Phân tích 5 lực lượng theo mô hình của m porter tại công ty cổ phần thương mại thái hưng

36 736 1
Phân tích 5 lực lượng theo mô hình của m porter tại công ty cổ phần thương mại thái hưng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ 3 LỜI NÓI ĐẦU 4 PHẦN MỞ ĐẦU 5 1. Mục đích nghiên cứu. 5 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5 3. Phương pháp nghiên cứu 5 CHƯƠNG 1: 6 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG 6 1.1.2. Lịch sử phát triển của công ty. 6 1.1.3. Quy mô, mô hình hoạt động của công ty. 7 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty. 8 1.2.1. Chức năng của công ty. 8 1.2.2. Nhiệm vụ của công ty. 9 1.2.3. Chất lượng sản phẩm của công ty. 9 1.3. Cơ cấu tổ chức. 10 1.3.1. Cơ cấu tổ chức và cấp quản trị của công ty 10 1.3.2. Mô hình tổ chức quản lý của công ty 10 1.3.3. Nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản trị: 12 CHƯƠNG 2: 15 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH NĂM LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH CỦA M.PORTER CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG 15 2.1. Ngành thép và cấu trúc ngành. 15 2.2. Thực trạng ngành thép và chu kỳ sống của ngành. 15 2.1. Môi trườnng vĩ mô và các tác động đến ngành 18 2.2. Phân tích môi trường nội bộ ngành 20 2.2.1. Cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện hữu. 21 2.2.2. Nguy cơ gia nhập ngành. 24 2.2.3. Sức ép từ các sản phẩm thay thế. 26 2.2.4. Áp lực từ khách hàng. 27 2.2.5. Áp lực từ nhà cung cấp. 29 CHƯƠNG 3. 30 CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY 30 3.1. Dự báo ngành 30 3.2. Định hướng của công ty trong tương lai. 30 3.3. Các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty. 31 PHẦN KẾT LUẬN 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 34   DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty CPTM Thái Hưng 11 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Thái Hưng 27 theo số liệu những năm gần đây. Hình 2.1. Năm giai đoạn phát triển của ngành. 18 Hình 2.2. Mô hình 5 lực lượng của M.Porter. 21 Bảng 2.1: Bảng biểu về tiêu chuẩn của sản phẩm thép cuộn Pomina công ty Hòa Phát cung cấp 22 Bảng 2.2. Bảng so sánh năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp phân phối thép 24 Bảng 2.3. Một số dự án sản xuất phôi thép đang xây dựng 26 Bảng 2.4. Bảng thống kê doanh thu 27 Bảng 2.5: Thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong ngành 29   LỜI NÓI ĐẦU Cạnh tranh là vấn đề muôn thủa trong kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường thì vấn đề cạnh tranh lại càng trở nên nóng hơn bao giờ hết. Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau đang ngày càng trở nên khốc liệt nhằm tạo chỗ đứng cho mình trên thị trường. Đó không phải là một việc đơn giản. Một câu hỏi được đặt ra: Làm thế nào để cạnh tranh có hiệu quả? Hay Làm sao để nâng cao năng lực cạnh tranh? Để có thể đứng vững trên thị trường doanh nghiệp cần phải tạo cho mình một nền tảng vững chắc để đối phó với những biến động trong môi trường kinh doanh. Bởi môi trường kinh doanh luôn biến động nên không có gì là bất biến. Hiểu rõ bản thân cũng như đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập lợi thế cạnh tranh, ứng phó với những biến động trong môi trường kinh doanh đứng vững trên thị trường. Do vậy, phân tích môi trường mội bộ ngành là một công việc cần thiết mà các doanh nghiệp cần phải làm khi hoạch định chiến lược. Mô hình 5 lực lượng do M.Porter – nhà quản trị chiến lược nổi tiếng của trường đại học Havard đưa ra được xem là công cụ hữu ích và hiện nay đã được các doanh nghiệp áp dụng rất phổ biến trong phân tích môi trường nội bộ ngành. Nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản trị là phải nhận thức được những cơ hội và nguy cơ mà sự thay đổi của năm lực lượng sẽ đem lại, qua đó xây dựng các chiến lược thích ứng. Bài báo cáo thực tế này sẽ tập trung vào vấn đề phân tích năm lực lượng cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Thương Mại Thái Hưng.Qua thời gian đi thực tế tại công ty và được sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Đức Thu cùng các cô chú trong công ty đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn Sinh viên Bùi Tiến Giáp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Mục đích nghiên cứu. Thông qua quá trình nghiên cứu sơ lược tại công ty nhằm ứng dụng những kiến thức đã được học tại nhà trường vào thực tiễn, đồng thời học hỏi thêm những kiến thức mà thực tế đem lại. Phân tích, đánh giá môi trường nội bộ ngành, chỉ ra áp lực cạnh tranh. Từ đó đưa ra những đề xuất góp phần hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược tại công ty góp phần nâng cao tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng: Áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh và phân phối thép của Công ty Cổ phần Thương Mại Thái Hưng Phạm vi: + Không gian: thị trường ngành thép Việt Nam. + Thời gian nghiên cứu: từ 0105201515052015. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin, số liệu. Phương pháp phân tích, đánh giá. Báo cáo bao gồm 3 chương chính: Chương 1: Giới thiệu chung về công ty. Chương 2: Phân tích 5 lực lượng theo mô hình của M.Porter tại Công ty Cổ phần Thương Mại Thái Hưng Chương 3: Các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.   CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG 1.1. Quá trình hình thành phát triển của công ty 1.1.1. Tên và địa chỉ công ty.  Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG.  Tên giao dịch quốc tế: Thai Hung tranding Jointstock Company, tên viết tắt: THAI HUNG JSC.  Địa chỉ: Tổ 14 P.Gia Sàng TP. Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên.  Điện thoại: (0280) 3855 276 3759 988 Fax:(0280) 3858 404.  Email: info.tnthaihung.com.vn Website: www.thaihung.com.vn  Loại hình Công ty: Công ty cổ phần  Mã số thuế: 4600310787  Tài khoản: 140.2077.8077.012 tại Ngân hàng Techcombank Chi nhánh Thái Nguyên.  Vốn điều lệ của Công ty: 550.000.000.000 đồng (Năm trăm năm mươi tỷ đồng).  Logo (biểu tượng) công ty:  Phương châm kinh doanh: “Chất lượng sản phẩm, dịch vụ quyết định sự phát triển của công ty”. 1.1.2. Lịch sử phát triển của công ty. Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng tiền thân là Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ Kim khí Thái Hưng được thành lập ngày 22 tháng 5 năm 1993 theo Quyết định số 291QĐUB của UBND tỉnh Bắc Thái, nay là tỉnh Thái Nguyên. Khi mới thành lập doanh nghiệp chỉ có một căn nhà cấp 4, rộng 32m2 nằm trên trục đường cách mạng tháng 8 Thành phố Thái Nguyên vừa làm kho chứa hàng vừa làm văn phòng giao dịch, với số vốn ban đầu là 82 triệu đồng. Sau 10 năm xây dựng và phát triển, năm 2003 nhận thức được sự phát triển của nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt này là cần có những nguồn vốn mới, cần có những nguồn nhân lực quý giá. Chủ doanh nghiệp và các cổ đông góp vốn thành lập Công ty cổ phần, được đăng ký kinh doanh, sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 1703000048 ngày 2832003 đến nay công ty đã thay đổi lần thứ 15 với số giấy chứng nhận đăng kí vào ngày 1572013. Cũng như nhiều công ty thương mại khác, những ngày thành lập Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng gặp rất nhiều khó khăn về vốn, về thị trường và kinh nghiệm kinh doanh. Nhưng nhờ sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty. Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng đã trưởng thành và lớn mạnh không ngừng về mọi mặt, phù hợp với nền kinh tế hiện nay. Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề trong đó có 3 nhóm ngành nghề chính:  Sản xuất: Sản xuất phôi thép (chính), cốp pha thép, chế biến lâm sản, kết cấu, xây dựng;  Kinh doanh: Thép xây dựng (chính), phôi thép, phế liệu kim loại, sách văn hóa phẩm, nhà hàng khách sạn, kinh doanh lâm sản.  Dịch vụ: Vận tải (chính), khách sạn... 1.1.3. Quy mô, mô hình hoạt động của công ty. Công ty đang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ, công ty con. Hiện tại Công ty có 6 Phòng, Ban nghiệp vụ và 11 công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện trực thuộc. Tổng số lao động khoảng 1.130 người. Doanh thu hàng năm đạt khoảng 20.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước từ 450 đến 550 tỷ đồng mỗi năm. Với các thế mạnh sản xuất kinh doanh các mặt hàng: sắt thép; xi măng; xăng dầu; vận tải đường bộ; nhập khẩu phôi thép; gia công kết cấu; xây dựng và xây lắp các công trình dân dụng và công nghiệp; kinh doanh sách, văn phòng phẩm; dịch vụ nhà hàng khách sạn; sản xuất phôi thép và sản xuất cốp pha thép; chế biến lâm sản...Trong những năm qua, trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của cơ chế thị trường, thị trường sắt thép (mặt hàng truyền thống của Công ty) liên tục có những biến động tăng, giảm bất thường… Chính vì vậy, ngoài việc chiếm lĩnh thị phần xuất, nhập khẩu thép xây dựng trong nước, Công ty còn mở rộng quan hệ làm ăn với 43 tập đoàn và các công ty lớn tại 20 quốc gia khắp các châu lục trên thế giới, trong đó có các nước Trung Quốc; Nga; Ấn Độ; Ucraina; Angola… các sản phẩm thép của Công ty đã có mặt ở hầu hết các công trình lớn, trọng điểm của Đất nước như: Trung tâm Hội nghị Quốc gia; Dự án đường cao tốc Sài Gòn Trung Lương (TP Hồ Chí Minh) và Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi)… Qua quá trình xây dựng và phát triển, Công ty ngày càng lớn mạnh và đã khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Thương hiệu Thái Hưng là một trong 100 thương hiệu mạnh của cả nước. Công ty liên tục đạt giải thưởng “Sao vàng đất Việt” qua các năm từ 2006 đến nay. Công ty cũng đạt nhiều giải thưởng khác và được báo điện tử Vietnamnet bình chọn, xếp hạng trong Top 100 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam nói chung và Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo xuất sắc của Ban lãnh đạo và sự năng động, nhiệt tình của đội ngũ cán bộ công nhân lao động, Công ty đã tạo dựng được mối quan hệ tin cậy, thủy chung với gần 1.000 đối tác khách hàng trong cả nước. Với những thành tựu đã đạt được trong hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Thái Hưng quyết tâm xây dựng “Ngôi nhà chung” ngày càng to đẹp hơn trên con đường hội nhập quốc tế. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty. 1.2.1. Chức năng của công ty. Công ty CPTM Thái Hưng có một số chức năng sau: Mua bán vật liệu xây dựng, hàng kim khí, sắt thép, phế liệu kim loại, xi măng, xăng dầu, ngói lợp các loại, vật liệu điện, thiết bị phụ tùng máy móc, quặng kim loại Mangan, Fero Mangan; Xuất nhập khẩu quặng sắt, phôi thép và các sản phẩm thép; Mua bán, xuất nhập khẩu than cốc, than điện cực, ô tô các loại, máy móc thiết bị phục vụ ngành công nghiệp, xây dựng; Kinh doanh bất động sản, khách sạn, dịch vụ; Cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác; Sửa chữa, cải tạo, hoán cải, đóng mới thùng bệ ô tô; Xây dựng dân dụng, công nghiệp; Vận tải hàng hoá và hành khách đường bộ (bao gồm cả vận chuyển khách du lịch); Kinh doanh dịch vụ cân, cho thuê kho bãi; Kinh doanh các hoạt động dịch vụ văn hoá thể thao, giải trí; Khai thác, sản xuất, gia công chế biến, mua bán, xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng; khoáng sản. 1.2.2. Nhiệm vụ của công ty. Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký. Tăng cường nguồn vốn và đảm bảo doanh thu của công ty. Xây dựng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng khắp cả nước. Khẳng định và tăng cường thương hiệu của công ty trên thị trường thương mại. Đảm bảo chất lượng sản phẩm đã qua kiểm định, đảm bảo công việc thu nhập và đời sống của công nhân. Quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân để theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ. Công ty phải tiến hành kinh doanh theo đúng luật pháp, hoàn thành tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước, chịu trách nhiệm về kinh tế và dân sự đối với các hoạt động kinh doanh và tài sản. 1.2.3. Chất lượng sản phẩm của công ty. 1. Các sản phẩm do Công ty sản xuất (gắn liền với thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa Thái Hưng) được thực hiện theo đúng quy trình quản lý chất lượng sản phầm do Công ty đề ra.Phòng quản lý chất lượng chịu trách nhiệm triển khai quy trình và kết quả phân tích nguyên, nhiên vật liệu và sản phẩm. 2. Công ty cam kết sản xuất ra các sản phẩm theo đúng chất lượng đã công bố. Các sản phẩm không phù hợp (sản phẩm không đáp ứng 1 yêu cầu) được xử lý đảm bảo chất lượng hàng hóa. 3. Chính sách về chất lượng: 4. Sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, ổn định là mối quan tâm hàng đầu của Thái Hưng. 5. Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên của Thái Hưng cam kết thực hiện như sau: 6. + Tất cả các quá trình ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm đều được kiểm soát chặt chẽ bằng việc các khâu tự chịu trách nhiệm với chất lượng sản phẩm làm ra đồng thời khâu sau kiểm soát chất lượng của khâu trước. 7. + Các thiết bị, máy móc được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để luôn hoạt động tốt. Công ty có các chế độ khuyến khích và tạo môi trường làm việc thuận lợi để người lao động yên tâm với công việc. 8. + Tuân thủ các qui trình, qui phạm và hướng dẫn công ty đã ban hành. 9. + Luôn xem xét, cải tiến nếu có cơ hội. 10. Mục tiêu chất lượng: 11. Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tại các thời điểm cụ thể, Ban lãnh đạo Thái Hưng sẽ quyết định những mục tiêu chất lượng phù hợp 12. Các tiêu chuẩn sản phẩm Công ty áp dụng: 13. + Đối với phôi thép: 14. TCVN 176575 (áp dụng cho các mác thép CT34; CT38; CT42; CT51) 15. Tiêu chuẩn nhật bản JIS G3101 87 (áp dụng cho các mác thép SS400) Tiêu chuẩn nhật bản JIS G3112 87 (áp dụng cho các mác thép SD295A; SD390) Tiêu chuẩn Trung Quốc (áp dụng cho các mác thép 25MnSi; Q235) + Đối với giàn giáo, cốp pha thép: Các sản phầm đạt tiêu chuẩn chất lượng TCVN 60521995 – TCXDVN 2962004. 1.3. Cơ cấu tổ chức. 1.3.1. Cơ cấu tổ chức và cấp quản trị của công ty Cơ cấu tổ chức có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Một cơ cấu tổ chức hợp lý, khoa học, phù hợp với sự đổi mới sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho các nhân viên và các bộ phận trong công ty làm việc có hiệu quả hơn. Bộ máy quản lý của công ty được phân thành sáu cấp quản lý như sau:  Đại Hội Đồng Cổ Đông  Hội Đồng Quản Trị Đảng bộ công ty  Tổng Giám Đốc  Phó Tổng Giám Đốc  Phòng Ban nghiệp vụ Công ty, chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc – Công ty có Thái Hưng đầu tư vốn 1.3.2. Mô hình tổ chức quản lý của công ty Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty CPTM Thái Hưng 1.3.3. Nhiệm vụ cơ bản của bộ máy quản trị: Quyền hạn và nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông: Thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp khi được số cổ đông đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận. Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng và biểu quyết thông qua Điều lệ tổ chức hoạt động và định hướng phát triển của công ty. Quyền hạn và nghĩa vụ của HĐQT: Có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của công ty, giải pháp phát triển thị trường, chuẩn bị nội dung tài liệu phục vụ họp và triệu tập họp đại hội đồng cổ đông, xây dựng cơ cấu tổ chức, lập quy chế quản lý nội bộ của công ty để đại hội cổ đông thông qua, kiểm soát và thực hiện phương án đầu tư, chính sách thị trường, thực hiện hợp đồng kinh tế, cơ cấu tổ chức, cơ cấu quản lý nội bộ công ty, mua bán cổ phần. Nhiệm vụ Đảng bộ công ty: Lãnh đạo đảng trong công ty thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng công ty và đoàn thể trong công ty vững mạnh; kiểm tra, giám sát các chi bộ đảng, đảng viên trong khối chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tham gia, tham mưu, đề xuất với Đảng bộ, Ban Thường vụ trong công ty về các chủ trương, giải pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng trong các công ty. Chủ động đề xuất với Đảng ủy, Ban Thường vụ trong công ty, những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh của công ty. Nhiệm vụ của Tổng giám đốc công ty: Có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty, là người đại diện theo pháp luật của công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị, tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư của công ty Thường xuyên báo cáo hội đồng quản trị tình hình, kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Phó tổng giám đốc tổ chức: Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng định biên, đào tạo, tuyển dụng, sắp xếp nhân sự theo định hướng phát triển của công ty. Phụ trách các vấn đề về tiền lương, thưởng và các chế độ chính sách cho người lao động. Phụ trách công tác quy hoạch, kiến thiết cơ sở hạ tầng, đầu tư xây dựng cơ bản phục vụ công tác sản xuất kinh doanh của công ty… Phó tổng giám đốc kinh doanh: Xây dựng và triển khai kế hoạch kinh doanh, chính sách, quy chế, hệ thống phân phối. Chịu trách nhiệm thương lượng đề xuất các giải pháp liên quan đến hợp đồng kinh tế, dự báo tình hình thị trường. Triển khai thực hiện các chương trình phát triển thị trường, quan hệ cộng đồng trong phạm vi quản lý… Phó tổng giám đốc sản xuất: Chỉ đạo và kiểm soát việc lập và điều phối kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư cho sản xuất ngắn, trung và dài hạn trên cơ sở đơn đặt hàng của khách hàng. Chuẩn bị mọi nguồn lực liên quan đến triển khai sản xuất. Định hướng việc sắp xếp, bố trí dây chuyền và đưa ra các biện pháp để tăng năng suất, chất lượng, kiểm soát chi phí sản xuất tối ưu. Phó tổng giám đốc tài chính: Quản lý, huy động mọi nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Kiểm tra, giám sát, thu hồi các khoản nợ bán hàng, nợ phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phê duyệt các khoản chi phí; hướng dẫn kiểm tra công tác hạch toán trong hệ thống kế toán công ty. Phòng tổ chức hành chính: Tiếp nhận lao động, đề xuất tuyển dụng; quản lý hồ sơ nhân sự, hợp đồng lao động, sổ BHXH của người lao động. Xây dựng các tiêu chuẩn, hệ thống đánh giá nhân sự về các vấn đề liên quan đến năng lực, kết quả thực hiện công việc. Thực hiện việc tính lương, thưởng, các chế độ chính sách của người lao động. Triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn lao động, phòng chống cháy nổ… Phòng hành chính bao gồm Tổ nhân sự, Tổ bảo vệ, Tổ xây dựng cơ bản và Tổ lái xe con. Phòng kinh doanh: Là nơi triển khai các kế hoạch SXKD của công ty, quản lý hàng hóa, quyết định bán hàng, giải quyết các vấn đề theo yêu cầu của khách hàng. Soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế. Quản lý hóa đơn bán hàng, cấp chứng chỉ chất lượng sản phẩm hàng hóa. Giao nhận hàng tại các nhà máy, các kho của công ty cho khách hàng đồng thời thu hồi nợ theo yêu cầu và ủy quyền của lãnh đạo công ty. Phòng kinh doanh bao gồm Tổ bán hàng tiếp thị, Tổ giao nhận đối chiếu, thu hồi công nợ, Tổ kho bàn cân và Tổ cẩu trục điện. Phòng xuất nhập khẩu: Tiếp nhận, làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty. Thực hiện các hợp đồng mua bán phế liệu, phôi thép… theo ủy quyền của Tổng giám đốc. Giao nhận hàng hóa tại các cảng và cửa khẩu... Phòng tài chính – kế toán: Thực hiện hạch toán kế toán trong công ty và đơn vị trực thuộc, lập báo cáo tài chính định kỳ hoặc theo yêu cầu của công ty và chế độ quy định hiện hành. Xây dựng chiến lược, kế hoạch tài chính ngắn, trung và dài hạn. Phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính của công ty. Nghiên cứu chính sách, chế độ kế toán mới, tổ chức hướng dẫn về nghiệp vụ tài chính kế toán tới nhân viên và các đơn vị kế toán trực thuộc. Ban đổi mới phát triển: tham mưu cho hội đồng quản trị, tổng giám đốc công ty về nghiên cứu, ứng dụng, hướng dẫn triển khai, kiểm tra việc thực hiện các công tác đổi mới trong công ty. Ban kiểm tra nội bộ: kiểm tra tính trung thực hợp lý, hợp pháp trong hoạt động kinh doanh, trong ghi chép, lưu giữ chứng từ, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của công ty. Các công ty, chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc: Hoạt động độc lập, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị. Số liệu kế toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm được báo cáo định kỳ về công ty. ( Nguồn: Quy chế hoạt động của HĐQT Quy định về chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, chi nhánh, công ty con, nhà máy, xí nghiệp trực thuộc)   CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔ HÌNH NĂM LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH CỦA M.PORTER CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG 2.1. Ngành thép và cấu trúc ngành. a. Theo sản xuất Về cơ bản, sản phẩm thép gồm 2 loại là: thép dài và thép dẹt. Thép dài là các loại thép dùng trong ngành xây dựng ( còn gọi là thép xây dựng) như thép thanh, thép cuộn, thép dây, thép góc. hầu hết các nhà máy ở Việt Nam chỉ sản xuất các loại thép dài, các sản phẩm thông thường như thép thanh tròn trơn, thép dây cuộn và một số loại thép hình cỡ vừa và nhỏ phục vụ cho xây dựng và gia công. Hiện công suất sản xuất thép dài của Việt nam đã đạt 8.5 triệu tấn năm và năng lực sản xuất thực đã đạt 5.5 triệu tấn. Thép dẹt sử dụng trong công nghiệp như đóng tàu, sản xuất ô tô, sản xuất các máy móc thiết bị công nghiệp. bao gồm các loại thép tấm, lá cán nóng và cán nguội. Nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng chiếm hơn 56% và thép dẹt chiếm gần 44% tổng tiêu thụ toàn ngành. Có sự chuyển dịch cán cân tiêu thụ trong những năm gần đây giữa hai loại thép này do nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp nặng. b. Theo nhà cung cấp Trên thị trường chia làm 3 nhóm nhà cung cấp sản phẩm thép trên thị trường bao gồm: các thành viên của Tổng công ty thép (VNS), các doanh nghiệp liên doanh với VNS và các doanh nghiệp ngoài VNS. Hiện nay các doanh nghiệp ngoài VNS vẫn đang có thị phần lớn nhất cả nước (>40%) bao gồm các công ty như: Pomina, Hòa Phát,… c. Theo tiêu thụ. Theo chiến lược quy hoạch ngành thép 20072015 định hướng 2025 thì cơ cấu tiêu thụ thép của Việt Nam sẽ giống ở các nước công nghiệp phát triển, tức cơ cấu tiêu thụ là: 55% thép dài và 45% thép dẹt. 2.2. Thực trạng ngành thép và chu kỳ sống của ngành. a. Thực trạng ngành thép. Ngành thép toàn cầu gần đây đang gặp phải nhiều sóng gió. Trong năm 2012, ngành đã chịu tác động lớn trong bối cảnh khủng hoảng nợ Châu Âu và tình hình kinh tế trì trệ. Sang năm 2013, ngành thép tiếp tục phải đối mặt với vấn đề công suất dư thừa và lượng nhập khẩu tràn lan từ Trung Quốc. Ngành thép hiện nay đang thay đổi về cấu trúc do sự sự chuyển dịch cơ cấu nhu cầu tiêu thụ các phẩm thép sang thị trường mới nổi. Trong trung đến dài hạn, nhu cầu thép toàn cầu sẽ cải thiện với những nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc trong việc cân bằng kinh tế. Ấn Độ sẽ thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ thép trong tương lai nhờ sự tăng trưởng dân số tầng lớp trung lưu và đô thị hóa. Ngành thép là một trong những ngành công nghiệp cốt lõi của Việt Nam hõ trợ cho sự phát triển của đất nước, đặc biệt là phát triển cơ sở hạ tầng. Tiêu thụ thép của Việt Nam đứng thứ ba trong khối ASEAN, sau Thái Lan và Indonexia. Theo số liệu của Hiệp hội thép thế giới (WSA), vào năm 2012, sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm đạt 11 triệu tấn ở Việt Nam, so với 16.4 triệu tấn ở Thái Lan và 12,5 triệu tấn ở Indonexia. Ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam vẫn chưa trưởng thành và nước ta đang trở nên đô thị hóa hơn nên trên 80% nguyên liệu thép được sử dụng vào mục đích xây dựng. Ngoài ra sự tương quan giữa mức tiêu thụ thép bình quân đầu người và GDP bình quân đầu người là ở mức cao trong các nước ở châu Á. . Sản lượng tiêu thụ thép bình quân đầu người đạt mức 122,1 kg, một mức lý tưởng cho quá trình công nghiệp hóa. Ngành có nhiều tiềm năng phát triển dài hạn nhưng vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm 2014, tổng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng trong nước đạt mức khoảng 5 triệu tấn, tăng khoảng 3%5% so với năm trước, thấp hơn một nửa công suất dự kiến (khoảng 9,5% triệu tấn ). Thị trường thép khá tập trung với năm doanh nghiệp lớn chiếm đến 60% thị phần. Trong năm doanh nghiệp này, Pomina chiếm khoảng 16% thị phần, Vinakyoei chiếm 9,9% và SSC chiếm 8,1% tập trung vào thị trường miền Nam, trong khi đó thép Hòa Phát chiếm 14,8% đứng thứ nhất trong thị trường miền Bắc và theo sau là TISCO chiếm 11,5%. Việt Nam có số lượng dự án mới nhiều nhát trong khu vực. Theo quy hoạch ngành thép, có 44 dự án đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất trong giai đoạn đến năm 2020. Điều này sẽ khiến tình trạng cung vượt cầu thêm trầm trọng và dẫn đến cạnh tranh khốc liệt tại thị trường trong nước. Chính phủ sử dụng dụng công cụ chính là chính sách thuế xuất nhập khẩu để chi phối và kiểm soát ngành thép. Tuy nhiên, tính bảo hộ ngành sẽ được giảm đáng kể khi các cam kết thương mại quốc tế có hiệu lực vào năm nay. Trong năm 2008 chứng kiến giá thép thế giới tăng vọt và lãi suất leo thang từ chính sách bình ổn lạm phát cùng bong bóng thị trường bất động sản. Nhu cầu tiêu thụ trong nước giảm mạnh do khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã trầm trọng hóa vấn đề và nhiều doanh nghiệp kết thúc năm 2008 với lượng lớn hàng tồn kho sau khi giá thép giảm mạnh. Tuy nhiên, trong năm 2009, nhờ vào gói kích thích kinh tế của Chính phủ và giá toàn cầu giảm. ngành xây dựng nói chung và ngành thép nói riêng đã hồi phục trở lại. Ngành thép có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng không bền vững do sự mất cân bằng trong cơ cấu sản xuất và tình hình cung vượt quá cầu vẫn chưa được giải quyết. Những năm gần đây ngành đã có những thay đổi đáng kể. Ngành théo trong nuwcos bị tác động mạnh bởi sự trì trệ của thị trường bất động sản khi nền kinh tế bắt đầu chịu ảnh hưởng từ sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Sản lượng sản xuất và tiêu thụ của các doanh nghiệp thép Việt Nam sụt giảm trong năm 2012 so với năm hai năm trước do thị trường bất động sản đóng băng và tăng trưởng chậm của ngành xây dựng. triển vọng ngành thép không mấy khả quan do tác động tiêu cực từ chính sách tiền tệ, lãi suất và bất ổn của ngành bất động sản. Đặc biệt lãi suất cao ở mức từ 18%21% là không khả thi cho việc đầu tư các dự án xây dựng.Trong năm 2012 sản lượng thép xây dựng đã giảm hơn 10% trong khi tiêu thụ giảm 17% và ngành xây dựng chỉ đạt mức tăng trưởng 4,9%, thấp hơn nhiều so với mức 10% vào nắm 2009 và 11% năm 2010. Năm 2013, ngành thép tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như hàng tồn kho cao, thiếu vốn đầu tư,… Vấn đề nợ xấu ngân hàng và trì trệ của ngành bất động sản không dễ dàng giải quyết trong ngắn hạn. Trong năm 2014, các thành viên của VSA sản xuất gần 5 triệu tấn thép và tiêu thụ 4,6 triệu tấn, lượng thép tồn kho còn khoảng 300.000 tấn. Ước tính năm 2015 các doanh nghiệp thép sẽ xuất khẩu khẩu khoảng 2,5 triệu tấn thép và các sản phẩm về thép giá trị kim ngạch đạt trên 2 tỷ USD, một số sản phẩm có lượng xuất khẩu tăng cao như tôn mạ kim loại và sơn phủ màu tăng 62,8% ước đạt 800.000 tấn, tiếp theo là thép hình, thép không gỉ lần lượt tăng 46% và 39%. Trong khi đó, theo các số liệu của Tổng cục hải quan, tính đến tháng 12 năm 2013, Việt Nam đã nhập khẩu trên 9 triệu tấn sắt thép các loại trị giá 6,5 tỷ USD, tăng 25% về lượng và 14% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, thị trường thép nhập siêu khoảng 4 tỷ USD. b. Chu kỳ sống của ngành. Tương tự như các ngành khác, ngành thép cũng phát triển và diễn tiến theo thời gian. Không chỉ nhóm các doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành thay đổi liên tục mà bản chất và cấu trúc của ngành cũng có thể thay đổi liên tục khi ngành trưởng thành và các thị trường của nó được xác định rõ hơn. Giai đoạn phát triển của một ngành ảnh hưởng tới bản chất của cạnh tranh và khả năng sinh lời tiềm năng của các doanh nghiệp. Ngành thép cũng trải qua năng giai đoạn trong chu kỳ sống của ngành. Hình 2.1. Năm giai đoạn phát triển của ngành. 2.1. Môi trườnng vĩ mô và các tác động đến ngành a. Môi trường kinh tế Là ngành công nghiệp quan trọng của nền kinh tế, ngành thép chịu mọi biến động của nền kinh tế quốc dân cũng như các biến động của nền kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã qua, nhưng nền kinh tế thế giới phục hồi vẫn còn chậm và diễn biến phức tạp, khó lường.Điều đó đã khiến cho nhu cầu về thép tại hầu hết các thị trường trên thế giới giảm mạnh. Các doanh nghiệp sản xuất thép đua nhau tìm đầu ra cho sản phẩm, do đó các doanh nghiệp thép nước ngoài ồ ạt đưa sản phẩm của họ vào Việt Nam bán phá giá như Trung Quốc, Nga, Ukraina,…  Nhìn chung ở trong nước, kinh tế vĩ mô đã cơ bản ổn định. Năm 2013 tốc độ tăng trường kinh tế quóc dân đạt 5.4%. Mức tăng trưởng này tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi. Trong đó khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43% thấp hơn mức 5,75% của năm 2012 và chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau khu vực dịch vụ.  Các biến động về lãi suất ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp.Hoạt động trong lĩnh vực thép, nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh là rất cao. Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành thép đều có tỷ lệ nợ khá cao nhằm tài trợ cho các hợp đồng nhập khẩu thép và đầu tư máy móc. Tỷ lệ nợ trung bình của ngành là 66%, rủi ro tín dụng ngành này khá lớn. Lãi suất hiện nay đang trong xu hướng giảm, lãi suất cho vay doanh nghiệp năm 2013 xoay quanh 10%13% rất thuận lợi cho các doanh nghiệp ngành thép, giảm được một khoản chi phí tài chính khá lớn so với năm 2012.  Nhu cầu ngoại tệ của ngành thép là cao. Biến động về tỷ giá hối đoái cũng gây những tác động nhất định tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thép do phải nhập khẩu quặng sắt, phôi thép, thép phế, máy móc công nghệ và than mỡ để đưa vào chu trình sản xuất thường ngày. Tỷ giá VNDUSD Thêm vào đó, khi gia nhập WTO các chính sách mở cửa đã tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành thép (Việt Nam là một thị trường bán lẻ đầy tiềm năng công thêm chi phí nhân công rẻ) từ đó sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành với Giá xăng, dầu, điện, than. Năm 2011 là năm bắt đầu cơ chế giá mới của các nhóm nhiên liệu. Tuy chỉ đóng góp một tỷ lệ nhỏ trong chi phí sản xuất nhưng lại có tác dộng lớn đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của các Doanh nghiệp. b. Môi trường công nghệ kỹ thuật. Sự quan trọng của khoa học kỹ thuật là điều ko thể phủ nhận. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển mạnh tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm từ đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Nhìn chung trình độ công nghệ kỹ thuật của ngành thép Việt nam chưa cao, vẫn còn sử dụng các công nghệ lạc hâu. Công nghệ sản xuất ngành thép chia làm 3 nhóm thì trong đó các doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu chiếm 30%. Nhóm lạc hậu: là các nhà máy có quy mô nhỏ sử dụng công nghệ lạc hậu, sản lượng ko cao, chất lượng sản phẩm thấp, tiêu thụ nhiều năng lượng,..  Nhóm trung bình: bao gồm các nhà máy của Công ty CP gang thép Thái Nguyên, Công ty thép Miền nam, Công ty thép Đà Nẵng, các công ty thép hải Phòng, thái Nguyên,…  Nhóm hiện đại: bao gồm các nhà máy thép liên doanh như: Thép ViệtHàn, ViệtÝ, Posco, Vinakyoei, và các nhà máy mới xây dựng như Hòa Phát, Phú Mỹ, cán thép Lưu xá,.. c. Môi trường chính trịpháp luật Việt Nam có nền an ninh, chính trị ổn định. Các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường Việt Nam không phải chịu sự rủi ro từ sự bất ổn chính trị gây nên. Các yếu tố chính trị pháp luật có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Nhất là trong thời kỳ Việt Nam gia nhập ASEAN và WTO. Theo cam kết của Việt Nam trong WTO, Việt Nam đã đồng ý cắt giảm và ràng buộc ở mức thuế suất hiện hành của hơn 700 dòng thuế liên quan đến mặt hàng sắt thép và các sản phẩm từ sắt thép nhập khẩu của tất cả các nước thành viên WTO. Bên cạnh cam kết về thuế quan trong khuôn khổ WTO, liên quan đến sản phẩm thép, Việt Nam còn tham gia cam kết cắt giảm thuế quan quan trọng, bao gồm cam kết cắt giảm theo khu vực mậu dịch tự do ASEAN ( CEPT AFTA) và ASEAN – Trung Quốc ( ACFTA) và ASEAN Hàn Quốc ( AKFTA) d. Môi trường nhân khẩu họcxã hội. Việt Nam có kết cấu dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng nhanh dẫn đến nhu cầu xâu dựng nhà ở lớn. Tốc độ đô thị hóa cao do nền kinh tế Việt Nam nhận được nhiều dự án đầu tư do vậy dẫn đến tăng cầu về xây dựng dô thị, nhà xưởng. Tuy nhiên, những năm gần đây tình hình xây dựng các công trình nhà dân dụng, các dự án địa phương bắt đầu có hiện tượng trầm lắng. Khi nền kinh tế gặp khó khăn, đầu tư công giảm đi, thị trường bất động sản suy thoái. Những đối tượng khách hàng lớn của thị trường xây dựng gặp khó khăn, hiển nhiên kéo theo thị trường thép sẽ bị giảm sút và thu hẹp. 2.2. Phân tích môi trường nội bộ ngành Mô hình năm lực lượng phân tích môi trường nội bộ ngành của M.Porter:   Hình 2.2. Mô hình 5 lực lượng của M.Porter. 2.2.1. Cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện hữu. Dù là doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại, còn chưa kể đến các đại lý mà ngay cả các hộ kinh doanh cá thể còn có đối thủ cạnh tranh. Hơn hết trong thi trường ngày nay, việc cạnh tranh trên chiến trường kinh doanh còn diễn ra mãnh liêt hơn bất kỳ cuộc tranh chấp nào, nó có thể dẫn đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp, mang lại cuôc sống đầy đủ cho nhiều người nhưng cũng làm khuynh gia bại sản biết bao người. Công ty CPTM Thái Hưng cũng vậy, là một công ty thương mại nên càng có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, để tồn tại và phát triển được thì công ty cũng phải tìm hiểu thật kỹ về đối thủ cạnh tranh, từ đó mới có thể đưa ra các biện pháp nhằm cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần cũng như giữ chân và tìm kiếm được nhiều khách hàng. Đối thủ cạnh tranh của công ty có rất nhiều các công ty, điển hình là các công ty sau: DNTN Xuân Hòa, Công ty TNHH Hòa Phát, Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Hà Phương, Simco, Cai Hoa, Công Ty CPTM Hoàng Phong, Công ty TNHH Đại Dương, Nam Đô, Công ty CPTM Tư vấn Tân Cơ, Công ty thép Bắc Việt…Ngoài ra còn có rất nhiều các đối thủ cạnh tranh khác. Sau đây là một số những thông tin về vài đối thủ cạnh tranh lớn của công ty: 1 : Công ty TNHH Hòa Phát . (chuyên phân phối cho thép Hòa Phát) A )Một số sản phẩm và tiêu chuẩn mà công ty Hòa Phát cung cấp Thép cuộn Pomina, Thép vằn gân sunsteel, Thép tròn trơn Sunsteel… Bảng số 2.1: Bảng biểu về tiêu chuẩn của sản phẩm thép cuộn Pomina công ty Hòa Phát cung cấp Loại Thép Công Dụng Tiêu chuẩn Nhật Bản Tiêu chuẩn Tương đương Tiêu chuẩn Hoa Kỳ Tiêu chuẩn Nga Tiêu chuẩn Việt Nam Thép cuộn Gia công SWRM 10 CT 2 BCT 34 Xây dựng SWRM 20 CT 3 BCT 38 Công ty phân phối thép Hòa Phát được sản xuất trên dây chuyền hiện đại của Italia phù hợp với các tiêu chuẩn sản xuất: Tiêu chuẩn Nhật Bản SWRM 10, 17, 20 22.Tiêu chuẩn Nga ST2SP, ST3Sp.Tiêu chuẩn Việt Nam CT34, 38N. Tiêu chuẩn Mỹ ASTM A615 grade 40, 60. Có khả năng chịu hàn cũng như tối ưu hóa độ bền uốn và giảm mức độ gỉ của sản phẩm thép thanh vằn. Thép cán được đóng bó tự động, thép cuộn được kẹp chì eteket nên đảm bảo về mặt mỹ quan như chặt đều, thẳng thuận tiện cho quá trình giao nhân và vận chuyển hang hóa. Trong khi đó các tiêu chuẩn sản phẩm của Thái Hưng: + Đối với phôi thép: TCVN 176575 (áp dụng cho các mác thép CT34; CT38; CT42; CT51) Tiêu chuẩn nhật bản JIS G3101 87 (áp dụng cho các mác thép SS400) Tiêu chuẩn nhật bản JIS G3112 87 (áp dụng cho các mác thép SD295A; SD390) Tiêu chuẩn Trung Quốc (áp dụng cho các mác thép 25MnSi; Q235) + Đối với giàn giáo, cốp pha thép: Các sản phầm đạt tiêu chuẩn chất lượng TCVN 60521995 – TCXDVN 2962004. Đây là những công nghệ sản xuất còn kém xa so với các công nghệ mà thép Hòa Phát đang sử dụng. Không những thế thép Hòa Phát còn được phân phối trên thị trường qua mạng lưới rộng khắp cả nước, hệ thống kho trung chuyển đảm bảo việc giao nhận hàng hóa nhanh chóng hiệu quả cùng các điều kiện thanh toán ưu đãi. Marketing quảng cáo của công ty được đầu tư rất mạnh mẽ để mọi người ai ai cũng biết khi nhắc đến thép Hòa Phát. Quả thực đối với công ty CPTM Thái Hưng với công nghệ và hoạt động markteting hiện nay thì đây quả là một đối thủ cạnh tranh rất đáng phải quan tâm. 2: Công ty thép Việt Bắc: A) Sản phẩm: Sản phẩm của công ty được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản, với quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt của ISO 9000:2000. Sản phẩm chủ yếu của công ty là thép cuộn, thép cây, thép hình các loại B) Phân phối và xúc tiến bán hàng: Công ty có hệ thống phân phối trải dài trên các tỉnh từ Bắc vào Nam như Bắc Ninh, Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh…Công ty đã áp dụng hình thức bán hàng thông qua hệ thống các chi nhánh của công ty và các đại lý cấp I và cấp II của công ty trên phạm vi toàn quốc. Với các hình thức xúc tiến bán hàng như quảng cáo trên báo trí truyền thông, qua mạng internet, qua truyền hình, qua các biển quảng cáo…Với nhiều hình thức khuyễn mãi thì công ty cũng là một trong những đối thủ cạnh tranh mạnh đối với công ty CPTM Thái Hưng. 3: Các DN Thép Trung Quốc Thép Trung Quốc tại Việt Nam đang có giá rẻ hơn thép của các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất ra bởi các doanh nghiệp thép Trung Quốc được hưởng lãi vay rất thấp chỉ 5% bằng 13 lãi suất các doanh nghiệp thép Việt Nam đang chịu, hơn nữa sản xuất với sản lượng lớn, chính vì vậy mà họ có lợi thế lớn về giá. Trong khi đó Thái Hưng là công ty thương mại, việc định quá còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đây chính là một đối thủ mạnh không chỉ với Thái Hưng mà còn là đối thủ đáng lo ngại của các công ty thép Việt Nam. Qua việc phân tích 3 đối thủ cạnh tranh lớn của công ty. Chúng ta thấy rõ được các đối thủ cạnh tranh của công ty đều có những điểm mạnh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Đặc biệt là công ty thép Hòa Phát là công ty có sức cạnh tranh mạnh nhất, các mặt hàng của họ đa dạng và phong phú, chất lượng mẫu mã lại rất đa dạng về chủng loại và đạt được chất lượng rất cao, đầy đủ các tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng, hơn nữa họ là đối thủ cạnh tranh mạnh trên lĩnh vực marketing. Ngoài ra công ty còn gặp phải sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ngoài như các doanh nghiệp đến từ : Trung Quốc, Malaysia, Singapo… Chính vì thế để cạnh tranh với các công ty có năng lực kinh doanh mạnh như vậy đòi hỏi công ty cần phải đề ra các giải pháp khắc phục những hạn chế của mình. Đặc biệt trong lĩnh vực marketing một lĩnh vực cực kỳ quan trọng ảnh hưởng sâu sắc đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp ngày nay, lĩnh vực này công ty lại chưa thật sự có sự quan tâm đặc biệt đến. Bảng so sánh năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp phân phối thép lợi thế tốt: 3 điểm lợi thế trung bình:2 điểm điểm yếu:1 điểm Bảng 2.2. Bảng so sánh năng lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp phân phối thép STT Tiêu chuẩn đánh giá Trọng số CT TNHH hòa phát Các DN thép trung quốc CT thép việt bắc CT thái hưng CT hà phương CT simco CT Hoàng phong 1 Giá sản phẩm 0.1 2 3 2 2 1 2 2 2 NL quản lý 0.1 3 2 1 3 2 1 1 3 NL tài chính 0.3 3 2 2 3 1 1 1 4 Thị trường 0.3 3 2 2 2 2 1 2 5 Lao động 0.1 2 1 2 3 2 2 2 6 HT phân phối 0.1 3 2 1 2 2 1 1 Tổng 1 2.8 2 1.8 2.5 1.6 1.2 1.5 2.2.2. Nguy cơ gia nhập ngành. Đánh giá: áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn cao Hàng rào gia nhập: rào cản gia nhập ngành thép ở mức trung bình, nguồn vốn cho một lĩnh vực sản xuất với đầu tư chủ yếu nhập khẩu. Đây là điều không dễ dành cho những doanh nghiệp có ý định gia nhập thị trường thép. Ngoài ra để có thể tiếp cận với những hợp đồng tiêu thụ thép cần có thâm niên lâu năm và có những mối quan hệ đối tác trong nghề. Do đó trong những năm tới công ty có nhiều tiềm năng phát triển và củng cố vị thế của mình trên thương trường. đặc biệt trong những giai đoạn chuyển giao và nhu cầu xây dựng và sản xuất ngày càng gia tăng Hàng rào rút lui: rào cản rút lui khỏi lĩnh vực này là khá lớn vốn đầu tư lớn kiến các doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng nếu muốn rút lui khỏi ngành ,đối với các doanh nghiệp phân phối việc rút lui dễ dàng hơn có thể chuyển lĩnh vực kinh doanh nếu không có khả năng canh tranh trong lĩnh vự này Khả năng gia nhập ngành thép của các đối thủ tiềm ẩn cao khi mà nước ta đã gia nhập WTO, nhà nước đưa ra các chính sách mở cửa nhằm thu hút vốn đầu tư và nững lỏng lẻo về quy định pháp luật của Việt Nam do hệ thống pháp luật Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi, bổ sung hoàn thiên. Việc thẩm định năng lực về vốn còn chưa được thực hiện nghiêm ngặt hoặc không có khả năng thẩm định. Điều này làm gia tăng số lượng doanh nghiệp trong ngành, tăng khối lượng sản phẩm và tính cạnh tranh của ngành. Các doanh nghiệp về sau có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp cũ về giá và chất lượng do có lợi thế về công nghệ. Theo quy định trong chiến lược quy hoạch ngành thép giai đoạn 20072015 thì từ năm 2011 trở đi, các nhà máy sản xuất gang, phôi thép, cán thép mới được khởi công xây dựng phải sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, phải được trang bị các thết bị xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đạt tiêu chuẩn, thiết bị đồng bộ mang tính liên hợp cao và suất tiêu hao nguyên liệu, năng lượng thép. Như vậy, Việt Nam sẽ dần loại bỏ các nhà máy sản xuất thép có quy mô nhỏ, các nhà máy mới thành lập phải đảm bảo về quy mô cũng như yêu cầu bảo vệ môi trường. Đây có thể coi là một lợi thế cho sự gia nhập ngành của các doanh nghiệp thép nước ngoài. Nước ta đang trong thời kỳ Công nghiệp hóa hiện địa hóa, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, do vậy cần một lượng thép lớn. Đây cũng là một trong những yếu tố thuận lợi thúc đẩy sự gia nhập ngành thép.   Bảng 2.3. Một số dự án sản xuất phôi thép đang xây dựng Các dự án đang xây dựng Công suất thiêt kế mỗi năm Địa điểm Thời gian khởi công Thời gian hoạt đông Vốn đầu tư (USD) 1. POSCO special Steel 1 triệu T phôi thép lò điện. 700.000T thép hình 300.000T thép thanh Bà Rịa Vũng Tàu 062012 072014 594 triệu 2. Thép Vinakyoei 500.000 T phôi thép lò điện. 100.000T thép thanh. 400.000T thép cuộn. Bà Rịa Vũng Tàu 062012 062014 220 triệu 3. Công ty Formosa Hà Tĩnh 10 triệu T phôi thép Hà Tĩnh NA 2015 15 tỷ TISCO (giai đoạn 2) 500.000 T phôi thép lò điện Thái Nguyên 2007 Trì hoãn 383 triệu Nguồn : Bộ Công thương,VPBS.com.vn 2.2.3. Sức ép từ các sản phẩm thay thế. Đánh giá: áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế không cao. Sản phẩm thay thế là các sản phẩm sản xuất bởi các daonh nghiệp trong một ngành khác cũng thỏa mãn nhu cầu tương tự của khách hàng. Có thể thấy hiện nay chưa có nhiều nguồn tài nguyên hay chất liệu khác để thay thế thép trong xây dựng. Một số sản phẩm thay thế thép hiện nay đã xuất hiện như : thanh Polymer cốt sợi hay vật liệu composite ngày càng được ứng dụng rộng rãi do có kết cấu chịu lực, chịu nhiệt, thời gian sử dụng lâu hơn và khả năng chống ăn mòn tốt hơn thép. Tuy nhiên các vật liệu này xuất hiện chưa lâu, giá thành vẫn còn cao và chưa thực sự được biết đến rộng rãi. Nếu so sánh chi phí sản xuất giữa vật liệu composite với sắt thép, chi phí ban đầu bỏ ra sản xuất vật liệu composite cao hơn 1,52 lần. Hơn nữa khách hàng không thích thay đổi thói quen vì sợ mất thời gian và công sức, nếu khách hàng đã quen thuộc với hình ảnh một sản phẩm sẽ khó thay đổi việc sử dụng sản phẩm đó thay cho sản phẩm thay thế. Nên các vật liệu này chưa thể thay thế thép ngay trong các lĩnh vực. Do vậy áp lực từ sản phẩm thay thế không cao. 2.2.4. Áp lực từ khách hàng. Đánh giá : áp lực từ khách hàng ở mức trung bình đến cao. Bảng 2.4. Bảng thống kê doanh thu Khu vực Số lượng (tấn) Đơn giá (triệu đồngtấn) Thành tiền(đồng) Miền bắc 56753 13.5 766 176 124 800 Miền trung 33 106 13.5 446 936 072 000 Miền nam 14 188 13.5 191 544 031 200 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Thái Hưng theo số liệu những năm gần đây. (Nguồn: Phòng kinh doanh công ty CPTM Thái Hưng) Khách hàng tiêu thụ thép là các cá nhân, doanh nghiệp xây dựng và doanh nghiệp sản xuất máy móc công nghiệp, trong đó Áp lực từ khách hàng cá nhân không lớn do họ không có nhiều thông tin về chất lượng sản phẩm và giá cả cũng như khả năng đàm phán giá thấp. Ngược lại, khách hàng doanh nghiệp tạo áp lực lớn do các yếu tố sau Thép xây dựng: nguồn cung trên thị trương hiện đã dư thừa so với nhu cầu tiêu thụ. Thép dẹt hiện chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhưng từ năm 2013 trở đi có khả năng nguồn cung thép dẹt cũng thừa so với nhu cầu. Khách hàng doanh nghiệp thường có nhiều thông tin về giá cả, chất lượng sản phẩm, do đó khả năng đàm phán giá cao, cũng như việc lựa chọn và thay đổi nhà cung cấp dễ dàng. Khối lượng đặt mua lớn và việc ký được hợp đồng cung cấp dài hạn với khách hàng mang lại nhiều lợi ích với doanh nghiệp.Như vậy có thể thấy sức mạnh của nhóm khách hàng này khá cao, điều này tạo áp lực cho các doanh nghiệp trong việc cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá bán để có thể thu hút và giữ chân các khách hàng lớn và truyền thống, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh Nền kinh tế suy thoái, bất động sản đóng băng khiến lượng thép tiêu thụ giảm mạnh dẫn đến lợi nhuận các doanh nghiệp tìm đến với nguồn cung thép của các doanh nghiệp sản xuất thép giảm nhưng vẫn phải duy trì hoạt động sản xuất. Chính điều này khiến thép rẻ hơn để giảm giá thành sản phẩm mới có thể cạnh tranh. Thêm vào đó sự xuất hiện của thép nhập khẩu vào Việt nam bán phá giá đã khiến các doanh nghiệp kinh doanh thép phải đối mặt với tình trạng bị ép giá. Theo thống kê của Tổng cục hải quan thì giá phôi thép nhập khẩu khi về đến Việt Nam cộng cả chi phí vận chuyển mới 350USDtấn, trong khi đó giá phôi thép trong nước chưa kể chi phí vận chuyển thì không dưới 400USDtấn. Như vậy có thể thấy sức mạnh của nhóm khách hàng này khá cao, điều này tạo áp lực cho các doanh nghiêp trong việc cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá bán để có thể thu hút và giữ chân các khách hàng lớn và truyền thống. Trước thực trạng trên công ty cần theo dõi chặt chẽ sự biến động của thị trường , đổi mới chiến lược kinh doanh, đưa ra các chính sách ưu đãi cho bạn hàng lâu năm đồng thời cần nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ vừa để phù hợp với quy hoạch chung đối với ngành thép của Nhà nước vừa tăng khả năng cạnh tranh giữ được các mối làm ăn lâu dài.   2.2.5. Áp lực từ nhà cung cấp. Đánh giá: áp lực từ phía nhà cung cấp ở mức trung bình đến cao. Bảng 2.5: Thị phần của các doanh nghiệp thép lớn trong ngành Công ty Công suất thiết kế hiện tại (ngàn tấn) Năm 2012 Năm 2013 Sản lượng sản xuất (ngàn tấn) Thị phần (%) Sản lượng sản xuất (ngàn tấn) Thị phần (%) Pomina 1,100 810 16.6% 755 15.6% Hoà Phát 650 601 12.0% 654 13.3% Thái Nguyên 600 578 12.6% 611 12.3% VNS 450 396 7.6% 392 8.2% Vinakyoei 400 416 8.7% 383 7.8% Tổng 5 công ty 3,200 2,801 57.5% 2,795 57.2% Các nhà cung cấp thép và nguyên liệu cho ngành thép phân bố ở nhiều nước trên thế giới nên mức độ tập trung của các nhà cung cấp thấp, hơn nữa không có doanh nghiệp nào nắm độc quyền trong lĩnh vực này nên không có tình trạng độc quyền bán. Thép và nguyên liệu cho ngành thép không phải là các hàng hoá đặc biệt nên người mua có thể lựa chọn một hoặc nhiều nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất. Tuy nhiên với 50% phôi phải nhập khẩu thì khả năng đàm phánvề giá của các doanh nghiệp Việt Nam cũng thấp, hầu như hoàn toàn chịu biến động của giá thị trường thế giới. Như vậy có thể thấy áp lực từ phía nhà cung cấp đối với các doanh nghiệp trong ngành thép Việt Nam ở mức trung bình Các nhà cung cấp Thép ViệtÝ của tổng công ty Sông Đà 12 Thép TISCO thuộc công ty gang thép Thái Nguyên Thép xây dựng được sản xuất tại Việt Nam bởi các nhà sản xuấtcó uy tín như: Công ty thép Việt Hàn(VPC),Công ty thép Việt Úc(VUC),Công ty thép Việt Nhật, Công ty thép miền Nam(SSC)… Sản phẩm mà công ty cung cấp nhiều nhất đó là sản phẩm thép của công ty gang thép Thái Nguyên TISCO.   CHƯƠNG 3. CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY 3.1. Dự báo ngành Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) dự kiến khả năng tiêu thụ thép sẽ không nhiều đột biến, có thể mức tăng khoảng 2%3% so với năm 2014. Về trung và dài hạn, ngành thép vẫn hứa hẹn nhiều tiềm năng tăng trưởng do tốc độ đo thị hóa ngày một gia tăng. Mục tiêu phát triển 1000 trung tâm đô thị vào năm 2025 cùng tiêu chuẩn nhà ở tại khu vực thành thị được cải thiện sẽ thúc đẩy đầu tư cho xây dựng và hạ tầng khiến nhu cầu tiêu thụ thép tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. Nhìn chung, triển vọng dài hạn của ngành thép trong nước là khá lạc quan, mặc dù con những thách thức về nhu cầu thấp, giá điện tăng, tỷ giá tăng mà các doanh nghiệp ngành thép phải đối mặt. 3.2. Định hướng của công ty trong tương lai. Năm 2014 được dự báo tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp , tăng trưởng toàn cầu đang trên đà phục hồi nhưng với mức tăng thấp. trong nước nước, chính phủ tiếp tục thục hiện ưu tiên ổn điịnh kinh tế vĩ mỗ, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội và tiếp tục có các chính sách, giải pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế…Tuy nhiên, giá vật tư, nguyên nhiên vật liệu đầu vào khó dự đoán vẫn biến động khó lường, thị trường thép cạnh trranh ngày càng gây gắt do cung lớn hơn cầu và có ảnh hưởng của thép ngoại. Phải luôn sát sao trong việc thực hiện theo các kế hoạch, định hướng của Công ty: Bên cạnh những thuận lợi như công tác quản lý đã đi vào nề nếp, đội ngũ cán bộ nhân viên đã được rèn luyện qua thực tế, có kinh nghiệm trong kinh doanh và quản lý, kiên định trong hoàn cảnh khó khăn, thương hiệu thép được khách hàng tin dùng…Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là công tác tiêu thụ sản phẩm và tiến độ thực hiện các dự án đầu tư mở rộng. Để duy trì kinh doanh ổn định, có hiệu quả, đảm bảo việc làm cho người lao động và hoàn thành kế hoạch kinh doanh 2015. Trước những khó khăn nêu trên, để duy trì sản xuất ổn định, giảm các chi phí để hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thép, mục tiêu của năm 2015 được xác định là: kinh doanh tăng trưởng – hiệu quả. 3.3. Các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty. a. Chú trọng nâng cao trình độ năng lực của công nhân viên. Công nhân viên có trình độ cao được coi là một thế mạnh của Doanh nghiệp. đặc biệt trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, việc đào tạo nguồn nhân lực được quan tâm và ưu tiên lên hàng đầu. Do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nên muốn tồn tại và phát triển được buộc phải cải tổ tổ chức theo hướng tinh giản gọn nhẹ, năng động trong đó yếu tố con người mang tính quyết định. Vì vậy việc phân công công việc đúng người đúng việc là vấn đề đáng quan tâm. Nhiệm vụ của các nhà quản trị nhân lực là làm sao đánh giá chính xác năng lực của nhân viên, làm sao để lôi cuốn nhân viên say mê với công việc tránh được các sai lầm trong việc sử dụng lao động để nâng cao chất lượng thực hiện công việc, hiệu quả của tổ chức. Sử dụng hệ thống tiền lương, tiền thưởng và các phúc lợi lao động khác được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu thúc đẩy nhân viên làm việc hăng say, tận tình hơn. Tuy nhiên, các nhà quản trị cũng cần lưu ý đến việc cân đối các chi phí, giám sát chặt chẽ hiệu năng làm việc, đánh giá chính xác khả năng của công nhân viên. Ngoài ra cần duy trì, phát triển các môi quan hệ lao động tốt đẹp vừa tạo ra bầu không khí tâm lý xã hội tập thể lành mạnh v

Báo cáo thực tập môn học  GVHD: Nguyễn Đức Thu MỤC LỤC Sv: Bùi Tiến Giáp K9 – QTDNCN A Báo cáo thực tập môn học  GVHD: Nguyễn Đức Thu DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức máy Công ty CPTM Thái Hưng 11 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty Thái Hưng 27 theo số liệu năm gần Hình 2.1 Năm giai đoạn phát triển ngành 18 Hình 2.2 Mô hình lực lượng M.Porter 21 Bảng 2.1: Bảng biểu tiêu chuẩn sản phẩm thép cuộn Pomina công ty Hòa Phát cung cấp 22 Bảng 2.2 Bảng so sánh lực cạnh tranh doanh nghiệp phân phối thép 24 Bảng 2.3 Một số dự án sản xuất phôi thép xây dựng 26 Bảng 2.4 Bảng thống kê doanh thu 27 Bảng 2.5: Thị phần doanh nghiệp thép lớn ngành 29 Sv: Bùi Tiến Giáp K9 – QTDNCN A Báo cáo thực tập môn học Sv: Bùi Tiến Giáp  GVHD: Nguyễn Đức Thu K9 – QTDNCN A  Báo cáo thực tập môn học GVHD: Nguyễn Đức Thu LỜI NÓI ĐẦU Cạnh tranh vấn đề muôn thủa kinh tế Trong kinh tế thị trường vấn đề cạnh tranh lại trở nên nóng hết Việc cạnh tranh doanh nghiệp với ngày trở nên khốc liệt nhằm tạo chỗ đứng cho thị trường Đó việc đơn giản Một câu hỏi đặt ra: Làm để cạnh tranh có hiệu quả? Hay Làm để nâng cao lực cạnh tranh? Để đứng vững thị trường doanh nghiệp cần phải tạo cho tảng vững để đối phó với biến động môi trường kinh doanh Bởi môi trường kinh doanh biến động nên bất biến Hiểu rõ thân đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập lợi cạnh tranh, ứng phó với biến động môi trường kinh doanh đứng vững thị trường Do vậy, phân tích môi trường mội ngành công việc cần thiết mà doanh nghiệp cần phải làm hoạch định chiến lược Mô hình lực lượng M.Porter – nhà quản trị chiến lược tiếng trường đại học Havard đưa xem công cụ hữu ích doanh nghiệp áp dụng phổ biến phân tích môi trường nội ngành Nhiệm vụ đặt cho nhà quản trị phải nhận thức hội nguy mà thay đổi năm lực lượng đem lại, qua xây dựng chiến lược thích ứng Bài báo cáo thực tế tập trung vào vấn đề phân tích năm lực lượng cạnh tranh Công ty Cổ phần Thương Mại Thái Hưng.Qua thời gian thực tế công ty hướng dẫn tận tình thầy Nguyễn Đức Thu cô công ty giúp em hoàn thành báo cáo Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Bùi Tiến Giáp Sv: Bùi Tiến Giáp K9 – QTDNCN A Báo cáo thực tập môn học  GVHD: Nguyễn Đức Thu PHẦN MỞ ĐẦU Mục đích nghiên cứu - Thông qua trình nghiên cứu sơ lược công ty nhằm ứng dụng kiến thức học nhà trường vào thực tiễn, đồng thời học hỏi thêm kiến - thức mà thực tế đem lại Phân tích, đánh giá môi trường nội ngành, áp lực cạnh tranh Từ đưa đề xuất góp phần hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược công ty góp phần nâng cao tối ưu hóa hiệu kinh doanh khả cạnh tranh công ty Đối tượng phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Áp lực cạnh tranh lĩnh vực kinh doanh phân phối thép - Công ty Cổ phần Thương Mại Thái Hưng Phạm vi: + Không gian: thị trường ngành thép Việt Nam + Thời gian nghiên cứu: từ 01/05/2015-15/05/2015 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin, số liệu Phương pháp phân tích, đánh giá Báo cáo bao gồm chương chính: Chương 1: Giới thiệu chung công ty Chương 2: Phân tích lực lượng theo mô hình M.Porter Công ty Cổ phần Thương Mại Thái Hưng Chương 3: Các kiến nghị nhằm nâng cao lực cạnh tranh cho công ty Sv: Bùi Tiến Giáp K9 – QTDNCN A  Báo cáo thực tập môn học GVHD: Nguyễn Đức Thu CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG 1.1 Quá trình hình thành & phát triển công ty 1.1.1 Tên địa công ty  Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG  Tên giao dịch quốc tế: Thai Hung tranding Joint-stock Company, tên viết       tắt: THAI HUNG JSC Địa chỉ: Tổ 14 P.Gia Sàng - TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên Điện thoại: (0280) 3855 276/ 3759 988 - Fax:(0280) 3858 404 Email: info.tn@thaihung.com.vn - Website: www.thaihung.com.vn Loại hình Công ty: Công ty cổ phần Mã số thuế: 4600310787 Tài khoản: 140.2077.8077.012 Ngân hàng Techcombank - Chi nhánh Thái Nguyên  Vốn điều lệ Công ty: 550.000.000.000 đồng (Năm trăm năm mươi tỷ đồng)  Logo (biểu tượng) công ty:  Phương châm kinh doanh: “Chất lượng sản phẩm, dịch vụ định phát triển công ty” 1.1.2 Lịch sử phát triển công ty Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng tiền thân Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ Kim khí Thái Hưng thành lập ngày 22 tháng năm 1993 theo Quyết định số 291/QĐ-UB UBND tỉnh Bắc Thái, tỉnh Thái Nguyên Khi thành lập doanh nghiệp có nhà cấp 4, rộng 32m2 nằm trục đường cách mạng tháng - Thành phố Thái Nguyên vừa làm kho chứa hàng vừa làm văn phòng giao dịch, với số vốn ban đầu 82 triệu đồng Sau 10 năm xây dựng phát triển, năm 2003 nhận thức phát triển kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt cần có nguồn vốn mới, cần có nguồn nhân lực quý giá Chủ doanh nghiệp cổ đông góp vốn thành lập Công ty cổ phần, đăng ký kinh doanh, sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên Sv: Bùi Tiến Giáp K9 – QTDNCN A Báo cáo thực tập môn học  GVHD: Nguyễn Đức Thu cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 1703000048 ngày 28/3/2003 đến công ty thay đổi lần thứ 15 với số giấy chứng nhận đăng kí vào ngày 15-72013 Cũng nhiều công ty thương mại khác, ngày thành lập Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng gặp nhiều khó khăn vốn, thị trường kinh nghiệm kinh doanh Nhưng nhờ nỗ lực phấn đấu tập thể cán công nhân viên toàn công ty Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng trưởng thành lớn mạnh không ngừng mặt, phù hợp với kinh tế Công ty cổ phần thương mại Thái Hưng hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề có nhóm ngành nghề chính:  Sản xuất: Sản xuất phôi thép (chính), cốp pha thép, chế biến lâm sản, kết cấu, xây dựng;  Kinh doanh: Thép xây dựng (chính), phôi thép, phế liệu kim loại, sách văn hóa phẩm, nhà hàng khách sạn, kinh doanh lâm sản  Dịch vụ: Vận tải (chính), khách sạn 1.1.3 Quy mô, mô hình hoạt động công ty Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ, công ty Hiện Công ty có Phòng, Ban nghiệp vụ 11 công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện trực thuộc Tổng số lao động khoảng 1.130 người Doanh thu hàng năm đạt khoảng 20.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước từ 450 đến 550 tỷ đồng năm Với mạnh sản xuất kinh doanh mặt hàng: sắt thép; xi măng; xăng dầu; vận tải đường bộ; nhập phôi thép; gia công kết cấu; xây dựng xây lắp công trình dân dụng công nghiệp; kinh doanh sách, văn phòng phẩm; dịch vụ nhà hàng khách sạn; sản xuất phôi thép sản xuất cốp pha thép; chế biến lâm sản Trong năm qua, trước cạnh tranh ngày gay gắt chế thị trường, thị trường sắt thép (mặt hàng truyền thống Công ty) liên tục có biến động tăng, giảm bất thường… Chính vậy, việc chiếm lĩnh thị phần xuất, nhập thép xây dựng nước, Công ty mở rộng quan hệ làm ăn với 43 tập đoàn công ty lớn 20 quốc gia khắp châu lục giới, có nước Trung Quốc; Nga; Ấn Độ; Ucraina; Angola… sản phẩm thép Công ty có mặt hầu hết công trình lớn, trọng điểm Đất nước như: Trung tâm Hội nghị Quốc gia; Dự án đường cao tốc Sài Gòn- Trung Lương (TP Hồ Chí Minh) Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi)… Sv: Bùi Tiến Giáp K9 – QTDNCN A Báo cáo thực tập môn học  GVHD: Nguyễn Đức Thu Qua trình xây dựng phát triển, Công ty ngày lớn mạnh khẳng định vị thương trường Thương hiệu Thái Hưng 100 thương hiệu mạnh nước Công ty liên tục đạt giải thưởng “Sao vàng đất Việt” qua năm từ 2006 đến Công ty đạt nhiều giải thưởng khác báo điện tử Vietnamnet bình chọn, xếp hạng Top 100 doanh nghiệp lớn Việt Nam nói chung Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn Việt Nam Dưới lãnh đạo xuất sắc Ban lãnh đạo động, nhiệt tình đội ngũ cán công nhân lao động, Công ty tạo dựng mối quan hệ tin cậy, thủy chung với gần 1.000 đối tác khách hàng nước Với thành tựu đạt 20 năm xây dựng phát triển, Thái Hưng tâm xây dựng “Ngôi nhà chung” ngày to đẹp đường hội nhập quốc tế 1.2 Chức năng, nhiệm vụ công ty 1.2.1 Chức công ty Công ty CPTM Thái Hưng có số chức sau: - Mua bán vật liệu xây dựng, hàng kim khí, sắt thép, phế liệu kim loại, xi măng, xăng dầu, ngói lợp loại, vật liệu điện, thiết bị phụ tùng máy móc, quặng kim loại Mangan, Fero Mangan; Xuất nhập quặng sắt, phôi thép sản phẩm thép; - Mua bán, xuất nhập than cốc, than điện cực, ô tô loại, máy móc thiết bị phục vụ ngành công nghiệp, xây dựng; - Kinh doanh bất động sản, khách sạn, dịch vụ; Cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển động sản khác; - Sửa chữa, cải tạo, hoán cải, đóng thùng bệ ô tô; - Xây dựng dân dụng, công nghiệp; - Vận tải hàng hoá hành khách đường (bao gồm vận chuyển khách du lịch); - Kinh doanh dịch vụ cân, cho thuê kho bãi; - Kinh doanh hoạt động dịch vụ văn hoá thể thao, giải trí; - Khai thác, sản xuất, gia công chế biến, mua bán, xuất nhập vật liệu xây dựng; khoáng sản 1.2.2 Nhiệm vụ công ty - Hoạt động kinh doanh theo ngành nghề đăng ký - Tăng cường nguồn vốn đảm bảo doanh thu công ty Sv: Bùi Tiến Giáp K9 – QTDNCN A Báo cáo thực tập môn học  GVHD: Nguyễn Đức Thu - Xây dựng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng khắp nước - Khẳng định tăng cường thương hiệu công ty thị trường thương mại - Đảm bảo chất lượng sản phẩm qua kiểm định, đảm bảo công việc thu nhập đời sống công nhân - Quản lý, đào tạo đội ngũ cán công nhân để theo kịp phát triển khoa học công nghệ - Công ty phải tiến hành kinh doanh theo luật pháp, hoàn thành tốt nghĩa vụ nhà nước, chịu trách nhiệm kinh tế dân hoạt động kinh doanh tài sản 1.2.3 Chất lượng sản phẩm công ty Các sản phẩm Công ty sản xuất (gắn liền với thương hiệu nhãn hiệu hàng hóa Thái Hưng) thực theo quy trình quản lý chất lượng sản phầm Công ty đề ra.Phòng quản lý chất lượng chịu trách nhiệm triển khai quy trình kết phân tích nguyên, nhiên vật liệu sản phẩm Công ty cam kết sản xuất sản phẩm theo chất lượng công bố Các sản phẩm không phù hợp (sản phẩm không đáp ứng yêu cầu) xử lý đảm bảo chất lượng hàng hóa * Chính sách chất lượng: "Sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, ổn định mối quan tâm hàng đầu Thái Hưng" Ban lãnh đạo toàn thể cán bộ, công nhân viên Thái Hưng cam kết thực sau: + Tất trình ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm kiểm soát chặt chẽ việc khâu tự chịu trách nhiệm với chất lượng sản phẩm làm đồng thời khâu sau kiểm soát chất lượng khâu trước + Các thiết bị, máy móc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để hoạt động tốt Công ty có chế độ khuyến khích tạo môi trường làm việc thuận lợi để người lao 10 11 động yên tâm với công việc + Tuân thủ qui trình, qui phạm hướng dẫn công ty ban hành + Luôn xem xét, cải tiến có hội * Mục tiêu chất lượng: Căn vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thời điểm cụ thể, Ban lãnh đạo Thái 12 13 14 15 Hưng định mục tiêu chất lượng phù hợp * Các tiêu chuẩn sản phẩm Công ty áp dụng: + Đối với phôi thép: TCVN 1765-75 (áp dụng cho mác thép CT34; CT38; CT42; CT51) Tiêu chuẩn nhật JIS G3101 -87 (áp dụng cho mác thép SS400) Sv: Bùi Tiến Giáp K9 – QTDNCN A Báo cáo thực tập môn học -  GVHD: Nguyễn Đức Thu Tiêu chuẩn nhật JIS G3112 -87 (áp dụng cho mác thép SD295A; SD390) - Tiêu chuẩn Trung Quốc (áp dụng cho mác thép 25MnSi; Q235) + Đối với giàn giáo, cốp pha thép: Các sản phầm đạt tiêu chuẩn chất lượng TCVN 6052/1995 – TCXDVN 296/2004 1.3 Cơ cấu tổ chức 1.3.1 Cơ cấu tổ chức cấp quản trị công ty Cơ cấu tổ chức có vai trò quan trọng hoạt động sản xuất kinh doanh công ty Một cấu tổ chức hợp lý, khoa học, phù hợp với đổi tạo môi trường thuận lợi cho nhân viên phận công ty làm việc có hiệu      Bộ máy quản lý công ty phân thành sáu cấp quản lý sau: Đại Hội Đồng Cổ Đông Hội Đồng Quản Trị - Đảng công ty Tổng Giám Đốc Phó Tổng Giám Đốc Phòng Ban nghiệp vụ - Công ty, chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc – Công ty có Thái Hưng đầu tư vốn 1.3.2 Mô hình tổ chức quản lý công ty Sv: Bùi Tiến Giáp 10 K9 – QTDNCN A Báo cáo thực tập môn học  GVHD: Nguyễn Đức Thu Nhóm lạc hậu: nhà máy có quy mô nhỏ sử dụng công nghệ lạc hậu, sản lượng ko cao, chất lượng sản phẩm thấp, tiêu thụ nhiều lượng,  Nhóm trung bình: bao gồm nhà máy Công ty CP gang thép Thái Nguyên, Công ty thép Miền nam, Công ty thép Đà Nẵng, công ty thép hải Phòng, thái Nguyên,…  Nhóm đại: bao gồm nhà máy thép liên doanh như: Thép Việt-Hàn, Việt-Ý, Posco, Vinakyoei, nhà máy xây dựng Hòa Phát, Phú Mỹ, cán thép Lưu xá, c Môi trường trị-pháp luật Việt Nam có an ninh, trị ổn định Các doanh nghiệp hoạt động thị trường Việt Nam chịu rủi ro từ bất ổn trị gây nên Các yếu tố trị- pháp luật có ảnh hưởng ngày lớn đến hoạt động doanh nghiệp Nhất thời kỳ Việt Nam gia nhập ASEAN WTO Theo cam kết Việt Nam WTO, Việt Nam đồng ý cắt giảm ràng buộc mức thuế suất hành 700 dòng thuế liên quan đến mặt hàng sắt thép sản phẩm từ sắt thép nhập tất nước thành viên WTO Bên cạnh cam kết thuế quan khuôn khổ WTO, liên quan đến sản phẩm thép, Việt Nam tham gia cam kết cắt giảm thuế quan quan trọng, bao gồm cam kết cắt giảm theo khu vực mậu dịch tự ASEAN ( CEPT/ AFTA) ASEAN – Trung Quốc ( ACFTA) ASEAN Hàn Quốc ( AKFTA) d Môi trường nhân học-xã hội Việt Nam có kết cấu dân số trẻ, tốc độ tăng trưởng nhanh dẫn đến nhu cầu xâu dựng nhà lớn Tốc độ đô thị hóa cao kinh tế Việt Nam nhận nhiều dự án đầu tư dẫn đến tăng cầu xây dựng dô thị, nhà xưởng Tuy nhiên, năm gần tình hình xây dựng công trình nhà dân dụng, dự án địa phương bắt đầu có tượng trầm lắng Khi kinh tế gặp khó khăn, đầu tư công giảm đi, thị trường bất động sản suy thoái Những đối tượng khách hàng lớn thị trường xây dựng gặp khó khăn, hiển nhiên kéo theo thị trường thép bị giảm sút thu hẹp 2.2 Phân tích môi trường nội ngành Mô hình năm lực lượng phân tích môi trường nội ngành M.Porter: Sv: Bùi Tiến Giáp 22 K9 – QTDNCN A Báo cáo thực tập môn học  GVHD: Nguyễn Đức Thu Áp lực người mua Nguy từ sản phẩm thay Áp lực nhà cung cấp DN đối thủ cạnh tranh Nguy doanh nghiệp gia nhập Hình 2.2 Mô hình lực lượng M.Porter 2.2.1 Cường độ cạnh tranh doanh nghiệp hữu Dù doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại, chưa kể đến đại lý mà hộ kinh doanh cá thể có đối thủ cạnh tranh Hơn hết thi trường ngày nay, việc cạnh tranh chiến trường kinh doanh diễn mãnh liêt tranh chấp nào, dẫn đến thành công hay thất bại doanh nghiệp, mang lại cuôc sống đầy đủ cho nhiều người làm khuynh gia bại sản người Công ty CPTM Thái Hưng vậy, công ty thương mại nên có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, để tồn phát triển công ty phải tìm hiểu thật kỹ đối thủ cạnh tranh, từ đưa Sv: Bùi Tiến Giáp 23 K9 – QTDNCN A Báo cáo thực tập môn học  GVHD: Nguyễn Đức Thu biện pháp nhằm cạnh tranh để chiếm lĩnh thị phần giữ chân tìm kiếm nhiều khách hàng Đối thủ cạnh tranh công ty có nhiều công ty, điển hình công ty sau: DNTN Xuân Hòa, Công ty TNHH Hòa Phát, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Hà Phương, Simco, Cai Hoa, Công Ty CPTM Hoàng Phong, Công ty TNHH Đại Dương, Nam Đô, Công ty CPTM & Tư vấn Tân Cơ, Công ty thép Bắc Việt…Ngoài có nhiều đối thủ cạnh tranh khác Sau số thông tin vài đối thủ cạnh tranh lớn công ty: : Công ty TNHH Hòa Phát (chuyên phân phối cho thép Hòa Phát) A )Một số sản phẩm tiêu chuẩn mà công ty Hòa Phát cung cấp Thép cuộn Pomina, Thép vằn gân sunsteel, Thép tròn trơn Sunsteel… Bảng số 2.1: Bảng biểu tiêu chuẩn sản phẩm thép cuộn Pomina công ty Hòa Phát cung cấp Loại Thép Thép cuộn Công Dụng Tiêu chuẩn Nhật Bản Tiêu chuẩn Tương đương Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn Hoa Kỳ Nga Việt Nam Gia công SWRM 10 CT BCT 34 Xây dựng SWRM 20 CT BCT 38 Công ty phân phối thép Hòa Phát sản xuất dây chuyền đại Italia phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất: Tiêu chuẩn Nhật Bản SWRM 10, 17, 20 22.Tiêu chuẩn Nga ST2/SP, ST3/Sp.Tiêu chuẩn Việt Nam CT34, 38/N Tiêu chuẩn Mỹ ASTM A615 grade 40, 60 Có khả chịu hàn tối ưu hóa độ bền uốn giảm mức độ gỉ sản phẩm thép vằn Thép cán đóng bó tự động, thép cuộn kẹp chì eteket nên đảm bảo mặt mỹ quan chặt đều, thẳng thuận tiện cho trình giao nhân vận chuyển hang hóa Trong tiêu chuẩn sản phẩm Thái Hưng: + Đối với phôi thép: - TCVN 1765-75 (áp dụng cho mác thép CT34; CT38; CT42; CT51) - Tiêu chuẩn nhật JIS G3101 -87 (áp dụng cho mác thép SS400) Sv: Bùi Tiến Giáp 24 K9 – QTDNCN A Báo cáo thực tập môn học -  GVHD: Nguyễn Đức Thu Tiêu chuẩn nhật JIS G3112 -87 (áp dụng cho mác thép SD295A; SD390) - Tiêu chuẩn Trung Quốc (áp dụng cho mác thép 25MnSi; Q235) + Đối với giàn giáo, cốp pha thép: Các sản phầm đạt tiêu chuẩn chất lượng TCVN 6052/1995 – TCXDVN 296/2004 Đây công nghệ sản xuất xa so với công nghệ mà thép Hòa Phát sử dụng Không thép Hòa Phát phân phối thị trường qua mạng lưới rộng khắp nước, hệ thống kho trung chuyển đảm bảo việc giao nhận hàng hóa nhanh chóng hiệu điều kiện toán ưu đãi Marketing quảng cáo công ty đầu tư mạnh mẽ để người ai biết nhắc đến thép Hòa Phát Quả thực công ty CPTM Thái Hưng với công nghệ hoạt động markteting đối thủ cạnh tranh đáng phải quan tâm 2: Công ty thép Việt Bắc: A) Sản phẩm: Sản phẩm công ty sản xuất dây chuyền công nghệ đại Nhật Bản, với quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt ISO 9000:2000 Sản phẩm chủ yếu công ty thép cuộn, thép cây, thép hình loại B) Phân phối xúc tiến bán hàng: Công ty có hệ thống phân phối trải dài tỉnh từ Bắc vào Nam Bắc Ninh, Hà Nội, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh…Công ty áp dụng hình thức bán hàng thông qua hệ thống chi nhánh công ty đại lý cấp I cấp II công ty phạm vi toàn quốc Với hình thức xúc tiến bán hàng quảng cáo báo trí truyền thông, qua mạng internet, qua truyền hình, qua biển quảng cáo…Với nhiều hình thức khuyễn công ty đối thủ cạnh tranh mạnh công ty CPTM Thái Hưng 3: Các DN Thép Trung Quốc Thép Trung Quốc Việt Nam có giá rẻ thép doanh nghiệp Việt Nam sản xuất doanh nghiệp thép Trung Quốc hưởng lãi vay thấp 5% 1/3 lãi suất doanh nghiệp thép Việt Nam chịu, sản xuất với sản lượng lớn, mà họ có lợi lớn giá Trong Thái Sv: Bùi Tiến Giáp 25 K9 – QTDNCN A  Báo cáo thực tập môn học GVHD: Nguyễn Đức Thu Hưng công ty thương mại, việc định phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố Đây đối thủ mạnh không với Thái Hưng mà đối thủ đáng lo ngại công ty thép Việt Nam Qua việc phân tích đối thủ cạnh tranh lớn công ty Chúng ta thấy rõ đối thủ cạnh tranh công ty có điểm mạnh lĩnh vực kinh doanh thương mại Đặc biệt công ty thép Hòa Phát công ty có sức cạnh tranh mạnh nhất, mặt hàng họ đa dạng phong phú, chất lượng mẫu mã lại đa dạng chủng loại đạt chất lượng cao, đầy đủ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, họ đối thủ cạnh tranh mạnh lĩnh vực marketing Ngoài công ty gặp phải cạnh tranh doanh nghiệp nước doanh nghiệp đến từ : Trung Quốc, Malaysia, Singapo… Chính để cạnh tranh với công ty có lực kinh doanh mạnh đòi hỏi công ty cần phải đề giải pháp khắc phục hạn chế Đặc biệt lĩnh vực marketing lĩnh vực quan trọng ảnh hưởng sâu sắc đến thành công hay thất bại doanh nghiệp ngày nay, lĩnh vực công ty lại chưa thật có quan tâm đặc biệt đến Bảng so sánh lực cạnh tranh doanh nghiệp phân phối thép -lợi tốt: điểm -lợi trung bình:2 điểm -điểm yếu:1 điểm Bảng 2.2 Bảng so sánh lực cạnh tranh doanh nghiệp phân phối thép Tiêu chuẩn đánh STT giá 2.2.2 Giá sản phẩm NL quản lý NL tài Thị trường Lao động HT phân phối Tổng Trọng số 0.1 0.1 0.3 0.3 0.1 0.1 CT TNHH hòa phát 3 3 2.8 Các DN thép trung quốc 2 2 CT thép việt bắc 2 2 1.8 CT thái hưng CT hà phương CT simco CT Hoàng phong 3 2.5 2 2 1.6 1 1.2 1 2 1.5 Nguy gia nhập ngành Sv: Bùi Tiến Giáp 26 K9 – QTDNCN A Báo cáo thực tập môn học  GVHD: Nguyễn Đức Thu Đánh giá: áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn cao Hàng rào gia nhập: rào cản gia nhập ngành thép mức trung bình, nguồn vốn cho lĩnh vực sản xuất với đầu tư chủ yếu nhập Đây điều không dễ dành cho doanh nghiệp có ý định gia nhập thị trường thép Ngoài để tiếp cận với hợp đồng tiêu thụ thép cần có thâm niên lâu năm có mối quan hệ đối tác nghề Do năm tới công ty có nhiều tiềm phát triển củng cố vị thương trường đặc biệt giai đoạn chuyển giao nhu cầu xây dựng sản xuất ngày gia tăng Hàng rào rút lui: rào cản rút lui khỏi lĩnh vực lớn vốn đầu tư lớn kiến doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng muốn rút lui khỏi ngành ,đối với doanh nghiệp phân phối việc rút lui dễ dàng chuyển lĩnh vực kinh doanh khả canh tranh lĩnh vự Khả gia nhập ngành thép đối thủ tiềm ẩn cao mà nước ta gia nhập WTO, nhà nước đưa sách mở cửa nhằm thu hút vốn đầu tư nững lỏng lẻo quy định pháp luật Việt Nam hệ thống pháp luật Việt Nam trình sửa đổi, bổ sung hoàn thiên Việc thẩm định lực vốn chưa thực nghiêm ngặt khả thẩm định Điều làm gia tăng số lượng doanh nghiệp ngành, tăng khối lượng sản phẩm tính cạnh tranh ngành Các doanh nghiệp sau cạnh tranh với doanh nghiệp cũ giá chất lượng có lợi công nghệ Theo quy định chiến lược quy hoạch ngành thép giai đoạn 2007-2015 từ năm 2011 trở đi, nhà máy sản xuất gang, phôi thép, cán thép khởi công xây dựng phải sử dụng công nghệ đại, thân thiện với môi trường, phải trang bị thết bị xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đạt tiêu chuẩn, thiết bị đồng mang tính liên hợp cao suất tiêu hao nguyên liệu, lượng thép Như vậy, Việt Nam dần loại bỏ nhà máy sản xuất thép có quy mô nhỏ, nhà máy thành lập phải đảm bảo quy mô yêu cầu bảo vệ môi trường Đây coi lợi cho gia nhập ngành doanh nghiệp thép nước Nước ta thời kỳ Công nghiệp hóa- địa hóa, trình đô thị hóa diễn nhanh chóng, cần lượng thép lớn Đây yếu tố thuận lợi thúc đẩy gia nhập ngành thép Sv: Bùi Tiến Giáp 27 K9 – QTDNCN A Báo cáo thực tập môn học  GVHD: Nguyễn Đức Thu Bảng 2.3 Một số dự án sản xuất phôi thép xây dựng Các dự án xây dựng POSCO special Steel Công suất thiêt kế năm triệu T phôi thép lò điện 700.000T thép hình 300.000T thép Thép Vinakyoei 500.000 T phôi thép lò điện 100.000T thép 400.000T thép cuộn Công ty 10 triệu T phôi thép Formosa Hà Tĩnh TISCO (giai 500.000 T phôi thép lò đoạn 2) điện Địa điểm Thời gian khởi công Bà Rịa 06/2012 Vũng Tàu Thời gian hoạt đông 07/2014 Vốn đầu tư (USD) 594 triệu 06/2012 06/2014 220 triệu Hà Tĩnh N/A 2015 15 tỷ Thái Nguyên 2007 Trì hoãn 383 triệu Bà Rịa Vũng Tàu Nguồn : Bộ Công thương,VPBS.com.vn 2.2.3 Sức ép từ sản phẩm thay Đánh giá: áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay không cao Sản phẩm thay sản phẩm sản xuất daonh nghiệp ngành khác thỏa mãn nhu cầu tương tự khách hàng Có thể thấy chưa có nhiều nguồn tài nguyên hay chất liệu khác để thay thép xây dựng Một số sản phẩm thay thép xuất : Polymer cốt sợi hay vật liệu composite ngày ứng dụng rộng rãi có kết cấu chịu lực, chịu nhiệt, thời gian sử dụng lâu khả chống ăn mòn tốt thép Tuy nhiên vật liệu xuất chưa lâu, giá thành cao chưa thực biết đến rộng rãi Nếu so sánh chi phí sản xuất vật liệu composite với sắt thép, chi phí ban đầu bỏ sản xuất vật liệu composite cao 1,5-2 lần Hơn khách hàng không thích thay đổi thói quen sợ thời gian công sức, khách hàng quen thuộc với hình ảnh sản phẩm khó thay đổi việc sử dụng sản phẩm thay cho sản phẩm thay Nên vật liệu chưa thể thay thép lĩnh vực Do áp lực từ sản phẩm thay không cao 2.2.4 Áp lực từ khách hàng Đánh giá : áp lực từ khách hàng mức trung bình đến cao Bảng 2.4 Bảng thống kê doanh thu Sv: Bùi Tiến Giáp 28 K9 – QTDNCN A  Báo cáo thực tập môn học Khu vực Miền bắc Miền trung Miền nam Số lượng (tấn) GVHD: Nguyễn Đức Thu Đơn giá (triệu đồng/tấn) 13.5 13.5 13.5 56753 33 106 14 188 Thành tiền(đồng) 766 176 124 800 446 936 072 000 191 544 031 200 Sơ đồ 2.1 Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty Thái Hưng theo số liệu năm gần Miền bắc 60% Miền nam 15% Miền trung 35% (Nguồn: Phòng kinh doanh công ty CPTM Thái Hưng) Khách hàng tiêu thụ thép cá nhân, doanh nghiệp xây dựng doanh nghiệp sản xuất máy móc công nghiệp, -Áp lực từ khách hàng cá nhân không lớn họ nhiều thông tin chất lượng sản phẩm khả đàm phán giá thấp -Ngược lại, khách hàng doanh nghiệp tạo áp lực lớn yếu tố sau Thép xây dựng: nguồn cung thị trương dư thừa so với nhu cầu tiêu thụ Thép dẹt chưa đáp ứng đủ nhu cầu từ năm 2013 trở có khả nguồn cung thép dẹt thừa so với nhu cầu Sv: Bùi Tiến Giáp 29 K9 – QTDNCN A Báo cáo thực tập môn học  GVHD: Nguyễn Đức Thu Khách hàng doanh nghiệp thường có nhiều thông tin giá cả, chất lượng sản phẩm, khả đàm phán giá cao, việc lựa chọn thay đổi nhà cung cấp dễ dàng Khối lượng đặt mua lớn việc ký hợp đồng cung cấp dài hạn với khách hàng mang lại nhiều lợi ích với doanh nghiệp.Như thấy sức mạnh nhóm khách hàng cao, điều tạo áp lực cho doanh nghiệp việc cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá bán để thu hút giữ chân khách hàng lớn truyền thống, tăng khả cạnh tranh doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh Nền kinh tế suy thoái, bất động sản đóng băng khiến lượng thép tiêu thụ giảm mạnh dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp tìm đến với nguồn cung thép doanh nghiệp sản xuất thép giảm phải trì hoạt động sản xuất Chính điều khiến thép rẻ để giảm giá thành sản phẩm cạnh tranh Thêm vào xuất thép nhập vào Việt nam bán phá giá khiến doanh nghiệp kinh doanh thép phải đối mặt với tình trạng bị ép giá Theo thống kê Tổng cục hải quan giá phôi thép nhập đến Việt Nam cộng chi phí vận chuyển 350USD/tấn, giá phôi thép nước chưa kể chi phí vận chuyển không 400USD/tấn Như thấy sức mạnh nhóm khách hàng cao, điều tạo áp lực cho doanh nghiêp việc cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá bán để thu hút giữ chân khách hàng lớn truyền thống Trước thực trạng công ty cần theo dõi chặt chẽ biến động thị trường , đổi chiến lược kinh doanh, đưa sách ưu đãi cho bạn hàng lâu năm đồng thời cần nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi công nghệ vừa để phù hợp với quy hoạch chung ngành thép Nhà nước vừa tăng khả cạnh tranh giữ mối làm ăn lâu dài Sv: Bùi Tiến Giáp 30 K9 – QTDNCN A Báo cáo thực tập môn học 2.2.5  GVHD: Nguyễn Đức Thu Áp lực từ nhà cung cấp Đánh giá: áp lực từ phía nhà cung cấp mức trung bình đến cao Bảng 2.5: Thị phần doanh nghiệp thép lớn ngành Công ty Pomina Hoà Phát Thái Nguyên VNS Vinakyoei Tổng công ty Năm 2012 Năm 2013 Công suất Sản lượng sản thiết kế Thị phần Sản lượng sản Thị phần xuất (ngàn (ngàn tấn) (%) xuất (ngàn tấn) (%) tấn) 1,100 810 16.6% 755 15.6% 650 601 12.0% 654 13.3% 600 578 12.6% 611 12.3% 450 396 7.6% 392 8.2% 400 416 8.7% 383 7.8% 3,200 2,801 57.5% 2,795 57.2% Các nhà cung cấp thép nguyên liệu cho ngành thép phân bố nhiều nước giới nên mức độ tập trung nhà cung cấp thấp, doanh nghiệp nắm độc quyền lĩnh vực nên tình trạng độc quyền bán Thép nguyên liệu cho ngành thép hàng hoá đặc biệt nên người mua lựa chọn nhiều nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất Tuy nhiên với 50% phôi phải nhập khả đàm phánvề giá doanh nghiệp Việt Nam thấp, hoàn toàn chịu biến động giá thị trường giới Như thấy áp lực từ phía nhà cung cấp doanh nghiệp ngành thép Việt Nam mức trung bình Các nhà cung cấp - Thép Việt-Ý tổng công ty Sông Đà 12 - Thép TISCO thuộc công ty gang thép Thái Nguyên - Thép xây dựng sản xuất Việt Nam nhà sản xuấtcó uy tín như: Công ty thép Việt Hàn(VPC),Công ty thép Việt Úc(V-UC),Công ty thép Việt Nhật, Công ty thép miền Nam(SSC)… Sản phẩm mà công ty cung cấp nhiều sản phẩm thép công ty gang thép Thái Nguyên TISCO Sv: Bùi Tiến Giáp 31 K9 – QTDNCN A Báo cáo thực tập môn học  GVHD: Nguyễn Đức Thu CHƯƠNG CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY 3.1 Dự báo ngành Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) dự kiến khả tiêu thụ thép không nhiều đột biến, mức tăng khoảng 2%-3% so với năm 2014 Về trung dài hạn, ngành thép hứa hẹn nhiều tiềm tăng trưởng tốc độ đo thị hóa ngày gia tăng Mục tiêu phát triển 1000 trung tâm đô thị vào năm 2025 tiêu chuẩn nhà khu vực thành thị cải thiện thúc đẩy đầu tư cho xây dựng hạ tầng khiến nhu cầu tiêu thụ thép tiếp tục tăng trưởng tương lai Nhìn chung, triển vọng dài hạn ngành thép nước lạc quan, thách thức nhu cầu thấp, giá điện tăng, tỷ giá tăng mà doanh nghiệp ngành thép phải đối mặt 3.2 Định hướng công ty tương lai Năm 2014 dự báo tình hình kinh tế giới tiếp tục diễn biến phức tạp , tăng trưởng toàn cầu đà phục hồi với mức tăng thấp nước nước, phủ tiếp tục thục ưu tiên ổn điịnh kinh tế vĩ mỗ, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục có sách, giải pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế…Tuy nhiên, giá vật tư, nguyên nhiên vật liệu đầu vào khó dự đoán biến động khó lường, thị trường thép cạnh trranh ngày gây gắt cung lớn cầu có ảnh hưởng thép ngoại Phải sát việc thực theo kế hoạch, định hướng Công ty: Bên cạnh thuận lợi công tác quản lý vào nề nếp, đội ngũ cán nhân viên rèn luyện qua thực tế, có kinh nghiệm kinh doanh quản lý, kiên định hoàn cảnh khó khăn, thương hiệu thép khách hàng tin dùng… Công ty gặp nhiều khó khăn, công tác tiêu thụ sản phẩm tiến độ thực dự án đầu tư mở rộng Để trì kinh doanh ổn định, có hiệu quả, đảm bảo việc làm cho người lao động hoàn thành kế hoạch kinh doanh 2015 Sv: Bùi Tiến Giáp 32 K9 – QTDNCN A Báo cáo thực tập môn học  GVHD: Nguyễn Đức Thu Trước khó khăn nêu trên, để trì sản xuất ổn định, giảm chi phí để hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm thép, mục tiêu năm 2015 xác định là: kinh doanh tăng trưởng – hiệu 3.3 Các kiến nghị nhằm nâng cao lực cạnh tranh cho công ty a Chú trọng nâng cao trình độ lực công nhân viên Công nhân viên có trình độ cao coi mạnh Doanh nghiệp đặc biệt thời kỳ hội nhập nay, việc đào tạo nguồn nhân lực quan tâm ưu tiên lên hàng đầu Do cạnh tranh gay gắt thị trường nên muốn tồn phát triển buộc phải cải tổ tổ chức theo hướng tinh giản gọn nhẹ, động yếu tố người mang tính định Vì việc phân công công việc người việc vấn đề đáng quan tâm Nhiệm vụ nhà quản trị nhân lực đánh giá xác lực nhân viên, để lôi nhân viên say mê với công việc tránh sai lầm việc sử dụng lao động để nâng cao chất lượng thực công việc, hiệu tổ chức Sử dụng hệ thống tiền lương, tiền thưởng phúc lợi lao động khác coi biện pháp hữu hiệu thúc đẩy nhân viên làm việc hăng say, tận tình Tuy nhiên, nhà quản trị cần lưu ý đến việc cân đối chi phí, giám sát chặt chẽ hiệu làm việc, đánh giá xác khả công nhân viên Ngoài cần trì, phát triển môi quan hệ lao động tốt đẹp vừa tạo bầu không khí tâm lý xã hội tập thể lành mạnh vừa giúp cho nhân viên thỏa mãn với công việc b Đa dạng hóa sản phẩm Trong thực tế nay, hoạt đọng ngành thép mang lại nhiều rủi ro số lượng đối thủ cạnh tranh nước ngày tăng Trong biến động lãi suất tỷ giá ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhu cầu vốn lưu động lớn Vì để hạn chế điều công ty nên phân tán nguồn lực tài cho mặt hàng khác Nhiệm vụ nhà hoạch định chiến lược phải đánh giá dược sản phẩm cần phát, sản phẩm đổi hay loại bỏ Công tác đổi mới, cải tiến sản phẩm cần trọng cạnh tranh c Công tác quản trị Sv: Bùi Tiến Giáp 33 K9 – QTDNCN A Báo cáo thực tập môn học  GVHD: Nguyễn Đức Thu Đẩy mạnh công tác quản trị doanh nghiệp theo hướng thắt chặt quản lý Thực đồng giải pháp thực hành tiết kiệm, giảm chi phí, quản lý chặt chẽ tiêu tiêu hao, sử dụng vốn có hiệu quả,… để giảm tối đa giá thành, tăng tính cạnh tranh sản phẩm d Tập trung đạo đẩy mạnh kinh doanh, cân đối đủ nguyên liệu vật tư phục vụ cho sản xuất với mức tốn kho, dự trữ thấp không gây gián đoạn sản xuất thiếu nguyên liệu Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng, giá Trong tình trạng cạnh tranh diễn ngày gay gắt chất lượng sản phẩm yếu tố quan trọng để tăng khả cạnh tranh thị trường e Hoàn thiện sách giá Giá yếu tố quan trọng xem xét lựa chọn mua khách hàng, định khả sinh lời Doanh nghiệp Việc xác định giá việc quan trọng cho vừa đảm bảo mục tiêu đề lại vừa đảm bảo tính cạnh tranh, lợi ích khách hàng Các doanh nghiệp ngành có ưu tuyệt đối chi phí doanh nghiệp gia nhập ngành Điều có ý nghĩa tạo nên rào cản gia nhập ngành, Tùy thời kỳ, trường hợp cụ thể thị trường để áp dụng sách giá khác như: chinh sách giá, sách giá linh hoạt, giá xâm nhập, giá giới thiệu hay giá theo thị trường, sách giá theo chi phi vận chuyện, hạ giá,… f Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường Công tác nghiên cứu thị trường biểu thị lực Doanh nghiệp việc nắm bắt nhu cầu thị trường điểm mạnh biết tận dụng để cạnh tranh Công ty nên có phận chuyên công tác nghiên cứu phát triển: nghiên cứu thị trị trường, nghiên cứu tác nghiệp, nghiên cứu chế biến, nghiên cứu vật liệu việc chủ động tìm kiếm thông tin nhà cung ứng Điều giúp Công ty đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng Sv: Bùi Tiến Giáp 34 K9 – QTDNCN A Báo cáo thực tập môn học  GVHD: Nguyễn Đức Thu PHẦN KẾT LUẬN Trong xu xã hội phát triển nhưu nay, kinh tế nước giới có nhiều biến động Các doanh nghiệp phải chạy đua với sựu biến động đó, nỗ lực không ngừng để giữ vững vị thị trường Sự gia nhập WTO với sách mở cửa kinh tế thị trường khiến hoạt đọng sản xuất kinh doanh Công ty chịu sức ép từ nhiều phía thị trường Muốn tồn phát triển, Công ty buộc phải tìm biện pháp tích cực để phát triển kinh doanh, giữ vững uy tín chỗ đứng thị trường Phân tích mô hình lực lượng cạnh tranh giúp công ty có nhìn rõ tình hình thị trường Việc áp dụng mô hình năm lực lượng M.Porter nhiều hạn chế giúp cho Công ty hiểu rõ từ tìm hội kinh doanh đồng thời nhìn nguy mà Công ty phải đối mặt Trải qua thời gian tồn phát triển, công ty CP thương mại Thái Hưng trở thành Công ty có quy mô kinh doanh thép lớn nước Với nỗ lực toàn thể cán nhân viên, Công ty khẳng định trước chế thị trường cạnh tranh gay gắt khốc liệt Tin thời gian tới Công ty đạt thành tựu đáng kể, không ngừng vươn xa nữa, khẳng định vị Do thời gian thực tế có hạn hạn chế mặt kiến thức thân nên báo cáo nhiều thiếu sót mong đóng góp thầy cô Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn tập thể Lãnh đạo, cô Công ty thầy Nguyễn Đức Thu giúp đỡ em nhiệt tình, tạo điều kiện để em hoàn thành báo cáo thực tế Sv: Bùi Tiến Giáp 35 K9 – QTDNCN A  Báo cáo thực tập môn học GVHD: Nguyễn Đức Thu TÀI LIỆU THAM KHẢO Bài giảng Quản trị chiến lược – Đại học Kinh Tế Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên Giáo trình quản trị chiến lược – Chủ biên: PGS.TS Ngô Kim Thanh - Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Tài liệu Quản trị chiến lược – Tác giả Nguyễn Văn Dung Lê Quang Khôi- Nhà xuất Phương Đồng Tài liệu công ty CP Thương Mại Thái Hưng Báo cáo thường niên năm 2014 – Công ty CP TM Thái Hưng Báo cáo phân tích ngành thép Việt Nam 2014 – Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBS Sv: Bùi Tiến Giáp 36 K9 – QTDNCN A

Ngày đăng: 01/09/2016, 08:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ

  • Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty CPTM Thái Hưng 11

  • Sơ đồ 2.1 Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Thái Hưng 27

  • theo số liệu những năm gần đây.

  • Hình 2.1. Năm giai đoạn phát triển của ngành. 18

  • Hình 2.2. Mô hình 5 lực lượng của M.Porter. 21

  • Bảng 2.1: Bảng biểu về tiêu chuẩn của sản phẩm thép cuộn Pomina công ty Hòa Phát cung cấp 22

  • Bảng 2.3. Một số dự án sản xuất phôi thép đang xây dựng 26

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1. Mục đích nghiên cứu.

  • CHƯƠNG 1:

  • GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG

  • 1.2.2. Nhiệm vụ của công ty.

  • 1.2.3. Chất lượng sản phẩm của công ty.

  • Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty CPTM Thái Hưng

  • CHƯƠNG 2:

  • PHÂN TÍCH MÔ HÌNH NĂM LỰC LƯỢNG CẠNH TRANH CỦA M.PORTER CHO CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI THÁI HƯNG

  • 2.1. Ngành thép và cấu trúc ngành.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan