MỤC LỤC Contents Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay The current situation of the primary teachers in Ho Chi Minh City Ngô Minh Oanh 3 Nguyễn Thị Kiê
Trang 1MỤC LỤC
Contents
Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học Thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay
The current situation of the primary teachers in Ho Chi
Minh City
Ngô Minh Oanh 3
Nguyễn Thị Kiêm – “Nhân vật mới, tình tứ mới,
văn chương mới”
Nguyen Thi Kiem – “The new figure, the new emotion, the
new literature”
Lê Thị Thanh Tâm 13
Cái chết của tác giả
The death of the Author
Nguyễn Thị Thu Vân
(dịch)
24
Đọc ca dao tình yêu xứ Nghệ, nghĩ về người ứ Nghệ
Think of the Nghe people through reading Nghe folk songs
of love
Nguyễn Thị Kim Ngân 30
Ứng dụng giải thuật di truyền để tối ưu các thông số
Tỉ lệ Vi – Tích phân điều khiển cho Quadrotor
Genetic algorithm optimization design PID controller for
Quadrotor attitude models
Trần Hữu Khoa
Hồ Văn Cừu
33
Web ứng dụng cho hệ thống giám sát sức khỏe
Web application for health care monitoring
Lê Tiến Thường Nguyễn Duy Thắng
39
Tác động việc điều chỉnh tỷ giá đến năng lực cạnh tranh
xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập
Impact of exchange rate adjusments to the export
competitiveness of Viet Nam during the integration
Nguyễn Hoàng Giang 48
Cải thiện phát âm về âm nối và âm rút gọn của
sinh viên không chuyên tại Trường Đại học Sài Gòn
bằng các bài nhạc pop tiếng Anh
Improving liaisons and elisions through English pop songs
for non English majored students at Sai Gon University
V Th y Linh 57
Trang 2Ảnh hưởng của hoạt động viết bài theo nhóm trên
kỹ năng viết của mỗi cá nhân
The effects of collaborative writing on individual writing
Phạm Vũ Phi Hổ 67
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý
các dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn ngân sách trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Some measures to improve the efficiency of project
management using budget funds in the province of Vinh Long
Lê Phước Thành 83
Phong tục cúng chúng sinh nhìn nhận từ góc độ văn hóa
địa phương
Worship beings through the local cultural perspective
Quảng Văn Hoàng Nguyễn Thị Việt Hằng
97
Hội tụ theo ác suất theo nghĩa Mosco cho
dãy biến ngẫu nhiên đa trị
Convergence in probability in the sense of Mosco for
random sets
Bùi Nguyên Trâm Ngọc 107
Tư tư ng ph p uy n c a n hi v rist t – i trị
v i học ịch s đ i v i vi c ây ng Nh nư c
ph p uy n hội h ngh a i t Nam hi n nay
Han Fei and Aristotle’s rule of law thought – Values and
history lessons for the building of the socialist rule of law
state of Viet Nam today
Trang 3TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN Số 14 (39) - Tháng 3/2016
Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
The current situation of the primary teachers in Ho Chi Minh City
PGS.TS Ngơ Minh Oanh Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
Assoc Prof., Ph.D Ngơ Minh Oanh HCMC University of Pedagogy
c a giáo viên và nh ng êu c u đ t ra trong việc bồi dư ng nâng cao trình độ cho giáo viên tiểu học thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng êu c u đổi m i giáo d c
Từ khĩa: giáo viên tiểu học Thành phố Hồ Chí Minh, th c t n ph ch t v n n c, các iải
pháp…
Abstract
The paper presents the overview of the primary teacher staff in Ho Chi Minh City in terms of ages, academic background, career years of experience Meanwhile, it also clarifies the teachers’ cognition on the importance of the teachers’ ualities, professional competences the current situation of academic competences, teaching methods and s ills of the primar staff the factors affecting the teachers’ working motivation and the requirements given ordered for the development of the primary teacher staff
in Ho Chi Minh City aiming to meet the Vietnam education innovation
Keywords: primary teacher staff in Ho Chi Minh City, the current situation of competences and
qualities, solutions…
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố
đ ng dân nhất nư c ta, vì th c ng tác
giáo d c – đào tạo cũng đứng trư c
nh ng địi hỏi phát triển về số lượng và
chất lượng Yêu c u hiện na về m c tiêu
phát triển “đối v i giáo d c phổ th ng là
t p trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình
thành ph m chất, n ng l c c ng dân, phát
hiện và bồ dư ng n ng hi u, định hư ng
nghề nghiệp cho học sinh ” “Chu ển từ giáo d c ch u trang bị tri thức sang chú trọng phát triển n ng l c và ph m chất người học ”(1) Để đạt được m c tiêu
nà , đội ngũ giáo viên cĩ vai trị rất uan trọng, nhất là đội ngũ giáo viên tiểu học, một cấp học cĩ nhiệm v “ hai tâm” cho học sinh nga từ hi các em ch p ch ng
bư c vào nhà trường phổ th ng H n n a,
Trang 4hiện na cấp tiểu học đang triển hai
nhiều đổi m i như áp d ng m hình
trường học m i ( ), bàn ta n n bột,
đánh giá học sinh bằng nh n xét… thì
việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo
viên tiểu học thành phố Hồ Chí Minh lại
càng có ý nghĩa cấp bách Để có một bức
tranh toàn c nh về th c trạng đội ngũ giáo
viên tiểu học thành phố Hồ Chí Minh
nhằm có nh ng gi i pháp nâng cao ph m
chất và n ng l c cho giáo viên, đáp ứng
êu c u đổi m i giáo d c, chúng t i đ
ti n hành nghiên cứu và thu được nh ng
trường, chi m 34,3% Số lượng giáo viên
tiểu học Thành phố Hồ Chí Minh hiện có
ho ng 180 922 người, gi ng dạ cho
555 975 học sinh” (2) Chúng t i ti n hành
điều tra th c t v i u m trên 9 u n,
hu ện tại thành phố Hồ Chí Minh v i số
lượng phát ra g n 1000 phi u hỏi Để có
một cái nhìn hách uan, toàn diện về đội ngũ giáo viên tiểu học, các đối tượng h o sát h ng ch có giáo viên mà còn có c cán bộ u n lý cấp s , phòng và trường tiểu học goài ra, để tìm hiểu sâu h n ngu ên nhân nh ng ưu điểm, hạn ch c a đội ngũ giáo viên tiểu học và đề xuất các
gi i pháp trong đào tạo, bồi dư ng giáo viên, chúng t i còn ti n hành h o sát các
gi ng viên, cán bộ u n lý trường đại học, hoa đào tạo giáo viên tiểu học và sinh viên hoa tiểu học các trường đại học thành phố Hồ Chí Minh Chúng t i có tất
c có 7 loại phi u hỏi, m i phi u hỏi có 10 câu, m i câu tìm hiểu về 10 th ng tin, tổng cộng có 100 th ng tin về giáo viên trong từng phi u hỏi C s để biên soạn câu hỏi
là d a vào các m t lĩnh v c hoạt động c a giáo viên d a vào chu n nghề nghiệp c a giáo viên tiểu học và êu c u nh ng th ng tin c n tìm hiểu hác
t u thu được đ cho chúng ta có bức tranh toàn c nh về số lượng và chất lượng về đội ngũ giáo viên tiểu học Thành phố Hồ Chí Minh như sau
1 Về độ tuổi, trình độ đào tạo và thâm niên nghề nghiệp
Bảng 1 Độ tuổi, trình độ đào tạo, thâm niên nghề nghiệp của giáo viên tiểu học
Trang 5Qua b ng điều tra trên đâ , chúng ta
thấ rằng số lượng giáo viên tiểu học có độ
tuổi từ 31 đ n 50 tuổi chi m một số lượng
l n (chi m 70,4%) L c lượng nà là đội
ngũ nh ng người có tuổi nghề từ trên 10
n m đ n 30 n m (chi m 73,1%), vừa có
inh nghiệm trong gi ng dạ , vừa có inh
nghiệm trong giáo d c học sinh, chín chắn
trong hoạt động giao ti p v i đồng nghiệp,
v i ph hu nh học sinh
Về t ình độ đ o t o, ph n l n giáo
viên tiểu học thành phố Hồ Chí Minh hiện
tại đều tốt nghiệp cao đẳng và đại học sư
phạm (chi m 92,2%), trong đó số giáo viên
tốt nghiệp đại học chi m số đ ng nhất
(chi m 69,9%), cá biệt một số trường tiểu
học đ có các giáo viên có trình độ sau đại
học (chi m 1,1%) hư v đội ngũ giáo
viên tiểu học thành phố Hồ Chí Minh được
đào tạo c b n, số giáo viên có trình độ
trung học sư phạm và tốt nghiệp các trường
hác chi m một tỷ lệ nhỏ (chi m 5,6%),
h u h t đều đạt trên chu n nghề nghiệp
Về đời sốn c a đội ngũ giáo viên
tiểu học thành phố Hồ Chí Minh, mức thu
nh p từ 4 đ n 6 triệu đồng chi m số đ ng
(37%), thu nh p trên 6 triệu đồng cũng có
một tỷ lệ tư ng ứng (37%) Tu nhiên hi
hỏi về mức độ đáp ứng cuộc sống thì có
đ n 66,9% cho rằng thu nh p hiện tại
h ng đáp ứng nhu c u cuộc sống gia đình
Ch có 39% giáo viên có nhà riêng, còn
51,5% đang nhờ nhà gia đình bố mẹ
95% giáo viên có xe má hư v v i
mức thu nh p c a giáo viên tiểu học thành
phố Hồ Chí Minh như trên có thể cao so
v i các địa phư ng hác, nhưng do sống
một thành phố có giá c sinh hoạt cao, nhu
c u đời sống đa dạng nên giáo viên vẫn có cuộc sống rất hó h n Có ho ng 23,3 % giáo viên ít có điều iện đi tham uan du lịch, ngh mát hàng n m để tái s n xuất sức lao động Giáo viên ph i bư n ch i thêm thêm để ổn định cuộc sống Có 53,8% giáo viên ph i dạ thêm để t ng thu nh p, một
bộ ph n còn lại có làm thêm nhưng việc làm thêm h ng gắn v i chu ên m n hư
v , do ph i làm thêm, giáo viên rất dễ bị phân tâm trong hoạt động chu ên m n,
h ng thể toàn tâm, toàn ý lo cho hoạt động dạ học
Tình yêu n hề n hiệp v độn c việc c a giáo viên hi được hỏi về
động c chọn nghề, ph n l n giáo viên (66,8%) đều hẳng định là vì êu nghề dạ học, uan niệm đó là một nghề cao uý, đào tạo th hệ trẻ cho tư ng lai Các lý do còn lại trong chọn nghề c a giáo viên chi m một tỷ lệ thấp như vì trường sư phạm miễn học phí (14,1%), l a chọn theo định hư ng c a gia đình (13,1%) Đâ là một con số đáng mừng, vì giáo viên đ đ n
v i nghề h ng ch là để i m một c ng việc ổn định mà còn bằng một tình êu
th c s đối v i nghề nghiệp, điều nà sẽ giúp các th , c có đam mê trong dạ học, vượt ua nh ng hó h n trong cuộc sống
để hoàn thành c ng việc c a mình
Tu nhiên, m c dù tình êu nghề nghiệp là có, ý thức hoàn thành nhiệm v cao, nhưng hiện na có nhiều u tố đ nh
hư ng, tác động h ng nhỏ đ n tình êu nghề nghiệp và động l c làm việc c a giáo viên tiểu học
Trang 6Bảng 2 Những yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giáo viên tiểu học
Ít c hội th ng ti n trong nghề nghiệp 15.0% 10.2% 44.1% 26.6% 4.0% Điều iện làm việc h ng đáp ứng
h ng có điều iện học t p nâng cao
trình độ chu ên m n, nghiệp v 12.6% 15.2% 33.8% 31.9% 6.5% Trình độ học sinh uá thấp nên n
l c gi ng dạ h ng mang lại hiệu
hư ng đ n hoạt động nghề nghiệp c a giáo
viên như sau Mức độ từ nh hư ng đ n rất
nh hư ng đ n hoạt động dạ học bao gồm
thứ t như sau Cao nhất là c ng việc sổ
sách, giấ tờ uá nhiều (86,6%), thu nh p
h ng đ trang tr i cho cuộc sống (78%),
chưa có chính sách hu n hích đối v i
giáo viên có n ng l c, tâm hu t (66,3%),
bệnh thành tích và s thi u trung th c làm
gi m sút lòng tin và êu nghề (61%), điều
iện làm việc h ng đáp ứng cho c ng việc
(45,3%), trình độ học sinh thấp nên n l c
gi ng dạ h ng hiệu u 43,8%), cách
u n lý chưa phù hợp làm cho h n ng độc l p, sáng tạo trong dạ học bị hạn ch (43,4%), h ng có điều iện học t p, nâng cao trình độ (38,4%), ít c hội th ng ti n trong nghề nghiệp (30,6%)… hư v m c
dù đời sống còn hó h n nhưng ngu ên nhân làm nh hư ng l n nhất là thuộc về
c ng tác tổ chức u n lý, sau đó m i đ n các ngu ên nhân về đời sống và sau đó là
đ n các ngu ên nhân về c hội học t p, nâng cao trình độ và c hội th ng ti n
Trang 72 mức độ đạt được c c phẩm chất
nhà giáo
Có thể nói h u h t đội ngũ giáo viên
tiểu học đ có ph m chất rất tốt so v i yêu
c u c a một người giáo viên Trong điều
kiện kinh t thị trường, v i nh ng tác động
không nhỏ c a nh ng tiêu c c mà m t trái
c a nền kinh t thị trường mang lại, đội ngũ
giáo viên tiểu học vẫn gi v ng nh ng
ph m chất c n có c a người giáo viên
mức độ từ khá tốt đ n r t tốt, chúng ta có
một k t qu như sau Giáo viên lu n chấp
hành nghiêm túc các u định c a ngành
(95,7%); luôn nổ l c hoàn thành nhân cách,
là một tấm gư ng đạo đức cho học sinh noi
theo (95,6%); trung thành v i lý tư ng độc
l p dân tộc và Ch nghĩa X hội (91,8%);
v i nh ng u định về đạo đức nhà giáo thì
nh ng k t qu thu được là một điều rất đáng mừng gười giáo viên tiểu học không ch chấp hành tốt các u định c a ngành, có ý thức trau dồi ph m chất, đạo đức nhà giáo, làm một tấm gư ng cho học sinh noi theo
Ý thức t học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp v là một ph m chất cũng không thể thi u, b i có trình độ chuyên môn nghiệp v giỏi thì m i thể hiện và đóng góp tâm huy t cho ngành, cho trường và cho học sinh thân yêu Sống trong một “thành phố nghĩa tình” như thành phố Hồ Chí Minh, các giáo viên tiểu học cũng thường xuyên tích c c tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, một hoạt động t nguyện xuất phát từ
cái tâm c a người th y giáo
Biểu đồ 1 Mức độ đạt được của các phẩm chất nghề nghiệp
gư ng đạo đức cho học sinh
Yêu nghề và cống
hi n v i nghề
Trung thành
v i lý
tư ng độc l p dân tộc
và Ch nghĩa x hội
Tham gia tích
c c các hoạt động x hội, từ thiện
h
n ng nắm bắt
và thấu hiểu tâm
lý học sinh
Ý thức chấp hành nghiêm túc quy định c a ngành
Có ý thức t học suốt đời để nâng cao tay nghề
Có h
n ng hợp tác, làm việc nhóm
h ng tốt Chưa tốt Bình thường
há tốt Rất tốt
Trang 83 Trình độ v năng c chuyên môn
c a đội ngũ gi viên tiểu học Th nh ph
ồ hí Minh
S nghiệp đổi m i c n b n và toàn
diện giáo d c đ t ra yêu c u về trình độ và
n ng l c chuyên môn c a giáo viên tiểu
học ngày càng cao, nhất là giáo viên tiểu
học thành phố Hồ Chí Minh, một thành
phố n ng động và có nhiều đổi m i trong
giáo d c tiểu học Về kh n ng nắm v ng
m c tiêu, nội dung và v n d ng chư ng
trình vào dạy học, sử d ng sách giáo khoa,
thì đa số giáo viên t đánh giá là v n d ng
khá tốt (95,1%); về ki n thức chuyên môn
và nghiệp v có 65,3% t đánh giá là tốt,
31,3% là khá; 93% giáo viên t đánh giá là
sử d ng thành c ng các phư ng pháp gi ng dạy tích c c; 86,8% giáo viên sử d ng tốt các thi t bị và công nghệ dạy học; 87,7% giáo viên có kh n ng tổ chức các hoạt động tr i nghiệm sáng tạo ngoài giờ lên
l p; 92,2 % giáo viên tiểu học có kh n ng dạy học theo nhóm Hạn ch nhất c a giáo viên là kh n ng sử d ng ngoại ng ph c
v dạy học (60%), một số n ng l c khác như sử d ng thi t bị dạy học, kh n ng t học, t c p nh t th ng tin để nâng cao trình
độ, kh n ng sử d ng các phư ng pháp dạy học tích c c… thì một bộ ph n giáo viên còn bị hạn ch
Bảng 3 Kiến thức chuyên môn và năng lực phương pháp, kỷ năng nghề nghiệp của
đội ngũ giáo viên tiểu học TP Hồ Chí Minh
Chuyên môn và năng lực của GVTH
Yếu kém Còn yếu
Trang 94 c yêu cầu v ồi ưỡng v
nâng ca năng c ch đội ngũ gi viên
Từ th c t n ng l c c a đội ngũ giáo
viên tiểu học trên đâ , vấn đề bồi dư ng và
nâng cao n ng l c cho giáo viên tiểu học
thành phố Hồ Chí Minh cũng đang được
đ t ra Yêu c u đổi m i c n b n, toàn diện
giáo d c là ph i “chu ển từ coi trọng
tru ền th nội dung tri thức sang giáo d c
nhân cách c ng dân, phát hu tốt nhất tiềm
n ng c a m i người học” “ uá trình đổi
m i đòi hỏi nội dung dạ học ph i th t tinh
gi n, c b n và hiện đại coi trong việc dạ
cách học đồng thời coi trọng c hoạt động
dạ và hoạt động tr i nghiệm sáng tạo ua
đó hình thành và phát triển người học
n ng l c tư du độc l p, n ng l c và hứng
thú t học, v n d ng tổng hợp và linh hoạt tri thức để gi i u t có hiệu u các vấn
đề trong học t p và trong cuộc sống ”(4)
Từ êu c u đó, việc đào tạo lại và bồi
dư ng cho giáo viên tiểu học, trư c h t, là
nh ng hiểu bi t về chư ng trình, uá trình
xâ d ng chư ng trình và v n d ng chư ng trình vào dạ học, sử d ng sách giáo hoa
Đâ là một nội dung bồi dư ng rất uan trọng vì t i đâ trên c s một chư ng trình sẽ có nhiều bộ sách giáo hoa, n u
h ng có nh ng hiểu bi t về chư ng trình chắc chắn việc l a chọn sách giáo hoa, các tài liệu học t p và dạ học theo hư ng phát triển n ng l c cho học sinh sẽ g p hó
h n và h ng mang lại hiệu u cao
Bảng Giáo viên đề uất những năng lực cần bồi dưỡng
Những năng lực GV cần được bồi
dưỡng
Hoàn toàn không đồng ý
Không đồng ý
Bình thường Đồng ý
Hoàn toàn đồng ý
h ng hiểu bi t về chư ng trình, xâ
Trang 10Không nhiều giáo viên đề nghị bồi
dư ng i n thức chu ên ngành, trong lúc
nhóm các phư ng pháp, n ng dạ học,
nhất là các thu t dạ học m i được giáo
viên đề nghị nhiều Có 90,9% giáo viên đề
nghị được bồi dư ng n ng l c dạ học theo
nhóm m n, dạ học tích hợp 90,0% giáo
viên đề nghị được bồi dư ng n ng l c dạ
học theo hư ng phát triển n ng l c cho học
sinh Các êu c u ph c v nhiệm v cấp
bách đổi m i dạ học như các phư ng
pháp dạ học đa dạng (bàn ta n n bột, ) (83,1%), tổ chức hoạt động nhóm (88,4%), h n ng tổ chức các hoạt động
x hội (77,7%), bồi dư ng h n ng đánh giá học sinh bằng nh n xét (76,9%)… hư
v giáo viên đ rất uan tâm và có nhu
c u được bồi dư ng nh ng n ng l c nhằm đáp ứng êu c u c a c ng cuộc đổi m i
c n b n, toàn diện giáo d c
5 Các giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên
Bảng 5 Các giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên tiểu học
Các giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ
GVTH
Không quan trọng
Ít quan trọng
Bình thường
Quan trọng
Rất quan trọng
C i thiện điều iện làm việc c a giáo viên
(phòng ốc, trang thi t bị dạ học hiện đại…) ,1% 5,8% 41,6% 52,5% Bồi dư ng, c p nh t thường xu ên về
chu ên m n một cách thi t th c để nâng cao
Bồi dư ng các phư ng pháp dạ học m i và
dạ học theo định hư ng phát triển n ng l c
học sinh
,3% 5,6% 53,2% 40,9%
Thi đua, hen thư ng khách quan, công
bằng, ịp thời tạo c hội th ng ti n cho
giáo viên
,1% ,1% 2,6% 37,7% 59,5%
Trang 11Nhìn vào B ng thống kê trên, trong
việc đề xuất các gi i pháp, chúng ta thấy:
Th nh t, giáo viên đề nghị nhiều nhất
là nhóm các gi i pháp nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp v (94,9%); nh ng
hiểu bi t về chư ng trình và v n d ng
chư ng trình vào uá trình dạy học
(91,3%); bồi dư ng các phư ng pháp và
thu t dạy học m i (94,1%); bồi dư ng
ngoại ng , tin học (85,5%) Nh ng đề
xuất đối v i nhóm gi i pháp thứ nhất này
rất trùng v i ý ki n c a ông Lê Phan
ư ng Quốc, Nguyễn Ngọc Diệu, Võ
Hoàng Diễm Hằng là nh ng giáo viên tiểu
học tr c ti p đứng l p.(5)
Th hai, là nhóm các gi i pháp về đổi
m i công tác qu n lý như trao u ền t ch
cho giáo viên, cho giáo viên tham gia vào
quá trình xây d ng chính sách và các quy t
h n các nhóm hác Điều này thể hiện các
th c đ rất uan tâm đ n việc nâng cao
n ng l c chuyên môn, nghề nghiệp Tuy
nhiên các th c cũng đề nghị c n ph i
nâng cao thu nh p cho giáo viên thì giáo
viên m i toàn tâm, toàn ý ch m lo c ng tác
gi ng dạy (96,2%) Giáo viên cũng đề nghị
có các gi i pháp để h i d lòng êu
nghề, nâng cao ph m chất chính trị, đạo
đức nhà giáo (96,2%)
Kết luận: Từ t u nghiên cứu th c
tiễn trên cho thấ đội ngũ đ ng đ o giáo
viên tiểu học thành phố Hồ Chí Minh có
tuổi đời và tuổi nghề đang độ chín, được
đào tạo c n b n, ph n l n đ vượt chu n về
trình độ đào tạo, đ đáp ứng về c b n
nh ng yêu c u về ph m chất và n ng l c nhà giáo, đ m nh n vai trò ch chốt trong
s nghiệp giáo d c tiểu học c a Thành phố
Tu nhiên đội ngũ giáo viên tiểu học cũng còn nhiều hạn ch c n được hắc ph c
Nh ng hạn ch c a đội ngũ giáo viên chính
là nh ng yêu c u c n được đào tạo lại và bồi dư ng, đó là nh ng ph m chất và n ng
l c đáp ứng yêu c u đổi m i như nh ng hiểu bi t về xây d ng chư ng trình cấp học, môn học các phư ng pháp và thu t
dạ học hiện đại n ng l c dạy học tích hợp đánh giá học sinh bằng nh n xét; trình
độ ngoại ng và tin học… goài ra, n u các gi i pháp về nâng cao đời sống giáo viên; tổ chức qu n lý có hiệu qu , khuy n hích động l c làm việc t ng thêm tính
ch động, sáng tạo c a giáo viên… cũng được ti n hành một cách đồng bộ, thì chắc chắn đội ngũ giáo viên tiểu học sẽ phát
hu , đóng góp nhiều h n n a cho s nghiệp giáo d c - đào tạo c a Thành phố
Hồ Chí Minh
Ch thích
(1) ghị u t 29 c a Hội nghị TW l n thứ III, hóa XI “ ề đổi m i c n b n, toàn diện Giáo
d c và Đào tạo, đáp ứng êu c u c ng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều iện inh t thị trường định hư ng x hội ch nghĩa và hội nh p uốc t
(2) gu ễn Quang Vinh (2015), Một số iải pháp
nân cao n n c đội n ũ iáo viên tiểu học
Th nh phố Hồ Chí Minh đáp n đổi ới c n bản, to n diện iáo dục, ỷ u Hội th o iện
CGD, Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh, trang 92-93
d c, Học viện Qu n lý Giáo d c, trang 3
Trang 12(5) Xem bài vi t c a các tác gi nói trên trong ỷ
u Hội th o “Một số gi i pháp nâng cao n ng
l c đội ngũ giáo viên tiểu học Thành phố Hồ
Chí Minh đáp ứng đổi m i c n b n, toàn diện
giáo d c”, ỷ u Hội th o do iện CGD,
Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh tổ chức ngà
11/12/2015, trang 129-143.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Giáo d c – Đào tạo, Chư ng trình đ m
b o chất lượng GD trường học (SAQAP),
(2011), Áp dụn chu n n hề n hiệp iáo
viên tiểu học thôn qua ho t độn đả bảo
ch t ượn iáo dục t on các t ườn d y
học cả n y (FDS), Tài liệu t p huấn, Hà
ội, tháng 12 2011
2 Bộ Giáo d c – Đào tạo, D án phát triển
giáo viên Tiểu học (2006), Nân cao ch t
ượn đội n ũ iáo viên v đổi ới quản ý iáo dục tiểu học, xb Giáo D c, Hà ội
3 gu ễn h i Hoàn – gu ễn Bá Đức
(Đồng ch biên, 2015), Đánh iá học sinh
tiểu học theo tiếp cận n n c, xb Đại
học Thái gu ên
4 Đ ng Huỳnh Mai (Ch biên), Một số v n đề
đổi ới quản ý iáo dục Tiểu học vì s phát t iển bền vữn , xb Giáo D c, H
5 iện CGD – hoa GDTH, Trường ĐHSP
gà nh n bài 14/12/2015 Biên t p xong 15/03/2016 Du ệt đ ng 20/03/2016
Trang 13TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN Số 14 (39) - Tháng 3/2016
Nguyễn Thị Kiêm –
“Nhân vật mới, tình tứ mới, văn chương mới”
Nguyen Thi Kiem – “The new figure, the new emotion, the new literature”
TS Lê Thị Thanh Tâm Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội
Ph.D Le Thi Thanh Tam University of Social Sciences and Humanities – National Univeristy Ha Noi
Tĩm tắt
Nguyễn Thị Kiêm là một nhân vật rất đặc biệt của giai đoạn hiện đại hĩa văn học Việt Nam đầu thế kỉ
XX Bà được xem là “nhân vật mới, tình tứ mới, văn chương mới” Tác phẩm của bà nằm chính ở
những ý tưởng đột phá về nhận thức văn học, nhận thức nữ quyền, là sự xuất hiện vơ tiền khống hậu trên diễn đàn thơ Cũ – thơ Mới và những bài báo rồi sẽ trở thành tư liệu quý hiếm của văn học sử giai đoạn trước 1945 ở Việt Nam
Qua các bài diễn thuyết và các bài báo (gồm cả thể loại phĩng sự ngắn, phê bình nghệ thuật) của nữ sĩ
Manh Manh, cĩ thể thấy tư duy phân tích khoa học sắc bén, triệt để là phong cách căn cốt của bà Đĩ là
“tài văn”, tài năng về văn chương nhìn từ gĩc độ nhận thức tiến trình văn chương trong quan hệ với nền quốc học, tâm thế “duy tân” và khả năng đúc rút, nắm bắt tinh nhạy những bài học thực tế, gọn ghẽ về cuộc “cách mạng” thơ ca
Từ khĩa: Nguyễn Thị Kiêm, diễn đàn thơ Mới – thơ Cũ, nữ quyền…
Through her speeches and articles (including newspaper-reports and artistic criticals), we are able to realize that the sharp and absolute scientific thinking is her essential style It is talent of literature of her from the point of view to be aware of the literary process in the relation with the national culture, state
of renovation and ability of consolidation as well as the capacity to quickly grasp many realistic lessons
of the revolution of poetry
Keywords: Nguyen Thi Kiem, New – Old poetry community, feminism…
1 Tiểu sử
Từ sau năm 1930, cĩ một uy tín mới
khơng nằm trong danh sách những tên tuổi
làm quản lí, chủ bút hay viết sách, xuất bản
mà trở thành một cá tính độc nhất vơ nhị, một chân dung dĩnh ngộ làm văn học khơng lẫn vào đâu, đĩ là trường hợp
Nguyễn Thị Kiêm Tác phẩm của bà nằm
Trang 14chính ở những ý tưởng đột phá về nhận
thức văn học, nhận thức nữ quyền, là sự
xuất hiện vô tiền khoáng hậu trên diễn đàn
thơ Cũ - thơ Mới và những bài báo rồi sẽ
trở thành tư liệu quý hiếm của văn học sử
giai đoạn trước 1945 ở Việt Nam
Nguyễn Thị Kiêm (có khi được ghi là
Nguyễn Thị Kim trên Phụ nữ Tân văn)
sinh ngày 3 tháng 1 năm 1914 tại Sài Gòn;
quê gốc của bà ở Gò Công, tỉnh Tiền
Giang Thân phụ là ông Nguyễn Đình Trị
(tức Huyện Trị), ông Hội đồng nổi danh
đất Gò Công
Bà là một trí thức trưởng thành từ môi
trường giáo dục và văn đàn Gia Định,
trung tâm xứ Nam Bộ Bà từng là nữ sinh
của trường Nữ học Sài Gòn, sau đổi thành
trường Nữ Gia Long, hay còn gọi là trường
Nữ sinh Áo Tím (nay là trường THPT
Nguyễn Thị Minh Khai) Tốt nghiệp bằng
thành chung (Trung học Đệ Nhất cấp), bà
bắt đầu làm báo từ năm 1932 với nhiều bút
danh khác như: Nguyễn Thị Manh Manh,
Manh Manh, Mym, Nguyễn Văn Mym, Lệ
Thủy (hoặc kí tắt là L.T)… Bà tham gia
viết bài cho các báo: Công luận, Việt Nam,
Nữ lưu, Tuần lễ Nay, Sống… Đặc biệt, bà
là cây bút chủ lực của Phụ nữ Tân văn
Ban biên tập Phụ nữ Tân văn từng viết
về “một thiếu niên nữ sĩ trong bộ biên tập
của bổn báo” như sau:
“Ngày nay trong Nam ngoài Bắc, ai
cũng biết tên nữ-sĩ Nguyễn Thị Kim
Các độc giả yêu quý của Phụ-nữ
Tân-văn chắc đều vui lòng thưởng những bài
thơ lối mới ký biệt-hiệu Nguyễn Thị Manh
Manh: nhân-vật mới, tình-tứ mới,
văn-chương mới!
E xúc-phạm đến lòng khiêm-nhượng
của người bạn đồng-sự thiếu-niên, chúng
tôi chỉ nói qua về công trước tác của nhà
văn sĩ tuổi trẻ mà nghề văn già” (Phụ nữ
Tân văn số 197 ngày 27-4-1933)
Thực tế, sự già dặn bất ngờ của bà trong nhận thức về văn học, về giá trị người phụ nữ cũng như về các vấn đề văn hóa, xã hội Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ
XX cho thấy lời giới thiệu trân trọng và
quả quyết của Phụ nữ Tân văn về nhân vật thiếu niên “kì lạ” trên (tuổi trẻ - văn già) là
có cơ sở và đúng đắn
Năm 1932, sự kiện bà diễn thuyết để bảo vệ Thơ mới đã gây chấn động văn đàn thời đó, ảnh hưởng sâu sắc đến bước đi đầu tiên của phong trào Thơ mới
Năm 1936, bà tham gia phong trào Đông Dương đại hội Bà cũng là người rất tích cực trong việc tuyên truyền, tổ chức thực hiện hội Dục Anh và Nữ lưu học hội Năm 1937, bà kết hôn với ông Trương Văn Em, bút hiệu Lư Khê, là nhà giáo, nhà báo (lễ cưới được tổ chức vào ngày 11-11-1937 tức ngày mồng 1 tháng 10 năm Đinh Sửu)
Vì hoàn cảnh riêng rất bi đát (bà mất khả năng sinh nở, con gái Minou bị liệt và qua đời sau đó), bà chấp nhận cho chồng đi bước nữa
Năm 1950, Nguyễn Thị Kiêm sang Pháp định cư Năm 2005, có thông tin bà
đã mất ở một trại dưỡng lão ở Paris, thọ 91 tuổi (?) Tuy nhiên, năm 2006, theo thông tin chúng tôi tiếp cận được ở Đồng Tháp, Kiên Giang (nhà ông Trương Minh Đạt,
em trai của chồng bà Kiêm - Lư Khê), bà vẫn đang yếu bệnh trong một trại dưỡng lão Pháp Hiện chúng tôi chưa thể có bằng chứng chính xác về thông tin bà sống như thế nào từ năm 1956 cho đến thời điểm bà
ốm mất
2 Sự nghiệp
Sự nghiệp văn học của Nguyễn Thị
Kiêm tập trung ở 3 mảng: diễn thuyết, sáng tác thơ văn, làm báo Trong đó, mảng diễn
thuyết có thể xem là sự nghiệp ấn tượng và
Trang 15không lặp lại ở bất kì ai trong dòng văn
chương nữ lưu Nam Bộ Ảnh hưởng diễn
thuyết của bà không chỉ gói gọn ở vùng
Gia Định mà còn lan rộng ra Huế, Hà Nội,
nơi mà cử tọa đến nghe đông đến nỗi “chật
nứt khán phòng”, mỗi lần diễn thuyết có
đến 5,6 nghìn người Sức hấp dẫn của nữ sĩ
Nguyễn Thị Manh Manh toát ra từ đề tài
nóng, cách nói táo bạo, phong thái trí thức
đĩnh đạc và sự thông tuệ, chắc chắn hiếm
có của một “thiếu niên” am hiểu văn hóa
Sự có mặt của Nguyễn Thị Kiêm trong
văn học sử được đo đếm bằng khoảng chục
bài thơ được viết theo lối “thơ mới” từ giai
đoạn “trứng nước” và nhiều bài báo mà sự
thông minh về tư duy bằng chữ quốc ngữ
đáng cho người thời nay có cảm hứng
nghiên cứu, thẩm nhận và tôn vinh
Dưới đây là phần thống kê chi tiết nhất
có thể về sự nghiệp trước tác và “lập
thuyết” của bà:
2.1 Diễn thuyết
- Bài diễn thuyết “Vấn đề nữ lưu và
văn học” đăng trên Phụ nữ Tân văn số 131
ngày 26-5-1932
- “Bài diễn thuyết của cô Nguyễn Thị
Kiêm về lối thơ mới” ở Hội Khuyến học
Sài Gòn ngày 26-71933, sau đăng lại trên
Phụ nữ tân văn số 131 ngày 26-5-1933
- Bài diễn thuyết “Dư luận nam giới
đối với phụ nữ tân tiến” tại hội trường
Quảng Trị, Huế, ngày 8-5-1934
- Bài diễn thuyết “Một ngày của một
người đàn bà tân tiến” tại Hội Khai trí tiến
đức, Hà Nội ngày 8-9-1933
- Bài diễn thuyết “Có nên tự do kết
hôn không?” tại Nam Định ngày 3-11-1934
- Bài diễn thuyết “Có nên bỏ chế độ đa
thê không?” tại Hải Phòng ngày
29-11-1934 (Theo Nguyễn Kim Anh (chủ biên),
Thơ văn nữ Nam Bộ thế kỷ XX, NXB
Thành phố Hồ Chí Minh), 2002)
2.2 Bài báo
- “Hai ngày ở thánh thất Cao Đài”,
Nguyễn Thị Manh Manh, Phụ nữ Tân văn
số 176 ngày 10-11-1932, số 177 ngày 11-1932, số 178 ngày 24-11-1932
17 “Hai ngày ở thánh thất Cao Đài”,
Nguyễn Thị Manh Manh, Phụ nữ Tân văn
số đặc biệt Xuân 1933, ra ngày 19-1-1933
- “Những cái dở của điệu hát cải lương
ta”, Phụ nữ Tân văn số 230 ngày 4-1-1933
- “Các điệu hát Bắc kỳ”, Phụ nữ Tân văn
số đặc biệt Xuân 1933, ra ngày 19-1-1933
- “Năm tết, Tết đến”, Nguyễn Thị
Manh Manh, Phụ nữ Tân văn số 208, ngày
20-3-1933
- “Một cảnh vật, hai tâm hồn”, Phụ nữ
Tân văn số 196, ngày 20-4-1933
- “Nhân vật buổi “kinh tế””, Nguyễn
V-Mym, Phụ nữ Tân văn số 197, ngày
27-4-1933
- “Các điệu hát Bắc kỳ”, Phụ nữ Tân văn số 205, ngày 22-6-1933
- “Chuyện ngoài đường”, Mym, Phụ
nữ Tân văn số 208, ngày 20-7-1933
- “Đấu xảo nữ công”, Nguyễn Thị
Manh Manh, Phụ nữ Tân văn số 208, ngày
20-7-1933
- “Một giờ phỏng vấn đội trưởng hội
Phụ nữ Cái vồn”, Nguyễn Thị Kiêm, Phụ
nữ Tân văn số 210, 1933
- “Mấy con số đáng ghê sợ”, Nguyễn
Thị Kim, Phụ nữ Tân văn số 215, ngày
7-9-1933
- “Viếng một cái sầu thành: nhà thương
Bạc Hà”, Phụ nữ Tân văn số 212, ngày
17-8-1933
- “Phê bình kịch “Bạn và vợ””,
Nguyễn Thị Manh Manh, Phụ nữ Tân văn
số 213, ngày 24-8-1933
- “Phụ nữ với hôn nhơn”, Nguyễn Thị
Kiêm, Phụ nữ Tân văn số 221 ngày
19-10-1933
Trang 16- “Nói chuyện với ông Giáo-sư Leuret
Le Ferron”, Phụ nữ Tân văn số 250, ngày
12-7-1934
- “Đi mót tư tưởng ngoài đồng ruộng”,
Phụ nữ Tân văn số 254, ngày 16-8-1934
- “Niêm phong cái gói tam tùng lại”,
Phụ nữ Tân văn số 255, ngày 23-8-1934
- “Điệu hát cải lương ta”, Nguyễn Thị
Kiêm, Phụ nữ Tân văn số 231 ngày
11-1-1934, số 232 ngày 18-1-1934
- “Dưới chơn Đèo Cả”, Phụ nữ Tân
văn số 252 ngày 2 – 8 – 1934
- “Bói dầu tuồng hội chợ”, Nguyễn Thị
Kiêm, Tuần lễ Nay, ngày 12-1-1948
- “Miễn lễ”, Nguyễn Thị Kiêm, Tuần
lễ Nay, ngày 12-1-1940
2.3 Thơ
- “Viếng phòng vắng”, Phụ nữ Tân văn
số đặc biệt Xuân 1933, ra ngày 19-1-1933
- “Lá rụng”, Phụ nữ Tân văn số 193,
ngày 30-3-1933
- “Sa đà…”, Phụ nữ Tân văn số 194,
ngày 6-4-1933
- “Vịnh hội chợ đêm Pháp – Việt”,
Phụ nữ Tân văn số 195, ngày 13-4-1933
- “Tặng “Văn học tuần san””, Phụ nữ
Tân văn số 195, ngày 13-4-1933
- “Hai cô thiếu nữ”, Phụ nữ Tân văn số
204, ngày 15-6-1933
- “Canh tàn”, Phụ nữ Tân văn số 213,
ngày 24-8-1933
- “Bức thơ gửi cho tất cả ai ưa hay là
ghét lối thơ mới”, Phụ nữ Tân văn số 228,
ngày 14-12-1933
- “Bà La Fugie nhà thám hiểm và họa
sĩ”, Phụ nữ Tân văn số 239, ngày 26-4-1934
- “Đêm khuya qua Xuân Lộc”, Phụ nữ
Tân văn số 264, ngày 25-10-1934
3 Những quan niệm cơ bản của
Nguyễn Thị Kiêm về văn chương, văn học
3.1 Quan niệm phụ nữ với văn chương
Quan niệm phụ nữ với văn chương của
Nguyễn Thị Kiêm nằm trong bối cảnh tác động của toàn xã hội về các vấn đề: quốc học, nữ quyền, báo chí quốc ngữ, sự nhạy
cảm với cái mới trên mọi lĩnh vực cũng
như bối cảnh hiện đại hóa nền văn học nước nhà
Trong “tuyên ngôn” đã được phát ra
với toàn thể quốc dân năm 1929, Phụ nữ Tân văn viết:
“Ngày hôm nay, Phụ Nữ Tân Văn ra đời, là non sông thêm một tay thợ điểm tô, xã-hội thêm một người lo công việc, trên trường văn trận bút, thêm một đội binh đàn-bà, mà trong bạn buồng khuê cửa các chúng ta, cũng có một cơ-quan để cùng nhau phấn đấu với đời đây!(…)
Phải làm sao cho người đờn-bà cũng
có học-vấn rộng rãi, trí thức mở mang, có thể hiểu biết được phận-sự mình là một bà nội-tướng thì mới có ích lợi cho đời được.”
(Phụ nữ Tân văn số 1 năm 1929)
Với tinh thần đó, người thiếu niên chưa đầy 20 tuổi Nguyễn Thị Kiêm đã hoạt động
nhiều hơn vai trò của một nhà báo Trong
ba “công nghiệp” của Phụ nữ Tân văn:
- Tổ chức Hội Dục Anh
- Tổ chức một cuộc hội chợ Phụ nữ
- Tổ chức Nữ lưu học hội thì Nguyễn Thị Kiêm đều đóng vai trò quan trọng và ghi dấu ấn khá rõ Bà tham gia tổ chức Hội chợ Phụ nữ để gây quỹ cho Hội Dục Anh, tổ chức kêu gọi thành lập
Nữ lưu học hội Bà còn được cho là người
đã “tung truyền đơn” trong phong trào Đông Dương đại hội tại nhà hát Tây để
truyền bá dân nguyện Ban biên tập Phụ nữ Tân văn hoàn toàn đặt niềm tin vào bà
trong “chiến dịch” đánh thức tinh thần phụ
nữ và làm dấy lên một trào lưu “nhận thức
nữ quyền” nhằm khắc sâu một tinh thần mới, giá trị sống mới có ích cho quốc dân Với bài diễn thuyết “Nữ lưu với văn
Trang 17học” (sau đăng trên Phụ nữ Tân văn số 131
ngày 26-5-1932), nữ sĩ Manh Manh trở
thành một trong số những người không chỉ
hoạt động văn học như một minh chứng về
việc “phụ nữ làm văn học” mà còn làm
phong phú thêm cho một nền lý luận văn
học giới ở buổi đầu vàng thau Nguyên do
chính của việc nữ sĩ tuyên truyền về vai trò
của nữ lưu với văn học xuất phát từ việc
kêu gọi hình thành Nữ lưu Học hội với sứ
mệnh “đàn bà là có mật thiết quan hệ đến
văn chương nước nhà” (2)
Chuỗi lập luận của bà đi từ triết học
đến khoa học về giới rồi dẫn vào tâm lý
học nghệ thuật Đó là lối suy nghĩ, tiếp cận
trước những vấn đề mang tính trừu tượng
rất khác biệt của nữ sĩ Manh Manh
“Theo lẽ sinh lý, thì đàn bà thường
nặng về phần hồn mà nhẹ về phần trí, cảm
tình thì sâu mà tư tưởng thì hẹp nên trong
văn học thường sở trường về lối tả cảnh,
đạo tình mà ít hay về lối khách quan, triết
lý” Từ nền tảng chung này, bà phân tích
rằng “đàn bà vốn nặng về chủ quan” nên
có đủ quan tâm vào cái thế giới nhân loại
bao la mà đàn ông vốn ưa khách quan có
phần bỏ quên Nghĩa là, theo bà, năng lực
đi vào thế giới của cảm giác, “tâm giới
mênh mông” của phụ nữ là một thế mạnh,
một loại “biệt tài” được phát lộ trực tiếp và
gián tiếp dưới nhiều hình thức Điều này
vẫn rất đúng
Phát hiện quan trọng và thú vị của
Nguyễn Thị Kiêm là nhấn mạnh khả năng
“tạo cảm hứng viết cho đàn ông” như một
hình thái tham dự sáng tạo của phụ nữ thay
vì chỉ nói về cách mà phụ nữ tạo ra tác
phẩm Bà cho rằng “văn học được phát đạt
vô cùng” là do cái phần thôi thúc của tâm
hồn nữ giới đối với các “văn nhân tao sĩ”
vốn là đàn ông kia Điều này cũng rất đúng
Bà lập luận: “về phương diện văn học
mà nói, thì cái phong trào nầy (tức phong trào nam hóa, đàn bà “mưu lấy quyền lợi bình đẳng ở xã hội” - L.T.T.T nhấn mạnh) chính là một cái triệu chứng về sự tấn hóa của nữ lưu ở trên đường văn học” Như vậy, bà cấp cho mối quan hệ giữa nữ giới với văn học một nguồn gốc “sang trọng” từ cuộc cách mạng về nữ quyền, xu thế tất yếu trên thế giới Bà giải thích một cách ngộ nghĩnh, thú vị, phần nào “sâu cay” về
sự hiện diện của Nữ lưu Học hội ở xứ Nam
ta như sau:
“Đối với những cái thiên tài xuất
chúng, Nữ lưu Học hội có thể không là cần
thiết; đối với những kẻ dung tục chí ngu,
Nữ lưu Học hội có thể cho là đồ thừa
Nhưng đối với những người như chúng tôi đây: ngu mà muốn học cho khôn, dốt mà muốn học cho giỏi, không biết mỹ thuật mà muốn yêu mến mỹ thuật, không biết văn chương mà muốn cảm mến văn chương, thì Nữ lưu Học hội thiệt là cần ích cho chúng tôi lắm”
Rất khéo léo khi lập luận trong diễn thuyết, bà không sa vào món lý luận trừu tượng mặc dù cũng đủ lý luận để khiến thính giả khỏi tranh cãi nhiều Bà còn dẫn
cả kinh Phật rất đúng lúc: “Tự giác nhi giác tha”; bà giải thích: “Người đàn bà
cũng có cái tinh thần cần phải tự giác để chiếu sáng ra ở chung quanh mình, cho gia đình mình được êm đềm phong phú, cho xã hội được rực rỡ quang minh” Vậy là đưa
cả triết học tôn giáo vào cuộc
Tóm lại, cách hiểu của nữ sĩ Manh Manh về nữ lưu và văn học là rất nhất quán bao gồm các phương diện: triết học, giới tính, tâm lý, văn học, bản năng làm văn chương của phụ nữ và định mệnh lịch sử của phụ nữ ở thời khắc mưu cầu cuộc cách mạng về nữ quyền, tri thức và tiến hóa về tinh thần
Trang 183.2 Quan niệm cách tân văn học -
lý do tất yếu Thơ mới sẽ sống
Vai trò hệ trọng của Nguyễn Thị Kiêm
đối với sự khai mở của Thơ mới năm 1932
là không thể bàn cãi
Rất đáng chú ý là cách hiểu thơ mới
cũng như sự hùng hồn, quyết liệt của bà
trước sự hiện diện của thơ mới rõ ràng xuất
phát từ ý thức, tư tưởng nhất quán toàn
diện về một cái mới tất yếu mà thơ mới chỉ
là một ví dụ đặc sắc Bà hoàn toàn nhuần
nhị về “chiến lược cái mới” cho mọi cắt
nghĩa về giới, về xã hội, văn chương và cụ
thể hơn nữa là thơ Vì thế, những bài diễn
thuyết của bà đều hấp dẫn như nhau, vì
chúng thuộc cùng một hệ thống tư duy về
một cái mới đang hiện diện, cần có mặt,
cái mới có giá trị, mặc dù các chủ đề có thể
khác nhau Đó mới thực sự là một đẳng cấp
tư duy – điều hiếm có ở một người phụ nữ
chưa tròn 20 tuổi
Chuỗi lập luận lần này của bà như sau:
Thơ là gì? → Làm thơ là gì? → Không
gian thụ hưởng thơ truyền thống như thế
nào (bao gồm cái truyền thống thuộc về
dân tộc và cái truyền thống của chung
phương Đông, chủ yếu là Trung Quốc)? →
Không gian thơ truyền thống đó đã làm
chật hẹp điều gì? → Vậy người ta phải
vùng vẫy khỏi cái chật hẹp ấy như thế nào
(trường hợp Phan Khôi và Tình già, Lưu
Trọng Lư và Trên đường đời)?
Đoạn “chiếu nghỉ” trên nấc thang đến
cái mới của bà dừng lại ở câu cảm thán có
tính phản đề: “Đây là tôi bày một ý kiến
cho các thi sĩ (une proposition) chớ không
phải nói ông Lưu Trọng Lư bắt chước theo
thơ Pháp mà các ngài hòng la lên: Bỏ thơ
Tàu lại vớ thơ Tây!”
Đoạn phản đề này rất thâm thúy
Nữ sĩ “chặn” được cả cách phản biện
(định kiến) của phe thơ cũ bởi khả năng họ
sẽ: biến câu chuyện cũ - mới thành câu chuyện Tây - Tàu, biến nhu cầu thiết tha
cách tân thơ thành câu chuyện “phá đám” của loại thơ ngọng nghịu không đủ lệ luật, đánh đổi câu chuyện nghiêm trọng về nền thơ hiện đại bằng cách phê bình những bài thơ mới thất bại
Cách tư duy ngụy biện và “đánh lạc hướng” của phe thủ cựu trước những biến đổi quá lớn (nói như Hoài Thành, “cả nền tảng xưa bị một phen điên đảo, lung lay”) rất dễ trở thành hòn đá tảng ngăn lại dòng thác canh tân đang cuồn cuộn đến Bởi câu chuyện cũ và mới là cuộc đối thoại vượt ra khỏi rất nhiều khả năng nghĩ và tư duy của người Việt lúc đó Nếu biến nó thành chuyện ảnh hưởng Tây hay Tàu thì đó lại là một chủ đề tầm thường quanh quẩn và không hề có gốc rễ Nguyễn Thị Kiêm hoàn toàn hiểu rõ điều này và dùng khoa học để tranh luận Với mỗi bài thơ mới được dẫn chứng, bà đều khéo dùng cách nói cũ để bàn về sự hình thành cái mới:
“Một khúc có 6 câu Câu thứ 1 và 5, 6 thì mỗi câu có 4 chữ Câu 2, 3, 4, mỗi câu có 3 chữ Vận thì câu 1, 2, 3, 6 ăn nhịp với nhau; 4, 5 vần với nhau” Cách nói này rất
cũ Cũng có thể bà không cố tình nói cách
cũ mà cái tình thế tư duy và tình thế xã hội lúc bấy giờ khiến người ta đương nhiên nói thế Ở góc độ nào đó, cách nói cũ mới lẫn lộn này cũng là một “chỉ số” đo được phần nào tâm thế và não trạng đối với cái mới của con người đương thời
Từ quan điểm mới mẻ và chắc chắn,
nữ sĩ còn nhấn mạnh phê bình thơ Hồ Văn Hảo như một giá trị thơ mới (viết về cuộc
đời thật) Nhận xét về bài Con nhà thất nghiệp của Hồ Văn Hảo (Phụ Nữ Tân Văn
số 208 ngày 20-7-1933), nữ sĩ cho rằng
“người ta cho là chẳng phải thơ, chỉ vì chẳng phải than thân trách phận, tả cảnh
Trang 19hoa tàn nguyệt xế, suối chảy chim ngâm,
mà là một cảnh thiết thật, một cảnh khổ có
thật trong đời: người thất nghiệp… Có lẽ
trong thơ văn, người cu li ở trần quần vắn
là một động vật không có gì lãng mạn
chăng? Có lẽ cái bi kịch của một người
nghèo khó phải đi ăn trộm “hụt”, chúng
hay được la 'ăn trộm' rồi anh chạy trốn, bi
kịch ấy không gì lạ đáng để ý chăng?" Ý
tưởng sắc sảo này của Nguyễn Thị Manh
Manh từ thời điểm nhạy cảm phôi thai
phong trào Thơ mới đã làm sáng thêm giá
trị của đời thơ Hồ Văn Hảo, người mà về
sau, ngoài Đông Hồ dường như không có
ai hiểu và trân trọng Cái mới của nhà thơ
Hồ Văn Hảo nằm ở chỗ: tiên cảm về tính
chân thực và sự dấn thân của thơ ca hiện
đại, sự chủ động của cái tôi và sự dứt khoát
với quá khứ ngâm ngợi từ chương Riêng ở
bài Con nhà thất nghiệp, tuy lời lẽ chưa
phải là một áng thơ tuyệt tác nhưng ý
tưởng và cách nói mới đó rất xứng đáng
được xem là một mẫu hình quan trọng của
thơ mới, nhất là ở chặng đầu phôi thai
Dường như thơ mới trên bước đường “lưu
lạc” của nó đã bị xô hẳn về phía lãng mạn,
trôi hẳn về một “chân trời của cái tôi” do
nhiều lớp thi nhân (có hoặc không có tuyên
ngôn) đã “vô tình” làm nên chân dung
thuần túy của thơ mới; trong khi ở thời
trứng nước, nó đã ngấm ngầm làm một
cuộc chuyển hóa “mây gió trăng hoa tuyết
núi sông” thành một loại thơ dành cho
nhân quần, thơ hướng xuống một địa ngục
nhân sinh với những nỗi thương cảm chân
thành Phải chăng, cái “thực” của thơ mới
ở những chặng đầu tiên đã từng là cái thực
của đời chứ không phải chỉ có thế giới của
tình - mộng - buồn như chúng ta hằng suy
nghĩ về bản chất thơ mới? Quan niệm của
nữ sĩ Manh Manh về trường hợp Hồ Văn
Hảo và chọn lựa tác phẩm của ông như một
thứ rường cột lặng lẽ cho công cuộc đổi mới thơ ca có lẽ là một quyết định rất cần chú ý ở bà
Với bài diễn thuyết lừng lẫy, nữ sĩ Manh Manh gửi gắm hy vọng một cách tỉnh táo rằng đổi mới thơ là tất yếu: “chỉ mong rằng lối thơ mới được nhiều người để
ý đến và nó có thể trở nên một lối thơ thông dụng để tả một cách thiết thực rõ ràng những thi cảm của các nhà thi sĩ hiện thời” Lịch sử cho thấy niềm hy vọng ấy rất đáng xem là sự tiên đoán ngoạn mục
4 Sự nghiệp Nguyễn Thị Kiêm nhìn
từ hiện tại - một vài đánh giá
4.1 Thành tựu chung
1 Nguyễn Thị Kiêm là người đặt nền móng xây dựng nghệ thuật diễn thuyết của phụ nữ - điều chưa từng có trong lịch sử văn học Việt Nam Bà đã đi vào lịch sử bằng hoạt động diễn thuyết và nội dung diễn thuyết ở tuổi hoa niên với những chủ
đề làm thay đổi nhiều giá trị tinh thần của
xã hội
2 Tư duy văn học của bà đi đôi với khả năng hùng biện, phong cách nói và viết chừng mực nhưng quyết liệt Tư duy đó mang tính nguyên hợp, gắn chặt với tư duy khoa học thực sự Bởi vậy, cái nhìn của bà luôn là cái nhìn phản biện, phản tỉnh Tính chất hoạt ngôn không tách rời khả năng phân tích lý trí
3 Các bài viết về văn học, nghệ thuật chạm đến những vấn đề lý luận văn học một cách tự nhiên (bao gồm các điểm: văn học khách quan, văn học chủ quan, “nam hóa” làng văn nữ, văn học và khoa học, văn học và mỹ thuật, sự tiến hóa của nữ lưu trên đường văn học…) Nhiều khái quát và so sánh hợp lý (đặt văn học vào phông nền văn hóa văn minh châu Âu để tranh luận); phối hợp tri thức Đông Tây, công nghệ, tôn giáo… để thuyết phục
Trang 20người nghe, người đọc
4 Những bài báo phê bình nghệ thuật,
phóng sự, phỏng vấn… của bà về cơ bản
đều tay, chắc chắn, giàu cảm xúc và vốn
sống (so với tuổi của bà) Các lĩnh vực
quan tâm rất đa dạng: từ những bài phóng
sự dạng du kí như “Hai ngày ở thánh thất
Cao Đài” (Phụ nữ Tân văn số 176 ngày
10-11-1932, số 177 ngày 17-10-11-1932, số 178
ngày 24-11-1932, số đặc biệt Xuân 1933,
ra ngày 19-1-1933) cho đến những bình
luận nghệ thuật như “Những cái dở của
điệu hát cải lương ta” (Phụ nữ Tân văn số
230 ngày 4-1-1933); “Các điệu hát Bắc kỳ”
(Phụ nữ Tân văn số đặc biệt Xuân 1933, ra
ngày 19-1-1933; Phụ nữ Tân văn số 205,
ngày 22-6-1933); Phê bình kịch “Bạn và
vợ” (Phụ nữ Tân văn số 213, ngày
24-8-1933); “Điệu hát cải lương ta” (Phụ nữ Tân
văn số 231 ngày 11-1-1934, số 232 ngày
18-1-1934) Cách dẫn giải trong loạt bài
này hầu hết mang tính khoa học, luận điểm
rất mới mẻ và táo bạo (3) Mảng báo được
chăm sóc nhiều hơn cả lại nằm ở những bài
viết về đời sống, xã hội, cuộc sống lao khổ
của người dân, như các bài “Nhân vật buổi
“kinh tế”” (Phụ nữ Tân văn số 197, ngày
27-4-1933); “Mấy con số đáng ghê sợ”
(Phụ nữ Tân văn số 215, ngày 7-9-1933);
“Viếng một cái sầu thành: nhà thương Bạc
Hà” (Phụ nữ Tân văn số 212, ngày
17-8-1933); “Phụ nữ với hôn nhơn” (Phụ nữ Tân
văn số 221 ngày 19-10-1933)… Đặc biệt,
bài “Dưới chơn Đèo Cả” (Phụ nữ Tân văn
số 252 ngày 2-8-1934) gần với một phóng
sự giàu chất văn hơn là một bài báo phản
ánh đời sống “lao công” xây đường ray;
bài viết trộn lẫn cái nhìn sắc sảo về đời
sống với niềm đa cảm của một tấm lòng tử
tế Mảng báo viết về xã hội, nhân sinh rất
nhất quán với quan niệm của bà về tinh
thần dấn thân không mỏi vào cuộc “nhân
quần” Điều ấy cũng không khác là bao việc bà chọn Hồ Văn Hảo, nhà thơ mới Nam bộ với bài thơ về đời thất nghiệp để làm điểm tựa cho cuộc cách tân thơ phải có
ở xứ Annam
5 Giá trị lý luận từ những hoạt động
và nội dung diễn thuyết của bà có thể nói
là rất lớn: đóng góp cho sự hình thành và phát triển thơ mới, góp phần đặt những viên gạch đầu tiên cho việc tìm hiểu văn chương nữ quyền ở Việt Nam; sớm nhận
ra và đặt ra vấn đề văn học và phụ nữ một cách đích đáng, biết cách đặt văn học trong các trào lưu tiến bộ về tư tưởng, mỹ thuật, văn nghệ đương thời; đồng thời thấy rõ tầm quan trọng của ảnh hưởng văn hóa văn minh châu Âu đối với sự phát triển văn
học nước nhà
4.2 Một vài hạn chế
Hầu hết các bài viết của nữ sĩ Manh Manh đều ít chọn lọc ngôn ngữ viết thuần túy
mà thường chọn cách nói khá tự nhiên, dân
dã Văn bản của bà thường xuất hiện tình trạng khẩu ngữ xen lẫn thuật ngữ, cách nói tài hoa, trí tuệ xen lẫn cách nói “rặt” địa phương (miền Tây Nam Bộ), khiến cho tính chuyên nghiệp trong văn phong bị ảnh hưởng
Cách đặt vấn đề của bà thường khá lớn,
có dáng dấp những phác thảo lớn nhưng việc chi tiết hóa lại không cân xứng Văn phong quốc ngữ của bà đôi lúc còn ở dạng thô, ít trau chuốt, có khi bị “cứng”, “sượng”
Ở tuổi hai mươi, bà đã làm quá nhiều thứ vượt sức khi thử thách mình ở các vấn
đề đặc biệt hệ trọng đối với sự phát triển đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam giai đoạn thuộc Pháp Một số kiến giải trong bài viết của bà còn dừng ở mức tản mạn, nồng nhiệt nhưng đơn giản
Thơ của bà quá tỉnh táo, thông minh nhưng thiếu tinh tế Dùng nó để chứng minh cho “lộ trình” đổi mới thơ thì được,
Trang 21nhưng chứng minh cho giá trị của thơ mới
thì vẫn còn là điều băn khoăn
5 Kết luận
Di sản của nữ sĩ Manh Manh để lại
chứng tỏ một ranh giới giữa “tài văn” và
“văn tài” Qua các bài diễn thuyết và các
bài báo (gồm cả thể loại phóng sự ngắn,
phê bình nghệ thuật) của nữ sĩ Manh
Manh, có thể thấy tư duy phân tích khoa
học sắc bén, triệt để là phong cách căn cốt
của bà Đó là “tài văn”, tài năng về văn
chương nhìn từ góc độ nhận thức tiến trình
văn chương trong quan hệ với nền quốc
học, tâm thế “duy tân” và khả năng đúc rút,
nắm bắt tinh nhạy những bài học thực tế,
gọn ghẽ về cuộc “cách mạng” thơ ca Cách
phát hiện vấn đề rất thông minh của bà và
những lập luận không thể sáng rõ hơn cho
thấy những tính từ các nhà nghiên cứu
dành cho bà: “xuất chúng”, “có tài và có
gan” là đích đáng
Tuy nhiên, “tài văn” của bà không
song trùng với “văn tài” - vốn là thứ được
chưng cất trong mỗi con chữ sáng tác tài
hoa Trên thực tế, các bài thơ “làm chứng”
của bà trong các diễn thuyết về “thơ mới”
chưa thể có bất kì một vị trí nào trên văn
đàn đương thời (và cả về sau cũng thế)
Hoài Thanh đã đúng khi nhắc đến bà như
một “ngòi châm” cho cuộc đổi ngôi vĩ đại
trong lịch sử nghệ thuật ngôn từ thời hiện
đại (giai đoạn chuyển giao từ thơ cũ sang
thơ mới) mà không chọn lấy một câu thơ,
một bài thơ nào của bà để đặt vào “Hội Tao
đàn” huyền thoại năm xưa
Nhìn chung, Nguyễn Thị Kiêm là một
nhân vật rất đặc biệt của giai đoạn hiện đại
hóa văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX Toàn
bộ đóng góp của bà thể hiện ở tài năng, tư
chất phản biện khoa học về văn chương
một cách rạch ròi, mạnh mẽ, không khoan
nhượng song cũng rất có tình, chừng mực,
hoàn toàn tránh được sự xốc nổi, không tưởng Di sản của bà giống như tiếng hót con chim yêu đời, dấn thân, thần thái lớn lao giữa trời cao rộng nhưng cũng sớm kết thúc trong bi kịch riêng lặng lẽ
* Chú thích
Bài viết nằm trong đề tài KH&CN cấp Đại Học Quốc
gia loại B năm 2013, mã số B2013-18b-05: Hoạt động
nghiên cứu, lý luận, phê bình văn học quốc ngữ ở Nam
Bộ trước 1954 (Sưu tầm, tuyển chọn và nghiên cứu).
(1) Các trích đoạn phần này đều rút từ bài diễn
thuyết “Nữ lưu và văn học” (Phụ nữ Tân văn số
131, ngày 26-5-1932)
(2) Xin đọc nguyên văn một số nhận xét của bà:
“Tôi không hiểu tại làm sao có người thấy rõ cái
dở của điệu ca của mình mà không chịu nhận như vậy Bản nảo bản rí rít như than khóc, kể lể
tỏ ra cái tánh yếu ớt của dân mình, cái hồn bị đè
áp phục tùng từ mấy ngàn năm xưa… Nhưng họ cho vậy là mơ mộng, vẩn vơ, khen có tài văn chương trong lời hát Mà văn chương của bài ca
ta là văn chương tầm phào, nói đi nói lại (…)
Âm nhạc của ta còn nghèo lắm vì chẳng có ai bổ cứu sửa đổi các thứ đờn, chẳng có thầy đặt bài
ca (compositeur) có bấy nhiêu điệu thì xài bao nhiêu đó” (trích “Điệu hát cải lương ta”, Phụ nữ Tân văn số 231 ngày 11-1-1934, trang 6); “Hát cải lương của ta còn ở dưới một trình độ thấp thỏi lắm Người ngoại quốc đến xem ắt cho người Annam có cái tâm hồn thật trong sạch (une caudeur d’âme), cái trẻ con thật thà, cái lạc quan “dày cuôi” vì rạp hát là cái phản chiếu sự văn minh của dân một xứ Một số người trí thức Annam không chịu xem cải lương vì họ chê là
dở lắm Một số người không chịu nghe nói đến cải lương vì họ cho là không thể sửa đổi được
Không, nếu hát xướng của ta mà có thể làm cho người ngoài lầm về cái trình độ trí thức của ta thì chúng ta phải quan tâm mới được
(L.T.T.T nhấn mạnh) Thấy nó dở không nên chê nó dở mãi, phải tìm cái dở tại đâu mà có, làm sao mà bổ cứu cho nó được cao lên” (trích
“Những cái dở của điệu hát cải lương ta”, Phụ
nữ Tân văn số 230 ngày 4-1-1933).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Hoài Anh, Hồ Sĩ Hiệp (1999), Những danh
sĩ miền Nam, Nxb Tổng hợp Tiền Giang
Trang 222 Hoàng Anh (1998), “Nguyễn Thị Kiêm:
“Nữ vệ sĩ của phong trào “thơ mới” buổi
đầu””, Tạp chí Văn, Hội nhà văn
TP.HCM, số 83
3 Hoàng Anh (1999), “Nữ sĩ Nguyễn Thị
Manh Manh”, Sài Gòn giải phóng, ngày
13-4-1999
4 Nguyễn Kim Anh (chủ biên) (2005), Văn
học Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX, Nxb Đại học Quốc gia
5 Phạm Xuân Độ (1970), Nữ thi hào Việt
Nam, Trung tâm học liệu xuất bản, Sài Gòn
6 Bằng Giang (1992), Văn học Quốc ngữ ở
Nam Kì 1865-1930, Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh
7 Bằng Giang (1999), “Phụ nữ tân văn
(1929-1935) - Cái bệ phóng cho một tài
năng”, Văn nghệ, số 21 (bộ mới)
8 Nguyễn Hữu Hiệp (1998), “Bước ngoặt
thơ mới ở Nam Kỳ”, Xưa và nay, số
52B-6/1998
9 Mai Hương (biên soạn và tuyển chọn)
(1997), Nữ sĩ Việt Nam nửa đầu thế kỷ
XX, Nxb Phụ nữ, Hà Nội
10 Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng (1988),
Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời
1900-1930, Nxb ĐH&THCN, Hà Nội
11 Ngộ Không (1935), “Tường thuật buổi
diễn thuyết tranh luận giữa Nguyễn Thị
Kiêm và Nguyễn Văn Hanh tại Hội
Khuyến học Sài Gòn, 16-1-1935”, Phong
14 Thanh Lãng (1973), Phê bình văn học thế hệ
1932, Phong trào văn hóa xuất bản, Sài Gòn
15 Thanh Lãng (1995), 13 năm tranh luận
văn học, tập 2, Nxb Văn nghệ, Hội nghiên
cứu và giảng dạy văn học TP.HCM
16 Nguyễn Phước Thị Liên (1998), “Nữ sĩ
Manh Manh - Nguyễn Thị Kiêm đôi nét
đời thường”, Tạp chí Văn, số 86
17 Nguyễn Tấn Long (1968), Việt Nam thi
nhân tiền chiến, 3 quyển, Sống mới xuất
bản, Sài Gòn
18 Nguyễn Tấn Long, Phan Canh (1968),
Khuynh hướng thi ca tiền chiến, Sống mới
xuất bản
19 Tứ Ly (1935), “Một cuộc diễn thuyết ở Sài Gòn: Vấn đề thơ mới và thơ cũ”,
Phong hóa, số 135, 8-2-1935
20 Hoàng Như Mai (1993), “Người phụ nữ
chăm sóc thơ mới từ buổi ấu thơ”, Phụ nữ,
số ra ngày 6-1-1993
21 Tố Mai (1935), “Cô Nguyễn Thị Kiêm trả
lời”, Sống, số 2, 29-1-1935
22 Hương Nguyên (2001), “Các nhà văn nữ
Việt Nam thời Pháp thuộc”, Tạp chí Văn
học, số 10-2001
23 Vũ Ngọc Phan (1944), Nhà văn hiện đại,
Tân Dân xuất bản, Hà Nội
24 Thế Phong (1974), Lược sử văn nghệ Việt
Nam - Nhà văn tiền chiến 1930-1945,
Vàng son xuất bản, Sài Gòn
25 Kiều Thanh Quế (1968), Cuộc tiến hóa
văn học Việt Nam, Hoa Tiên xuất bản,
(Sài Gòn)
26 Bộ sưu tập Bùi Văn Quế (2001), “Nguyễn Thị Manh - nữ tiên phong thơ mới ở Nam Kỳ” (Lưu trữ tại thư viện Tổng hợp TP.HCM, BH2001-CD room)
27 Nguyễn Hữu Tiến (1934), “Thơ mới thơ
cũ”, Nam Phong, số 193
28 Hoài Thanh, Hoài Chân (1942), Thi nhân
Việt Nam, Nguyễn Đức Phiên xuất bản
29 Thanh Việt Thanh, Thiện Mộc Lan
(1999), Nữ sĩ Nguyễn Thị Manh Manh,
Nxb Văn nghệ TP HCM
30 Nguyễn Q Thắng (1990), Tiến trình văn
nghệ miền Nam, Nxb An Giang
31 Nguyễn Thành Thi, Đoàn Lê Giang, Trần
Trang 23Hữu Tá (2013), Nhìn lại Thơ mới và văn
xuôi Tự lực văn đoàn, Nxb Thanh niên,
TP HCM
32 Nguyễn Ngọc Thiện (2005), Một cái triệu
hay: Tranh luận văn nghệ ở nước ta nửa
34 Minh Trí (1998), “Nữ sĩ Manh Manh,
tiếng hót lạ trong làng báo Sài Gòn”, Phụ
nữ TP.HCM, số 6-1998
35 Phạm Việt Tuyền (1965), Văn học miền
Nam, Khai Trí xuất bản, Sài Gòn
36 Ngô Lãng Vân (1972), Nữ thi sĩ Việt Nam,
Sống mới xuất bản, Sài Gòn
37 Nguyễn Vỹ (1994), Văn thi sĩ tiền chiến,
Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội
38 Nguyễn Thị Thanh Xuân (2001), “Văn học hiện đại Việt Nam, bước khởi đầu
quan trọng ở Sài Gòn, Nam Bộ”, Tạp chí
Văn học, số 3-2001
Ngày nhận bài: 25/02/2016 Biên tập xong: 15/03/2016 Duyệt đăng: 20/03/2016
Trang 24TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN Số 14 (39) - Tháng 3/2016
Cái chết của tác giả
The death of the Author
rườ Đại ọ ài Gị
Ph.D Nguyen Thi Thu Van (translate)
Sai Gon University
Tĩm tắt
“Cái ết ủa tá iả” ủa Rola Bart es là một bài viết đá ấ mố q a trọ o p ê bì và lý
l ậ t ế kỷ XX ĩ p ả ứ ố lại tr ề t ố sử ụ á ế tố q a điểm, ậ t ứ và tiể
sử ủa tá iả tro việ i iải vă bả , đồ t ời đưa ra một lý iải mới về vă bả ư một t ự
t ể độ lập và tự tr a ả đối với ủ t ể tạo ra ĩ Ở một t ời điểm k á sớm sủa tro l sử p ê
bì bả tiế P áp đượ ơ bố ăm 1967 và bả tiế A ăm 1968 , “Cái ết ủa tá iả”
đã p á vỡ ữ iới ạ ủa ấ trú l ậ và ự báo ữ k ướ lý t ết ậ iệ đại ư
sự bất k ả ủa k ởi ê , tí “trì ỗ và k á biệt” ủa ĩa, ái ết ủa ượ đế…
Từ khĩa: “Cái chết của tác giả”, phê bình, lý luận, cấu trúc luận…
Abstract
Rola Bart es’ essa “ e Deat of t e A t or” makes a promi e t la mark in 20 th
century literary riti ism a t eor Opposi tra itio al pra ti e of literar i terpretatio wit i t e a t or’s intentions, ideology, and biography, the essay develops an advanced view of text as an independent and autonomous entity, even of t e s bje t t at reate it “ e Deat of t e A t or” breaks t e limits of str t ralism a fore asts postmo er t eoreti al tre s of i abilit of ori i alit , t e “ iffere e” of mea i , or t e eat of Go …
Keywords: “The death of the author”, criticism, theory, structuralism…
ro tá p ẩm Sarrasine, Bal a , k i
ĩi về một am a sĩ b t iế để iữ iọ
kim, ưới lốt một p ụ ữ, đã viết sa
Bal a , đượ tra b bởi ki iệm
riê ủa mì với một triết lý về P ụ ữ?
Cĩ p ải là tá iả Bal a tự ê ra ữ ý tưở ‘vă ươ ’ ủa mì về ữ tí ?
ú ta k ơ t ể q o ĩ một k ởi
ồ ụ t ể vă ọ í là ở sự tr
Trang 25ủa bả t biể tượ ấ - k i ấ sự iá
đoạ à sẽ xả ra, iọ ói sẽ mất đi
k ởi ê ủa ó, tá iả ết đi, tá
‘t ự iệ ’ ủa ười à ó t ể đã đượ
kí p ụ rồi ĩa là, sự điề k iể ủa
ô ta đối với mã trầ t ật , ứ k ô
p ải là ‘tài ă ’ ủa ô ta á iả là một
ì tượ iệ đại, ẳ là đã đượ sả
si bởi í xã ội ủa ú ta, tới mứ
độ mà, đế ối t ời tr đại, với ủ
ĩa ki iệm A , ủ ĩa lý
Pháp và iềm ti tưở á vào p o
á iả vẫ t ố tr tro á iáo trì
l sử vă ọ , tro ữ tiể sử ủa
á à vă , tro ữ bài p ỏ vấ
trê tạp í, ũ ư tro í ý t ứ
ủa iới ầm bút, ứ bă k oă về việ kết
ợp o ười ủa mì và tá p ẩm ủa
mì bằ ồi ký, ật ký Hì ả ủa
vă ọ mà ười ta ầ tìm t ấ tro vă
óa đươ đại ất đ p ải tập tr vào
tá iả, o ười ủa ô ta, ộ đời ủa
ô ta, ữ đam mê ủa ô ta; phê bình
đầ đủ sự ầ t iết ủa việ lấ í bả
t ô ữ t a t ế o o ười mà
đế a ười ta vẫ o là sở ữ ó; với Mallarme, ũ ư với ú ta, í
ô ữ ói lê tất ả ứ k ô p ải là
tá iả viết ĩa là đạt đế , t ô q a
tí vô xư tiê q ết - không nên
ầm với tí k á q a ủa tiể t ết
ia iệ t ự - ái điểm mà ỉ ó ô
sự ê t í ủa ô đối với ủ ĩa ổ điể đã ẫ ô đế với ữ bài ọ t
từ, ô k ô ừ tra vấ và ế ạo
á iả, ấ mạ bả ất ô ữ và
Trang 26tí ất ầ ư “ ẫ iê ” ủa oạt
độ ủa mì , và tro s ốt á tá p ẩm
vă x ôi ủa mì , ô đấ tra vì điề
kiệ ô từ ơ bả ủa vă ọ , mà tro
iệ mạo ủa ó bất kỳ sự ầ việ đế v
t ế t ấp kém ủa à vă ườ ư đối
với ô ũ là sự mê tí t ầ tú Rõ
ràng là, ngay chính Proust, cho dù có nhân
vật ì ư ó vẻ t m lý ủa ái mà ta ọi
là ữ p tí ủa ô , vẫ đảm trá
iệm vụ xóa mờ đi bằ một sự ti tế
ất mự , mối q a ệ iữa à vă và tác
iả; bằ á làm o ười trầ t ật
k ô p ải là ười đã ì t ấ và ảm
t ấ t ậm í ũ k ô p ải là ười
đa viết ữa, mà là ười sắp sửa viết
ười t a iê tro ố tiể t ết -
ư t ật ra a ta bao iê t ổi và a
ta là ai? - m ố viết ư k ô sao viết
đượ ; ố tiể t ết kết t ú k i việ
viết ra ối ù đã trở ê ó t ể , Pro st
đã ma đế o tá p ẩm iệ đại tí
ất sử t i ủa ó bằ một ơ ấ đảo
iề triệt để, t a vì đặt ộ đời mì
vào tiể t ết, ư ta vẫ t ườ ói, ô
biế í ộ đời ấ ủa mì t à một
tá p ẩm mà í ố sá ủa ô , t eo
một ĩa ào đấ , là mô ì ủa ó, để
mà k á rõ rà với ú ta rằ k ô
p ải C arl s bắt ướ Mo tesq io , mà
Montesquiou trong hiệ t ự ó tí iai
t oại, l sử ủa ô ỉ là một p mả
t ứ ai bắt ồ từ C arl s C ối ù ,
C ủ ĩa siê t ự - ũ a với tí
tiề sử a tí iệ đại à - ù k ô t ể
trao o ô ữ v trí tối ao bởi vì
ủa ủ ĩa siê t ự , bằ á iao
t oại ề p ươ iệ ô ữ, tá iả
k ô ơ ì ười viết ả, ũ ư ôi
k ô là ì k á oài ười đa xư
Sự loại trừ á iả ở đ ó t ể trao đổi với Bre t về một sự ‘ ể ượ ’
t ật sự á iả t ỏ lại ư một bứ tượ ỏ ở tậ ối s k ấ vă ọ
k ô đơ iả ỉ là một sự kiệ l sử
a một à độ viết; ó ải biế oà toà vă bả iệ đại a - t ì ũ t ế -
vă bả từ a về sa đượ viết ra và đượ
Trang 27đượ ĩ là ấp ủ ố sá , ĩa là ô
ta tồ tại trướ ó, s ĩ, đa k ổ, số
vì ó, ô và tá p ẩm ó một kiể tươ
q a ó trướ - ó sa iố ư là a với
o Hoà toà ượ lại, ười viết vă
iệ đại đượ tạo si đồ t ời với vă
bả , t ệt iê k ô ề đượ trao o v
t ế đi trướ a vượt k ỏi tá p ẩm, ô
t ệt iê k ô p ải là ủ t ể ủa ố
sá và ố sá ũ ẳ p ải là t ộ
tí ủa ủ t ể đó; k ô ó t ời điểm
ào k á oài t ời điểm p át ô và m i
vă bả đượ vĩ vi viết ra ở đ và lú
à Là bởi vì, a , từ đó s ra tá p ẩm
k ô ò ó t ể ỉ đ oạt độ i
lại, ú iải, trì bà , ‘miê tả’ ư lời
ủa á à vă ổ điể ; mà đú ơ , ó
ỉ đ í ái mà á à ô ữ
ọ , ói t eo từ ữ ủa trườ p ái
Oxfor , ọi là trì iệ [performative],
một ạ t ứ ô từ iếm ặp ặp riê
ở ôi t ứ ất và ở t ời iệ tại tro đó
p át ô k ô ứa đự ội ào
ới ô , ượ lại, bà ta , b tá rời
k ỏi bất kỳ một iọ ói ào, đượ tạo ra
ồ vă óa ươ tự ư Bo var và
Pe et, ữ ười sao ép vĩ ử
đó, vừa siê p àm lại vừa k ôi ài, và sự
ế ô m ố tự t ể iệ , ít ất ô p ải biết rằ ‘ ái’ bê tro mà ô s ĩ
để ‘ ’ tự t ó đã ỉ là một ố từ điểm đã oà t à , á từ ữ ủa ó ỉ
ó t ể i iải đượ t ô q a á từ ữ
k á , rồi ứ ư vậ mãi; một điề ì đó
đã đượ trải iệm t eo kiể mẫ bởi omas e Q i e t ời trẻ, ười iỏi tiế H Lạp đế mứ để ữ ý tưở và ì ả oà toà iệ đại q a
t ứ ô ữ đã ết ấ , ô đã, ư
Ba elaire kể lại o ú ta tro Para is Artifi iels , ‘tự sá tạo o mì một k o từ vự k ô bao iờ ạ , mở
rộ và p ứ tạp ơ rất iề ơ k o từ
vự ó từ sự kiê ẫ t ô t ườ ủa
á đề tài vă ọ ’ Kế tụ á iả, ười viết vă k ô ò ma ữ đam mê,
ữ ài ướ , ữ ảm xú , ữ ấ tượ tro mì , mà đú ơ là k o từ
vự mê mô ấ mà từ đó ô rút ra
Trang 28Một k i á iả ra đi, ê ầ iải mã
vă bả sẽ trở ê oà toà vô ích Trao
lý, q ề tự o bê ưới tá p ẩm k i ào
á iả đượ k ám p á ra, k i ấ vă bả
với á iả ật sự, tro ữ tá p ẩm
p ứ tạp, tất ả mọi t ứ p ải đượ t áo ỡ
ứ ẳ ó ì p ải iải mã; ấ trú ó
t ể đượ lầ t eo, đượ ‘rút ra’ ư là sợi
ỉ ủa iế tất vậ tro tất ả ữ
điểm lặp và tất ả ữ ấp độ, ư
ẳ ó ề tả ào bê ưới k ô ia
ủa tá p ẩm p ải đượ iê ứ , ứ
bả , o vă bả và o t ế iới ư là vă
bả , iải p ó o ái oạt độ mà ta ó
t ể ọi là oạt độ p ả t ầ ọ , một oạt
độ mà t ật sự là ó tí á mạ bởi vì
từ ối ấ đ ý ĩa, ói o ù í
là từ ối C úa và á t ự t ể ủa ài - lý trí, k oa ọ , l ật lệ
B iờ ta ã trở lại với ủa Bal a C ẳ ai, ẳ ‘ ười’ ào ói
ấ ả ồ ủa ó, iọ ủa ó
k ô p ải là để đ v , mặ ù ười ta
ó t ể đọ ó một á rất oà ảo, bởi vì
q ỹ tí t ật sự ủa tá p ẩm là việ đọ Một ví ụ ụ t ể k á sẽ iúp ta làm rõ điề à ữ k ảo sát ầ đ J -P
er a t đã o t ấ bả ất mờ ĩa
ă bả ủa bi k H Lạp, á vă bả
ủa ó đượ đa ệt từ á từ ữ với ác lớp ĩa kép mà m i vật đề iể
ỉ một p ía sự iể lầm liê tiếp à
í là ĩa ủa từ ‘bi k ’ ; t iê
ũ ó ười iể đượ m i từ tro tí
ê ủa ó và t êm vào đó e đượ í sự điế đặ ủa ữ vật
đa ói trướ mặt a ta - vật à
í là độ iả a ở đ là k á iả
ư t ế đã bộ lộ toà bộ tồ tại ủa tá
p ẩm một vă bả đượ tạo t à từ bội
số á tá p ẩm, đượ đa kết từ iề ề
vă óa và òa ập vào tro ộ đối
t oại với a , vào biếm p ỏ , tra l ậ ,
ư ó một v t ế mà sự đa ợp à đượ bao àm và đồ q và đấ là độ
iả, ứ k ô p ải tá iả ư o đế
a ười ta vẫ ói Độ iả là k ô
Trang 29tội tá p ẩm mới là một ủ ĩa
vă tự o mì là đấ tra o q ề lợi
ủa ười đọ một á iả đạo đứ P ê
bì ổ điể ưa bao iờ ú ý đế độ
iả ả; bởi vậ à vă là vật
ất tro vă ọ Giờ đ ú ta đa
p ụ ồi tươ lai o vă ọ , ầ t iết
p ải p á đổ ề t oại ủa ó sự ra đời
ủa ười đọ p ải đượ đá đổi bằ ái
ết ủa á iả
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Roland Barthes (1968), Aspen Magazine,
Section 3, nos 5-6 (Richard Howar
à ậ bài 14/12/2015 Biê tập xo 15/03/2016 D ệt đă 20/03/2016
Trang 30TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN Số 14 (39) - Tháng 3/2016
Đọ ứ Nghệ, g ĩ về gườ ứ g ệ
Think of the Nghe people through reading Nghe folk songs of love
TS Nguyễn Thị Kim Ngân Trường Đại học Sài Gịn
Ph.D Nguyen Thi Kim Ngan Sai Gon University
Tĩm tắt
Ca dao Việt Nam nĩi chung và ca dao xứ Nghệ nĩi riêng cĩ những cung bậc da diết, nhớ nhung, ai ốn… cả những giận hờn, lo lắng, xĩt xa Tất cả những cung bậc ấy mang đậm bản sắc của con người mỗi vùng miền, trong đĩ đặc biệt là con người xứ Nghệ
Từ khĩa: ca dao, ca dao tình yêu, xứ Nghệ, bản sắc văn hĩa…
Abstract
Viet Nam folk songs (ca dao) in general and Nghe folk songs in particular, have the emotions - grievous, longing for, plaintive including angry, worried, lamented All these emotions are the expressions of the identity of the people living in different regions in Viet Nam, and Nghe people are not an exception
Keywords: folk songs, folk songs of love, Nghe culture, cultural characteristics…
Cũng như ca dao các vùng trong cả
nước, những bài ca dao của xứ Nghệ là
những lời ướm hỏi, những câu giao duyên
tế nhị, những lời thề nguyền gắn bĩ, những
lời xe kết diết da, những lời nhớ nhung và
những trách mĩc ai ốn, những nỗi niềm
tủi nhục và những trách mĩc đắng cay, nĩi
lên những mối tình éo le, ngang trái, dang
dở… với mọi nỗi giận hờn, lo lắng, đau xĩt
nhưng dạt dào sức sống Tất cả đều trong
sáng lành mạnh và ít nhiều mang bản sắc
riêng của con người xứ Nghệ trong Tổ
quốc Việt Nam
Tình yêu con người vốn thuộc về cõi
riêng tưởng như bé nhỏ nhưng lại hết sức
lớn lao và đầy sức sống Tình yêu trong ca
dao xứ Nghệ cũng như vậy: lớn lao và giàu
sức sống như thiên nhiên đất nước, như cuộc sống cần lao
Cái lớn lao của tình yêu trong cõi thầm kín của con người được đo bằng chiều kích của đá núi, mây trời, bằng sự vĩnh hằng của thiên nhiên tạo vật và khơng tách rời tình yêu đất nước quê hương:
Khi yêu, tâm hồn con người trở nên đa
cảm, mộng mơ, lãng mạn như “Tâm hồn thi sĩ”, nhưng đây là người nghệ sĩ của
làng quê Do vậy, dù khi miêu tả tâm trạng hay khi tỏ tình, hình ảnh người trong cuộc
Trang 31bao giờ cũng hiện lên trong không gian
làng quê Có khi phảng phất, hư ảo như
bóng người, bóng trăng:
Sáng trăng ngồi gốc cây mai
Bóng mình lại tưởng bóng ai tìm mình
Bóng cam bóng quít sau nhà,
Bóng trăng dọi lại, anh tưởng là bóng em
Có khi lại thực và chân chất như tấm
lòng của nhà nông với cây lúa, hạt gạo, như
bà mẹ với con thơ:
Thương em khi cấy lúa ra
Lúa bỏ lá hẹ lúa ra đòng đòng
Thương em khi mới lọt lòng
Khi ăn cơm mớm mẹ bồng trên tay
Cái say đắm của người lao động đang
yêu luôn được “bảo hiểm” bởi một tinh
thần thực tiễn, tiêu chuẩn thực tiễn:
Tóc thơm những búi mạ trưa
Ham chi người đẹp mà thưa công làm
Anh không yêu em quần là áo lượt
Anh không yêu em gương lược suốt ngày
Anh yêu em cái cuốc liền tay
Cái vai liền gánh miệng hay vui cười
Tình yêu của người xứ Nghệ đặc biệt
tha thiết, nồng nàn cháy bỏng trong những
lời ca tỏ tình, nhất là trong lao động
Trước gia đình, xã hội, dù táo bạo đến
đâu, người lao động xứ Nghệ, khi bày tỏ
tình yêu, vẫn tỉnh táo gìn giữ đạo lý, khuôn
phép truyền thống:
Bây giờ anh hỏi người ngoan
Em về thưa với thầy mẹ anh muốn dan
díu tình Hỏi nàng thử có chồng chưa
Hay là chưa có anh thưa vài lời
Nhưng trong không gian riêng của tình
yêu, khi hò hẹn, gặp gỡ:
Đêm khuya trăng tắt sao mờ
Ra ngồi bên giếng đợi chờ người thương
Người ta không ngần ngại trao nhau
những lời tỏ tình táo bạo, rất “có lửa”, như
chàng trai trong câu ca dao này:
Diết da da diết quá chừng Cho anh chụt một cái em đừng kêu đau
Có yêu thì yêu cho chắc
Có trục trặc thì trục trặc cho luôn
Đừng như con thỏ đứng đầu truông Khi vui giỡn bóng khi buồn bỏ đi
Cũng như những câu ca tỏ tình, những lời thề trong ca dao tình yêu xứ Nghệ cũng mang một ngữ khí riêng, rất Nghệ Thật khó mà quên những lời thề giữa những
người yêu nhau như thế này:
Dầu ai khoét mắt chặt tay Cũng vẫn hơi hướm đường này với anh
Hai tay cầm tám gươm vàng Thác đi thì thác buông chàng không buông
Yêu nhau đem quách nhau đi Công cha nghĩa mẹ sau này hãy hay
Cơm đơm hai bát, bát ăn bát để Đũa so hai đôi, đôi đứng đôi nằm
Dù thầy mẹ đập chín chục một trăm Đập rồi lại dậy, quyết tâm lấy chàng
Đó là những lời thề rất nặng, sắc như rìu chém đá, như rạ chém đất Không rõ ở những vùng quê khác còn có nhiều những câu ca bạo liệt như thế không? Đem
Trang 32“mắt”,”đem “tay”, đem cả sinh mạng, danh
dự ra mà thề thốt như thế, đủ thấy khát vọng
yêu, ý chí yêu của con người trên vùng đất
này mạnh mẽ, lớn lao đến mức nào
Thề với nhau, thề với trời đất… chưa
hết, lại còn thề trước “công môn”, thề
“giữa gia đàng”:
Hai ta thề trước công môn
Sống không lấy được chắc (nhau) chết
hai hồn táng chung
Anh mà không lấy được nàng
Thì anh tự vẫn giữa gia đàng nhà em
Và đến lúc chẳng may bị dồn đến
đường cùng thì trở nên liều lĩnh, sẵn sàng
“ăn thua”, thách thức với tất cả:
Mẹ cha có cản đường Bắc,
Thì ta rẽ ngoặt đường Nam
Mẹ cha có cản đường Nam,
Thì ta rẽ sang đường Bắc
Ví dù có trục trặc cả đường Bắc
đường Nam, Thì xúm tay ta nhen lửa đốt cả xóm
làng ta đi
Ở đây rõ ràng là có cái cực đoan khó
chấp nhận của người rơi vào ngõ cụt,
đường cùng Nhưng điều đáng quan tâm là
bài ca dao này góp phần khẳng định thêm
hiểu thêm về cốt cách, tâm hồn của người
vùng đất này Trong tình yêu, tâm hồn của
con người trên quê hương sông Lam núi
Hồng khác nào những ngọn núi lửa Nó ầm
ỉ, nung nấu, sục sôi trong lòng, song ngoài
mặt vẫn điềm tĩnh, trầm lặng Đó dường
như là cái trầm lặng của hỏa diệm sơn chưa
đến ngày phụt lửa, cái trầm lặng của mặt nước biển hồ trong những ngày im gió nhưng dưới đáy vẫn cuộn dậy những đợt sóng ngầm Đó là cái trầm lặng của con người cảm nhiều, nghĩ nhiều, hành động nhiều Chúng biểu lộ cả mặt chìm mặt nổi của một cốt cách cộng đồng Cố học giả
Đặng Thai ai đã nhận xét: “Nhân dân xứ Nghệ nổi tiếng về khá nhiều khuyết điểm, tâm lí cũng như một số đức tính can đảm đến sơ xuất, cần cù đến liều lĩnh, kiên quyết đến khô khan và tằn tiện đến cá gỗ
“nhưng “kì thực đời sống tình cảm của con người ở đây đối với tự nhiên, với con người, với cái đẹp của lý tưởng , tuy không bộc lộ một cách ồn ào, hời hợt, nhưng lại
có phần suy nghĩ, điềm tĩnh, sâu sắc và bền bỉ,cảm động đến thiết tha” (2)
Chú thích:
(1) Toàn bộ ca dao trong bài viết đều được dẫn
theo Ninh Viết Giao (chủ biên) (1996), Kho
tàng ca dao xứ Nghệ, 2 tập, Nxb Nghệ An
(2) Đặng Thai ai (1958), Văn thơ Phan Bội
Châu, Nxb Văn hóa, Hà Nội
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ninh Viết Giao (1993), Hát phường vải,
4 Ninh Viết Giao (1996), Về ca dao của
người Việt ở xứ Nghệ, trong “Kho tàng ca
dao xứ Nghệ”, Nxb Nghệ An (tập 1)
5 Đặng Thai ai (1958), Văn thơ Phan Bội
Châu, Nxb Văn hóa
6 Trần Việt Ngữ, Trương Đình Quang và
Hoàng Chương (1963), Dân ca Nam Trung
Bộ, 2 tập, Nxb Văn hóa, Hà Nội
Ngày nhận bài: 24/02/2016 Biên tập xong: 15/03/2016 Duyệt đăng: 20/03/2016
Trang 33TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN Số 14 (39) - Tháng 3/2016
Ứng dụng giải thuật di truyền để tối ưu các thơng số
Tỉ lệ Vi - Tích phân điều khiển cho Quadrotor
Genetic algorithm optimization design PID controller for Quadrotor attitude models
TS Trần Hữu Khoa
TS Hồ Văn Cừu Trường Đại học Sài Gịn
Ph.D Tran Huu Khoa Ph.D Ho Van Cuu Sai Gon University
Tĩm Tắt
Giải thuật di truyền được ứng dụng nhằm tối ưu hĩa các thơng số tín hiệu của bộ điều khiển Tỷ lệ (P), Tích phân (I) và Vi phân (D) Ưu điểm của giải thuật này là tạo mới và cập nhật thơng số mà cĩ thể cực tiểu hĩa hàm giá trị thích nghi tiêu biểu là hàm tích phân các sai số tuyệt đối Qua đĩ tìm ra các thơng số điều khiển tối ưu cho hệ thống Trong nghiên cứu này, đề xuất giải thuật di truyền được áp dụng vào các kênh điều khiển của máy bay bốn cánh quạt khơng người lái Kết quả mơ phỏng cho đáp ứng nhanh và
ít bị dao động
Từ khĩa: giải thuật di truyền, bộ điều khiển PID, máy bay khơng người lái, máy bay bốn cánh quạt,
tích phân các sai số tuyệt đối…
Abstract
In this article, the feasibility of a Genetic Algorithm Optimization (GAO) is used to find the optimized Proportional-Integral-Derivative (PID) controller parameters The benefit of GAO algorithm is to generate and update the new elite parameters that can minimize the fitness function Integral of Absolute Error (IAE) This optimization method is then applied to a novel attitude pilot Quadrotor models The proposed controller has demonstrated better performance in the response, fast, stable and less erroneous
Keywords: GAO, PID, UAV, Quadrotor, IAE…
1 Giới thiệu
Các UAV (Unmanned Aerial Vehicle)
[11] cĩ hình dạng như ở hình 1 là những
phương tiện bay khơng người lái vận hành
trên khơng, do khả năng bay linh hoạt của
chúng, chúng cĩ thể thực hiện những
nhiệm vụ đầy thử thách Sự nhanh nhẹn và
tự trị vận hành của các UAV nhỏ được áp
dụng trong các lĩnh vực khác nhau từ tìm
kiếm thơng tin dân sự, giám sát mơi trường, quan trắc khí tượng đến các hoạt động giải cứu và cả giám sát quân sự Để thực hiện thành cơng các hoạt động bay như vậy địi hỏi sự kiểm sốt chuyển động bay cĩ thể duy trì sự ổn định và độ chính xác cao nhất trong một thời gian dài Do những đặc điểm nêu trên, các thiết kế bộ điều khiển hệ thống phải đối mặt với các
Trang 34nhiệm vụ đầy thử thách Các Quadrotor
(máy bay bốn cánh quạt) [1-3] được nhìn
nhận có khả năng tự lập kế hoạch hành
động cũng như hành động phối hợp đồng
bộ nhiều máy bay
Hình 1 Mô hình máy bay không người lái
Giải thuật di truyền [4 và 5], được giới
thiệu bởi Holland năm 1975, là một kỹ
thuật nhằm tìm kiếm giải pháp thích hợp
cho các bài toán tối ưu tổ hợp đa biến Giải
thuật di truyền vận dụng các nguyên lý
của quá trình tiến hóa như di truyền, đột
biến, chọn lọc tự nhiên, và trao đổi chéo
Ngày nay, GA đã được áp dụng thành
công trong một loạt các vấn đề phức tạp
của thực tế [4 và 5] Mỗi GA hoạt động
trên một số nhiễm sắc thể nhân tạo, với các
dãy (string) thường là nhị phân Mỗi nhiễm
sắc thể đại diện cho một giải pháp của một
vấn đề và có hàm thích nghi là một số thực
nhằm đo lường như thế nào là tốt nhất cho
một giải pháp của các vấn đề cụ thể Các
mẫu “bit” tốt nhất dần dần được lựa chọn
trong quá trình di truyền Việc giảm thiểu
hay tối đa hóa giá trị của hàm thích nghi
sau đó được tối ưu hóa
Tối thiểu hóa hàm "tích phân các sai
số tuyệt đối" (Integral of Absolute Error
-IAE) thường được xem là một phương
pháp cho chỉ số tối ưu với hiệu suất tốt
[10] Dựa trên tiêu chí tính toán sai số, nó
2 Mô hình máy bay không người lái, bốn cánh quạt
Các UAV được mô tả bằng một hệ thống trục tọa độ trái đất theo qui tắc bàn tay phải Các mô hình động năng của Quadrotor được phát triển dựa trên công thức Euler-Lagrange So với máy bay trực thăng truyền thống, Quadrotor có lệnh điều khiển tương tự để kiểm soát: tổng hợp, theo chiều dọc – góc xoay, theo chiều ngang – góc nghiêng và theo trục z – góc lệch [1-3, 7-10] Quadrotor trong hình 2 có sáu bậc tự do, được tham khảo và trích dẫn
từ các tài liệu [1-3]
Cấu hình của Quadrotor có thể mô tả với bốn cánh quạt, được lắp đặt đối xứng trục (1 và 3) và (2 và 4) và có chiều quay đối xứng ngược nhau Bằng cách thay đổi tốc độ các rotor, các lực nâng và lực chuyển động được thay đổi Do đó, các chuyển động thẳng đứng được tạo ra bằng cách tăng hoặc giảm tốc độ cả bốn cánh quạt đồng thời Thay đổi tốc độ cánh quạt 2 và 4 sẽ tạo góc xoay theo phương chuyển động ngang Góc nghiêng có chuyển động bên tương ứng theo phương dọc là kết quả của việc thay đổi tốc độ cánh quạt 1 và 3 Góc xoay là kết quả của sự khác biệt của phản mô-men xoắn giữa từng cặp rotor cánh quạt đối xứng Mặc dù trong cơ cấu, bốn rotor được đặt đối xứng tuy nhiên các Quadrotor vẫn là một hệ thống động theo thời gian thực và có động
Trang 35năng không ổn định
3 Giải thuật di truyền (GA) tối ưu
thông số điều khiển PID
Quy trình tối ưu các thông số bằng giải
thuật di truyền được thực hiện như sau [3]:
- Đặt hàm tối ưu g(x i ) trong đó x i là các
thông số tối ưu cần tìm
- Mã hóa giải pháp bằng các bộ nhiễm
sắc thể
- Xác định hàm thích nghi cực tiểu fmin
- Tạo các tập hợp quần thể giá trị
- Đặt giá trị xác suất ban đầu cho thông số
“trao đổi chéo” (pc) và “đột biến” (pm)
- Vòng lặp While (N < số lượng tối đa
các thế hệ)
- Sản sinh ra thông số mới từ pc và pm
Nếu pc > giá trị ngẫu nhiên rand của
“trao đổi chéo”, kết thúc vòng lặp If
Nếu pm > giá trị ngẫu nhiên rand của
ưu PID có khả năng thích ứng chống lại các rối loạn của môi trường và đảm bảo độ
ổn định cao Sơ đồ bộ lập trình điều khiển tối ưu PID được minh họa ở hình 3 Phương trình toán học của hàm tích phân sai số tuyệt đối được xác định bởi [10]:
x
C G
l l
Trang 36Máy bay bốn cánh quạt
u(t)
Giải thuật di truyền
khiển PID
Hàm thích nghi
+
-Hình 3 Sơ đồ khối bộ điều khiển máy bay bốn cánh quạt
4 Kết quả mô phỏng
Hàm truyền của các kênh điều khiển
góc của Quadrotor được tham khảo và so
sánh kết quả dựa theo tài liệu [1 và 2] Các
thí nghiệm mô phỏng được thực hiện bằng
phần mềm tính toán Matlab:
- Kênh góc xoay Roll:
- Kênh góc nghiêng Pitch:
- Kênh góc lệch Yaw:
Bộ điều khiển lái mô phỏng được thực
hiện qua việc điều khiển các kênh góc với
các giá trị như sau: góc xoay (R) và góc lệch (Y) là 1 radian (~60 độ), trong khi đó góc nghiêng (P) được cài đặt là 0.5 radian (~30 độ) Theo kết quả quan sát được ở các hình số 4, số 5 và số 6, bộ điều khiển được
đề nghị cho thấy sự đáp ứng nhanh và khá chính xác Tất cả các kết quả nhận được đều chỉ sau giây đầu tiên, trong khi đó kết quả đạt được trong điều kiện chưa tối ưu thông số điều khiển PID từ tài liệu tham khảo [1 và 2], là ở giây thứ ba trở đi
Trang 37Nghiên cứu về mô hình máy bay bốn
cánh quạt không người lái và lưu đồ điều
khiển Quadrotor đã có nhiều công trình
được công bố Nội dung nghiên cứu trong
bài báo này với mục đích ứng dụng giải
thuật di truyền nhằm tối ưu hóa các thông
số điều khiển PID, thông qua việc cực tiểu
hóa hàm giá trị thích nghi Kết quả mô
phỏng số học chỉ ra rằng, với sự trợ giúp
của giải thuật di truyền, các bộ điều khiển
PID tìm được các thông số điều khiển tối
ưu tốt hơn Điều này cũng chứng minh
rằng, giải thuật di truyền là một chọn lựa
đáng tin cậy cho việc tìm ra các thông số
điều khiển
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bouabdallah, S Noth A Siegwart, R (2004) “PID vs LQ Control Techniques Applied to an Indoor Micro Quadrotor”, Proceedings IEEE/RS.J International Conference On Intelligent Robots and Systems, Sendal, Japan
2 Bouabdallah, Samir, (2007) “Design and control of quadrotors with application to autonomous flying” Ph.D dissertation, I.D EPFL_TH3727
3 Yang, Xin-She (2010) Engineering Optimization: An Introduction with Metaheuristic Applications, John Wiley&Sons, Inc University of Cambridge
4 Antunes A P and Azevedo J L F (2014)
Trang 38"Studies in Aerodynamic Optimization
Based on Genetic Algorithms", Journal of
Aircraft, Vol 51, No 3, pp 1002-1012
5 Chiou, J.S., Tran, H.K., Peng, S.T (2013)
“Attitude Control of a Single Tilt Tri-rotor
UAV System: Dynamic Modeling and Each
Channel Nonlinear Controllers Design”
Journal of Mathematical Problems in
Engineering, Article ID 275905, 6 pages
6 Tugrul Oktay, Cornel Sultan, (2013)
“Simultaneous Helicopter and
Control-System Design”, Journal of Aircraft, Vol.50
pp 911-925
7 Budiyono, Agus, (2007) Advances in Unmanned Aerial Vehicles Technologies, Springer
8 Padfield, G D (1996) “Helicopter Flight dynamics: the Theory and Application of Flying Qualities and Simulation Modeling”, AIAA
9 Stevens, B.L and Lewis, F.L (1992)
“Aircraft Control and Simulation”, Wiley,
Trang 39TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN Số 14 (39) - Tháng 3/2016
Web ứng dụng cho hệ thống giám sát sức khỏe
Web application for health care monitoring
PGS.TS Lê Tiến Thường, ThS Nguyễn Duy Thắng Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG TP.HCM
Assoc.Prof., Ph.D Le Tien Thuong, M.S Nguyen Duy Thang
Ho Chi Minh City University of Technology
Tĩm tắt
Bài viết đề nghị một giải pháp xây dựng hệ thống giám sát sức khỏe người bệnh sau khi được điều trị Giúp người bệnh khơng phải đến trung tâm y tế mà vẫn được bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên Từ đĩ bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị theo tiến trình phục hồi của người bênh Sử dụng các cảm biến sinh học để lấy tín hiệu từ người bệnh, sau đĩ đưa vào bộ truyền vơ tuyến gồm board mạch vi xử lý Arduino Uno kết hợp với module nRF24L01 cho cả bên phát và thu Dữ liệu sẽ được ghi vào một file text, sau đĩ được truyền đến máy chủ thơng qua một chương trình lập lich cho việc cập nhật dữ liệu từ file text Phía bệnh viện hoặc bác sĩ, xây dựng web quản lý thơng tin bệnh nhân, tình trạng sức khỏe
cũng như tiến trình khơi phục bệnh
Từ khĩa: hệ thống giám sát từ xa, cảm biến sinh học, mạng truyền vơ tuyến, Arduino Uno, nRF24L01,
PHP, HTML, CSS, Javascript, SQL Server 2008…
Abstract
The paper proposes a solution to build health monitoring system for patients after having a treatment Therefore, patients don't need to go to the medical center but their health status was still monitored regularly by doctors Since then doctors will give a regimen depending on recovered process of patients System uses biosensors to get signal from patients, then sent to radio transmitter including microprocessor board Arduino Uno combined with module nRF24L01 for both transmitter and receiver Data will be recorded to a text file, then it is transmitted to the host server through a program established for updating data from the text file At the hospital, there is a website built to manage patient's information, health status and recovered process
Keywords: remote monitoring system, biosensor, wireless networks, Arduino Uno, nRF24L01, PHP,
HTML, CSS, JavaScript, SQL Server 2008…
1 Giới thiệu
Ngày nay, bên cạnh sự tiến bộ vượt
bậc của các nền kinh tế, của khoa học kỹ
thuật, cơng nghệ tiên tiến đã giúp cho đời
sống con người được nâng cao Tuy nhiên,
số người mắc bệnh ngày càng gia tăng, nguyên nhân chủ yếu do chế độ ăn uống và thĩi quen sinh hoạt hàng ngày Để giúp bác
sĩ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trong quá trình điều trị mà người
Trang 40bệnh không cần phải thường xuyên đi đến
cơ sở y tế để kiểm tra đồng thời giảm tải
cho phía bệnh viện, hệ thống giám sát từ xa
được sử dụng [1, 5]
Hệ thống cho phép bác sĩ giám sát
bệnh nhân từ nhà riêng của họ bằng cách
thu thập dữ liệu từ các cảm biến cố định
trên người bệnh được truyền thông qua
kênh truyền vô tuyến [2] Thông tin từ
bệnh nhân được lưu vào database, dựa vào
dữ liệu đó bác sĩ có thể đánh giá tình trạng
bình phục của bệnh nhân và sau đó đưa ra
các chẩn đoán, các phương pháp điều trị
cũng như ra toa thuốc cho phù hợp Hệ
thống sử dụng module Wi-Fi nRF24L01
kết hợp với board Arduino để truyền dữ
liệu [3, 11]
Khi người bệnh đến điều trị lần đầu
tiên sẽ được tạo mới thông tin với một mã tài khoản (ID) Mỗi người bệnh sẽ có mã
ID riêng và duy nhất không trùng lặp với các bệnh nhân khác Từ sau đó, thông tin sức khỏe của bệnh nhân sẽ tự động gửi lên máy chủ [8, 9] Bác sĩ sẽ quản lý hồ sơ liên quan đến các bệnh nhân của mình Trong trường hợp dữ liệu về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân vượt ra ngoài mức cho phép
hệ thống sẽ cảnh báo bác sĩ, từ đó bác sĩ sẽ thực hiện kê toa trực tuyến hoặc tư vấn từ
xa cho bệnh nhân Trang web quản lý dùng các ngôn ngữ lập trình thiết kế website như PHP, HTML, CSS, Javascript Bài viết sẽ trình bày sơ đồ hệ thống giám sát, chức năng các module sử dụng, lưu đồ thuật toán thực hiện cho từng khối, và nêu các kết quả đạt được
2 Thiết kế hệ thống
Signal from patient
Web Application Manager
Hệ thống giám sát sức khỏe được chia
thành ba khối con chính bao gồm khối lấy
tín hiệu từ cơ thể người bệnh, khối truyền
dữ liệu và hệ thống web quản lý thông tin
người bệnh Tín hiệu từ người bệnh được
lấy thông qua các cảm biến sinh học Khối
truyền dữ liệu sử dụng board Arduino kết
hợp với module Wi-Fi nRF24L01 cho cả bên phát lẫn bên thu Hệ thống web chứa thông tin bác sĩ, bệnh nhân và tình trạng bình phục bệnh của người bệnh Tất cả các thông tin đều được lưu trữ ở máy chủ, với thông tin điều trị bệnh nhân được cập nhật liên tục