MỞ BÀI NỘI DUNG I.Hạn chế của Luật Hợp tác xã năm 2003 II.Những điểm mới của Luật Hợp tác xã 2012 so với Luật Hợp tác xã năm 2003 1.Về số lượng các điều luật 2. Khái niệm hợp tác xã. 3. Chế độ pháp lý thành viên hợp tác xã 4. Tổ chức của hợp tác xã 5. Hình thức góp vốn và số vốn góp. 6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình luật thương mại 1, trường đại học luật Hà Nội 2. Luật Hợp tác xã năm 2012 3. Luật Hợp tác xã năm 2003 4. Nghị định của Chính phủ số 1932013NĐCP quy định chi tiết một số điều của Luật HTX
Trang 1MỤC LỤC
MỞ BÀI 1
NỘI DUNG 2
I.Hạn chế của Luật Hợp tác xã năm 2003 2
II.Những điểm mới của Luật Hợp tác xã 2012 so với Luật Hợp tác xã năm 2003 .2
1.Về số lượng các điều luật 2
2 Khái niệm hợp tác xã 3
3 Chế độ pháp lý thành viên hợp tác xã 4
4 Tổ chức của hợp tác xã 7
5 Hình thức góp vốn và số vốn góp 7
KẾT LUẬN 8
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 2MỞ BÀI
Luật Hợp tác xã năm 2003 ra đời thay thế cho Luật Hợp tác xã năm 1996
đã tạo thành lang pháp lí cụ thể , bao quát hơn cho hợp tác xã phát triển, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước Tuy nhiên, Luật Hợp tác xã năm 2003 chưa xác định được rõ địa vị pháp lý, bản chất của hợp tác xã, nguyên tắc quản lý dân chủ chưa rõ ràng Những hạn chế, thiếu sót này đã được điều chỉnh, bổ sung trong Luật Hợp tác xã năm 2012 Luật hợp tác xã 2012 chủ yếu làm rõ hơn bản chất, tổ chức quản lý của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; quyền, nghĩa vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, thành viên hợp tác xã, thành viên liên hiệp hợp tác xã; tiếp thu những quy định pháp luật mang tính cơ bản, ổn định lâu dài được quy định tại Nghị định 177/2004/NĐ-CP ngày 12/10/2004 và Nghị định 87/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 nhằm bảo đảm tính toàn diện của Luật, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập
và hoạt động Để làm rõ những ưu điểm nói trên, em chọn đề bài tập lớn số 4 :
“Phân tích và đánh giá một số điểm mới của Luật Hợp tác xã 2012 so với Luật Hợp tác xã năm 2003 (tối thiểu là năm điểm mới)”
Trang 3NỘI DUNG
I.Hạn chế của Luật Hợp tác xã năm 2003
Luật Hợp tác xã năm 2003 chưa thể hiện rõ bản chất của hợp tác xã, không có sự phân định giữa hợp tác xã, doanh nghiệp
Luật quy định về nghĩa vụ của xã viên về góp vốn và góp sức chưa rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau
Chưa có chính sách khuyến khích sự phát triển của hợp tác xã , liên hiệp hợp tác xã phù hợp với bản chất của mình
II.Những điểm mới của Luật Hợp tác xã 2012 so với Luật Hợp tác xã năm 2003
1.Về số lượng các điều luật
Luật Hợp tác xã năm 2003 gồm 10 chương, 52 điều Luật Hợp tác xã năm 2012 gồm 9 chương, 64 điều, tăng 12 điều so với luật cũ Cụ thể, Luật Hợp tác xã 2012 gồm:
Chương I Những quy định chung
Chương II Thành viên, hợp tác xã thành viên
Chương III Thành lập và đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Chương IV Tổ chức quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Chương V Tài sản, tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Chương VI Chia, tách, hợp nhất, giải thể, phá sản hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Chương VII Tổ chức đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Chương VIII Quản lý nhà nước đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Chương IX Điều khoản thi hành
Như vậy so với Luật Hợp tác xã năm 2003, Luật Hợp tác xã 2012 đã sửa đổi các quy định cụ thể trong các điều luật, bổ sung liên hiệp hợp tác xã Ngoài
Trang 4ra Luật Hợp tác xã 2012 bỏ chương về khen thưởng và xử lý vi phạm Theo đó việc khen thưởng sẽ được áp dụng theo Luật thi đua khen thưởng và các quy định pháp luật khác hiện hành
2 Khái niệm hợp tác xã.
Điều 1, Luật Hợp tác xã năm 2003 quy định:
“Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật.”
Điều 3, Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định:
“1 Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã
2 Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã
3 Khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì
sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật doanh nghiệp.”
Trang 5Bản chất của hợp tác xã được xác định mang tính xã hội sâu sắc, kinh tế tập thể, đồng sở hữu Hợp tác xã hoạt động trên cơ sở hợp tác, tự nguyện vì mục tiêu “hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên” Khác với doanh nghiệp hoạt động vì mục đích lợi nhuận, vì tính xã hội của mình nên Luật Hợp tác xã năm
2012 bỏ quy định “Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp” Ngoài nguyên nhân nói trên, việc xác định Hợp tác xã là không là đối tượng điều chỉnh của Luật doanh nghiệp như năm 2003 còn xuất phát từ việc thành viên của doanh nghiệp bao gồm cá nhân và pháp nhân, hợp tác xã còn có thêm
hộ gia đình Trong hợp tác xã, thành viên có số phiếu bình đẳng, và khác với doanh nghiệp nhà nước (nhà nước có thể là thành viên, chủ sở hữu, đồng chủ sở hữu của doanh nghiệp) thì ở hợp tác xã nhà nước không trở thành thành viên Hợp tác xã vẫn được thành lập doanh nghiệp trực thuộc với điều kiện phát triển đến trình độ cao hơn Cũng đồng nghĩa là những hợp tác xã mới thành lập hoặc hoạt động kém phát triển thì chưa được thành lập doanh nghiệp trực thuộc
Ngoài ra Luật Hợp tác xã năm 2012 còn quy định về Liên hiệp hợp tác xã vào chung một điều luật với hợp tác xã thay vì tách riêng thành chương riêng như Luật hợp tác xã năm 2003 Luật đã ghép các nội dung của liên hiệp hợp tác
xã vào nội dung tương ứng của hợp tác xã từ chương I đến chương VI nhằm tránh trùng lặp Tổ chức liên minh hợp tác xã không phải là hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nên được tách ra, quy định trong Chương VII Luật Hợp tác xã năm
2012 Và đối với liên hiệp hợp tác xã, luật năm 2012 quy định phải có ít nhất 4 hợp tác xã tự nguyện thành lập thay vì hợp tác xã yêu cầu là có quyền thành lập liên hiệp như luật năm 2003 Quy định này nhằm đảm bảo cho việc thành lập liên hiệp hợp tác xã hợp lý, tránh tràn lan, đảm bảo hoạt động đem lại kết quả cao
3 Chế độ pháp lý thành viên hợp tác xã
Theo Điều 17, Luật Hợp tác xã năm 2003:
“Điều 17 Điều kiện để trở thành xã viên
Trang 61 Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy
đủ, có góp vốn, góp sức, tán thành Điều lệ hợp tác xã, tự nguyện xin gia nhập hợp tác xã có thể trở thành xã viên
Cán bộ, công chức được tham gia hợp tác xã với tư cách là xã viên theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nhưng không được trực tiếp quản lý và điều hành hợp tác xã
2 Hộ gia đình, pháp nhân có thể trở thành xã viên theo quy định của Điều lệ hợp tác xã Khi tham gia hợp tác xã, hộ gia đình, pháp nhân phải cử người đại diện
có đủ điều kiện như đối với cá nhân tham gia
3 Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể là xã viên của nhiều hợp tác xã trong trường hợp Điều lệ hợp tác xã không cấm.”
Theo Điều 13, Luật Hợp tác xã năm 2012:
“Điều 13 Điều kiện trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên
1 Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân trở thành thành viên hợp tác xã phải đáp ứng
đủ các điều kiện sau đây:
a) Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình
có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam
Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;
b) Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
c) Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;
d) Góp vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này và điều lệ hợp tác xã;
đ) Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã
2 Hợp tác xã trở thành thành viên liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Trang 7a) Có nhu cầu hợp tác với các hợp tác xã thành viên và có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của liên hiệp hợp tác xã;
b) Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của liên hiệp hợp tác xã; c) Góp vốn theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này và điều lệ liên hiệp hợp tác xã;
d) Điều kiện khác theo quy định của điều lệ liên hiệp hợp tác xã
3 Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể là thành viên của nhiều hợp tác xã; hợp tác xã có thể là thành viên của nhiều liên hiệp hợp tác xã trừ trường hợp điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quy định khác
4 Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục trở thành thành viên hợp tác xã đối với pháp nhân Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.”
Như vậy, Luật Hợp tác xã năm 2012 đã thay thế khái niệm “xã viên” thành khái niệm “thành viên” Luật Hợp tác xã năm 2012 chỉ quy định số thành viên tối thiểu chứ không quy định tối đa Điều kiện trở thành thành viên được
mở rộng cho cả cá nhân là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam Ngoài ra luật mới còn bãi bỏ quy định “Cán bộ, công chức được tham gia hợp tác xã với tư cách là xã viên theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nhưng không được trực tiếp quản lý và điều hành hợp tác xã”
Tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên chấm dứt được quy định tại luật cũ và mới tương đối giống nhau Tuy nhiên Luật Hợp tác xã năm 2012 bồ sung thêm 2 trường hợp : “Điều 16 Chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên: e.Thành viên, hợp tác xã thành viên không sử dụng sản phẩm, dịch
vụ trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 03 năm Đối với hợp tác xã tạo việc làm, thành viên không làm việc trong thời gian liên tục theo quy định của điều lệ nhưng không quá 02 năm;
g) Tại thời điểm cam kết góp đủ vốn, thành viên, hợp tác xã thành viên không góp vốn hoặc góp vốn thấp hơn vốn góp tối thiểu quy định trong điều lệ”
Trang 84 Tổ chức của hợp tác xã
Theo Điều 29, Luật Hợp tác xã năm 2012 : “Cơ cấu tổ chức của tổ chức hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã gồm đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên” Theo đó, tổ chức của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thống nhất chỉ có một mô hình Trong khi Luật Hợp tác xã năm 2003 cho phép chọn 1 trong 2 mô hình tổ chức, gồm một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành – Điều 27 , hoặc thành lập riêng bộ máy quản lý
và bộ máy điều hành – Điều 28
5 Hình thức góp vốn và số vốn góp.
Luật Hợp tác xã năm 2003 quy định xã viên “cùng góp vốn, góp sức” dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, đó là chỉ góp vốn hoặc không góp sức hoặc ngược lại Luật Hợp tác xã năm 2003 không quy định góp sức là bắt buộc Còn
ở Luật Hợp tác xã năm 2012, ngoài góp vốn thì góp sức là nghĩa vụ bắt buộc đối với thành viên trong hợp tác xã
Theo khoản 2, Điều 19, Luật Hợp tác xã năm 2003: “Điều 19 Nghĩa vụ của xã viên: 2 Góp vốn theo quy định của Điều lệ hợp tác xã; mức vốn góp không vượt quá ba mươi phần trăm vốn điều lệ của hợp tác xã” Luật Hợp tác xã năm 2012 sửa lại thành vốn góp tối đa của thành viên không quá hai mươi phần trăm vốn điều lệ (khoản 1, Điều 17)
Vốn điều lệ của Luật Hợp tác xã năm 2012 (Điều 21) bổ sung thêm một
số điều khoản như “5 Mức độ thường xuyên sử dụng sản phẩm, dịch vụ; giá trị tối thiểu của sản phẩm, dịch vụ mà thành viên, hợp tác xã thành viên phải sử dụng; thời gian liên tục không sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhưng không quá 03 năm; thời gian liên tục không làm việc cho hợp tác xã đối với hợp tác xã tạo việc làm nhưng không quá 02 năm”; “12 Nội dung hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với thành viên, giữa liên hiệp hợp tác xã với hợp tác xã thành viên bao gồm nghĩa vụ cung ứng và sử dụng sản phẩm, dịch vụ; giá và phương thức thanh toán sản phẩm, dịch vụ Đối với hợp tác xã tạo việc làm, nội dung hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã và thành viên là nội
Trang 9dung hợp đồng lao động giữa hợp tác xã và thành viên.”; “13 Việc cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên ra thị trường”
6 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
Luật Hợp tác xã năm 2003 quy định 4 điểm về tổ chức và hoạt động (Điều 5) Còn Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định 7 điểm (Điều 7) Theo đó bổ sung điều khoản quan trọng : “Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác
xã tạo việc làm”
Quy định ràng buộc này thể hiện tính đặc thù của hợp tác xã Đây là điều không mới so với Luật Hợp tác xã 2003 nhưng quy định cụ thể hơn, là thành viên phải cam kết sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã bằng hợp đồng Hình thức giao kết hợp đồng do điều lệ quy định Một khi thành viên
có hợp đồng với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì trong đó phải có thỏa thuận
về phân phối thu nhập sau khi thực hiện hợp đồng Nhưng ở đây, điểm mới là phân chia lợi nhuận dựa trên mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã Có nghĩa là thành viên nào có doanh thu sử dụng dịch vụ của hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã lớn thì được phân phối lợi nhuận nhiều hơn
KẾT LUẬN Trên đây là những phân tích và đánh giá của em về một số điểm mới của Luật hợp tác xã năm 2012 và Luật hợp tác xã năm 2003 Do kiến thức còn hạn chế nên bài làm còn thiếu sót, mong thầy cô góp ý để bài làm của em hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn
Trang 10TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình luật thương mại 1, trường đại học luật Hà Nội
2 Luật Hợp tác xã năm 2012
3 Luật Hợp tác xã năm 2003
4 http://www.dhluathn.com/2014/11/phan-tich-va-anh-gia-mot-so-iem-moi-cua.html
một số điều của Luật HTX