Nghệ thuật Trần Thuật trong Tập Truyện 'Cánh Đồng Bất Tận' của Nguyễn Ngọc Tư

MỤC LỤC

Khái niệm trần thuật

Cũng bàn về kể chuyện nhà nghiên cứu Hayden White lại lưu ý đến động cơ của hành động và hiểu kể chuyện trong phạm vi rộng lớn bao quát cả đời sống: “động cơ khiến người ta phải kể lại điều gì đó là rất tự nhiên, hình thức tự sự dường như là hình thức tất yếu cho bất kì một sự tường thuật nào về những gì đã thực sự xảy ra” [15, tr.119]. Cũng bàn về khái niệm trần thuật, tác giả Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học cho rằng: “Trần thuật bao gồm cả việc kể và miêu tả các hành động và các biến cố trong thời gian, mô tả chân dung hoàn cảnh của hành động, tả ngoại hình, tả nội thất… bàn luận, lời nói bán trực tiếp của.

Vai trò của trần thuật đối với việc xây dựng truyện ngắn

Phương Lựu chủ biên đã đưa ra cách hiểu về khái niệm trần thuật tương đối thống nhất với cách hiểu trên: “Trần thuật là kể, thuyết minh, giới thiệu về nhân vật, sự kiện, bối cảnh trong truyện. Có thể nói sự thành công của một tác phẩm văn học không chỉ là sự độc đáo về nội dung mà còn ở cả phương diện hình thức mà trần thuật là yếu tố tạo nên diện mạo của một tác phẩm tự sự ở cả hai phương diện đó.

Các nhân tố cơ bản của nghệ thuật trần thuật 1. Người trần thuật

Từ các cách phân loại của các nhà nghiên cứu như Friedman, G.Genette, Greimas… chúng tôi nhận thấy điểm nhìn được phân thành các dạng cơ bản sau: Điểm nhìn của người trần thuật, tác giả hay của nhân vật trữ tình và của nhân vật trong tác phẩm tự sự, điểm nhìn không gian, thời gian, điểm nhìn bên ngoài, bên trong, điểm nhìn đánh giá tư tưởng, cảm xúc. Còn Từ điển thuật ngữ văn học thì đưa ra khái niệm về giọng điệu như sau: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn suồng sã, ngợi ca hay châm biếm… Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo thành phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc.

Vài nét về nghệ thuật trần thuật trong văn học Việt Nam đương đại

Nhận xét về truyện ngắn đương đại Việt Nam, Nguyễn Thị Bình khẳng định ý kiến đồng tình với độc giả và cho rằng truyện ngắn giai đoạn này “tập trung nhiều nhất những yếu tố cách tân… và kết tinh nhiều yếu tố cách tân” và “với truyện ngắn thì văn học Việt Nam đang tiếp cận với văn học đương đại thế giới ở tư duy thể loại”. Đến với Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp, ta nhận thấy tướng Thuấn và các con của ông ta có niềm tin khác nhau về “nguyên tắc bình quân” và về sự “cả tin” về tiền bạc… Như vậy cuộc đối thoại về tư tưởng giữa các nhân vật trở thành cuộc đối thoại với chính bạn đọc.

Điểm nhìn bên ngoài và bên trong

Khảo sát truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy việc nhà văn sử dụng điểm nhìn bên ngoài ở một số trường đoạn cụ thể nhằm thể hiện khả năng dẫn dắt các tình tiết của truyện, tái hiện số phận nhân vật và tạo ra cái nhìn chân thực, sắc nét và khách quan hơn. Đó là đoạn văn xoáy vào cái nhìn khách quan kể về việc bọn trẻ phải chứng kiến cảnh má ngoại tình với người đàn ông khác trên “chiếc giường tre quen thuộc” khiến mỗi người lớn trong chúng ta giật mình: sự vô tâm của người lớn đã làm tổn thương tâm hồn trẻ con “Đứa mười tuổi quay lưng lại, đứa chớn tuổi ỳp mặt vụ ỏo chị nú, nhưng cả hai vẫn như thấy rừ ràng trờn chiếc giường tre quen thuộc, má oằn uốn người dưới tấm lưng chơm chởm những nốt ruồi. “Tôi” đã kể về những gì mình cảm nhận được, kể một cách điềm tĩnh nhưng rất thấu hiểu bi kịch của cha với nỗi đau khi đã phụ bạc “dì”: “không phải ba tôi nhớ vườn xưa mà chống gậy về, ông nhớ sông, một ngày ba bốn lượt lủi thủi chống gậy ra bến, cặp mắt như ngó mong, như hờn giận.

Điểm nhìn không gian, thời gian

Không gian ấy mời gọi những tấm lòng, sức trẻ hướng về, tuy nó không ồn ào, náo nhiệt như không gian thành thị, không chứa đựng những mâu thuẫn xã hội, nó chỉ gợi cho lòng người cảm giác buồn thương nhưng người ta cũng chẳng muốn đổi thay vì nó gắn liền với kỉ niệm, nếp sống sinh hoạt con người. Trong Cái nhìn khắc khoải, không gian cánh đồng xuất hiện gắn liền với sinh hoạt với niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống của nhân vật: “Ông đậu ghe, lùa vịt lên những cánh đồng vừa mới gặt xong, ngó chừng chừng sang những cánh đồng lúa mới vừa chín tới và suy nghĩ về một vạt đồng khác lúa vừa no đòng đòng” [21, tr.50]. Ở truyện ngắn Huệ lấy chồng, điểm nhìn thời gian được đặt vào buổi tối trước hôm đám cưới Huệ “Tiếng lụp cụp rộn ràng của mấy cây dao chặt vào mặt thớt mù u, “tiếng cười nói xao động từng chòm nhóm của các chị, các dì, trong nhà bếp” với sự kiện Huệ và Điềm ngồi xếp quần áo trong buồng chuẩn bị cho buổi đưa dâu ngày mai.

Sự dịch chuyển điểm nhìn

Không gian ở ngã ba Sương còn vận động trong nhiều không gian khác nhau, đó là không gian ở cái xóm nhỏ, trong dãy phòng trọ nghèo, nơi ba mảnh đời gặp nhau: một người cha đi tìm đứa con lưu lạc giữa chốn thị thành, một cô gái bị cha mẹ bỏ rơi không nguôi khao khát một mái ấm, một chàng trai nghèo ôm giấc mộng ca sĩ. Từ điểm nhìn bên ngoài, người kể chuyện thấy những cử chỉ, dáng điệu của anh Hết “ngủ gà, ngủ gật, cười, chui vô nhà, chạy đi thổi cơm”, nhưng đồng thời qua lời nhân vật “mâm cơm có ấm cúng, tía tôi mới vui miệng ăn nhiều”, qua sự miêu tả tâm lí “anh thương tía quá chừng” ta thấy có sự bổ sung điểm nhìn bên trong. Tóm lại với sự linh hoạt sắc sảo trong việc khai thác điểm nhìn nghệ thuật, lựa chọn điểm nhìn cũng như dịch chuyển điểm nhìn, Nguyễn Ngọc Tư đã thực sự tạo ra sức hấp dẫn cho tác phẩm của mình, sức hấp dẫn đó tỏa ra từ việc tác phẩm của chị có thể cho người đọc thấy được sự phong phú của nhiều điểm nhìn trần thuật.

Ngôn ngữ trần thuật trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư

Người đọc chỉ cần đọc lên là có thể nhận ra đây là tác phẩm viết về Nam Bộ như là những tên sông, tên vàm, tên kênh rạch chằng chịt: sông Bìm Bịp (Cánh đồng bất tận), sông Cái Lớn (Nhớ sông), kinh Cỏ Chát ra Gò Cây Quao, kinh Nhà Lầu (Mối tình năm cũ), kinh Mười Hai, kinh Chiếc (Cái nhìn khắc khoải), sông Đài (Thương quá rau răm), rạch Vàm Mấm (Nhớ sông), rạch Mũi, mũi So Le. Có thể nói, với việc thường xuyên sử dụng những lớp từ “gợi ấn tượng về văn hóa sông nước” ở trên đã góp phần làm cho bức tranh hiện thực đời sống và con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thêm phần chân thật và sống động, giúp người đọc hiểu hơn về những đặc trưng về địa hình sông ngòi, kênh rạch chằng chịt – ở góc độ nào đó còn là nét văn hóa rất đặc trưng và độc đáo của vùng đồng bằng sông Cửu Long so với các vùng miền khác của cả nước. Nghệ thuật biến ngôn ngữ đời thường thành ngôn ngữ văn học Các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đặc biệt là các truyện trong tập Cánh đồng bất tận thành công không chỉ ở việc tác giả sử dụng nhuần nhị các phương ngữ, các lớp từ gợi ấn tượng văn hóa sông nước nhằm tạo ra một thứ ngôn ngữ dân dã, đời thường đậm chất Nam Bộ mà ở đó còn là sự thành công của tác giả trong nghệ thuật sáng tạo và biến ngôn ngữ đời thường.

Giọng điệu trần thuật trong tập truyện Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư

Các nhân vật trong đó đều có lòng thương và thể hiện tình thương bằng nhiều cách khác nhau như hình ảnh của bé Nương – Nương hiểu tâm trạng của cha khi bị vợ phụ bạc, hiểu tại sao người cha trở nên “lạnh lùng”, “cộc cằn” đến thế, hiểu những nỗi uất hận mà Điền phải chịu, hiểu tại sao mà mẹ bỏ đi theo người đàn ông khác. Đây là ngôn từ nhẹ nhàng, mềm mại của Nguyễn Ngọc Tư thuật về tình cảnh đáng thương của Sương – cô gái giang hồ sau một đêm đi “thương lượng” với những “người có trách nhiệm” của địa phương (về việc đàn vịt của gia đình Út Vũ bị nhiễm bệnh) trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận: “Một người nuốt nước miếng, ánh nhìn ham muốn như mũi kim thò ra khỏi bọc, lơ láo. Tóm lại, về vấn đề giọng điệu chủ yếu trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư có thể khái quát lại như sau: Bên cạnh âm hưởng và giọng cảm thương da diết, sẻ chia, dí dỏm, hài hước thì sự điềm nhiên và trầm tĩnh là giọng điệu chủ yếu góp phần làm nên một trong những nét phong cách của nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư.