tại Việt Nam và giải pháp Nông nghiệp và phát triển, thực trạng tại Việt Nam và giải pháp Nông nghiệp và phát triển, thực trạng tại Việt Nam và giải pháp

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI TP HỒ CHÍ MINH

-*** -Bộ môn

KINH TẾ PHÁT TRIỂNChuyên ngành: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Nông nghiệp từ xưa vốn là lĩnh vực sản xuất quan trọng của đất nước ta, với trên 9 triệu ha đất nông nghiệp, có vùng đất đồi núi bao la khí hậu nhiệt đới có thể phát triển cây công nghiệp và rừng Đường bờ biển dài, cùng với diện tích mặt nước lớn, sông ngòi dày đặc có thể phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản Dân Việt từ bao đời, với nhiều kinh nghiệm, am hiểu về khí hậu, thổ nhưỡng đã tạo nên một lợi thế

to lớn Với những lợi thế đó, Việt Nam có thể phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá mạnh, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và thế giới, có thể làm giàu cho nông dân, làm giàu cho đất nước

Tuy đã gặt hái được nhiều thành tựu, thực tế là hiện nay trình độ sản xuất của nông dân còn ở mức độ thấp, giống cây trồng, vật nuôi vẫn chưa kiểm dịch đầy đủ, chưa kiểm soát nguồn gốc dẫn đến sản phẩm có chất lượng không đồng đều hoặc kém chất lượng dẫn đến khó cạnh tranh với thị trường nước ngoài

Thêm vào đó, quy mô sản xuất phần lớn còn nhỏ lẻ, vì vậy muốn sản xuất với quy mô lớn, chất lượng đồng đều là rất khó, ít thương hiệu tạo được để cạnh tranh trên thị trường, công nghệ lạc hậu sử dụng sức người là chính nên giá thành còn cao

Qua quá trình nghiên cứu, phân tích tình hình nông nghiệp, chúng em xin

trình bày đề tài “Nông nghiệp và phát triển Thực trạng tại Việt Nam” nhằm trình

bày những vấn đề trong nền nông nghiệp nước ta, đồng thời bày tỏ quan điểm, đóng góp giải pháp đưa ra để góp phần giúp nền nông nghiệp nước nhà phát triển mạnh

và bền vững hơn

Trang 4

Chương 1: VAI TRÒ CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRONG

1.1.2 Phân loại các phân ngành nông nghiệp

Ngành Nông nghiệp được phân thành các phân ngành nhỏ gồm: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản

1.2 Vai trò của nông nghiệp như một ngành trong nền kinh tế

1.2.1 Vai trò của trồng trọt

Ngành trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu của sản xuất nông nghiệp Ngành trồng trọt là ngành sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người và là ngành sản xuất và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ

Đồng thời, phát triển ngành trồng trọt sẽ đảm bảo cung cấp nguồn thức ăn dồi dào và vững chắc cho ngành chăn nuôi, thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất cây thức ăn và phát triển công nghiệp chế biến thức ăn cho nuôi, trên

cơ sở đó chuyển dần chăn nuôi theo hướng sản xuất tập trung và thâm canh cao

Ngành trồng trọt bao gồm nhiều tiểu ngành sản xuất khác nhau như: sản xuất cây lương thực, sản xuất cây công nghiệp, sản xuất cây ăn quả, sản xuất rau, hoa và cây dược liệu

Trang 5

1.2.2 Vai trò của chăn nuôi

Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi để sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, và sức lao động

Trong sản xuất nông nghiệp thì hai ngành chính quan trọng cấu thành nên nó là ngành trồng trọt và chăn nuôi Hai ngành này có sự liên hệ mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển Trồng trọt cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi phát triển, mặt khác chăn nuôi cung cấp phân bón, sức kéo cho ngành trồng trọt Nguồn phân hữu cơ mà chăn nuôi cung cấp cho ngành trồng trọt có vai trò hết sức quan trọng Vì thế để có một nền nông nghiệp bền vững thì không bao giờ được phép coi nhẹ vai trò của ngành chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp

Chăn nuôi cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao Một xu hướng tiêu dùng có tính qui luật là khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm chăn nuôi ngày càng tăng lên cả về số lượng và chủng loại Chăn nuôi còn là ngành cung cấp nhiều sản phẩm làm nguyên liệu quí cho công nghiệp chế biến Phát triển chăn nuôi còn có mối quan hệ khăng khít thúc đẩy phát triển ngành trồng trọt, tạo nên một nền nông nghiệp cân đối bền vững

1.2.3 Vai trò của lâm nghiệp

Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt có chức năng xây dựng

và quản lí bảo vệ tài nguyên rừng, khai thác và chế biến lâm sản

Nói đến Lâm nghiệp là nói đến vai trò của rừng Vai trò đặc biệt của rừng là cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội Bên cạnh đó rừng còn là nơi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản, công nghiệp chế biến thực phẩm Đặc biệt đây là nguồn cung cấp nguyên liệu dược liệu quí cho dân cư

Vai trò đặc biệt nữa là nó có vai trò phòng hộ đối với khu công nghiệp, các khu đô thị, bảo vệ đồng ruộng, các khu dân cư khỏi nạn cát bay và mặn hóa Đồng thơi hạn chế và phòng chống thiên tai như lũ lụt, hạn hán, lũ quét…

Trang 6

1.2.4 Vai trò của thủy sản

Nuôi trồng thuỷ sản tạo ra lương thực, thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp Ở tầm vĩ mô, dưới giác độ ngành kinh tế quốc dân, Ngành Thuỷ sản đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn Việc phát triển Thủy sản đem lại một nguồn thủy sản dồi dào không những phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn đẩy mạnh xuất khẩu để đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước

Phát triển ngành Thủy sản sẽ đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng sâu, vùng

xa, nhất là ở vùng biển và hải đảo Ngành Thuỷ sản luôn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo, góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân

1.3 Vai trò của nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ

1.3.1 Vai trò của nông nghiệp với công nghiệp

Lịch sử công nghiệp hóa các nước trên thế giới cho thấy nông nghiệp đóng vai trò cơ sở cho phát triển công nghiệp, thể hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất, nông nghiệp là ngành cung cấp lương thực, thực phẩm, đảm bảo

an ninh lương thực quốc gia và đời sống con người Trong hầu hết các nước đang phát triển, nông nghiệp là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm quan trọng cho tiêu dùng trong nước, vì vậy thặng dư trong sản xuất lương thực, thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các ngành kinh tế khác trong đó Công nghiệp

Thứ hai, nông nghiệp cung cấp nông sản, lâm sản, thủy sản cho xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nược đồng thời tạo vốn để mua sắm trang máy móc, thiết bị, vật tư thiết yếu phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; hình thành quan hệ trong phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế Các nước đang phát triển có nhu cầu rất lớn về ngoại tệ để nhập khẩu máy móc, vật tư, thiết bị, nguyên liệu mà trong nước không hoặc chưa sản xuất được Mà để thu được ngoại tệ thì bằng nhiều cách khác nhau Trong số đó một phần nhu cầu ngoại tệ đó có được

Trang 7

thông qua xuất khẩu các sản phẩm của ngành nông nghiệp Lịch sử phát triển đã cho thấy nhiều quốc gia thực hiện tích lũy tư bản cho công nghiệp hóa từ xuất khẩu nông sản, Việt Nam cũng thuộc nhóm những nước này.

Thứ ba, Nông nghiệp còn là ngành cung cấp sức lao động cho phát triển công nghiệp Tại nhiều nước đang phát triển, trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, ngành công nghiệp chế biến nông sản giữ vai trò thống trị trong khu vực công nghiệp Cùng với quá trình tích lũy tư bản là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu công nghiệp từ dựa vào tài nguyên và lao động sang dựa vào vốn và công nghệ, từ đó tạo ra giá trị gia tăng cao hơn Quá trình này có đóng góp tiền đề quan trọng của ngành nông nghiệp

Thứ tư, là địa bàn tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp, giải quyết đầu ra thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ phát triển; là địa bàn trọng yếu có tác dụng quyết định tới bảo vệ môi trường sinh thái

Thứ năm, nông nghiệp cung cấp vốn nhất là vốn tích lũy ban đầu cho quá trình công nghiệp hóa, tạo tiền đề vật chất cho phát triển một số ngành công nghiệp

có khả năng tích lũy nhanh cho công nghiệp hóa Sự dịch chuyển vốn từ nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác được thực hiện thông qua hai dạng: Về nguồn vốn trực tiếp thu được từ cho thuê đất nông nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

tư liệu sản xuất cho nông nghiệ, nguồn thu này được dùng cho phát triển nền kinh tế quốc dân; Về nguồn vốn gián tiếp, nguồn thu này có được nhờ chính sách giá của nhà nước theo xu hướng giá sản phẩm công nghiệp tăng nhanh hơn giá nông sản (tạo ra giá cánh kéo) Điều này có nghĩa, nông nghiệp phải hy sinh để tích lũy cho công nghiệp

1.3.2 Vai trò của nông nghiệp với dịch vụ

Nông nghiệp phát triển kéo theo sự phát triển của Dịch vụ đặc biệt một số dịch vụ liên quan trực tiếp đến ngành Nông nghiệp Chính vì thế, các dịch vụ nông nghiệp như cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc, vật tư nông nghiệp và dịch vụ cho vay vốn hỗ trợ sản xuất, dịch

Trang 8

triển, người nông dân càng có nhiều điều kiện để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng xuất lao động, góp phần vào sự phát triển chung của nền nông nghiệp.

Nông nghiệp còn là nơi cung cấp các dịch vụ môi trường Hiện nay, nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất và làm cho nguồn nước ngày càng khan hiếm nhưng nông nghiệp cũng là ngành cung cấp chính các dịch vụ môi trường, như

cố định các-bon, quản lý lưu vực sông và bảo tồn đa dạng sinh học

1.4 Nông nghiệp trong các chính sách kinh tế vĩ mô

1.4.1 Nông nghiệp và vấn đề giảm nghèo

Nông nghiệp là công cụ hiệu quả trong công tác giảm nghèo Tăng trưởng nông nghiệp có ảnh hưởng tích cực và mạnh tới công tác giảm nghèo tại tất cả các quốc gia Tại các quốc gia dựa vào nông nghiệp (hầu hết ở châu Phi Hạ Sahara), nông nghiệp có vai trò chủ yếu trong giảm nghèo; Tại các nền kinh tế đang chuyển đổi (châu Á, Bắc Phi, Trung Đông), tăng trưởng nông nghiệp và ngành nghề phi nông nghiệp giúp giảm nghèo và giảm khoảng cách giàu nghèo nông thôn – thành thị; Tại các nền kinh tế đã đô thị hóa (Đông Âu, Mỹ Latinh), nông nghiệp giúp xóa nghèo ở nông thôn nhờ tạo ra việc làm cho người nghèo

1.4.2 Giải phóng lao động cho công nghiệp

Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, nguồn lực trong nông nghiệp có số lượng lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động xã hội Song, cùng với sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá, nguồn nhân lực trong nông nghiệp vận động theo xu hướng giảm xuống Nông nghiệp chuyển sang sản xuất hàng hoá, năng suất lao động nông nghiệp được giải phóng trở nên dư thừa và được các ngành khác thu hút, sử dụng vào hoạt động sản xuất- dịch vụ

1.4.3 Giải tỏa ràng buộc nhu yếu phẩm

Thặng dư được đưa ra thị trường trong nông nghiệp là quan trọng đối với sự tăng trưởng không gây lạm phát Đây là lý do khác tại sao năng suất lao động trong nông nghiệp quan trọng như vậy Mỗi lao động trong sản xuất lương thực phải sản xuất đủ không chỉ để tự nuôi mình mà còn cho lực lượng lao động công nghiệp

Trang 9

đang gia tăng Không có nguồn cung lương thực hiệu quả sẽ làm tăng giá cả thành thị, giảm lợi nhuận và giảm cả đầu tư trong khu vực kinh tế hiện đại.

1.4.4 Thiết lập thị trường nội địa cho hàng công nghiệp

Nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thị trường nội địa cho hàng sản xuất công nghiệp chế biến Vai trò này rất quan trọng nhưng thường bị bỏ qua Dễ thấy nếu Việt Nam không phát triển bền vững nền nông nghiệp trong nước thì sẽ làm hạn chế thị trường nội địa đối với sản phẩm công nghệp cả về hàng sản xuất và tiêu dùng

Ngược lại, nếu công nghiệp phát triển thì cũng sẽ làm cho nền nông nghiệp phát triển hơn bởi những người nông dân sẽ phải làm việc siêng năng hơn để có thụ nhập nhằm trang bị những thiết bị cần thiết Một minh chứng cho thấy sự ảnh hưởng của công nghiệp đến nông nghiệp có thể nhắc đến đó là thị trường Châu Phi, khi những sản phẩm công nghiệp quá đắt đỏ, hoặc khan hiếm gần như không thể trang bị được Nông dân không muốn tạo ra thặng dư thêm nữa vì họ không thể mua thêm được bất cứ điều gì, dẫn đến nền nông nghiệp ở đây trở nên tụt hậu

Trang 10

Chương 2: SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM QUA CÁC

THỜI KỲ

2.1 Thời kỳ phong kiến từ thế kỷ X đến năm 1945

Thời phong kiến từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, Đại Việt phát triển dựa vào nông nghiệp mà chủ yếu là trồng lúa nước để cung cấp lương thực, từng triều đại đã lần lượt cho đắp đê ngăn lũ lụt, đào kênh dẫn nước cũng như giao thông đi lại, khai hoang các vùng đất đồng bằng ven biển để tăng diện tích trồng trọt, điển hình là cuộc Nam tiến nhằm tìm đất nông nghiệp để cung cấp lương thực cho sự gia tăng dân số Các hình thức kinh tế chủ yếu trong nông nghiệp là các điền trang, thái ấp, đồn điền của giới quý tộc với quy mô tương đối lớn, trên đó hầu hết là sản xuất lúa

và lương thức theo phương thức nô dịch, hoặc lĩnh canh

Từ giữa thế kỷ XIX sau khi bị thực dân Pháp xâm chiếm, Việt Nam trở thành một nước phong kiến nửa thuộc địa Trong nông nghiệp các hình thức điền trang, thái ấp tan rã dần và hình thành các hình thức kinh tế mới sau :

− Kinh tế địa chủ: hộ địa chủ chiếm hữu nhiều ruộng đất, phát canh thu tô

− Kinh tế phú nông: có xu hướng sản xuất hàng hoá, một phần sản phẩm làm ra đem bán trên thị trường Trong sản xuất nông nghiệp có thuê mướn lao động

− Kinh tế trung nông: Những hộ có ruộng, có lao động, tự cày cấy và đủ

ăn, sản phẩm dư dôi rất nhỏ bé

− Kinh tế bần nông: Những nông hộ nghèo, thiếu ruộng làm không đủ ăn

Cả phú nông, trung nông và bần nông đều ít nhiều lĩnh canh thuê đất của địa chủ Ngoài ra còn có cố nông, những người không có ruộng đi làm thuê để kiếm sống giai cấp địa chủ không đầy 5% dân số mà đã chiếm đoạt trên 50% tổng số ruộng đất Ruộng đất của nhà thờ, công điền công thổ chiếm trên 10%, còn nông dân chiếm trên 90% dân số mà chỉ cổ chưa đầy 20% ruộng đất1

1 Số liệu chi tiết tại http://kinhtedaicuong.blogspot.com/2015/07/thuc-dan-phap-chiem-oat-ruong-at-cua.html

Trang 11

− Kinh tế đồn điền của các địa chủ – tư sản Pháp ở Việt Nam: đặc trưng chủ yếu của loại hình kinh tế này là kinh doanh kiểu tư bản chủ nghĩa nhưng vẫn duy trì phương thức sử dụng lao động theo kiểu nông nô và quản lý gần giống với trại lính

Đồn điền trồng chủ yếu các cây công nghiệp như cao su, cà phê,… các loại trái cây nhiệt đới như chôm chôm, măng cụt,… và các loại rau ôn đới cũng được du nhập vào Việt Nam

2.3 Thời kỳ 1955 – 1975

2.3.1 Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa

Nông nghiệp của Miền Bắc biến đổi qua ba giai đoạn bắt đầu với cuộc Cải cách ruộng đất thực hiện trong năm đợt trước khi chấm dứt năm 1956 Sự kiện này truất hữu 810.000 hécta ruộng đất, hơn 106.448 trâu bò và 148.565 căn nhà Tổng

số diện tích này được chia lại cho 2.104.108 hộ nông dân, bình quân mỗi hộ nông dân được phát gần 0,4 hécta đất Tuy nhiên một hậu quả khắc nghiệt của cuộc Cải cách ruộng đất này là thành phần bị quy là địa chủ bị hành quyết, con số lên đến hàng nghìn người, khiến chính phủ phải đứng ra nhận lỗi và tiến hành chiến dịch sửa sai Ở nông thôn, giai cấp địa chủ bị tiêu diệt

Trang 12

Giai đoạn thứ nhì "tiến lên chủ nghĩa xã hội" của nông nghiệp bắt đầu năm

1958 Theo đó, các tư liệu sản xuất như ruộng đất, trâu bò, cày bừa đều là của chung

Trong giai đoạn 1955-1959, sản lượng lương thực quy thóc từ 3,76 triệu tấn năm 1955 tăng lên 5,19 triệu tấn năm 1959 Đầu năm 1965 đã xây dựng được 3.139 điểm cơ khí nhỏ, 7 trạm và 32 đội máy kéo, 33 công trình thuỷ lợi lớn, 1.500 công trình vừa và nhỏ được khôi phục và xây dựng, bảo đảm tưới tiêu chủ động cho hơn 500.000 ha diện tích trồng trọt

Giai đoạn thứ ba, ngoài hợp tác xã, nhà nước còn lập ra nông trường, một đơn vị do chính nhà nước quản lý Diện tích nông trường lớn hơn hợp tác xã và chuyên canh tác các loại cây công nghiệp dùng xuất khẩu Nông trường dưới sự sở hữu của nhà nước thuộc mô hình của giai đoạn thứ ba khi sở hữu tập thể chuyển sang quốc hữu hóa

2.3.2 Việt Nam Cộng hòa

Cuộc “Cải cách điền địa” triển khai từ năm 1955 đến 1960 được xem là một thất chính trị to lớn khi khôi phục lại hình thức sở hữu phong kiến, phục hồi giai cấp địa chủ (nắm hơn 2/3 diện tích đất) Tuy nhiên, chương trình cải cách điền địa còn giúp những chủ đất cũ có một số vốn lớn sau khi bán đất cho nhà nước để đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ Điều này tạo ra sự dịch chuyển trong cơ cấu kinh tế quốc gia theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng

tỷ trọng các ngành còn lại

Trang 13

Đồ thị 2 Xu hướng phát triển công, nông nghiệp của Việt Nam Cộng hòa

Nông nghiệp là một khu vực kinh tế quan trọng của Việt Nam Cộng hòa Các nông sản chính là lúa, cây công nghiệp (đặc biệt là cà phê) Việt Nam Cộng hòa đã

có thời gian xuất khẩu cả gạo Năm 1960 đánh dấu mức cao nhất trong lịch sử kinh

tế Việt Nam Cộng hoà, với tổng xuất là 340.000 tấn Từ sau năm đó, nông thôn bắt đầu thiếu an ninh, xuất cảng gạo xuống dần, và tới năm 1962, còn 85 ngàn tấn Từ năm 1965, đã có lúc phải nhập cảng gạo

Sản lượng giảm sút trong các năm từ 1965 đến 1968 là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng đảo chiều này Tuy nhiên, sản lượng đã tăng liên tục

từ sau đó do diện tích canh tác lúa lẫn năng suất ngày càng tăng Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam Cộng hòa đạt được nhiều tiến bộ nhờ sử dụng phân bón hóa học, cơ giới hóa, sử dụng giống mới

Để sửa chữa những sai lầm của Cải cách điền địa, chính quyền đã triển khai lại cải cách ruộng đất dưới cái tên chương trình Người cày có ruộng vào năm 1970 với mục tiêu cấp không 1,5 triệu hecta ruộng lúa Ba năm sau khi triển khai chương trình này, tổng cộng có 75 vạn hộ gia đình, gồm khoảng 5 triệu người, đã được cấp đất Chương trình này đã tạo ra một tầng lớp tiểu nông đông đảo, thúc đẩy kinh tế hàng hóa trong nông nghiệp phát triển Nông dân hăng hái sản xuất và năng suất lao động trong sản xuất lúa gạo tăng lên nhanh chóng Đời sống của nông dân được cải

Trang 14

thiện Ngoài ra, chính quyền còn tài trợ tất cả dự án có tánh cách khuếch trương, canh tân hay tân tạo thuộc các ngành canh nông, kỹ nghệ và dịch vụ.

Cây công nghiệp được đẩy mạnh để thay thế nhập cảng: sản xuất thuốc lá đã tới trên 18.000 tấn so với 9.000 tấn năm 1971; mía đường lên trên 900.000 tấn, gần gấp ba mức 1970 Ngô bắp thì từ 31.000 tấn (1970), tăng lên trên 50.000 tấn (1974) Đồn điền cao su với diện tích hơn 100.000 hecta vào năm 1968 sản xuất chỉ hơn 20.831 tấn năm 1969 nhưng đến năm 1970 đã đạt 24.100 tấn lại có khả năng phục hồi sản xuất trên 70.000 tấn cao su như mức tiền chiến Xuất cảng tôm và hải sản từ vỏn vẹn 500.000 lên gần 11 triệu đô la Tổng số xuất cảng năm 1973 lên tới 53 triệu USD, tăng gấp ba lần năm 1972

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, nước Việt Nam thống nhất

Sau năm 1975, với tiêu chuẩn phân phối trung bình 9kg gạo mỗi người thì 4 triệu dân phải cần 530.000 tấn gạo Nhưng số lượng này không được đảm bảo khi Nhà nước chỉ có thể huy động nổi hơn 1 triệu tấn mỗi năm trên toàn quốc

Trang 15

Còn sản lượng của cả vựa lúa miền Nam từ mức 1,9 triệu tấn năm 1976 cứ tụt dần xuống còn 0,99 triệu tấn năm 1977 và 0,64 triệu tấn năm 1979 TP.HCM mặc dù rất cố gắng, nhưng những năm 1970-1980 chỉ phân phối được trung bình 6kg gạo cho mỗi người dân

Năm 1980, chỉ tiêu thóc lúa là 21 triệu tấn nhưng thu hoạch chỉ đạt triệu 12 tấn Tình hình lương thực thiếu hụt trầm trọng khiến lượng gạo mua qua mậu dịch quốc doanh bị hạn chế tương đương với thời kỳ chiến tranh khốc liệt nhất ở miền Bắc Khoảng 10-15% lương thực phải nhập khẩu

Từ năm 1982, Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định Việt Nam sẽ tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp và coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu Tuy nhiên, kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, cấm lưu thông hàng hóa, nền kinh tế-xã hội lâm vào khủng hoảng trầm trọng Từ đó dẫn đến hiện tượng xé rào, khoán hộ, tại một vài địa phương

2.5 Giai đoạn từ Đổi mới 1986 đến nay

Năm 1986, Việt Nam thực hiện Đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường, tuy vẫn bị giới hạn với cụm từ "kinh

tế thị trường có sự quản lý của nhà nước"

Kinh tế Việt Nam bắt đầu có những chuyển biến tốt Từ chỗ phải nhập khẩu lương thực, Việt Nam đã sản xuất đủ tự cung cấp, có dự trữ và còn xuất khẩu gạo Khoán 10 được triển khai từ năm 1988 trên quy mô toàn quốc càng khuyến khích nông dân sản xuất lúa gạo Xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, giao đất, cấp sổ đỏ, quy định 5 quyền sử dụng đất lâu dài cho nông hộ

Phát triển mạnh kinh tế nông hộ và kinh tế trang trại gia đình theo hướng hàng hoá gắn với thị trường, khuyến khích phát triển các hình thức trang trại tư nhân Sau 15 năm đổi mới, hơn 10 triệu nông hộ được khôi phục và phát triển khẳng định là những đơn vị kinh tế tự chủ đang dần chuyển sang sản xuất hàng hoá

Trang 16

Chương 3: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

3.1 Thực trạng nền nông nghiệp Việt Nam

3.1.1 Nông nghiệp trong trong tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng so với năm trước (%) Đóng góp của các

khu vực vào tăng trưởng năm 2014

2012 2013 2014Tổng số 5,25 5,42 5,98 5,98

Nông, lâm

nghiệp và

thủy sản

Nông nghiệp

2,68 2,64 3,49

2,60

0,61

0.35Lâm

Bảng 3 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 1

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với năm

2013, trong đó quý I tăng 5,06%; quý II tăng 5,34%; quý III tăng 6,07%; quý IV tăng 6,96% Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế Trong mức tăng 5,98% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,49%, cao hơn mức 2,64% của năm 2013, đóng góp 0,61 điểm phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,14%, cao hơn nhiều mức tăng 5,43% của năm trước, đóng góp 2,75 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,96%, đóng góp 2,62 điểm phần trăm

Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp có mức tăng cao nhất với 6,85%, nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,05 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành nông nghiệp mặc dù tăng thấp ở mức 2,60% nhưng quy mô trong khu vực lớn nhất (Khoảng 74%) nên đóng góp 0,35 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 6,53%, đóng góp 0,21 điểm phần trăm.2

Đồ thị 3 Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế

1 Nguồn: Tổng cục Thống Kê, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=14188

2 Số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2014 http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=14188

Ngày đăng: 08/09/2016, 13:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Alan Phan, Vì sao ngành nông nghiệp Mỹ đứng hàng đầu thế giới?, http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-anh/loat-bai-ve-huong-di-cho-nong-nghiep.html Link
6. Alan Phan, Vì sao ngành nông nghiệp Úc lại phát triển thành công đến thế?, http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-anh/loat-bai-ve-huong-di-cho-nong-nghiep-viet.html Link
7. Alan Phan, Israel thành cường quốc nông nghiệp bằng cách nào?, http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-anh/loat-bai-ve-huong-di-cho-nong-nghiep-viet-2.html Link
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2014, http://www.mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=21080&idcm=205 Link
9. Tổng cục Thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội năm 2014, http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=14188 Link
11. Thông tấn xã Việt Nam VOV, Muốn phát triển kinh tế, phải lấy nông nghiệp làm gốc, http://vov.vn/chinh-tri/muon-phat-trien-kinh-te-phai-lay-nong-nghiep-lam-goc-316294.vov Link
12. Ngô Việt Hương, Pan Pacific Corp, Cần tăng cường vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, http://www.panpacific.vn/can-tang-cuong-von-dau-tu-cho-nong-nghiep-nong-thon-vi11065.htm#.VeMztPbtmBY Link
1. GS. Vũ Thị Ngọc Phùng, (2006), Giáo trình Kinh tế phát triển, Hà Nội: NXB Lao động - Xã hội Khác
2. PGS.TS. Phạm Ngọc Linh, (2013), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
3. Dr. Vuong Quan Hoang, 2010, Vietnam Economy Monitor Weekly, Volume 1, Issue 1, VEBIMO Khác
4. IPSARD, Nâng cao năng suất nông nghiệp ở Việt Nam: Lộ trình cải cách (Báo cáo nghiên cứu năm 2013) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w