1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu ngành dệt may tỉnh thái nguyên năm 2010 2013

50 468 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 445 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA KINH TẾ ĐẶNG THỊ NGỌC BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Thái Nguyên, tháng 122013 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOA KINH TẾ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: Đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu ngành dệt may tỉnh Thái Nguyên năm 2010 2013 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Yến Sinh viên thực hiện : Đặng Thị Ngọc Lớp : K7TMQT Thái Nguyên, tháng 122013 LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu nhận thực tập đến nay gần hết đợt thực tập, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn vè cùng quý cơ quan Sở công thương Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ để em hoàn thành đề tài này. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô ở khoa Kinh Tế trường Đại học Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kì này, nhà trường đã tổ chức cho chúng em được tiếp cận với môn học mà theo em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành Thương Mại Quốc Tế cũng như tất cả các sinh viên thuộc chuyên ngành Kinh Tế khác. Đó là môn “ Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp”. Em xin chân thành cảm ơn TS . Nguyễn Thị Yến đã tận tâm hướng dẫn em trong thời gian làm báo cáo thực tập tốt nghiệp. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của cô em nghĩ bài thu hoạch của em sẽ rất khó có thể hoàn thiện được. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô. Bài thu hoạch được thực hiện trong khoảng thời gian gần 2 tháng, trong quá trình làm đề tài, em đã may mắn được quý cơ quan Sở công thương Thái nguyên nhận thực tập và giúp đỡ tận tình.Một khoảng thời gian không dài nhưng nó đủ để em làm quen và tìm hiểu về môi trường làm việc, lịch sử hình thành phát triển, hoạt động kinh doanh của quý cơ quan .Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu ngành dệt may tình thái nguyên,kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên cơ quan Sở công thương Thái Nguyên, đặc biệt là các anh, chị phòng xuất nhập khẩu đã nhiệt tình giúp đỡ để em hoàn thành đề tài này. TÓM TẮT Đề tài “ Đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu ngành dệt may tỉnh Thái Nguyên từ năm 20102013”, được nghiên cứu dựa trên việc đi sâu tìm hiểu mọi mặt về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may và những hoạt động liên quan trực tiếp đến quá trình đó. Nắm bắt những hoạt động kinh doanh của tỉnh, kết hợp với cơ sở lý luận chung để tìm ra những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại trong quy trình xuất khẩu hàng dệt may. Từ việc thu thập dữ liệu, số liệu về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh trong những năm qua để đưa ra phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động XNK ngành dệt may của Thái Nguyên. Đầu tiên, là tìm hiểu về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của hoạt động XNK, vai trò và ý nghĩa của hoạt động xuất nhập khẩu, so sánh với các nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động XNK của tỉnh. Tiếp theo là giới thiệu khái quát về địa bàn và đơn vị để nghiên cứu đề tài, qua đó ta có các thông tin về số lượng sản phẩm xuất khẩu và trị giá xuất khẩu từng năm. Sau khi nghiên cứu về tình hình XNK ngành dệt may và những thành tựu mà tỉnh đạt được trong những năm qua, cuối cùng là đưa ra các giải pháp và kiến nghị để phát triển thị trường dệt may của Thái Nguyên nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung, để ngày càng nâng cao vị thế và tầm quan trọng của ngành dệt may trên thị trường nội địa cũng như thị trường nước ngoài, đưa ngành dệt may dần trở thành ngành mũi nhọn và là chủ lực trong nền kinh tế của tỉnh. NHẬN XÉT Của giảng viên hướng dẫn Họ tên sinh viên: Đặng Thị Ngọc Lớp : K7TMQT Chuyên nghành : Thương Mại Quốc Tế Tên đề tài : Đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu nghành dệt may tình Thái Nguyên năm 20102013 1. Kết cấu, hình thức trình bày 2. Nội dung của khoá luận Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu 3. Thái độ của sinh viên trong quá trình thực hiện khoá luận 4. Mức độ đáp ứng mục tiêu nghiên cứu 5. Hướng phát triển của đề tài 6. Kết quả Thái Nguyên, ngày……tháng……năm … Giảng viên hướng dẫn NHẬN XÉT PHẢN BIỆN Họ tên sinh viên : Đặng Thị Ngọc Lớp :K7TMQT Chuyên nghành : Thương Mại Quốc Tế Tên đề tài : Đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu nghành dệt may tỉnh Thái Nguyên năm 20102013. 1. Kết cấu, hình thức trình bày 2. Nội dung của khoá luận a. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu b. Phương pháp nghiên cứu c. Kết quả nghiên cứu 3. Thái độ của sinh viên trong quá trình thực hiện khoá luận 4. Mức độ đáp ứng mục tiêu nghiên cứu 5. Hướng phát triển của đề tài 6. Kết quả: Thái Nguyên, ngày tháng năm 2013 Phản biện MỤC LỤC Nội dung Trang Trang phụ bìa 1 Lời cảm ơn 2 Mục lục 7 Danh mục các ký hiệu, các cụm từ viết tắt 9 Danh mục các bảng, biểu và các hình 10 MỞ ĐẦU 10 1. Tính cấp thiết 10 2.Mục tiêu nghiên cứu 11 2.1. Mục đích của đề tài 11 2.2. Nhiệm vụ của đề tài. 11 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11 3.1. Đối tượng nghiên cứu 11 3.2. Phạm vi nghiên cứu 11 4. Bố cục của khóa luận 12 5. Phương pháp nghiên cứu 12 Phần 1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XNK CỦA NGÀNH DỆT MAY. 13 1.1. Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của hoạt động XNK. 13 1.1.1. Khái niệm 13 1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của hoạt động XNK 13 1.1.2.1. Đối với nhập khẩu. 13 1.1.2.2. Đối với xuất khẩu 14 1.1.2.3. Thị trường ngành dệt may 14 1.1.2.4. Phát triển thị trường ngành dệt may. 15 1.2. Những tác động của hội nhập kinh tế đối với hoạt động XNK ngành dệt may 15 1.2.1. Những cơ hội phát triển cho ngành dệt may 15 1.2.2.Những thách thức đối với các DN dệt may Thái Nguyên. 15 1.3. Cơ sở thực tiễn về hoạt động XNK ngành dệt may trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 16 1.4. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường ngành dệt may trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của ngành dệt may Thái Nguyên. 16 1.4.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc 16 1.4.2. Kinh nghiệm của Thái Lan 16 1.4.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ 17 1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho ngành dệt may Thái Nguyên. 17 Phần 2: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN 17 A. Khái quát về địa bàn tỉnh Thái Nguyên 17 2.1. Điều kiện tự nhiên 17 2.1.1. Vị trí địa lý 18 2.1.2. Địa hình 18 2.1.3. Khí hậu, thủy văn 19 2.1.4 Đất đau, tài nguyên 20 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 24 2.2.1. Điều kiện kinh tế 24 2.2.2. Đời sống xã hội 26 B. Giới thiệu về đơn vị thực tập 29 2.3. Địa điểm thực tập 29 2.4. Mô hình bộ máy cơ quan 30 2.5. Chức năng nhiệm vụ của Sở Công Thương 31 Phần 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XNK NGÀNH DỆT MAY THÁI NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN 20102013. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NGÀNH DỆT MAY THÁI NGUYÊN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. 32 3.1. Thực trạng hoạt động XNK ngành dệt may Thái nguyên trong giai đoạn 20102013. 32 3.1.1. Tình hình XNK của ngành dệt may Thái Nguyên. 32 3.1.1.1. Những thành tựu đạt được của hoạt động XNK. 32 3.1.1.2. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may của DN 33 3.1.1.3. Các mặt hàng xuất khẩu của ngành dệt may Thái Nguyên. 34 3.1.2.Thực trạng thị trường xuất khẩu ngành dệt may Thái Nguyên 35 3.1.3. Đánh giá chung về hoạt động XNK ngành dệt may Thái Nguyên giai đoạn 20102013. 37 3.2. Giải pháp phát triển thị trường dệt may Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 38 3.2.1. Về phía các công ty XNK Thái Nguyên 39 3.2.2. Kiến nghị Chính phủ 43 3.2.3. Về phía ngành dệt may 47 KẾT LUẬN 45 PHỤ LỤC 46 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT STT DẠNG VIẾT TẮT DẠNG ĐẦY ĐỦ 1 XK Xuất khẩu 2 NK Nhập khẩu 3 XTTM Xúc tiến thương mại 4 WTO Tổ chức Thương mại thế giới 5 DN Doanh nghiệp 6 VN Việt Nam 7 ĐH Đại Học 8 CĐ Cao Đẳng 9 NXB Nhà xuất bản DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH NỘI DUNG Trang Bảng số liệu Bảng 1: Số lượng và trị giá của xuất khẩu hàng dệt may Thái Nguyên 33 Bảng 2: Cơ cấu XNK hàng dệt may của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 20102013 34 Bảng 3: Hàng dệt may xuất khẩu đến một số nước chủ yếu 35 Hình 1.1 Mô hình bộ máy cơ quan 31 1.2. Mô hình xuất khẩu hàng dệt may Thái Nguyên trong những năm vừa qua 38 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết : Nghành dệt may có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người ( nhu cầu mặc ), đồng thời đây cũng là nghành giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội. Ra đời từ rất sớm, nhưng phải đến những năm gần đây, nghành dệt may Thái nguyên mới thực sự khẳng định được vị trí và vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế của tỉnh thái nguyên. Dệt may là nghành kinh tế có lực lượng sản xuất hùng hậu và giữ vị trí đặc biệt trong công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu (XK) của Thái Nguyên. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành dệt may Thái Nguyên đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là : hiệu quả kinh tế không cao do chúng ta sản xuất gia công trong nước là chủ yếu ; chủng loại .mẫu mã còn nghèo nàn;sự phát triển thiếu đồng bộ giữa nghành dệt và may;nguyên vật liệu sản xuất chính chủ yếu lại nhập (NK);trình độ khoa học .công nghệ còn thấp; trang thiết bị sản xuất lạc hậu; hoạt động thiết kế chưa được coi trọng; vấn đề xây dựng thương hiệu chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; công tác xúc tiến thương mại (XTTM) còn hạn chế;…Bên cạnh đó, hàng hóa may mặc của Thái Nguyên còn bị cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm nước ngoài trên chính thị trường nội địa và thị trường XK. Xét cả về lý luận lẫn thực tiễn, để đảm bảo phát triển bền vững nghành dệt may, chúng ta cần giải quyết đồng bộ các tồn tại trên .Trong đó, vấn đề có ý nghĩa sống còn là chúng ta phải tiếp cận và giải quyết tốt các yêu cầu của thị trường mà trước hết là thị trường đầu ra cho sản phẩm dệt may. Trong bối cảnh cạnh tranh thương mại đang diễn ra khốc liệt , dệt may Thái Nguyên muốn tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường đầu ra thì phải nâng cao được bốn yếu tố là : chất lượng,giá cả, tiếp thị và uy tín thương hiệu. Việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào đời sống kinh tế khu và thế giới, thông qua việc chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO) sẽ tạo ra sự thay đổi và biến động lớn đối với tị trường của nghành dệt may Việt Nam nói chung và nghành dệt may Thái Nguyên nói riêng. Gia nhập WTO không chỉ la cơ hội cho hàng hóa của VN nói chung và các sản phẩm may mặc nói riêng vươn xa hơn thị trường thế giới mà còn đồng nghĩa với việc hàng hóa của VN sẽ phải đối mặt với việc cạnh tranh khốc liệt hơn. Hội nhập kinh tế một mặt tạo điều kiện cho các DN ở Thái Nguyên thâm nhập sâu và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa các nước khác trên thế giới, mặt khác các DN của chúng ta phải đối diện với sự cạnh tranh một cách khốc liệt khi hàng hóa của DN nước ngoài tràn vào thị trường nội địa. Mở rộng thị trường XK và chiếm lĩnh được thị trường trong nước là điều mà các DN Thái Nguyên cần phải làm được nếu muốn phát triển một cách bền vững và tất nhiên nghành dệt may không phải là ngoại lệ. Đẩy mạnh XK hàng dệt may và phát triển thị trường trong khu vực là bước đi quan trọng quyết định tương lai của nghành dệt may Thái Nguyên. 2.Mục tiêu nghiên cứu 2.1.Mục đích của đề tài Phân tích ,đánh giá thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu nghành dệt may Thái Nguyên năm 20102013,từ đó đề xuất giải pháp phát triển thị trường cho ngành dệt may trong thời gian tới. 2.2.Nhiệm vụ của đề tài Hệ thống hóa thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu ngành dệt may ,phát triển ngành dệt may Thái Nguyên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Phân tích những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân, sau đó rút ra các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và giải quyết. Kết hợp với định hướng phát triển ngành dệt may,đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường hàng dệt may trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu Thị trường hàng dệt may là một vấn đề rộng bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Tuy nhiên,trong phạm vi đề tài này, chỉ tập trung nghiên cứu phát triển thị trường đầu ra của hàng dệt may bao gồm thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trọng tâm nghiên cứu: Thị trường hàng dệt may với tư cách là thị trường đầu ra,thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng dệt may. Về không gian : Nghiên cứu thị trường hàng dệt may của Thái Nguyên ,bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường XK Về thời gian : Đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may tỉnh Thái Nguyên năm 20102013. Các giải pháp đề xuất : phát triển thị trường ngành dệt may trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 4.Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn bao gồm ba phần: Phần 1: Tổng quan về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hoạt động xuất nhập khẩu ngành dệt may. Phần 2: Khái quát về địa bàn tỉnh thái nguyên và Sở công thương thái nguyên. Phần 3: Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may Thái Nguyên trong giai đoạn từ năm 20102013.Giải pháp phát triển thị trường hàng dệt may Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã được sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu. Trong đó, có một số phương pháp cơ bản là: Phương pháp so sánh, đối chiếu: đặt đối tượng nghiên cứu trong sự liên hoàn của chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, bối cảnh của nền kinh tế trong nước. Việc so sánh, đối chiếu giữa các tỉnh trong khía cạnh phát triển thị trường XNK cho ngành dệt may trong thời gian 20102013. Phương pháp thống kê: từ việc thu thập dữ liệu, số liệu về hoạt động phát triển thị trường ngành dệt may của Thái Nguyên trong những năm qua và kinh nghiệm của các nước có liên quan để đưa ra những phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động XNK nghành dệt may. Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: dựa trên những tài liệu có viết về nghành dệt may để phân tích, tổng hợp lại nhằm có cái nhìn toàn diện và thực tế nhất về đối tượng nghiên cứu, đạt được mục đích nghiên cứu. PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÀNH DỆT MAY 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XNK NGHÀNH DỆT MAY 1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động XNK 1.1.1.Khái niệm: XNK là họat động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn ddingj và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. XNK là hoạt động dễ đem lại hiệu quả đột biến nhưng có thể gây thiệt hại lớn vì nó phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước tham gia XNK không dễ dàng khống chế được. Hoạt động XNK được tổ chức thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiều khâu từ điều tra thị trường nước ngoài, lựa chọn hàng hóa XNK, thương nhân giao dịch, tiến hành giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng tổ chức thực hiện hợp đồng cho đến khi hàng hóa chuyển đến cảng chuyển giao quyền sở hữu cho người mua, hoàn thành các thanh toán. Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ này phải được nghiên cứu đầy đủ kỹ lưỡng đặt chúng trong mối quan hệ lẫn nhau tranh thủ nắm bắt những lợi thế nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất, phục vụ đầy đủ kịp thời cho sản xuất, tiêu dùng trong nước. 1.1.2: Vai trò của hoạt động XNK 1.1.2.1.Đối vơi nhập khẩu Nhập khẩu( NK) là một hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế (TMQT), nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống. NK là để tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất và các hàng hóa cho tiêu dùng mà sản xuất trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất không đáp ứng nhu cầu. Chính vì vậy mà nhập khẩu có vai trò như sau: NK thúc đẩy nhanh quá trình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo một sự phát triển cân đối ổn định, khai thác đến mức tối đa tiềm năng và khả năng nền kinh tế vào vòng quay kinh tế NK đảm bảo đầu vào cho sản xuất tạo việc làm ổn định cho người lao động góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu góp phần nâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế đặc biệt là nước nhập khẩu. 1.1.2.2.Đối với xuất khẩu Xuất khẩu là một cơ sở của nhập khẩu và là hoạt động kinh doanh để đem lại lợi nhuận lớn, là phương tiện thúc đẩy kinh tế. Mở rộng xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và phát triển cơ sở hạ tầng. Nhà nước ta luôn coi trọng và thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ. Như vậy, xuất khẩu có vai trò hết sức to lớn thể hiện qua việc: XK tạo nguồn vốn cho nhập khẩu. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướng ngoại. + Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi. + Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước. + Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất trong nước. Nói cách khác, xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn và kỹ thuật, công nghệ tiên tiến thế giới từ bên ngoài. + Thông qua xuất khẩu,hàng hóa sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trường. + Xuất khẩu còn đỏi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Xuất khẩu tạo thêm công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Trước hết, sản xuất hàng xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động, tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước. Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại làm cho nền kinh tế gắn chặt với phân công lao động quốc tế. Thông thường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Ví dụ : xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, vận tải quốc tế,.. Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đề phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.1.2.3 Thị trường ngành dệt may Đặc điẻm của thị trường ngành dệt may: thị trường dệt may chịu sự quy định của yếu tố văn hóa; thị trường dệt may chịu sự tác động của các yếu tố tâm lý; thị trường dệt may chịu sự quy định của yếu tốt thời tiết; thị trường dệt may chịu sự tác động mạnh mẽ của yếu tố thời gian. Các chỉ tiêu đánh giá thị trường ngành dệt may: quy mô và tiềm năng; mức độ phù hợp của sản phẩm; mức độ cạnh tranh. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường ngành dệt may: Yếu tố vĩ mô : yếu tố pháp luật, chính trị; yếu tố kinh tế; yếu tố khoa họckỹ thuật; yếu tố văn hóa xã hội; nhân khẩu và địa lý; yếu tố thiên nhiên. Yếu tố vi mô : Sức mua của khách hàng; đối thủ cạnh tranh; các nhà cung cấp đầu vào cho dệt may; bộ máy quản lý và hoạt động của hiệp hội; hình thức tổ chức kinh doanh. 1.1.2.4. Phát triển thị trường ngành dệt may Dưới góc độ vi mô: phát triển thị trường ngành dệt may là tổng hợp các hoạt động nhằm phát triển các yếu tố cấu thành nên thị trường của DN bao gồm các yếu tố thị trường đầu vào và các yếu tố thị trường đầu ra. Trong giới hạn của đề tài này, tác giả chỉ trình bày về công tác phát triển thị trường đầu ra của ngành dệt may. Phát triển thị trường hàng dệt may nội địa : phát triển thị trường khu vực là hệ thống những biện pháp nhằm gia tăng thị phần, chiếm lĩnh thị trường thông qua các việc nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, thúc đẩy XTTM, xây dựng kênh phân phối. Phát triển thị trường ngành dệt may XK : Phát triển thị trường XK cho ngành dệt may Thái Nguyên là cách các DN giữ vững và xâm nhập sâu hơn, tăng tỷ trọng thị phần ở những thị trường đã có, đồng thời tìm kiếm và cung cấp hàng hóa vào các thị trường giàu tiềm năng mà ngành may mặc Thái Nguyên chưa xâm nhập vào được. 1.2. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XNK NGHÀNH DỆT MAY 1.2.1. Những cơ hội phát triển cho ngành dệt may Mở ra không gian mới, mở rộng cho thị trường XK; có điều kiện phát triển ngành dệt may; khai thác được lợi thế về lao động; thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật từ bên ngoài; tăng nguồn thu ngoại tệ; khai thác được các tài nguyên khác trong việc phát triển một số ngành phụ trợ; môi trường kinh doanh trong nước sẽ được cải thiện theo hướng thuận lợi và minh bạch hơn, được đối xử một cách bình đẳng theo các quy định của WTO. 1.2.2. Những thách thức đối với nghành dệt may Thái Nguyên Sự phụ thuộc thị trường vào các DN nước ngoài ngày một tăng; thông tin thị trường chậm; năng lực tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường hạn chế; nhất là thị trường XK; thiếu vốn; thiếu kỹ thuật; thiếu kinh nghiệm quản lí; do đó các DN may mặc thiếu linh hoạt trong việc đa dạng hóa sản phẩm; năng lực cạnh tranh kém; phần lớn các DN đều sản xuất gia công cho các DN nước ngoài nên rất thiệt thòi trong việc phân phối giá trị gia tăng; phải chia sẻ thị trường nội địa cho các đối thủ nước ngoài. 1.3. Cơ sở thực tiễn về hoạt động XNK ngành dệt may trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Các công ty may mặc ở thái nguyên:Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG là Doanh nghiệp chuyên kinh doanh, sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.Công ty được thành lập ngày 22111979 là doanh nghiệp quốc doanh. Đến ngày 01012003 được chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần với 100% vốn của các cổ đông với tên Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Thái Nguyên đến ngày 05092007 công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG. Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty hiện trên 7.000 người được đào tạo cơ bản, làm việc chuyên nghiệp, quản trị doanh nghiệp tiên tiến. Cùng với cơ sở vật chất khang trang được xây dựng trên diện tích mặt bằng là 330.000m2, máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO9001. Sản phẩm của Công ty được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như: Nhật Bản, Mỹ, EU... với giá cả cạnh tranh, phương thức dịch vụ luôn đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.Triết lý kinh doanh của công ty là: “Khách hàng là người trả lương cho chúng ta” Xin chân thành cảm ơn Quý vị, những bạn hàng, khách hàng đã quan tâm đến Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG. Những góp ý, giúp đỡ chân thành của Quý vị là nguồn động lực mạnh mẽ cho sự phát triển và thành công của chúng tôi. Hiện nay công ty có 8 XN may và 4 chi nhánh phụ trợ. Cụ thể: 1. Xí Nghiệp May Việt Đức: Tại 160 Minh Cầu TP Thái Nguyên T. Thái Nguyên Năng lực 20 chuyền Lao động: 1200 người 2. Xí nghiệp May Việt Thái: Số 221 đường Thống Nhất TP Thái Nguyên T. Thái Nguyên Năng lực: 16 chuyền Số lao động: 1100 người 3. Xí nghiệp May Sông Công 1.2.3.4: Khu B Khu Công nghiệp Sông Công Huyện Sông Công T. Thái Nguyên Năng lực : 60 chuyền Số lao động: 3200 người 4. Xí nghiệp May Phú Bình 1,2,3,4: Xã Kha Sơn Huyện Phú Bình T. Thái Nguyên Năng lực 60 chuyền Số lao động 2000 người 5. Các Chi nhánh Phụ trợ: Giặt, Thêu, Bao bì, Bông 6. Chi nhánh kinh doanh: 4 phòng kinh doanh xuất khẩu, 1 phòng XNK, 1 phòng thiết kế mẫu và đội vận tải Các cửa hàng trực thuộc: ở Thái Nguyên, Hà nội. 1.4. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thị trường ngành dệt may trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của ngành dệt may Thái nguyên. 1.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc Tận dụng các ưu thế tuyệt đối về nguồn cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ và lao động, Trung quốc chiếm vị trí khống chế trên thị trường dệt may toàn cầu. Kinh nghiệm phát triển dệt may của Trung Quốc là: Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm; tạo hệ thống kênh phân phối rộng khắp, nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu về sản phẩm “xanh” và “sạch”; sự hỗ trợ nhiều mặt của chính phủ Trung Quốc. 1.4.2. Kinh nghiệm của Thái Lan Công nghiệp dệt may Thái Lan phát triển tốt nhờ có sự hợp tác chặt chẽ giữa các DN và Chính phủ cả về đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và công nghệ. 1.4.3. Kinh nghiệm của Ấn Độ Ấn Độ phát huy lợi thế chi phí nhân công rẻ nên gia tăng XK những sản phẩm may mặc có giá thành hạ để có thể cạnh tranh với các sản phẩm của các nước đối thủ; tăng cường XK những sản phẩm có chất lượng cao; phát triển lợi thế cạnh tranh trong ngành công nghiệp phụ trợ, nhất là ngành dệt vải; đa dạng hóa các sản phẩm, mẫu mã. 1.4.4. Bài học kinh nghiệm rút ra về phát triển thị trường cho ngành dệt may Thái Nguyên Lựa chọn đúng định hướng chiến lược phát triển thị trường. Từng bước chuyển từ chiến lược khai thác lao động giá rẻ sang nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đầu tư tranng thiết bị, máy móc, công nghệ. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, thiết kế kiểu dáng, mẫu mã hàng may mặc XK. Liên kết giữa các DN trong kinh doanh XK hàng dệt may. Đa dạng hóa phương thức kinh doanh XK Thu hút đầu tư nước ngoài. Nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm hướng tới phục vụ khách hàng trung lưu và thượng lưu. Đa dạng hóa các kênh kinh doanh hàng may mặc Thái Nguyên trên các thị trường khác nhau. Nhanh chóng nâng cao trình độ chuyên môn và ngoại ngữ của các nhà quản lý và nhân viên kinh doanh của các DN may mặc Thái Nguyên. PHẦN 2 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN TÌNH THÁI NGUYÊN VÀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP SỞ CÔNG THƯƠNG THÁI NGUYÊN A.KHÁI QUÁT VÈ ĐỊA BÀN TÌNH THÁI NGUYÊN 2.1.. Điều kiện tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Thái Nguyên là một tỉnh ở Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Do vị trí địa lý thuận lợi, Thái Nguyên trở thành một trung tâm kinh tế xã hội của khu vực này,là cầu nối giữa vùng Việt Bắc Đồng Bằng Bắc Bộ và là tỉnh nằm giữa các vùng kinh tế phát triển mạnh là Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh. Ở vị trí biên giới tiếp giáp, Thái Nguyên cách Thủ đô Hà Nội 80km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 60km.. Tỉnh Thái Nguyên phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái nguyên là đầu nút. Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi phía Bắc rộng lớn. 2.1.2. Địa hình Là một tình miền núi, Thái Nguyên có độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 200300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Tỉnh Thái Nguyên được bao bọc bởi các dãy núi cao Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1592m. Về địa hình được chia là 3 vùng rõ rệt: + Vùng địa hình vùng núi : Bao gồm nhiều dãy núi cao ở phía Bắc chạy theo hướng Bắc Nam và Tây Bắc Đông Nam. Các dãy núi kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Vùng này tập trung ở các huyện Đại Từ, Định Hóa và một phần của huyện Phú Lương. Đây là vùng có địa hình cao chia cắt phức tạp do quá trình casto phát triển mạnh, có độ cao từ 500 1000m, độ dốc thường 2535 độ. + Vùng địa hình vùng đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và đường quốc lộ 3 thuộc huyện Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú Lương. Địa hình gồm các dãy núi thấp đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng. Độ cao trung bình từ 100300m, độ dốc thường từ 1525 độ. + Vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi : Bao gồm vùng đồi thấp và đồng bằng phía Nam tỉnh Thái Nguyên. Địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất bằng. Vùng này tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lương. Độ cao trung bình từ 3050m, độ dốc thường

Ngày đăng: 01/09/2016, 08:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Bách khoa toàn thư mở: http://vi.wikipedia.org Link
1. Nguồn báo cáo tổng hợp hoạt động XNK của tỉnh Thái Nguyên các năm 2010 -2013 Khác
6. Trang thông tin điện tử Sở công thương Thái Nguyên:congthuongthainguyen.gov.vn Khác
7. Giáo trình thương mại quốc tế - NXB Thống kê- trường đại học kinh tế quốc dân Khác
8. Trang thông tin điện tử: timlailieu.vn, doc.edu.vn, dl.vnu.edu.vn Khác
9. Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương- NXB giáo dục Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w