1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH THÉP ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

26 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 435,41 KB

Nội dung

Với mong muốn dựa vào kiến thức đã được học để tìm ra sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tôi xin chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hư

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TÓM TẤT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS Đoàn Gia Dũng

Đà Nẵng - Năm 2015

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: TS Đoàn Gia Dũng Phản biện 1: PGS TS Nguyễn Thị Như Liêm

Phản biện 2: TS Đoàn Hồng Lê

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm

Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 10 năm 2015

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở tất cả các quốc gia, thị trường chứng khoán (TTCK) như là một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, Việt Nam cũng không là ngoại lệ Việc nghiên cứu, tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của TTCK, ảnh hưởng đến biến động giá chứng khoán từ đó đưa ra những nhận định và kiến nghị về cung cầu

và giá chứng khoán trong thời gian tới nhằm góp phần phát triển TTCK là việc làm cần thiết và cấp bách trong hội nhập kinh tế quốc

tế hiện nay

Ở thời điểm hiện tại, giá cổ phiểu ngành thép đã tăng trở lại, nhưng ngành thép Việt Nam đang tiếp tục chứng kiến sự phân hóa

sự quan tâm từ phía các nhà đầu tư tổ chức cũng như cá nhân

Với mong muốn dựa vào kiến thức đã được học để tìm ra sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu trên thị trường

chứng khoán Việt Nam, tôi xin chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng

đến giá cổ phiếu của các công ty ngành thép được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên

cứu cho luận văn tốt nghiệp cao học của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa các lý thuyết và các nghiên cứu ứng dụng về

nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu

- Phân tích xu thế thay đổi giá cổ phiếu; Xem xét, lựa chọn, xây

dựng mô hình biểu diễn sự thay đổi giá cổ phiếu trong mối tương quan giữa các nhân tố, qua đó đề xuất kiến nghị

Trang 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành Thép

niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp Hồ Chí Minh

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Phạm vi về không gian nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu 05 công ty thuộc ngành Thép niêm yết

trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

3.2.2 Phạm vi về thời gian nghiên cứu:

Đề tài tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành Thép được niêm yết trên sàn HOSE trong khoảng thời

gian từ 01/01/2009 đến ngày 31/12/2014

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp định tính

- Dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý thuyết tổng quan về cổ

phiếu, giá cổ phiếu, nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu Thông qua các mô hình từ những nghiên cứu trước đây nhằm thiết lập bảng câu hỏi sử dụng cho việc nghiên cứu chính thức

- Phỏng vấn, đối thoại với các nhà đầu tư chứng khoán, các quản

lý các doanh nghiệp ngành Thép, thảo luận với các nhà đầu tư để có thể xác định các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành Thép của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE

4.2 Phương pháp định lượng

Để kiểm tra thang đo và mô hình lý thuyết, được thực hiện sau khi bảng câu hỏi ở bước nghiên cứu định tính được hiệu chỉnh lại với ngôn từ dễ hiểu, có bổ sung và loại bớt ra các biến không phù hợp

- Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua kỹ thuật thu thập thông tin thứ cấp

Trang 5

trên các bản báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành Thép niêm yết trên sàn HOSE

- Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Eviews 6.0 với các công cụ thống kê mô tả, hồi quy bội, phân tích phương sai

- Từ đó kiểm định sự tác động của các nhân tố đến giá cổ phiếu ngành Thép và tiến hành phân tích kết quả

5 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, đề tài được chia thành các chương như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu

- Chương 2: Thiết kế nghiên cứu

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu

- Chương 4: Hàm ý chính sách và kiến nghị

6 Ý nghĩa đề tài

Đề tài này mang lại một số ý nghĩa thực tiễn cho các nhà đầu tư, các nhà quản lý doanh nghiệp Đặc biệt là các nhà đầu tư, các nhà sản xuất kinh doanh sản phẩm thuộc ngành Thép trong nước có thể ứng dụng để có những quyết định phù hợp

Đề tài chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành Thép, đồng thời cũng đánh giá được mức độ quan trọng của chúng Bên cạnh đó, đề tài cũng xây dựng được phương trình hồi quy tuyến tính bội thể hiện sự tương quan của nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành Thép

7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

7.1 Tài liệu 1

7.2 Tài liệu 2

7.3 Tài liệu 3

7.4 Tài liệu 4

Trang 6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ CỔ PHIẾU VÀ CÁC NHÂN TỐ

ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU

1.1 KHÁI NIỆM CHỨNG KHOÁN 1

Chứng khoán là một thuật ngữ dùng để chỉ các giấy tờ có giá, tức là giấy tờ ghi nhận khoản tiền tệ mà người chủ sở hữu chúng bỏ

ra sẽ được quyền hưởng những khoản lợi tức nhất định theo kỳ hạn

1.1.1 Cổ phiếu

Cổ phiếu là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của

một cổ đông đối với một công ty cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu

1.1.2 Trái phiếu

1.2 SỰ HÌNH THÀNH GIÁ CHỨNG KHOÁN

1.3 GIÁ HỢP LÝ VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG CỦA CỔ PHIẾU21.3.1 Giá thị trường của cổ phiếu

1.3.2 Giá hợp lý của cổ phiếu

1.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU

1 Nguyễn Quang Thu (2007), Quản trị tài chính căn bản, NXB Thống Kê

2 Hồng Đình Tuấn (2009), Giáo trình Phân tích & định giá tài sản tài chính,

Hà Nội

3 Nguyễn Thị Mỹ Dung (2013), Nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán

của VN - Một số điểm cần lưu ý”, tạp chí Phát triển và Hội nhập

Trang 7

1.5.3 Các nhân tố can thiệp

1.6 CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC

- Kết hợp với thực trạng sự phát triển cũng như đặc điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam và các công ty ngành Thép niêm yết trên Sở GDCK Tp HCM

- Lựa chọn và phân tích một số nhân tố gắn liền với đặc điểm ngành

- Sử dụng phương pháp phỏng vấn các chuyên gia dựa theo một

đề cương phỏng vấn được chuẩn bị trước

Đề tài tập trung nghiên cứu 7 nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty ngành Thép niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM gồm: Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, Thu nhập trên mỗi cổ phiếu,

Tỷ lệ chi trả cổ tức, Tổng sản phẩm nội địa, Chỉ số giá tiêu dùng, Chỉ

số giá nhà ở, Sản lượng tiêu thụ thép trong nước

Trang 8

1.7.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

1.7.3 Các giả thuyết ban đầu

Giả thuyết H1: Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp tăng thì giá cổ phiếu tăng

Giả thuyết H2: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) tăng thì giá cổ

phiếu tăng

Giả thuyết H3: Tỷ lệ chi trả cổ tức tăng thì giá cổ phiếu tăng

Giả thuyết H4: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng thì giá cổ phiếu tăng

Giả thuyết H5: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thì giá cổ phiếu tăng

Giả thuyết H6: Chỉ số giá nhà ở tăng thì giá cổ phiếu giảm

Giả thuyết H7: Sản lượng tiêu thụ thép tăng thì giá cổ phiếu tăng

SỰ THAY ĐỔI CỦA GIÁ CỔ PHIẾU NGÀNH THÉP

H5

H6 H7

Trang 9

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

TTCK là một bộ phận của thị trường vốn nằm trong tổng thể thị trường tài chính của một quốc gia Trên thế giới, TTCK ra đời từ rất lâu và hiện nay TTCK đã phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới

Các chủ thể tham gia TTCK bao gồm: chủ thể phát hành hay chủ thể đi vay, chủ thể đầu tư hay chủ thể cho vay (nhà đầu tư), chủ thể trung gian chứng khoán TTCK hoạt động theo nguyên tắc trung gian, nguyên tắc công khai thông tin và nguyên tắc đấu giá Cổ phiếu

là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu

Giá trị của cổ phiếu là hình ảnh động phản chiếu những giá trị hữu hình, vô hình của hàng hóa thực và những vấn đề kinh tế cơ bản của công ty Khi sự phản chiếu này bị khúc xạ bởi các nhân tố nội tại, nhân tố vi mô, vĩ mô có liên quan đến hàng hóa cổ phiếu thì hình thành nên giá cổ phiếu

Các nhân tố can dự vào sự hình thành và biến động giá cổ phiếu bao gồm những nhân tố nội sinh, những nhân tố ngoại sinh, những nhân tố can thiệp Những nhân tố này biến đổi không ngừng

và liên tục tác động qua lại với nhau để hình thành nên cung - cầu chứng khoán trên thị trường thứ cấp Khi một TTCK phát triển lành mạnh và ổn định thì nhóm nhân tố nội sinh phải là những nhân tố chính ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và biến động giá cả của các cổ phiếu

Vấn đề về giá cổ phiếu là một vấn đề được nhiều người quan tâm và thực sự phức tạp Giá cổ phiếu là một đại lượng ngẫu nhiên

mà người ta không thể nhận dạng được một cách chắc chắn Yếu tố khách quan này làm hấp dẫn nhiều nhà đầu tư đến với TTCK để gặt

hái thành công hay thất bại trên TTCK

Trang 10

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1 TỔNG QUAN NGÀNH THÉP

2.3.1 Xác định các biến của mô hình

Bảng 2.1: Giả thiết nghiên cứu của đền tài

Quy mô doanh

nghiệp Vốn chủ sở hữu (VCSH) = Vốn chủ sở hữu bình quân (+) Thu nhập trên

mỗi cổ phiếu EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang

(+)

Tổng sản

Chỉ số bất

Tính mùa vụ Sản lượng tiêu thụ thép trong nước (+)

Trong đó: (+) Cùng chiều; (-) Ngược chiều

Trang 11

2.3.2 Mô hình nghiên cứu

Mô hình hồi quy tổng thể có dạng:

2.4 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Bước 1: Lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các

công ty ngành Thép niêm yết trên Sở GDCK TP HCM

Đề tài chọn 7 nhân tố để phân tích sự ảnh hưởng của chúng đến giá cổ phiếu, đó là: Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, Thu nhập trên mỗi cổ phiếu, Tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt, Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa, Chỉ số giá tiêu dùng, Chỉ số giá nhà ở, Sản lượng tiêu thụ thép trong nước

Bước 2: Thu thập dữ liệu

Dựa vào dữ liệu của các công ty niêm yết trên sàn HOSE có tổng cộng 8 công ty thuộc ngành Thép Trong bài nghiên cứu này lựa chọn các chứng khoán được niêm yết từ năm 2009 để có một chuỗi

số liệu đủ dài (từ Quý I/2009 đến Quý IV/2014) khi phân tích

Cụ thể, đối với ngành thép ta sẽ chọn 5 công ty gồm: HMC, HSG, SMC, VIS, HLA làm đối tượng trong quá trình nghiên cứu Dữ liệu giá của 5 cổ phiếu này cũng như các thông tin: Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt được thu thập từ trang web https://www.cophieu68.vn

Trang 12

- Nguồn số liệu về chỉ số tăng trưởng GDP, chỉ số giá tiêu dùng, sản lượng tiêu thụ thép trong nước được lấy từ tổng cục thống

kê Việt Nam trên website: https://www.gso.gov.vn

- Nguồn số chỉ số giá nhà ở được lấy từ website: http://www.savills.com.vn

Bước 3: Xử lý số liệu - Mã hóa biến

- Giá cổ phiếu: Thời gian chọn mẫu để nghiên cứu là từ quý I/2009 đến quý IV/2014 gồm 24 quý Từ đó, giá cổ phiếu cho danh mục được tính là giá trị trung bình của giá các cổ phiếu có trong danh mục

- Dữ liệu về Vốn chủ sở hữu, Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt, Chỉ số giá tiêu dùng, Chỉ số giá nhà ở, sản lượng tiêu thụ thép sau khi lấy số liệu được xử lý về tốc độ tăng trưởng

Biến phụ

thuộc

Bước 4: Kiểm tra dữ liệu trước khi phân tích hồi quy

a Kiểm định tính dừng

b Kiểm định đa cộng tuyến

Bước 5: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu bằng

Trang 13

phương pháp ước lượng mô hình

Trong kinh tế lượng, thủ tục ước lượng được dùng phổ biến nhất

là phương pháp bình phương nhỏ nhất Tiêu chuẩn tối ưu được sử dụng bởi phương pháp bình phương nhỏ nhất là cực tiểu hóa hàm mục tiêu

Phương pháp OLS là phương pháp đáng tin cậy trong việc ước lượng các tham số của mô hình, tuy nhiên mô hình ước lượng phải thỏa mãn 7 giả thiết Khi thỏa mãn các giả thiết, ước lượng bình phương nhỏ nhất là ước lượng tuyến tính không chệch có hiệu quả nhất trong các ước lượng

Bước 6: Kiểm định sự vi phạm các giả định của mô hình và đưa

ra kết quả nghiên cứu của đề tài

Kiểm định tự tương quan

Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Kiểm định ý nghĩa từng phần của các biến

đề tài đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu Giả thiết đặt ra là sáu nhân tố: Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, Tỷ lệ cổ tức, Thu nhập trên mỗi cổ phiếu, Chỉ số tăng trưởng GDP, Chỉ số nhà ở, Sản lượng tiêu thụ thép có quan hệ đồng biến

Trang 14

với giá cổ phiếu Còn nhân tố chỉ số giá tiêu dùng có tác động nghịch biến đến giá cổ phiếu

Phần phân tích dữ liệu thống kê dựa vào các kiểm định nghiệm đơn vị và kiểm tra đa công tuyến Sau đó sẽ tiến hành kiểm tra sự tương quan giữa các thành phần bằng kiểm định Breusch-Godfrey, kiểm tra phương sai thay đổi bằng kiểm định White Sử dụng mô hình Fisher để tiến hành đánh giá sự phù hợp của mô hình

và dùng kiểm định Wald để xác định những biến độc lập như Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, Tỷ lệ cổ tức, Thu nhập trên mỗi cổ phiếu, Chỉ số tăng trưởng GDP, Chỉ số giá tiêu dùng, Chỉ số nhà ở, Sản lượng tiêu thụ thép được đưa vào mô hình có nghĩa hay không Cuối cùng, phân tích hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) với biến phụ thuộc là giá cổ phiếu và biến độc lập là

các biến được xác định sau khi phân tích nhân tố

Trang 15

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU NGÀNH THÉP 3.1.1 Số lượng công ty niêm yết

Hiện nay, ngành thép có khoảng 08 công ty niêm yết trên sàn HOSE Nhưng chỉ có 05 công ty niêm yết từ năm 2009 đến nay, đó

là các cổ phiếu HMC, HSG, SMC, VIS, HLA

Bảng 3.1: Danh sách 5 công ty ngành thép niêm yết trên

sàn HOSE đề tài nghiên cứu

1 HMC Công ty cổ phần Kim khí Hồ Chí Minh

2 HSG Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen

3 SMC Công ty cổ phần đầu tư thương mại SMC

4 VIS Công ty cổ phần Thép Việt Ý

5 HLA Công ty cổ phần Hữu Liên Á Âu

3.1.2 Tình hình biến động giá cổ phiếu ngành thép

3.2 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.2.1 Kết quả nghiên cứu

Giá cổ phiếu của 05 doanh nghiệp được lấy là giá đóng cửa được công bố trên trang thông tin của sở giao dịch chứng khoán TP

Hồ Chí Minh

Dựa vào giá cổ phiếu đóng cửa điều chỉnh hàng ngày của các

DN này trong khoảng thời gian từ 1/2009 đến 12/2014, tiến hành tính giá trung bình quý và tỷ lệ tăng trưởng giá cổ phiếu theo quý

Các nhân tố ảnh hưởng được thu thập và tính toán như ở phần xử

lý dữ liệu, sau đó sử dụng phần mềm Eviews 6.0 để phân tích tương quan và hồi quy, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

a Kiểm định tính dừng

Trang 16

Để tránh những mối liên hệ không xác thực, chúng ta phải thực hiện hồi quy và kiểm tra các biến có tính dừng hay không Đề tài này

sử dụng kiểm định Dickey Fuller để kiểm tra tính dừng của các biến:

tự sẽ trở nên đáng tin cậy

b Kiểm tra đa cộng tuyến

(Nguồn: Tổng hợp từ Eviews)

Xét tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, biến có quan hệ với giá cổ phiếu chặt chẽ hơn cả là biến tỷ lệ tăng trưởng

Trang 17

GDP (GIACP, GDP= 0.488) Các biến còn lại như vốn chủ sở hữu,

tỷ lệ cổ tức, chỉ số nhà ở, sản lượng tiêu thụ thép đều có tương quan rất thấp với giá cổ phiếu ngành thép

Như vậy, không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình

3.2.2 Ước lượng mô hình và kiểm tra các giả thiết

a Kiểm tra tự tương quan

Hiện tượng tự tương quan là hiện tượng rất dễ gặp phải khi tập

số liệu sử dụng là dạng số liệu theo thời gian Đề tài nghiên cứu sử dụng thống kê Breush-Godfrey (BG) để kiểm tra mô hình có xảy ra hiện tượng này hay không

Sử dụng công cụ kiểm định Breush-Godfrey (BG) của Eviews ta có: Giá trị Pro Chi-Square(1) = 0.1329 > α = 0.05, ta chấp nhận giả thiết H0: không có tự tương quan

b Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Đề tài sử dụng kiểm định White để phát hiện hiện tượng phương sai sai số thay đổi Kết quả kiểm định White cho thấy giá trị P-value

là 0.4311 > α = 0.05

Như vậy ta kết luận không có phương sai sai số thay đổi trong

mô hình Tuy nhiên, giá trị này cũng chưa phải là giá trị cao để thuyết phục việc thừa nhận giả thiết phương sai đồng đều Vì mẫu quan sát của chúng ta là mẫu nhỏ Đây cũng là một hạn chế của đề tài

c Kiểm định sự phù hợp của mô hình

Để có thể biết mô hình giải thích được như thế nào hay bao nhiêu % biến động của biến phụ thuộc, người ta sử dụng kiểm định Fisher để kiểm định sự phù hợp của mô hình

Khi kiểm định sự phù hợp của mô hình, ta có thể áp dụng phương pháp giá trị tới hạn hay mức ý nghĩa để quyết định Nếu F0 > Fα hoặc p-value < α thì mô hình phù hợp

Ngày đăng: 25/05/2016, 17:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w