1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp dạy học tích cực và phương pháp dạy học hợp tác

24 498 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 873 KB

Nội dung

Trong chương này, chúng tôi đã trình bày tổng quan về phương pháp dạy học tích cực và phương pháp dạy học hợp tác. Phương pháp dạy học hợp tác là một phương pháp dạy học tích cực và mang tính xã hội cao. Ngoài chức năng và nhiệm vụ giúp học sinh tự mình lĩnh hội tri thức, phương pháp dạy học hợp tác còn có chức năng rèn luyện các kĩ năng xã hội cho học sinh. Để xác định cơ sở thực tiễn, chúng tôi đã tiến hành điều tra về nhu cầu, sự hiểu biết của học sinh ở một số trường trung học phổ thông về phương pháp dạy học hợp tác. Đó chính là cơ sở lí luận và thực tiễn để chúng tôi xây dựng chương 2 là: Những biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học hợp tác Hình học 10.

Trang 1

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

Muốn thay đổi cách học của học sinh cần phải đổi mới cách dạy của giáoviên Cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng ngược lại thói quen học tập của tròcũng ảnh hưởng, chi phối tới cách dạy của thầy

Chẳng hạn, có trường hợp học sinh có nhu cầu học tích cực nhưng giáo viênchưa đáp ứng được, hoặc có trường hợp giáo viên áp dụng phương pháp dạyhọc tích cực nhưng chưa được kết quả như mong muốn vì học sinh chưa thíchứng kịp, vẫn quen với cách học cũ Vì vậy, giáo viên phải kiên trì, thay đổi dầndần, từng bước giúp học sinh hình thành phương pháp học tập tích cực Trongđổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác của cả thầy và trò, sự phối hợpnhịp nhàng hoạt động dạy của giáo viên với hoạt động học của học sinh thì mớithành công Như vậy, ta phải dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phân biệtvới "Dạy và học thụ động"

b Mối quan hệ giữa dạy học tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm Dạy học lấy học sinh làm trung tâm (hoặc dạy học tập trung vào người học,dạy học căn cứ vào người học, dạy học hướng vào người học ) nhấn mạnh hoạt

Trang 2

động học, chú ý tới cách học của học sinh trong quá trình dạy học, khác vớicách tiếp cận truyền thống là nhấn mạnh hoạt động dạy và vai trò của giáo viên Trong quá trình dạy học, người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy, lạivừa là chủ thể của hoạt động học Thông qua hoạt động học, dưới sự hướngdẫn, dẫn dắt của giáo viên, người học phải tích cực, chủ động hoạt động, học tập

để phát triển năng lực của bản thân Vì vậy, nếu người học chưa tự giác, chủđộng và tích cực, không chịu học, không có phương pháp học thích hợp thì hiệuquả của việc dạy sẽ không cao

Dạy học lấy học sinh làm trung tâm là một tư tưởng, một quan điểm dạyhọc, một cách tiếp cận quá trình dạy học có liên quan tới mục tiêu, nội dung,phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy, học… chứ không chỉ liênquan đến phương pháp dạy và học

1.1.2 Đặc trưng của phương pháp dạy hoc tích cực

Theo tác giả Hoàng Lê Minh [8, tr22], phương pháp dạy học tích cực cóbốn đặc trưng cơ bản là: Tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh trong quátrình dạy học, rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh, kết hợp học tập hợptác với học tập cá nhân, kết hợp giữa đánh giá của giáo viên với tự đánh giá củahọc sinh Dưới đây sẽ phân tích kỹ hơn bốn đặc trưng này của phương pháp dạyhọc tích cực

a Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh trong quá trình dạy học

Một trong những yêu cầu của phương pháp dạy học tích cực là khuyếnkhích người học tự lực khám phá những điều chưa biết trên cơ sở những điều đãbiết và đã qua trải nghiệm Học sinh được đặt vào những tình huống có vấn đề

để các em trực tiếp quan sát, trao đổi, tìm giải pháp, giải quyết vấn đề… Từ đógiúp học sinh tìm ra những câu trả lời đúng, các đáp án chính xác nhất Các emcòn được khuyến khích khai phá ra những cách giải quyết cho riêng mình vàđược động viên trình bày quan điểm theo từng cá nhân Đó là nét riêng, nét mới

có nhiều sáng tạo nhất Có như vậy bên cạnh việc chiếm lĩnh tri thức, người học

Trang 3

còn biết làm chủ cách xây dựng kiến thức, tạo cơ hội tốt cho tính tự chủ và ócsáng tạo nảy nở, phát triển.

Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập giúp học sinh thoát khỏitình trạng thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn Theo tinh thần này,giáo viên không cung cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà là người tổ chức và chỉđạo học sinh tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiệnkiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tậphoặc tình huống thực tiễn

b Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học trong quá trình dạy học

Cần hiểu mối quan hệ giữa dạy và tự học là quan hệ giữa tác động bênngoài và hoạt động bên trong Tác động dạy của giáo viên là hỗ trợ cho học sinh

tự phát triển, chỉ có tự học của học sinh mới là nhân tố quyết định sự phát triểncủa bản thân của học sinh

Năng lực tự học là một trong tám năng lực cần phát triển cho học sinh hiệnnay Trong xã hội đang biến đổi nhanh, với sự bùng nổ thông tin, khoa học vàcông nghệ phát triển như vũ bão thì việc dạy phương pháp học phải được quantâm ngay từ đầu bậc Tiểu học và tiếp tục được chú ý ở các cấp học, bậc học tiếptheo Đây là bước hữu hiệu để chuẩn bị cho lớp người kế tục thích ứng với xãhội học tập, trong đó mỗi người phải có năng lực học tập lên tục, suốt đời

Dạy học suy cho cùng là dạy cách tự học Phương pháp tự học là cầu nốigiữa học tập và nghiên cứu khoa học Nếu rèn luyện cho học sinh có đượcphương pháp, kĩ năng, thói quen tự học, biết vận dụng linh hoạt những điều đãhọc vào những tình huống mới, biết tự lực phát hiện, đặt ra và giải quyết nhữngvấn đề gặp phải trong thực tiễn thì sẽ tạo cho các em lòng ham học, khơi dậytiềm năng vốn có của các em Vì những lẽ đó, ngày nay người ta nhấn mạnh dạyphương pháp học trong quá trình dạy học, cố gắng tạo ra sự chuyển biến từ họctập thụ động sang tự học chủ động Rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh làmột quá trình lâu dài, phức tạp và luôn được củng cố, nâng cao và bổ sungthêm

Trang 4

c Tăng cường với học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác

Trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thànhbằng những hoạt động thuần túy cá nhân Lớp học là môi trường giao tiếp thầy-trò, trò- trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường đi tớinhững tri thức mới Thông qua sự hợp tác, tìm tòi nghiên cứu, thảo luận, tranhluận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, được khẳng định hay bác bỏ,điều chỉnh, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới, bài học vận dụngđược vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và cả lớp

Nhóm học tập là đặc trưng của phương pháp học tập hợp tác Trong trườngphổ thông, mỗi nhóm học tập thường có từ 4 đến 6 học sinh Học nhóm đòi hỏi

tự giác của mỗi cá nhân, tự quản của tập thể nhóm Phải đảm bảo trong nhóm aicũng có thể báo cáo, ai cũng phải tham gia vào công việc chung; không cóngười đứng ngoài, không có người làm thay công việc của người khác Trongnhóm, mỗi cá nhân được phân công một nhiệm vụ cụ thể, mỗi người đều phải

nỗ lực, không thể ỷ lại vào người khác, toàn nhóm phải phối hợp với nhau đểcuối cùng đạt mục tiêu chung Kết quả làm việc của từng nhóm được trình bàythảo luận trước lớp sẽ tạo một không khí thi đua giữa các nhóm, đóng góp tíchcực vào kết quả chung của bài học Hoạt động trong tập thể nhóm làm cho từngthành viên được bộc lộ suy nghĩ, hiểu biết thái độ của mình, qua đó được tập thểuốn nắn, điều chỉnh, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tươngtrợ, ý thức cộng đồng Hoạt động trong tập thể nhóm, tập thể lớp sẽ làm chotừng thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, hiệuquả học tập sẽ tăng lên nhất là phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuấthiện nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành một nhiệm vụ xác định

Mô làm việc hợp tác được đưa vào đời sống học đường có tác dụng chuẩn bịcho học sinh thích ứng với đời sống xã hội, trong đó mỗi người sống và làmviệc theo sự phân công hợp tác với tập thể cộng đồng

Trang 5

Trong xu hướng toàn cầu hóa, xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia,liên quốc gia thì năng lực hợp tác thực sự trở thành một mục tiêu đào tạo củagiáo dục nhà trường.

d Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Việc đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng việc học tập

và điều chỉnh hoạt động của trò mà còn tạo điều kiện nhận định thực trạng việcgiảng dạy và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy

Trước đây, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh chủ yếu dựa vào đánhgiá của giáo viên Với mục tiêu của các phương pháp tích cực là rèn luyện chohọc sinh phương pháp học để chuẩn bị cho học sinh khả năng học tập liên tục,suốt đời thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển khả năng tự đánh giá đểđiều chỉnh cách học Mặt khác, giáo viên cũng cần tạo điều kiện để học sinhtham gia đánh giá lẫn nhau Việc học sinh tham gia đánh giá lẫn nhau sẽ có tácdụng tích cực để học sinh tự học và điều chỉnh bản thân

Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để tạo ra những con ngườinăng động sớm thích nghi với đời sống xã hội, hòa nhập và góp phần phát triểncộng đồng thì việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập không dừng lại ở yêu cầutái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà cần khuyến khích trí thôngminh, sáng tạo, phát hiện sự chuyển biến thái độ và xu hướng hành vi của họcsinh trước những vấn đề của đời sống cá nhân, gia đình và cộng đồng; rèn luyệncho các em khả năng phát hiện và vận dụng giải quyết các vấn đề nảy sinh trongcác tình huống thực tế

Tóm lại, trong sự chuyển đổi từ dạy và học thụ động sang dạy và học tíchcực, vai trò của giáo viên và học sinh đã có sự thay đổi Giáo viên là người thiết

kế, tổ chức, hướng dẫn hành động để học sinh tự lực phát hiện, chiếm lĩnh trithức, hoàn thành mục tiêu bài học Trên lớp, học sinh hoạt động là chính nhưng

kì thực để có thể đạt được một giờ dạy tích cực đúng như mong muốn thì ngườigiáo viên phải bỏ ra rất nhiều công sức Giáo viên là người viết kịch bản, nhiệm

vụ của giáo viên là phải thiết kế những tình huống cho học sinh trải nghiệm,

Trang 6

chiếm lĩnh tri thức Dạy theo các phương pháp tích cực, giáo viên phải có trình

độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức,hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiếncủa giáo viên

Sau đây là một ví dụ minh họa sử dụng phương pháp dạy học tích cực:

 Kĩ năng: Nhận dạng và thể hiện được định lí côsin trong tam giác

 Tư duy: Rèn luyện tính linh hoạt, sáng tạo của tư duy, phát triển tưduy logic

 Thái độ: Tích cực, chủ động, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau

* Phương pháp dạy học

 Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề

 Phương pháp dạy học hợp tác

* Quá trình điều hành

 Học sinh tự xem lại bài tích vô hướng của hai vectơ

 Tại lớp sẽ giáo viên sẽ cho học sinh hoạt động nhóm thông quaphiếu học tập Mỗi cá nhân tự trả lời phiếu học tập của mình, cóthể có sự trao đổi với các thành viên trong tổ Cuối cùng mỗi tổthảo luận để đưa ra câu trả lời chung

 Các nhóm đưa ra kết quả Mỗi thành viên trong nhóm đều phải sẵnsàng trình bày kết quả của nhóm mình và nhận xét được kết quảcủa các nhóm khác

 Tổng kết đưa ra định lí côsin trong tam giác Rút ra hệ quả của địnhlí

 Học sinh vận dụng định lí

Trang 7

 Tổng kết và giao nhiệm vụ về nhà.

* Tiến t rình giờ học

Giáo viên đưa ra tình huống gợi vấn đề: Trong một tam giác vuông, khibiết độ dài hai cạnh ta có thể tính được độ dài cạnh còn lại dựa vào định líPy- ta- go Vậy trong một tam giác bất kì, khi biết độ dài hai cạnh và mộtgóc xen giữa hai cạnh đó thì có tính được độ dài cạnh còn lại hay không?

Hoạt động 1: Làm việc theo từng nhóm để trả lời phiếu học tập.

Hoạt động 2: Các nhóm trình bày kết quả và nhận xét câu trả lời của các

nhóm khác

Hoạt động 3: Hợp tác giữa các nhóm Giáo viên cùng học sinh tổng kết

và đưa ra định lí côsin trong tam giác Rút ra hệ quả của định lí

Hoạt động 4: Đưa ra bài tập vận dụng Học sinh làm và trình bày lời giải Hoạt động 5: Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung định lí và hệ

quả Giao bài tập về nhà cho học sinh

Bài soạn trên được soạn theo phương pháp dạy học tích cực vì thỏa mãn bốn đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực Cụ thể:

- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh Điềunày được thể hiện rõ trong hoạt động 1, hoạt động 2 và hoạt động 4

Hoạt động 1: Mỗi cá nhân độc lập suy nghĩ để trả lời phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP

Bài toán: “ Cho tam giác ABC có AB= 3cm; AC= 5cm; Tính

độ dài cạnh BC”

Bạn An cho rằng bài toán trên chưa đủ dữ kiện để tìm được độ dài cạnh

BC Nhưng bạn Linh lại nói ta có thể tính được độ dài cạnh BC bằngcách sử dụng vectơ như sau:

Ta có:

Suy ra:

Trang 8

= =

Từ đó, thay số ta được:

= 19 Suy ra BC= (cm)

Câu hỏi 1: Em có nhận xét gì về ý kiến của bạn An và bạn Linh?

Câu hỏi 2: Có thể vận dụng cách giải của bạn Linh ở trên để tìm độ dài

không? Em hãy đưa ra kết quả về độ dài cạnh BC trong các trường hợpđó?

Câu hỏi 3: Em hãy nêu công thức tổng quát tính độ dài cạnh BC trong

tam giác ABC biết: AB=c, AC=b và độ lớn góc A

Hoạt động 2: Các thành viên trong nhóm thảo luận để đi đến kết quả

thống nhất của cả nhóm Trình bày kết quả của nhóm mình trước lớp vànhận xét kết quả của các nhóm khác

Hoạt động 4: Giáo viên đưa ra hai câu hỏi để học sinh nhận dạng và thể

hiện định lí côsin trong tam giác và hệ quả của định lí:

Câu hỏi 1: Cho tam giác ABC Trong trường hợp nào dưới đây có thể

vận dụng trực tiếp định lí côsin trong tam giác để tính độ dài cạnh còn lại:

Câu hỏi 2: Cho tam giác ABC có AB=10cm, AC=12cm, BC=15cm.

Tính độ lớn các góc trong tam giác

- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

Trang 9

Học sinh tự ôn tập lại kiến thức đã học, độc lập suy nghĩ và trả lời phiếu học tập Từ đó tự phát hiện ra nội dung của định lí côsin trong tam giác.Đồng thời tự rút ra được hệ quả về công thức tìm độ lớn các góc trongtam giác khi biết độ dài ba cạnh.

- Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác

Vai trò của cá nhân: Mỗi học sinh tự suy nghĩ và trả lời phiếu học tậpcủa mình, đồng thời trao đổi, giúp đỡ bạn khác khi cần thiết

Vai trò tập thể: Các cá nhân trong nhóm trao đổi để đi đến kết quả thốngnhất của cả nhóm, kết quả sẽ do một thành viên bất kì trình bày Điềunày làm cho các thành viên trong nhóm phải hợp tác với nhau, khôngthể là người ngoài cuộc Nhiệm vụ 2 trong phiếu học tập cũng đòi hỏicác thành viên phải hợp tác để đưa ra kết quả nhanh và chính xác Ngoài

ra còn có hợp tác giữa các nhóm, hợp tác giữa giáo viên và học sinh đểđưa ra kết luận là nội dung định lí

- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Các nhóm đánh giá lẫn nhau, kết hợp với sự đánh giá, nhận xét của giáoviên

- Giáo án trên thể hiện được tính xã hội cao trong học tập, tức là thể hiện được sự hợp tác với nhau để hoàn thành công việc Thông qua hợp tác có thể rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản sau:

+ Kĩ năng giao tiếp: Các thành viên trong nhóm trao đổi với nhau,mỗi thành viên đều rèn luyện được kĩ năng truyền đạt thông tin thể hiện

ý tưởng, suy nghĩ của mình, đồng thời rèn kĩ năng tiếp nhận và xử líthông tin từ người khác

+ Kĩ năng xây dựng và duy trì bầu không khí tin tưởng lẫn nhau:

Vì vai trò và ý kiến của mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng đến kết quả chungcủa cả nhóm nên các cá nhân sẽ có ý thức xây dựng và tin tưởng lẫnnhau

Trang 10

+ Kĩ năng kèm cặp nhau trong học tập: Các thành viên trao đổi,giúp đỡ nhau khi cần thiết.

+ Kĩ năng lãnh đạo: người nhóm trưởng sẽ phải điều hành để cácthành viên trong nhóm đều phải tích cực hoàn thành công việc đượcgiao

+ Kĩ năng tư duy hội thoại có phê phán: Thông qua việc trao đổi ýkiến giữa các thành viên trong nhóm và nhận xét giữa các nhóm, suynghĩ của mỗi cá nhân được bộc lộ và nhận được ý kiến phản hồi từnhững người khác

1.2 Dạy học hợp tác

1.2.1 Khái niệm về phương pháp dạy học hợp tác

Theo tác giả Nguyễn Bá Kim [5, tr169] “Dạy học hợp tác được hiểu làmột phương pháp dạy học mà những người học cùng làm việc với nhau, nỗ lựctham gia một nhiệm vụ chung, trong đó các cá thể phụ thuộc vào nhau, có tráchnhiệm với nhau, tận dụng khả năng và tài nguyên của nhau, tích cực tương tác,

hỗ trợ nhau để kiến tạo tri thức và đạt được các mục tiêu học tập khác”

Theo tác giả Hoàng Lê Minh [8, tr58], trong dạy học hợp tác, mỗi học sinh

có thể được học tập trong một nhóm, có sự hợp tác giữa các giữa các thànhviên trong một nhóm, giữa các nhóm để đạt được mục đích chung Trongphương pháp dạy học hợp tác, vai trò của người giáo viên là người thiết kế, tổchức, điều khiển những hoạt động học tập hợp tác của học sinh, vai trò của họcsinh là người học tập trong sự hợp tác Hợp tác vừa là phương tiện, vừa là mụctiêu của việc dạy học

Trong dạy học hợp tác, có sự hợp tác giữa các thành viên (học sinh) trongmột nhóm, hợp tác giữa các nhóm trong lớp học và hợp tác giữa học sinh vớigiáo viên

Như vậy, dạy học hợp tác là một phương pháp dạy học tích cực có “tính xãhội” cao, có thể phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của người

Trang 11

học, có thể khai thác, vận dụng một cách có hiệu quả trong nhiều tình huốngdạy học môn Toán.

Theo tác giả Hoàng Lê Minh, ý nghĩa của dạy học hợp tác thể hiện ở chỗ:khi học sinh tham gia tích cực vào các nhóm học tập sẽ thúc đẩy quá trình họctập và tạo nên hiệu quả cao trong học tập, tăng tính chủ động của tư duy, sựsáng tạo và khả năng ghi nhớ của học sinh trong quá trình học tập, tăng thêmhứng thú học tập đối với người học, giúp học sinh phát triển các kĩ năng giaotiếp bằng ngôn ngữ, giúp học sinh phát triển tư duy, nâng cao lòng tự trọng, ýthức trách nhiệm và sự tự tin của người học, giúp thúc đẩy những mối quan hệcạnh tranh mang tính tích cực trong học tập

1.2.2 Ưu, nhược điểm của dạy học hợp tác

Theo tác giả Trần Duy Hùng [4, tr26] dạy học hợp tác có những ưu điểm vànhược điểm chính sau đây:

a Ưu điểm

- Dạy học hợp tác theo nhóm sẽ giúp cải thiện quan hệ giữa các học sinh,tạo cho lớp học một bầu không khí tin cậy, khuyến khích và tôn trọng lẫn nhau.Nhờ đó, học sinh sẽ mạnh dạn bày tỏ quan điểm cá nhân, tích cực tham giađóng góp ý kiến cho hoạt động chung của nhóm Giờ học sẽ trở nên sinh động

và hấp dẫn

- Thông qua việc dạy học lẫn nhau, các học sinh sẽ tự điều chỉnh nhữngthiếu sót về kiến thức, kỹ năng nhờ sự giúp đỡ của các thành viên khác Họcsinh có thể cùng nhau đạt được những điều mà các em không thể làm được mộtmình bằng cách là mỗi người đóng góp một phần hiểu biết để rồi tất cả kết hợplại để có được bức tranh tổng thể hoàn chỉnh

- Việc hợp tác cùng nhau sẽ giúp học sinh có cơ hội thực hành, rèn luyệnmột số hoạt động trí tuệ cơ bản (phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa,khái quát hóa ) và kĩ năng xã hội (khả năng cùng hợp tác làm việc, năng lựclãnh đạo, giao tiếp ) đó là những phẩm chất rất cần thiết cho người công dânsau này

Trang 12

- Học sinh hoàn toàn tích cực và chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức.

Từ đó, học sinh có niềm tin vài năng lực bản thân và hứng thú với môn học.Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện khả năng tự học và nănglực học tập suốt đời cho học sinh Đó là một trong những ưu điểm thiết thựcnhất của học tập hợp tác theo nhóm

- Hoạt động nhóm còn mang lại cho học sinh cơ hội thuận lợi để làm quenvới nhau Nó cũng khơi dậy sự gắn bó tập thể đặc biệt là khi hiện diện yếu tốcạnh tranh giữa các nhóm

- Hoạt động hợp tác theo nhóm dựa trên nguyên tắc lắng nghe, tôn trọnglẫn nhau Học sinh trở nên tự tin hơn khi tham gia phát biểu, nhờ đó mà sốlượng ý kiến đưa ra nhiều hơn và thấu đáo hơn Giáo viên sẽ có cơ hội tận dụng

ý kiến, kinh nghiệm của người học Mặt khác, việc thu nhận được nhiều thôngtin phản hồi giúp cho giáo viên dễ dàng nhận ra những thiếu sót về mặt kiếnthức, kỹ năng ở học sinh cung như trong phương phương pháp giảng dạy củachính bản thân

Tóm lại, dạy học hợp tác là một chiến lược giảng linh hoạt có ưu điểm nổibật đến nỗi phương pháp này trở thành đặc trưng cơ bản của dạy học hiện đại.Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động nhóm nếu tổ chức tốt sẽ làm tăng đáng

kể mức độ tập trung vào bài học và phát triển những kỹ năng dành riêng chomôn học cũng như các kỹ năng giao tiếp và xã hội khác

- Khi giáo viên biết áp dụng một cách linh hoạt, hợp lí, chuẩn bị chu đáo

kế hoạch giảng dạy và quản lí tốt thì việc sử dụng nhóm hợp tác sẽ đem lại hiệu

Ngày đăng: 06/09/2016, 08:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w