DƯƠNG PHAN TRÀ MYCÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH THÉP ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 1DƯƠNG PHAN TRÀ MY
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH THÉP ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đà Nẵng - Năm 2015
Trang 2DƯƠNG PHAN TRÀ MY
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH THÉP ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: TS Đoàn Gia Dũng
Đà Nẵng - Năm 2015
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Dương Phan Trà My
Trang 4: Vốn chủ sở hữu: Giao dịch chứng khoán
Trang 5Số hiệu bảng Tên bảng Trang
3.1 Danh sách 5 công ty ngành thép niêm yết trên HOSE 58
đề tài nghiên cứu
2.1 Thị phần sản xuất thép trên toàn thế giới 33
3.1 Tương quan giá cổ phiếu ngành thép với VN-Index 59
Trang 62 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục đề tài 3
6 Ý nghĩa đề tài 4
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ CỔ PHIẾU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU 7
1.1 KHÁI NIỆM CHỨNG KHOÁN 7
1.2 SỰ HÌNH THÀNH GIÁ CHỨNG KHOÁN 10
1.3 GIÁ HỢP LÝ VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG CỦA CỔ PHIẾU 10
1.3.1 Giá thị trường của cổ phiếu 10
1.3.2 Giá hợp lý của cổ phiếu 11
1.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU 11
1.4.1 Khái niệm 11
1.4.2 Phương pháp phân tích cơ bản 12
1.4.3 Phân tích kỹ thuật 18
1.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU 22
1.5.1 Các nhân tố nội sinh 23
1.5.2 Các nhân tố ngoại sinh 24
1.5.3 Các nhân tố can thiệp 24
1.6 CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC 25
1.6.1 Mô hình 1 25
1.6.2 Mô hình 2 26
Trang 71.7.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 27
1.7.3 Các giả thuyết ban đầu 28
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 29
CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 30
2.1 TỔNG QUAN NGÀNH THÉP 30
2.1.1 Tầm quan trọng của ngành 30
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 30
2.1.3 Phân loại thép 31
2.1.4 Ngành thép thế giới 31
2.2 THỰC TRẠNG NGÀNH THÉP VIỆT NAM 33
2.2.1 Cung vượt xa cầu 33
2.2.2 Xuất khẩu thép 35
2.2.3 Biến động giá thép 36
2.2.4 Trình độ công nghệ 36
2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU 38
2.3.1 Xác định các biến của mô hình 38
2.3.2 Mô hình nghiên cứu 44
2.4 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 45
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 56
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 57
3.1 TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU NGÀNH THÉP 57
3.1.1 Số lượng công ty niêm yết 57
3.1.2 Tình hình biến động giá cổ phiếu ngành thép 58
3.2 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG TỪ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 61
Trang 8HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU THÉP 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 71
CHƯƠNG 4 BÌNH LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 72
4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 72
4.1.1 Về nghiên cứu lý thuyết 72
4.1.2 Về mặt thực tiễn 72
4.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 73
4.2.1 Khuyến nghị đối với nhà đầu tư 73
4.2.2 Khuyến nghị đối với chính phủ 74
4.3 ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI 76
4.4 NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 76
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 78
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ở tất cả các quốc gia, khi sản xuất hàng hóa phát triển đến giai đoạn caođòi hỏi sự ra đời thị trường chứng khoán (TTCK) như là một kênh huy độngvốn trung và dài hạn cho nền kinh tế Việt Nam chúng ta cũng không là ngoại
lệ Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, TTCKViệt Nam đã ra đời từng bước trưởng thành và phát triển
Kể từ khi thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minhvào ngày 20/07/2000 đến nay đã gần 14 năm hoạt động liên tục, bên cạnhnhững thành quả đạt được thì TTCK cũng tồn tại những hạn chế nhất định.Quy mô của TTCK Việt Nam chưa tương xứng và ngang tầm với TTCKcủa các quốc gia trong khu vực Những diễn biến trên TTCK chưa phản ánhđược tình trạng sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam Những biến động giáchứng khoán, những thay đổi trong quan hệ cung cầu chứng khoán dường nhưchưa tuân theo những quy luật chung của TTCK thế giới
Việc nghiên cứu, tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động củaTTCK, ảnh hưởng đến biến động giá chứng khoán từ đó đưa ra những nhậnđịnh và kiến nghị về cung cầu và giá chứng khoán trong thời gian tới nhằmgóp phần phát triển TTCK là việc làm cần thiết và cấp bách trong hội nhậpkinh tế quốc tế hiện nay
Ở thời điểm hiện tại, giá cổ phiểu ngành thép đã tăng trở lại, nhưng ngànhthép Việt Nam đang tiếp tục chứng kiến sự phân hóa mạnh mẽ Kết quả kinhdoanh của các công ty trong ngành thép đều đang cho thấy xu hướng xấu hơn
Đa số công ty đều có tăng trưởng doanh thu nhưng lợi nhuận lại giảm mạnh.Bên cạnh những khó khăn chung của nền kinh tế, các DN thép còn phải đốimặt với các vấn đề về tồn kho và cạnh tranh nội bộ ngành rất khốc liệt Tuy
Trang 10nhiên, nhóm cổ phiếu này vẫn luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ phía cácnhà đầu tư tổ chức cũng như cá nhân.
Với mong muốn dựa vào kiến thức đã được học để tìm ra sự tác động củacác nhân tố ảnh hưởng tới giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt
Nam, tôi xin chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty ngành thép được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố
Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp cao học của
mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các lý thuyết và các nghiên cứu ứng dụng về nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
- Phân tích xu thế thay đổi giá cổ phiếu; Xem xét, lựa chọn, xây dựng môhình biểu diễn sự thay đổi giá cổ phiếu trong mối tương quan giữa các nhân
tố, qua đó đề xuất kiến nghị
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là những nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếungành Thép niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán tp Hồ Chí Minh
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi về không gian nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu 05 công ty thuộc ngành Thép niêm yết trên sở giaodịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
3.2.2 Phạm vi về thời gian nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngànhThép được niêm yết trên sàn HOSE trong khoảng thời gian từ 01/01/2009 đếnngày 31/12/2014
Trang 114 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
4.1 Phương pháp định tính
- Dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý thuyết tổng quan về cổ phiếu,giá cổ phiếu, nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu Thông qua các mô hình từnhững nghiên cứu trước đây nhằm thiết lập bảng câu hỏi sử dụng cho việcnghiên cứu chính thức
- Phỏng vấn, đối thoại với các nhà đầu tư chứng khoán, các quản lý cácdoanh nghiệp ngành Thép, thảo luận với các nhà đầu tư để có thể xác định cácnhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành Thép của các doanh nghiệp niêmyết trên sàn HOSE
4.2 Phương pháp định lượng
Để kiểm tra thang đo và mô hình lý thuyết, được thực hiện sau khi bảngcâu hỏi ở bước nghiên cứu định tính được hiệu chỉnh lại với ngôn từ dễ hiểu,
có bổ sung và loại bớt ra các biến không phù hợp
- Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứuđịnh lượng thông qua kỹ thuật thu thập thông tin thứ cấp trên các bản báo cáotài chính của các doanh nghiệp ngành Thép niêm yết trên sàn HOSE
- Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Eviews 6.0 với các công cụ thống kê
mô tả, hồi quy bội, phân tích phương sai
- Từ đó kiểm định sự tác động của các nhân tố đến giá cổ phiếu ngành Thép và tiến hành phân tích kết quả
5 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, đề tài được chia thành các chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
Trang 12- Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
- Chương 4: Hàm ý chính sách và kiến nghị
6 Ý nghĩa đề tài
Đề tài này mang lại một số ý nghĩa thực tiễn cho các nhà đầu tư, các nhàquản lý doanh nghiệp Đặc biệt là các nhà đầu tư, các nhà sản xuất kinh doanhsản phẩm thuộc ngành Thép trong nước có thể ứng dụng để có những quyếtđịnh phù hợp
Đề tài chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành Thép,đồng thời cũng đánh giá được mức độ quan trọng của chúng Bên cạnh đó, đềtài cũng xây dựng được phương trình hồi quy tuyến tính bội thể hiện sự tươngquan của nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu ngành Thép
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
7.2 Tài liệu 2
"Các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán trong thị trường tài chính các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất” – Tác giả Hussein A.Hassan Al-Tamimi, tạp chí Quản trị xuyên quốc gia, trang 3-19, ngày 11/3/2011
Nghiên cứu này điều tra các yếu tố chính xác định nhiều nhất các nhân tố ảnhhưởng đến giá cổ phiếu của thị trường chứng khoán UAE Ở United Arab
Trang 13Emirates thị trường chứng khoán là một trong những thị trường mới nổi, nóbao gồm hai thị trường: thị trường tài chính Dubai và thị trường chứng khoánAbu Dhabi Các dữ liệu nghiên cứu nằm trong khoảng thời gian 1990-2005.Các mẫu bao gồm 17 công ty dựa trên sự sẵn có của dữ liệu trong thời gian
đó Mô hình hồi quy được chạy cho mẫu của thị trường tài chính UAE
7.3 Tài liệu 3
“Chặng đường 6 năm của TTCK Việt Nam thực trạng và giải pháp”,
Phạm Thị Anh Thư (2006), Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
Tp HCM
Về mặt khoa học, đề tài đã khẳng định được vai trò của TTCK trong nềntài chính quốc gia, sựra đời và phát triển của thị trường chứng khoán ViệtNam là yêu cầu tất yếu trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh
và trong bối cảnh hội nhập Về mặt thực tiễn, các kết quả đạt được cũng nhưcác mặt còn tồn tại của thị trường chứng khoán Việt Nam nêu lên trong luậnvăn phản ánh đúng thực tế đang diễn ra Các giải pháp đưa ra cũng dựa trênchiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010 đãđược Chính phủ phê duyệt vì vậy có thể nghiên cứu phát triển và áp dụng chotừng chủ thể trong thị trường nhằm xây dựng một định chế TTCK cho ViệtNam hoàn thiện và phù hợp với xu thế phát triển
Trang 14Sự thay đổi của giá cổ phiếu là kết quả của sự thay đổi của các yếu tố vi
mô và kinh tế vĩ mô, tuy nhiên bài nghiên cứu thị trường chứng khoán ởAmman Jordan là không hiệu quả
Các mẫu của nghiên cứu bao gồm 14 ngân hàng thương mại của Ammanthị trường chứng khoán trong giai đoạn 2005 -2008 Tiến hành phân tích hồiquy đơn giản để tìm ra các mối quan hệ yếu tố kinh tế vi mô với giá cổ phiếu
và tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa rất tích cực giữa giá thị trường của cổphiếu và giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu; giá thị trường của cổ phiếu tỷ
lệ cổ tức, tổng sản phẩm trong nước, và mối quan hệ có ý nghĩa tiêu cực về lãisuất lạm phát và cho vay nhưng không phải luôn luôn có ý nghĩa trên một sốnăm Amman thị trường chứng khoán ở Jordan
Trang 15CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ CỔ PHIẾU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU
1.1 KHÁI NIỆM CHỨNG KHOÁN 1
Chứng khoán là một thuật ngữ dùng để chỉ các giấy tờ có giá, tức làgiấy tờ ghi nhận khoản tiền tệ mà người chủ sở hữu chúng bỏ ra sẽ đượcquyền hưởng những khoản lợi tức nhất định theo kỳ hạn Hay nói cách khác,chứng khoán là các công cụ tài chính dài hạn, bao gồm chứng khoán vốn (cổphiếu), chứng khoán nợ (trái phiếu) và các chứng chỉ có nguồn gốc chứngkhoán (chứng quyền, chứng khế, chứng chỉ thụ hưởng, các chứng khoán pháisinh…)
Trong luận văn này chỉ xin trình bày 2 loại chứng khoán chủ yếu trênTTCK là cổ phiếu và trái phiếu
1.1.1 Cổ phiếu
Khi một công ty gọi vốn, số vốn cần gọi đó được chia thành nhiều phầnnhỏ bằng nhau gọi là cổ phần Người mua cổ phần gọi là cổ đông Cổ đôngđược cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu và chỉ có công
ty cổ phần mới phát hành cổ phiếu Như vậy, cổ phiếu chính là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một công ty cổ phần
và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu.
Cổ phiếu là chứng nhận góp vốn do đó không có kỳ hạn và không hoànvốn Lợi tức của cổ phiếu tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp do đó không cố định Khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt, cổ đông đượchưởng lợi nhuận (cổ tức) cao nhưng ngược lại cổ tức có thể rất thấp hoặc hoàntoàn không có khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ Khi công ty bị
1Nguyễn Quang Thu (2007), Quản trị tài chính căn bản, NXB Thống Kê
Trang 16phá sản, cổ đông thường là người cuối cùng được hưởng giá trị còn lại của tàisản thanh lý.
Cổ phiếu là một giấy chứng nhận việc đầu tư vốn của một chủ thể vàomột công ty cổ phần Như vậy, chính công ty cổ phần đã khai sinh ra cổ phiếu
và chỉ có công ty cổ phần mới có cổ phiếu Các cổ đông không phải là chủ nợđối với công ty mà cổ đông là người hùn vốn cùng công ty hoạt động, làngười chủ sở hữu (một phần) công ty
Giá trị ban đầu ghi trên cổ phiếu gọi là mệnh giá Mệnh giá chỉ là giá trịdanh nghĩa, không liên quan trực tiếp đến giá thị trường của cổ phiếu Giá cổphiếu trên thị trường (thị giá) biến động rất nhanh nhạy, đặc biệt là trên thịtrường thứ cấp Sự biến động giá cổ phiếu do nhiều nhân tố quyết định nhưngnhân tố cơ bản nhất là kết quả sản xuất kinh doanh, cổ tức và quan hệ cungcầu cổ phiếu trên thị trường
Thông thường hiện nay các công ty cổ phần thường phát hành 02 loại cổphiếu: Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi
- Cổ phiếu thường hay cổ phiếu phổ thông
Cổ phiếu thường là một chứng khoán vốn, không có kỳ hạn, tồn tại cùngvới sự tồn tại của công ty Đặc điểm của cổ phiếu thường là cùng dự phầnmay rủi với công ty và cổ đông nào nắm số lượng cổ phiếu càng nhiều thìquyền sở hữu của cổ đông đó trong công ty càng lớn Lợi tức cổ phiếu không
cố định và được trả vào cuối năm để quyết toán Cổ tức thường phụ thuộc vàomức lợi nhuận thu được hàng năm của công ty và chính sách chia lời củacông ty Khi công ty thành đạt trong hoạt động kinh doanh, các cổ đông của
cổ phiếu thường có thể thu được cổ tức cao Khi công ty thua lỗ trong hoạtđộng kinh doanh, các cổ đông của cổ phiếu thường thu được cổ tức thấp,thậm chí là không có cổ tức Ngay trong trường hợp công ty hoạt động tốt, lợinhuận thu được cao, cổ tức mà các cổ đông của cổ phiếu thường nhận được
Trang 17vẫn có thể không cao do chính sách chia lời của công ty dành tỷ lệ cho tíchlũy cao.
Việc trả cổ tức đối với cổ phiếu thường có thể thực hiện bằng các hìnhthức sau: 1) trả bằng tiền mặt - là hình thức phổ biến nhất, phù hợp vớinguyện vọng của các nhà đầu tư; 2) trả bằng chính cổ phiếu của công ty, nếucông ty hoạt động kinh doanh tốt thì hình thức này rất hấp dẫn đối với nhữngngười có ý muốn đầu tư tiếp; 3) trả bằng tài sản của công ty, hình thức nàythường ít sử dụng trong thực tế
- Cổ phiếu ưu đãi
Cổ phiếu ưu đãi là loại chứng khoán lai tạp có những đặc điểm vừagiống cổ phiếu thường, vừa giống trái phiếu Cổ phiếu ưu đãi còn gọi là cổphiếu đặc quyền là loại cổ phiếu được hưởng những quyền ưu tiên hơn so với
cổ phiếu thường Nếu như cổ tức của cổ phiếu thường không cố định, thìngược lại cổ đông của cổ phiếu ưu đãi được hưởng một mức cổ tức cố địnhhằng năm (nghĩa là cổ tức không phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanhcủa công ty)
Nếu như cổ phiếu thường chỉ cho phép cổ đông quyền truy đòi cuốicùng đối với tài sản của công ty phát hành, thì cổ phiếu ưu đãi cho phép cổđông được ưu tiên chia lãi cổ phần trước cổ phiếu thường Như vậy, cổ phiếu
ưu đãi mang tính rủi ro ít hơn cổ phiếu thường Chính vì lẽ đó, giá cả của cổphiếu ưu đãi trên thị trường thường không dao động lên xuống nhiều như giá
cả của cổ phiếu thường Cổ đông của cổ phiếu ưu đãi không có tiếng nói vàquyền bầu ban giám đốc công ty như cổ đông của cổ phiếu thường
1.1.2 Trái phiếu
Trái phiếu là một hợp đồng nợ dài hạn được ký kết giữa chủ thể phát hành (chính phủ hay doanh nghiệp) và người cho vay, đảm bảo một sự chi trả lợi tức định kỳ và hoàn lại vốn gốc cho người cầm trái phiếu ở thời điểm đáo
Trang 18hạn Trên giấy chứng nhận nợ này (trái phiếu) có ghi mệnh giá của trái phiếu
và tỷ suất lãi trái phiếu
Khác với cổ phiếu là một chứng khoán vốn, trái phiếu là một chứngkhoán nợ dài hạn của chủ thể phát hành – Người phát hành trái phiếu phải cónghĩa vụ trả lãi trái phiếu và hoàn trả vốn gốc của trái phiếu cho sở hữu chủtrái phiếu (trái chủ) khi đáo hạn
1.2 SỰ HÌNH THÀNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
- Đối với hàng hóa hoặc dịch vụ thực: Giá trị của hàng hóa hoặc dịch vụthực được kết tinh từ lợi thế sử dụng các nguồn lực hữu hình, vô hình củacông ty Khi giá trị này được nhu cầu của thị trường phán quyết thì gọi là giácả
- Đối với chứng khoán: Chứng khoán là hàng hóa Giá trị của hàng hóachứng khoán khác với giá trị của các hàng hóa hoặc dịch vụ thực trong nềnkinh tế Giá trị của hàng hóa chứng khoán là hình ảnh động phản chiếu nhữnggiá trị hữu hình, vô hình của hàng hóa thực và những vấn đề kinh tế cơ bảncủa công ty Khi sự phản chiếu này bị khúc xạ bởi các nhân tố nội tại, nhân tố
vi mô, vĩ mô có liên quan đến hàng hóa chứng khoán thì hình thành nên giá
cả chứng khoán
Trên TTCK người ta mua bán chứng khoán là mua bán quyền sở hữucông ty Sự vận động của giá cả chứng khoán thật là phức tạp, tưởng nhưchưa có ai có khả năng định dạng được nó Người ta chỉ có thể biết được tọa
độ của nó khi phiên giao dịch chứng khoán kết thúc Còn ngày mai thì lạiphỏng đoán, mò mẫm… vì không ai có thể thông minh hơn thị trường
1.3 GIÁ HỢP LÝ VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG CỦA CỔ PHIẾU 2
1.3.1 Giá thị trường của cổ phiếu
Cổ phiếu phổ thông của công ty niêm yết là một loại tài sản tài chính
2Hồng Đình Tuấn (2009), Giáo trình Phân tích & định giá tài sản tài chính, Hà Nội
Trang 19được giao dịch trên thị trường nên có “giá” do thị trường xác định tại từngthời điểm Các mức giá của cổ phiếu biểu hiện trên thị trường tại các thớiđiểm khác nhau gọi là giá thị trường (thị giá).
Thị giá của cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên nhân tố tácđộng chính tới thị giá là quan hệ cung cầu cổ phiêu trên thị trường
1.3.2 Giá hợp lý của cổ phiếu
a Khái niệm
Giá hợp lý của cổ phiếu còn được gọi là “giá nội tại” là mức giá thể hiệnmột bộ phận giá trị của công ty niêm yết Công ty có giá trị cao thì cổ phiếu
có giá trị cao và ngược lại
b Đo lường giá hợp lý của cổ phiếu
Khi nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu, họ kỳ vọng vào thu nhập trong tươnglai mà cổ phiếu đó mang lại, do đó giá cổ phiếu phải thể hiện luồng thu nhậptương lai đó Để xác định giá cổ phiếu tại một thời điểm hiện tại cần xác địnhgiá trị hiện tại của luồng thu nhập tương lại từ cổ phiếu Đây cũng là nguyêntắc chung cho mọi mô hình định giá
Thông thường hai mức giá: thị giá và giá hợp lý sai lệch nhau Nếu thị giácao (thấp) hơn giá hợp lý thì cổ phiếu đang được thị trường định giá cao (thấp).Nếu mà hai mức giá trùng nhau thì cổ phiếu được thị trường định giá đúng
1.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CỔ PHIẾU
1.4.1 Khái niệm
Phân tích cổ phiếu là quá trình hình thành và diễn biến của giá cổ phiếu.Nội dung bao gồm:
Phân tích, xác định quy luật diễn biến của giá cổ phiếu
Xác định cổ phiếu có được định giá đúng hay không?
Từ đó xây dựng mô hình phân tích, định giá nhằm đưa ra chiến lược đầu tư
Trang 201.4.2 Phương pháp phân tích cơ bản
a Khái niệm
Là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chấtnền tảng có tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm chỉ ragiá trị nội tại (intrinsic value) của cổ phiếu trên thị trường
b Những yếu tố cần quan tâm trong phân tích cơ bản
Các yếu tố vĩ mô – môi trường kinh doanh của công ty
Môi trường chính trị, xã hội và pháp luật
Môi trường chính trị luôn có tác động không nhỏ tới thị trường chứngkhoán Đặc biệt là những ngành kinh tế thuộc sở hữu của nhà nước sẽ bị ảnhhưởng bởi sự thay đổi trong chính sách của nhà nước Môi trường chính trị ổnđịnh là điều kiện để các công ty yên tâm sản xuất kinh doanh và ổn địnhchung cho cả nền kinh tế vĩ mô
Ảnh hưởng kinh tế vĩ mô
Các điều kiện kinh tế vĩ mô sẽ quyết định rủi ro chung của toàn bộ thịtrường mà trong lý thuyết gọi là rủi ro hệ thống Rủi ro này tỏc động đến toàn
bộ thị trường và bản thân doanh nghiệp hay từng ngành không thể tránh được.Các chính sách của chính phủ có tác động đến tất cả các ngành nghề và công
ty trong nền kinh tế, nhưng tùy vào đặc thù của từng công ty mà chịu ảnhhưởng khác nhau Một vài yếu tố vĩ mô quan trọng như:
Trang 21mỗi công ty trong ngành có thể đạt được Do đó, việc phân tích ngành diễn ratrước việc phân tích công ty Phân tích ngành cần tính toán các chỉ số trungbình ngành làm mốc so sánh với chỉ số của từng công ty trong ngành và sosánh với các ngành khác trong quốc gia hay trong khu vực kinh tế đó.
Các yếu tố vi mô – phân tích công ty
Trong phân tích công ty, ta phân tích các yếu tố tài chính và phi tài chínhcủa công ty Việc phân tích tài chính công ty nhằm đánh giá tình hình tàichính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quảhoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúpngười sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lýphù hợp Phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán vềkết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệptrong tương lai Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tàichính - một trong các hướng dự đoán doanh nghiệp Ngoài ra, khi phân tíchchúng ta cần chú ý tới các yếu tố phi tài chính.Việc nghiên cứu các yếu tố nàygiúp chúng ta có cái nhìn tổng quan hơn nữa về công ty Điều này đặc biệtquan trọng đối với những nền kinh tế đang phát triển, khi mà thông tin khôngđược minh bạch trong các báo cáo tài chính Trên cơ sở đó, chúng ta có thểđiều chỉnh những nhận định của mình về tiềm lực cũng như khả năng củadoanh nghiệp Sau đây là các tiêu thức quan trọng trong việc phân tích:
Ngành nghề kinh doanh
Doanh nghiệp đó đang sản xuất kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ nào làchủ yếu, thể hiện qua tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận của sản phẩm đó trêndoanh thu và lợi nhuận của toàn doanh nghiệp Biết được lĩnh vực kinh doanhchính của công ty giúp nhà đầu tư có cái nhìn rõ nét hơn về những ảnh hưởng
có thể tác động tới doanh nghiệp như môi trường kinh tế vĩ mô, luật pháp,
Trang 22thiên tai, đối thủ cạnh tranh
Cơ cấu sở hữu vốn
Những ai đang nắm giữ số lượng lớn cổ phiếu công ty? Hiện nay công
ty có bao nhiêu cổ phiếu lưu hành, số lượng cổ phiếu bị hạn chế chuyểnnhượng? Thông thường, một công ty có nhiều cổ đông chiến lược thì tốt trongdài hạn và kỳ vọng về nó tăng cao Ngoài ra, khi doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữucủa Nhà nước và cổ đông chiến lược lớn thì số cổ phiếu đang giao dịch trênthị trường ít hơn nhiều so với tổng số cổ phiếu, khi đó lượng cung cổ phiếu rathị trường bị hạn chế, điều này thường có lợi cho giá cổ phiếu
Hội đồng quản trị, ban giám đốc và ban kiểm soát
Hội đồng quản trị bao gồm những ai, tỷ lệ vốn góp của họ, chiến lược đề
ra có vì quyền lợi của cổ đông không? Liệu có sự phân biệt đối xử giữa cổđông lớn và cổ đông nhỏ lẻ? Liệu có mâu thuẫn giữa các thành viên trong banlãnh đạo? Ngoài ra cần quan tâm số lượng cổ phiếu nắm giữ của các thànhviên trong Hội đồng quản trị, trong Ban giám đốc, trong Ban kiểm soát vànhững người liên quan Nếu số lượng nắm giữ cổ phiếu càng lớn thì rõ ràng là
họ đều đặt niềm tin vào khả năng tăng trưởng của công ty và đó là tín hiệu tốt
Giá trị thương hiệu và hệ thống phân phối
Thương hiệu và hệ thống phân phối cho biết sự phát triển của công ty Sẽchẳng một công ty nhỏ nảo nào mà mọi người đều biết tới thương hiệu của nó
và công ty đó lại có hệ thống phân phối rộng khắp Một công ty có thươnghiệu tốt thì cổ phiếu của nó cũng sẽ hấp dẫn nhà đầu tư hơn
Hệ số thanh toán ngắn hạn (hiện hành)
Tỷ lệ khả năng thanh toán ngắn hạn là thước đo khả năng thanh toánngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một
Trang 23giai đoạn tương ứng với thời hạn của các khoản nợ đó.
Hệ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động
Hệ số thanh toán nhanh
Hàng tồn kho là tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lưuđộng và dễ bị lỗ khi đem bán Do vậy, tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh chobiết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán
dự trữ (tồn kho)
Hệ số thanh toán nhanh = Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Khoản phải thu
Nói chung tỷ lệ này thường biến động từ 0,5 đến 1 Tuy nhiên, cũnggiống như trường hợp của hệ số thanh toán ngắn hạn để kết luận giá trị của hệ
số thanh toán tức thời là tốt hay xấu cần xét đến đặc điểm và điều kiện kinhdoanh của doanh nghiệp
hệ số nợ/ tổng tài sản là hợp lý sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng tự tài trợcủa công ty
Trang 24Hệ số cho biết trong cơ cấu vốn dài hạn của doanh nghiệp thì doanhnghiệp đi vay là bao nhiêu %, và VCSH chiếm bao nhiêu % Tỷ lệ này cànglớn thì rủi ro càng cao.
Khả năng thanh toán lãi vay
Lợi nhuận trước thuế và lãiKhả năng thanh toán lãi vay =
Lãi tiền vay
Tỷ số này cho biết mức độ lợi nhuận bảo đảm khả năng trả lãi hàng nămnhư thế nào? Nó phản ánh doanh nghiệp sử dụng vốn vay có hiệu quả không
và chỉ tiêu này được các chủ nợ quan tâm
Vòng quay khoản phải thu
Doanh thu thuầnVòng quay khoản phải thu =
Khoản phải thu bình quân
Tỷ số này cho biết tốc độ thu hồi vốn của doanh nghiệp
Vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bánVòng quay hàng tồn kho =
Hàng tồn kho bình quânChỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần hàng tồn kho được bán
ra trong kỳ kế toán và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn luân chuyển.Con số này càng cao chứng tỏ khả năng bán ra càng lớn Tuy nhiên, khi phântích cũng cần phải chú ý đến những nhân tố khác ảnh hưởng đến hệ số quayvòng tồn kho như việc áp dụng phương thức bán hàng, kết cấu hàng tồn kho,thị hiếu tiêu dùng, tình trạng nền kinh tế, đặc điểm theo mùa vụ của doanh
Trang 25nghiệp, thời gian giao hàng của nhà cung cấp
Vòng quay tài sản lưu động
Doanh thu thuầnVòng quay vốn lưu động =
Vốn lưu độngChỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ Nếu
số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại Chỉ tiêunày còn được gọi là hệ số luân chuyển Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn sẽgóp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng caohiệu quả sử dụng vốn
Doanh thu thuầnHiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Tổng tài sản
Hệ số này dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công
ty nói riêng và của ngành nói chung Hệ số này càng cao cho thấy việc sửdụng tài sản của công ty, của ngành vào các hoạt động sản xuất kinh doanhcàng hiệu quả
Vòng quay tài sản cố định
Doanh thu thuầnHiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Tài sản cố định bình quânChỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêuđồng doanh thu trong kỳ Tài sản cố định ở đây được xác định là giá trị cònlại tới thời điểm lập báo cáo tức là bằng nguyên giá tài sản cố định trừ đi haomòn luỹ kế
ROA – Lợi suất trên tổng tài sản
Tổng tài sản
Trang 26Đây là một chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá khả năng sinh lời của mộtđồng vốn đầu tư Nó cho biết một đồng tài sản bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận Tùy vào tình hình cụ thể và phạm vi người ta dùng lợi nhuận sau thuếhoặc EBIT để so sánh với tổng tài sản.
Vốn chủ sở hữu (VCSH)Chỉ tiêu cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra kiếm được bao nhiêuđồng lợi nhuận sau thuế Chỉ tiêu này khá quan trọng với các nhà đầu tư khi
họ quyết định đầu tư vào doanh nghiệp
1.4.3 Phân tích kỹ thuật
a Khái niệm
Là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượnggiao dịch của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung cầu đối với cổphiếu để chỉ ra cách ứng xử trước mắt đối với giá cả, tức là chỉ cho nhà phântích thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ nguyên cổ phiếu trên thị trường.Vìvậy, nhà phân tích kỹ thuật chủ yếu dựa vào nghiên cứu biến động giá thịtrường của cổ phiếu, và tập trung nhấn mạnh vào hành vi biến động về giá và
về khối lượng giao dịch cũng như các xu hướng của hành vi giá và khối lượngđó
Để thực hiện được phân tích kỹ thuật, cần có các giả định mấu chốt là:Hành vi của bất kỳ cổ phiếu nào, hoặc của cả thị trường cổ phiếu, đều
có thể liên quan đến xu hướng diễn biến theo thời gian, trong đó xu hướng làphương hướng chính đi lên hay đi xuống của cổ phiếu (hoặc cả thị trường cổphiếu)
Biến động giá không phải là ngẫu nhiên mà chúng xảy ra dưới các dạngthức có thể được phân tích để dự đoán biến động tương lai
Biến động thị trường được phản ánh tất cả trong giá cổ phiếu
Trang 27Lịch sử được lặp lại do bản chất của con người (nhà đầu tư) là khôngđổi nên sẽ lặp lại những hành vi giống nhau trước những tình huống tương tự,
và điều đó dẫn đến các xu hướng giá cả lặp lại
Để thực hiện phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư phải dựa vào hình ảnh các đồthị, trong đó trục tung biểu thị giá cổ phiếu và trục hoành biểu thị đường thờigian, với nhiều dạng như đồ thị đường thẳng (line chart), đồ thị dạng vạch(bar chart), hoặc đồ thị hình nến (candlestick chart) Thông qua đó, nhà phântích kỹ thuật sử dụng các chỉ báo phân tích kỹ thuật thông dụng như đường xuthế, kênh xu thế, mức hỗ trợ, mức kháng cự, điểm đột phá, đường trung bìnhđộng, chỉ số sức mạnh tương đối, dải Bollinger Các phương pháp và công cụphân tích kỹ thuật được phát triển và trở nên thịnh hành chỉ từ đầu thế kỷtrước với sự nổi bật của lý thuyết Dow (của ông Charles Dow) với các ýtưởng phân tích được đăng tải lần đầu tiên trên tạp chí Wall Street Journal Lýthuyết Dow đến nay vẫn được coi là nền tảng cho phương pháp phân tích kỹthuật với các chỉ báo quan trọng nhất
b Một số công cụ kỹ thuật phổ biến
Đường RSI (Relative strength index)
RSI là một chỉ báo kỹ thuật phổ biến, nó đo lường cường độ dao độngliên quan đến giá hiện tại với giá quá khứ RSI là một công cụ đa năng, nó cóthể sử dụng để:
Cho tín hiệu mua, bán
Chỉ ra tình trạng quá mua (overbought), quá bán (oversold)
Xác nhận hướng di chuyển của đường giá
Cảnh báo khả năng đảo chiều thông qua dấu hiệu phân kỳ
(divergences) Công thức: RSI = 100- [100/(1+RS)]
Trang 28Số phiên thông thường được sử dụng rộng rãi là n = 14, số phiên khác thường được sử dụng là 9 và 21 ngày
Đường MA (Moving Average)
MA là chỉ báo được dựng thường xuyên trong phân tích kỹ thuật MAhiển thị giá trị trung bình của giá chứng khoán trên số phiên giao dịch đượcxét MA được sử dụng để đo lường đà tăng giá hoặc giảm giá hay cũng có thểdựng để định nghĩa những vùng hỗ trợ hay kháng cự thích hợp và hợp lý vớitình hình hiện tại Đường trung bình MA có các kiểu phổ biến sau:
Đường trung bình đơn giản - Simple Moving Average (SMA): SMAđược xem là công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến và được nhiều người tindùng nhất SMA được sử dụng phần lớn vào việc nhận biết hướng đi của xuhướng đường giá Nhưng đôi khi cũng được sử dụng để phát hiện những tínhiệu mua và bán SMA là giá trị trung bình mang tính chất thống kê
Đường trung bình theo số mũ - Exponential Moving Average (EMA):EMA có tác dụng để đo sức nặng giá hiện hành xem coi có nặng hơn giátrong quá khứ hay không? EMA có thể đánh giá nhanh sự dao động giá hơn làđường SMA Chính vì thế nó cũng có nhiều điểm bất lợi hơn bởi vì EMA có
độ dốc hơn đường SMA (cho nhiều tín hiệu sai)
Đường trung bình theo trọng lực - Weighted Moving Average (WMA):WMA khá quan trọng trong việc nhận biết sự vận động của đường giá ở thờiđiểm mới nhất Vì thế WMA có tách dụng hiển thị sự biến động giá rõ néthơn là đường SMA
Đường trung bình ba bên TMA - Triangular Moving Average (TMA):TMA cũng giống như đường SMA nhưng được làm cho mượt mà hơn, uyểnchuyển hơn Thông thường thì đường SMA cũng đã khá mượt nhưng TMA sẽlàm cho nó uyển chuyển giống như cơn sóng vậy
Trang 29 Dải Bollinger (Bollinger Bands)
Bollinger Bands là công cụ kết hợp giữa đường trung bình động MovingAverage và độ lệch chuẩn Bollinger Bands là công cụ phân tích kỹ thuật cónhiều tác dụng và rất có giá trị cho nhà đầu tư Có 3 thành phần cơ bản trongchỉ báo Bollinger Bands:
Đường trung bình (Moving Average): sử dụng mặc định 20 phiên;
SMA (20)
Dải trên (Upper Band): dải trên thường có độ lệch chuẩn là 2, được tính
toán từ dữ liệu giá 20 phiên Có vị trí nằm trên đường trung bình SMA (20)
Dải dưới (Lower Band): dải dưới thường có độ lệch chuẩn là 2 và nằm
dưới đường trung bình SMA (20)
Đường xu hướng (Trendline)
Đường xu hướng là công cụ cơ bản nhất của phương pháp phân tích bằng đồ thị
Đường xu hướng tăng (Uptrend): Sử dụng giá mở cửa, cao nhất, thấpnhất hay đóng cửa để vẽ đường xu hướng điều quan trọng nhất ở đây làkhỏang thời gian chúng ta cần xét đến là bao lâu, cái này người ta gọi làkhung thời gian (time frame) Thông thường ở VN người ta chọn là ngày,tuần, tháng và sau đó là năm Nếu đường giá đang chuyển động là tăng theo 1đường thẳng thì ta nối các điểm thấp nhất và kéo dài ra cho đến ngày hiệnhành thì ta được 1 đường xu hướng tăng, với 3 điểm thấp nhất ta có thể xácđịnh được đường xu hướng này Nếu càng nhiều điểm thì đường xu hướngnày càng có giá trị chính xác
Đường xu hướng giảm (downtrend): Nếu đường giá đang chuyển động
giảm ta vẽ 1 đường thẳng nối các điểm cao nhất của đường giá và kéo dài racho đến ngày hiện hành, ta được 1 đường xu hướng giảm Nối càng nhiều
Trang 30điểm thì đường xu hướng này càng chính xác Đường này có ý nghĩa là:hướng đi toàn bộ của 1 xu hướng Nó có thể đo được xu hướng bị gãy như thếnào.
Khối lượng giao dịch (Volume)
Khối lượng giao dịch là một trong những công cụ quan trọng trong phântích kỹ thuật để xác nhận hướng di chuyển của đường giá Khối lượng giaodịch tăng mỗi khi người bán và người mua thực hiện giao dịch
Có 2 điều lưu ý quan trọng về khối lượng giao dịch
Khi đường giá đang tăng hoặc giảm mà khối lượng giao dịch đang tănglên thì đây là một sự xác nhận chắc chắn việc tăng hoặc giảm giá sẽ tiếp tụcdiễn ra với cường độ di chuyển của đường giá là rất mạnh
Khi đường giá đang tăng hoặc giảm và có sự suy giảm về khối lượnggiao dịch thì điều này thể hiện cường độ di chuyển của đường giá là khá yếu.Bởi vì khi đường giá di chuyển với 1 chút cường độ thì chỉ làm cho nhữngnhà đầu cơ quan tâm đến nó mà thôi
1.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU 3
Giá cổ phiếu là một chỉ tiêu rất nhạy cảm trong môi trường tổng thể của
hệ thống kinh tế xã hội, trước hết là độ an toàn của nền tài chính quốc gia cóquan hệ mật thiết với giá cả chứng khoán lành mạnh Nếu xét một cách tổnghợp, thì có thể kể ra rất nhiều nhân tố can dự vào sự hình thành và biến độnggiá cổ phiếu: những nhân tố nội sinh, những nhân tố ngoại sinh, những nhân
tố can thiệp
3 Nguyễn Thị Mỹ Dung (2013), Nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán của VN
-Một số điểm cần lưu ý”, tạp chí Phát triển và Hội nhập
Trang 311.5.1 Các nhân tố nội sinh
Các nhân tố làm tăng, giảm giá trị của cổ phiếu gắn với công ty cổ phầnđược gọi là nhân tố nội sinh Nhân tố quyết định sự tồn tại của hàng hóachứng khoán là lợi thế khai thác sử dụng các nguồn lực của công ty, lợi thếkinh doanh và các nhân tố lợi thế vô hình khác mà công ty đã tạo dựng được,
kể cả phần tích tụ lợi nhuận không chia của công ty cổ phần để tái đầu tư, tạolợi thế so sánh cho hàng hóa của công ty Nói cách khác, giá trị của hàng hóachứng khoán là hình ảnh động phản ánh những giá trị hữu hình, vô hình củahàng hóa thực và xu thế hoạt động của công ty cũng như tình hình kinh tế cơbản của công ty
Mệnh giá (trên thị trường sơ cấp) sau một thời gian lưu hành trên thịtrường chứng khoán (thị trường thứ cấp) sẽ bị lu mờ và đi vào quên lãng vì cổphiếu này có giá trị mới do thị trường chứng khoán quy định Giá trị ban đầuthu được từ bán cổ phần, được các công ty phát hành dùng vào việc đầu tư dàihạn để tạo ra hàng hóa dịch vụ mới Nếu công ty này phát triển bình thường
và nền kinh tế phát triển bình thường, thì sự vận động tổng quan của giá cả cổphiếu có xu thế tăng lên
Xu thế tăng lên của các chỉ số giá cả chứng khoán là thước đo một nềnkinh tế tài chính phát triển lành mạnh, ngược lại là tín hiệu yếu kém của nềnkinh tế tài chính Phần giá trị gia tăng (lợi nhuận) do tăng giá cổ phiếu thuộc
về những người sở hữu cổ phiếu khi bán cổ phiếu cho nhà đầu tư mới Phầnlợi nhuận này không hề có mối liên quan nào hoặc nghĩa vụ nào đối với hànghóa chứng khoán ban đầu
Như vậy, dù thị giá cổ phiếu tăng nhưng không làm tăng vốn của công typhát hành
Trang 321.5.2 Các nhân tố ngoại sinh
TTCK chỉ là một bộ phận trong thị trường tài chính nên nó bị chi phốitrực tiếp từ những biến cố phát triển lành mạnh hoặc gặp rủi ro có thể xảy ratrên thị trường tài chính Ngược lại, TTCK có thể làm lành mạnh hoặc làm ônhiễm thêm lên cho môi trường tài chính Các nhân tố vĩ mô như chu kỳ pháttriển kinh tế, lạm phát, giảm phát, những nhân tố phi kinh tế khác như thiêntai, chiến tranh, hòa bình…
Trong một nền kinh tế, TTCK là một trong những kênh đầu tư quantrọng, để tìm kiếm lợi nhuận, các nhà đầu tư có thể đổ vốn vào TTCK, thịtrường bất động sản, thị trường vàng, thị trường ngoại tệ hoặc mở rộng sảnxuất kinh doanh hay gởi tiền vào các ngân hàng… Nói cách khác, những kênhđầu tư trên cùng chia sẻ, cạnh tranh dòng vốn đầu tư trong xã hội
Khi TTCK tăng trưởng mạnh, dòng tiền từ các kênh đầu tư khác có xuhướng đổ vào TTCK càng lớn Khi thị trường bất động sản nóng lên, dòngtiền đầu tư trong xã hội lại tập trung mạnh vào bất động sản Đến lúc TTCKnhiều rủi ro hay thị trường bất động sản đóng băng thì nhà đầu tư có xuhướng chuyển tiền sang ngân hàng để an toàn hơn Đây chính là sự vận độngmang tính quy luật của dòng vốn đầu tư trong nền kinh tế thị trường
1.5.3 Các nhân tố can thiệp
Sự lệ thuộc của công ty vào những yếu tố đầu vào, đầu ra hoặc sự lệthuộc về tài chính, tiền tệ bởi một công ty khác, nếu các đối tác đó bị sụp đổhay khủng hoảng kéo công ty sụp đổ theo nguyên lý đôminô Các nhân tố đầu
cơ, móc ngoặc, lũng đoạn chứng khoán của cá nhân, các tổ chức, các công tytrong hoặc ngoài nước tạo ra cung cầu chứng khoán giả tạo, làm giá cổ phiếu
bị méo mó, các chính sách can thiệp của chính phủ…
Ngày nay, kinh tế toàn cầu nói chung và TTCK quốc tế nói riêng đã trở
Trang 33thành một bình thông nhau khổng lồ TTCK ở nước nào cũng bị chi phối bởiTTCK thế giới, tình hình kinh tế, chính trị của các nước đầu đàn Khi mộtTTCK lớn suy thoái mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến một loạt các thị trường khác.Ngược lại, bất cứ một quyết định về chính trị, quân sự, kinh tế, tiền tệ, đầu tưcủa một quốc gia nào cũng có thể có ảnh hưởng lớn nền kinh tế thế giới trong
đó có TTCK
Như vậy, những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và biến động giá
cả chứng khoán bao gồm những nhân tố nội sinh, những nhân tố ngoại sinh vànhững nhân tố can thiệp Những nhân tố này biến đổi không ngừng và liên tụctác động qua lại với nhau để hình thành nên cung - cầu chứng khoán trên thịtrường thứ cấp Khi cầu chứng khoán tăng cao mà lượng cung không đáp ứng
đủ sẽ dẫn đến tình trạng giá cổ phiếu tăng nóng Khi cung chứng khoán khôngđổi nhưng lượng cầu lại giảm mạnh sẽ dẫn đến tình trạng giá chứng khoán sụtgiảm Có thể nói, trên TTCK, giá cổ phiếu luôn vận động và biến đổi theo quyluật cung cầu – quy luật phổ biến và đặc trưng của nền kinh tế thị trường Khimột TTCK phát triển lành mạnh và ổn định thì nhóm nhân tố nội sinh phải lànhững nhân tố chính ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và biến độnggiá cổ phiếu
1.6 CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRƯỚC
1.6.1 Mô hình 1
“Nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán của VN - Một số điểm cần lưu ý” - Nguyễn Thị Mỹ Dung, tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 8 (18),
tháng 01-02/2013
Trang 34- Lợi thế kinh doanh
- Lợi thế vô hình khác
Nhân tố ngoại sinh:
- Chu kỳ phát triển kinh tế
- Lạm phát/Giảm phát
- Thiên tai/chiến tranh/hòa
Nhân tố can thiệp:
- Những yếu tố đầu vào/ đầu ra
- Sự phụ thuộc tài chính
- Thị trường chứng khoán thế
"Các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán trong thị trường tài
chính các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất” – Tác giả Hussein A.Hassan Tamimi, tạp chí Quản trị xuyên quốcgia, trang 3-19, ngày 11/3/2011
Al-Thu nhập trên mỗi cổ
Chỉ số giá tiêu dùng
(CPI)Lãi suất (INT)
Cung tiền hạn hẹp (MS)
Trang 351.7 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU KIẾN NGHỊ VÀ CÁC GIẢ THUYẾT 1.7.1 Cơ sở lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng
- Dựa vào lý thuyết về giá cổ phiếu của các nhà kinh tế học trên thế giới
và các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước đã được công bố
- Kết hợp với thực trạng sự phát triển cũng như đặc điểm của thị trườngchứng khoán Việt Nam và các công ty ngành Thép niêm yết trên Sở GDCK
- Kế đến, đề tài đã lựa chọn và phân tích một số nhân tố gắn liền với đặc điểm ngành
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn các chuyên gia là những nhà đầu tưchứng khoán, nhà quản trị các doanh nghiệp ngành Thép, những nhà tư vấnđầu tư chứng khoán… dựa theo một đề cương phỏng vấn được chuẩn bịtrước
Đề tài tập trung nghiên cứu 7 nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu củacác công ty ngành Thép niêm yết trên Sở GDCK TP.HCM gồm: Vốn chủ sởhữu của doanh nghiệp, Thu nhập trên mỗi cổ phiếu, Tỷ lệ chi trả cổ tức, Tổngsản phẩm nội địa, Chỉ số giá tiêu dùng, Chỉ số giá nhà ở, Sản lượng tiêu thụthép trong nước
1.7.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa vào các nghiên cứu liên quan đã được trình bày ở trên, mô hình cácnhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các doanh nghiệp trong ngành Thép đượcniêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán được tác giả đề xuất đưa ra như sau:
Trang 36Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nhân tố nội sinh
H4H5
H6
H7
SỰ THAY ĐỔI CỦA GIÁ CỔ PHIẾU NGÀNH THÉP
1.7.3 Các giả thuyết ban đầu
Giả thuyết H1: Vốn chủ sở hữu doanh nghiệp tăng thì giá cổ phiếu tăngGiả thuyết H2: Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) tăng thì giá cổ phiếu tăng.Giả thuyết H3: Tỷ lệ chi trả cổ tức tăng thì giá cổ phiếu tăng
Giả thuyết H4: Tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng thì giá cổ phiếu tăng.Giả thuyết H5: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thì giá cổ phiếu tăng
Giả thuyết H6: Chỉ số giá nhà ở tăng thì giá cổ phiếu giảm
Giả thuyết H7: Sản lượng tiêu thụ thép tăng thì giá cổ phiếu tăng
Trang 37KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
TTCK là một bộ phận của thị trường vốn nằm trong tổng thể thị trườngtài chính của một quốc gia Trên thế giới, TTCK ra đời từ rất lâu và hiện nayTTCK đã phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia công nghiệp hàng đầuthế giới
Các chủ thể tham gia TTCK bao gồm: chủ thể phát hành hay chủ thể đivay, chủ thể đầu tư hay chủ thể cho vay (nhà đầu tư), chủ thể trung gianchứng khoán Cổ phiếu là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một
cổ đông đối với một công ty cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiệnbằng cổ phiếu
Giá trị của cổ phiếu là hình ảnh động phản chiếu những giá trị hữuhình, vô hình của hàng hóa thực và những vấn đề kinh tế cơ bản của công ty.Khi sự phản chiếu này bị khúc xạ bởi các nhân tố nội tại, nhân tố vi mô, vĩ
mô có liên quan đến hàng hóa cổ phiếu thì hình thành nên giá cổ phiếu
Các nhân tố can dự vào sự hình thành và biến động giá cổ phiếu baogồm những nhân tố nội sinh, những nhân tố ngoại sinh, những nhân tố canthiệp Những nhân tố này biến đổi không ngừng và liên tục tác động qua lạivới nhau để hình thành nên cung - cầu chứng khoán trên thị trường thứ cấp
Vấn đề về giá cổ phiếu là một vấn đề được nhiều người quan tâm vàthực sự phức tạp Giá cổ phiếu là một đại lượng ngẫu nhiên mà người takhông thể nhận dạng được một cách chắc chắn Yếu tố khách quan này làmhấp dẫn nhiều nhà đầu tư đến với TTCK để gặt hái thành công hay thất bạitrên TTCK
Trang 38CHƯƠNG 2THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1 TỔNG QUAN NGÀNH THÉP
2.1.1 Tầm quan trọng của ngành
Sự ra đời của kim loại thép đã góp phần rất lớn vào quá trình phát triểncủa loài người Thép dần thay thế các nguyên vật liệu như đá, gỗ…bởi đặctính vững chắc và dễ tạo hình Thép xuất hiện ngày càng nhiều: công trìnhcầu đường, nhà xưởng, đóng tàu, phương tiện vận chuyển, sản phẩm phục vụsinh hoạt…
Nhận biết được tầm quan trọng của ngành thép, hầu hết các quốc giadành nhiều chính sách ưu đãi để phát triển ngành này Thép được coi lànguyên vật liệu lõi cho các ngành công nghiệp khác và là ngành công nghiệptrụ cột của nền kinh tế trong quá trình hiện đại hóa đất nước
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngành thép Việt Nam chỉ thực sự phát triển trong khoảng 30 năm trởlại đây
Ngành thép Việt Nam mạnh nhất phát triển từ những năm 60 của thế
kỷ XX với mẻ gang đầu tiên của khu liên hiệp gang thép Thái Nguyên
Trước năm 1990, sản lượng duy trì ở mức rất thấp, khoảng 40,000 –80,000 tấn/ năm Chủ yếu là nhập khẩu
Từ 1990 – 1995, ngành thép Việt Nam đã có những bước phát triểnvượt bậc, đánh dấu bằng sự ra đời của Tổng công ty thép Việt Nam năm
1990 Sản lượng thép năm 1995 đã đạt 450,000 tấn
Giai đoạn 1996 – 2000, ngành thép Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao
và nhiều dự án phát triển theo chiều sâu, sản lượng sản xuất đạt 1.57 triệu tấn
Trang 39Hiện nay, lực lượng tham gia sản xuất và gia công chế biến théptrong nước rất đa dạng, bao gồm nhiều thành phấn kinh tế, ngoài Tổng công
ty thép Việt Nam và các cơ sở quốc doanh thuộc các ngành, địa phương kháccòn có các liên doanh, các công ty cổ phần, công ty 100% vốn nước ngoài vàcác công ty tư nhân Sản lượng thép năm 2012 đạt 9.1 triệu tấn/năm
2.1.3 Phân loại thép
Thép dài: dùng chủ yếu trong ngành xây dựng
- Thép thanh: Thanh vằn, thanh tròn trơn, thép hình (H, I, U)
Năm 2012, theo hiệp hội Thép Thế giới (WSA), (đại diện cho khoảng
170 nhà sản xuất thép), tổng sản lượng phôi thép thế giới đạt 1,510 triệu tấntăng 1.35% so với năm 2011 Hiện Trung quốc là quốc gia sản xuất phôi thépnhiều nhất thế giới chiếm 47% thị phần, tiếp đến là Nhật chiếm 7%, Mỹchiếm 6%, Nga chiếm 5%, Hàn Quốc chiếm 5% Top 15 công ty thép hàngđầu chiếm 1/3 thị phần thép thế giới bao gồm Mittal, Arcelor, Severstal,Corus, Baosteel, Posco, JFE, Nippon, Riva, Nucor, ThyssenKrupp, US steel,Evraz, Gardau, Tangshan
5 tháng đầu 2013, sản lượng thép thô toàn thế giới đạt 656.3 triệu tấntăng 1.5% so với cùng kỳ năm 2012 Riêng Sản lượng thép thô toàn cầu trong
Trang 40tháng 5/2013 đạt 136.3 triệu tấn, tăng 2.6% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 3.2% so với tháng trước đó Trong tháng 5/2013, sản lượng thép thô tại châu
Á đạt 91 triệu tấn, tăng 5.7% so với cùng tháng năm ngoái Trung Quốc lànước sản xuất lớn nhất với 67 triệu tấn, tăng 7.3% so với cùng tháng nămngoái Trong khi đó, sản lượng thép thô được sản xuất bởi EU đạt 14.7 triệutấn, giảm 4.7% so với cùng tháng năm ngoái Đức là nước sản xuất lớn nhấtvới 3.65 triệu tấn, giảm 1.5% so với cùng tháng năm ngoái
Khả năng thép Nga tăng lượng nhập vào Việt Nam rất dễ xảy ra bởiNga lâu nay vốn có lợi thế về sản xuất thép, với tổng sản lượng đứng thứ 5toàn cầu (hơn 70 triệu tấn/năm) với chi phí sản xuất thấp, nguồn nguyên liệutại chỗ phong phú, công nghệ cao hơn Việt Nam… Tuy nhiên, lâu nay thép từNga nhập vào Việt Nam chủ yếu là thép tấm, thép lá, thép hình… vốn trongnước chưa sản xuất được chứ hầu như không có thép xây dựng
Cũng có ý kiến cho rằng các nhà sản xuất thép Việt Nam không nênquá lo lắng về thép nhập từ Nga bởi hiện nay thép Nga vào Việt Nam chỉchiếm khoảng 6% lượng thép nhập khẩu của Việt Nam, nếu giảm thuế thì dựkiến tỷ lệ này sẽ chỉ tăng lên từ 10 – 12%
Tuy nhiên, trước biến động mất giá của đồng tiền Nga (đồng rúp) cộngvới những lợi thế từ hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minhhải quan Nga – Belarus – Kazakshtan thì rõ ràng khả năng thép Nga nhậpkhẩu ồ ạt hơn và bóp nghẹt doanh nghiệp trong nước là điều hoàn toàn sớmxảy ra
Thị trường thép thế giới đang dần phục hồi, giá thép cuộn cán nóngniêm yết trên sàn new york giảm mạnh từ 655 USD/tấn giá thép đầu năm
2013 xuống 578 USD/tấn Đến gần cuối tháng 5, giá thép dần hồi phục trở lại,giá thép cuộn cán nóng 25/06/2013 ở mức 617 USD/tấn do những tín hiệu lạc