1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cao học TT HCM về văn hóa đảng lãnh đạo xây dựng, phát triển văn hoá thời kỳ 1930 1985

41 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 192,5 KB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Văn hoá là thước đo cái nhân bản trong con người, là trình độ người của các quan hệ xã hội. Văn hoá cũng chính là yếu tố làm nên bản sắc của mỗi dân tộc, là nền tảng tinh thần của xã hội. Đối với dân tộc Việt Nam, Văn hoá là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh, viết nên những trang sử lạ lùng bởi tính kiên cường trong hoạn nạn, bởi khí phách hào hùng trong giữ nước và dựng nước . Chính vì vai trò to lớn ấy mà văn hoá cần có sự lãnh đạo của Đảng không chỉ trong kháng chiến mà cả trong hoà bình. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với văn hoá giúp cho văn hoá Việt Nam phát triển theo chiều hướng lành mạnh, góp phần xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa một chế độ mang lại lợi ích cho số đông. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng nhờ có Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển mà văn hoá Việt Nam đã góp phần làm nên những chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Vì những lý do trên mà tôi lựa chọn đề tài Đảng lãnh đạo xây dựng, phát triển văn hoá thời kỳ 19301985 làm đề tài tiểu luận của mình.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn hoá là thước đo cái nhân bản trong con người, là trình độ ngườicủa các quan hệ xã hội Văn hoá cũng chính là yếu tố làm nên bản sắc củamỗi dân tộc, là nền tảng tinh thần của xã hội Đối với dân tộc Việt Nam, "Vănhoá là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sốngmãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió vàthác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển

và lớn mạnh, viết nên những trang sử lạ lùng bởi tính kiên cường trong hoạnnạn, bởi khí phách hào hùng trong giữ nước và dựng nước"1

Chính vì vai trò to lớn ấy mà văn hoá cần có sự lãnh đạo của Đảngkhông chỉ trong kháng chiến mà cả trong hoà bình Sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam đối với văn hoá giúp cho văn hoá Việt Nam phát triểntheo chiều hướng lành mạnh, góp phần xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa-một chế độ mang lại lợi ích cho số đông Thực tế lịch sử đã chứng minh rằngnhờ có Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển mà văn hoá Việt Nam đã gópphần làm nên những chiến thắng vẻ vang của dân tộc

Vì những lý do trên mà tôi lựa chọn đề tài "Đảng lãnh đạo xây dựng,phát triển văn hoá thời kỳ 1930-1985" làm đề tài tiểu luận của mình

1 Phạm Văn Đồng, Văn hoá và đổi mới, Nxb CTQG, H.1994, tr 16-17

Trang 2

3 Lịch sử nghiên cứu

Vấn đề Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng và phát triển vănhoá đã được nhiều tác giả nghiên cứu ở những góc độ khác nhau tiêu biểu làcác tác giả:

- Phạm Văn Đồng, Văn hoá và đổi mới, Nxb CTQG, H.1994.

- Lê Duẩn, Về xây dựng nền văn hoá mới, con người mới xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự Thật 1984.

- Hà Xuân Trường, Đường lối văn nghệ của Đảng, Nxb Sự Thật, 1975.

- Hoàng Thị Hạnh, Góp phần tìm hiểu tư tưởng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của văn hoá trong sự phát triển xã hội, Nxb CTQG,

H.2005

Từ nhiều góc độ khác nhau, các tác giả trên đã đề cập đến vai trò, đặctrưng, phương hướng phát triển của nền văn hoá mới, qua đó thể hiện rõ quanđiểm, chủ trương của Đảng trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới Tuynhiên chưa có một tác giả nào nghiên cứu cụ thể sự lãnh đạo của Đảng trongxây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam thời kỳ 1930-1985 cũng nhưnhững cơ sở hình thành các đường lối ấy

4 Phạm vi nghiên cứu

Văn hoá và xây dựng nền văn hoá mới là một vấn đề có phạm vi rấtrộng Với khả năng và khuôn khổ có hạn của một tiểu luận, tôi tập trung vàonghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nền văn hoá mới từ 1930-

1985 và những thành tựu cơ bản của nền văn hoá mới giai đoạn 1930-1985

5 Phương pháp nghiên cứu cơ bản

- Phương pháp biện chứng duy vật;

- Phương pháp lịch sử;

- Phương pháp phân tích tổng hợp

Trang 3

6 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm có 3phần:

I- Căn cứ lý luận và thực tiễn về phát triển văn hoá

II- Quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng, phát triển văn hoá

III- Một số kinh nghiệm và những giải pháp

NỘI DUNG

I Căn cứ lý luận và thực tiễn về phát triển văn hoá.

Những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về lãnh đạo, xây dựng,phát triển nền văn hoá mới được hình thành trên nền tảng lý luận Mác-Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và những kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam và thếgiới

1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin.

- Quan điểm của Mác-Ăngghen:

C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng văn hoá là toàn bộ những giá trị đượctạo ra nhờ hoạt động lao động sáng tạo của con người gồm có giá trị vật chất,giá trị tinh thần và bản thân sự phát triển của con người Văn hoá không chỉ lànền tảng tinh thần của xã hội, của lịch sử nhân loại mà còn là lĩnh vực luôn cóảnh hưởng, tác động đến tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, đến sựphát triển xã hội Trong sự tác động và ảnh hưởng đó văn hoá không chỉ tácđộng, ảnh hưởng đến nguyên nhân sinh ra nó-đến sự tồn tại xã hội, đến quátrình sản xuất vật chất của con người, mà còn góp phần quyết định phươngthức vận động và phát triển của lịch sử nhân loại, của xã hội loài người Do

đó hai ông khẳng định sự cần thiết phải làm cách mạng giải phóng xã hội, giải

Trang 4

phóng con người, đồng thời giải phóng cả văn hoá "Xoá bỏ chế độ tư hữu cónghĩa là giải phóng hoàn toàn tất cả những cảm giác và thuộc tính của conngười… chỉ có thông qua sự phong phú, đã được phát triển về mặt vật chấtcủa bản thân con người, thì sự phong phú về tính cảm giác chủ quan của conngười mới phát triển và một phần thậm chí lần đầu tiên mới được sản sinh ra:

Lỗ tai thính âm nhạc, con mắt cảm thấy cái đẹp của hình thức- nói tóm lại lànhững cảm giác có khả năng về những sự hưởng thụ có tính chất người và tựkhẳng định mình như những lực lượng bản chất của con người"1

Như vậy giải phóng con người gắn với giải phóng văn hoá, qua đó màđiều tiết xã hội, trở thành nguồn lực nội sinh cho sự phát triển xã hội bềnvững- phát triển vì mục tiêu nhân văn, vì giá trị nhân đạo

- Quan niệm của Lênin:

Kế thừa và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác, Lênin đã trình bày mộtcách có căn cứ khoa học về mối quan hệ giữa văn hoá vô sản và sự nghiệpcách mạng, nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với văn hoá văn nghệ Lênincho rằng văn hoá vô sản vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng.Lênin đã đưa ra một công thức có tính khái quát cao: "Văn hoá vô sản = chủnghĩa cộng sản"2 đồng thời khẳng định: Đảng Cộng sản là người thực hiện sựnghiệp to lớn này Văn hoá vô sản phải là một bộ phận hữu cơ của sự nghiệpcách mạng, "Sự nghiệp văn học phải thành một bộ phận trong sự nghiệp củatoàn thể giai cấp vô sản, phải thành "một cái bánh xe nhỏ và một cái đinh ốc"trong bộ máy dân chủ- xã hội vĩ đại, thống nhất do toàn đội tiên phong giácngộ của toàn bộ giai cấp công nhân điều khiển"3

Lênin cũng đã chỉ ra phương thức xây dựng nền văn hoá mới TheoLênin xây dựng nền văn hoá vô sản không phải là nghĩ ra một thứ văn hoá vôsản mới, mà phát triển những kiểu mẫu ưu tú những truyền thống ưu tú,

1 C.Mác,Ph.Ăngghen,VI.Lênin, Về văn hoá và nghệ thuật, Nxb Sự Thật 1997, tr 393-394

2 VI.Lênin toàn tập, Nxb Tiến bộ, M.1978, tr51, tr382.

3 VI.Lênin toàn tập, Nxb Tiến bộ, M.1977, tr 12, tr 123.

Trang 5

những kết quả tốt nhất của nền văn hoá hiện đang tồn tại, xét theo quan điểmthế giới quan của chủ nghĩa Mác và những điều kiện của đời sống thực tiễn.Lênin cho rằng: "phải tiếp thu toàn bộ nền văn hoá do chủ nghĩa tư bản để lại

và dùng nền văn hoá đó để xây dựng chủ nghĩa xã hội Phải tiếp thu toàn bộkhoa học, kỹ thuật, tất cả những kiến thức, tất cả nghệ thuật Không có cái đóchúng ta không thể xây dựng cuộc sống của xã hội cộng sản được"1 Ở đâycần hiểu rằng, tiếp thu toàn bộ nền văn hoá không có nghĩa là tiếp thu mộtcách không có chọn lọc, tiếp thu cả mặt xấu lẫn mặt tốt mà là tiếp thu nhữnggiá trị văn hoá đích thực mà nhân loại thừa nhận

Để xây dựng được nền văn hoá mới đó nhất thiết cần phải có sự lãnhđạo của Đảng, sự lãnh đạo của Đảng đảm bảo cho công tác văn hoá văn nghệ

đi đúng hướng, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản

Tư tưởng của Lênin về văn hoá đặt nền móng cho đường lối, chínhsách văn hoá của Đảng Cộng sản Nga, Nhà nước Xô Viết và của các ĐảngCộng sản ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc

về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam Nguồn gốc quyết định đếnviệc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh chính là chủ nghĩa Mác-Lênin Do đó

mà những quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hoá cũng được hình thành trên

cơ sở tiếp thu quan điểm của Mác-Lênin về văn hoá và quá trình tiếp thunhững tinh hoa văn hoá của dân tộc, của nhân loại

Chủ nghĩa Mác-Lênin bàn nhiều đến văn hoá nhưng thực sự chưa đưa

ra một khái niệm cụ thể về văn hoá Riêng Hồ Chí Minh ngay từ năm

1942-1943 đã viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài ngườimới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoahọc, tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về

1 VI.Lênin toàn tập, Nxb Tiến bộ, M.1977, tr 38, tr67

Trang 6

mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh

đó tức là văn hoá Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạtcùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng nhữngnhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" Người còn chỉ ra năm điểm lớnxây dựng nền văn hoá dân tộc đó là:

"1- Xây dựng tâm lí: tinh thần độc lập tự cường

2- Xây dựng luân lí: biết hi sinh mình, làm lợi cho quần chúng

3- Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhândân trong xã hội

4- Xây dựng chính trị: dân quyền

5- Xây dựng kinh tế"1

Như vậy theo quan điểm của Hồ Chí Minh văn hoá là toàn bộ nhữnggiá trị vật chất và những giá trị tinh thần mà loài người sáng tạo ra nhằm đápứng lẽ sinh tồn, đồng thời cũng là mục đích cuộc sống của loài người Muốnxây dựng nền văn hoá dân tộc thì cần phải xây dựng trên tất cả các lĩnh vực:kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức, tâm lí con người Hồ Chí Minh cũng đãnhận rõ được rằng: "Văn hoá, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác,không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị"2 Văn hoá phảiphục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế, tác độngtích cực trở lại đối với kinh tế và chính trị như một động lực hết sức quantrọng Vì một khi trình độ văn hoá của nhân dân được nâng cao sẽ giúp chochúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ… để xâydựng nước ta trở thành một nước dân chủ giàu mạnh Mặt khác, muốn pháttriển văn hoá thì phải phát triển kinh tế Người nói: "Muốn tiến lên chủ nghĩa

xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hoá Vì sao không nói phát triển vănhoá và kinh tế? Tục ngữ ta có câu: có thực mới vực được đạo; vì thế kinh tế

1 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, T3, tr 431

2 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1996, T6, tr 368-369

Trang 7

phải đi trước… phát triển kinh tế và văn hoá để nâng cao đời sống vật chất vàvật chất và văn hoá của nhân dân ta"1.

Đồng thời Hồ Chí Minh còn vạch rõ phương hướng xây dựng một nềnvăn hoá mới những nhiệm vụ cụ thể của các lĩnh vực chính của văn hoá như:giáo cục, văn nghệ, đời sống… Những quan điểm toàn diện, sâu sắc của HồChí Minh về xây dựng nền văn hoá mới đã giúp định hướng cho Đảng tatrong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hoá mới- văn hoá xãhội chủ nghĩa

3 Cơ sở thực tiễn.

Bên cạnh cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với văn hoá cònđược xây dựng dựa trên cơ sở thực tiễn Đó chính là những kinh nghiệm củathế giới và truyền thống văn hoá dân tộc

a Kinh nghiệm thế giới.

Thực tiễn lịch sử thế giới đã chứng minh văn hoá chính là một động lựctinh thần to lớn thức tỉnh con người, thôi thúc con người đấu tranh để tiến tớimột xã hội ngày càng tốt đẹp hơn Trào lưu văn hoá Phục Hưng ở châu Âu thế

kỷ XIV-XVI với những thành tựu rực rỡ đã giải phóng con người khỏi nhữngràng buộc khắt khe của giáo hội Thiên Chúa giáo, của Nhà nước phong kiến

đã lỗi thời Văn hoá Phục Hưng đã chỉ ra con đường tranh đấu để tìm đến vớihạnh phúc ngay ở trần gian chứ không phải là nhẫn nhục chịu đựng để đượchưởng hạnh phúc ở một thế giới khác như giáo hội vẫn thường răn dạy conngười Trào lưu văn hoá Phục Hưng đã đặt nền móng cho văn hoá tư sản rađời, là cơ sở để từ đó mà có trào lưu Ánh sáng của châu Âu thế kỷ XVIII Vàchính trào lưu Ánh sáng này đã soi đường cho cách mạng tư sản Pháp - cuộccách mạng lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế thống trị lâu đời ở Pháp.Cuộc cách mạng này đã để lại một khẩu hiệu bất hủ "Tự do-Bình đẳng-Bác

1 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.2000, T10, tr 59

Trang 8

ái", mở ra thời kỳ thắng lợi và củng cố chủ nghĩa tư bản ở những nước tiêntiến ở châu Âu, châu Mỹ.

Thực tiễn cách mạng Liên Xô những năm sau cách mạng tháng Mườicũng đã cho chúng ta thấy nhờ việc khơi dậy được tinh thần dân tộc Nga, xâydựng một nền văn hoá mới- văn hoá xã hội chủ nghĩa- mà đất nước Liên Xô

đã giành được những thắng lợi lớn, từng bước xây dựng chế độ xã hội chủnghĩa Nền văn hoá mới mà nước Nga Xô Viết đã xây dựng là một nền vănhoá mà ở đó mỗi một người dân đều ý thức được trách nhiệm của mình vớiđất nước, với phong trào cách mạng thế giới và chấp nhận mọi gian khổ, mọi

hy sinh để góp phần công sức của mình cho sự thành công của cách mạng ởcác nước anh em Đó là một nền văn hoá mà trong đó quan hệ giữa con ngườivới con người gắn bó mật thiết như những người cùng chung huyết thống Đấtnước Liên Xô những năm phát triển ổn định thực sự là cái đích lí tưởng chocác nước khác mong muốn đạt đến Nhân dân Liên Xô đã hy sinh quên mình

vì hạnh phúc của các nước anh em

b Tuyền thống văn hoá dân tộc.

Dân tộc Việt Nam trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữnước đã tạo lập cho mình một nền văn hoá riêng với những truyền thống tốtđẹp, bền vững Nhờ có những truyền thống tốt đẹp đó mà dân tộc Việt Nam

đã tạo cho mình được một sức mạnh to lớn, vượt qua mọi khó khăn trở ngại

mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ

Trang 9

bán nước và lũ cướp nước…"1 Truyền thống yêu nước và tinh thần đấu tranhbất khuất đã làm nên những anh hùng dân tộc vĩ đại mà sử sách mãi mãi cònlưu danh làm nên những chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

Thứ hai là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết tương thântương ái "lá lành đùm lá rách" Truyền thống này được hình thành từ hoàncảnh dân tộc ta phải thường xuyên đấu tranh chống giặc ngoại xâm và thiêntai, thú dữ Người Việt Nam sống gắn bó tình nghĩa, tối lửa tắt đèn có nhau,sẵn sàng nhường cơm sẻ áo cứu giúp người hoạn nạn Ca dao Việt Nam đãphản ánh truyền thống này rất sinh động:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước phải thương nhau cùng"

Hay: "Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

Thứ ba là truyền thống ham học hỏi, không ngừng mở rộng cửa đónnhận, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại Văn hoá Việt Namkhông phải là một nền văn hoá đóng mà là một nền văn hoá mở, con ngườiViệt Nam dễ dàng tiếp thu những gì tốt đẹp của các dân tộc khác Từ tinh hoacủa các học thuyết phương Đông như Nho, Phật, Lão đến những tư tưởng vănhoá hiện đại của phương Tây Tất cả những nền văn hoá tiếp xúc với văn hoáViệt Nam dù là tiếp xúc tự nhiên hay tiếp xúc cưỡng bức đều được dân tộcViệt Nam tiếp thu, cải biến những cái hay cái đẹp của người thành giá trịriêng của mình

Bên cạnh ba truyền thống nổi bật này còn phải kể đến rất nhiều truyềnthống tốt đẹp khác của dân tộc Việt Nam: Đó là truyền thống lạc quan, yêuđời, cần cù, thông minh, sáng tạo, nhân ái, khoan dung…

1 Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1996, T6, tr 171-172

Trang 10

Có thể nói văn hoá là sự thể hiện một cách rõ rệt bản chất sâu xa củacon người và cộng đồng con người Văn hoá Việt Nam với những truyềnthống quý báu đã làm nên sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam Nó làcội nguồn của sức mạnh và tài năng làm nên chiến thắng Nó là đôi cánh giúpcon người vượt lên trên mọi hiểm hoạ và nguy cơ.

Như vậy, có thể khẳng định những quan điểm của chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những kinh nghiệm thực tiễn của cách mạngthế giới cùng với truyền thống tốt đẹp của văn hoá dân tộc Việt Nam chính lànhững căn cứ lí luận và thực tiễn để giúp Đảng Cộng sản Việt Nam hoạchđịnh đường lối lãnh đạo, xây dựng phát triển nền văn hoá mới- nền văn hoáđáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, đi cùng với cáchmạng trở thành động lực thành mục tiêu của cách mạng

Mác-II Quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng, phát triển nền văn hoá thời

kỳ 1930-1985.

Sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng phát triển văn hoá thời kỳ1930-1985 là quá trình liên tục, nhưng để thấy được rõ nét sự lãnh đạo củaĐảng cũng như sự hoàn thiện về đường lối của Đảng đối với văn hoá chúng ta

có thể phân thành các giai đoạn nhỏ

1 Giai đoạn 1930-1945.

Đây là giai đoạn Đảng Cộng sản Việt Nam mới ra đời và bắt đầu lãnhđạo cách mạng Việt Nam Để có một cái nhìn tổng quát về quá trình lãnh đạocủa Đảng đối với văn hoá cũng như vai trò to lớn của Đảng đối với nền vănhoá mới Việt Nam, chúng ta cần nhìn lại đôi nét về nền văn hoá Việt Namtrước khi Đảng ra đời- một nền văn hoá hàng ngàn năm của đất nước pháttriển trên cơ sở nền nông nghiệp trồng lúa nước

Nền văn hoá cổ truyền của Việt Nam một mặt có nhiều ưu điểm nhưtinh thần yêu nước, lối sống tự lập, tự cường, tinh thần dễ thích nghi và tình

Trang 11

cảm vị tha cao thượng… Mặt khác, cũng có một số nhược điểm như: sự ưutiên phát triển của các quan hệ đạo đức, xem thường thương nghiệp, luật phápchưa phát triển, chủ nghĩa bình quân, cá nhân thường bị chìm lấp trong cộngđồng… Những ưu, nhược điểm này đã bị phá vỡ khi văn hoá phương Tây bắtđầu xâm nhập vào cùng với bước chân của thực dân Pháp xâm lược Các quan

hệ rường cột của xã hội cũ bắt đầu rạn nứt, lòng trung quân ái quốc, các quan

hệ vua tôi, cha con, vợ chồng bắt đầu biến đổi cùng với quá trình suy vi củaNho giáo Sau sự thất bại của Nho giáo trong việc giải quyết những vấn đềdân tộc và dân chủ, các tầng lớp thanh niên Việt Nam năng động nhất của lịch

sử đã tìm đến với văn hoá phương Tây Một bộ phận thanh niên dừng lại ởhọc thuyết "Tự do, bình đẳng, bác ái" của các nhà khai sáng Pháp, một sốkhác đến với chủ nghĩa Mác và thành lập Đảng Cộng sản Xã hội Việt Namlúc này bắt đầu một khuynh hướng yêu nước kiểu mới Khuynh hướng này đãkết hợp ba phong trào: phong trào giải phóng dân tộc, phong trào dân chủ vàphong trào chủ nghĩa xã hội

Chủ nghĩa yêu nước kiểu mới do Nguyễn Ái Quốc tìm ra, trước hết là

sự kết hợp giữa tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin với chủ nghĩayêu nước truyền thống của người Việt Một chủ thể văn hoá mới, người cáchmạng khác hẳn với các nhà Nho, các trí thức tiểu tư sản Tây học, đã tạo ramột động lực to lớn cho nền văn hoá Việt Nam mới Nguyễn Ái Quốc đã sánglập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đây cách mạng Việt Nam bước sang mộttrang mới Trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Đảng Cộng sản ViệtNam đã đề ra đường lối lãnh đạo xây dựng, phát triển nền văn hoá Việt Nammới Đường lối lãnh đạo của Đảng thể hiện nguyện vọng và khát vọng xâydựng nền văn hoá mới ở Việt Nam để giải phóng xã hội, giải phóng dân tộc,giải phóng con người, đưa dân tộc Việt Nam, văn hoá Việt Nam hoà nhập vàodòng chảy của thời đại

Trang 12

Ngay từ khi ra đời, trong các văn kiện công bố vào dịp thành lập Đảng:Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Lời kêu gọinhân dịp thành lập Đảng và Luận cương chính trị tháng 10/1930, Đảng ta đãxác định mục tiêu làm cách mạng lật đổ sự thống trị của thực dân Pháp, đemlại ruộng đất cho dân cày, quyền lợi cơ bản cho giai cấp công nhân, nông dân,trí thức, đưa nước ta lên chủ nghĩa xã hội Dù chưa trực tiếp đề cập quan điểmcủa Đảng đối với văn hoá, nhưng ngay từ những văn kiện đầu tiên này, đểphục vụ cho nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, vận động quần chúng nhân dântham gia cuộc cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng ta rất chú trọngtới vai trò của văn hoá, trước hết là vai trò của báo chí và tuyên truyền.

Đường lối văn hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1930-1945thể hiện tập trung nhất qua: "Đề cương văn hoá Việt Nam" và "Mấy nguyêntắc lớn của cuộc vận động văn hoá Việt Nam mới lúc này"

Năm 1943 Đảng Cộng sản Đông Dương đã đưa ra Đề cương về vănhoá Việt Nam- tuyên ngôn văn hoá của Đảng Ngay từ phần đầu của Đềcương văn hoá, Đảng ta đã nêu rõ thái độ của Đảng đối với vấn đề văn hoá:

"a/ Mặt trận văn hoá là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, vănhoá) ở đó người cộng sản phải hoạt động

b/ Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạngvăn hoá

c/ Có lãnh đạo được phong trào văn hoá, Đảng mới ảnh hưởng được dưluận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả"1

Như vậy, ngay từ những ngày đầu Đảng đã có một thái độ hoàn toànđúng đắn về vấn đề văn hoá Đảng đã nhìn nhận được vai trò to lớn của vănhoá: văn hoá cũng là một mặt trận, thực hiện nhiệm vụ cách mạng văn hoácũng quan trọng như cách mạng trên mặt trận chính trị, kinh tế Đảng cũng đã

1 ĐCSVN, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H.2000, t7, tr 318.

2 ĐCSVN, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H.2000, t7, tr 318.

Trang 13

xác định “nền văn hoá mà cuộc cách mạng văn hoá Đông Dương phải thựchiện sẽ là văn hoá xã hội chủ nghĩa”2 Nền văn hoá ấy phải do Đảng lãnh đạo

để có thể đi đúng hướng, phục vụ cho lợi ích của dân tộc, của cách mạng,cách mạng văn hoá có thành công thì công cuộc cải tạo xã hội mới có thểhoàn thành Đề cương văn hoá đã đưa ra 3 nguyên tắc xây dựng nền văn hoámới Đó là:

“a/ Dân tộc hoá (chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến chovăn hoá Việt Nam phát triển độc lập)

b/ Đại chúng hoá (chống mọi chủ trương, hành động làm cho văn hoáphản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng)

c/ Khoa học hoá (chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hoá tráikhoa học, phản tiến bộ)”1

Với ba nguyên tắc dân tộc- khoa học- đại chúng, Đề cương văn hoáViệt Nam đã tạo ra một diện mạo văn hoá Việt Nam rất mới so với nền vănhoá truyền thống trước đó Một mặt nó đã phát triển các giá trị truyền thống,mặt khác nó tiếp thu các giá trị văn hoá tiến bộ của loài người Nguyên tắc

“dân tộc hoá” bao chứa một vấn đề rất sâu sắc vì suốt những năm dài thực dânPháp đã đề cao sự giàu mạnh của nước Pháp, ca tụng chính sách thuộc địa củagiai cấp tư sản Pháp, gieo rắc vào đầu óc người trí thức Việt Nam tinh thầnsùng bái văn hoá Pháp, tự ti dân tộc, miệt thị văn hoá truyền thống của dântộc Việt Nam Do đó mà “dân tộc hoá” còn có ý nghĩa khẳng định mọi giá trịvăn hoá đều bình đẳng, là một tuyên ngôn khẳng định xây dựng nền văn hoámới trên cơ sở giữ gìn bản sắc dân tộc

Xã hội Việt Nam đến cuối thời nhà Nguyễn mang tính chất lạc hậu, bảothủ trì trệ Đó là một điều kiện thuận lợi để thực dân Pháp thực hiện chínhsách ngu dân Nguyên tắc “khoa học hoá” đã tạo điều kiện cho nền văn hoádân chủ mới nhanh chóng thoát khỏi sự kìm hãm ấy, bù đắp những thiếu hụt

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H.2000,T7, tr 319

Trang 14

của nền văn hoá truyền thống Chỉ có khoa học mới cải tạo được các phongtục, tập quán lạc hậu, chỉ có khoa học mới đưa được nền văn hoá Việt Nambước vào thời đại mới, bắt kịp với nền văn minh thế giới

Nguyên tắc “đại chúng hoá” nhằm mục đích hướng văn hoá phục vụquần chúng nhân dân, phát huy năng lực sáng tạo của nhân dân

Ba nguyên tắc trên luôn thống nhất, gắn bó chặt chẽ và tác động qua lạilẫn nhau Đồng chí Trường Chinh cho rằng: “Một nền văn hoá dân tộc màkhông có tính khoa học và nhân dân thì rất có thể vì quyền lợi ích kỷ và hẹphòi của dân tộc mình mà đi ngược lại bước đường tiến hoá của lịch sử, cố níukéo những cái cổ truyền đã lỗi thời của dân tộc mình mà không đặc biệt chú ýđến nguyện vọng tha thiết của công nông là số đông người cần cù và yêunước nhất trong dân tộc Văn hoá có tính nhân dân mà không có tính dân tộc

và khoa học thì sẽ trở nên hẹp hòi, chỉ nhìn thấy lợi ích công nông mà khôngchú ý đến lợi ích chung của dân tộc hoặc theo đuôi quần chúng”1

Bản Đề cương về văn hoá Việt Nam đã đề ra một chương trình hànhđộng của văn hoá cách mạng, có sức thuyết phục cao nên ngay từ khi ra đời

nó đã có sức lan toả, thu hút đông đảo đội ngũ những người hoạt động vănhoá văn nghệ ưu tú nhất đi theo cách mạng, góp phần đắc lực trong sự nghiệpgiải phóng dân tộc Cuối năm 1944, Hội văn hoá cứu quốc Việt Nam đã ra đời

và trở thành một thành viên của Mặt trận Việt Minh Các thành viên của Hộivăn hoá cứu quốc mà đặc biệt là đội ngũ văn nghệ sĩ đã góp phần thôi thúcnhân dân vùng lên, giải phóng dân tộc, giải phóng chính mình dưới sự lãnhđạo của Đảng

Văn kiện thứ hai thể hiện đường lối văn hoá của Đảng trong giai đoạn1930-1945 là tài liệu “Mấy nguyên tắc lớn của cuộc vận động văn hoá ViệtNam mới lúc này” Tài liệu này đã đánh giá chung về tình hình văn hoá đangdiễn ra lúc đó, đồng thời cụ thể hoá những nguyên tắc của cuộc vận động văn

1 Trường Chinh, Về văn hoá nghệ thuật, Nxb Văn học, H1998, t3, tr361

Trang 15

hoá đã được xác định từ năm 1943 Đảng khẳng định mối quan hệ giữa banguyên tắc dân tộc hoá, khoa học hoá và đại chúng hoá là thống nhất với nhaukhông thể tách rời “Ba nguyên tắc trên đây là ba cái khâu của một sợi dâychuyền Nó có tính cách liên hoàn Không thể hoàn thành nhiệm vụ vận độngtân văn hoá Việt Nam nếu ta bỏ sót một nguyên tắc nào trong ba nguyên tắc

ấy Cũng không thể chỉ theo một nguyên tắc nọ mà chống lại những nguyêntắc kia”1 Tư tưởng này rất quan trọng vì nếu không hiểu rõ, không nắm vữngmối quan hệ này nhất định sẽ mắc phải sai lầm, không thể làm tròn nhiệm vụxây dựng văn hoá mới Sứ mệnh xây dựng văn hoá mới thuộc lớp các nhà vănhoá tiên phong Đó là các nhà văn hoá “lấy sức mạnh trong đại chúng, lấy tinhthần trong dân tộc, và dùng duy vật biện chứng làm kim chỉ nam, con đườngcủa họ phải là con đường tả thực xã hội, duy nhất, đúng và tiến bộ”2 Đảngkhẳng định những nhà văn hoá ấy “phải tranh đấu trên tất cả các mặt trận vănhọc, ngôn ngữ, phong tục, tín ngưỡng”3

Những tư tưởng, quan điểm của Đảng về văn hoá giai đoạn 1930-1945được thể hiện cô đúc trong hai tác phẩm trên Đó là cơ sở lý luận cho đườnglối văn hoá của Đảng trong các giai đoạn tiếp theo, là cơ sở để một nền vănhoá Việt Nam mới từng bước hình thành

2 Giai đoạn 1945-1975.

Giai đoạn 1945-1975 là giai đoạn đất nước trải qua hai cuộc khángchiến giữ nước vĩ đại: kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ Bamươi năm dài trôi qua thời gian hoà bình hiếm hoi và ít ỏi còn thời gian chiếntranh dài đằng đẵng để lại bao vết thương mà hậu quả của nó còn kéo dài đếntận hôm nay Với điều kiện như thế chúng ta có quá ít thời gian để xây dựng

và phát triển nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước Việt Nam cũng đãbước đầu đạt được những thảnh tựu trên một số lĩnh vực, trong đó có lĩnh vựcvăn hoá

1 Ban Tư tưởng - VHTW, Một số văn kiện của Đảng về công tác tư tưởng-VH, Nxb CTQG, H2000, t1, tr41

2 Ban Tư tưởng - VHTW, Một số văn kiện của Đảng về công tác tư tưởng-VH, Nxb CTQG, H2000, t1, tr43

3 Ban Tư tưởng - VHTW, Một số văn kiện của Đảng về công tác tư tưởng-VH, Nxb CTQG, H2000, t1, tr43

Trang 16

a/ 1945-1954.

Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Đảng ta đã không ngừngquan tâm đến lĩnh vực văn hoá, tiếp tục có những chính sách phù hợp để xâydựng và phát triển nền văn hoá theo hướng dân tộc- khoa học- đại chúng mà

Đề cương về văn hoá Việt Nam (1943) đã đề ra

Ngày 16-11-1946 đồng chí Trường Chinh viết thư gửi Chủ tịch Hồ ChíMinh về vấn đề nhiệm vụ của văn hoá Việt Nam trong công cuộc cứu nước vàxây dựng đất nước Trong bức thư của mình, đồng chí Trường Chinh đã đềcập đến nhiệm vụ của văn hoá trước, trong, và sau cuộc cách mạng, nhiệm vụ

cụ thể của văn hoá Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chủtrương thành lập Mặt trận thống nhất văn hoá Việt Nam trên nền tảng dân tộc

và dân chủ (bài trừ mọi chia rẽ và tản mạn trong giới văn học) Mặt trận thốngnhất văn hoá Việt Nam phải là bộ phận khăng khít của Mặt trận dân tộc thốngnhất giành độc lập

Tháng 7-1948 đồng chí Trường Chinh đọc báo cáo “Chủ nghĩa Mác vàvăn hoá Việt Nam” tại Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ II Báo cáo này đãtiếp tục những quan điểm đã nêu trong “Đề cương về văn hoá Việt Nam”(1943) Đây được xem là một công trình văn hoá Mác xít hoàn thiện nhấttrong giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ Báo cáo không những phân tíchmột cách sâu sắc, toàn diện những nội dung của bản Đề cương văn hoá năm

1943 mà còn phát triển và định hướng cho quá trình “nhận đường” và sứcsáng tạo mới của nền văn hoá dân tộc Đồng chí Trường Chinh đã đi sâu phântích, lý giải một cách khoa học, sáng tạo mọi phương diện cơ bản của lý luậnvăn hoá, từ đó nêu lên một hệ thống quan điểm mới, định hướng cho nền vănhoá dân chủ mới Việt Nam:

“ + Về xã hội, lấy giai cấp công nhân làm gốc

+ Về chính trị, lấy độc lập dân tộc, dân chủ nhân dân và chủ nghĩa xãhội làm gốc

Trang 17

+ Về tư tưởng, lấy học thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sửlàm gốc.

+ Về sáng tác văn nghệ, lấy chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa làmgốc”1

Ngày 19-9-1948 Ban Thường vụ Trung ương ra Chỉ thị về việc thamgia và giúp đỡ Hội Văn hoá Việt Nam Chỉ thị đã quy định rõ mục đích, tônchỉ, nhiệm vụ của Hội, hệ thống tổ chức, điều kiện gia nhập Hội và mối quan

hệ giữa Đảng đối với Hội

Ngày 26- 5- 1950 Ban Thường vụ Trung ương ra chỉ thị về nhiệm vụvăn hoá Chỉ thị đã nêu lên những khuyết điểm của công tác văn hoá đồngthời chỉ rõ nhiệm vụ của văn hoá là phải phục vụ nhân dân, thoả mãn nhu cầukháng chiến “Muốn xây dựng văn hoá nhân dân cần học hỏi những kinhnghiệm nước ngoài đồng thời phải biết duy trì những di sản quý báu và pháttriển những truyền thống tốt đẹp của dân tộc”2

Trên cơ sở những định hướng đúng đắn này, Luận cương cách mạngViệt Nam được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng(1951) đã tiếp tục đường lối xây dựng nền văn hoá dân chủ nhân dân Cụ thểlà: “Văn hoá dân chủ nhân dân của ta có ba tính chất: dân tộc, khoa học và đạichúng Nghĩa là một nền văn hoá:

1- Chống lại văn hoá đế quốc, nô dịch, lừa bịp và ngu dân; phát triểntruyền thống văn hoá tốt của dân tộc; bảo vệ và phát triển văn hoá của các dântộc thiểu số; phụng sự tổ quốc

2- Chống văn hoá phong kiến, lạc hậu; học hỏi văn hoá tiến bộ của thếgiới; phổ biến và phát triển khoa học

3- Gần gũi quần chúng, hoà với quần chúng; học hỏi quần chúng,nhưng dạy dỗ quần chúng; phục vụ lao động

1 Trường Chinh, Chủ nghĩa Mác và văn hoá Việt Nam, Nxb Sự thật, H.1974, tr31

2 ĐCSVN, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H.2001, T11, tr337

Trang 18

Chính sách văn hoá, giáo dục chung của ta trong cuộc cách mạng nàylà: tổ chức, động viên mọi lực lượng văn hoá, phát triển văn hoá, khoa họcnghệ thuật, diệt nạn mù chữ, nâng cao trình độ văn hoá của dân; cổ động nhândân thực hành đời sống mới theo khẩu hiệu cần, kiệm, liêm, chính của HồChủ tịch; cổ động và phát triển đạo đức dân chủ mới gồm những điểm chínhdưới đây: hiểu nghĩa vụ và quyền lợi làm dân, phục vụ nhân dân và phụ tráchtrước mặt dân, tin tưởng ở quần chúng, biết yêu ghét cho đúng (căm thù đếquốc và bọn phản quốc, ghét ăn bám và bóc lột, ngu dân và phỉnh dân, yêunhân loại, yêu Tổ quốc và nhân dân, yêu lao động và khoa học)” 1

Đường lối xây dựng nền văn hoá dân chủ nhân dân thông qua tại Đạihội II về cơ bản là thống nhất với đường lối của Đề cương về văn hoá ViệtNam 1943 nhưng đã được cụ thể hoá hơn, hoạch định được những nhiệm vụcần phải thực hiện

Nhờ những chủ trương cụ thể phù hợp với thực tiễn cách mạng ViệtNam mà nền văn hoá Việt Nam trong những năm 1945-1954 đã đạt đượcnhững thành tựu vô cùng to lớn

Về giáo dục: Nha Bình dân học vụ đã được thành lập và phong tràoBình dân học vụ phát triển sôi nổi khắp cả nước, bước đầu tiêu diệt “giặc dốt”

- một trong ba thứ giặc nguy hiểm của cách mạng nước ta Giáo dục phổthông và giáo dục đại học không ngừng được hoàn thiện Năm 1954 số lượnghọc sinh phổ thông các cấp là 1.131.196 học sinh Từ năm 1951-1953 ta đãđào tạo được 7000 cán bộ kỹ thuật Ta đã cử được hàng ngàn cán bộ và họcsinh sinh viên đi học dài hạn ở nước ngoài nhằm chuẩn bị cho việc xây dựngđất nước sau khi chiến tranh kết thúc

Về văn học nghệ thuật, đã có bước phát triển mạnh mẽ, động viên đượctinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, nêu cao ý chí chiến đấu

vì độc lập thống nhất Các văn nghệ sĩ cũng hăng hái lên đường ra trận, tham

1 ĐCSVN, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H.2001, t 12, tr 109-110

Trang 19

gia chiến dịch, theo sát bước chân người lính xung kích, các đoàn dân công,các đội thanh niên xung phong…Cuộc sống chiến đấu của dân tộc và củachính người nghệ sĩ đã làm nảy nở nhiều tác phẩm giàu tính hiện thực vàchiến đấu Văn hóa nghệ thuật thực sự là một mặt trận mà người nghệ sĩ chính

là những chiến sĩ trên mặt trận đó Sách báo kháng chiến được xuất bản ngàycàng nhiều nhất là các báo: Sự thật, Nhân dân, Cứu quốc…

Về xây dựng đời sống: Cuốn sách “Đời sống mới” của Chủ tịch Hồ ChíMinh đã giúp định hướng cho việc xây dựng một cuộc sống mới theo hướngxoá bỏ những yếu tố lạc hậu, tiếp thu, hình thành những yếu tố tốt đẹp Côngtác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được coi trọng Bệnh viện, phòng y tế,trạm xá, trạm cứu thương được xây dựng ở khắp nơi Đời sống vật chất, tinhthần của nhân dân được ổn định và cải thiện rõ rệt

Tất cả những thành tựu ấy đã chứng minh cho tính đúng đắn và phùhợp của đường lối lãnh đạo của Đảng đối với văn hoá, là tiền đề để các giaiđoạn sau Đảng có những đường lối đúng đắn và hoàn thiện hơn, phù hợp vớitình hình mới

b/ 1954- 1975.

Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi nhưng đất nước tạmthời bị chia làm hai miền Cách mạng Việt Nam bước sang một giai đoạnmới: giai đoạn thực hiện song song hai chiến lược cách mạng khác nhau trênhai miền Nam-Bắc Miền Bắc tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa còn miềnNam tiếp tục chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Tất cả nhằmmục đích thống nhất nước nhà, đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội

Để thực hiện được nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, Trung ươngĐảng đã triệu tập Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ II (từ ngày 20 đến28/2/1950 để thảo luận đường lối văn nghệ mới Củng cố, xây dựng miền Bắc

và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà là những nhiệm vụ cách mạng rấtlớn lao và phức tạp Để hoàn thành những nhiệm vụ đó, một trong những điều

Trang 20

kiện cơ bản là phải tiến hành một cuộc cách mạng văn hoá đi đôi với cải tạokinh tế ở miền Bắc Phải phá bỏ tình trạng văn hoá thấp kém của nhân dân ta,khắc phục những tư tưởng lạc hậu và thói hủ bại, tàn tích xã hội cũ, nâng caodần trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật của nước ta Đào tạo những conngười mới, được giáo dục sâu sắc về chủ nghĩa yêu nước và lý tưởng xã hộichủ nghĩa.

Năm 1958, Ban Bí thư Trung ương Đảng lại ra Chỉ thị về tăng cườngcông tác văn hoá, xác định vị trí và chức năng văn hoá trong giai đoạn cáchmạng mới

Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đã căn bản hoàn thành, cách mạngmiền Bắc đã chuyển sang lấy xây dựng chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm Chủnghĩa xã hội không những đòi hỏi phải có một nền sản xuất hiện đại mà cònđòi hỏi phải có một nền văn hoá và khoa học tiên tiến Đại hội Đảng toànquốc lần thứ III (1960) đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ nhằm đưa miền Bắctiến lên chủ nghĩa xã hội và thực hiện cuộc đấu tranh hoà bình thống nhấtnước nhà Đại hội khẳng định: đi đôi với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa vềkinh tế, phải đẩy mạnh cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa về tư tưởng, văn hoá

và kỹ thuật “Phải xây dựng một nền văn nghệ mới có tính chất dân tộc và nộidung xã hội chủ nghĩa phong phú Văn nghệ phải có tính Đảng và tính nhândân rõ rệt, phải thật sự đi vào cuộc sống và gắn chặt với cuộc sống muôn màumuôn vẻ của nhân dân lao động đang đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội và thốngnhất Tổ quốc”1

Đảng đã xác định rõ nền văn hoá chúng ta xây dựng là nền văn hoá có

“tính chất dân chủ và nội dung xã hội chủ nghĩa” Nền văn hoá này cũngchính là nền văn hoá dân chủ nhân dân đã được nêu lên ở Đại hội II của Đảngnhưng được nâng lên một tầm cao mới phù hợp với tình hình miền Bắc đangbước vào giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội Nội dung xã hội chủ nghĩa và

1 ĐCSVN, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, t 21, tr 555

Ngày đăng: 27/08/2016, 12:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trường Chinh, Về văn hoá nghệ thuật, Nxb Văn học, H.1998,T3 2. Phạm Văn Đồng, Văn hoá và đổi mới, Nxb CTQG, H.1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về văn hoá nghệ thuật, "Nxb Văn học, H.1998,T32. Phạm Văn Đồng," Văn hoá và đổi mới
Nhà XB: Nxb Văn học
3. Hoàng Thị Hạnh, Góp phần tìm hiểu tư tưởng cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của văn hoá trong sự phát triển xã hội, Nxb CTQG, H.2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần tìm hiểu tư tưởng cơ bản của ĐảngCộng sản Việt Nam về vai trò của văn hoá trong sự phát triển xã hội
Nhà XB: Nxb CTQG
5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H.2000, T7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Nhà XB: Nxb CTQG
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H.2000, T8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Nhà XB: Nxb CTQG
7. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H.2001, T11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Nhà XB: Nxb CTQG
8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H.2001, T12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Nhà XB: Nxb CTQG
9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H.2002, T21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Nhà XB: Nxb CTQG
10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, H.2004, T37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đảng toàn tập
Nhà XB: Nxb CTQG
11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Sự thật, H.1982 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ V
Nhà XB: Nxb Sự thật
12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, H.1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VI
Nhà XB: Nxb Sự thật
4. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, T3, T6 Khác
13. Lênin toàn tập, Nxb Tiến bộ, M.1978, T12, T51, T38 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w