1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở việt nam hiện nay

17 791 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 370,55 KB

Nội dung

Các nhân tố tác động đến phát triển tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay .... Những hạn chế trong công tác phát triển tư duy lý luận cho đội ngũ cán b

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-* -

NGUYỄN THỊ HẰNG

PHÁT TRIỂN TƯ DUY LÝ LUẬN CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CẤP CƠ SỞ

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Triết học

Mã số: 60 22 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội – 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-* -

NGUYỄN THỊ HẰNG

PHÁT TRIỂN TƯ DUY LÝ LUẬN CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CẤP CƠ SỞ

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Triết học

Mã số: 60 22 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thị Lan

Hà Nội - 2015

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 5

2 Tình hình nghiên cứu 7

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 11

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 11

6 Đóng góp của luận văn Error! Bookmark not defined

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Error! Bookmark not defined

8 Kết cấu của luận văn Error! Bookmark not defined

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TƯ DUY LÝ

LUẬN CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO CẤP CƠ SỞ Ở VIỆT NAM

HIỆN NAY Error! Bookmark not defined

1.1 Khái niệm tư duy, tư duy lý luận Error! Bookmark not defined

1.1.1 Tư duy Error! Bookmark not defined

1.1.2 Tư duy lý luận Error! Bookmark not defined

1.2 Tư duy lý luận đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở Việt Nam

hiện nay Error! Bookmark not defined

1.2.1 Cán bộ lãnh đạo và cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nayError! Bookmark not defined

1.2.2 Tầm quan trọng của việc phát triển tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ

lãnh đạo cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay Error! Bookmark not defined

1.3 Các nhân tố tác động đến phát triển tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ

lãnh đạo cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay Error! Bookmark not defined

CHƯƠNG 2 PHÁT TRIỂN TƯ DUY LÝ LUẬN CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

LÃNH ĐẠO CẤP CƠ SỞ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY- THỰC TRẠNG VÀ

GIẢI PHÁP Error! Bookmark not defined

2.1 Thực trạng phát triển tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ

sở ở Việt Nam hiện nay Error! Bookmark not defined

Trang 4

2.1.1 Những thành tựu về phát triển tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh

đạo cấp cơ sở Việt Nam hiện nay Error! Bookmark not defined

2.1.2 Những hạn chế trong công tác phát triển tư duy lý luận cho đội ngũ cán

bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay và nguyên nhânError! Bookmark not defined

2.2 Những yêu cầu và phương hướng cơ bản nhằm phát triển tư duy lý luận

cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay Error!

Bookmark not defined

2.2.1 Yêu cầu đặt ra đối với việc phát triển tư duy lý luận cho cán bộ lãnh

đạo cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay Error! Bookmark not defined

2.2.2 Những phương hướng cơ bản nhằm phát triển tư duy lý luận cho đội

ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay Error! Bookmark not

defined

Tiểu kết chương 2 Error! Bookmark not defined

KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

PHỤ LỤC

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sức mạnh của tư duy lý luận đối với đời sống và hoạt động thực tiễn đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi… và có kinh nghiệm mà không có lý luận thì như một mắt sáng một mắt mờ” [59, tr.233-234] Nhận định này đã khẳng định tầm quan trọng của tư duy lý luận và vai trò của nó đối với sự phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay

Nghị quyết lần thứ 3 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII

đã chỉ rõ: “Đất nước ta bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề, khó khăn và phức tạp đòi hỏi Đảng

ta phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” [28, tr.66], đã cho thấy đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói chung và lãnh đạo cấp cơ sở nói riêng có vai trò quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là năng lực lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ này có ý nghĩa quyết định đối với quá trình phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa

và phát triển đất nước hiện nay

Cấp cơ sở là cấp đầu tiên trong bộ máy hành chính ở nước ta, nhưng lại

là cấp gần với dân nhất, trực tiếp đưa các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống của nhân dân Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở có kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn, năng lực vận dụng đường lối, chủ trương, quan điểm đổi mới của Đảng vào việc xây dựng các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở cho phù hợp; rút ra các bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khái các chương trình, kế hoạch

ở cơ sở Bên cạnh đó, thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cấp cơ sở cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, đặc biệt là về trình độ tư duy lý luận thấp; còn nhiều yếu kém trong tổng kết thực tiễn; bệnh chủ quan, giáo điều, dập khuôn

Trang 6

máy móc, tôn sùng kinh nghiệm; mới dừng lại ở tư duy mạnh về triển khai, vận dụng mà chưa nhạy bén và sáng tạo trong các hoạt động ở cấp cơ sở… Nguyên nhân của những hạn chế này thì do rất nhiều nguyên nhân khác nhau,

có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan Trong đó có một số nguyên nhân

cơ bản: trình độ văn hóa, trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ các các kỹ năng phục vụ cho công tác lãnh đạo quản lý của cán bộ còn thấp; công tác của đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập, thiếu quy hoạch và

sử dụng còn nhiều bất cập; kinh tế, văn hóa, xã hội ở các cơ sở còn kém phát triển; trình độ dân trí thấp; cơ sở vật chất và các phương tiện phục vụ công tác

ở cơ sở còn nhiều thiếu thốn, chưa được đầu tư đồng bộ

Cùng với sự phát triển của đường lối đổi mới đất nước, trình độ tư duy

lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, trong đó có tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở trên cả nước đã có những bước phát triển mới, từng bước khẳng định được vai trò và vị trí quan trọng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp

cơ sở, trong công tác lãnh đạo, quản lí các hoạt động ở mỗi địa phương Tuy nhiên, đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, phát triển tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo đã và đang đặt ra những yêu cầu mới với những tiêu chuẩn mới, trong đó đặc biệt là

sự phát triển tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở Để đáp ứng được những yêu cầu mới, đòi đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở phải có một trình độ tư duy lý luận nhất định mới hoàn thành tốt những nhiệm vụ đang đặt ra Như vậy, phát triển tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở

là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng, cấp bách và lâu dài của đất nước Tư duy lý luận đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở như là “kim chỉ nam” cho hoạt động nhận thức và thực tiễn của người cán bộ Tư duy lý luận còn là

cơ sở quan trọng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở có thể tiếp cận và hiểu sâu sắc các quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, trên cơ sở đó có thể vận dụng một cách sáng tạo vào trong quá trình lãnh đạo, quản lý ở mỗi cơ sở đạt hiệu quả cao

Trang 7

Thực tế những năm gần đây cho thấy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói chung và đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cấp cơ sở nói riêng đã có những chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu và trình độ Đội ngũ cán bộ ngày càng được trẻ hoá

và hoạt động ngày càng hiệu quả hơn Tuy nhiên, phẩm chất trí tuệ mà trực tiếp là năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, bất cập, chưa ngang tầm với những đòi hỏi và nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn hiện nay Vì vậy, vấn đề quan tâm phát triển

tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở có ý nghĩa và vai trò to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

Vậy, làm gì và làm như thế nào để phát triển tư luy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay là vấn đề đang đặt ra cấp thiết

cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn Đây cũng là vấn đề hết sức quan trọng đối với chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước trong thời

kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Phát triển tư

duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở ở Việt Nam hiện nay” làm

đề tài nghiên cứu của luận văn Thạc sĩ

2 Tình hình nghiên cứu

Vấn đề tư duy, tư duy lý luận được nghiên cứu từ rất sớm, đặc biệt là từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay, trong đó có nhiều các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu vấn đề này

và cũng có nhiều công trình khoa học được công bố, xuất bản thành sách, đăng tải trên các báo, tạp chí, luận văn, luận án, các hội thảo khoa học Vấn

đề tư duy, tư duy lý luận đã được nhiều các tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu cũng như đề cập đến dưới nhiều góc độ khác nhau Ở nước

ta, nhiều cuộc hội thảo khoa học, nhiều tác phẩm, bài viết trên tạp chí, một số luận án đã đề cập đến vấn đề đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế, vấn đề nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, có tác giả lại tìm hiểu

về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn hoặc gắn nó với một vấn đề cụ thể

Trang 8

nào đó, luận giải cho sự cần thiết của việc đổi mới tư duy lý luận Trong đó

có một số công trình cơ bản như:

Vấn đề tư duy lý luận và đổi mới tư duy lý luận: “Đổi mới tư duy lý luận

và công tác xây dựng Đảng” của tác giả Hoàng Tùng, Nxb Sự thật, Hà Nội,

1987 Trong đó tác giả tập trung làm rõ những nội dung chủ yếu về: đổi mới

tư duy là tiền đề khắc phục sự chậm trễ về lý luận; đổi mới công tác xây dựng Đảng Trên cơ sở phân tích tác giả đưa ra nhận định: để thực hiện thành công nhiệm vụ đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội của đất nước, trước hết cần phải đổi mới tư duy lý luận và đổi mới công tác xây dựng Đảng Nghiên cứu này đã chứng tỏ được sức mạnh to lớn của tư duy lý luận trong sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung

Nghiên cứu về tư duy lý luận trong tác phẩm “Tư duy lý luận với hoạt động của người cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn” do tác giả Trần Thành chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003 Trong đó tư duy lý luận là hình thức cao nhất của tư duy, là quả trình tiếp cận, năm bắt, nhận thức và tái tạo hiện thực khách quan bằng lý luận, hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật Bàn về vai trò của tư duy lý luận đối với người cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn được coi như “chìa khóa” mở ra cho hoạt động nhận thức và thực tiễn Tư duy lý luận giúp cho người cán bộ nắm được thực chất quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; cũng nhờ có tư duy lý luận người cán bộ mới có khả năng phân tích sự phong phú, đa dạng và phức tạp của thực tiễn, từ đó vận dụng lý luận một cách chủ động, sáng tạo, biết tổng kết thực tiễn để bổ sung, phát triển lý luận

“Mấy vấn đề cấp bách về đổi mới tư duy lý luận” của tập thể học viện Nguyễn Ái Quốc, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1988 Các tác giả đã cho rằng chính cách nghĩ bảo thủ, chủ quan, máy móc, duy ý chí là nguyên nhân đã làm cản trở quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, từ đó nêu lên sự cần thiết của việc phải đổi mới tư duy Bởi chỉ có đổi mới tư duy mới có thể nhìn thấy

Trang 9

rõ được cái lạc hậu, lỗi thời cần phải loại bỏ, và đi đến khẳng định những nhân tố mới, cách làm mới phù hợp với thực tiễn cụ thể của đất nước

“Tư duy lý luận với sự nghiệp đổi mới” của GS.Trần Nhâm, Nxb Chính trị quốc gia, 2004 Tác giả trên cơ sở nghiên cứu vấn đề đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta trong bối cảnh thời đại, trong mối quan hệ với toàn cầu hóa

và những thách thức đặt ra, cũng như trong mối tương quan giữa chủ nghĩa Mác - Lênin và thời đại hiện nay

“Qúa trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ 1986 đến nay”, do tập thể tác giả Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc Việt, Lê Ngọc Tòng (Chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006 Tác phẩm đã đề cập đến nhiều vấn

đề liên quan tới quá trình đổi mới và phát triển ở nước ta, góp phần làm sáng tỏ quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng, nhất là nhận thức lý luận của Đảng

về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

“Đổi mới tư duy lý luận - tư duy lý luận trong sự nghiệp đổi mới”, Tạp chí Triết học, số 1, 1988 Tác giả đã đề cập vấn đề đổi mới tư duy lý luận đã được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra, cũng như tính cấp thiết của vấn đề đổi mới được thông qua, để thấy được vai trò của tư duy lý luận trong

sự nghiệp đổi mới đất nước Đây là một nhân tố không nhỏ trong việc định hướng các chiến lược, sách lược phát triển đất nước

“Tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao tư tưởng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của GS Đặng Xuân Kỳ, đăng trên Tạp chí Đảng cộng sản,

số 8, 4/1999 Tác giả cho rằng: quá trình đổi mới tư duy lý luận đã có những biến đổi, song cần phải tiếp tục đổi mới hơn nữa bởi lý luận của chúng ta còn nhiều chỗ lạc hậu so với thực tiễn Đổi mới không phải chỉ là đưa ra những nhận thức, phương pháp tư duy khác trước mà ở đây đổi mới có nghĩa là cái mới đã bao hàm cái đúng đắn đã có trước kia, loại bỏ những sai lệch, lỗi thời của cái cũ và bổ sung những gì mới mẻ, phản ánh đúng thực tiễn, phù hợp với quy luật khách quan của sự phát triển xã hội

Trang 10

Vấn đề về thực trạng tư duy lý luận ở nước ta và đổi mới tư duy lý luận được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu Tiêu biểu như: Tác giả Lê Hữu Nghĩa “Một số căn bệnh trong phương pháp tư duy của cán bộ ta”, Tạp chí Triết học số 2, 1988 Tác giả Ngô Đình Xây “Vài nét về thực trạng tư duy lý luận ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học số 4, 1990

Một số công trình đề cập đến vấn đề phát triển tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ như: “Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã hiện nay” của Hồ Bá Thâm, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995 Tác giả Nguyễn Đa Phúc “Phát triển tư duy biện chứng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở nước ta hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Triết học năm 1997 Tác giả

Vũ Đình Chuyên “Nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản

lý cấp huyện ở nước ta hiện nay qua thực tế tỉnh Kiên Giang” Luận văn Thạc sĩ Triết học năm 2000 Tác giả Vũ Đức Quyền “Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Triết học năm 2004

Nhìn chung, trong những công trình nghiên cứu trên các tác giả đã luận giải về vấn đề lý luận, tư duy lý luận, các hoạt động trong công tác lãnh đạo, quản lí của đội ngũ cán bộ và sự cần thiết phải đổi mới tư duy lý luận ở nước

ta hiện nay theo những mức độ khác nhau Tuy nhiên, việc nghiên cứu nhấn mạnh vai trò tư duy lý luận trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước còn chưa đủ độ và chưa đầy đủ Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước đang đòi hỏi tư duy của chúng ta cũng cần phải đổi mới, được bổ sung cho phù hợp với tình hình, hoàn cảnh cụ thể Vì vậy, vấn đề nhận thức rõ vai trò của tư duy lý luận trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay là một vấn

đề cấp thiết Trong đó, đặc biệt là xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cấp cơ sở có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Trên cơ sở kế thừa quan điểm cơ bản của các nhà nghiên cứu trước, tác giả đặt ra mục đích trình bày một cách có hệ thống vấn đề phát triển tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở hiện nay ở nước ta, góp

Ngày đăng: 29/08/2016, 10:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w