bài tập DÂN sự 2 IN

9 722 7
bài tập DÂN sự 2 IN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày đất nước nói chung, nước Việt Nam ta nói riêng ngày càng tiến bộ, giàu mạnh theo thời gian Với chủ trương, chính sách mà Đảng và Nhà nước đề phù hợp, đúng đắn dẫn đến một sự thật khách quan cuộc sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc, của cải dư thừa Xã hội phát triển nhu cầu của người dân cũng tăng cao, không chỉ nhu câu ăn no, có đồ mặc mà giờ nhu cầu của họ thay đổi một cách rõ đó là ăn ngon, mặc đẹp… Để đảm bảo nhu cầu của bản thân thì xã hội đã diễn hàng loạt các hoạt động mua bán, trao đổi, hoặc một số người với tài sản khổng lồ họ không biết dùng vào việc gì thì họ đem cho vay, tặng cho người khác Xét riêng hợp đồng tặng cho, vì là loại hợp đồng có đặc trưng vô cùng đặc biệt đó là không có tính đền bù và là hợp đồng thực tế Chính vì đặc trưng này mà xã hội xảy nhiều tranh chấp liên quan đến vấn đề tặng cho tài sản Để minh chứng cho điều em xin giải quyết đề số 06: “Xây dưng một tình huống về tặng cho có điều kiện Yêu cầu: tình huống có tình tiết người được tặng cho đã thực hiện điều kiện bên tặng cho không chuyển giao tài sản đẫn tới phát sinh tranh chấp giữa hai bên Giải quyết tình huống theo quy định pháp luật hiện hành.” làm bài tập học kì Dân sự Xây dựng tình huống: Anh A là thành viên của Công ty Hợp danh X( Công ty kinh doanh ngành nghề sản xuất đồ chơi trẻ em) Ngày 13/02/2007 Công ty Cổ phần Y muốn kí kết hợp đồng mua bán đồ chơi trẻ em với Công ty hợp danh X Công Ty Y đã hẹn với Công ty X về thời gian, địa điểm kí kết hợp đồng giữa Công ty: 16h ngày 15/02/2007 tại quán Cafe LoDon 89 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Anh A là thành viên Công ty X được giao nhiệm vụ nhân danh công ty X kí kết hợp đồng với Công ty Y vào thời gian, địa điểm xác định Sáng ngày 15/02/2007, anh A lái xe oto đến địa điểm đã hẹn Đang đường Thái Hà hướng về địa điểm đã hẹn thì xe oto của anh A bị hỏng và lúc đó là 14h Anh A vội chạy vào nhà gần đó – nhà anh C, vào nhà anh A trình bày việc mình nhân danh Công ty X kí hợp đồng đến xe bị hỏng với anh C và anh A thỏa thuận “sẽ tặng cho anh C chiếc điện thoại Iphone 6s cầm tay với điều kiện anh C trở anh A đến địa điểm trước 16h” Anh C đồng ý, đã trở anh A đến địa điểm đã hẹn và trước 16h bằng xe máy của nhà chuyên dùng với mục đích lại Khi anh A kí kết hợp đồng xong với phía đối tác là Công ty Y thì anh C đến và yều cầu anh A đưa chiếc Iphone 6s đã thỏa thuận anh A đã từ chối không đưa chiếc điện thoại cho anh C mà thay vào đó anh A đưa cho anh C một số tiền 200 nghìn đồng Anh c không đồng ý và xảy tranh chấp giữa hai bên Giải quyết tình huống: Theo khoản Điều 470 Tặng cho tài sản có điều kiện quy định: 1.Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau tặng cho Điều kiện tặng cho không được trái pháp luật, đạo đức xã hội Theo thì anh A yêu cầu anh C thực hiện công việc trở anh A đến trước 16h quán Cafe LonDon số 87 Nguyễn chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội để kí kết hợp đồng với Công ty Y trước tặng cho anh C chiếc Iphone 6s Công việc mà anh A yêu cầu hay nói cách khác điều kiện anh A đưa hoàn toàn không trái pháp luật và đạo đức xã hội vì chỉ là công việc trở người bình thường không phải trở công việc trở hàng cấm hay một số công việc mà được coi là trái pháp luật, đạo đức xã hội Mặt khác theo Điều 282 Đối tượng của nghĩa vụ dân sự quy định: Đối tượng của nghĩa vụ dân sự là tài sản Đối tượng của nghĩa vụ dân sự phải được xác định cụ thể Chỉ những tài sản có thể giao dịch được mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội mới là đối tượng của nghĩa vụ dân sự Với đặc điểm của Hợp động tặng cho có điều kiện là hợp đồng đơn vụ, theo đó anh A có nghĩa vụ giao tài sản chiếc Iphone 6s Theo thì đối tượng của hợp đồng tặng cho có điều kiện là chiếc điện thoại Iphone 6s đáp ứng đầy đủ điều kiện tại điều 282 BLDS hay nói cách khác đối tượng thực hiện được và không trái pháp luật, đạo dức xã hội Từ đó nếu anh A sau đã kí kết hợp đồng xong với Công ty Y và đưa cho anh C chiếc điện thoại đã hứa thì hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện là hoàn toàn hợp pháp và có hiệu lực theo thì anh A đã không giao chiếc điện thoại Iphone 6s cho anh C và đó xảy tranh chấp giữa hai bên *Thỏa thuận Theo điều 12 BLDS Nguyên tắc hòa giải quy định: Trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích Không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực tham gia quan hệ dân sự, giải quyết các tranh chấp dân sự Theo đó Luật khuyến khích mọi người giải quyết tranh chấp các bên nên ngồi lại với thỏa thuận, bàn bạc Theo đó việc anh A không giao chiếc điện thoại cho anh C đã thỏa thuận và anh C không chấp nhận điều đó, đó anh A với anh C nên ngồi lại với bàn bạc đưa ý kiến, cách giải quyết + Trong quá trình ngồi lại với anh C đã trình bày ý kiến của mình về việc anh A không giao chiếc điện thoại cũng việc vì anh C chấp nhận trở anh A Qua quá trình bàn bạc anh A đã thay đổi quan điểm và đã giao cho anh C chiếc điện thoại → Mọi việc đã được giải quyết + Nhưng trường hợp sau giao tài sản cho anh C xong anh A lại đòi lại chiếc điện thoại IP 6s anh C không đưa Theo điều 466BLDS Tặng cho động sản quy định Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký Theo đó chiếc điện thoại Ịphone 6s là động sản không phải đăng kí quyền sở hữu theo quy định của pháp luật Vì là động sản nên hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện giữa A và C có hiệu lực kể từ thời điểm bên A giao tài sản cho bên C → Anh A không có quyền đòi lại chiếc điện thoại IP 6s từ tay anh Cvì hợp đồng đã có hiệu lực + Anh A và anh C ngồi lại với bàn bạc đến thống nhất anh A sẽ đưa cho anh C một số tiền là triệu đồng cho việc anh C đã trở anh A và anh C đồng ý → Mọi việc đã được giải quyết *Không thỏa thuận được Trong trường hợp các bên đã ngồi lại với thỏa thuận về giá giá anh C đưa anh A không chấp nhận hoặc việc anh C nhất quyết buộc anh A anh A không giao chiếc điện thoại cho anh C Trong trường hợp đó anh C sẽ khởi kiện Tòa án dân sự yêu cầu Tòa án giải quyết Theo khoản điều 470 Tặng cho tài sản có điều kiện quy định: Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện Cùng đặc điểm, tính chất với hợp đồng tặng cho tài sản thông thường, hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện là hợp đồng thực tế.Theo đó, thời điềm giao kết không làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng mà chỉ bên tặng cho giao tài sản và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho thì hợp đồng mới phát sinh hiệu lực Theo thỏa thuận giữa anh A và anh C thì anh C thực hiện cộng việc chở anh A đến địa điểm đã xác định trước anh A giao tài sản Mặt khác đã phân tích điều 466 BLDS 2005 Tặng cho động sản nêu thì việc anh A chưa giao tài sản – chiếc điện thoại Iphone 6s chưa làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho có điều kiện Nghĩa vụ, công việc phải được thực hiện trước và đã hoàn thành anh A không giao tài sản tặng cho: Lúc này anh C không thể nói là bên tặng cho – anh A vi phạm hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại cho mình bởi hợp đồng tặng cho chưa phát sinh hiệu lực Khi hợp đồng chưa có hiệu lực thì các bên không có nghĩa vụ gì với hay nói cách khác bên A không phải thực hiện nghĩa vụ giao chiếc Iphone 6s Trường hợp này, pháp luật chỉ yêu cầu bên tặng cho – anh A phải toán chi phí thực hiện nghĩa vụ cho bên được tặng cho – anh C Theo thì suốt thời gian anh C – bên được tặng cho thực hiện nghĩa vụ hợp đồng tặng cho không hề phát sinh hiệu lực, tài sản vẫn thuộc sở hữu của bên A Theo điều 164 BLDS 2005 Quyền sở hữu quy định: Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theoquy định của pháp luật Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản Với tư cách là chủ sở hữu đối với chiếc điện thoại IPhone 6s anh A có đầy đủ quyền của chủ sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu( điều 182 BLDS 2005), quyền sử dụng (điều 192 BLDS), quyền định đoạt (điều 195 BLDS) Theo đó viêc anh A quyết định tặng hay không tặng chiếc điện thoại Iphone 6s cho anh C là quyền của anh A vì thuộc quyền định đoạt quy định tại điều 195 BLDS 2005 Theo tình huống nêu thì anh A và anh C thỏa thuận với việc anh C thực hiện công việc chở anh A đến địa điểm đã hẹn Đến đây, hợp đồng tặng cho ban đầu dường là một hợp đồng dịch vụ, và có tranh chấp sẽ áp dụng các quy định của hợp đồng dịch vụ để giải quyết Theo điều 518 BLDS 2005 Hợp đồng dịch vụ quy định: Hợp đồng dịch vụ là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ Theo đó thì anh A và anh C đã thỏa thuận với việc anh C thực hiện công việc chở anh A Theo thì anh A là bên thuê dịch vụ còn anh C trở thành bên cung ứng dịch vụ Theo đó đối với hợp đồng dịch vụ thì đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không trái đạo đức pháp luật đa phan tích tại điều 282 BLDS 2005 cụ thể đối tượng mà anh A và C đã thỏa thuận là việc anh C trở anh A Mặt khác đặc điểm của hợp đồng dịch vụ là hợp đồng ưng thuận: “là những Hợp đồng mà theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh sau các bên đã thoả thuận với xong về nội dung chủ yếu của Hợp đồng Trong trường Hợp này, dù rằng các bên chưa trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết đã phát sinh quyền yêu cầu của bên này đối với bên việc thực hiện Hợp đồng Hay nói cách khác, Hợp đồng ưng thuận là những Hợp đồng mà thời điểm có hiệu lực của nó được xác định tại thời điểm giao kết.” Theo kể từ điểm anh Avà anh C giao kết thì giữa anh A và anh C phát sinh hợp đồng dịch vụ Khi hợp đồng dịch vụ có hiệu lức kể từ thời điểm giao kết thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên Ở bên C có nghĩa vụ chở anh A đến địa điểm đã thỏa thuận còn việc anh A có nghĩa vụ phải trả tiền trường hợp không thỏa thuận về giá * Đến thì anh C đã thực hiện xong công việc đã yêu câu phù hợp với ý chí anh A, không thỏa thuận trước về giá và anh A đã trả anh C một khoản tiền anh C không đồng ý hoặc việc anh C yêu cầu anh A giao điện thoại cho anh C không giao Trong trường hợp này là loại hợp đồng dịch vụ và đã có hiệu lực nên mọi tranh chấp sẽ áp dụng theo quy định của hợp đồng dịch vụ Theo khoản 2,3 điều 524 BLDS 2005 Trả tiền dịch vụ quy định: Khi giao kết hợp đồng nếu không có thoả thuận về giá dịch vụ, phương pháp xác định giá dịch vụ và không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định cứ vào giá thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng Bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ tại địa điểm thực hiện công việc hoàn thành dịch vụ, nếu không có thoả thuận khác Ban đầu nó là một dạng hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện không phát sinh hiệu lực hợp đông anh A không giao tài sản cho anh C và đến nó trở thành hợp đồng dịch vụ có hiệu lực từ thời điểm giao kết Chính vì lẽ đó mà ban đầu anh A và anh C đã không có thỏa thuận gì về giá cũng sau thực hiện xong các bên không nhất chí về giá thỏa thuận Theo đó sau anh C thực hiện xong công việc của mình thì việc xác định anh A trả giá thuê dịch vụ chở người thì giá dịch vụ cứ vào giá thị trường của dịch vụ chở người – xe ôm tại thời điểm anh A và anh C giao kết hợp đồng cụ thể ngày 15/02/2007 tại Thái Hà và anh A phải trả tiền dịch vụ chở người tại địa điểm quán Café LonDon số 87 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Giả sử theo ước lượng tính toán giá dịch vụ xe ôm tại thời điểm 15/02/2007 từ địa điểm giao kết đến số 87 Nguyễn Chí Thanh là 50 nghìn Thì theo đó anh A phải trả cho anh C số tiền là 50 nghìn VND +Về mặt lí thuyết: đến coi tranh chấp đã được giải quyết, theo đó anh A phải trả cho anh C số tiền là 50 nghìn VND có thể là cao tùy thuộc vào việc anh A trả +Thực tế: Trên thực tế có không ít vụ xảy trường hợp này, thường là vụ liên quan với “số tiền lớn”, theo đó sau có quyết định của Tòa Án buộc anh A phải trả anh C số tiền là 50 nghìn VND Nhưng anh A vì lí gì đó như: “ muốn gây khó dễ cho C ” mà trần trừ không đưa cho anh C anh C cầm tay quyết định của Tòa Án đến nhà anh A Theo đó trường hợp này để lấy 50 nghìn VND từ A, anh C phải đem quyết định của Tòa Án đến quan thi hành án để họ giải quyết bằng biện pháp cưỡng chế thi hành Vì vụ việc này số tiền mà anh A phải trả cho anh C theo quyết định của Tòa Án là 50 nghìn VND, là số tiền nhỏ không đáng là bao với anh A – thành viên công ty Hợp Danh X Do đó sau giải quyết ở Tòa Án thường thì anh A sẽ gửi lại cho anh C không giống những vụ phải trả số tiền lớn Nguyên nhân dẫn đến việc khẳng định là hợp đồng dịch vụ mà không phải hợp đồng vận chuyển hành khách việc anh C vận chuyển anh A giống loại hợp đồng vận chuyển hành khách là vì: + Bên vận chuyển hành khách hợp đồng vận chuyển hành khách phải đăng ký kinh doanh vận chuyển hành khách Ở theo tình huống anh C chỉ là một người có phương tiện, không đăng ký kinh doanh vận chuyển hành khách + Với hợp đồng vạn chuyển hành khách thì pháp luật quy định buộc bên vận chuyển phải mua bảo hiểm hành khách Trong trường hợp anh C mua xe để lại nên không có bảo hiểm hành khách mà chỉ mua bảo hiểm chủ xe máy →Đây là hợp đồng dịch vụ Bài tập của em còn nhiều thiếu xót, mong thầy cô tận tình giúp để bài tập của em trở nên hoàn thiện EM XIN TRÂN THÀNH CẢM ƠN

Ngày đăng: 07/09/2016, 11:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan