1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông của đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện kỳ sơn tỉnh hòa bình

131 459 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 1,02 MB
File đính kèm huyện kỳ sơn.rar (155 KB)

Nội dung

1.2.1 Mục tiêu chung Xác định nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông cho đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm bồi dưỡng phương pháp khuyến nông nói riêng và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông của huyện Kỳ Sơn nói chung. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông. Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông của đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình. Đề xuất một số giải pháp nhằm bồi dưỡng phương pháp khuyến nông nói riêng và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ khuyến nông của huyện Kỳ Sơn nói chung.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi Số liệu vàkết quả nghiên cứu là trung thực và chưa từng được sử dụng trong bất cứ luậnvăn, luận án nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đều

đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõnguồn gốc

Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2010

Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Thanh Thúy

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng nỗ lực của bảnthân còn có sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo cũng như sự động viêngiúp đỡ của các tổ chức tập thể, gia đình, bạn bè

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng cũng như lòng biết ơn sâu

sắc đến toàn thể gia đình và cô giáo Th.s Nguyễn Thị Minh Thu – là giảng

viên khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp HàNội đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến quý báu, động viên giúp đỡ tôitrong suốt quá trình làm luận văn

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Kinh

tế và Phát triển nông thôn cũng như các thầy cô giáo trong trường Đại họcNông nghiệp Hà Nội đã trang bị cho tôi rất nhiều kiến thức, kỹ năng để tôi cóthể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Tôi xin chân thành cảm ơn Trạm Khuyến nông huyện Kỳ Sơn, tỉnh HòaBình đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực tập

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới toàn thể gia đình, bạn

bè đã luôn động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi để tôi có thể hoàn thànhluận văn tốt nghiệp của mình

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Ngày 26 tháng 5 năm 2010 Tác giả luận văn

Phạm Thị Thanh Thúy

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 7

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 7

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 8

1.2.1 Mục tiêu chung 8

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 8

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 8

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 8

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 9

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG 10

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 10

2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 10

2.1.2 Các phương pháp khuyến nông 15

2.1.3 Vai trò của đào tạo theo nhu cầu 22

2.1.4 Các bước đánh giá nhu cầu đào tạo TNA (Training need Analysis) .23

2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 24

2.2.1 Thực tiễn tại Trung Quốc 24

2.2.2 Thực tiễn tại Thái Lan 25

2.2.3 Thực tiễn tại Hà Lan 27

2.2.2 Thực tiễn tại Việt Nam 28

2.3 Chủ trương chính sách về khuyến nông và phương pháp khuyến nông 31 2.4 Các nghiên cứu liên quan 33

Trang 4

PHẨN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 34

3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 34

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 36

3.2 Phương pháp nghiên cứu 46

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 46

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 47

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin, số liệu 49

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 49

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 51

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG Ở HUYỆN KỲ SƠN TỈNH HÒA BÌNH 53

4.1 Thực trạng về đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Kỳ Sơn 53

4.1.1 Sơ đồ tổ chức mạng lưới đội ngũ cán bộ khuyến nông tại huyện kỳ Sơn 53

4.1.2 Thực trạng đội ngũ cán bộ khuyến nông tại huyện Kỳ Sơn 57

4.1.3 Nội dung hoạt động của công tác của trạm khuyến nông 63

4.2 Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông của cán bộ khuyến nông huyện Kỳ Sơn 64

4.2.1 Nhu cầu đào tạo theo phương pháp cá nhân tại huyện Kỳ Sơn 65

4.2.2 Nhu cầu đào tạo theo phương pháp nhóm tại huyện Kỳ Sơn 71

4.2.3 Nhu cầu đào tạo theo phương pháp qua phương tiện thông tin đại chúng tại huyện Kỳ Sơn 88

4.3 Định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông 98

4.3.1 Cơ sở xây dựng định hướng 98

Trang 5

4.3.2 Một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo phương pháp

khuyến nông 100

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103

5.1 Kết luận 103

5.2 Kiến nghị 104

5.2.1 Đối với trạm khuyến nông huyện Kỳ Sơn 104

5.2.2 Đối với Nhà nước 105

5.2.3 Đối với chính quyền địa phương 105

5.2.4 Đối với đội ngũ cán bộ khuyến nông 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

PHỤ LỤC 1 109

PHỤ LỤC 2 127

DANH SÁCH CBKN ĐƯỢC ĐIỀU TRA 131

Trang 7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ nhu cầu đào tạo giữa cung và cầu 16

Sơ đồ 2.2: Các phương pháp cụ thể trong nhóm phương pháp nhóm 22

Sơ đồ 2.4: Hệ thống tổ chức khuyến nông ở Thái Lan 30

Sơ đồ 2.5: Hệ thống khuyến nông ở Việt Nam từ năm 1993 đến nay 33

Sơ đồ 4.1: Hệ thống tổ chức khuyến nông huyện Kỳ Sơn 59

Biểu đồ 4.1: Thực trạng trình độ đào tạo theo bậc học của cán bộ khuyến nông huyện năm 2009 63

Biểu đồ 4.2 : Thực trạng đội ngũ CBKN theo độ tuổi của huyện Kỳ Sơn 64

Biểu đồ 4.3: Thâm niên công tác của đội ngũ CBKN huyện Kỳ Sơn 65

Biểu đồ 4.4: Cơ cấu trình độ chuyên môn của CBKN huyện Kỳ Sơn 66

Biểu đồ 4.5: Áp dụng phương pháp cá nhân của cán bộ khuyến nông huyện Kỳ Sơn 70

Biểu đồ 4.6: Áp dụng phương pháp nhóm của cán bộ khuyến nông huyện Kỳ Sơn 77

Biểu đồ 4.7: Áp dụng các phương thức tập huấn 79

Biểu đồ 4.8: Tình hình xây dựng mô hình trình diễn của khuyến nông viên 83

Biểu 4.9: Tình hình tổ chức tham quan mô hình 90 Biểu đồ 4.10: Áp dụng phương pháp khuyến nông qua phương tiện thông tin đại chúng của cán bộ

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Tình hinh sử dụng đất đai của huyện Kỳ Sơn 3 năm (2007 – 2009)

41

Bảng 3.2: Tình hình dân số của huyện Kỳ Sơn 3 năm (2007 – 2009) 43

Bảng 3.3: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Kỳ Sơn (2007 – 2009) 47

Bảng 3.4: Nội dung cần thu thập số liệu thứ cấp 51

Bảng 4.1: Trình độ của đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Kỳ Sơn 60

Bảng 4.2 : Thực trạng đội ngũ CBKN theo độ tuổi của huyện Kỳ Sơn 62

Bảng 4.3: Thâm niên công tác của đội ngũ CBKN huyện Kỳ Sơn 64

Bảng 4.4: Thực trạng trình độ chuyên môn theo ngành 65

Bảng 4.5: Mức độ hoạt động của trạm khuyến nông phân theo ngành 66

Bảng 4.6: Áp dụng phương pháp cá nhân của cán bộ khuyến nông huyện Kỳ Sơn 68

Bảng 4.7: Hiểu về phương pháp cá nhân của CBKN huyện Kỳ Sơn 72

Bảng 4.8: Nhu cầu đào tạo phương pháp cá nhân của cán bộ khuyến nông huyện Kỳ Sơn 73

Bảng 4.9: Áp dụng phương pháp nhóm của cán bộ khuyến nông huyện Kỳ Sơn 75

Bảng 4.10: Tình hình áp dụng các phương thức tập huấn 77

Bảng 4.11: Nhu cầu về nâng cao kỹ năng trong tập huấn của CBKN 80

Bảng 4.12: Tình hình xây dựng mô hình trình diễn của khuyến nông viên 82

Bảng 4.13: Đánh giá của hộ về kỹ năng áp dụng trong xây dựng mô hình trình diễn 85

Bảng 4.14: Nhu cầu đào đạo về kỹ năng áp dụng trong xây dựng mô hình trình diễn 86

Bảng 4.15: Tình hình tổ chức tham quan mô hình của cán bộ khuyến nông huyện Kỳ Sơn……… .88

Trang 9

Bảng 4.17: Áp dụng phương pháp khuyến nông qua phương tiện thông tin đạichúng của cán bộ khuyến nông huyện Kỳ Sơn 93Biểu đồ 4.10: Áp dụng phương pháp khuyến nông qua phương tiện thông tin đại chúng của cán bộ khuyến nông huyện Kỳ Sơn 94Bảng 4.18: Hiểu về phương pháp nhóm của cán bộ khuyến nông huyện Kỳ Sơn 94Bảng 4.19: Nhu cầu đào tạo nhóm phương pháp khuyến nông qua phương tiện thông tin đại chúng của cán bộ khuyến nông huyện Kỳ Sơn 95Bảng 4.20: Ý kiến hộ nông dân về tính kịp thời hoạt động thông tin tuyên truyền của trạm khuyến nông 97Bảng 4.21: Ý kiến hộ nông dân về nội dung hoạt động thông tin tuyên truyền của trạm khuyến nông 98Bảng 4.22: Ý kiến hộ nông dân về chất lượng thông tin của trạm khuyến nông 99

Trang 10

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu với hơn 70% dân sốsống ở nông thôn Lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu.Chính vì vậy, nông nghiệp vẫn là ngành cốt lõi của Việt Nam trong vài thập

kỷ tới Vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải làm gì và làm như thế nào để nôngnghiệp phát triển một cách bền vững, có tính đột phá trong lĩnh vực nôngnghiệp nông thôn Để giải quyết những vấn đề trên ngoài đầu từ vốn và tíchcực áp dụng kỹ thuật tiến bộ mới vào trong sản xuất thì người nông dân cầnphải được trang bị những thông tin và xử lý thông tin một cách tốt nhất Trênthực tế hiện nay nông dân Việt Nam của chúng ta đang thiếu kiến thức trongsản xuất trên chính thửa ruộng của mình, do vậy họ cần được đào tạo rènluyện tay nghề để nâng cao kiến thức, được tiếp cận những kỹ thuật tiến bộmới nhằm giúp họ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, góp phần vào cải thiệnđời sống của họ Muốn đạt được điều này khuyến nông là một trong nhữngcông tác cần được nhân rộng trong điều kiện đưa nông dân Việt Nam hộinhập sâu rộng vào WTO

Đồng hành cùng với những khó khăn và thuận lợi của người nông dânphải kể đến đó là đội ngũ cán bộ khuyến nông Tổ chức khuyến nông ViệtNam ra đời trên 15 năm, cho đến nay đã xây dựng được một hệ thống khuyếnnông tương đối hoàn chỉnh từ trung ương đến cơ sở Sự thành công của mộtcán bộ khuyến nông không chỉ ở việc có bao nhiêu kỹ thuật mới được phổbiến mà có bao nhiêu hộ nông dân được cải thiên đời sống nhờ áp dụng kỹthuật mới Vì vậy, một cán bộ khuyến nông không chỉ dừng lại ở chuyên môn

kỹ thuật mà một yêu cầu không thể thiếu được đó là trình độ năng lực vềnghiệp vụ khuyến nông hay nói cách khác đó là năng lực truyền bá thông tin,phương pháp khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, năng lực tiếp

Trang 11

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ khuyến nông của nước ta hiện nay chưa đượcđào tạo bài bản, vẫn còn yếu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, họ làmkhuyến nông nhưng vẫn chưa thật sự hiểu về phương pháp khuyến nông vàvẫn thường kiêm nhiêm nhiều công việc khác nhau.

Kỳ Sơn là một huyện nằm trong tỉnh Hòa Bình đạt được nhiều thànhcông trong việc sản xuất nông nghiệp Kết quả đạt được như vậy có một phầnđóng góp một phần không nhỏ của đội ngũ khuyến nông viên của huyện Tuynhiên, trong quá trình hoạt động đội ngũ cán bộ khuyến nông của huyện KỳSơn cũng nằm trong tình trạng chung của cả nước Xuất phát từ những vấn đề

trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông của đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Xác định nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông cho đội ngũ cán bộkhuyến nông huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình Từ đó, đề xuất một số giải phápnhằm bồi dưỡng phương pháp khuyến nông nói riêng và nâng cao năng lựccho đội ngũ cán bộ khuyến nông của huyện Kỳ Sơn nói chung

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Đội ngũ cán bộ khuyến nông nhà nước của huyện Kỳ Sơn

Trang 12

- Người dân địa phương và các cơ quan liên quan đến hoạt động khuyếnnông của huyện.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

a Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu và triển khai tại huyện Kỳ Sơntỉnh Hòa Bình

Trang 13

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO PHƯƠNG PHÁP KHUYẾN NÔNG

2.1 Cơ sở lý luận của đề tài

2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài

2.1.1.1 Khái niệm về nhu cầu

Trong cuộc sống có khá nhiều cách hiểu khác nhau về nhu cầu Tùy vàotừng trường hợp cụ thể mà ta có những định nghĩa về nhu cầu

- Nhu cầu là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất vàtinh thần để tồn tại và phát triển Tùy theo trình độ nhân thức, môi trườngsống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.Nhu cầu là cảm giác thấy thiếu hụt về một cái gì đó mà con người cảm nhậnđược Nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động

- Nhu cầu của con người là một tập hợp đa dạng và phức tạp, từ những nhucầu có tính chất bản năng sinh tồn như ăn, ở, mặc…đến những nhu cầu vềtình cảm trí thức, tôn trọng, tự thể hiện mình Những nhu cầu đó gắn liền vớitình cảm con người, gắn liền với sự phát triển của xã hội mà mỗi con ngườisống trong đó (Nguyễn Nguyên Cự, 2006)

- Nhu cầu của con người là những mong muốn của họ về một số điều kiện nào

đó để đảm bảo cuộc sống của họ được tốt hơn Theo cách hiểu này có thể thấynhu cầu của con người chính là động cơ để con người thực hiện những hành

vi có ý thức nhằm thỏa mãn những nhu cầu đó (Hoàng Ngọc Bích, 2007)

- Hay nói cách khác nhu cầu là mong muốn của cá nhân về một điều gì đó ởhiện tại và tương lai

Như vậy nhu cầu trong đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyếnnông là mong muốn được củng cố và bổ sung về kiến thức, kỹ năng thực hiệnphương pháp khuyến nông của đội ngũ cán bộ khuyến nông Để từ đó, họ ápdụng những phương pháp, kỹ năng này trong việc truyền bá thông tin khuyếnnông đến với nông dân nhằm đạt những kết quả tốt nhất

Trang 14

2.1.1.2 Khái niệm về đào tạo

Đào tạo được đánh giá và nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, dướiđây là một số quan điểm chung về đào tạo:

- Đào tạo là quá trình chia sẻ ý kiến, những hiểu biết, những ý tưởng giữangười này với người khác hay giữa một người với một nhóm người( Đỗ VănViện, 2007)

- Đào tạo là quá trình dạy và học Trong đó, dạy là quá trình gửi thông tin cònhọc là quá trình nhận thông tin

- Đào tạo là quá trình trao đổi thông tin, kiến thức giữa người truyền đạt thôngtin với người nhận thông tin, hay nói cách khác nó là quá trình trao đổi thôngtin

Vậy đào tạo về phương pháp khuyến nông là quá trình truyền đạt có hệthống những kiến thức, những kỹ năng, những kinh nghiệm trong thực hiệnnhững phương pháp hoặc những thuộc tính nhằm nâng cao hiệu quả chuyểngiao thông tin khuyến nông

2.1.1.3 Khái niệm về nhu cầu đào tạo

Từ các khái niệm trên ta có thể hiểu rằng nhu cầu đào tạo là:

- Một giai đoạn đưa năng lực hiện có đạt tới năng lực cao hơn hay chính làmục tiêu đào tạo toàn diện

- Là sự mong muốn giảm sự khác biệt giữa thực tế với điều kiện nên có Sựkhác biệt này có thể về kiến thức và kỹ năng, quan điểm của học viên cần đểlàm việc một cách tốt hơn

Như vậy, nhu cầu đào tạo được hiểu là xác định lỗ hổng những kiến thức

và kỹ năng về phương pháp khuyến nông của đội ngũ cán bộ khuyến nông.Hay nói cách khác nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông chính là xácđịnh sự khác nhau giữa việc truyền đạt những thông tin khuyến nông nhumong muốn và những gì đã truyền đạt được ở hiện tại của cán bộ khuyếnnông

Trang 15

Cầu đào tạo Cung đào tạo

tâm

Nhu cầu đào tạo

Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ nhu cầu đào tạo giữa cung và cầu.

Hiện tại, nhu cầu về một đội ngũ cán bộ khuyến nông có đầy đủ kỹ năng,phương pháp khuyến nông tại các trung tâm khuyến nông của tỉnh, trạmkhuyến nông huyện là rất lớn Tuy nhiên, ở nước ta số trường đại học đào tạođội ngũ cán bộ khuyến nông một cách bài bản là không nhiều, chỉ có một sốtrường như: ĐH Nông Nghiệp Hà Nội, ĐH Nông Lâm Thái Nguyên, ĐHNông Lâm Huế… Dù hoạt động khuyến nông được sử dụng từ rất lâu tronghoạt động sản xuất nông nghiệp đã đem lại nhiều thành công Tuy nhiên sốkhóa đào tạo về khuyến nông lại chưa nhiều Qua đề tài này, chúng tôi tìmhiểu xem chất lượng cung về cán bộ khuyến nông đã đủ và đáp ứng được vớinhu cầu hiện tại chưa Đồng thời, tìm hiểu đội ngũ cán bộ khuyến nông hiệntại đang ở trình độ nào và nhu cầu đào tạo của họ về phương pháp khuyếnnông ra sao

Định hướng đào tạo nâng cao kỹ năng về phương pháp khuyến nông cho cán bộ khuyến nông

Trang 16

2.1.1.4 Khái niệm về đánh giá nhu cầu đào tạo

- Đánh giá nhu cầu đào tạo là một cách xác định những khoảng trống giữa các

kỹ năng mà đơn vị sử dụng nhân lực cần và những kỹ năng mà nhân lực hiện

có Đánh giá nhu cầu đào tạo là cách thu thập thông tin để xác định nhữnglĩnh vực mà nhân lực có thể nâng cao năng lực thực thi

- Đánh giá nhu cầu đào tạo là một quá trình mà bạn cố gắng hiểu rõ về ngưòitham gia và năng lực của họ trước khoá đào tạo Đây không phải là một kếhoạch đặt ra

Như vậy, đánh giá nhu cầu đào tạo là quá trình tìm ra sự thiếu hụt cái đã

có và cái cần có về kiến thức và kỹ năng, quan điểm của học viên Xác địnhnhu cầu đào tạo chỉ ra điều mà đào tạo cần hướng vào, là căn cứ để xây dựngmục tiêu và lựa chọn được nội dung đào tạo

2.1.1.5 Khái niệm về khuyến nông

Khuyến nông là một thuật ngữ khó xác định một cách chính xác, còn cónhiều tranh cãi bàn luận Bởi lẽ, nó được tiến hành bằng nhiều cách, phục vụnhiều mục đích rộng rãi Do vậy, theo từng thời gian và từng khía cạnhnghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học có những định nghĩa khác nhau

Trên thế giới, khuyến nông (Extension) được thực hiện đầu tiên ởIreland (Anh) năm 1866 với nghĩa là mở rộng được áp dụng trong sản xuấtnông nghiệp Agriculture, với nghĩa là Nông nghiệp thành AgricultureExtension , gọi là khuyến nông.(Nguyễn Văn Long, 2006)

Các khái niệm khuyến nông:

Theo nghĩa hẹp, khuyến nông là sử dụng các cơ quan Nông – Lâm –Ngư, các trung tâm Khoa học Nông – Lâm nghiệp để phổ biến, mở rộng cáckết quả nghiên cứu tới nông dân bằng các phương pháp thích hợp để họ có thể

áp dụng nhằm thu được nhiều nông sản hơn Đó là một hệ thống giáo dụcngoài nhà trường, trong đó cả người già và trẻ em đều có thể học bằng cáchthực hành

Trang 17

A.H.Maunder (1973): Khuyến nông là “ một dịch vụ hay hệ thống giúp

đỡ nông dân thông qua hoạt động giáo dục, nhằm nâng cao các phương pháp

và kỹ thuật canh tác, tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập, cải thiện mức sốngcủa người nông dân và đưa các chuẩn mực giáo dục, nhằm nâng cao cácphương pháp kỹ thuật và canh tác, tăng hiệu quả sản xuất và thu nhập, cảithiện mức sống của người nông dân và đưa các chuẩn mực giáo dục và xã hộilên tầm cỡ quốc gia “

Theo FAO (Tổ chức nông lương thế giới), khuyến nông là một hệthống biện pháp giáo dục nông nghiệp nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp,nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, xây dựng và phát triểnnông thôn mới

Theo Cục khuyến nông Việt Nam, khuyến nông là cách đào tạo và rènluyện tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp đỡ họ hiểu được những chủtrương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm

về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường để họ có đủ khả năng tự giảiquyết được những vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm đẩy mạnh sảnxuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí góp phần xây dựng và phát triểnnông thôn mới

Khuyến nông được coi như là một quá trình liên tục bao gồm sựchuyển giao những thông tin cần thiết (khía cạnh truyền thông) và giúp đỡnông dân khai thác thông tin này (khía cạnh giáo dục) Mục tiêu của quá trìnhnày là tạo cho nông dân sử dụng những thông tin, kiến thức, kỹ thuật để cảithiện cuộc sống của họ

Khuyến nông thực chất là quá trình dịch vụ thông tin cho nông dân,cung cấp cho họ những thông tin tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới,thông tin về chính sách, chủ trương , đường lối, pháp luật của Nhà nước nhằm

2 mục tiêu : Phát triển nông nghiệp và nông thôn

Trang 18

Khuyến nông là kiểu đào tạo đặc biệt, dành cho những người nông dânsống ở nông thôn, nhằm đem lại cho họ nhũng lời khuyên và những thông tincần thiết giúp họ giải quyết những vấn đề của họ.

Khuyến nông không phải là một tổ chức cứng nhắc mà là một quá trìnhgiáo dục có mục đích để chuyển những thông tin có ích đến người nông dân,sau đó giúp họ học cách sử dụng chúng để xây dựng một đời sống tốt hơn chomình, cho gia đình và cho xã hội

Khuyến nông là phương tiện để giúp nông dân cải thiện kỹ thuật canhtác, thu nhập và mức sống bằng cách sử dụng các tài nguyên sẵn có của họnhư đồng vốn, nhân lực, dụng cụ, Với sự giúp đỡ tối thiểu của Nhà nước Khuyến nông được định nghĩa một cách tổng quát bao gồm bất kỳ một

hệ thống giáo dục không chính thức nào mà đối tượng của nó là những ngườidân nông thôn với hoạt động cơ bản là sản xuất nông nghiệp: Bao gồm :Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và ngư nghiệp (Nguyễn Văn Long, 2006)2.1.1.6 Khái niệm về phương pháp khuyến nông

Là cách thức tổ chức nhân lực, phương tiện vật chất và kỹ thuật đểtruyền đạt thông tin khuyến nông đến người dân Phương pháp khuyến nông

là cách thức truyền đạt thông tin khuyến nông tới người dân

2.1.2 Các phương pháp khuyến nông

2.1.2.1 Phương pháp cá nhân

Phương pháp cá nhân là phương pháp truyền các thông tin về khuyếnnông tới từng nông dân Phương pháp này bao gồm thăm, gặp gỡ tư vấn chonông dân, trao đổi qua thư( bưu điện, điện tử) và điện thoại

Phương pháp này có ưu điểm là sự can thiệp của khuyến nông viênmang tính cụ thể, giải quyết tốt từng trường hợp cụ thể của nông dân nên hiệuquả của sự can thiệp khuyến nông khá cao Các khuyến nông viên khi tư vấn ,gặp gỡ nông dân hiểu thêm về các khó khăn và bức xúc của nông dân Do đó,

kế hoạch khuyến nông thường bám sát hơn

Trang 19

Phương pháp này cũng có nhược điểm là tốn kém nhân lực khuyếnnông Một khuyến nông thường phụ trách một cộng đồng hàng trăm, thậm chíhàng nghìn hộ nông dân Do đó, khuyến nông viên sẽ không đủ thời gian để

đi thăm và tư vấn thường xuyên cho tất cả nông dân Nông dân ở vùng sâu,vùng xa thường ít khi được khuyến nông viên tới thăm và tư vấn Do đó, dễxảy ra tình trạng các tác động khuyến nông chỉ tập trung ở vùng trung tâmgiao thông thuận tiện, gần đô thị (Chamber, 1989)

* Các phương pháp cụ thể

Sơ đồ 2.1: Các phương pháp cụ thể trong phương pháp cá nhân

1.Thăm và tư vấn cho nông dân có nghĩa là các khuyến nông viên tổchức đi thăm nông dân và tư vấn cho họ theo từng trường hợp cụ thể Tuynhiên, từ “ thăm” ở đây bao hàm ý nghĩa rất rộng: (i) cán bộ khuyến nôngthăm nông dân, (ii) nông dân thăm cơ quan khuyến nông và gặp gỡ khuyếnnông viên, (iii) nông dân thăm các nông dân khác

Phương pháp cá nhân

Thăm và tư vấn cho

nông dân

Hướng dẫn qua thư Hướng dẫn và tư vấn

qua điện thoại

Trang 20

Các cuộc thăm, gặp gỡ đều có mục đích cụ thể Tuy nhiên, mục đíchcủa việc thăm, gặp gỡ phụ thuộc vào đối tượng thăm/ ai tới thăm ai trong từngcuộc thăm đó.

2 Hướng dẫn qua thư khuyến nông viên có thể tư vấn và hướng dẫnnông dân qua thư viết gửi qua bưu điện hoặc thư điện tử Phương pháp này có

ưu điểm là đáp ứng thông tin theo yêu cầu của cá nhân nông dân Nếu nôngdân tiếp cận được thư điện tử hoặc internet (có Chat tiếng và hình) thì phươngpháp này có tác dụng nhanh, truyền đạt trực tiếp giữa khuyến nông viên vànông dân Do đó, hiệu quả của tư vấn và hướng dẫn không kém hơn và có khilại hiệu quả hơn phần gặp gỡ trực tiếp vì giao tiếp qua thư điện tử hoặcinternet nhanh hơn rất nhiều Tuy nhiên, phương pháp này, nhất là viết thưgửi qua bưu điện, cũng có những điểm không tiện lợi như: sự hướng dẫnkhông trực tiếp như khi gặp gỡ nông dân ở nông trại và đòi hỏi những điềukiện nhất định

3 Hướng dẫn và tư vấn qua điện thoại khuyến nông viên có thể tư vấn

và hướng dẫn cho nông dân qua điện thoại Khuyến nông viên có thể gọi điệnthoại cho nông dân hay trả lời điện thoại của nông dân để hướng dẫn và tưvấn cho họ Phương pháp này khá phổ biến hiện nay, khi mà thị trường và cácphương tiện viễn thông phát triển Các công ty viễn thông cung cấp các dịch

vụ viễn thông giá rẻ, ở nhiều vùng nông dân có thể tiếp cận được dịch vụkhuyến nông qua điện thoại Phương pháp này có ưu điểm là đáp ứng thôngtin theo yêu cầu của cá nhân nông dân một cách nhanh chóng, kịp thời Dotrao đổi trực tiếp qua điện thoại, nên sự hướng dẫn của khuyến nông cụ thể tớinông dân Phương pháp hướng dẫn qua điện thoại góp phần làm tăng cườngmối quan hệ giữa khuyến nông viên với nông dân Tuy nhiên, phương phápnày cũng có những nhược điểm như sự hướng dẫn vẫn không trực tiếp nhưkhi gặp gỡ nông dân ở nông trại và đòi hỏi nông dân phải tiếp cận được điệnthoại

Trang 21

Là phương pháp nhằm chuyển giao kỹ thuật hay công nghệ tới một nhómnông dân Phương pháp nhóm bao gồm các phương pháp chủ yếu sau: Tậphuấn, Trình diễn, Hội nghị đầu bờ, Tham quan và khảo sát thực tế, Hội thi,Hội chợ và triển lãm.

* Các phương pháp cụ thể:

Sơ đồ 2.2: Các phương pháp cụ thể trong nhóm phương pháp nhóm

1.Tập huấn là hoạt động khuyến nông nhằm phổ biến kiến thức về mộtchủ đề nào đó cho một nhóm nông dân để đáp ứng những nguyện vọng của họbằng hình thức tập trung ở một địa điểm và thời điểm phù hợp Đây làphương pháp khuyến nông phổ biến nhất ở các quốc gia đang phát triển.Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp cá nhân, chỉcần một hay vài khuyến nông viên vẫn có thể truyền bá kiến thức cho nhiềunông dân Do tập huấn theo từng chủ đề nên các vấn đề thảo luận và giảiquyết trong tập huấn mang tính cụ thể, tập trung và chuyên sâu Tập huấn làquá trình giao tiếp giữa người phổ biến kiến thức với những người tiếp nhậnkiến thức Do đó, các vấn đề được thảo luận mang tính trực tiếp, cụ thể vàđược giải quyết một cách căn bản hơn so với các phương pháp hướng dẫn quathư và điện thoại

2.Trình diễn là phương pháp khuyến nông phổ biến thứ hai Trong thực

tế phương pháp trình diễn thường hay được gọi là “ phương pháp mô hình

Phương pháp nhóm

Tập huấn Trình

diễn

Hội nghị đầu bờ

Tham quan và khảo sát thực tế

Hội thi

Hội chợ triển lãm

Trang 22

trình diễn” là tập hợp các hoạt động thể hiện cách thức, trình tự và giải pháp

áp dụng một công nghệ cụ thể trong từng điều kiện cụ thể của nông dân đểnông dân học tập qua: làm, quan sát, trao đổi, thảo luận và rút kinh nghiệm.Phương pháp mô hình trình diễn bao gồm việc: chuẩn bị các điều kiện ápdụng công nghệ (như đồng ruộng, nông trại, cơ sở chế biến…); Các bước tiếnhành và trình tự áp dụng công nghệ trong các điều kiện cụ thể đó; Phân tích,đánh giá trình tự tiến hành, kết quả của việc áp dụng công nghệ khuyến nông

so với phương pháp và cách làm cũ; Nhận xét rút ra các kinh nghiệm và cáchlàm cụ thể Phương pháp mô hình trình diễn tạo điều kiện tối đa để nông dântham gia, theo dõi và biết được ưu điểm của kỹ thuật hay công nghệ khuyếncáo

Có 2 loại trình diễn đó là: trình diễn kết quả và trình diễn phương pháp

Trình diễn kết quả là quá trình xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ hay kỹ

thuật cần khuyến cáo để có kết quả minh chứng cho tính ưu việt của côngnghệ hay kỹ thuật đó và thuyết phục những nông dân có quan tâm làm theo

Trình diễn phương pháp là quá trình tổ chức cho nông dân biết cách xây dựng

và áp dựng một công nghệ hay kỹ thuật cụ thể từ đầu đến cuối để mọi ngườibiết cách làm và áp dụng công nghệ hay kỹ thuật đó trong điều kiện cụ thểcủa địa phương, tạo điều kiện cho nông dân học qua làm, nông dân tiếp xúc,liên hệ và học tập lẫn nhau

3 Hội nghị đầu bờ là phương pháp khuyến nông tạo cơ hội cho nôngdân quan sát thực tế mô hình, một nông trại để phổ biến, rút kinh nghiệm haygiải quyết vấn đề mà nông dân gặp phải ngay tại hiện trường Đây là phươngpháp để nông dân học hỏi lẫn nhau dưới sự hỗ trợ của khuyến nông viên

4 Tham quan và khảo sát thực tế là phương pháp khuyến nông trong đónông dân được tổ chức đi đến nơi đang diễn ra một công việc nào đó nằmtrong chủ đề của khuyến nông để đúc rút kinh nghiệm và đi đến hành động cụthể Đây là phương pháp khuyến nông tạo điều kiện để nông dân học tập theo

Trang 23

phương châm “ Trăm nghe không bằng một thấy” và “ Đi một ngày đàng họcmột sang khôn” để họ trao đổi kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.

5 Hội thi là phương pháp truyền bá thông tin thông qua các hội thi.Phương pháp này khuyến khích nông dân tham gia tìm hiểu một chủ đề nhấtđịnh của khuyến nông nhằm tăng cường sự hiểu biết, kỹ năng của nông dântrong áp dụng một công nghệ hay kỹ thuật trong đời sống của họ Hội thi tạo

cơ hội cho cá nhân hay nhóm nông dân tham gia trả lời các câu hỏi, ứng xửtrước các tình huống đặt ra, thể hiện cách làm của một sản phẩm cụ thể nào

đó Kết quả thi của người dự thi được thẩm định và đánh giá một cách côngkhai để mọi người biết được kết quả đó đúng hay sai Từ đó, củng cố themkiến thức và kỹ năng, rút kinh nghiệm cho mỗi người Trong khuyến nông,hội thi có thể được tổ chức ở cấp thôn bản, xã, huyện, tỉnh, vùng hay toànquốc Tùy theo tính chất và qui mô của chuyển giao kỹ thuật công nghệ vàđặc điểm tổ chức khuyến nông có thể tổ chức hội thi ở các cấp khác nhau

6 Hội chợ triển lãm là phương pháp nhằm truyền bá thông tin khuyếnnông thông qua việc trưng bày, giới thiệu về sản phẩm, công nghệ hay kỹthuật tại các hội trợ, thông qua các gian hàng, phòng trưng bày để giới thiệucho nhiều người biết đến thông tin khuyến nông

2.1.2.3 Phương pháp khuyến nông qua phương tiện truyền thông đại chúng

Là phương pháp sử dụng thông tin đại chúng nhằm truyền đạt thông tinkhuyến nông Truyền bá thông tin khuyến nông qua: báo, đài, sách, tv…Trong thực tế, khuyến nông qua phương tiện thông tin đại chúng được gọi làkhuyến nông qua truyền thông

* Các phương pháp cụ thể:

Trang 24

Sơ đồ 2.3: Các phương pháp cụ thể trong nhóm phương pháp khuyến nông qua phương tiện thông tin đại chúng

1.Khuyến nông qua phương tiện nghe là phương pháp truyền tải thôngtin để nông dân nhận được qua các kênh của đài phát thanh và truyền thanh ởđại phương Các cơ quan khuyến nông có thể truyền tải thông tin cho nôngdân thông qua các phương tiện chủ yếu sau:

- Các bài viết, các câu chuyện truyền thanh, diễn đàn trao đổi ở trên đài

và loa truyền thanh…

- Các bài viết, các câu chuyện truyền thanh, diễn đàn trao đổi được ghi

âm vào băng hay đĩa CD để truyền phát

2 Khuyến nông qua phương tiện đọc Các cán bộ khuyến nông còntruyền tải thông tin qua các phương tiện đọc như: sách, báo, tạp chí, các tàiliệu phổ biến khoa học kỹ thuật và tờ rơi Ở các địa phương, trên các trangbáo luôn giành những trang nhất định cho nông nghiệp, nông dân và nôngthôn Đây là diễn đàn để cho các cơ quan khuyến nông tham gia truyền tải cácthông tin tới nông dân Vì thế, ở hầu hết các địa phương đây là phương phápkhuyến nông không thể thiếu được trong chuyển giao kỹ thuật và công nghệtới nông dân

3 Khuyến nông qua phương tiện nhìn để truyền tải thông tin cán bộ

Phương pháp khuyến nông qua phương tiện truyền thông đại chúng

Khuyến nông

qua phương tiện

nghe

Khuyến nông qua phương tiện đọc

Khuyến nông qua phương tiện nhìn

Khuyến nông qua các phương tiện nghe nhìn

Trang 25

tranh cổ động… Ở nhiều địa phương, các cơ quan khuyến nông sử dụng ápphích, vật mẫu và tranh cổ động ở những nơi công cộng, nhiều người qua lại

để tuyên truyền quảng bá các thông tin về khuyến nông Các thông tin đượcthiết kế một cách cô đọng và thể hiện những ý tưởng chủ đạo thông qua cáctranh cổ động, áp phích truyền tải tới nông dân Nông dân biết được qua xemhình ảnh và suy ngẫm để đi đến thay đổi hành vi

4 Khuyến nông qua các phương tiện nghe nhìn là phương pháp khuyếnnông sử dụng các phương tiện nghe nhìn để truyền đạt thông tin khuyến nôngtới nông dân Các phương tiện nghe nhìn được dùng để khuyến nông chủ yếuqua các kênh sau:

- Chương trình khuyến nông qua truyền hình

- Các ấn phẩm qua các băng video

- Các ấn phẩm qua đĩa VCD…

2.1.3 Vai trò của đào tạo theo nhu cầu

Để phát huy được vai trò của đào tạo với mục tiêu, mục đích đào tạo, nộidung đào tạo, phương pháp, hình thức thì ta phải tiến hành được đánh giá nhucầu đào tạo một cách chính xác, cụ thể Vậy đánh giá nhu cầu đào tạo là mộtkhâu hết sức quan trọng để từ đó xây dựng kế hoạch hành động cụ thể quyếtđịnh sự thành công của khóa học

Trong đào tạo phải luôn quan tâm tới: nhu cầu đào tạo, triển khai đàotạo và kết quả của hoạt động đào tạo Ba hoạt động này luôn kế tiếp nhaukhông tách rời Chúng ta phải biết được nhu cầu đào tạo thì mới thiết kế đượcmột chương trình đào tạo đúng và phù hợp Một chương trình đào tạo đúngđầu tiên là phải đánh giá được nhu cầu đào tạo Qua đó để biết được hiện tại ở

đó đang cần những gì? Những người đã được đào tạo liệu đã đáp ứng đượcnhững mong muốn của cộng đồng chưa? Kỹ năng và chất lượng làm việc của

họ ra sao? Để từ đó triển khai một chương trình đào tạo nhằm đáp ứng đúngnhu cầu đào tạo Vậy đánh giá nhu cầu đào tạo có vai trò:

- Đảm bảo đào tạo đúng đối tượng cần đào tạo

Trang 26

- Đảm bảo cho nội nung, phương pháp, hình thức và trình độ chúng tađào tạo là phù hợp nhất.

- Đảm bảo cho sự thành công của đào tạo vì nó đảm bảo, đáp ứng đúngnhu cầu của tổ chức, cơ quan về phát triển nguồn lực

- Giúp phát triển nguồn nhân lực của các cơ quan, tổ chức làm cho tổchức phát triển, cũng như tổ chức thực hiện đào tạo có nhiều hình thức, nộidung và phương pháp đào tạo… phong phú và đa dạng hơn

- Đào tạo đúng công việc, đúng chuyên môn, kỹ năng, người đào tạocần

Đánh giá nhu cầu đào tạo phương pháp khuyến nông của đội ngũ cán

bộ khuyến nông giúp chúng ta trong việc biết được họ có nắm vững phươngpháp khuyến nông? Những thiếu hụt về kiến thức và phương pháp của họ Để

từ đó thiết lập được chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phùhợp cho họ Nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông

2.1.4 Các bước đánh giá nhu cầu đào tạo TNA (Training need Analysis)

Để đánh giá nhu cầu đào tạo chính xác, cụ thể thì ta phải xây dựngđược quá trình lập kế hoạch đánh giá nhu cầu đào tạo, gồm các bước sau:

- Phân tích đặc điểm học viên:

Đối với nhóm đối tượng phải xác định được đặc điểm của từng đốitượng vì đặc điểm học viên là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đếnnhu cầu đào tạo như: độ tuổi, phạm vi độ tuổi như thế nào, giới tính có ảnhhưởng thế nào với yêu cầu của nhiệm vụ công tác, tổ chức, cũng như ảnhhưởng tới việc đào tạo

- Phân tích vị trí công tác và nhiệm vụ chính được giao:

Đối tượng đào tạo họ đang thực hiện công việc gì là chính đã có nhữngkiến thức, kỹ năng gì để thực hiện công việc, những khó khăn mà họ gặp phảitrong công việc về chính sách, phương tiện, đặc thù của tổ chức công việc,điều kiện nơi họ công tác… Để đáp ứng được tốt, hoàn thành công việc họ

Trang 27

- Phân tích sự thiếu hụt kiến thức, phương pháp, kỹ năng:

Để phân tích được bước này ta phải đánh giá được cơ cấu tổ chức,nhiệm vụ công tác, sự đòi hỏi của công việc được giao cũng như sự kỳ vọngcủa tổ chức giao cho Bên cạnh đó phải xác định được chính xác điểm xuấtphát công việc, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng gì

đã có để so sánh với thực tế công việc đòi hỏi và đáp ứng được công việc saunày, với chiến lược phát triển của ngành, của xã hội và những khó khăn gặpphải trong thực thi công việc cũng như khó khăn do quy định của Nhà nước,của ngành, địa phương Từ đó xác định được sự thiếu hụt kiến thức hiện tại vàsau này của từng đối tượng học viên, từng công việc cụ thể

- Xác định nhu cầu đào tạo của học viên:

Đây là một bước quan trọng vì không xác định được nhu cầu của họ sẽkhông tổ chức được các lớp đào tạo, từ đó không nâng cao được năng lực của

họ

2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

2.2.1 Thực tiễn tại Trung Quốc

Qua nhiều năm vận dụng các chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế,nông nghiệp trung Quốc trải qua rất nhiều thăng trầm Từ một nước phát triểnnông nghiệp chỉ bằng mục tiêu tăng sản lượng và số lượng các loại vật tưphục vụ nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu…, thanh niên nông thônphải tìm đường ra thành phố kiếm việc làm vì thu nhập từ làm nông nghiệpquá thấp Nay trở thành nước chẳng những cung cấp đủ cho nhu cầu nội địa,

mà còn nhiều mặt hàng xuất khẩu đứng đầu thế giới Một trong những yếu tốdẫn đến thành công này của Trung Quốc là việc phát triển hệ thống khuyếnnông Các chương trình khuyến nông chuyển giao giống trái cây, lúa lai chấtlượng cao, sản xuất đỗ tương xuất khẩu kết hợp cải tạo đất; dự án sản xuấtgiống vật nuôi, nâng cao sản lượng sữa, góp phần tăng thu nhập cho nôngdân Hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng, góp phần đẩy mạnh tiêu thụnông sản Thông qua chương trình khuyến nông quốc gia, giống mới được

Trang 28

cung cấp cho nông dân, hàng loạt các hoạt động tập huấn, mô hình trình diễnđược tổ chức, giúp người dân nắm bắt kỹ thuật mới Nhờ những quyết sáchđúng đắn của Nhà nước và hoạt động hiệu quả của khuyến nông, nông nghiệpTrung Quốc đã đạt được kết quả không ngờ.

Mấy năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư đồng bộ cả về hệ thống tổchức, cơ sở thiết bị nghiên cứu cho khuyến nông, nhờ vậy điều kiện làm việc

và mức sống của KNV được nâng cao trên toàn Trung Quốc đã có tới hơn48.500 tổ chức khuyến nông, với hơn 317.000 KNV KNV phối hợp hoạtđộng cùng 400.000 tổ chức nông dân (chiếm 20% số làng ở Trung Quốc) vớihơn 1 triệu nông dân là kỹ thuật viên và 6,6 triệu mô hình trình diễn của nôngdân Hiện nay, khuyến nông Trung Quốc đã là một hệ thống hoàn thiện.

2.2.2 Thực tiễn tại Thái Lan

Thái Lan là nước nông nghiệp với trên 60% dân số sống bằng nghềnông Điều kiện tự nhiên, đất đai, khí hậu nóng ẩm có sự tương đồng khá rõnét với Việt Nam Thái Lan cũng là nước có hoạt động khuyến nông tươngđối tiêu biểu, giống như các quốc gia nông nghiệp khác

Khuyến nông của Thái Lan bắt đầu xuất hiện từ năm 1967 và đượcChính phủ đặc biệt quan tâm, đầu tư thích đáng cả về con người lẫn kinh phíhoạt động Hàng năm, nguồn vốn được cấp sử dụng cho khuyến nông khá lớn,vào khoảng 120 đến 150 - thậm chí lên tới 200 triệu đô la Lượng kinh phínày lớn gấp 20 lần nguồn kinh phí phục vụ cho khuyến nông hàng năm củanước ta Số cán bộ khuyến nông của Thái Lan (1992) có khoảng 15.196 người(trong đó có 11.933 người là cán bộ biên chế và 3.263 người là cán bộ hợpđồng) Thái Lan hoạt động khuyến nông rất mạnh mẽ, có mạng lưới khuyếnnông tới tận làng, xã Ở Bộ Nông nghiệp & Thuỷ sản có Cục Khuyến nông,trong Cục có các phòng Hành chính, Tổ chức, phòng Giống, phòng Thông tin,đào tạo và phòng Phát triển nông thôn (Chanoch jacobsen,1996)

Trang 29

Ngoài ra, khuyến nông ở Thái Lan còn có 6 Trung tâm vùng (ChiềngMai, Kon Khen, Rachabun, Chainat, Rayon, Songkta) Ở tỉnh có Trung tâmKhuyến nông (73 tỉnh), dưới huyện có Trạm Khuyến nông (759 huyện).

Trang 30

Nguồn: Tổng hợp từ các tài liệu chuyên ngành (Cục khuyến nông và khuyến lâm,1999)

Sơ đồ 2.4: Hệ thống tổ chức khuyến nông ở Thái Lan

PHÒNG KẾ HOẠCH

PHÒNG TRỒNG VƯỜN

& CÂY

ĂN QUẢ PHÒNG CÂY LƯƠNG THỰC

PHÒNG KINH DOANH DỊCH

VỤ CÂY NÔNG NGHIỆP

PHÒNG GIỐNG

PHÒNG BẢO VỆ THỰC VẬT PHÒNG THÔNG TIN PHÒNG ĐÀO TẠO

PHÒNG PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN PHÒNG QUẢN LÝ KẾ HOẠCH ĐỊA PHƯƠNG

TRUNG TÂM VÙNG MIỀN TÂY (RACHA- BUN)

TRUNG TÂM VÙNG MIỀN TRUNG (CHAI- NÁT)

TRUNG TÂM VÙNG MIỀN ĐÔNG (RAYON)

TRUNG TÂM VÙNG MIỀN NAM (SONG- KTA)

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG 73 TỈNH

TRẠM KHUYẾN NÔNG 739 HUYỆN

Trang 31

2.2.3 Thực tiễn tại Hà Lan

Hà Lan có diện tích tự nhiên 41.526km2 (tương đương 1/8 diện tíchViệt Nam), trong đó có 910.000ha đất canh tác Tuy nhiên, giá trị gia tăng của

tổ hợp nông - công - thương nghiệp đạt gần 40 tỉ Euro/năm, chiếm hơn 12%GDP, tạo ra trên 60 vạn việc làm Số lao động làm nông nghiệp ở Hà Lan chỉchiếm 5% dân số cả nước nhưng giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng10% GDP Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Hà Lan, sản phẩm nôngnghiệp xuất khẩu của nước này đứng hàng thứ 2 thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ với

10 mặt hàng nông nghiệp có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu thế giới Cácphương pháp quản lý và sản xuất theo công nghệ hiện đại đã mang lại những

vụ mùa năng suất cao, chất lượng tốt cũng như lợi tức lý tưởng cho nền nôngnghiệp Hà Lan Tuy nhiên, có được kết quả hôm nay, người Hà Lan phải trảiqua một thời gian dài thay đổi phương thức sản xuất cũng như tổ chức hoạtđộng khuyến nông

Vào những năm 1880, giai đoạn xảy ra khủng hoảng nông nghiệp ởBắc Âu, nông dân Hà Lan chao đảo trước nạn nông sản ế ẩm và nghèo đói.Sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Hà Lan bước vào giai đoạn mới, đẩymạnh công nghiệp hóa Vì vậy, nông nghiệp cũng được đầu tư theo hướngcông nghiệp hiện đại Năm 1968, châu Âu áp dụng chính sách thị trườngchung về sản phẩm nông nghiệp và Hà Lan đã tham gia vào thị trường khôngbiên giới khu vực châu Âu và trở thành điều kiện tiên quyết đưa các trang trạiphát triển theo hướng chuyên canh và hướng tới thị trường châu Âu Mỗitrang trại có nhu cầu tư vấn phù hợp với nâng cao chất lượng, giá trị sảnphẩm Các dịch vụ khuyến nông và bản thân các chuyên gia khuyến nôngcũng phải tìm cách nâng cao năng lực tư vấn cho các chủ trang trại theohướng chuyên sâu

Giai đoạn 1970 - 1990, khuyến nông Hà Lan đã phát triển cả về bề rộng

và chiều sâu, các trung tâm dịch vụ khuyến nông vùng phát triển, đáp ứng nhu

Trang 32

cầu tư vấn của các chủ trang trại Lúc này trên thị trường cũng nảy sinh nhữngđối tượng cạnh tranh mới với khuyến nông, đó là các công ty chế biến nôngsản, công ty thức ăn, họ cũng tham gia giúp nông dân tư vấn, đồng thời tạo áplực cho chính người nông dân và các KCV Chuyên gia khuyến nông phải tựchịu trách nhiệm cao hơn bằng cách ký kết hợp đồng tư vấn với chủ trang trại.Thị trường nông sản đòi hỏi cả về số lượng và chất lượng Nông dân cũng tựthấy họ cần nâng cao kiến thức và kỹ năng sản xuất, cần được tư vấn nên chủđộng tìm đến các chuyên gia Trải qua nhiều năm, các chuyên gia khuyếnnông phải tự nâng cao năng lực chuyên môn, giúp nông dân chủ động giảiquyết những vấn đề trong sản xuất, tiêu thụ Nhiều chủ trang trại cũng trởthành các chuyên gia tư vấn khuyến nông giỏi bởi họ có cả kiến thức và kinhnghiệm thực tế

2.2.2 Thực tiễn tại Việt Nam

2.2.2.1 Sự hình thành và phát triển của hệ thống khuyến nông ở Việt NamNgày 02 tháng 3 năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định 13/NĐ-CP vềcông tác khuyến nông (bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp) Hệ thống khuyếnnông-khuyến ngư Việt nam chính thức hình thành

Trang 33

Nguồn: Tổng hợp từ các tài liệu chuyên ngành

(Trangweb:http://WWW.khuyennongvn.gov.vn/a-tochuc)

Sơ đồ 2.5: Hệ thống khuyến nông ở Việt Nam từ năm 1993 đến nay

Qua sơ đồ ta có thể khái quát hệ thống tổ chức khuyến nông Việt Nam

từ năm 1993 đến nay như sau:

Hệ thống khuyến nông có 4 cấp:

1, Tổ chức khuyến nông Trung ương:

+ TTKN Quốc gia là đơn vị sự nghiệp trực thuộc bộ NN&PTNT

+ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của TTKN quốcgia do bộ trưởng bộ NN&PTNT quy định

2, Tổ chức khuyến nông cấp tỉnh, thành phố:

TTKN tỉnh và thành phố là đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở NN&PTNT

Sở NN& PTNT tỉnh,

thành phố

Trung tâm KN KL tỉnh, thành phố

Trang 34

3, Tổ chức khuyến nông cấp huyện:

Trạm khuyến nông huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc TTKN tỉnhhoặc UBND huyện

Chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy của tổ chức khuyến nông cấptỉnh, thành phố, cấp huyện( tổ chức khuyến nông địa phương) do chủ tịchUBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định

4, Tổ chức khuyến nông cơ sở:

+ Mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất một nhân viên làm công táckhuyến nông

+ Ở thôn, bản, phum, sóc có các cộng tác viên khuyến nông

+ UBND tỉnh quy định số lượng và chế độ thù lao cho nhân viên cấp

xã, công tác viên khuyến nông cấp thôn

Ngoài hệ thống khuyến nông nhà nước thì ở Việt Nam còn có các tổchức tình nguyện, các viện, trường, các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nướccũng tích cực tham gia hoạt động khuyến nông1

2.2.2.2 Một số nét về kết quả hoạt động khuyến nông ở Việt Nam

a, Về tập huấn, đào tạo

Trong thời gian qua (1993 – 2005) Trung tâm khuyến nông quốc gia đã

tổ chức được hơn 4700 lượt tập huấn với khoảng 250000 lượt người tham dựbao gồm cả tập huấn chuyên cho cán bộ kỹ thuật và tập huấn nâng cao kỹnăng và nghiệp vụ cho cán bộ Khuyến nông

b, Về hội thảo, tham quan

Bình quân mỗi năm TTKN QG dành một phần kinh phí để tổ chức hộithảo, tham quan cho nông dân và khuyến nông cơ sở với tổng 250 buổi chotrên 250000 lượt người tham gia

c, Cung cấp thông tin, in ấn tài liệu cấp phát cho nông dân

Trang 35

Khuyến nông các cấp đã phối hợp với các phương tiện thông tin đạichúng như đài truyền hình, đài phát thanh, các báo như báo nông nghiệp ViệtNam, nhân dân, nông thôn ngày nay, khoa học đời sống để tuyên truyềnchuyển tải các kỹ thuật tiến bộ để nông dân thu nhận triển khai và áp dụngvào sản xuất và đã trở thành người bạn đồng hành của nhà nông như chương

trình “ Bạn của nhà nông, “ Nhà nông cần biết”, “ Vui cùng nhà nông” trên

đài truyền hình Việt Nam

Về phát hành ấn phẩm: Tờ tin khuyến nông Việt Nam xuất bản 6 số/năm, trang web khuyến nông Việt Nam hàng ngày có ít nhất 10 bài và hàngchục tin mới, mỗi ngày có hàng trăm người truy cập Trong thời gian qua ởTrung ương đã có hơn 12 vạn bản sách kỹ thuật, gần 30000 tranh kỹ thuật, tờgấp, 40 băng hình kỹ thuật, hơn 120 bộ phim hướng dẫn kỹ thuật

2.3 Chủ trương chính sách về khuyến nông và phương pháp khuyến nông

Hệ thống khuyến nông Việt Nam ra đời theo Nghị định 13/CP ngày 02tháng 03 năm 1993 của Thủ tướng chính phủ và kể từ sau nghị định 13/CP rađời hệ thống khuyến nông đã được xây dựng và phát triển từ trung ương tớiđịa phương Và đóng phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp

và nông thôn của nước ta Để cho hoạt động khuyến nông ngày càng pháttriển , góp phần quan trọng trong việc đưa nền nông nghiệp nước ta phát triểntheo cơ chế thị trường Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra rất nhiều chủ trương

và chính sách về khuyến nông Sau đây là một số chủ trương và chính sách vềkhuyến nông:

- Quyết định số 346/TTg ngày 28/05/1996 của Thủ tướng Chính phủ vềnhiệm vụ, quyền hạn của cục khuyến nông và khuyến lâm

- Quyết định số 1696/TCCB/QĐ ngày 02/10/1996 của Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chức năng, nhiệm vụ và tổchức bộ máy của cục khuyến nông và khuyến lâm

Trang 36

- Quyết định số 30/2002/QĐ/BNN-TCCB ngày 26/04/2002 của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thành lập Trung tâm Khuyếnnông trung ương Trung tâm khuyến nông trung ương trực thuộc cục Khuyếnnông và khuyến lâm hiện nay gọi là trung tâm Khuyến nông quốc gia có chứcnăng nhiệm vụ mang tính tổng quát , điều hành các tổ chức khuyến nông cấpdưới hoạt động.

- Quyết định số 118/2003/QĐ/BNN ngày 03/11/2003 của Bộ trưởng BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổchức của Trung tâm khuyến nông quốc gia Chức năng và nhiệm vụ của trungtâm khuyến nông quốc gia được quy định chi tiết, cụ thể hơn so với Quyết định

số 30/2002/QĐ/BNN-TCCB

- Nghị định số 56/2005/NĐ- CP ngày 26/04/2005 của Chính phủ vềkhuyến nông,khuyến Ngư thay cho Nghị định 13/CP

- Thông tư số 60/2005/TT/BNN ngày 10/10/2005 của Bộ Nông nghiệp vàphát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 56/2005/NĐ-CP Đây là thông tư hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng điều khoản trong NghịĐịnh 56/2005/NĐ-CP để cho các cơ quan,ban ngành từ trung ương tới địa phươnghiểu rõ và thực hiện

- Thông tư liên tịch số 30/2006/TTLT-BTC-BNN & PTNT- BTS ngày06/04/2006 của Bộ tài chính, Bộ nông nghiệp và phát triển nông tôn và Bộ thuỷsản hướng dẫn về việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạtđộng khuyến nông, khuyến ngư Thông tư đã quy định rõ về đối tượng được Nhànước hỗ trợ kinh phí khuyến nông, khuyến ngư Nội dung chi và một số mức chitiêu cụ thể trong các hoạt động

- Ngày 28 tháng 01 năm 2008, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT kýQuyết định số 236/QĐ-BNN-TCCB, thành lập Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quốc gia trên cơ sở hợp nhất hai trung tâm: Trung tâm Khuyếnnông Quốc gia và Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia

Trang 37

- Quy định số 43/2008/QĐ- BNN ngày 11/3/2008 của Bộ trưởng BộNông Nghiệp và Phát triển nông thôn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổchức của trung tâm khuyến nông - Khuyến Ngư Quốc gia.

- Nghị định số 02/2010/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến nông,khuyếnNgư Đây là nghị định đổi mới, quy định cụ thể và chi tiết hơn để phù hợp vớithực tế hiện nay nhằm thúc đẩy khuyến nông, khuyến ngư phát triển thay choNghị định 56/2005/NĐ- CP

2.4 Các nghiên cứu liên quan

Hiện nay chưa có nghiên cứu đầy đủ về đánh giá nhu cầu đào tạo phươngpháp khuyến nông của đội ngũ khuyến nông viên Các đề tài liên quan chỉ làđánh giá nhu cầu về một vấn đề nào đó Trong đề tài của TS Mai Thanh Cúc cónghiên cứu về “Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành kinh tế phát triểnthời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam”, đề tài này mới chỉ đề cập đến vấn đềcung- cầu nguồn nhân lực về kinh tế phát triển

Đề tài tốt nghiệp của sinh viên KN49 đại học Nông Nghiệp Hà Nội,nghiên cứu về “ Đánh giá nhu cầu đào tạo của cán bộ khuyến nông cơ sở huyệnThanh Ba, tỉnh Phú Thọ”, đề tài này đề cập chung chung đến nhu cầu đào tạo về

kỹ năng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ khuyến nông viên cơ sở Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào các phương pháp khuyến nông cụthể, để thấy được các khó khăn khi áp dụng từng phương pháp trong việc thamgia các hoạt động khuyến nông Với mong muốn tìm hiểu cụ thể về khó khăncủa việc áp dụng từng phương pháp khuyến nông của đội ngũ cán bộ khuyếnnông huyện Kỳ Sơn để đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường năng lực chođội ngũ cán bộ khuyến nông huyện

Trang 38

PHẨN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Kỳ Sơn là huyện vùng giữa của tỉnh Hòa Bình thuộc vùng Tây BắcViệt Nam, có tọa độ địa lý từ 220- 260 vĩ độ Bắc và 1050- 1060 kinh độ Đông,tiếp giáp các đơn vị: Phía Bắc giáp Thủ đô Hà Nội và huyện Lương Sơn PhíaĐông giáp huyện Lương Sơn và Kim Bôi Phía Nam giáp thành phố HòaBình Phía Tây giáp huyện Đà Bắc và tỉnh Phú Thọ

Huyện Kỳ Sơn có lợi thế về giao thông hơn một số huyện khác, có đườngquốc lộ 6 từ Hà Nội đi Tây Bắc xuyên qua lãnh thổ của huyện Huyện nằm sátthành phố Hòa Bình một thị trường tiêu thụ sản phẩm thuận lợi và rộng lớn

Lợi thế về vị trí địa lý của huyện Kỳ Sơn cùng với giao thông thuận lợi

sẽ giúp huyện có điều kiện giao lưu hàng hóa với thủ đô Hà Nội, thành phốHòa Bình và một số tỉnh thuộc vùng Tây Bắc khác, đây là điều kiện tốt chokinh tế thị trường phát triển Ưu thế về vị trí địa lý và giao thông còn tạo điềukiện cho huyện tiêu thụ khoa học công nghệ, văn minh từ thủ đô Hà Nội vàthành phố Hòa Bình ( trung tâm của tỉnh Hòa Bình và vùng Tây Bắc)

3.1.1.2 Địa hình

Kỳ Sơn là huyện có địa hình thấp, độ cao trung bình từ 200- 300m,vùng này không có núi cao nhưng độ dốc của núi lớn từ 30- 450, hướng thấpdần từ Đông Nam xuống Tây Bắc( thấp dần theo hướng hạ lưu sông Đà).Ngoài địa hình đồi núi thấp còn có ruộng chân vàn, vàn trũng và bãi nằm xen

kẽ nhau Địa hình Kỳ Sơn có thể chia thành 3 vùng: Vùng núi cao, vùng bãi

và vùng giữa

Trang 39

Vùng núi cao có xã Độc Lập Vùng giữa có 5 xã: Dân Hạ, Mông Hóa,Dân Hóa, thị trấn Kỳ Sơn và Yên Quang Vùng bãi gồm 4 xã: Phúc Tiến, HợpThành, Hợp Thịnh, Phú Minh.

3.1.1.3 Khí hậu thời tiết

Kỳ Sơn cũng như một số huyện khác trong tỉnh, có khí hậu nhiệt đớigió mùa Mùa đông lạnh, khô và ít mưa, mùa hè nóng và nhiều mưa

-Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 21.8- 24.70C Tháng nóng nhất trong năm làtháng 6 với nhiệt độ trung bình 27- 29.70C và tháng lạnh nhất trong năm làtháng 1 với nhiệt độ trung bình 15.5- 16.50C Nhiêt độ cao tuyệt đối là 400C

và thấp tuyệt đối là 20C

- Lượng mưa trung bình hàng năm cao từ 1800- 2200 mm, lượng mưa giảm rõrệt vào tháng 1, tháng 2 và tháng 12 trong năm do ảnh hưởng của gió mùađông bắc, bình quân những tháng này chỉ có 12.3mm Lượng mưa cao chủyếu vào mùa hè, mạnh nhất là các tháng 6, 7, 8, 9 chiếm 80% lượng mưa cảnăm, bình quân lượng mưa trong các tháng này là 300- 400mm

- Ẩm độ không khí dao động từ 60- 90%, trung bình 10 năm lại đây dao động84- 86% Mùa khô ẩm độ xuống thấp, có năm ẩm độ chỉ vào khoảng 59- 70%.Vào những tháng 1, 2 và tháng 8,9 là những tháng có ẩm độ cao, từ 87- 89%

Với nhiệt độ trung bình, lượng mưa và tổng tích ôn dồi dào, về cơ bảnkhí hậu của huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.Đặc biệt với mùa đông lạnh tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại câytrồng vụ đông Tuy nhiên, khí hậu cũng gây ra một số khó khăn cho sản xuấtnhư đến mùa mưa vào tháng 7, tháng 8 thường gây ngập úng, mùa đôngthường có sương vào buổi sáng sớm và tối Từ những đặc điểm nói trên đòihỏi cán bộ khuyến nông phải thật am hiểu tình hình về khí hậu tại địa phương

để có thể phát huy được thế mạnh của huyện và hạn chế được những điềukiện bất lợi của khí hậu nhằm phát triển kinh tế một cách tốt nhất

Trang 40

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1 Đất đai

Trong tất cả các ngành sản xuất đất đai là yếu tố rất cần thiết Đất đai là

tư liệu sản xuất không thể thiếu nhất là đối với ngành nông nghiệp Đất đaiảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất nông nghiệp, quyết định năng suất

và phẩm chất của cây trồng Sản xuất nông nghiệp của địa phương có pháttriển được hay không một phần lớn là nhờ đặc điểm về đất đai Vì vậy, việctìm hiểu đặc điểm về đất đai của địa phương là rất cần thiết

Qua số liệu thu thập được ở Bảng 3.1 ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên củatoàn huyện là 20204.36 ha Trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm lớn9905.62ha (chiếm 49.03 %), nhóm đất phi nông nghiệp có 2890.08 ha (chiếm14.30 %) và nhóm đất chưa sử dụng còn khá nhiều 7408.66 ha (chiếm 36.67 %)

Đối với đất sản xuất nông nghiệp: Chiếm tỷ lệ tương đối lớn trongnhóm diện tích đất nông nghiệp (chiếm 52.99 % diện tích nhóm đất nôngnghiệp) Trong đó diện tích đất sản xuất hàng năm tương đối lớn (chiếm 88.07

% diện tích đất sản xuất nông nghiệp) là diện tích đất canh tác chính trên địabàn, giúp đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp Diện tích đất trồng cây lâu nămtrên địa bàn huyện cũng giảm qua 3 năm giảm 0,38% Trong diện tích đất sảnxuất nông nghiệp thì đất dùng cho nuôi trồng thuỷ sản qua 3 năm tăng 6,22

%, điều đó cho ta thấy sản xuất nông nghiệp từ độc canh trồng trọt đã chuyểndịch dần sang chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản Diện tích đất nông nghiệp hàngnăm tăng, năm 2007 là 5249,21ha đến năm 2009 là 5396,15 ha

Đất sản xuất lâm sản: qua bảng ta thấy diện tích đất lâm nghiệp trên địabàn huyện tăng từ 4656,41ha năm 2007 lên 5679,89 ha năm 2009 bình quânqua 3 năm tăng 1,91% Qua đó ta thấy sản xuất trên địa bàn huyện đã chútrọng công tác xây dựng, phát triển sản xuất một cách bền vững nguyên nhânchính là một số hộ thuộc một số xã miền núi đã chú ý công tác trồng cây lâmnghiệp theo các chương trình, dự án của huyện và tỉnh

Ngày đăng: 03/09/2016, 18:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Nguyễn Lê (2009), Bài học khuyến nông từ những chuyến xuất ngoại, báo điện tử hội nông dân Việt Nam, ngày 16/12/2009http://www.hoinongdan.org.vn/channel.aspx?Code=NEWS&NewsID=25188&c=45 Link
1. Nguyễn Thị Thu, 2005. Thực trạng và giải pháp về nhu cầu đào tạo nghiệp vụ khuyến nông cho các khyến nông viên cơ sở ở 1 số tỉnh Đồng Bằng sông Hồng, Tạp chí NN& PTNT, kỳ 2 tháng 10/ 2005 Khác
2. TS. Mai Thanh Cúc. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành kinh tế phát triển thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam- thực trạng và định hướng đào tạo, Đề tài cấp bộ Khác
3. Dự án CARD. Phương pháp chyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp có sự tham gia, Tài liệu tập huấn Khác
4. Chính phủ( 1993). Nghị định số 13/ 1993/ NĐ- CP, Về công tác khuyến nông, khuyến ngư, Chính phủ, Hà Nội Khác
5. Chính phủ( 2005). Nghị định số 56/ 2005/ NĐ- CP, Về công tác khuyến nông, khuyến ngư, Chính phủ, Hà Nội Khác
6. Chính phủ( 2010). Nghị định số 02/2010/NĐ-CP, Về công tác khuyến nông, khuyến ngư, Chính phủ, Hà Nội Khác
7. Đỗ Kim Chung ( 2005), Chính sách và phương thức chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp ở miền núi và trung du phía Bắc, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Khác
8. Đỗ Kim Chung ( 2009), Giáo trình phương pháp khuyến nông, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Khác
9. Nguyễn Văn Long ( 2006). Giáo trình khuyến nông, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Khác
10.Tram khuyến nông huyện Kỳ Sơn( 2007). Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông năm 2005, Trạm khuyến nông huyện Kỳ Sơn, Kỳ Sơn Khác
11.Tram khuyến nông huyện Kỳ Sơn( 2008). Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông năm 2005, Trạm khuyến nông huyện Kỳ Sơn, Kỳ Sơn Khác
12.Tram khuyến nông huyện Kỳ Sơn( 2009). Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông năm 2005, Trạm khuyến nông huyện Kỳ Sơn, Kỳ Sơn Khác
13.Dương Quang Anh (2008), Đánh giá nhu cầu đào tạo của cán bộ khuyến nông cơ sở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w