Đó là những bàighi chép, phỏng vấn trò chuyện với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư trên các báo và tạp chí mang tính chất nhận xét về con người và con đường sáng tác củanhà văn, những bài phân tíc
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của bảnthân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của cô giáo ThS.Hoàng Thị Duyên Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với sựquan tâm của cô dành cho tôi
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, các thầy côgiáo trong tổ lí luận văn học, người thân, bạn bè đã nhiệt tình động viên,giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt khóa luận này!
Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Phạm Sinh
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Người viết khóa luận xin cam đoan:
• Khóa luận “Nghệ thuật trần thuật trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham
khảo ý kiến của những người đi trước và sự giúp đỡ khoa học của giáoviên hướng dẫn
• Khóa luận không phải là sao chép
• Kết quả nghiên cứu ít nhiều có những đóng góp nhất định của tác giả
Hà Nội, tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Phạm Sinh
Trang 3MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
• Lý do chọn đề tài
• Lịch sử nghiên cứu vấn đề
• Nhiệm vụ nghiên cứu
• Phương pháp nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài
• Đóng góp và cấu trúc của khóa luận
NỘI DUNG Chương 1.NHỮNG VÁN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
1.1 Khái niệm trần thuật
1.2 Vai trò của trần thuật đối với việc xây dựng truyện ngắn
1.3 Các nhân tố cơ bản của nghệ thuật trần thuật
1.3.1 Người trần thuật
1.3.2 Điểm nhìn trần thuật 12
1.3.3 Ngôn ngữ trần thuật 13
1.3.4 Giọng điệu trần thuật 15
1.4 Vài nét về nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại 16 Chương 2.SỰ KHAI THÁC ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TẬP TRUYỆN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ 20
2.1 Điểm nhìn bên ngoài và bên trong 20
2.2 Điểm nhìn không gian, thời gian 29
Trang 42.3 Sự dịch chuyển điểm nhìn 33
Chương 3.NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT TRONG TẬP TRUYỆN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ 38
3.1 Ngôn ngữ trần thuật trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư 38
3.1.1 Ngôn ngữ đời thường, dân dã đậm chất Nam Bộ 38
3.1.1.1 Phương ngữ Nam Bộ 38
3.1.1.2 Những từ ngữ thể hiện rõ đặc trưng địa hình và văn hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long 41
3.1.2 Nghệ thuật sáng tạo và biến ngôn ngữ “đời thường” thành ngôn ngữ văn học 42
3.1.2.1 Cách nói mới lạ 43
3.1.2.2 Sử dụng nhiều từ láy, từ ngữ tạo hình biểu cảm, giàu chất thơ 43
3.1.2.3 Sử dụng nhiều kiểu câu có cấu trúc câu độc đáo 45
3.2 Giọng điệu trần thuật trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư 50
3.2.1 Giọng cảm thương xót xa, chia sẻ 50
3.2.2 Giọng dí dỏm, hài hước 58
3.2.3 Giọng điềm nhiên, trầm tĩnh 60
KẾT LUẬN 65
THƯ MỤC THAM KHẢO 67
Trang 5TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Lại Nguyên Ân (cb) (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà
• Hà Minh Đức (cb) (2003), Lý luận văn học, Nxb GD.
• Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004),
Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb GD.
• Đào Duy Hiệp, “Chất thơ trong Cánh đồng bất tận”, Báo Văn nghệ,
số 32, 12/8/2006
• Nguyễn Thái Hòa, Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Hà Nội.
• Thụy Khuê (2006), “Không gian sông nước trong truyện ngắn củaNguyễn Ngọc Tư”, http://www.evan.com
• Phương Lựu (2004), Lý luận văn học, Nxb GD.
• Dạ Ngân, “May mà có Nguyễn Ngọc Tư”, Báo Tuổi trẻ cuối tuần,
16/6/2006
Trang 6• Đỗ Hải Ninh, “Nguyễn Ngọc Tư và cuộc đời bình dị”, Báo Văn nghệ trẻ, số 25, 19/6/2005.
• G.N.Pospelov (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, tập 1, Nxb GD.
• G.N.Pospelov (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, tập 2, Nxb GD.
1.1 Trần thuật là một phương diện cơ bản của phương thức tự sự, gắn
liền với toàn bộ quá trình tổ chức nghệ thuật của tác phẩm Trần thuật liênquan đến mọi cấp độ trong tác phẩm, chi phối mạnh mẽ đến mạch vận độngcủa tác phẩm cùng bố cục kết cấu, cho ta nhìn thấy diễn biến cốt truyện, tâm
lý, hành động nhân vật, giọng điệu trần thuật, điểm nhìn trần thuật nhất định
Trang 7trong tác phẩm Tìm hiểu một tác phẩm từ góc độ trần thuật là một biệnpháp tối ưu để khám phá hình thức tổ chức sinh động và phức tạp của nó vàtiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn.
1.2 Trong tình hình văn học hiện nay, truyện ngắn đang khẳng định
được ưu thế trong đời sống văn học Các báo ra hằng ngày in nhiều truyệnngắn, các nhà xuất bản liên tiếp cho ra những tập truyện mà phần lớn là củacác cây bút trẻ Nhìn trên diễn đàn văn học và đời sống văn học đang diễn ra
có thể thấy truyện ngắn đang lên ngôi Nó đang chiếm lĩnh vị trí chủ yếu trênvăn đàn trong tiến trình vận động và phát triển của văn học đầu thế kỉ XXI,góp phần làm nên diện mạo chính của văn học hiện nay
1.3 Trong nền văn học hiện đại, Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ
nhưng viết khá nhiều truyện ngắn, tạp ghi và kí Chị là chủ nhân của nhiềugiải thưởng ngay từ nhữngngày đầu bước chân vào văn chương: giải nhấtcuộc vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần II do Hội nhà văn TP HCM tặngnăm 2000, giải B của Hội nhà văn Việt Nam năm 2001, 2004 Tuy nhiên
phải đến tập truyện Cánh đồng bất tận người đọc mới thấy được tay nghề đã
đẩy đến bậc cao hơn để chữ nghĩa in đậm vào lòng người cái tên NguyễnNgọc Tư – một giọng văn đậm chất Nam Bộ Thân phận con người nói
chung và người phụ nữ nói riêng được tái hiện sâu đậm trong Cánh đồng bất tận, trong đó không thể không kể đến thành công của nghệ thuật trần thuật Nghiên cứu vấn đề này trong Cánh đồng bất tận là một việc làm rất có ý
nghĩa
• Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cùng với Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, NguyễnViệt Hà, Đỗ Hoàng Diệu… thì Nguyễn Ngọc Tư là một trong số những nhàvăn trẻ đã trở thành một hiện tượng, môt cây bút gây được sự chú ý củanhiều nhà nghiên cứu và độc giả yêu văn chương trong và ngoài nước Tuy
Trang 8mới xuất hiện trên văn đàn khoảng 10 năm trở lại đây nhưng Nguyễn Ngọc
Tư đã mang lại một luồng gió mới thổi vào đời sống văn học Việt Nam cùng
cơn sốt Cánh đồng bất tận.
Bằng tài năng sáng tạo và tâm huyết với nghề nghiệp, Nguyễn Ngọc
Tư đã khẳng định được vị trí của mình với hàng loạt những giải thưởng cógiá trị:
Năm 2000, chị được trao giải nhất - cuộc vận động sáng tác văn học tuổi
20 lần II của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật ViệtNam
Năm 2001, được trao giải B của Hội nhà văn Việt Nam với tập truyện
Ngọn đèn không tắt.
Năm 2005, được trao giải nhất của Hội nhà văn Việt Nam với tác
phẩm gây được tiếng vang lớn Cánh đồng bất tận.
Cùng với đó là sự chú ý, quan tâm của dư luận trong và ngoài giới vănchương Những bài viết về chị khá đa dạng và phong phú Đó là những bàighi chép, phỏng vấn trò chuyện với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư trên các báo
và tạp chí mang tính chất nhận xét về con người và con đường sáng tác củanhà văn, những bài phân tích đánh giá, phát hiện những nét đặc sắc trong cáctác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Ngọc Tư, các công trình nghiên cứu khoahọc chủ yếu là các luận văn thạc sĩ …
Người viết có thể kể ra một số bài báo, nghiên cứu liên quan đến nữ
nhà văn đặc biệt là tập truyện Cánh đồng bất tận:
Huỳnh Kim với “Nguyễn Ngọc Tư chuyện mới nghe qua” ( in trong
báo Doanh nhân Sài Gòn xuân Bính Tuất năm 2006); “Có một tủ sáchNguyễn Ngọc Tư ở Việt Nam và Mĩ” (in trong báo Cần Thơ)
Tuổi trẻ Việt Nam: “May mà có Nguyễn Ngọc Tư”, (1/1/2008).
Đỗ Nguyên Thương: “Đôi điều cảm nhận về Cánh đồng bất tận”.
Trang 9Ngô Văn Tuần: “Cần có cái nhìn công bằng hơn về Cánh đồng bất
Thảo Vy: “Nỗi đau trong Cánh đồng bất tận”.
Võ Đắc Danh: “Thời gian huyền thoại trong Cánh đồng bất tận”…
Trong những công trình trên, mỗi tác giả đưa ra những luận giải,những ý kiến và khám phá riêng của mình về các vấn đề được đặt ra trong
Cánh đồng bất tận Chẳng hạn như ở bài viết “Bi kịch hóa trần thuật – một
phương thức tự sự”, Nguyễn Thanh Tú cho rằng: cách kể bi kịch hóa trần
thuật của Nguyễn Ngọc Tư trong Cánh đồng bất tận bao gồm bi kịch hóa
tình huống, bi kịch hóa không gian, thời gian, bi kịch hóa hoàn cảnh, tâm lý,
tính cách nhân vật Chính cách kể này đã làm nên thành công của Cánh đồng bất tận – một cách kể mang đậm dấu ấn của “tôi”, nhân vật người kể chuyện Ứng với cái “tôi” này, lời văn trong Cánh đồng bất tận đầy khẩu
ngữ, đậm đà phong vị dân gian Nam Bộ chân chất, hồn nhiên Hay với bài
viết “Thời gian huyền thoại trong Cánh đồng bất tận”, Võ Đắc Danh từ việc
đi phân tích, chỉ ra cách xây dựng yếu tố thời gian trong Cánh đồng bất tận
của Nguyễn Ngọc Tư mang các đặc điểm như “tái điệp”, “trộn lẫn”, có các
“quãng ngưng” và không có “tính xác định” Từ đây, ông cho rằng: “Cánhđồng bất tận là tác phẩm văn chương hiện thực pha màu huyền thoại” Tuynhiên chưa có một công trình nào đi sâu vào khai thác nghệ thuật trần thuậtcủa tập truyện, nếu có cũng chỉ là những bài viết mang tính chất phác họa,khái quát sơ lược ở một vài khía cạnh nhỏ trong nghệ thuật trần thuật hoặcchỉ dừng lại ở một số truyện tiêu biểu mà thôi Tiếp thu gợi ý, kế thừa những
Trang 10phát hiện của các tác giả đi trước đặc biệt dưới sự soi sáng của lí luận văn
học về nghệ thuật trần thuật, người viết sẽ tập trung đi sâu tìm hiểu Nghệ thuật trần thuật trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư.
• Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Xác định vị trí của tập truyện Cánh đồng bất tận trên hành trình
sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư cũng như trong bối cảnh đổi mới nghệ thuậttrần thuật trong văn xuôi đương đại
3.2 Tìm hiểu những đặc sắc trong quan điểm trần thuật, nghệ thuật tổchức điểm nhìn trong tập truyện
3.3 Chỉ ra những đặc sắc của giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật trongtập truyện Từ đó thấy được tài năng và phong cách độc đáo của nhà vănNguyễn Ngọc Tư
• Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ của đề tài, khóa luận vận dụng nhiềuphương pháp nghiên cứu trong đó có các phương pháp nghiên cứu chính:phương pháp thống kê, phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp hệthống, phương pháp so sánh – đối chiếu
• Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài
• Đối tượng nghiên cứu:
Nghệ thuật trần thuật trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn
Ngọc Tư với các khía cạnh cơ bản: điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ trần thuật
và giọng điệu trần thuật
• Giới hạn của đề tài:
Về nội dung: Ở đề tài này, người viết sẽ tìm hiểu, nghiên cứu nhữngvấn đề chung về nghệ thuật trần thuật: khái niệm, các nhân tố cơ bản của
Trang 11nghệ thuật trần thuật… Từ đó vận dụng vào việc phân tích, cụ thể hóa, tìm
ra nét độc đáo trong nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Ngọc Tư ở tập truyện
Cánh đồng bất tận.
Về tư liệu: Trong quá trình thực hiện đề tài, người viết đã sử dụngnhững nguồn tư liệu sau:
Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận, Nxb Trẻ TP HCM Nguyễn Ngọc Tư (2005), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Nxb Văn
Chỉ ra những đặc sắc trong nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trần thuật,
giọng điệu và ngôn ngữ trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn
Ngọc Tư
Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể dùng làm tài liệu tham khảocho việc tìm hiểu về Nguyễn Ngọc Tư
• Cấu trúc của khóa luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận về nghệ thuật trần thuật
Chương 2: Sự khai thác điểm nhìn trần thuật trong tập truyện Cánh đồng bất tậncủa Nguyễn Ngọc Tư
Chương 3: Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư
NỘI DUNG
Trang 12Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
1.1 Khái niệm trần thuật
Trần thuật (narration) hay còn gọi là kể chuyện là một trong nhữngyếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra tính hấp dẫn, cái “ma lực”của tác phẩm ngôn từ vừa ở chiều sâu vừa ở mặt cụ thể cảm tính Xét vềthuật ngữ, trần thuật (narration) là yếu tố đã được nhiều nhà nghiên cứu quantâm và đưa ra những cách hiểu khác nhau
Khi bàn về kể chuyện, J.Lin Velt cho rằng: “kể là một hành vi trầnthuật, và theo nghĩa rộng là một tình thế hư cấu bao gồm cả người trần thuật(narratieur) và người nghe kể (narrataire)” [15, tr.154]
Cũng bàn về kể chuyện nhà nghiên cứu Hayden White lại lưu ý đếnđộng cơ của hành động và hiểu kể chuyện trong phạm vi rộng lớn bao quát
cả đời sống: “động cơ khiến người ta phải kể lại điều gì đó là rất tự nhiên,hình thức tự sự dường như là hình thức tất yếu cho bất kì một sự tường thuậtnào về những gì đã thực sự xảy ra” [15, tr.119]
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều định nghĩa về trầnthuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, trần thuật “là phương diện cơ bản
của phương thức tự sự, là giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối vớinhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của người trần thuật nhấtđịnh” [7, tr.364]
Cũng bàn về khái niệm trần thuật, tác giả Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học cho rằng: “Trần thuật bao gồm cả việc kể và miêu tả các
hành động và các biến cố trong thời gian, mô tả chân dung hoàn cảnh củahành động, tả ngoại hình, tả nội thất… bàn luận, lời nói bán trực tiếp của
Trang 13nhân vật Do vậy, trần thuật là phương thức chủ yếu để cấu tạo các tác phẩm
tự sự hoặc của người kể, tức là toàn bộ văn bản tác phẩm tự sự, ngoại trừ lờinói trực tiếp của các nhân vật” [1, tr.324]
Cùng với quan điểm này là định nghĩa trong Giáo trình lí luận văn học
do GS Phương Lựu chủ biên đã đưa ra cách hiểu về khái niệm trần thuậttương đối thống nhất với cách hiểu trên: “Trần thuật là kể, thuyết minh, giớithiệu về nhân vật, sự kiện, bối cảnh trong truyện Trần thuật là hành vi ngônngữ kể, thuật, miêu tả sự kiện, nhân vật theo một trình tự nhất định” [11,tr.19]
Qua các định nghĩa trên, chúng ta nhận thấy: Trần thuật thực chất làhành vi ngôn ngữ kể, thuật, miêu tả sự kiện, nhân vật theo một thứ tự nhấtđịnh, một cách nhìn nào đó Đây là yếu tố được sử dụng phổ biến trong cácloại thể văn học, song ở tác phẩm truyện, nó trở thành một tiêu điểm, mộtnguyên tắc chủ yếu để xây dựng thế giới nghệ thuật Trần thuật đòi hỏi phải
có người kể Chủ thể của lời kể khi trần thuật phải xử lí mối quan hệ giữachuỗi lời kể và nhân vật
1.2 Vai trò của trần thuật đối với việc xây dựng truyện ngắn
Trong các loại thể văn học, truyện ngắn là thể loại văn học đặc biệt.Mặc dù là hình thức tự sự cỡ nhỏ nhưng nó lại luôn có “sức chứa” và “sức
mở lớn”, “sự sáng tạo của truyện ngắn là không cùng” (Vương Trí Nhàn).Vai trò quan trọng của truyện ngắn trong đời sống văn học hiện đại là khảnăng khám phá đời sống, bộc lộ tư tưởng, tình cảm và tài năng của nhà văn.Trong sự đóng góp lớn của truyện ngắn đối với đời sống văn học thì trầnthuật giữvai trò quan trọng tạo nên thế giới nghệ thuật của tác phẩm, tạo nênphong cách và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ Nói về điều này Pospelov
trong Dẫn luận nghiên cứu văn học khẳng định: “Đóng vai trò quan trọng
trong loại tác phẩm tự sự là trần thuật” Ông còn xác định các thành phần cơ
Trang 14bản của nghệ thuật kể chuyện như sau: “Với sự trợ giúp của trần thuật, miêu
tả, bình luận, lời tác giả, lời nói nhân vật trong các tác phẩm tự sự, cuộc sốngđược nắm bắt một cách tự do, sâu rộng” Còn Vương Trí Nhàn thì cho rằng:
“Khả năng ôm trọn cuộc sống tiểu thuyết và truyện ngắn bình đẳng nhưnhau”
Có thể nói sự thành công của một tác phẩm văn học không chỉ là sựđộc đáo về nội dung mà còn ở cả phương diện hình thức mà trần thuật là yếu
tố tạo nên diện mạo của một tác phẩm tự sự ở cả hai phương diện đó
Theo tác giả Trần Đăng Suyền thì “Trần thuật là một phương thức cơbản của tự sự, là một yếu tố quan trọng tạo nên hình thức tác phẩm văn học.Cái hay, sức hấp dẫn của một truyện ngắn hay tiểu thuyết phụ thuộc rấtnhiều vào nghệ thuật kể chuyện của nhà văn” [15, tr.187] Trong địa hạt tácphẩm tự sự nói chung và truyện ngắn nói riêng nghệ thuật trần thuật đóngvai trò rất quan trọng Nó không chỉ là yếu tố liên kết, dẫn dắt câu chuyện
mà còn là bản thân của câu chuyện Khi mà cốt truyện không còn đóng vaitrò nòng cốt, nhân vật bị xóa mờ đường viền cụ thể thì yếu tố trần thuật làchìa khóa mở ra những cánh cửa của truyện
Bên cạnh đó, thực tiễn văn học cũng cho thấy, nghệ thuật trần thuật làmột trong những yếu tố cơ bản thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn Đốivới người nghệ sĩ tài năng, nghệ thuật trần thuật ở mỗi tác phẩm luôn có sựtìm tòi và biến hóa linh hoạt Sáng tạo văn học luôn đồng hành với sự sángtạo “khơi nhũng nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (NamCao) Sự thành công về phương diện trần thuật không hề đơn giản với bất kìngười cầm bút nào
Thêm nữa có thể thấy rằng nghệ thuật trần thuật là một trong nhữngtiêu chuẩn để hình thành diện mạo của truyện ngắn trong đời sống văn họchiện đại Để khẳng định vai trò, vị trí của truyện ngắn Kurannop khẳng định:
Trang 15“một nền văn học chưa được coi là hình thành, nếu trong đó truyện ngắnkhông chứa một vị trí xứng đáng”.
Nói tóm lại, nghệ thuật trần thuật là một vấn đề thuộc thi pháp thể loạinhất là đối với truyện ngắn Tìm hiểu các phương diện trần thuật giúp ngườiđọc tiếp cận được với những giá trị văn chương đích thực Việc tìm tòi, đổimới nghệ thuật trần thuật cũng chính là hướng đi của văn xuôi đương đại nóichung, truyện ngắn nói riêng
1.3 Các nhân tố cơ bản của nghệ thuật trần thuật
1.3.1 Người trần thuật
Trần thuật đòi hỏi phải có người kể hay nói dúng hơn người trần thuật
là vấn đề quan trọng, then chốt của tác phẩm tự sự Vì không có tác phẩm tự
sự nào lại không có người kể chuyện, mà “Truyện ngắn là loại hình tự sự cỡ
nhỏ” (Giáo trình lí luận văn học) – một loại hình tiêu biểu cho văn xuôi hiện
đại Do đó, để phục vụ việc tạo ra nhân vật kể chuyện trong sáng tác, các tácgiả đã sử dụng những hình thức kể chuyện khác nhau Có khi đó là ngườiđứng hoàn toàn bên ngoài tác phẩm nhưng cũng có khi đó là nhân vật xưngtôi Nhà nghiên cứu T.Z.Todozov khẳng định “Người kể chuyện là yếu tốtích cực trong việc tạo ra thế giới tưởng tượng… không thể có trần thuật màthiếu người kể chuyện” Quan điểm này góp phần khẳng định vai trò củahình thức kể chuyện trong nghệ thuật trần thuật
Vấn đề người kể chuyện là một trong những vấn đề trung tâm của thipháp văn xuôi hiện đại, cũng là vấn đề xuất hiện ngay từ đầu thế kỉ XX ởNga và được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Sau đó vấn đề này nhận được
sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam Do phạm vi
đề tài, ở đây chúng tôi chỉ tập hợp một số ý kiến tiêu biểu cho đánh giá, nhậnxét về “nghệ thuật kể chuyện”
Trang 16W.Kayer quan niệm rằng người kể chuyện là một khái niệm mang tínhchất cực kì hình thức: “Đó là một hình hài được sáng tạo ra, thuộc về toàn
bộ chỉnh thể tác phẩm văn học Ở nghệ thuật kể, người kể chuyện không baogiờ là vị tác giả đã hay chưa nổi danh, nhưng là cái vai mà tác giả bịa ra và
đã chấp nhận” [18, tr.196]
Với Todorov thì người kể chuyện không chỉ là người kể mà còn làngười định giá “Người kể chuyện là một nhân tố chủ động trong việc kiếntạo thế giới hư cấu Chính người kể chuyện là hiện thân của những khuynhhướng mang tính xét đoán và đánh giá” [18, tr.197]
Theo các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học, người kể chuyện “là hình
tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khinào câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm” [7, tr.191].Người kể chuyện có thể xuất hiện xưng “tôi” trực tiếp hoặc ẩn hiện vô hình
để thuật lại câu chuyện
Không thể đồng nhất tác giả với người trần thuật Mọi nội dung tưtưởng, ý đồ sáng tạo đều do tác giả nghĩ ra, nhưng anh ta không trực tiếpđứng ra trần thuật, mà sáng tạo ra một người trần thuật để thay mình làmviệc đó Khi sáng tạo nhà văn giống như người chép hộ lời lẽ của người trầnthuật do mình tạo ra “Người kể chuyện trong tiểu thuyết không phải là mộtngôi thứ nhất thuần túy Người đó chẳng bao giờ hoàn toàn là chính bản thântác giả” (M.Buy-tô) “Trong nghệ thuật kể, người kể chuyện không bao giờ
là tác giả đã hay chưa từng được biết đến, mà là một vai trò được tác giảnghĩ ra và ước định” (W.Kasyer)
Người kể chuyện trong tác phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng Nókhông chỉ dẫn dắt, môi giới để bạn đọc tiếp cận với thế giới nghệ thuật màcòn có chức năng tổ chức, sắp xếp các sự kiện trong tác phẩm Bởi vậy, khitrần thuật, nhà văn cân nhắc trong việc lựa chọn ngôi kể để làm sao cho câu
Trang 17chuyện hấp dẫn lôi cuốn người đọc Khác với người kể chuyện trực tiếptrong diễn xướng dân gian, người kể chuyện trong văn bản viết ẩn mìnhtrong dòng chữ Khi trần thuật, người trần thuật có thể hóa thân thành nhiềuvai khác nhau, có thể kể theo ngôi thứ nhất, thứ hai và thứ ba Người kểchuyện chỉ có thể kể được khi nào họ cảm thấy như người trong cuộc, đangchứng kiến sự việc xảy ra bằng tất cả các giác quan của mình Do đó về cănbản, mọi người kể chuyện đều kể theo ngôi thứ nhất Cái gọi là ngôi thứ bathực chất là hình thức kể khi người kể chưa được ý thức (như trong cáctruyện dân gian) hoặc là đã được ý thức nhưng cố ý giấu mình đi (như trongcác truyện hiện đại) Ngôi thứ nhất là hình thức lộ diện, ngôi thứ ba là ẩnmình đi Sự phân biệt trên chỉ mang tính chất quy ước Hiển nhiên, mỗi sựlựa chọn hình thức kể cũng có khả năng tạo nghĩa nhất định cho trần thuật.
Các tác giả cuốn Giáo trình lí luận văn học, tập 1 đã nêu ra chức năng
thông báo của các ngôi kể: “Ngôi kể thứ ba cho phép người kể có thể kể tất
cả những gì họ biết, còn ngôi thứ nhất chỉ được kể những gì mà khả năngcủa một con người có thể biết được, như vậy mới tạo ra cảm giác chânthực” Nhìn chung, hình thức kể ở ngôi thứ nhất xuất hiện muộn ở đầu thế kỉXIX và tồn tại cho tới ngày nay, ở giai đoạn trước hình thức người kể ở ngôithứ ba chiếm vị trí độc tôn, còn hình thức người kể ở ngôi thứ hai thường ítgặp hơn trong lịch sử văn học Nhưng dù với bất kì hình thức trần thuật nào,người kể chuyện cũng chính là hình tượng do chính tác giả sáng tạo ra
Như vậy qua đây chúng ta có thể hiểu khái niệm “người trầnthuật”một cách sơ lược như sau: Người trần thuật là người do nhà văn tạo ra
để thực hiện hành vi trần thuật tức là hành vi ngôn ngữ kể, thuật, miêu tả sựkiện, nhân vật theo một thứ tự nhất định, một cách nhìn nào đó Khi kể cầnlựa chọn ngôi kể và vai kể phù hợp để tạo tính hấp dẫn cho câu chuyện được
kể Không nên đồng nhất giữa tác giả với người trần thuật
Trang 181.3.2 Điểm nhìn trần thuật
Vấn đề điểm nhìn đã được nghiên cứu từ rất lâu, từ đầu thế kỉ XIX vớiAnna Barbauld, cuối thế kỉ XIX với Henri Jamer, đầu XX với Friedman,Foster, Tomasevski, từ những năm 40 trở đi được nghiên cứu sâu hơn vớiTodorov, Gentte, Lôstman, Bakhtin… với nhiều tên gọi khác nhau như:viewpoint, view, pont of view, vision…
Henry James trong Nghệ thuật văn xuôi (1884) xác lập điểm nhìn
chính là “mô tả cách thức tồn tại của tác phẩm như một hành vi mang tínhbản thể hoặc một cấu trúc hoàn chỉnh, tự trị đối với cá nhân nhà văn” và
“Điểm nhìn là sự lựa chọn cự li trần thuật nào đó loại trừ được sự can thiệpcủa tác giả vào sự kiện được miêu tả và cho phép văn xuôi trở nên tự nhiênhơn, phù hợp với cuộc sống hơn” [15, tr.135]
Từ điển văn học thế giới khẳng định điểm nhìn “là mối tương quan
trong đó chỉ vị trí đứng của người kể chuyện để kể câu chuyện… Nó có thểchi phối hoặc là từ bên trong hoặc là từ bên ngoài Ở điểm nhìn từ bên trong,người kể chuyện là một trong các nhân vật, do đó câu chuyện được kể từngôi thứ nhất Điểm nhìn từ bên ngoài được mang lại từ một ý nghĩa bênngoài, của người không phải là một phần của câu chuyện, trong trường hợpnày câu chuyện thường được kể từ ngôi thứ ba”
M.Khrapchenco cho rằng: “Chân lí cuộc sống trong sáng tác nghệthuật không tồn tại bên ngoài cái nhìn nghệ thuật có tính cá nhân đối với thếgiới, vốn có ở từng nghệ sĩ thực thụ” Một nhà văn Pháp cũng nói: “đối vớinhà văn cũng như đối với nhà họa sĩ phong cách không phải là vấn đề kĩthuật mà là vấn đề cái nhìn” Từ hai quan niệm này chúng ta có thể nhậnthấy vấn đề điểm nhìn có ảnh hưởng rất lớn tới việc thẩm định cá tính sángtạo và phong cách nghệ thuật của nhà văn Bởi vì sự lựa chọn điểm nhìn củanhà văn trong tác phẩm của mình không chỉ dừng lại ở việc để cho người kể
Trang 19chuyện nhìn và kể, miêu tả các sự kiện, hiện tượng, hành vi của đời sống màchính bản thân việc lựa chọn điểm nhìn cho người trần thuật cũng thể hiện
sự đánh giá tư tưởng, tình cảm của nhà văn
Bàn về vai trò của điểm nhìn trong cấu trúc của tác phẩm tự sự,Pospelov cho rằng “Trong tác phẩm tự sự, điều quan trọng là tương quangiữa các sự vật với chủ thể trần thuật hay nói cách khác, điểm nhìn củangười trần thuật đối với những gì mà anh ta miêu tả”
Khi nghiên cứu về điểm nhìn trần thuật, các học giả còn tìm cách phânloại chúng Từ các cách phân loại của các nhà nghiên cứu như Friedman,G.Genette, Greimas… chúng tôi nhận thấy điểm nhìn được phân thành cácdạng cơ bản sau: Điểm nhìn của người trần thuật, tác giả hay của nhân vậttrữ tình và của nhân vật trong tác phẩm tự sự, điểm nhìn không gian, thờigian, điểm nhìn bên ngoài, bên trong, điểm nhìn đánh giá tư tưởng, cảm xúc
Từ các quan niệm trên có thể hiểu điểm nhìn trần thuật là vị trí để từ đóngười kể chuyện nhìn và kể, miêu tả các sự kiện, hiện tượng, hành vi của đờisống Điểm nhìn là khởi điểm mà việc trần thuật trải ra trong không gian vàthời gian của văn bản “Giá trị của sáng tạo nghệ thuật một phần không nhỏ là
do đem lại cho người thưởng thức một cái nhìn mới đối với đời sống Sự đổi
thay của nghệ thuật bắt đầu từ sự đổi thay điểm nhìn” (Từ điển thuật ngữ văn học).
1.3.3 Ngôn ngữ trần thuật
Trong “Đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu - một thành công đáng chú ýcủa văn xuôi sau 1975”, Nguyễn Thị Bình có viết: “Một nhà văn đích thựcphải ý thức về mình như một nhà ngôn ngữ bởi đây là “yếu tố đầu tiên quyđịnh cung cách ứng xử” của anh Đối với văn chương ngôn ngữ là phươngtiện bắt buộc để anh ta giao tiếp với bạn đọc, nó không chỉ là “cái vỏ của tư
Trang 20duy” mà còn là tài năng, cá tính và quan điểm nghệ thuật, do đó “giọng điệucủa tác phẩm trước hết cũng là giọng điệu ngôn ngữ”.
Qúa trình khám phá, tìm hiểu giá trị của tác phẩm văn học không thểtách rời những vấn đề của ngôn ngữ nghệ thuật, đặc điểm kết cấu ngôn từcủa tác phẩm Bởi tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ, là yếu
tố đầu tiên khi bạn đọc tiếp xúc với tác phẩm Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra khái niệm về ngôn ngữ văn học như sau: “Ngôn
ngữ là công cụ là chất liệu cơ bản của văn học, vì vậy văn học được coi làloại hình nghệ thuật ngôn từ M Gorki khẳng định: ngôn ngữ là yếu tố thứnhất của văn học” [7, tr.185] Ngôn ngữ văn học bắt nguồn từ ngôn ngữnhân dân, được chọn lọc, rèn giũa qua lao động nghệ thuật của nhà văn, đếnlượt mình nó góp phần làm phong phú thêm cho ngôn ngữ của nhân dân.Một nhà văn đích thực phải tự ý thức về mình như một nhà ngôn ngữ vìngôn ngữ là yếu tố đầu tiên quy định cung cách ứng xử của anh ta, làphương tiện bắt buộc để anh ta giao tiếp với bạn đọc Tuy nhiên ở mỗi thểloại văn học, ngôn ngữ lại có những đặc trưng riêng
Ngôn ngữ trần thuật là ngôn ngữ đa dạng, ngôn ngữ của nhiều tínhcách bao gồm ngôn ngữ của người trần thuật, ngôn ngữ nhân vật và lời nóinước đôi Trong đó, ngôn ngữ người trần thuật và ngôn ngữ nhân vật giữ vaitrò quyết định tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm tự sự
Từ điển thuật ngữ văn học đã đưa ra quan điểm về ngôn ngữ người
trần thuật như sau: “Ngôn ngữ người trần thuật chẳng những có vai trò thenchốt trong phương thức tự sự mà còn là yếu tố cơ bản thể hiện phong cáchnhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả”
Bên cạnh quan điểm về ngôn ngữ người trần thuật, Từ điển thuật ngữ văn học còn đưa ra quan điểm về ngôn ngữ nhân vật: “là một trong những
phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và
Trang 21cá tính nhân vật và “trong tác phẩm nhà văn có thể cá thể hóa ngôn ngữ nhânvật bằng nhiều cách: nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ, lời phát âm đặc biệtcủa nhân vật lặp lại những từ, câu mà nhân vật thích nói kể cả từ ngoại quốc
và từ địa phương…” Dù tồn tại dưới dạng nào hoặc được thể hiện bằngcách nào thì ngôn ngữ nhân vật cũng phải đảm bảo sự kết hợp sinh độnggiữa tính cá thể và tính khái quát
1.3.4 Giọng điệu trần thuật
Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, nên một trong những điềuquan trọng nhất với một nhà văn là phải tạo được tiếng nói riêng cho mình,tức là một giọng điệu riêng không lẫn với ai cả: “Nếu tác giả nào đó không
có lối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả”(Sêkhop)
Nói đến giọng điệu là nói đến môt hiện tượng mang tính cá nhân cao
độ trong sáng tạo nghệ thuật Nó là một trong những yếu tố chủ đạo cấuthành hình thức nghệ thuật của một tác phẩm Giọng điệu chính là yếu tốhàng đầu tạo nên phong cách riêng của mỗi nhà văn, tạo nên sự khác nhaugiữa nhà văn này với nhà văn khác Đặc biệt, giọng điệu góp phần khôngnhỏ để làm nên sức hấp dẫn cho mỗi tác phẩm
Bàn về giọng điệu, G.N.Pospelov cho rằng: giọng điệu là “cái kiểucách dùng để kể câu chuyện”
Nghiên cứu một cách có hệ thống về giọng điệu với tư cách là một
trong những yếu tố biểu hiện phong cách nghệ thuật của người nghệ sĩ,
M.B.Khrapchenko trong Cá tính sáng tạo của nhà văn là sự phát triển của văn học đã khẳng định: “… Phong cách là một hệ thống phức tạp Trong hệ
thống đó, trước hết cần phải chú ý tới sự tổng hợp của các phương tiện giọngđiệu…”, “cái quan trọng trong tài năng văn học (…) là tiếng nói của mình(…), là cái giọng điệu riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ
Trang 22họng của bất kì một người nào khác” Không dừng lại ở đó,M.B.Khrapchenko nhấn mạnh thêm: “Đề tài, tư tưởng, hình tượng chỉ đượcthể hiện trong một môi trường và giọng điệu nhất định đối với một đối tượngsáng tác, đối với những mặt khác nhau của nó Hiệu suất cảm xúc của lối kểchuyện, của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình trước hết thể hện ở giọng điệuchủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một thể thốngnhất hoàn chỉnh”.
Còn Từ điển thuật ngữ văn học thì đưa ra khái niệm về giọng điệu
như sau: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức củanhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn suồng sã,ngợi ca hay châm biếm… Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độtình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạothành phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc Thiếu mộtgiọng điệu nhất định nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có
đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật” Giọng điệu giúp chúng tanhận ra tác giả Không nên đồng nhất giọng điệu nghệ thuật với giọng điệutác giả vốn có ngoài đời Cũng không nên lẫn lộn giọng điệu với ngữ điệu, làphương tiện biểu hiện của lời nói, biểu hiện qua cách lên giọng, xuốnggiọng, nhấn mạnh, nhịp điệu…
Giọng điệu chịu sự chi phối của chủ thể sáng tác, có quan hệ gần gũivới cảm hứng của người nghệ sĩ, liên quan đến đối tượng phản ánh và đượcbộc lộ qua sự kết hợp hài hòa các yếu tố ngôn ngữ trong tác phẩm Để xácđịnh giọng điệu của tác phẩm, người ta có thể căn cứ vào hệ thống từ ngữ,cách xưng hô, kết cấu, cách sử dụng môtip và xây dựng hình tượng trong tácphẩm dưới sự chi phối của một cảm hứng chủ đạo và sự quy chiếu của mộtcái nhìn
1.4 Vài nét về nghệ thuật trần thuật trong văn học Việt Nam đương đại
Trang 23Sau thời kì đổi mới, tư duy về văn học nghệ thuật của dân tộc cũngphát triển, để tiến kịp những trào lưu văn học tiên tiến trên thế giới, văn họcnói chung và truyện ngắn nói riêng cũng có những biến đổi trên nhiều
phương diện Khi hưởng ứng ý kiến Hãy đọc lời ai điếu cho một nề văn học minh họa của nhà văn Nguyễn Minh Châu, nhiều nhà văn đã cố gắng tìm tòi,
cách tân cho sáng tác của mình Nhận xét về truyện ngắn đương đại ViệtNam, Nguyễn Thị Bình khẳng định ý kiến đồng tình với độc giả và cho rằngtruyện ngắn giai đoạn này “tập trung nhiều nhất những yếu tố cách tân… vàkết tinh nhiều yếu tố cách tân” và “với truyện ngắn thì văn học Việt Namđang tiếp cận với văn học đương đại thế giới ở tư duy thể loại”
Nằm trong mạch nguồn văn học Việt Nam, tiếp nối những giá trị màvăn học đi trước để lại Văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 không còn lànền văn học có khuynh hướng tác động đến người đọc bằng chân lí có sẵncủa nhà văn – người thầy thông thái luôn đúng nữa Cùng với đó nghệ thuậttrần thuật của văn học Việt Nam sau 1975 đã không dừng lại ở điểm nhìntrần thuật do người phán truyền chân lí đảm nhận Mỗi tác phẩm thường chỉ
có một điểm nhìn nữa… Văn học giai đoạn này xét trên phương diện nghệthuật trần thuật đã có nhiều sự thay đổi Ở đây, người đọc không bị áp đặtchân lí mà được quyền bình đẳng với nhà văn trên hành trình tìm chân lí.Trần thuật nhiều điểm nhìn là bằng chứng quan trọng về đổi mới quan niệmvăn xuôi Mỗi điểm nhìn là một ý thức độc lập, qua đó sự việc, con ngườicũng được nhìn nhận từ nhiều phía Sự gia tăng điểm nhìn, dịch chuyểnđiểm nhìn linh hoạt của nghệ thuật trần thuật được xem là một trong nhữngvấn đề quan trọng của văn xuôi thời kì đổi mới
Bằng nhiều cách nhìn khác nhau, văn học giai đoạn này đã thể hiệnđược sự bình đẳng của nhà văn với bạn đọc trên con đường tìm kiếm chân lí.Tác phẩm văn học giai đoạn này đã sử dụng khá linh hoạt các điểm nhìn, từ
Trang 24đó thấy được đối thoại giữa nhà văn với nhân vật trong tác phẩm văn học.
“Sự thay đổi điểm nhìn trần thuật tạo ra nhiều cơ hội cho nhà văn cách tâncốt truyện, chú ý đến cấu trúc tác phẩm” [17, tr.167 ] Câu chuyện về anh
họa sĩ quên lời hứa trong Bức tranh của Nguyễn Minh Châu sẽ được phán
xét hoàn toàn khác khi được đặt vào hai điểm nhìn: một điểm nhìn của chínhanh ta và một điểm nhìn của người thợ cắt tóc
Đến với Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp, ta nhận thấy tướng
Thuấn và các con của ông ta có niềm tin khác nhau về “nguyên tắc bìnhquân” và về sự “cả tin” về tiền bạc… Như vậy cuộc đối thoại về tư tưởnggiữa các nhân vật trở thành cuộc đối thoại với chính bạn đọc Sự gia tăngđiểm nhìn trần thuật tác phẩm văn học sau 1975 bắt đầu hướng đến cấu trúcngỏ đa thanh Những tác giả có cách tân nổi bật ở phương diện này làNguyễn Minh Châu, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Khải… sángtác của họ nhìn chung khước từ quan niệm “chủ đề rõ ràng” với tinh thần tincậy, tôn trọng bạn đọc
Văn học Việt Nam sau 1975 có sự mở rộng đáng kể các phạm trùthẩm mĩ Bên cạnh “cái cao cả “ còn có “cái đời thường” “cái thực” hiểndiện đan xen “cái ảo” “cái hư”… tất cả các phạm trù thẩm mĩ đó làm tăngthêm tính chân thật cho cuộc sống trong nghệ thuật Theo đó, mà đời sốngvăn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 có nhiều điều đáng chú ý, cùng vớinhững biến hóa phong phú, linh hoạt
Sự đổi mới và gia tăng điểm nhìn kéo theo đó là nhãn quan ngôn ngữcủa văn học sau 1975 cũng là nhãn quan dân chủ, cởi mở hơn Những nhàvăn có cá tính đều ý thức mình là một nghệ sĩ ngôn từ Phạm Thị Hoài chorằng: “Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên quy định cung cách ứng xử của ngườicầm bút” Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cho rằng: “Lớp trẻ đã có ngôn ngữmới Nguyễn Huy Thiệp thật sự cách tân ngôn ngữ truyện ngắn Phạm Thị
Trang 25Hoài, Phan Thị Vàng Anh cũng thế” Còn có thể thấy rất nhiều lời khen khácdành cho ngôn ngữ giàu cá tính của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài,Phan Thị Vàng Anh… Nhưng cũng không ít những người có phản ứng gaygắt, phẫn nộ hoặc thất vọng trước chính những hiện tượng này Dù đánh giá
về ngôn ngữ văn xuôi sau 1975 khen chê ra sao chúng ta vẫn phải thừa nhận
nổ lực cách tân ngôn ngữ của các tác giả thuộc văn học đương đại VớiNguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài… ngôn ngữhiện thực – đời thường đậm chất khẩu ngữ được gia tăng tốc độ và lượngthông tin đã chuyển tải một cách hiệu quả trạng thái vận động mạnh liệt vàphức tạp xô bồ của đời sống đương đại Đồng thời, sự đổi mới về ngôn ngữ
đã giúp cho văn học mang được nhiều hơi thở của cuộc sống, tươi tắn sinhđộng hơn
Gắn liền với sự đổi thay cảm hứng, thay đổi mối quan hệ nhà văn –bạn đọc, thay đổi cấu trúc trần thuật… nên giọng điệu trần thuật cũng trởnên đa dạng Ở đây không chỉ xuất hiện kiểu lời một giọng mà sự xuất hiệncủa nhiều kiểu giọng đã nằm trong khuôn chung của văn học giai đoạn này.Tuy nhiên, cách sử dụng các kiểu giọng ở mỗi tác giả là có sự khác nhau.Văn học giai đoạn này bên cạnhgiọng tự tin, tự hào xuất hiện giọng giễunhại, hoài nghi… “Trong khoa học, hoài nghi là động lực phát triển Trongnghệ thuật, trong văn chương, hoài nghi là tinh thần của tiểu thuyết: “luônluôn có sự nhận thức lại, đánh giá lại mọi thứ” (M.Bakhtin) [3, tr.148] Vàgiọng điệu trong tác phẩm chính là thái độ, tình cảm của một thế hệ nhà vănđối với xã hội đương thời Ở đó cũng thể hiện được quan điểm, cách nhìnnhận cuộc sống của các nhà văn đương đại
Văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 đã và đang hình thành, pháttriển, hòa nhập tạo thành dòng giữa nguồn văn học chung của dân tộc Nóthừa hưởng những thành quả nghệ thuật của văn học trước đó và sở hữu
Trang 26nhiều ưu thế so với các thế hệ trước Xét riêng về phương diện của nghệthuật trần thuật chúng tôi thấy: văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975 đã thực
sự đổi mới và có những bước chuyển mang lại cho đời sống văn học mộtmàu sắc riêng – màu sắc của văn học hiện đại
Trang 27Chương 2
SỰ KHAI THÁC ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT TRONG TẬP
TRUYỆN CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ
Tác phẩm văn học chính là tấm gương phản chiếu đời sống, là nơi gửigắm cái nhìn, chiều sâu tư tưởng của nhà văn về cuộc đời Vì thế, sự đa dạng
về điểm nhìn có thể phản ánh được hiện thực đời sống ở nhiều góc cạnh đa
dạng nhất Tìm hiểu điểm nhìn trần thuật trong tập truyện Cánh đồng bất tận
của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy phổ biến là điểm nhìn bên trong,bên ngoài, điểm nhìn không gian, thời gian và sự chuyển điểm nhìn
2.1 Điểm nhìn bên ngoài và bên trong
Tìm hiểu các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trong tập truyện Cánh đồng bất tận, chúng tôi nhận thấy có nhiều truyện được kể từ điểm nhìn bên
trong Điểm nhìn bên ngoài cũng xuất hiện nhưng chỉ ở một vài đoạn ngắn,sau đó lại được di chuyển vào điểm nhìn bên trong Nhà văn đã khéo léo kếthợp linh hoạt các điểm nhìn nhằm tạo ra cái nhìn đa dạng, nhiều chiều chođộc giả đối với nhân vật của mình
Điểm nhìn bên ngoài thể hiện được tính khách quan tối đa cho trầnthuật Các sự kiện diễn ra tự nhiên như cuộc đời vẫn thế Nó giúp nhà vănbao quát được nhiều phương diện và góc độ của hiện thực cuộc sống hơn.Người kể chuyện ẩn mình đi để câu chuyện được kể đạt mức độ khách quancao nhất
Ở truyện Cải ơi, ở một vài đoạn người kể chưa đi sâu vào nội tâm nhân
vật mà chủ yếu nhằm dẫn dắt sự phát triển của cốt truyện, cho người đọc mộtcái nhìn bao quát nhất về toàn bộ câu chuyện: “Nên ông Năm Nhỏ trụ lại ngã
Trang 28ba Sương, tiếp tục cuộc kiếm tìm Ông mướn một cái nhà nhỏ như hộp quẹt,
đủ cho hai người còm nhom chui ra chui vào, vét túi trên túi dưới sắm mộtchiếc xe kẹo kéo có dàn nhạc sống xập xình, kéo thằng Thàn theo Ngày chạy
ra bán ở chợ rau, chợ cá, tối ghé vài quán nhậu, khuya về đậu ở ngã ba ” [21,
tr.9 ]
Ở truyện ngắn Huệ lấy chồng, với điểm nhìn bên ngoài, người kể
chuyện đã tái hiện khung cảnh buổi tối trước hôm đám cưới Huệ: “Vẫn tiếngnói cười xao động từng chòm nhóm của các chị, các dì trong nhà bếp Tiếngmáy đèn chạy tạch tè Đằng trước rạp, nhóm ca cải lương dạo đờn lửng talửng tửng rồi ai đó vô câu vọng cổ ngọt xớt Không biết vô tình hay cố ý,anh chàng nọ kê micro gần miệng mà uống rượu Nghe đánh cái chóc giònthiệt giòn rồi khà ra tuồng như cay đắng lắm, chua xót lắm, bắt thèm” [21,tr.37]
Khảo sát truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, chúng
tôi nhận thấy việc nhà văn sử dụng điểm nhìn bên ngoài ở một số trườngđoạn cụ thể nhằm thể hiện khả năng dẫn dắt các tình tiết của truyện, tái hiện
số phận nhân vật và tạo ra cái nhìn chân thực, sắc nét và khách quan hơn Đó
là đoạn văn xoáy vào cái nhìn khách quan kể về việc bọn trẻ phải chứng kiếncảnh má ngoại tình với người đàn ông khác trên “chiếc giường tre quenthuộc” khiến mỗi người lớn trong chúng ta giật mình: sự vô tâm của ngườilớn đã làm tổn thương tâm hồn trẻ con “Đứa mười tuổi quay lưng lại, đứachín tuổi úp mặt vô áo chị nó, nhưng cả hai vẫn như thấy rõ ràng trên chiếcgiường tre quen thuộc, má oằn uốn người dưới tấm lưng chơm chởm nhữngnốt ruồi Họ cấu víu Vật vã Rên xiết” [21, tr.169] Có thể thấy, sử dụngđiểm nhìn bên ngoài khiến cho câu chuyện được kể rất khách quan nhưchính bản thân cuộc sống đang tồn tại
Trang 29Khác với điểm nhìn bên ngoài, điểm nhìn bên trong thể hiện kĩ thuậttrình bày vấn đề gì đó từ điểm nhìn một nhân vật trong câu chuyện Câuchuyện được kể mang đậm tính chủ quan, những sự việc biến cố dần dần hiệnlên qua những gì nhân vật thấy, cảm nhận, suy ngẫm và bộc lộ thái độ, tìnhcảm Điểm nhìn bên trong giúp người kể chuyện dẫn người đọc vào trạng tháitâm tình, khiến họ có cảm giác được thấy cuộc sống qua tâm hồn người trongcuộc, nên những gì họ thẩm thấu được đều đáng tin, đáng nhớ Điểm nhìn bêntrong giúp người kể chuyện dễ dàng tái hiện các quá trình trong tâm hồn nhânvật.
Để có thể diễn tả được tất cả ngõ ngách của đời sống và nội tâm conngười của vùng đất Nam Bộ máu thịt, Nguyễn Ngọc Tư đã chọn cho người
kể chuyện kể lại câu chuyện từ điểm nhìn bên trong Chúng ta có thể biết
đến những truyện kể theo điểm nhìn này: Cánh đồng bất tận, Nhớ sông, Huệ lấy chồng, Dòng nhớ
Một số truyện được kể ở ngôi thứ nhất (Nhà cổ, Cái nhìn khắc khoải, Dòng nhớ, Cánh đồng bất tận ) Người kể chuyện kể về những gì mình
chứng kiến hoặc đã trải qua Đó là những truyện thật sự gây xúc động chongười đọc
Với truyện có người kể ở ngôi thứ nhất, là người chứng kiến và kể lại,
“tôi” đóng vai trò của người quan sát, tỏ ra thấu hiểu cuộc đời, tâm hồn nhânvật và tái hiện lại bằng lời kể của mình Người kể chuyện ở đây đã hóa thân
vào nhân vật để soi tỏ tâm tư nhân vật Người kể chuyện trong Nhà cổ cũng
là nhân vật xưng “tôi” Là hàng xóm của những người sống trong Nhân Phủnên người kể chuyện đã có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các nhân vật.Người kể chuyện đã hiểu những éo le của cuộc tình giữa ba người lánggiềng: “Chị hiền, dịu dàng như chiếc lá me, con trai xóm khác gặp một lầncòn nhớ, huống chi ba người họ lớn lên cùng nhau Nhưng nhường qua
Trang 30nhường lại hoài mãi không ai mở lời Chú em nhịn ăn sáng, ốm ròm, mặtmày xanh ẻo cắc cụm dành tiền tha về cho chị Thể nào kẹp tóc, vòng bạc,dép giày Ông anh chẳng mua gì, nhưng thấy chị vo cơm thì nhảy vào thổilửa, thấy chị sắp giặt đồ, anh xách nước để sẵn mấy thùng” [21, tr.65 - 66].Như vậy Nguyễn Ngọc Tư đã lấy giác quan và tâm hồn nhân vật “tôi” làmđiểm tựa để kể chuyện, kể bằng cảm giác của nhân vật và như những sự việcđang diễn ra dần dần trước mắt nhìn.
Trong Dòng nhớ, nhân vật “tôi” cũng là người trực tiếp chứng kiến và
kể lại câu chuyện đầy éo le của ba, má mình và người dì (vợ trước của ba)
“Tôi” đã kể về những gì mình cảm nhận được, kể một cách điềm tĩnh nhưngrất thấu hiểu bi kịch của cha với nỗi đau khi đã phụ bạc “dì”: “không phải batôi nhớ vườn xưa mà chống gậy về, ông nhớ sông, một ngày ba bốn lượt lủithủi chống gậy ra bến, cặp mắt như ngó mong, như hờn giận Ba tôi vốn làngười của sông mà Ông đang ở đây nhưng tâm hồn ông, trái tim ông, tấmlòng ông, chảy tan vào dòng nước từ lâu rồi” [21, tr.124] Người kể đã đắm
mình vào với cảm xúc riêng tư của ba mẹ mình để tự cảm, chiêm nghiệm:
“mà, cũng vì ba tôi quên không được má tôi mới thương ông nhiều, sau này,
lớn lên, biết yêu thương rồi, tôi mới ngộ ra Con người ta, nhất là đàn ôngthương ai, mà vì nỗi gì đó quay lưng lại, quên mất tiêu thì đúng là không tử
tế, không đáng tin chút nào” [21, tr.126] Người kể chuyện đã bộc lộ mộttâm hồn cảm thương đầy bao dung, vị tha
Nhân vật “tôi” thấu tỏ hết tâm sự và nỗi đau thầm kín của những nhânvật trong câu chuyện mình kể: “Má tôi bứt ba phải xa sông, nhưng chính bacũng biết, những dòng nhớ vẫn tiếp tục chảy mãi trong hồn ông Đó là nỗlực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫnhướng về những dòng sông miên man chảy” [21, tr.133] Chọn vị trí kể là
Trang 31một người con kể câu chuyện éo le của gia đình mình, người kể chuyện đãbộc lộ được cái nhìn đồng cảm với nhân vật.
Một số truyện của Nguyễn Ngọc Tư có người kể chuyện ở ngôi thứnhất, kể về chính câu chuyện của bản thân mình Với điểm nhìn từ bêntrong, truyện đã tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc về tínhchân thực
Trong Cái nhìn khắc khoải, từ bức ảnh “có thần” vừa chụp được, nhân
vật tôi kể về người đàn ông trong ảnh Đó là một người đàn ông lam lũ cùngbầy vịt qua hết chặng đường này đến chặng đường khác, sống cảnh “gàtrống nuôi con” suốt bao nhiêu năm (từ khi vợ ông chết vì bom) Cuộc gặp
gỡ bất ngờ với người phụ nữ “lạc chồng” ở gần khu nhà ông ở đã khiến conngười này thay đổi thói quen sống, mong muốn một sự ổn định trong máinhà bình yên Ánh mắt ngoái nhìn của ông khi người phụ nữ kia đã theochuyến tàu đi tìm chồng lại trở thành ấn tượng đặc biệt trong bức ảnh nhânvật tôi chụp được Việc chụp ảnh chỉ là cái cớ, quan trọng là cuộc đời ônglão được tái diện sống động qua dòng tự sự của người con ông Thái độ cảmthông, tính chân thật của câu chuyện khiến nó nhận được sự cảm thông củabạn đọc và có lẽ nhờ sự dẫn dắt này mà truyện hấp dân, tự nhiên hơn
Truyện vừa Cánh đồng bất tận chủ yếu được kể qua điểm nhìn của
nhân vật Nương và Nương được đặt trong mối quan hệ với các nhân vậtkhác Đặc biệt điểm nhìn bên trong được miêu tả một cách rõ nét qua việchồi tưởng lại của Nương về hình ảnh má nó: hai túi áo má “mỏng kép lẹp”
má tôi thường thở dài khi ngồi vá bộ quần áo cũ “tiếng thở dài thườn thượtnghe buồn mênh mang như những hàng nước mắt chảy từng giọt” [21,tr.171] Rõ ràng việc để cho một đứa con gái kể chuyện về mẹmình như thếngười đọc càng thấm thía hơn cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của thân phậnnhững người phụ nữ nghèo ở nông thôn Con bé Nương lờ mờ hiểu rằng
Trang 32việc má phản bội đã để lại một vết thương lòng đau đớn với cha khiến ôngtrở nê lầm lì, vũ phu và thù hận: “Cha vẫn thường đánh chị em tôi, thườngđánh khi vừa ngủ dậy Đó là khi người ta thấy hoang hoải, chán chường saumột giấc dài và tôi tự nhớ lại coi hồi sáng nay, hồi trưa nay mình đã làm gìgiống má” Nhưng “những thói quen, những cái gì liên quan đến má tôi phủisạch rồi, nhưng tôi làm sao có thể từ bỏ hình hài nầy” [21, tr.175] Nươngnghĩ “cha hơi khác con - người trong cha tôi không còn một chút cảm xúcnào, nét mặt tràn ngập những ráp tâm, chưa gặp mặt đã tính chuyện phũphàng” [21, tr.190].
Từ điểm nhìn Nương, Út Vũ không cần xuất hiện nhiều, không cầnnhững đoạn đối thoại, những lời độc thoại nội tâm để thể hiện tính cách,nhưng chân dung người cha vẫn hiện lên một cách đầy đủ nhất trước sự hìnhdung của bạn đọc
Điểm nhìn bên trong của nhân vật Nương cũng cho người đọc hiểunhững nỗi uất nghẹn trong lòng thằng Điền lúc lên 9 tuổi trong một bữa trưa,
nó thấy mẹ oằn mình dưới một người đàn ông lạ Mặc dù khóc nhưng cáihình ảnh mẹ cào cấu “rên xiết” đã ám ảnh khiến nó hành động như hoangdại trước một người đàn bà lần đầu tiên nó biết cũng có thể làm như mẹ.Nhưng những nghi hoặc vẫn loay hoay trong mắt Điền, nó quyết định chịuđựng một mình, khám phá một mình Tất cả đều được Nương nhìn qua cảmnhận qua sự chứng kiến của chính mình để người đọc hiểu và cảm thông
Điểm nhìn bên trong của nhân vật “tôi” khi nhìn các nhân vật kháctrong truyện như chiếc camera nhìn từ mọi góc độ để rồi nó hiểu rằng: “làtrẻ con, đôi khi nên tha thứ cho lỗi lầm của người lớn” [21, tr.213]
Người đọc thật bất ngờ trước suy nghĩ sâu sắc ấy của một đứa trẻ mớichỉ 17 tuổi Bao nhiêu trăn trở, lo âu về cuộc sống không biết giãi bày cùng
Trang 33ai cho nên nhân vật luôn sống với những dòng suy nghĩ triền miên là điều tấtyếu.
Trong gần 60 trang truyện số lần nhân vật Nương xưng “tôi” để táihiện tâm tư của mình tới 15 lần, mỗi lần một suy nghĩ, một trạng thái cảmxúc khác nhau Trong dòng suy nghĩ của nhân vật “tôi”, nỗi nhớ chính lànhững lớp sóng tâm trạng miên man, cồn cào và giằng xé Mỗi lần nhớ, mỗilần thương, mỗi lần đau, “tôi” thường bộc bạch dòng suy nghĩ của chínhmình Nguyễn Ngọc Tư đã khéo léo và linh hoạt khi thể hiện những dòngcảm xúc, những trăn trở, suy tư trong nội tâm của nhân vật “tôi”
Như vậy, chọn người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, với điểm nhìn bêntrong Nguyễn Ngọc Tư đã dễ dàng thâm nhập vào thế giới của truyện, soi tỏtâm tư nhân vật Điều đó đã tạo nên sức lôi cuốn riêng cho truyện ngắn củachị Lời người kể chuyện là người tham dự dễ gây xúc động cho người đọc
và những gì được kể là tự đáy lòng nên có độ tin cậy cao
Ở nhiều truyện trong tập Cánh đồng bất tận, Nguyễn Ngọc Tư đã
chọn người kể chuyện ở ngôi thứ ba Người kể chuyện đã hòa nhập vào nhânvật, để nói lên những tâm sự thầm kín của nhân vật, hay người kể đã tựa vàogiác quan, tâm hồn nhân vật để biểu hiện cảm nhận về thế giới Tiểu biểu là
các truyện: Nhớ sông, Huệ lấy chồng, cuối mùa nhan sắc… Với điểm nhìn
bên trong, người kể chuyện dễ dàng thuật lại những diễn biến khách quancủa tình tiết, sự kiện, vừa thâm nhập được vào thế giới tâm hồn nhân vật đểbiểu hiện cảm xúc, tâm trạng Đây là dạng kể chuyện được sử dụng nhiềutrong truyện ngắn của chị
Trong truyện Nhớ sông, ở nhiều đoạn, người kể chuyện đã hòa nhập
vào nhân vật Nhân vật khi ấy đã làm thay người kể chuyện trong việc bộcbạch những biến động của cuộc đời mình Điểm nhìn của người kể chuyện
đã hòa vào dòng kí ức của Giang: “Mỗi lần qua sông Cái lớn, Giang lại nghĩ,
Trang 34chắc tới già, tới chết, mình sẽ chẳng bao giờ rời chiếc ghe nhỏ này đâu.Cũng khúc sông này, năm Giang mười tuổi, má Giang chết Hôm đó trờimưa nhỏ, nhưng gió nhiều, gió tạt tay chèo liêu xiêu Nước từ vàm sông cuồcuộn đổ ra Chiếc ghe bạt nước tấp vô xà lan trượt hướt lên, má ngã xuống,đầu má đập vào cái gờ sắt, đôi chân còn bíu vào ghe Rồi má cong lại nhưchiếc võng, hụp vào sông” [21, tr.113] Với điểm nhìn bên trong đặt vàonhân vật Giang, người mẹ hiện lên bằng cái chết thật đau thương, những kỉniệm đau buồn về cái chết của mẹ sẽ không bao giờ phai trong kí ức củangười con.
Với Giang, dòng sông có một ý nghĩa đặc biệt, là nơi lưu giữ xácngười mẹ xấu số, nơi gia đình lênh đênh kiếp thương hồ Dòng sông là nỗinhớ luôn thường trực trong lòng Giang, cô đã thuộc từng con kênh, con rạch,xuôi dòng, ngược dòng, con nước kém, con nước ròng, dù Giang đã cất bướctheo chồng mà không quên nổi ghe, muốn quay về “trời ơi, con nhớ ghe quátrời đất đi”[21, tr.117], Giang nhớ đến nỗi cơm nước dọn dẹp xong, gianghay chèo ghe một vòng cho đỡ nhớ sức hấp dẫn của truyện ngắn nàykhông chỉ là do truyện đã cho thấy sự gắn bó của con người với sông nước,những kí ức buồn nơi con sông cứ bàng bạc trải ra trên trang văn mà còn ởchính cách kể chuyện khi đứt khi nối qua điểm nhìn bên trong của nhân vật.Truyện được kể tưởng như rời rạc nhưng lại giúp người đọc dễ cảm nhậnsâu hơn thế giớ nội tâm nhân vật
Huệ lấy chồng là một truyện ngắn nhẹ nhàng mà cảm động về mối
tình đẹp mà dang dở Hai người yêu nhau, rồi những éo le của cuộc đời buộc
họ phải đi sang hai ngả rẽ, mà trong lòng vẫn đau âm ỉ nỗi đau mất nhau Nókín đáo nhưng nghe sao tê dại, cay đắng quá Nguyễn Ngọc Tư cũng chọnđiểm nhìn bên trong, kể chuyện qua lăng kính của tâm trạng nhân vật, ngòibút tác giả nhập hẳn vào Huệ nên những đau đớn, nhớ tiếc, xót xa trong lòng
Trang 35Huệ trước ngày cất bước theo chồng được tái hiện rất rõ: “Tự dưng Huệ thấynhớ nhà ghê lắm Ngồi ngay ở nhà mà cũng nhớ thiếu điều rớt nước mắt cáiđộp xuống mặt chiếu bông” [21, tr.38] Nỗi nhớ của Huệ cứ âm thầm theodòng chảy miên man của tâm trạng: “Sáng mai thôi nó sẽ xuống võ rồi về ởmiết nhà người ta Nhớ cái cối xay bột dựa hàng kệ đựng tiêu tỏi, dầu ăn,nước mắm con mèo ngủ thiu thiu trên đầu bọ ngựa, mấy cái võng giăngquây quần quanh bồ lúa Lối vô nhà trải đất đỏ, người đi ra đi vô đã mònmấy hòn tròn trọc lóc Lối này đổ ra con đường chạy dài tới Vịnh Dừa Đichút nữa là tới chỗ đám trâm bầu, chỗ con đạp vào xóm Kinh Cụt và nhàThi ở đó” [21, tr.41] Bằng điểm nhìn bên trong, tác giả đã đưa người đọcthâm nhập vào tác phẩm, cảm giác như đang trực tiếp được nghe Huệ giãibày nỗi lòng, thấu rất rõ tiếng lòng của Huệ Đó là nỗi buồn mênh mang khingày mai phải cất bước theo chồng mà trong lòng ngổn ngang bao nỗi vềThi, người yêu cô một thời, người đem đến hạnh phúc và cả nỗi đau khónguôi ngoai trong lòng Huệ.
Người kể chuyện ở đây, đã hóa thân vào nhân vật, cảm và hiểu hếtnhững ý nghĩ sâu kín trong lòng nhân vật: “Huệ bất ngờ xuống máy chạychậm, chiếc xuồng khật khừng Nó ngơ ngẩn ngó lên bờ, trong lòng chaochát một nỗi thèm muốn Nó muốn chạy vô xóm, tới nhà Thi, gặp anh và nóicho anh hay rằng nó hết thương Thi rồi, nó quên anh, quên thiệt Nhưng nói
để làm gì, ta” [21, tr.47] Bao bộn bề trong lòng Huệ được phơi trải bằng cáinhìn thấu suốt từ trong nội tâm, nỗi luyến tiếc về mối tình đầu làm lòng Huệchao chát, ngổn ngang khó lí giải một cách rõ ràng
Sử dụng điểm nhìn bên trong, tựa vào giác quan, tâm hồn nhân vật đểbộc lộ cảm xúc, Nguyễn Ngọc Tư đã thâm nhập sâu vào tình cảm, suy nghĩ,
ấn tượng của nhân vật Tâm trạng của chủ thể nhân vật nhờ vậy mà được bộc
Trang 36lộ rõ Nên những nỗi đau khó diễn tả bằng lời của nhân vật được cụ thể hóamột cách rõ ràng.
Như vậy, rất nhiều truyện của tập Cánh đồng bất tận, được Nguyễn
Ngọc Tư kể từ điểm nhìn bên trong Chọn điểm nhìn bên trong nhà văn vừachủ quan hóa được thế giới vừa giữ được tính khách quan của người kểchuyện Điểm nhìn bên trong giúp nhà văn có điều kiện khơi sâu nội tâmnhân vật với những hồi ức, kỉ niệm, giãi bày tình cảm, suy nghĩ thay chonhân vật Tính chất tự sự, biểu cảm vì thế rõ nét hơn
2.2 Điểm nhìn không gian, thời gian
Khảo sát các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư trong tập truyện Cánh đồng bất tận, chúng tôi nhận thấy, những không gian nghệ thuật thường
được chị chú tâm kiến tạo đó là không gian sông nước mênh mông và khônggian cánh đồng Đặt điểm nhìn vào không gian sông nước, Nguyễn Ngọc
Tư giúp người đọc dẫu chưa một lần tới Nam Bộ vẫn hình dung rõ nhữngcon sông, con kinh, con rạch chằng chịt với phẩm chất sống đặc trưng củangười dân nơi đây Không gian sông nước xuất hiện trong tác phẩm đã phảnánh cuộc sống, số phận của người dân Nam Bộ một cách sâu sắc, toàn bộđời sống của con người được lôi vào một thế giới căng tràn thị thành
Điểm nhìn đặt vào không gian sông nước xuất hiện trong các tác
phẩm: Thương quá rau răm, Cái nhìn khắc khoải, Huệ lấy chồng, Nhớ sông, Dòng nhớ
Trong Thương quá rau răm, nhà văn miêu tả “Mũi Cà Tha nằm hiu
hắt, lâu lâu mới thấy bóng dáng một con tàu lớ ngớ chạy vào rồi lại tẽn tòquay ra vì lầm đường, vì không biết đằng sau cù lao, sông cụt Ngó sôngvắng vẻ qúa trời buồn nhìn cảnh cù lao còn buồn hơn ” [21, tr.18] Khônggian này gợi lên một cuộc sống nghèo cực, lênh đênh, đặc biệt gợi cái gì đó
Trang 37buồn thương, heo hắt Không gian ấy mời gọi những tấm lòng, sức trẻ hướng
về, tuy nó không ồn ào, náo nhiệt như không gian thành thị, không chứađựng những mâu thuẫn xã hội, nó chỉ gợi cho lòng người cảm giác buồnthương nhưng người ta cũng chẳng muốn đổi thay vì nó gắn liền với kỉniệm, nếp sống sinh hoạt con người Một không gian cô lập và tách rời cuộcsống đô thị bằng một vùng nước trắng xóa Cùng với cái nhìn thương cảm,tác giả đưa người đọc dõi theo từng bước chân trong cuộc đời lang bạt từ
nơi này đến nơi khác của người đàn ông trong Cái nhìn khắc khoải: “Hôm
nay ở đồng Rạch Mũi, ngày mai ở Nhà Phấn Ngọ, xa nữa lại dạt đến Cái Bátkhông chừng ( ) Đời của ông là một cuộc đời lang bạt” [21, tr.50] Vì sựtồn tại người ta phải tìm mọi kế sinh nhai, kiếm sống, di chuyển hết vùngnày đến vùng khác Không gian di chuyển vô định, đó là cuộc sống không cóbến đậu của con người Giống như ông Hai, số phận ông Sáu Đèo khôngkém chua chát và cay đắng “hồi trẻ, ông toàn sống trên sông, ông có chiếcghe, hai vợ chồng lang thang xứ này xứ nọ Gặp mùa lúa thì gặt mướn, gặpvịt bầy đổi đồng thì chở thuê, gặp rẫy bí, rẫy khóm thì mua về bán lại chởnổi Cà Mau ”
Từ điểm nhìn không gian sông nước, tác giả đã thu hẹp điểm nhìn lạinơi những không gian nhỏ hơn: là dòng sông, bến đò, chiếc ghe, conthuyền
Chiếc ghe là không gian của những con người cô độc Ông Hai (Cái nhìn khắc khoải) ngoài đàn vịt ra ông chẳng biết làm bạn với ai: “Cha nội
này sống thấy rầu quá trời đất, mai mốt con vịt xiêm đó chết rồi, để coi ông
sống với ai” Đối với người phụ nữ trong Dòng nhớ, khi người chồng đã bỏ
lên bờ và người con xấu số đã bị dòng sông kia cuốn đi thì chiếc ghe đối vớichị cũng trở thành một không gian cô độc Để tìm lại cuộc sống gia đìnhmình như xưa, tìm lại hơi ấm của người thân chị chỉ biết đem mớ đồ cũ mà
Trang 38người thân đã bỏ lại ra giặt mấy tháng một lần Chỉ có những thứ đó mớigiúp chị được sống trong cảm giác gia đình, mái ấm tình thương.
Bên cạnh không gian chiếc ghe ghì không gian dòng sông cũng được
tác giả soi chiếu từ nhiều góc độ Ở Nhớ sông, đó là dòng sông đã cuốn đi
người mẹ xấu số, để lại bao kỉ niệm đau buồn, quá khứ đắng cay cho người
ở lại “Mỗi lần qua sông cái lớn, Giang lại nghĩ, chắc tới già, tới chết, mình
sẽ chẳng bao giờ rời chiếc ghe nhỏ này đâu ” [21, tr.113]
Không gian trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư còn là một cánhđồng mênh mông, bất tận, nó giữ vị trí trung tâm Cánh đồng không chỉ làkhông gian sống của con người, không gian thiên nhiên mà còn là cánh đồngcuộc đời, là nơi để các nhân vật bộc lộ, thể hiện mình
Trong Cái nhìn khắc khoải, không gian cánh đồng xuất hiện gắn liền
với sinh hoạt với niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống của nhân vật: “Ôngđậu ghe, lùa vịt lên những cánh đồng vừa mới gặt xong, ngó chừng chừngsang những cánh đồng lúa mới vừa chín tới và suy nghĩ về một vạt đồngkhác lúa vừa no đòng đòng” [21, tr.50]
Cánh đồng trong Cánh đồng bất tận là không gian hoang dã không hề
có sự bình yên Nó là nơi con người phải tự vật lộn với hiện tại để sinh tồn,
là nơi mà những người con phải chứng kiến tất cả sự tha hóa của người cha.Cánh đồng ở đây không phải là hình ảnh của những cánh đồng mênh mông,mơn mởn đầy sức sống mà là hình ảnh của những cánh đồng khô cạn, nứt
nẻ, bị bỏ hoang, đang chết dần chết mòn Nó là hậu quả do chính sự vô ýthức, cách khai thác sử dụng thiên nhiên bừa bãi, là sự thờ ơ vô tình của conngười với chính đồng gây nên: “Khi chúng tôi quyết định dừng lại, mùa hạnhán hung hãn dường như cũng gom hết nắng đổ xuống nơi này Những câylúa chết non trên đồng, thân đã khô cong như tàn nhang chưa rụng, nắm vàobàn tay là nát vụn”, “Những cánh đồng trở thành đô thị, những cánh đồng