1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN ĐỊNH – TỈNH THANH HÓA

41 2,3K 32

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 160,75 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP...................................4 1. Lý do chọn chuyên đề 1 2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập 2 3. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề 3 1. Tên cơ quan thực tập 4 2. Địa chỉ 4 3. Tổ chức bộ máy 4 4. Vị trí, chức năng; nhiệm vụ 4 5. Quyền hạn 6 6. Các dự án môi trường đã, đang và sẽ thực hiện 7 CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP 8 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội Huyện Yên Định 8 2.1.1. Về điều kiện tự nhiên 8 2.1.1.1. Về vị trí địa lý 8 2.1.1.2. Địa hình 8 2.1.1.3. Thời tiết – khí hậu 8 2.1.1.4. Tài nguyên 9 2.1.2. Về kinh tế xã hội 11 2.1.2.1. Dân số 11 2.1.2.2. Lao động việc làm 12 2.1.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 12 2.1.2.4. Giáo dục đào tạo 13 2.1.2.5. Y tế 13 2.1.2.6. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật 13 2.2. Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Yên Định 14 2.2.1. Hiện trạng CTRSH 14 2.2.2. Nguồn phát sinh CTRSH 15 2.2.3. Khối lượng và thành phần CTRSH 16 2.2.4. Ảnh hưởng của CTRSH 18 2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn huyện 19 2.3.1. Các văn bản luật tại phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Yên Định 19 2.3.2. Hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH 20 2.3.3. Hoạt động xử lý CTRSH 24 2.3.4. Cơ sở vật chất và nhân lực cho việc quản lý CTRSH 25 2.3.5. Đánh giá sự quan tâm của người dân về công tác quản lý CTRSH 26 2.3.6. Những tồn đọng trong công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện 28 2.4. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH 29 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32 1. Kết luận 32 2. Kiến nghị 33 KẾT LUẬN CHO BẢN THÂN 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35  

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

TÊN CHUYÊN ĐỀ: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT

THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN ĐỊNH

TỈNH THANH HÓA

Địa điểm thực tập : Phòng Tài nguyên và Môi trường

Huyện Yên Định – Tỉnh Thanh Hóa Giáo viên hướng dẫn : ThS Cô Phạm Thị Hồng Phương

Đơn vị công tác : Khoa Môi trường Trường Đại Học Tài Nguyên

& Môi Trường Hà Nội Sinh viên thực hiện : Lê Thị Quỳnh Hoa

Lớp : CD11QM2

Thanh Hóa, tháng 4 năm 2015

Trang 2

Lời cảm ơn

Thực tập tốt nghiệp là quá trình học tập để cho mỗi sinh viên vận dụng nhữngkiến thức, lý luận đã được học trên nhà trường vào thực tiễn, tạo cho sinh viên làmquen những phương pháp làm việc, kỹ năng công tác Đây là giai đoạn không thể thiếuđược đối với mỗi sinh viên trong quá trình học tập Được sự nhất trí của Ban giámhiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên vàMôi trường Hà Nội, em nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạttrên địa bàn Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa”

Thời gian thực tập tuy không dài nhưng đã đem lại cho em những kiến thức bổ ích

và những kinh nghiệm quý báu, đến nay em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình

Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng Tài nguyên & Môi trường HuyệnYên Định đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập tốt ngiệp

Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Môi trường, nhữngngười đã giảng dạy và đào tạo hướng dẫn chúng em và đặc biệt là cô giáo ThS.PhạmThị Hồng Phương, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thựctập và hoàn thành bài tốt nghiệp này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến chị Lê Thị Oanh, cán bộ công nhân viên phòngTài Nguyên và Môi trường Huyện Yên Định đã chỉ bảo tận tình, cung cấp đầy đủ tàiliệu liên quan đến bài báo cáo, giúp em hoàn thiện bài báo cáo này

Do thời gian có hạn, lại bước đầu mới làm quen với phương pháp mới chắcchắn báo cáo không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của cácthầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để bài thực tập này được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Lê Thị Quỳnh Hoa

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 4

1 Lý do chọn chuyên đề 1

2 Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập 2

3 Mục tiêu và nội dung của chuyên đề 3

1 Tên cơ quan thực tập 4

2 Địa chỉ 4

3 Tổ chức bộ máy 4

4 Vị trí, chức năng; nhiệm vụ 4

5 Quyền hạn 6

6 Các dự án môi trường đã, đang và sẽ thực hiện 7

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP 8

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội Huyện Yên Định 8

2.1.1 Về điều kiện tự nhiên 8

2.1.1.1.Về vị trí địa lý 8

2.1.1.2.Địa hình 8

2.1.1.3.Thời tiết – khí hậu 8

2.1.1.4.Tài nguyên 9

2.1.2 Về kinh tế xã hội 11

2.1.2.1.Dân số 11

2.1.2.2.Lao động việc làm 12

2.1.2.3.Thực trạng phát triển kinh tế xã hội 12

2.1.2.4.Giáo dục đào tạo 13

2.1.2.5.Y tế 13

2.1.2.6.Kết cấu hạ tầng kỹ thuật 13

2.2 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Yên Định 14

2.2.1 Hiện trạng CTRSH 14

2.2.2 Nguồn phát sinh CTRSH 15

2.2.3 Khối lượng và thành phần CTRSH 16

2.2.4 Ảnh hưởng của CTRSH 18

2.3 Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn huyện 19

2.3.1 Các văn bản luật tại phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Yên Định 19

2.3.2 Hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH 20

2.3.3 Hoạt động xử lý CTRSH 24

Trang 4

2.3.4 Cơ sở vật chất và nhân lực cho việc quản lý CTRSH 25

2.3.5 Đánh giá sự quan tâm của người dân về công tác quản lý CTRSH 26

2.3.6 Những tồn đọng trong công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện 28

2.4 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH 29

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32

1 Kết luận 32

2 Kiến nghị 33

KẾT LUẬN CHO BẢN THÂN 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.2.1: Quy mô dân số và cơ cấu dân số Huyện Yên Định năm 2013 11

Bảng 2.1.2.2: Lực lượng lao động của huyện năm 2011– 2013 12

Bảng 2.2.3a: Khối lượng CTRSH bình quân đầu người năm 2013 17

Bảng 2.2.3b: Lượng CTRSH phát sinh của từng xã năm 2013 17

Bảng 2.2.3c: Thành phần CRSH trên địa bàn huyện 18

Bảng 2.3.2a: Số hộ được CTCP Môi trường đô thị quản lý thu gom 20

Bảng 2.3.2b: Mức phí phải nộp cho CTCP Môi trường đô thị 21

Bảng 2.3.2c: Hiện trạng các bãi rác 23

Bảng 2.3.4a: Cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác thu gom CTRSH của CTCP Môi trường đô thị 25

Bảng 2.3.4b: Cơ sở vật chất, kỹ thuật cho công tác thu gom CTRSH của một số HTX điển hình 26

DANH MỤC HÌNH Hình 2.2.2: Sơ đồ nguồn gốc phát sinh CTRSH 15

Hình 2.3.2a: Quá trình vận chuyển CTRSH của CTCP Môi trường đô thị 22

Hình 2.3.2b: Quá trình vận chuyển CTRSH của HTX 23

Hình 2.3.3: Tỷ lệ các phương pháp xử lý CTRSH không được thu gom 24

Hình 2.3.5: Ý kiến của người dân về công tác tuyên truyền 28

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TN & MT : Tài nguyên và Môi trường

CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt

CTR : Chất thải rắn

HTX : Hợp tác xã

CTCP : Công ty cổ phần

BVMT : Bảo vệ môi trường

UBND : Uỷ ban nhân dân

QLMT : Quản lý môi trường

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn chuyên đề

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, có thu nhập thấp, để tồn tại trongcuộc cạnh tranh kinh tế quyết liệt của khu vực và toàn cầu Việt Nam phải thực hiệnchính sách công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Quá trình đó sẽ gây sức ép lớnđến môi trường Giải pháp đặt là chúng ta phải có sự kết hợp chặt chẽ quá trình pháttriển với các vấn đề môi trường, coi lợi ích môi trường là một yếu tố phải cân nhắctrước khi hoạch định chính sách phát triển Cùng với sự phát triển kinh tế, các đô thị,các ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ ngày càng được mở rộng, nó tạo ra mộtlượng chất thải lớn bao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, y tế, chất thảinông nghiệp chất thải xây dựng

Không chỉ ở những khu đô thị, ở các thành phố lớn, những khu dân cư đôngđúc, tình trạng rác thải tràn lan chưa được xử lý triệt để mà nhiều khu vực nông thônnước ta hiện nay mới thực sự là một nguy cơ về ô nhiễm môi trường nhưng lại chưanhận được sự quan tâm cũng như đầu tư hợp lý của chính quyền Đáng chú ý, nhiềunơi do ý thức người dân, địa hình rộng lớn… nên nhiều người còn coi nhẹ, chưa quantâm đúng mức tới tình trạng ô nhiễm do rác thải gây ra Hơn nữa, hầu hết các khu dân

cư ở nông thôn chưa có nơi xử lý rác thải đúng quy định hoặc có thì lại nằm biệt lập,khó vận chuyển rác tới đó để xử lý

Theo tìm hiểu, do thói quen sinh hoạt lâu đời, những nơi tập kết khá nhiều ráccủa các vùng quê đó là các khu chợ làng, khu đất trống cuối làng hay các bãi đất ruộngtrống Hầu hết các chợ ở nông thôn đều là chợ tạm bởi vậy rất ít chợ có thể xây dựngđược hố rác cho mình Mà nếu xây được hố rác thì khi rác trong hố đầy đều không biếtđưa đến đâu để xử lý nên chỉ còn một cách, đó là đốt Mỗi khi ban quản lý chợ đốt rácthì cư dân quanh chợ phải đóng chặt cửa, cố thủ trong nhà vì sản phẩm của hàng trămthứ cháy khét bốc mùi Có lẽ, xử lý bằng cách đốt rác thải là cách mà hầu hết các hộdân hoặc các vùng nông thôn đang làm hiện nay Tuy nhiên, có rất nhiều loại rác thảikhông bị phân hủy hoặc không xử lý được bằng cách này Và đó chính là nguy cơ tiềm

ẩn Hiện rất ít vùng nông thôn có thể tự xây dựng được bãi rác riêng cho mình do kinhphí và dây truyền xử lý rất cao Quỹ đất dành cho sản xuất ngày càng bị thu hẹp lại nêndành một diện tích đất cho dân đổ rác cũng là một vấn đề nan giải đối với từng địaphương Nhưng khi đã có bãi rác thì việc thay đổi thói quen đổ rác bừa bãi của nhữngngười nông dân này cũng không phải là việc có thể làm trong một sớm một chiều Một

số địa phương đã quy hoạch được bãi đổ rác chung nhưng việc vận chuyển rác trongtừng khu dân cư đến bãi rác cũng là vấn đề nan giải Diện tích rộng không có xe rác để

Trang 8

tập trung, không có xe chuyên dụng để vận chuyển rác thải cũng khiến cho việc tập kếtrác thải là vô cùng khó khăn.

Hậu quả của tình trạng rác thải nông thôn bừa bãi và tràn lan như hiện nay thì aicũng biết Đó chính là việc môi trường sống của chính người nông dân đang bị đe dọa

Từ những ao làng, sông ngòi, đường sá, đồng ruộng… đang bị ảnh hưởng rất nhiều

Cụ thể, chỉ tính riêng hệ sinh thái được cho là tương đối xanh sạch như ở nông thôncũng đang bị đe dọa nghiêm trọng Nếu trước đây, những loài thủy hải sản thường xuấthiện rất nhiều ở nông thôn thì hiện nay, chúng hầu như không còn nữa vì môi trường

đã bị ô nhiễm Đó không chỉ là vấn đề tài nguyên thủy sản mà xét một cách lâu dài, hệquả của việc nhiều loài trong chuỗi hệ sinh thái sống ở nông thôn bị suy giảm, cạn kiệtcũng ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của con người Còn nguy hại hơn, tại nhiều địaphương, khi mà lượng chất thải quá lớn có thể dẫn tới các loại dịch bệnh, ảnh hưởngtrực tiếp tới sức khỏe con người Đó là các căn bệnh hô hấp, bệnh đường ruột, bệnhung thư… đang ngày một xuất hiện nhiều hơn ở nông thôn, do những hóa chất độc hại

mà con người vô tình hay cố ý thải ra môi trường

Hiện nay ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng hơn không chỉ ônhiễm về không khí mà còn ô nhiễm về đất, nước và hậu quả mà chúng mang lại làảnh hưởng rất nhiều về mọi mặt đối với cuộc sống của con người Các chất thải ngàycàng nhiều và phong phú hơn, trong khi đó các biện pháp xử lý thì kém hiệu quả cùngvới sự không quan tâm một cách sát sao đã làm cho môi trường ngày một tồi tệ hơn

Vì vậy bảo vệ môi trường đang là một vấn đề cấp bách Dựa trên những bất cập trên

tôi quyết định chọn chuyên đề “THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN ĐỊNH – TỈNH THANH HÓA” để

thấy rõ hơn về thực trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn Qua đó giúp mọi ngườicũng như các cơ quan chức năng chủ động hơn trong công tác bảo vệ môi trường giúpcải thiện môi trường sinh thái tạo ra những điều kiện sống tốt hơn cho người dân sinhsống tại nông thôn

2 Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập

 Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng và công tác quản lý CTRSH trên địa bànHuyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa

Trang 9

 Nghiên cứu tại bàn : sử dụng mạng internet để tìm kiếm thông tin, số liệuliên quan đến đề tài.

 Phương pháp kế thừa : sử dụng tài liệu của đơn vị thực thực tập về tình hìnhthu gom, xử lý rác thải của thị trấn qua từng năm

 Phương pháp chuyên gia : Tham khảo và lấy ý kiến của giáo viên và cán bộhướng dẫn

3 Mục tiêu và nội dung của chuyên đề

 Xây sựng được giải pháp quản lý lâu dài và bền vững, góp phần giảm thiểu

ô nhiễm môi trường bởi CTRSH

 Nhiệm vụ:

 Đánh giá về công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện

 Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý CTRSH

 Đưa ra số liệu đánh giá về khối lượng thành phần và mức độ ảnh hưởng củaCTRSH

 Đề xuất một số giải quản lý CTRSH phù hợp

 Ảnh hưởng của CTRSH đến môi trường và sức khỏe cộng đồng

 Công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện

 Hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH

 Cơ sở vật chất cho các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH

 Đánh giá sự quan tâm của người dân về vấn đề CTRSH

 Những tồn đọng trong công tác quản lý

 Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

1 Tên cơ quan thực tập: Phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Yên Định, TỉnhThanh Hóa

2 Địa chỉ cơ quan thực tập: Thị trấn Quán Lào, Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hóa

3 Tổ chức bộ máy

Nguyễn Xuân Tùng Trưởng phòng

Hà Văn Thắng Phó phòngNguyễn Văn Mạnh Phó phòngHoàng Văn Tiến Phó phòng

 Trưởng phòng: anh Nguyễn Xuân Tùng

 Phó phòng: anh Hà Văn Thắng (Trưởng bộ phận Môi trường: nước, khítượng, thủy văn)

 Phó phòng: anh Nguyễn Văn Mạnh (Trưởng bộ phận Thanh tra pháp chế,Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất; Đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất)

 Phó phòng: anh Hoàng Văn Tiến (Trưởng bộ phận quy hoạch, kế hoạch, giaođất)

 Mô tả:

 Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy bannhân dân huyện, đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Tài nguyên và Môitrường về thực hiện các mặt công tác chuyên môn và trước pháp luật về việc thực hiệnchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng

 Phó phòng là người giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặtcông tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ đượcphân công Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó phòng được Trưởng phòng ủy nhiệmđiều hành các hoạt động của phòng

 Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng phòng và Phó phòng do Chủtịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận của Ban Thường

vụ Huyện ủy

4 Vị trí, chức năng; nhiệm vụ

 Vị trí, chức năng

 Vị trí

Trang 11

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy bannhân dân huyện Bình Chánh; chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủyban nhân dân huyện; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụcủa Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố.

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện có tư cách pháp nhân, có con dấuriêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước để hoạt động

 Chức năng

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dânhuyện thực hiện quản lý nhà nước về: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoán sản,môi trường, đo đạc, bản đồ

 Nhiệm vụ

 Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành các văn bản hướng dẫn việc thựchiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của nhà nước về quản lý tàinguyên và môi trường; kiểm tra việc thực hiện sau khi Ủy ban nhân dân huyện banhành

 Lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng và tổchức thực hiện sau khi được phê duyệt; thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtcủa xã, thị trấn không thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị

 Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sửdụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền

sở hữu, sử dụng tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Ủyban nhân dân huyện

 Theo dõi biến động về đất đai; cập nhật, chỉnh lý các tài liệu và bản đồ về đấtđai; quản lý hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện;hướng dẫn,kiểm tra việc thực hiện thống kê, kiểm kê, đăng ký đất đai đối với công chức chuyênmôn về tài nguyên và môi trường ở xã, thị trấn; thực hiện việc lập và quản lý hồ sơ địachính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai của huyện

 Tham gia cùng Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quantrong việc xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của địa phương;tham gia thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của phápluật; tham mưu, đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoặc phối hợp các cơ quan

có liên quan xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theoquy định của pháp luật

 Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và sự chỉ đạo của Ủy ban nhândân huyện về bảo vệ tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản

Trang 12

 Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên

và môi trường, các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quyđịnh của pháp luật

 Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vựccông tác được giao cho Ủy ban nhân dân huyện và Sở Tài nguyên và Môi trường

 Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về tài nguyên và môi trường đối với côngchức chuyên môn của xã, thị trấn

 Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãingộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán

bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật và phâncông của Ủy ban nhân dân huyện

 Quản lý tài chính, tài sản của Phòng theo quy định của pháp luật và theophân công của Ủy ban nhân dân huyện

 Tổ chức thực hiện các dịch vụ công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trườngtại địa phương theo quy định của pháp luật

 Thực hiện nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân huyện giao và theo quy địnhcủa pháp luật

5 Quyền hạn

 Được quyền yêu cầu các cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn báo cáo, cung cấp sốliệu có liên quan đến lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tàinguyên và Môi trường

 Được mời các ngành, đơn vị, xã, thị trấn để hướng dẫn về chuyên mônnghiệp vụ; phổ biến các quy định của nhà nước liên quan đến lĩnh vực công tác doPhòng phụ trách

 Được kiểm tra hoặc tổ chức phối hợp kiểm tra đối với cơ quan, đơn vị, xã, thịtrấn, các tổ chức, cá nhân về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tàinguyên và Môi trường

 Được Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phân cấp hoặc ủy quyền thực hiệnmột số công việc thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện (bằng quyết định cụthể)

 Giúp Ủy ban nhân dân huyện nhận xét, đánh giá, đề bạt, khen thưởng, kỷ luậtcán bộ, công chức ngành tài nguyên và môi trường theo quy định

Trang 13

6 Các dự án môi trường đã, đang và sẽ thực hiện

Trước kia, Phòng Tài nguyên & Môi trường Huyện Yên Định chưa thực hiện

dự án nào về môi trường Nhưng từ năm 2013 trở lại đây, Phòng Tài nguyên Môitrường đang thực hiện một số dự án về môi trường đó là: xây dựng bãi rác hợp vệ sinhvới hệ thống xử lý hợp vệ sinh tại bãi rác tập trung của thị trấn Quán Lào và 4 xã lâncận, dự án xây dựng đập nước để kéo nước từ Hồ Cửa Đạt, Xã Xuân Mỹ, huyệnThường Xuân về cho bà con làm nông có nước dùng quanh năm Trong tương lai,Phòng Tài nguyên và Môi trường có dự án về nước sạch phục vụ người dân, dự án xâydựng thêm một số bãi rác hợp vệ sinh cho một số xã đông dân

Trang 14

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội Huyện Yên Định

2.1.1 Về điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Về vị trí địa lý

Yên Định là huyện đồng bằng của tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hóa28km về phái Tây Bắc theo quốc lộ 45, có tọa độ địa lý từ 19056’ – 20005’ vĩ độ Bắc

và 105029’ – 105046’ kinh độ Đông Có ranh giới giới tiếp giáp như sau:

 Phía Bắc giáp các huyện: Cảm thủy, Vĩnh Lộc

 Phía Nam giáp các huyện: Thọ Xuân, Thiệu Hóa

 Phía Tây giáp huyện: Ngọc Lặc

 Phía Đông giáp các huyện: Hoằng Hóa, Hà Trung

Trung tâm huyện là thị trấn Quán Lào, cách thành phố Thanh Hóa 28km theoQuốc lộ 45

2.1.1.2 Địa hình

Yên Định có địa hình tương đối bằng phẳng, không quá phức tạp, đại đa số các

xã đều là đồng bằng, ít hoặc không có đồi núi Tổng thể địa hình thấp dần theo hướngTây Bắc - Đông Nam, độ cao trung bình 200–400 m, độ dốc trung bình 25-300

2.1.1.3 Thời tiết – khí hậu

Yên Định có thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng trực tiếp củagió mùa đông bắc, gió tây nam Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng từ 23 – 28 0C,biên độ nhiệt hàng năm 11 – 120C, biên độ nhiệt hàng ngày từ 6 – 70C

 Mùa nóng: Bắt đầu từ cuối xuân đến giữa mùa thu (khoảng từ tháng 5 đếntháng 10) Trong thời gian thời tiết nắng to, mưa nhiều, gây ra lụt lội và hạn hán

 Mùa lạnh : Bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau(khoảng từtháng 11 đến hết tháng 4 năm sau) Mùa này thường hay xuất hiện gió mùa đông bắclại mưa ít; đầu mùa thường hanh khô

 Lượng mưa trung bình hằng năm: 1870mm

 Lượng mưa năm lớn nhất: 3500mm

Trang 15

 Lượng mưa năm nhỏ nhât: 1105mm

Lượng mưa phân bố không đều theo thời gian, lượng mưa lớn thường tập trungvào tháng 8 và tháng 9 chiếm 75% - 80% lượng mưa cả năm Các tháng có lượng mưa

ít nhất là tháng 2, tháng 3 và tháng 7

 Gió: có 2 hướng gió chính:

 Gió Tây – Nam (gió Lào): bắt đầu từ tháng 4 và kết thức vào tháng 8 Tậptrung cao nhất vào tháng 5, tháng 6 Đây là loại gió đặc trưng của khu vực Bắc miềnTrung nói chung Gây khô nóng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống người dân(hạn chế sự sinh trưởng phát triển của cây lúa trong thời kì đầu, làm tích lũy sắt gâythoái hóa đất)

 Gió Đông – Bắc: từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gây mưa phùn và rét,thỉnh thoảng có xuất hiện sương mù, sương muối ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đờisống con người, các loài động vật và một số loại cây trồng

 Bão: hàng năm chịu ảnh hưởng của bão vào tháng 8, tháng 9 nhưng khônggây tác hại lớn

2.1.1.4 Tài nguyên

 Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 22.807,97ha , trong đó:

(Nguồn:Báo cáo quy hoạch sử dụng đất Huyện Yên Định năm 2013)

Do địa hình nằm dọc theo sông Mã nên tài nguyên đất đai của Yên Ðịnh phầnlớn là đất phù sa phân bố tập trung thuận lợi cho việc đầu tư hạ tầng cơ sở, áp dụng cácbiện pháp kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, tạo vùngchuyên canh cây lương thực phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và vùng nguyênliệu cho phát triển công nghiệp

 Tài nguyên nước

Trang 16

 Nguồn nước mặt khá dồi dào được cung cấp bởi hệ thống sông ngòi vàlượng nước mưa tại chỗ Loại nước này chủ yếu dùng cho việc tưới cho cây trồngnông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày, chất lượng nước mặt của huyện Yên Định là tốt,chưa bị ô nhiễm.

 Nước ngầm: Nguồn nước ngầm khá phong phú Theo tài liệu dự báo vàphục vụ khí tượng thủy văn, đất Yên Định thuộc trầm tích hệ thứ 4 có bề dầy trungbình 60m, có nơi 100m, có 3 lớp nước có áp chưa trong cuộn sỏi của trầm tíchPlextoxen rất phong phú Lưu lượng hố khoan tới 22-23 l/s, có độ khoáng hóa 1-2,2g/l Hiện nay nhân dân đang sinh hoạt chủ yếu qua hệ thống giếng khơi, giếng khoan.Chất lượng nước nhìn trung không đồng đều về hàm lượng cacbonnát cao nhưng độtrong đáp ứng được yêu cầu vệ sinh do đó đa phần người dân trong huyện không mấtchi phí mua nước sạch

 Tài nguyên khoáng sản

Do chưa có điều kiện thăm dò, khảo sát nên chưa phát hiện đầy đủ các loạikhoáng sản tiềm năng trong lòng đất Các mỏ đá có thể khai thác làm vật liệu xây dựngđược phân bố rải rác ở một số xã như Yên Thọ, Định Tăng, Định Hải nhưng trữ lượngnhỏ Cát sông Mã trữ lượng khoảng 500.000 tấn Đây là bãi cát có chất lượng tốt trongxây dựng, đặc biệt là cát vàng dùng để đổ bêtông Sét làm gạch có trữ lượng lớn phân

bố ở nhiều xã trong huyện

 Tài nguyên nhân văn

 Yên Định là Huyện có bề dày lịch sử hình thành và phát triển của nền vănminh lúa nước Dân cư sống quần tụ theo thôn xóm với những đặc trưng cơ bản củacon người Việt Nam đó là: Yêu nước, tự hào, tự cường dân tộc, cần cù chịu khó laođộng, dũng cảm mưu trí trong chiến đấu, yêu thương con người, hiếu học, tôn sư trọngđạo, coi trọng hiền tài…

 Kế thừa và phát huy truyền thống cha ông, ngày nay Đảng bộ, nhân dânHuyện Yên Định đang ra sức phấn đấu vươn lên, khai thác tốt tiềm năng thế mạnh củamình xây dựng được môi trường văn hóa lành mạnh, các tệ nạn xã hội căn bản đượcđẩy lùi; việc cưới hỏi ma chay, lễ hội truyền thống theo phong tục tập quán vẫn đượccác cụ truyền lại cho thế hệ sau nhằm giữ gìn được nếp sống văn hóa

 02/11 /2014, xã Yên Phong đã vinh dự được là địa điểm xây dựng chùa Bồ

Đề được Tỉnh công nhận là ngôi chùa lâu đời nhất của Huyện Với nhân dân tronghuyện thì việc xây dựng chùa là sự kiện quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc, lâu dài.Được góp phần nhỏ kinh phí vào việc xây dựng chùa là niềm tự hào, hãnh diện củamỗi người dân, vì đây là công trình quan trọng của cả huyện và đặc biệt hơn là côngtrình sẽ trường tồn lâu dài với thời gian

 Cảnh quan môi trường

Trang 17

Huyện yên Định có quốc lộ 45 chạy qua rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế,thương mại, dịch vụ.

 Trụ sở UBND, trường mầm non, trường cấp 1, cấp 2, cấp 3, trạm xá ở nhiều

xã đã và đang được kiến tạo lại, ở nhiều khu vực công cộng được trồng thêm cây xanhtạo nên mỹ quan thuận lợi cho Huyện, để lại ấn tượng tốt với mọi người

 Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, cảnh quanHuyện Yên Định cũng được chú trọng thông qua việc quy hoạch, xây dựng các côngtrình văn hóa phúc lợi công cộng… làm cho cảnh quan huyện ngày càng đẹp hơn

 Di tích lịch sử văn hóa

Yên Định là mảnh đất giàu truyền thống và lịch sử Người ân nơi đây với tinhthần cần cù, sáng tạo, giàu lòng nhân ái đã không ngừng vươn lên xây dựng quê hươngngày càng đẹp hơn Yên Định có quần thể di tích Đền thờ Bà Ngô Thị Ngọc Dao (xãĐịnh Hòa)- mẹ vua Lê Thánh Tông; Đền thờ Khương Công Phụ xã Định Thành; Đềnthờ Đào Cao Mộc xã Yên Trung; Đền Đồng Cổ xã Yên Thọ và nhiều di tích khác Đâycũng là tiềm năng lớn để phát triển du lịch

Bảng 2.1.2.1: Quy mô dân số và cơ cấu dân số Huyện Yên Định năm 2013

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Định năm 2013)

Dựa vào bảng ta thấy dân số trung bình toàn huyện năm 2013 là 161.635 người.Trong đó nông thôn chiếm 156.670 người (chiếm 96,9%), thành thị chiếm 4.965 người( chiếm 3,1 %), qua đó chứng tỏ mức độ đô thị hóa, phát triển công nghiệp và dịch vụ

Trang 18

trên địa bàn huyện còn ở mức thấp, đời sống đa phần người dân trong huyện còn chưacao, dựa vào phát triển nông nghiệp là chủ yếu.

Người dân trên địa bàn huyện đa phần còn mang tính cổ hủ, lạc hậu nên tưtưởng trọng nam khinh nữ, sinh con trai nỗi dõi tông đường còn tồn tại Do đó, tỉ lệnam nữ của Huyện chênh lệch nhau khá lớn Nam 112.770 là ( chiếm 69,8%) nhiềugấp đôi so với nữ là 48.865 người ( chiếm 30,2%)

2.1.2.2 Lao động việc làm

Tính đến năm 2013, toàn huyện có 142.183 người trong độ tuổi lao động chiếm87,9% so với tổng dân số Trong đó:

 Lao động nông-lâm-ngư nghiệp chiếm 85,96%

 Lao động công nghiệp và xây dựng chiếm 3,16%

 Lao động khối dịch vụ chiếm 6,11%

 Lao động khác chiếm 4,77%

Trong những năm tới, với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, cùng với áplực cạnh tranh, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhu cầu lao động được đào tạo ngày cànggay gắt đòi hỏi huyện phải có sự cố gắng lớn trong công tác đào tạo và thu hút nhân tài

Bảng 2.1.2.2: Lực lượng lao động của huyện năm 2011– 2013

Lao động tham gia nền kinh tế quốc dân (người) 142.183

Số lao động được giải quyết việc làm/năm (người) 3.947

Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn (%) 76

Số lao động thiếu việc làm ở nông thôn (người) 19452

Tỷ lệ số lao động được đào tạo (%) 17,3

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Định năm 2013)

2.1.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Cùng với xu thế chung của cả tỉnh, cả nước, với chính sách mở cửa trong côngcuộc cải cách kinh tế đang làm cho nền kinh tế trên địa bàn huyện từng bước ổn định

và phát triển

Giá trị sản xuất bình quân người/năm năm 2009 là 7,5 triệu đồng/người đã tăngkhá cao so với năm 2000, giá trị này năm 2000 là 3 triệu đồng/người Giá trị bình quânđầu ngươi này đang ngày càng tăng lên Hiện nay giá trị bình quân đầu người củahuyện đang tấp hơn so với toàn tỉnh là 8,5 triệu đồng/người.Vì vậy trong thời gian tới,

Trang 19

các cấp các ngành cần phải có định hướng phù hợp để đưa giá trị bình quân đầu ngườităng nhanh trong thời gian tới.

2.1.2.4 Giáo dục đào tạo

Hệ thống giáo dục đào tạo được hình thành đầy đủ các cấp học trình độ từ mầmnon tới trung học phổ thông Số trường lớp được công nhận là đạt chuẩn quốc gia ngàycàng tăng Chất lượng giáo dụcngày càng được chuyển biến về nhiều mặt Trình đọhiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh ngày càng đượcnâng cao

Quy mô trường lớp tiếp tục được mở rộng; đã thành lập 3 trường học mới trên

cơ sở chia tách trường, nâng tổng số lên 107 cơ sở giáo dục với trên 52.600 học sinh từmẫu giáo đến trung học phổ thông Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi ra mẫu giáo, trẻ 6 tuổi vàolớp 1, học sinh vào lớp 6 đều vượt kế hoạch và tăng cao so với cùng kỳ; tuyển sinh vàolớp 10 đạt trên 73% tăng 3,2% so với năm 2008 Chất lượng giáo dục có chuyển biếntốt, số lượng học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng tăng gần 300 học sinh sovới năm 2008

Đội ngũ giáo viên đều được tăng cường về số lượng và chất lượng Cơ sở vậtchất trường học, các trang thiết bị dạy học được tăng cường theo hướng kiên cố hóa,hiện đại hóa Trong năm 2009 đã đầu tư trên 5 tỷ đồng cho các trường mầm no, tiểuhọc, THCS mua sắm thiết bị, đồ dùng phục vụ cho các hoạt động giảng dạy, giáo dục.2.1.2.5 Y tế

Hoạt động y tế và công tác chăm lo sức khỏe cộng đồng được chú trọng về cảcông tác khám, chữa bệnh và tăng cường phòng chống dịch bệnh từ tuyến cơ sở đếntuyến huyện Các cơ sở y tế khám chữa bệnh đã và đang tích cực đổi mới trong việckhám chữa bệnh và phục vụ bệnh nhân

Đội ngũ y bác sĩ được tăng cường, mạng lưới y tế cơ sở được tiếp tục củng cố;

cơ sở vật chật, các trang thiết bị từng bước được đầu tư, hoàn thiện

Công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là phòng chống dịch bệnh nguy hiểmnhư dịch cúm A (H1N1), dịch tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết…được chỉ đạo tích cực; đãkịp thời phát hiện, dập tắt dịch tiêu chảy ở 5 xã,thị trấn, bảo vệ an toàn sức khỏe chongười dân

2.1.2.6 Kết cấu hạ tầng kỹ thuật

 Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải

Mạng lưới giao thông đường bộ của huyện được xây dựng và hình thành tươngđối hợp lý, 100% số xã có đường ô tô tới trung tâm xã Toàn huyện đã xây dựng được

Trang 20

70km đường nhựa và bê tông, hàng 100km đường giao thông nông thôn đã được giãicấp phối Hệ thống đường liên xã liên thôn được xây dựng khá hoàn thiện, hình thànhmạng lưới khép kín trong toàn huyện Đường sông có Sông Mã thuận tiện cho việcgiao lưu với các vùng trong tỉnh.

Tuy nhiên hệ thống giao thông vận tải của huyện vẫn còn một số bất cập như:Việc bảo dưỡng và tu sửa hàng năm các tuyến giao thông liên xã, liên huyện còn nhiềukhó khăn; mùa mưa lụt hệ thống giao thông đường thủy gây nhiều trở ngại trong việc

đi lại của nhân dân

 Hệ thống cấp, thoát nước

Hiện nay, trên địa bàn thị trấn Quán Lào, xã Yên Trường, Định Tường hệ thốngcung cấp nước sạch đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.Tuy nhiên, các hộ gia đình sinh sống tại các xã còn lại trong huyện chủ yếu sử dụngnguồn nước giếng đào, giếng khoan

Trong những năm gần đây hệ thống thoát nước trên địa bàn huyện từng bướcđược quan tâm đầu tư, hệ thống sông trong huyện đang được triển khai nạo vét, côngtrình thoát nước đầu mối được cải tạo, các rảnh thoát nược được nâng cấp nên tìnhtrạng ngập úng kéo dài trong mua mưa bão đã giảm nhiều Tuy nhiên hệ thống thoátnước trong khu vực thị trấn Quán Lào vẫn chưa đảm bảo sức thoát, vì vậy cần đượcquan tâm đầu tư trong những năm tới

 Mạng lưới bưu chính - viễn thông

Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển mạnh, đã hình thành các mạng Internettốc độ cao, giá cước các loại dịch vụ viễn thông được giảm, đáp ứng nhu cầu thông tinliên lạc của nhân dân Đến nay đã lắp đặt được 36.585 máy cố định, bình quân 21máy/100dân, các điểm bưu điện văn hoá xã hoạt động có hiệu quả

2.2 Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Huyện Yên Định

2.2.1 Hiện trạng CTRSH

Những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm củahuyện, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ở các thôn xóm từ chất thải, rác thảitrong sinh hoạt, chăn nuôi… Rác thải do người dân vứt ra khắp nơi nào là túi ni lon,xác động vật chết, thức ăn thừa…vứt vãi ra đường làng ngõ xóm đến kênh, mương, ao

hồ, sông chỗ nào tiện và gần cũng có thể vứt rác, đổ chất thải sinh hoạt.Vấn đề nàyhiện rất đáng báo động, do mọi người coi việc giữ gìn bảo vệ môi trường không phải làviệc của cá nhân mình mà là việc của xã hội Ngoài ra, còn một bộ phận nhỏ có tưtưởng rất thiển cận "sạch riêng, bẩn chung" môi trường phải chịu Một vấn đề nữa là

Ngày đăng: 05/09/2016, 21:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w