1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học vai trò của xuất bản trong đời sống xã hội

20 2,5K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 115,5 KB

Nội dung

1. Tính tất yếu của đề tài Nghiên cứu nhiệm vụ của hoạt động xuất bản phải đặt nó trong quan hệ với việc phát triển lực lượng sản xuất tiên tiến, nền văn hóa tiên tiến, dậm đà mang bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng tăng lên của nhân dân. Nghiên cứu vai trò của xuất bản yêu cầu phải nghiên cứu nó trong mối quan hệ với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóaxã hội của hoạt động xã hội, nghiên cứu sự tác động biện chứng giữa các lĩnh vực đó với hoạt động xuất bản. Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, rất phong phú và phức tạp, do đó khái niệm văn hóa cũng đa nghĩa, khi đề cập tới nó mỗi người đều hiểu theo ý kiến riêng và góc độ tiếp cận của mình. Nó bao trùm lên toàn bộ đời sống xã hội và trở thành nền tảng xã hội cho cuộc sống của cá nhân và cộng đồng. Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và cộng đồng trong quá khứ và hiện tại. Qua các thế hệ hoạt động sáng tạo ấy đã được hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và gía trị, các truyền thống và các thị hiếu những yếu tố xây dựng các đặc tính riêng của mỗi dân tộc. Hơn nữa lại thể hiện những khía cạnh cuả đời sống xã hội. Nó phản ánh giá trị cuả dân tộc thể hiện trình độ phát triển và nền văn hóa riêng của dân tộc đó qua các giai đoạn lịch sử. Văn hóa không những thể hiện những mặt rộng lớn của một dân tộc mà còn là đi sâu vào bên trong để phản ánh những mặt nhỏ nhất của đới sống xã hội. Văn hóa tạo nên một cái đẹp, một cách thẩm mỹ người ta nhìn vào đấy để làm chuẩn mực cho xã hội. Từ những chuẩn mực đó mà con người biết hoàn thiên bản thân mình hơn, biết ứng xử một cách lịch sự có văn hóa và biết kiềm chế những ham muốn hay lòng tham của mình cùng nhau hướng tới một xã hội văn minh. Thông qua hoạt động xuất bản nền văn hóa của dân tộc sẽ được truyền bá, lưu giữ và được bảo tồn. Từ đó để tiếp thu những nền văn hóa tiên tiến của nhân loại và loại bỏ đi những văn hóa đã lạc hậu trở thành hủ tục dần dần hoàn thiện thêm nền văn hóa của dân tộc thêm mới mẻ, tiên tiến, đậm đà mang bản sắc dân tộc. Chính vì vậy mà hoạt động xuất bản có vai trò to lớn trong đời sống xã hội, nó ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống như kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng. Bởi vậy mà hoạt động xuất bản ngày càng được khẳng định và có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.Mặc dù ngày nay khoa học – kĩ thuật ngày càng phát triển, công nghệ, thông tin dần thay thế đi những mặt của đời sống. Sách cũng dần dần chuyển sang sách điện tử, sách CDROM, hay Ebook… Để làm rõ hơn về hoạt động xuất bản tác động đến nền văn hóa như thế nào? Thì qua cuốn sách “lý luận nghiệp vụ xuất bản” của PGS.TS Trần Văn Hải, tôi đi sâu vào nghiên cứu sự tác động của hoạt động xuất bản đối với nền văn hóa đậm đà mang bản sắc dân tộc và hiểu hơn về nền văn hóa dân tộc cũng như là hoạt động xuất bản có vai trò như thế nào đối với việc truyền bá, lưu giữ và bảo tồn nền văn hóa tiên tiến, đậm đà mang đậm bản sắc dân tộc. Để qua đó chúng ta biết xây dựng và bảo tồn,lưu giữ, truyền bá những nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc.

Trang 1

I Lời mở đầu

1 Tính tất yếu của đề tài

2 Mục tiêu của đề tài

II Nội dung

1 Cơ sở lý thuyết (khái niệm )

2 Thực trạng

3 Ý kiến, kiến nghị

III Kết luận

Trang 2

I Lời mở đầu.

“ Đọc sách nên đọc bản văn cho kỹ nhấm từng chữ một mới thấy thú vị, thấy chỗ nào không hiểu thấu được thì nghĩ cho kỹ, nghĩ không ra mới xem chú giải, thế mới có thú vị

Một cuốn sách tốt mở ra thì gợi nhiều niềm vui, hy vọng, khép lại mang đến điều hữu ích.”

( M Ancot )

“Tất cả những gì tốt đẹp trong tôi, tôi đều chịu ơn sách Khi nói đến sách tôi không thể nào không cảm thấy mối cảm động sâu sắc và vui mừng phấn khởi.”

( M Gorki )

Sách là sản phẩm của tri thức nhân loại được con người sáng tạo và lưu giữ lại từ đời này sang đời khác Sách là sản phẩm cuối cùng của hoạt động xuất bản từ quá trình tìm tòi những sáng tác tiêu biểu, độc đáo của các tác giả và chỉnh sửa dựa trên bản gốc và đưa ra xuất bản thành sách đem đến cho độc giả

Xuất bản là một môn khoa học, nó hoạt động độc lập như một ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu riêng

Vào những năm 60 của thế kỉ XX ngành xuất bản đã trở thành đối tượng được đi sâu vào nghiên cứu của môn khoa học chuyên ngành –xuất bản học

Trên cuốn sách “ Thực trạng xuất bản” của nhà xuất bản Stanley Angeves xuất bản năm 1926 ở Anh được coi là cuốn sách “ Kinh điển xuất bản ” của phương Tây,Hàn Quốc, Nhật Bản Ngay từ năm 1969 đã có chủ trương đưa ngành xuất bản thành một ngành khoa học độc lập Tháng 3-1969 ở Hàn Quốc đã thành lập Hội nghiên cứu xuất bản sau đổi tên thành Hội Xuất bản học

Ở Việt Nam năm 80 xuất bản như một ngành khoa học mới có đối tượng nghiên cứu riêng Xuất bản được đưa vào giảng dạy ở trường đại học nhằm đào tạo các cán bộ biên tập xuất bản và chuyên nghiên cứu ngành xuất bản

Xuất bản học là một môn khoa học chuyên ngành có đối tượng nghiên cứu là : tính chất, nhiệm vụ, vai trò và quy luật hoạt động xuất bản Tính chất của xuất bản là do

Trang 3

các nhân tố chủ yếu cấu thành nên hoạt động xuất bản quy định như: tính chất của xuất bản phẩm, của thị trường xuất bản, ngành xuất bản … và cũng biểu hiện cụ thể ở các nhân tố đó

Đọc được nhiều sách tốt nếu không đem áp dụng vào thực tiễn cuộc sống thì chẳng khác nào “cái hàm đựng sách”

( Hồ Chí Minh )

Xuất bản là môn khoa học ứng dụng nhiều thành tựu nhiều môn khoa học cơ sở khác để xây dựng hệ thống tri thức, lý luận và kỹ năng nhiệm vụ Đó là những môn khoa học xã hội và nhân văn cơ bản như : Triết học, lịch sử, văn học, địa lý, ngôn ngữ học, …

Đó cũng là những môn khoa học mang trong mình những nền văn hóa của dân tộc bởi trong những môn khoa học xã hội này nói lên những nét tinh hoa của văn hoá, nó thể hiện trong chính nội dung của những tác phẩm đó

1 Tính tất yếu của đề tài

Nghiên cứu nhiệm vụ của hoạt động xuất bản phải đặt nó trong quan hệ với việc phát triển lực lượng sản xuất tiên tiến, nền văn hóa tiên tiến, dậm đà mang bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng tăng lên của nhân dân Nghiên cứu vai trò của xuất bản yêu cầu phải nghiên cứu nó trong mối quan hệ với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội của hoạt động xã hội, nghiên cứu sự tác động biện chứng giữa các lĩnh vực đó với hoạt động xuất bản

Văn hóa là một lĩnh vực rộng lớn, rất phong phú và phức tạp, do đó khái niệm văn hóa cũng đa nghĩa, khi đề cập tới nó mỗi người đều hiểu theo ý kiến riêng và góc độ tiếp cận của mình Nó bao trùm lên toàn bộ đời sống xã hội và trở thành nền tảng xã hội cho cuộc sống của cá nhân và cộng đồng

Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của các cá nhân và cộng đồng trong quá khứ và hiện tại Qua các thế hệ hoạt động sáng tạo ấy đã được hình thành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và gía trị, các truyền thống và các thị hiếu những yếu tố xây dựng các đặc tính riêng của mỗi dân tộc

Trang 4

Hơn nữa lại thể hiện những khía cạnh cuả đời sống xã hội Nó phản ánh giá trị cuả dân tộc thể hiện trình độ phát triển và nền văn hóa riêng của dân tộc đó qua các giai đoạn lịch sử Văn hóa không những thể hiện những mặt rộng lớn của một dân tộc mà còn

là đi sâu vào bên trong để phản ánh những mặt nhỏ nhất của đới sống xã hội

Văn hóa tạo nên một cái đẹp, một cách thẩm mỹ người ta nhìn vào đấy để làm chuẩn mực cho xã hội Từ những chuẩn mực đó mà con người biết hoàn thiên bản thân mình hơn, biết ứng xử một cách lịch sự có văn hóa và biết kiềm chế những ham muốn hay lòng tham của mình cùng nhau hướng tới một xã hội văn minh

Thông qua hoạt động xuất bản nền văn hóa của dân tộc sẽ được truyền bá, lưu giữ và được bảo tồn Từ đó để tiếp thu những nền văn hóa tiên tiến của nhân loại và loại

bỏ đi những văn hóa đã lạc hậu trở thành hủ tục dần dần hoàn thiện thêm nền văn hóa của dân tộc thêm mới mẻ, tiên tiến, đậm đà mang bản sắc dân tộc

Chính vì vậy mà hoạt động xuất bản có vai trò to lớn trong đời sống xã hội, nó ảnh hưởng đến mọi mặt của cuộc sống như kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng

Bởi vậy mà hoạt động xuất bản ngày càng được khẳng định và có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.Mặc dù ngày nay khoa học – kĩ thuật ngày càng phát triển, công nghệ, thông tin dần thay thế đi những mặt của đời sống Sách cũng dần dần chuyển sang sách điện tử, sách CD-ROM, hay Ebook…

Để làm rõ hơn về hoạt động xuất bản tác động đến nền văn hóa như thế nào? Thì qua cuốn sách “lý luận nghiệp vụ xuất bản” của PGS.TS Trần Văn Hải, tôi đi sâu vào nghiên cứu sự tác động của hoạt động xuất bản đối với nền văn hóa đậm đà mang bản sắc dân tộc và hiểu hơn về nền văn hóa dân tộc cũng như là hoạt động xuất bản có vai trò như thế nào đối với việc truyền bá, lưu giữ và bảo tồn nền văn hóa tiên tiến, đậm đà mang đậm bản sắc dân tộc Để qua đó chúng ta biết xây dựng và bảo tồn,lưu giữ, truyền bá những nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc

2 Mục tiêu của đề tài

Để tiếp cận và làm rõ hơn về hoạt động xuất bản có tác động đến văn hóa như thế nào? Chúng ta cần phải đặt ra vấn đề mà đề tài đưa ra phân tích và làm rõ nó

Trang 5

Để làm rõ đề tài này trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm văn hóa là gì? Xuất bản là gì? Sự tác động của hoạt động xuất bản với văn hóa như thế nào?

Để làm rõ những yêu cầu đó chúng ta cần phải đi sâu vào nghiên cứu và phân tích những yêu cầu mà đề tài đã đưa ra

Bởi lẽ văn hóa là một khái niệm rộng và phong phú nên để làm rõ được khái niệm chúng ta cần phải xét nó ở nhiều góc độ Làm rõ được hai khái niệm xuất bản và văn hóa Qua đó chúng ta tìm hiểu và làm rõ hơn được mối quan hệ của hoạt động xuất bản đối với nền văn hóa đậm đà, tiên tiến mang bản sắc dân tộc

Vì vậy mục tiêu của đề tài này là làm rõ và phân tích được những đặc điểm của văn hóa và xuất bản, tác động của hoạt động xuất bản đối với nền văn hóa tiên tiến, đậm

đà mang bản sắc dân tộc Từ đó chúng ta cần tìm ra phương hướng để phát triển, truyền

bá, lưu giữ và bảo tồn nền văn hóa dân tộc

Trang 6

II Nội dung

1 Cơ sở lý thuyết (khái niệm).

a Khái niệm văn hóa

Văn hóa là trong thể những mặt cơ bản của đời sống xã hội Là môt hệ thống các giá trị,cơ cấu, kỷ thuật, thể chế các tư tưởng….được hình thành trong các sáng tạo của con người, được bảo tồn và lưu truyền lại các thế hệ sau

“ Hiểu người cẩn hiểu những gì ẩn sâu sau những lời nói Hiểu sách, phải hiểu những gì ẩn giữa các dòng chữ”

( Hoài Lam )

Văn hóa là lĩnh vực rộng lớn rất và phong phú,phức tạp Vì vậy mà co rất nhiều cách hiểu về lĩnh vực này Theo thống kê của tổ chức UNESCO có hơn 200 định nghĩa

về văn hóa

Văn hóa là toàn bộ giá trị cật chất và tinh thần, được nhân loai sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người qua từng giai đoạn lịch sử

Văn hóa là thuộc tính bản chất của con người và của cả xã hội con người Văn hóa là thế giới riêng do con người sáng tạo ra và có tác dụng làm cho con người ngày càng hoàn thiện Văn hóa theo nghĩa rộng là mọi cái do con người sáng tạo ra, cái gì không phải của tự nhiên mà do con người sáng tao ra thì đó là văn hóa.Với nghĩa đó thì văn hóa có ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người

Theo từ điển bách khoa Việt Nam, tập 4, “ Văn hóa là toàn bộ những hoạt động sáng tạo và những giá trị của nhân dân một nước, một dân tộc về sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước…”

Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, phát luật, khoa học tôn giáo,

Trang 7

văn học, nghệ thuật,những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức

sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa.”

Giáo sư Trần Ngọc Thêm: “văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn và trong tương tác giữa con người với môi trường

tự nhiên và xã hội

Theo ông Mayor nguyên tổng giám đốc USESCO đưa ra định nghĩa: “ văn hóa phán ánh và thể hiện môt cách sinh động mọi mặt của đời sống ( của mỗi cá nhân và cộng đông) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỉ,

nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thốn thẩm mỹ và lối sống mà dựa vào đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình”

Văn hóa là một hiến tượng khách quan là tổng hòa của tất cả các khía cạnh của đời sống Ngay cả những khía cạnh nhỏ nhất của cuộc sống cũng mang dấu hiệu và nét đắc sắc riêng của văn hóa

Hệ thống văn hóa như là chuẩn mực để điều khiển hành vi của con người Văn hóa là cơ sở hình thành lên nhân cách cá nhân Các con người tiếp nhận nền văn hóa và

và trở thành con người xã hội Nếu con người tiếp nhận nền văn hóa càng cao thì nhân cách con người càng lớn và bản lĩnh sống cao, chủ động điều tiết bản thân mình trong mọi tình huống phù hợp với xã hội Như vậy văn hóa tham gia vào quá trình hoàn thiện con người và qua con người hoàn thiện xã hội ngày càng văn minh

Qua các thế hệ các, các giai đoạn lịch sử hoạt động sáng tạo cảu con người đã hình thành nên những giá trị vật chất và tinh thần mang các giá trị truyền thống và thị yếu của những đặc thù riêng của mỗi dân tộc mỗi quốc gia

Nó bao trùm lên toàn bộ đời sống xã hội và trở thành nền tảng cho cuộc sống của mỗi cá nhân và cộng đồng.Như vậy, văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần

do con người sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn

Hoạt động văn hóa là khái niệm theo nghĩa hẹp của văn hóa đó là một lĩnh vực hoạt động của con người – một lĩnh vưc văn học, nghệ thuật , khoa học, công nghệ …Bên cạnh đó là lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội

Lĩnh vực văn hóa là những hoạt động đặc thù của con người thể hiện ý muốn làm đẹp đó theo cuộc sống của mình dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng ngày càng giàu chất sáng tạo, để nhận biết cái ý thức làm đẹp đó thành hiện thực của cuộc sống

Trang 8

Hoạt động sáng tạo biến những câu hò, câu hát, lao động thành những bài thơ những ca khúc mang âm hưởng nhẹ nhàng đi sâu vào tâm trí con người

Đời sống văn hóa có những đặc điểm, yêu cầu riêng, có quy luật phát triển riêng: giao lưu, kế thừa, đứt gãy, không hoàn toàn tương đồng với đới sống kinh tế Sự phát triển của văn hóa là những khúc quoanh co khúc khuỷu, nhưng nó luôn tạo ra vật chất và tinh thần

Lĩnh vực văn hóa bao gồm nhiều bộ phận hoạt động và các chức năng riêng biệt Nhưng chúng đều thực hiện 4 chức năng cơ bản là:

Sáng tạo ra các giá trị văn hóa: như các giá trị vật thể, các giá trị phi vật thể, các sản phẩm văn học nghệ thuật đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người Đó là chức năng của các Hội sáng tạo văn hóa, nghệ thuật,các viện nghiên cứu khoa học

Truyền bá các giá trị, các sản phẩm văn học trong xã hội, biến các giá trị văn học tinh thần trở thành các vật phẩm để truyền bá bawnfd các phương tiện công cụ khác nhau

Là chức năng của các phương tiện truyền thông, thông tin đại chúng như báo chí, xuất bản hay nhà tuyên truyền hay những người biểu diễn nghệ thuật…người phát hành…

Bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, giao lưu văn hóa nhân loại, trao truyền văn hóa cho thế hệ này sang thế hệ khác Thông qua đó sử dụng bảo tàng, thư viện, khu du lịch văn hóa…để bảo tồn và lưu giữ cũng như các cơ quan đảm nhiệm, nhiệm vụ này

Tổ chức đời sống văn hóa cộng đồng để tiêu dùng văn học, biến các giá trị văn hóa tinh thần thành hiện thực trong cuộc sống để làm phong phú và đa dạng đời sống của con người cũng như đới sống tinh thần của xã hội Thực hiện chức năng này do các cơ quan có chức năng đảm nhiệm

Như vậy hoạt động văn hóa chinh là quá trình hoạt động sáng tạo đặc biệt của con người nhằm sản xuất, truyền bá, phổ biến, bảo tồn và tiêu dùng các giá trị, các sản phẩm văn hóa Chính vì vậy quá trình sản xuất, tái sản xuất, mở rộng các giá trị văn hóa, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần ngày càng tăng, xây dựng nền văn hóa đa dang, phong phú mang bản sắc dân tộc

Ngày nay khi chủ trương của Đảng ta là xây dựng nền văn hóa mang bản sắc văn hóa đậm đà dân tộc chính vì vậy mà cần phải truyền bá và lưu giữ những nét văn hóa tiên tiến, tốt đẹp và mang bản sắc của dân tộc

Trang 9

Những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đã được dân tộc giữ gìn và có sự giao thoa với các nền văn hóa khác đã tạo nên một nền văn hóa mang bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam

Chính vì vậy mà hoạt động xuất bản như là con thuyền đưa những nét văn hóa đã được kết tinh từ xa xưa của dân tộc đến mọi miền tổ quốc và đến với bạn bè ở năm châu

Vì vậy xuất bản có một vai trò quan trọng trong việc truyền bá và lưu giữ những nền văn hóa của dân tộc

b Khái niệm xuất bản

Xuất bản là một từ Hán Việt, về từ loại là trong những động từ, có nghĩa là phổ biến rộng bằng cách in và phát hành sách, báo, tranh ảnh hay các loại văn bản khác

Xuất bản được viết theo tiếng Latinh “publicare” có nghĩa là công bố cho mọi người biết Trong ngôn ngữ của phương Tây hiện đại thì xuất bản viết theo tiếng Anh là

“publish” theo tiếng Pháp xuất bản viết là “publier” thì đều bắt nguồn từ tiếng Latinh

“Phần lớn tri thức của loài người thuộc các lĩnh vực chỉ tồn tại trên giấy và trong sách, các trí nhớ bằng giấy của nhân loại Bởi vậy chỉ có bộ sưu tập sách, tức là thư viện mới là niềm hy vọng duy nhất và là trí nhớ không hủy diệt nổi loài người”

( Sopenhao )

Xuất bản là sự ra đời của nền văn minh nhân loại khi đã phát triển đến một trình

độ nhất định Nó vừa là thành quả, vừa là công cụ thiết yếu thức đẩy sự phát triển của văn minh nhân loại có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nhân loại

Xuất bản là một khái niệm gồm nhiều cách hiểu khác nhau Theo từ điển tiếng Việt của Văn Tâm thì “xuất bản là phổ biến rộng rãi bằng kĩ thuật in những tác phẩm văn học, khoa học, âm nhạc….hay các văn kiện.” [8, tr 1208]

Theo cuốn “ Bách khoa tri thức phổ thông” đưa ra khái niệm: “Xuất bản là khâu trung gian giữa tác giả với người đọc, đảm bảo đồng thời ba chức năng: chức năng kỹ thuật, mĩ thuật trong việc trang bì và hình thức sách; chức năng thương mại nhằm truyền

Trang 10

bá và bán sách; chức năng tinh thần trong việc lựa chọn đề tài sách để in, tham gia vào việc hòa chỉnh tác phẩm, phát hiện các tài năng.”[10, tr.1556]

Định nghĩa ở góc độ nào thì xuất bản cũng được cho là hoạt động xă hội công ích của con người có tính chất đồng bộ, khép kín, hoàn chỉnh bao gom ba khâu: biên tập, nhân bản và phát hành Hay nói một cách khác xuất bản là soạn ra các bản thảo nhân nó thành nhiếu bản tới công chúng và bạn đọc

Với tư cách là một khái niệm của một ngành khoa học, xuất bản là sự khái quát hóa một quá trình hoạt động sáng tạo vật chất, vừa là hoạt động sáng tạo tinh thần của nhân loại

Nội hàm xuất bản do ba yếu tố tạo thành:

Thứ nhất: xuất bản là hoạt động gia công biên tập đối với các tác phẩm, làm cho

nó phù hợp với nhu cầu của độc giả

Xuất bản không phải là sáng tác Việc sáng tác là công việc của các nghê sĩ và nhà khoa học để tạo ra các tác phẩm mới xuất bản là hoạt động lựa chọn văn hóa, sao cho

có những tác phẩm phù hợp với nhu cầu tiếp nhận, nhu cầu tiêu dùng tinh thần của các độc giả

Xuất bản khai thác từ những tác phẩm đã có sẵn, và lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu đế sứa chữa chỉnh lí, bổ sung, hoàn thiện.Không lựa chọn tác phẩm và gia công chỉnh lí đó là khâu đầu tiên mở đầu cho hoạt đông biên tập xuất bản hay còn được gọi là công tác biên tập

Công tác biên tập phải đạt được mục tiêu và lựa chọn những tác phẩm đã có sẵn

từ trước, tổ chức, thúc đẩy sự sáng tạo của các tác giả, các nhà khoa học để sáng tạo ra những tác phấm có nhiều giá trị cao.Đồng thời việc gia công hoàn chỉnh, nâng cao, chấp nhận của nó theo một yêu cầu của truyền thông xã hội

Thứ hai: xuất bản là hoạt động nhân bản hàng loạt tác phẩm đã được gia công, làm cho nó có một hình thức vật phẩm xác định (vỏ vật chất) để cung cấp cho độc giả sử dụng

Xuất bản là việc thực hiện truyền thông bằng các phương tiện, tác phẩm văn hóa đến với độc giả không phải trực tiếp bằng truyền miệng, mà gián tiếp qua các “vật phẩm trung gian”…Để truyền bá rộng rãi, bản thảo sẽ đượ chế bản và nhân bản hàng loạt theo nhu cầu của bạn đọc Việc nhân bản này phải thông qua lao động sản xuất, của nhiều

Ngày đăng: 01/09/2016, 17:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w