1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI

62 841 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

1.LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀIChiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta (hay còn gọi là trật tự hai cực Xô Mỹ), thế giới đang vận động mạnh mẽ để bước vào thời kỳ mới thời kỳ thế giới đa cực. Hầu hết các quốc gia đều đã và đang tích cực tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa, phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời tích cực xây dựng các mối quan hệ hợp tác hữu nghị của giữa các quốc gia. Hòa bình hợp tác trở thành xu thế chung trên toàn thế giới. Hòa chung vào xu thế phát triển của thế giới, cả Mỹ và Trung Quốc đang tích cực xây dựng mối quan hệ của hai bên theo xu hướng này.Quan hệ quốc tế vốn dĩ rất phức tạp, tuy nhiên trên thế giới chưa có mối quan hệ nào lại phức tạp như mối quan hệ giữa CHDCND Trung Hoa và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Nếu như trong thời kỳ chiến tranh lạnh, quan hệ giữa ba nước Mỹ Xô Trung được coi là mối quan hệ có tính chi phối quan hệ quốc tế nói chung thì hiện nay, do sự suy yếu của Nga và sự nổi nên của Trung Quốc thì người ta có xu hướng chú ý đến nhiều hơn đến quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc và nhiều chuyên gia coi đó là nhân tố hàng đầu chi phối, là nhân tố hàng đầu tác động đến tình hình chính trị và an ninh của khu cực cũng như trên thế giới. Chính vì lẽ đó vậy nên quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc được coi là cặp quan hệ quan trọng hàng đầu trong các mối quan hệ trên thế giới. Cặp quan hệ này không chỉ đơn thuần là quan hệ song phương giữa hai nước bình thường với nhau mà nó còn là mối quan hệ giữa hai nước lớn với nhau. Mối quan hệ này được xác định theo những biến thiên của những thay đổi của tình hình thế giới, tình hình khu vực và tình hình của mỗi nước. Đồng thời, sự thay đổi trong quan hệ của hai nước này còn xuất phát từ những lợi ích của mỗi nước trong từng thời kỳ, từng động thái nào trong quan hệ được Mỹ hoặc Trung Quốc thay đổi thì nó có tác động nhất định không chỉ đến tình hình giữa hai quốc gia nói riêng mà nó còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, kinh tế trên toàn thê giới, tác động đến cục diện chung của thế giới.Nhận thức được tầm quan trọng trong mối quan hệ giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc trên trường quốc tế nên em đã chọn đề tài “Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI” để làm khóa luận tốt nghiệp. Đề tài đi sâu tìm hiểu thực chất của mối quan hệ này và tác động của nó đến tình hình quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Vậy tại sao quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc lại quan trọng đến vậy? Mối quan hệ của hai quốc gia này có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến tình hình quốc tế nói chung hay khu vực nói riêng? Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam là gì? 2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc 10 năm đầu thế kỷ XXI trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa, giáo dục và vấn đề Đài Loan.3.GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU:Khóa luận nghiên cứu mối quan hệ giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc từ năm 2000 – 2010.4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:Bài viết được sử dụng phương pháp nghiên cứu là dựa trên những kiến thức đã học kết hợp với sưu tầm và sử lý các tài liệu, sách báo, internet để phân tích, chứng minh, nhận xét và kết luận từng vấn đề.5.KẾT CẤU KHÓA LUẬN:Kết cấu luận văn ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương chính như sau: Chương 1: Những nhân tố tác động đến quan hệ Mỹ Trung từ năm 2001 đến năm 2010.Chương 2: Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc từ năm 2000 đến 2010.Chương 3: Tác động của quan hệ Mỹ Trung tới Việt Nam và triển vọng trong mối quan hệ của hai nước đến năm 2020.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để có một bài luận văn đạt kết quả tốt, trước tiên cho phép em được gửi tớitoàn thể các thầy cô trong khoa Quan hệ Quốc tế Trường Đại học dân lập Đông Đôlời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc nhất Được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tìnhcủa các thầy cô trong khoa trong suốt bốn năm học cho tới nay em đã hoàn thành

Khóa luận Tốt nghiệp của mình với đề tài: “Quan hệ Mỹ - Trung trong thập niên đầu của thế kỷ XXI”

Để có được kết quả này, em xin đặc biệt giửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy PGS– TS Nguyễn Hoàng Giáp và cô PGS – TS Nguyễn Thị Quế Mặc dù bận rất nhiềucông viêc nhưng thầy cô vẫn luôn cố gắng dành thời gian để hướng dẫn và chỉ bảotận tình để em có thể hoàn thành tốt Khóa luận

Em cũng xin được cảm ơn các thầy cô trong Thư viện Trường Đại học Dânlập Đông Đô đã cung cấp cho em những tài liệu quan trọng để em hoàn thànhKhóa luận của mình một cách tốt nhất

Cuối cùng, em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và ngườithân với nhiều hình thức khác nhau đã tạo điều kiện giúp đỡ em, đặc biệt em xingiử tới bố mẹ em, người đã hết lòng tận tụy lo cho em để em có được ngày hômnay và có thể hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp của mình

Hà nội ngày 27 tháng 3 năm 2011

Sinh viên:

Nguyễn Thị Hạnh

Trang 2

DANH MỤC VIẾT TẮT

1 APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

2 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

3 CHND Cộng hòa nhân dân

4 CSIS Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược

5 CNTB Chủ nghĩa tư bản

6 CNXH Chủ nghĩa xã hội

8 IIE Viện giáo dục Quốc tế

9 IMF Qũy tiền tệ Quốc tế

10 KHKT Khoa học kỹ thuật

11 LHQ Liên hợp Quốc

12 NAFTA Khu vực buôn bán tự do Bắc Mỹ

13 NATO Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương

14 NDT Nhân dân tệ

15 NMD Hệ thống tên lửa phòng thủ Quốc gia

16 NICs Các nước Công nghiệp mới

17 PLA Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc

18 TMD Hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường

19 SAER Đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ - Trung

20 SD Đối thoại cấp cao

21 SED Đối thoại Kinh tế Chiến lược

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

1 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

Chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta (haycòn gọi là trật tự hai cực Xô - Mỹ), thế giới đang vận động mạnh mẽ để bước vàothời kỳ mới - thời kỳ thế giới đa cực Hầu hết các quốc gia đều đã và đang tích cựctham gia vào tiến trình toàn cầu hóa, phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồngthời tích cực xây dựng các mối quan hệ hợp tác hữu nghị của giữa các quốc gia.Hòa bình hợp tác trở thành xu thế chung trên toàn thế giới Hòa chung vào xu thếphát triển của thế giới, cả Mỹ và Trung Quốc đang tích cực xây dựng mối quan hệcủa hai bên theo xu hướng này

Quan hệ quốc tế vốn dĩ rất phức tạp, tuy nhiên trên thế giới chưa có mối quan

hệ nào lại phức tạp như mối quan hệ giữa CHDCND Trung Hoa và Hợp chủngquốc Hoa Kỳ Nếu như trong thời kỳ chiến tranh lạnh, quan hệ giữa ba nước Mỹ -

Xô - Trung được coi là mối quan hệ có tính chi phối quan hệ quốc tế nói chung thìhiện nay, do sự suy yếu của Nga và sự nổi nên của Trung Quốc thì người ta có xuhướng chú ý đến nhiều hơn đến quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc và nhiều chuyêngia coi đó là nhân tố hàng đầu chi phối, là nhân tố hàng đầu tác động đến tình hìnhchính trị và an ninh của khu cực cũng như trên thế giới Chính vì lẽ đó vậy nênquan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc được coi là cặp quan hệ quan trọng hàng đầutrong các mối quan hệ trên thế giới Cặp quan hệ này không chỉ đơn thuần là quan

hệ song phương giữa hai nước bình thường với nhau mà nó còn là mối quan hệgiữa hai nước lớn với nhau Mối quan hệ này được xác định theo những biến thiêncủa những thay đổi của tình hình thế giới, tình hình khu vực và tình hình của mỗinước Đồng thời, sự thay đổi trong quan hệ của hai nước này còn xuất phát từnhững lợi ích của mỗi nước trong từng thời kỳ, từng động thái nào trong quan hệđược Mỹ hoặc Trung Quốc thay đổi thì nó có tác động nhất định không chỉ đếntình hình giữa hai quốc gia nói riêng mà nó còn ảnh hưởng đến tình hình an ninh,chính trị, kinh tế trên toàn thê giới, tác động đến cục diện chung của thế giới

Trang 4

Nhận thức được tầm quan trọng trong mối quan hệ giữa hai cường quốc Mỹ

và Trung Quốc trên trường quốc tế nên em đã chọn đề tài “Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI” để làm khóa luận tốt nghiệp Đề tài đi sâu

tìm hiểu thực chất của mối quan hệ này và tác động của nó đến tình hình quốc tếtrong giai đoạn hiện nay Vậy tại sao quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc lại quantrọng đến vậy? Mối quan hệ của hai quốc gia này có ảnh hưởng tích cực hay tiêucực đến tình hình quốc tế nói chung hay khu vực nói riêng? Cơ hội và thách thứcđối với Việt Nam là gì?

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ mối quan hệ giữa Mỹ và TrungQuốc 10 năm đầu thế kỷ XXI trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa,giáo dục và vấn đề Đài Loan

3 GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU:

Khóa luận nghiên cứu mối quan hệ giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc từ năm

2000 – 2010

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Bài viết được sử dụng phương pháp nghiên cứu là dựa trên những kiến thức

đã học kết hợp với sưu tầm và sử lý các tài liệu, sách báo, internet để phân tích,chứng minh, nhận xét và kết luận từng vấn đề

5 KẾT CẤU KHÓA LUẬN:

Kết cấu luận văn ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu thamkhảo, luận văn gồm ba chương chính như sau:

Chương 1: Những nhân tố tác động đến quan hệ Mỹ - Trung từ năm 2001 đến năm 2010.

Chương 2: Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc từ năm 2000 đến 2010.

Chương 3: Tác động của quan hệ Mỹ - Trung tới Việt Nam và triển vọng trong mối quan hệ của hai nước đến năm 2020

Trang 5

CHƯƠNG 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ MỸ - TRUNG

đổ, một trật tự thế giới mới đang hình thành trên thế giới - đó là một trật tự mà các

nhà nghiên cứu gọi đó là trật tự “nhất siêu đa cường” Tức là không chỉ có một

nước Mỹ có khả năng chi phối tất cả mà sự phát triển mạnh mẽ của các quốc giakhác như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ…cũng đã gây ra cho Mỹ không ít trở ngạibởi tuy rằng Mỹ là cường quốc, là một siêu cường mạnh nhất so với những cườngquốc khác nhưng tình hình thế giới hiện nay buộc các nước phải dựa vào nhau đểcùng phát triển, vậy nên Mỹ không thể giải quyết được các vấn đề toàn cầu mộtmình được Rõ ràng rằng Mỹ không muốn sự phát triển của thế giới theo chiềuhướng đa cực Vì vậy, Mỹ ra sức điều chỉnh chính sách đối nội đối ngoại tăngcường năng lực cạnh tranh, xây dựng trật tự thế giới mới do Mỹ lãnh đạo, làm cho

sự thay đổi của thế giới theo quỹ đạo có lợi cho Mỹ

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, hòa bình thế giới được củng cố, nguy cơchiến tranh thế giới bị đẩy lùi rõ rệt Tuy vậy vẫn có một số nơi hòa bình vẫn bị đedọa, thậm chí có những nơi còn xảy ra xung đột quân sự, xung đột sắc tộc, hay nộichiến vẫn diễn ra ác liệt Do đó khi bước sang thế kỷ XXI, hòa bình vẫn là mụctiêu đấu tranh của loài người tiến bộ Hàng loạt các tổ chức, các Liên minh quốc tế

và khu vực trên thế giới cùng nhau phát triển cùng sống hòa bình Như vậy, bốicảnh quốc tế nổi lên trong thời gian này là hòa bình, hợp tác cùng nhau phát triển

Trang 6

Toàn cầu hóa kinh tế càng ngày càng trở thành xu thế phát triển kinh thế chủyếu trên thế giới.

Bước sang thế kỷ mới, cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽhơn bao giờ hết Cuộc cách mạng tiếp tục có những bước phát triển vượt bậc vớinhững thành tựu không thể phủ nhận được, tạo điều kiện cho kinh tế phát triểnnhanh chóng Mạng lưới toàn cầu về mậu dịch, sản xuất, thông tin, tiền tệ…đãhình thành, thêm vào đó, giá thành giao thông vận tải và thông tin ngày càng giảm

đã thúc đẩy nhanh hơn tiến trình toàn cầu hóa Điều này mang lại cơ hội cũng nhưnhững thách thức đối cới các nước đang phát triển “Vậy nên xu thế toàn cầu hóa làmột xu thế khách quan, không thể đảo ngược”. [6;19]

Song song với xu thế toàn cầu hóa là xu thế khu vực hóa, trên thế giới hiệnnay đã xuất hiện hàng loạt các tổ chức lớn nhỏ như: ở Châu Âu, Liên minh Châu

Âu ra đời kéo theo đó là sự ra đời của đồng tiền chung Châu Âu Euro vào tháng1/1999 và chính thức đưa vào lưu thông tháng 1/2002, ở Châu Á, diễn đàn hợp táckinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (gọi tắt là APEC) ra đời, ở Bắc Mỹ có NAFTA,Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt là ASEAN),…đó là một số ví dụ điểnhình về xu thế liên kết ở khu vực

Như vậy, toàn cầu hóa và khu vực hóa không phải là hai xu thế đối nghịchnhau mà trái lại, nó bổ sung cho nhau, cùng nhau phát triển

Đa cực hóa cũng đang là một xu thế lớn trên thế giới Sau khi Liên Xô sụp đổ,

Mỹ là cực còn lại duy nhất, điều này làm cho Mỹ trở thành siêu cường duy nhấtvới ưu thế vượt trội hơn cả về mọi mặt Tuy nhiên, dù là một nước siêu cường vớisức mạnh tổng hợp lớn nhất, Mỹ cũng không thể chi phối toàn bộ công việc củathế giới Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, khả năng phục hồi kỳ diệu củaNga, tính độc lập ngày càng cao của Nhật Bản và EU cùng với sự lớn mạnh của Ấn

Độ làm cho Mỹ khó có thể thực hiện được ý đồ bá chủ của mình Trật tự thế giớiđang hình thành là trật tự đa cực trong đó Mỹ là cực áp đảo (Trung Quốc và một số

nhà nghiên cứu gọi là trật tự“nhất siêu đa cường”).

Như vậy, những nhân tố trên đều có ảnh hưởng to lớn đến hầu hết các nướclớn nhỏ, đặc biệt là các nước lớn hiện nay Xu thế hòa bình, hợp tác cùng nhau

Trang 7

phát triển cũng như xu thế toàn cầu hóa hóa có tác dụng thúc đẩy hòa bình và tăngcường hợp tác lẫn nhau giữa các nước lớn, xu thế đa cực hóa là kết quả của sựcạnh tranh cà kiềm chế lẫn nhau gữa các nước lớn Chính những điều trên đã buộccác nước phải điều chỉnh chính sách của mình sao cho phù hợp với xu thế hiện naycủa thế giới Và Trung Quốc và Mỹ cũng không nằm ngoài xu thê trên.

1.1.2 Tình hình khu vực:

1.1.2.1 Về kinh tế:

Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nổi lên

là một khu vực phát triển năng động, là nơi tập chung hầu hết các nền kinh tế lớn Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và duy trì liên tục trong nhiều thập kỷ đã làmcho bộ mặt của khu vực thay đổi rõ rệt “Trong suốt thập kỷ 80 và nửa đầu thế thập

kỷ 90 của thế kỷ XX, các nước NICs và ASEAN luôn giữ được tỷ lệ tăng trưởngkinh tế từ 6-8%” [6;24] Đặc biệt phải kể đến Trung Quốc, với tốc độ tăng trưởngnhanh nhất trên thế giới lên tới 9,5% trong suốt thời kỳ từ năm 1978 - 1996 Tuynhiên, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Châu Á đã ảnh hưởng không nhỏ đếntốc độ phát triển của các nền kinh tế trong khu vực Nhưng dù bị ảnh hưởng đáng

kể, song tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực vẫn còn rất lớn và khu vực Châu

Á – Thái Bình Dương vẫn là một trung tâm kinh tế năng động trên thế giới Đại đa

số các nước đều ưu tiên cho phát triển kinh tế Lực lượng lao động có trình độ họcvấn ngày càng cao tài nguyên phong phú là cơ sở quan trong cho sự phát triển củacác nước trong khu vực

Tuy nhiên, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng đang phải đương đầuvới những thách thức to lớn Nhật Bản – nền kinh tế đầu tàu của khu vực nhưngkinh tế lại trì trệ trong thời gian dài đã ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinhtrong khu vực Hơn nữa do sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong khuvực đặc biệt là sự phụ thuộc vào việc xuất khẩu sang thị trường của Mỹ cũng đãtác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vực Không chỉvậy sự ổn định về chính trị xã hội của một số nước, đặc biệt là ở khu vực ĐôngNam Á cũng có khả năng đe dọa tiềm năng phát triển của khu vực

Trang 8

1.1.2.2 Về chính trị:

Sau khi Liên Xô sụp đổ đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong cục diệnchính trị của khu vực, thế đối đầu của 2 siêu cường Xô - Mỹ và tam giác chiếnlược Mỹ - Xô - Trung trong thời kỳ chiến tranh lạnh không còn, thay vào đó là mộtmôi trường chiến lược mới hòa bình và ổn định Tuy vậy môi trường an ninh củakhu vực cũng tiềm ẩn những thách thức to lớn Tuy vậy những nước lớn trong khuvực cũng đang điều chỉnh chiến lược hòa bình, hợp tác và đấu tranh trong cùng tồntại Trung Quốc và Mỹ cũng không nằm ngoài chiến lược này

1.2 KHÁI QUÁT QUAN HỆ MỸ-TRUNG TỪ TRƯỚC NĂM 2000

Sau một thời gian khá dài các lực lượng TBCN xâu xé và bóc lột, bị chiếntranh tàn phá nặng nề, đất nước luôn trong tình trạng mất ổn định thì nay TrungQuốc đã bắt đầu bước sang một trang sử mới độc lập và tự chủ - ngày 1/10/1949,nước CHND Trung Hoa ra đời

Lúc này trên thế giới, tình hình đang có những diễn biến phức tạp Thế giới bịchi phối bởi chiến tranh lạnh Do vậy, tình hình của Trung Quốc lúc này cũng bịảnh hưởng sâu sắc bởi chiến tranh lạnh Chính vì lẽ đó, Trung Quốc những năm

đầu cách mạng đã thi hành chính sách "nhất biên đảo” "Nhất biên đảo” thực chất là

ngả hẳn về phía Liên Xô để chống lại CNĐQ mà trước hết là chống lại Mỹ Trong

thời gian này, "nhất biên đảo” được coi là sự lựa chọn chiến lược vì nó phù hợp

nhất với lợi ích quốc gia, đồng thời nó cũng phù hợp với niềm tin vào CNXH củaĐảng và nhân dân Trung Quốc Tháng 2/1950 - Trung Quốc đã kí với Liên Xô bản

"Hiệp ước hữu nghị đồng minh và tương trợ” Đồng thời trong giai đoạn này, Trung

Quốc đã lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong phe XHCN.Không những vậy, Trung Quốc còn tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dântộc trên thế giới và phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

Mặc dù là một đất nước còn non trẻ, xong nước CHND Trung Hoa ngày càng

có địa vị to lớn trên trường quốc tế Tuy nhiên, như trên đã nói, trong giai đoạn này

Trung Quốc thi hành chính sách "nhất biên đảo” để chống lại CNĐQ mà đứng đầu

là đế quốc Mỹ Chính vì lẽ đó, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong giai đoạnnày là ở vào thế đối đầu Trong suốt gần 30 năm kể từ khi CHND Trung Hoa ra

Trang 9

đời vào ngày 1/10/1949, Mỹ không hề công nhận thể chế này, trong khi đó, Mỹvẫn duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan và chỉ công nhận cái gọi là

"Cộng hòa Trung Hoa” theo như Đài Loan tự xưng, là "đại diện hợp pháp duy nhất”

của toàn Trung Quốc, kể cả ở Liên Hợp Quốc Bên cạnh đó, Mỹ còn ra sức khuyếnkhích các nước đồng minh của Mỹ không công nhận CHND Trung Hoa, đồng thờihưởng ứng cuộc cấm vận của Washington chống Bắc Kinh

Thêm một sự kiện quan trọng nữa - sự kiện này có thể được coi là mộtchương đen tối nhất trong lịch sử quan hệ của hai nước Đó là việc họ cùng nhauđưa quân sang tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) Trong cuộcchiến tranh này, thiệt hại xương máu và vật chất từ cả hai phía là không ít Phải nóirằng, mặc dù trong quan hệ quốc tế, Mỹ và Liên Xô luôn luôn ở vào thế đối đầunhau, luôn luôn ở hai cực của thế giới nhưng hai quốc gia này cũng chưa bao giờtrực tiếp tấn công nhau như Mỹ với Trung Quốc như vậy Mặc dù trong quan hệ đã

có những lúc căng thẳng đến vậy, thậm chí có những lúc là thù địch, xong Mỹ và

Trung Quốc vẫn không hoàn toàn quay lưng lại với nhau Đã có người "đếm” được

tổng cộng đã có tới 136 cuộc gặp ở cấp Đại sứ giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ cuộcgặp đầu tiên ở Giơnevơ 1954 đến cuộc gặp cuối cùng ở Warsaw năm 1970 Nhưvậy, cả hai bên vẫn thấy sự cần thiết của nhau

Đến những năm cuối của những năm 50 đầu những năm 60 của thế kỷ XX,mối quan hệ tốt đẹp anh em tương trợ giữa Trung Quốc và Liên Xô bắt đầu cónhững rạn nứt và ngày càng trở nên căng thẳng Cuối năm 1969 cuộc xung độtbiên giới Xô - Trung đã làm cho quan hệ hai nước vô cùng căng thẳng Do vậy lúcnày, quan hệ với Mỹ, liên kết với Mỹ để chống Liên Xô là ý đồ ngoại giao lúc đócủa Trung Quốc Trong thời gian này, phía Mỹ cũng đã tin chắc chắn rằng TrungQuốc sẽ thấy sự cải thiện quan hệ với Mỹ sẽ trở thành một đối trọng hữu ích Vậy

là chỉ trong một thời gian không dài kể từ khi nước CHND Trung Hoa ra đời, ý đồngoại giao của Trung Quốc đã có sự khác biệt hoàn toàn Khi mới ra đời, chiếnlược ngoại giao của Trung Quốc là ngả hẳn về phía Liên Xô để chống Mỹ và bâygiờ, khi có sự xung đột với Liên Xô thì Trung Quốc lại thực hiện ý đồ ngoại giao

đó là liên kết với Mỹ chống Liên Xô, xong Trung Quốc vẫn kiên trì đường lối

Trang 10

Năm 1971, Trung Quốc đã triển khai "ngoại giao bóng bàn”, lấy quả cầu nhỏ

để làm chuyển động quả cầu lớn, khơi thông kênh đối ngoại Trung - Mỹ Lần đầu

tiên trong quan hệ quốc tế, khái niệm "ngoại giao bóng bàn” được xuất hiện và chính cú hích "ngoại giao bóng bàn” này đã mở đường cho hàng loạt các sự kiện

tiếp theo thể hiện sự nỗ lực phá băng từ cả hai phía Ngày 10/4/1971, một đoàn vậnđộng viên bóng bàn của Mỹ đã đến thăm Trung Quốc theo lời mời của nước chủnhà Đây là những người Mỹ đầu tiên tới thăm nước CHND Trung Hoa kể từ khinhà nước này ra đời Đây cũng được coi là màn ngoại giao gây trấn động thế giới.Cũng trong năm 1971, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng Thống Mỹ Nicxơn làHenry Kissiger đã thực hiện chuyến công du bí mật tới Bắc Kinh để chuẩn bị chochuyến thăm của Tổng thống Mỹ sang Trung Quốc - chuyến thăm đã được giới

báo chí phương Tây mô tả là "mang tính đột phá” Tại đây, chủ tịch Trung Quốc

Mao Trạch Đông đã bắt tay Tổng thống Mỹ Nicxơn - người đã vào thư phòng củaông và ngay lập tức, chỉ trong nháy mắt sự cách biệt kéo dài suốt 23 năm giữa Mỹ

và Trung Quốc đã chấm dứt Chuyến thăm chính thức của tổng thống Mỹ Nicxơn kéodài từ ngày 21 đến ngày 28/2/1972 được kết thúc bằng sự kiện hai bên đã đưa ra

"Thông cáo chung Thượng Hải” - một văn kiện gây ra nhiều phản ứng khác nhau

trong cộng đồng quốc tế Đây chính là sự kiện đầu tiên đặt khuôn khổ cho quan hệchiến lược Trung - Mỹ Cùng với tiến trình bình thường hóa quan hệ chiến lượcTrung - Mỹ được khởi động, cuộc khai thông trong quan hệ Trung - Mỹ thật sự đãgây ra những trấn động lớn trên thế giới, không những mở đầu cho việc hình thànhmột nền Ngoại giao mới - nền ngoại giao tam giác Mỹ - Xô - Trung mà còn làm cho

đồng minh của Mỹ là Nhật Bản bị choáng váng vì cái gọi là "cú sốc Nicxơn”.

1.2.1 Thiết lập mối quan hệ chính thức với nhau (tháng 1 năm 1979) đến

sự kiện Thiên An Môn (tháng 6 năm 1989)

Mặc dù “Thông cáo chung Thượng Hải” đã được ký kết vào năm 1972 giữa Mỹ

và Trung Quốc song việc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước phải đến năm 1978với nghệ thuật Ngoại giao của Đặng Tiểu Bình thì việc bình thường hóa quan hệ giữa

Mỹ và Trung Quốc mới chính thức được ký kết giữa hai nước Trong thời gian từ năm

Trang 11

1972 đến 1979, quan hệ giữa hai nước diễn ra khá phức tạp cụ thể như sau:

Ngay sau khi quan hệ hai nước được khai thông, năm 1973 Trung Quốc và

Mỹ đã thiết lập văn phòng liên lạc ở thủ đô của hai nước Cũng trong thời gian này,

ở Mỹ, Tổng thống Nicxown đã bị cuốn vào một vụ bê bối làm giảm sút uy tín vàsau đó bị buộc phải từ chức “Tháng 8/1974, Geral Ford lên thay cũng không dámthúc đẩy thêm tiến trình bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc Trong khi đó, ởTrung Quốc chính sách ngoại giao bình thường hóa quan hệ với Mỹ của Chu ÂnLai cũng bắt đầu bị phê phán” [4;323] Năm 1977, Đặng Tiểu Bình được phục chứcsau khi Mao Trạch Đông qua đời (năm 1976) đã tiếp tục chính sách ngoại giao củaChu Ân Lai, cam kết cải thiện với phương Tây nói chung và với Mỹ nói riêng.Tháng 11/1978, Hội nghị TW3 khóa XI của Trung Quốc đã đưa ra chương

trình “bốn hiện đại hóa” Chương trình này đòi hỏi cần phải tranh thủ vốn và công

nghệ của phương Tây và Mỹ nên việc cải thiện quan hệ với Mỹ là rất cần thiết.Tại Mỹ, ngay sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ Carter đã mời Z Brzezinski mộtchuyên gia về Trung Quốc làm cố vấn an ninh quốc gia cho ông Điều này chứng

tỏ Tổng thống Carter cũng có ý định bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.Năm 1976, chính quyền của Carter quyết định tăng cường quan hệ với TrungQuốc Tháng 6/1978, cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ đã tới Trung Quốc hội đàmvới Ngoại trưởng Trung Quốc Hoàng Hoa “về mối đe dọa của Liên Xô đối với hainước, từ đó đề nghị cả hai nước tiếp tục đẩy mạnh quá trình bình thường hóa giữahai nước Tuy vậy, quan hệ giữa hai nước vẫn gặp trục trặc do vấn đề Đài Loan”.[4;324] Sau chuyến đi của vị cố vấn an ninh Mỹ, Mỹ và Trung Quốc đã nối lại đàmphán về bình thường hóa quan hệ hai nước Đầu tháng 12/1978, Đặng Tiểu Bình đãgặp Trưởng văn phòng Liên lạc của Mỹ ở Bắc Kinh và nói rằng Trung Quốc không

từ bỏ lập trường của mình trong vấn đề Đài Loan, đồng thời quyết định chấp nhậnbình thường hóa quan hệ giữa hai nước với điều kiện hai bên sẽ công bố quyết địnhnày vào ngày 14/12/1979 Mỹ đã đồng ý với kế hoạch trên của Trung Quốc Ngày16/12/1978, Mỹ và Trung Quốc cùng ra Thông cáo chung về thiết lập quan hệngoại giao đầy đủ kể từ ngày 1/1/1979 ở thủ đô mỗi nước Như vậy, trải qua một

thời gian tương đối dài từ “Ngoại giao bóng bàn” được thiết lập thì phải đến ngày

Trang 12

1/1/1979, quan hệ giữa hai nước Mỹ và Trung Quốc mới chính thức được thiết lập.Ngay sau khi quan hệ hai nước chính thức được thiết lập, quan hệ giữa hainước đã được nâng thêm một bước bằng chuyến viếng thăm Mỹ của Phó Thủtướng Đặng Tiểu Bình kéo dài từ 29/1 đến 05/02/1979 Trong chuyến thăm lầnnày, “hai bên đã cùng nhau thỏa thuận về chế độ tham khảo ý kiến lẫn nhau về cácvấn đề quốc tế, kể cả trao đổi tin tức về các cuộc đàm phán với Liên Xô, phối hợplập trường của hai bên ở Liên Hợp Quốc, trao đổi quan điểm về các vấn đề an ninhquốc phòng…” [4;324] Về phía Mỹ, Mỹ không ngần ngại việc mở rộng quan hệ cộngtác với Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự Tháng 1/1980, trong cuộc hội đàmdiễn ra ở Bắc Kinh, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Harold Bromn đã thông báo cho

Trung Quốc rằng Mỹ sẵn sàng chuyển “những hình thức cộng tác từ thụ động sang tích cực lĩnh vực an ninh” gồm cả “các hoạt động bổ sung lẫn nhau” và

“song hành” cả trong lĩnh vực quốc phòng lẫn ngoại giao Theo thỏa thuận, Trung

Quốc sẽ được Mỹ bán cho những trang thiết bị hiện đại dùng được cả cho mục

đích quân sự lẫn dân sự Tuy vậy, việc Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật “Về quan

hệ với Đài Loan” đã gây ra nhiều căng thẳng cho mối quan hệ đang diễn ra hết sức

tốt đẹp với Trung Quốc

Năm 1981, Reagan trở thành Tổng thống của Mỹ Sau khi lên nắm quyền,

“Reagan nhìn nhân tố Trung Quốc trong chính sách đối ngoại của Mỹ có phần dèdặt hơn người tiền nhiệm.” [4;337] Điều này thể hiện qua sự kiện như Reagan “muốnnối lại quan hệ chính thúc với Đài Loan, lật lại Thông cáo Thượng Hải (1972) vàHiệp định bình thường hóa với Trung Quốc (1978).” [4;337] Tình hình này đã làmcho mối quan hệ giữa hai bên căng thẳng trở lại và Trung Quốc buộc phải xem xét

lại chính sách của mình Trung Quốc đã phê phán kịch liệt đạo luật “Về quan hệ với Đài Loan” của Mỹ đồng thời thay đổi giọng điệu chỉ trích chủ nghĩa bá quyền

của Mỹ Các cuộc viếng thăm ngoại giao con thoi về quan hệ hai nước xung quanhvấn đề Đài Loan đã diễn ra liên tiếp Ngày 17/08/1982, Mỹ và Trung Quốc kýThông cáo chung Theo thông cáo, Mỹ sẽ “ngừng cung cấp vũ khí cho Đài Loancho đến khi đảo này thống nhất với Trung Quốc một cách hòa bình trên cơ sỏ thỏathuận giữa Chính phủ Bắc Kinh và Chính phủ Đài Bắc.” [4;338] Tháng 2/1983 đã

Trang 13

diễn ra cuộc thăm viếng của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ sang thăm Trung Quốc Tuy nhiên, chuyến đi của ông không làm thay đổi quan điểm của Bắc Kinh,quan hệ của hai nước giảm sút xuống mức thấp nhất.

Trước nguy cơ đe dọa của Liên Xô, Tổng thống Mỹ Reagan sau khi tái đắc cử

đã nhận lời sang thăm Trung Quốc Tại đây, ông đã được đón tiếp rất nồng hậu.Hai bên đã cùng nhau ký kết Hiệp định Thương mại và Mỹ cũng đã đồng ý chuyểncho Trung Quốc những công nghệ hiện đại nhất Chính sách tự do buôn bán củaReagan đã mở cửa cho hàng hóa Trung Quốc vào thị trường Mỹ Các công ty của

Mỹ cũng đua nhau đầu tư vào Trung Quốc Các trường Đại học ở hai nước đượcliên kết với nhau, đồng thời giao lưu văn hóa, khoa học cũng có bước tiến mới.Quan hệ Trung – Mỹ bắt đầu có những bước phát triển tốt đẹp trong nhiệm kỳ tiếptheo của Tổng thống Reagan Như vậy, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thốngReagan năm 1984 đã mở ra một thời kỳ mới cho quan hệ của hai nước, tuy nhiên

ẩn chứa bên trong nó là sự ngấm ngầm đấu tranh và chống phá nhau Mặc dù vậynhưng ta vẫn có thể nói, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc thời kỳ này là êm thấmnhất khiến cho một Trung Quốc luôn chống Reagan trước đây nay lại quay sang cangợi ông hết lời

Tháng 1/1989, George Bush đã trúng cử Tổng thống của Mỹ Với việc trúng

cử của Tổng thống Bush, người ta tin tưởng rằng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc

sẽ tiến lên một tầm cao mới, sẽ lên đến đỉnh cao vì Bush đã từng sống và làm việckhá lâu ở Trung Quốc, đồng thời ông cũng đã từng là Trưởng phòng Liên lạc của

Mỹ ở Trung Quốc Tuy nhiên sau khi Bush nhận chức Tổng thống Mỹ không đượcbao lâu thì ở Trung Quốc đã xảy ra sự kiên Thiên An Môn vào ngày 4/6/1989 Sựkiện này đã làm đảo lộn mối quan hệ giữa Trung Quốc với hầu hết các nướcphương Tây trong đó có Mỹ Sau sự kiện 4/6/1989, Mỹ và các nước phương Tây

đã dấy lên phong trào phản đối Chính phủ Trung Quốc đàn áp dã man những ngườibiểu tình Thêm nữa, cả Mỹ và phương Tây đều thực hiện chính sách bao vây cấmvận và trừng phạt Trung Quốc Chính điều này đã làm cho quan hệ giữa Mỹ vàTrung Quốc xấu đi và xuống mức thấp nhất kể từ khi bình thường hóa quan hệ

Trang 14

giữa hai nước được thiết lập

1.2.2. Từ sau năm 1991 đến trước năm 2000:

Từ sau cải cách năm 1978, Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ, từngbước tiến tới là cường quốc và ngày càng đóng vai trò quan trọng trên vũ đài chínhtrị quốc tế Trong quan hệ quốc tế, cả Trung Quốc và Mỹ đều đặc biệt coi trọngquan hệ giữa hai nước, đặc biệt là từ sau khi Liên Xô tan rã Chiến tranh lạnh kếtthúc, quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ đã chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, trênbàn cờ chiến lược quốc tế của Trung Quốc cũng như của Mỹ Tuy nhiên, mối quan

hệ mối quan hệ này được tiến lên theo con đường quanh co nhiều phức tạp

Điểm lại một số sự kiện lớn phức tạp trong quan hệ của hai nước Trung và

Mỹ từ trước năm 1991 ta có thể thấy ngay đó là sự kiện Thiên An Môn ngày4/6/1989 tại quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đã diễn

ra một cuộc thảm sát sinh viên và trí thức đấu tranh đòi đẩy mạnh cải cách dân chủ.Ngay sau sự kiện này, Mỹ và Phương Tây đã cấm vận đối với Trung Quốc

Ngày 5/6/1989- Tổng thống Bush đã ra tuyên bố chấm dứt bán vũ khí giữahai Chính Phủ Trung –Mỹ, đồng thời chấm dứt các hoạt động thăm viếng giữa cácnhà lãnh đạo quân sự của hai nước Trung – Mỹ Ngày 20/6/1986 được sự chỉ đạocủa Tổng thống Bush, Quốc vụ khanh Beck đã tuyên bố chấm dứt tiếp xúc cấpquan chức cấp cao Chính phủ giữa hai nước Trung – Mỹ Không chỉ dừng lại ở đóphía Mỹ còn bày tỏ sẽ yêu cầu chì hoãn việc tổ chức tiền tệ quốc tế cho TrungQuốc vay khoản vay mới Chính Phủ Mỹ còn không cho phép ngân hàng xuất nhậpkhẩu Mỹ cung cấp các khoản vay dùng để phát triển kinh tế, đồng thời gây sức épvới ngân hàng thế giới để làm chậm lại khoản vay phát triển trị giá 780 triệu USDcho 7 dự án của Trung Quốc vốn được dự tính vào năm 1989 Từ đó về sau, Mỹcòn tiếp tục áp dụng thêm một số biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc Ngày

16/02/1990 – Tổng Thống Bush đã kí “Dự Thảo Luật Trao quyền ngoại giao niên khóa tài chính 1990-1991” quy định các biện pháp trừng phạt Trung quốc từ góc

độ pháp luật, các biện pháp trừng phạt này bao gồm một số điểm như: tiếp tụcchấm dứt bảo hiểm và các tài trợ cấp khác cho các hạng mục đầu tư của các công

ty đầu tư, tư nhân trong và ngoài nước đầu tư vào Trung quốc, chấm dứt tiền do

Trang 15

“Luật viện trợ do nước ngoài ” quy định sử dụng, chấm dứt xuất khẩu vũ khí đạn

dược bao gồm máy bay trực thăng, chấm dứt hợp tác với Trung quốc về hợp tácchế tạo vệ tinh phóng tên lửa do Mỹ sản xuất, chấm dứt hợp tác năng lượng hạtnhân Trung - Mỹ Bằng một loạt những biện pháp cấm vận trên, mối quan hệ giữaTrung – Mỹ rơi vào thời kì khó khăn nhất kể từ khi hai nước thiết lập quan hệngoại giao

Mặc dù vậy nhưng suất phát từ lợi ích của cả hai bên nên Chính phủ của cảhai nước đều không muốn quan hệ của hai nước tiếp tục xấu đi Do vậy, tháng7/1989, Tổng thống Bush đã cử trợ lý an ninh quốc gia của Mỹ, ông BrentScowcroft là đặc phái viên bí mật sang thăm Trung Quốc, một mặt bày tỏ quanđiểm của Mỹ với sự kiện Thiên An Môn (4/6/1989), mặt khác nêu rõ Chính phủ

Mỹ mong muốn duy trì mối quan hệ bình thường với Trung quốc Từ đó về sau,Tổng thống Mỹ Bush luôn bày tỏ rất muốn cùng Trung Quốc nỗ lực duy trì mốiquan hệ này thông qua Quốc vụ Khanh Beck Ngày 19/12/1989, Mỹ tuyên bố dỡ

bỏ lệnh cấm ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ tạm ngưng giúp đỡ về vốn cho hoạtđộng thương nghiệp của Mỹ vào Trung Quốc, đồng thời ông cũng phê chuẩn choTrung Quốc 3 vệ tinh phóng tên lửa Từ đó về sau, các hoạt động khoa học kỹthuật của hai nước từng bước được nối lại Ngân hàng thế giới cũng đã bắt đầucung cấp các khoản vay cho Trung Quốc Tháng 10/1990 – ngân hàng xuất nhậpkhẩu Mỹ cũng bắt đầu nối lại tín dụng xuất khẩu với Trung Quốc Tháng 12/1990tại Hội nghị hàng năm của Ngân hàng thế giới, khi biểu quyết về việc có khôi phụclại hoàn toàn các khoản vay cho Trung Quốc hay không, đại diện của Mỹ đã bỏphiếu ủng hộ Cuối cùng, các khoản vay của ngân hàng thế giới cho Trung Quốc

về cơ bản được khôi phục lại mức trước năm 1989 Tháng 11/1991 – Quốc vụKhanh Mỹ Beck đã nhận lời mời của Ngoại trưởng Trung quốc Tiền Kỳ Tham đãthăm chính thức Trung Quốc

Đây là lần đầu tiên một quan chức cấp cao của Mỹ thăm Trung Quốc kể từ sau

sự kiện ngày 4/6/1989 Tuy vậy, quan hệ giữa Mỹ và Trung lại không được xuôi chèomát mái như vậy Đến năm 1992 – chính phủ Mỹ đã quyết định bán cho Đài Loan

150 máy bay F16 - Trung Quốc đã lên tiếng phản đối kịch liệt Đến tháng 5/1995 –

Trang 16

Chính phủ Mỹ lại cho phép nhà đương cục Đài Loan Lý Đảng Huy sang thăm Mỹ đãlàm cho quan hệ giữa hai nước rung chuyển dữ dội - quan hệ song phương giữa Mỹ

và Trung Quốc đã bị lùi đi một bước Sang đến năm 1999 - NATO mà đứng đầu là

Mỹ đã bỏ qua Liên hợp Quốc lấy cớ về vấn đề Kosovo đã tiến hành tấn công đườngkhông vào liên bang Nam Tư, ngày 7/5/1999 - dùng bom chính xác đánh sập đại sứquán Trung Quốc ở Nam Tư Ngay sau sự kiện trên Chính phủ Trung Quốc đã lêntiếng cực lực phản đối kháng nghị, yêu cầu NATO mà đứng đầu là Mỹ phải công khaichính thức xin lỗi Chính phủ và nhân dân Trung Quốc

Tuy nhiên, nhìn vào tổng thể quan hệ Trung - Mỹ từ sau khi sự kiện Thiên AnMôn xảy ra thì không chỉ có xung đột và đối lập mà cả Trung Quốc và Mỹ đề luônluôn coi trọng mối quan hệ của nhau Tháng 11/1996 - Chủ tịch Trung Quốc GiangTrạch Dân đã gặp Tổng thống Mỹ B.Clinton ở Manila (Philippin) Trong cuộc gặp

lần này, Tổng thống Mỹ đã nhấn mạnh rằng “Nước Mỹ muốn được thấy một Trung Quốc lớn mạnh, ổn định và an ninh hai nước chúng ta có lợi ích chiến lược chung trong nhiều vấn đề, nước Mỹ vui lòng lập quan hệ bạn bè hợp tác tốt đẹp với Trung Quốc” Trong không khí chính trị như vậy, quan hệ giữa hai nước đã từng

bước được cải thiện Từ năm 1997-1999, nguyên thủ quốc gia của hai nước đã thựchiện các cuộc viếng thăm lẫn nhau Tháng 11/1997 Chủ tịch Giang Trạch Dânchính thức sang thăm Mỹ và đến tháng 7/1998 - Tổng thống Mỹ B.Clinton cũng đã

đi thăm đáp lễ Trung Quốc Tại các cuộc gặp này hai bên đã quyết định thông qua

sự tăng cường hợp tác, thúc đẩy hòa bình và phát triển của thế giới, cùng gắng sức

kiến lập “Quan hệ bạn bè chiến lược có tính xây dựng giữa Trung Quốc và Mỹ”.

Cũng trong thời gian này, lãnh đạo của hai bên đã có nhiều cuộc tiếp xúc trong cáccuộc luận bàn đa phương tại Liên hợp Quốc và các Tổ chức hợp tác Châu Á- TháiBình Dương làm cho quan hệ Trung - Mỹ trên tổng thể đã giữ được ổn định, tạođiều kiện cho cả hai bên cùng phát triển có hiệu quả và có lợi

Tóm lại, quan hệ Trung Mỹ dù cho trải qua nhiều thăng trầm, song cả hai bênvẫn luôn luôn coi đó là trục chính trong hoạt động ngoại giao của mình Chính vìvậy nên dù có những lúc xảy ra mâu thuẫn nhưng hai bên đã từng bước điều khiểnchính sách của mình, cùng nhau chung sống hòa bình, cùng nhau phát triển là phù

Trang 17

hợp với xu thế của thời đại.

1.3 SỰ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH CỦA HAI NƯỚC SAU SỰ KIỆN 11/9 1.3.1 Chính sách của Mỹ đối với Trung quốc:

Sự kiện 11/9 xảy ra ở nước Mỹ là sự kiện lớn gây ra cú sốc khá lớn cho giớicầm quyền của Mỹ Cuộc tấn công của các lực lượng khủng bố quốc tế nhằm vàohai biểu tượng lớn nhất của Mỹ đó là trung tâm thương mại ở NewYork và LầuNăm Góc ở Woasinhton gây trấn động cả nước Mỹ và toàn thế giới Cũng sau sựkiện gây trấn động thế giới này, tình hình thế giới có nhiều diễn biến hết sức phứctạp, thế giới trở nên bất an trước những bất trắc khó lường Tình hình trên đã buộccác nước phải điều chỉnh chính sách, đặc biệt là các nước lớn mà trước hết là Mỹ,

để đối phó với tình hình quốc tế mới “Sự kiện ngày 11/9 đã cho thấy Mỹ rất cần

sự hợp tác của các nước trong việc chống khủng bố Điều này buộc Mỹ phải từngbước điều chỉnh chính sách theo hướng mềm dẻo hơn, chú trọng hơn đến thái độ vàlợi ích của nước khác, đặc biệt là trong quan hệ với Nga và Trung Quốc.” [7;119]

Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc cũng nằm trong chính sách đối ngoạicủa Mỹ Mục tiêu chủ yếu trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc là kiềm chếnhằm ngăn chặn sự nổi lên của Trung Quốc Tuy nhiên, chính sách của chính quyềnB.Clinton chủ trương kiềm chế Trung Quốc thông qua phương thức tiếp cận mềmcùng đối thoại, tiếp xúc toàn diện với Trung Quốc, thúc đẩy hợp tác kinh tế Mỹ cònủng hộ Trung Quốc gia nhập WTO, cùng Trung Quốc ra lập cơ chế bốn bên bàn vềbán đảo Triều tiên… “Đỉnh cao trong chính sách Trung Quốc của Mỹ dưới thời

B.Clinton là khái niệm “Đối tác chiến lược mang tính chất xây dựng vào thế kỷ XXI”

được đưa ra nhân chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Giang Trạch Dân.” [7;121]

Tuy nhiên chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc dưới thời của Tổng thốngBush đã có những điều chỉnh rõ rệt Theo đó Mỹ đã có những điều chỉnh cứng rắn

hơn trong chính sách đối với Trung Quốc Trước tiên là tuyên bố chuyển từ “đối tác chiến lược mang tính xây dựng”, [7;122] sang thành “đối thủ cạnh tranh chiến lược”, [7;122] “thúc đẩy việc triển khai NMD, tiếp tục bán vũ khí cho Đai Loan, tạmngưng tất cả các cuộc tiếp xúc quân sự giữa hai nước, đẩy mạnh đấu tranh nhânquyền với Trung Quốc…với ý đồ dùng thực lực và ảnh hưởng của mình để buộcTrung Quốc phải thừa nhận vai trò siêu cường duy nhất của Mỹ và chấp nhận vai

Trang 18

trò lãnh đạo của Mỹ.” [7;122]

Nhìn tổng thể ta có thể thấy, trải qua thời gian điều chỉnh vừa qua, chính sáchTrung quốc của Mỹ mà ở đây là chính quyền của Bush và C.Clinton vẫn mang tínhchất hai mặt: kiềm chế xen lẫn với hợp tác, vừa coi trọng tính ổn định tương đốicủa quan hệ song phương, tranh thủ phát triển hợp tác trao đổi thương mại songphương song mặt khác lại chú trọng đến ngăn chặn, kiềm chế Trung Quốc, khôngcho các nước này tăng cường sức mạnh chính trị, quân sự đến mức đe dọa tới lợi

ích của Mỹ Cho dù là “kiềm chế” hay “hợp tác” thì cũng đều phục vụ cho mục

tiêu căn bản của chính sách đối với Trung Quốc của Mỹ Nội dung, bản chất củachiến lược này không hề thay đổi mà nó chỉ là sự khác nhau trong phương phápvận dụng chính sách và sách lược trong từng thời kỳ Do vậy, tùy từng thời điểm

cụ thể mà Mỹ điều chỉnh chính sách hợp tác hay cạnh tranh

1.3.2 Chính sách của Trung Quốc đối với Mỹ:

Trong tình hình thế giới hiện nay, khi mà trên thế giới đang hình thành trật tựthế giới mới – thế giới đa cực, thì Trung Quốc cũng đang từng bước bổ sung và

hoàn thiện chiến lược đối ngoại “Hòa bình, độc lập, tự chủ” đã được đề ra từ trước

đó Trung Quốc đã chủ trương thực hiện chính sách “Toàn phương vị”, lần lượt

xác lập quan hệ bạn bè hợp tác với các cường quốc lớn như: Nga, Pháp, Mỹ, Nhậtvừa để tranh thủ các nước này trên hầu hết các lĩnh vực nhằm chống lại chủ trương

“Đơn cực hóa thế giới” của Mỹ Hiện nay, Trung Quốc thực hiện “chiến lược ngoại giao nước lớn” để duy trì quan hệ hợp tác giữa các nước lớn trên thế giới,

tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc

Quan hệ ổn định với Mỹ là chiến lược quan trọng trong chính sách đối ngoạicủa Trung quốc Tại Đại hội XVI, Đảng cộng sản Trung quốc đã xác định: Quan

hệ với các nước lớn trong đó có Mỹ là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại,đồng thời Trung Quốc cũng thừa nhận quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc là mộttrong ba điều đáng sợ nhất đối với Trung Quốc

Vì vậy, Trung Quốc đang từng bước điều chỉnh chính sách của mình đối với

Mỹ Theo đó, Trung Quốc đã có những động thái làm hài lòng Mỹ Trước tiên,Trung Quốc khẳng định sự tồn tại của quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, đồng thời

Trang 19

cũng không phản đối gay gắt về mối quan hệ quân sự của Mỹ - Nhật như trướcnữa Sự kiện ngày 11/9 xảy ra, Trung quốc đã tham gia tích cực vào mặt trậnchống khủng bố do Mỹ khởi xướng Thêm một hành động nữa nhằm cải thiện mốiquan hệ Mỹ - Trung đó là Trung Quốc đang tích cực tham gia vào các việc giảiquyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên Trung quốc đã thay đổi thái độ của

mình từ “lặng lễ quan sát” trong đợt khủng hoảng lần 1 đến việc tích cực đưa ra

những phương thức để giải quyết khủng hoảng bằng con đường ngoại giao hòabình, Trung Quốc cũng phản đối bán đảo Triều Tiên có vũ khí hạt nhân trong đợtkhủng hoảng lần 2 Theo đó, Mỹ - Trung đã có những cuộc thương lượng với nhau

mà nội dung mang tính sự vụ thực chất về vấn đề hạt nhân của bán đảo Triều Tiên

Về kinh tế, do Mỹ là nguồn đầu tư lớn và quan trọng của Trung Quốc, đồngthời Mỹ còn là nguồn cung cấp kỹ thuật cao cho Trung Quốc, thêm vào đó, hiệnnay Mỹ còn là nước có tiếng nói quan trọng trong các tổ chức thương mại và tàichính Quốc tế như: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB),…Vậynên, Trung Quốc càng cần phải mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với nước này đểthúc đẩy kinh tế phát triển

Tuy vậy, trên thực tế với uy thế chính trị ngày càng cao trên trường quốc tế,với vai trò quan trọng đối với những vấn đề liên quan đến an ninh của Mỹ vàTrung Quốc, Trung Quốc đã có những biện pháp mạnh mẽ hơn thể hiện chính sáchcứng rắn hơn với Mỹ

Qua sự điều chỉnh chính sách của Trung quốc đối với Mỹ, ta có thể thấy rằng

dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào Trung quốc vẫn kiên trì chính sách ngoại giao của

mình, chủ động tấn công ngoại giao “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” đồng thời áp dụng những biện pháp toàn diện bổ sung cho nhau “Tương bổ tương thành”, “nội công ngoại kích” Nhìn chung, chính sách của Trung Quốc đối với Mỹ sau sự kiện

11/9 là thay đổi không đáng kể Mỹ vẫn là nước được ưu tiên hàng đầu trong chínhsách ngoại giao nước lớn của Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy mối quan hệ nàyphát triển theo hướng ổn định Như vậy, “Trung Quốc đã có những điều chỉnhchính sách đối ngoại nhằm hòa giải mâu thuẫn với Mỹ, duy trì sự ổn định quan hệvới Mỹ Hợp tác tránh đối đầu với Mỹ vẫn là nội dung chủ đạo trong chính sách

Trang 20

đối ngoại của Trung Quốc với Mỹ” [3;65]

CHƯƠNG 2 QUAN HỆ MỸ - TRUNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2010

2.1 TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ - QUÂN SỰ:

2.1.1 Trên lĩnh vực chính trị:

“Ngay sau khi lên làm chủ nhà trắng vào năm 2001 – Tổng thống MỹG.W.Bush (Bush con) đã triển khai toàn diện chính sách đối ngoại cứng rắn trong

đó nhấn mạnh Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược của Mỹ.” [3;146] Như vậy

là tình hình đã đi ngược hẳn so với nhận định của các nhà nghiên cứu Họ đánh giámối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc chắc chắn sẽ bước vào một thời kỳ tốt đẹpkhi G.Bush lên làm Tổng thống, bởi ông này cũng đã có thời gian gắn bó vớiTrung Quốc Khi nhận chức, Bush đã chủ động gọi điện cho lãnh đạo hàng chụcnước nhưng lại cố tình loại Trung Quốc ra khỏi danh sách Điều này đã chứng tỏ

thái độ thù địch của G.Bush đối với Trung Quốc Mục tiêu phát triển quan hệ “đối tác chiến lược” do chính quyền Clinton xác lập được thay đổi vào đó là quan hệ

“đối thủ cạnh tranh chiến lược”.

Sau khi G.Bush lên nắm chính quyền, thời kỳ khủng hoảng trong mối quan hệgiữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu, mở đầu là vụ đụng độ “giữa máy bay do thámEP-3 của Mỹ và máy bay chiến đấu F8 của Trung Quốc trên vùng trời đảo HảiNam – Trung Quốc, làm cho phi công của Trung Quốc đã tử nạn (1-4-2001) Sựkiện này đã đẩy quan hệ Mỹ - Trung sang thời kỳ căng thẳng mới.” [3;146-147]

Tuy nhiên, sự kiện 11/9 lại là cơ sơ mới để cải thiện mối quan hệ Trung - Mỹ.Ngay sau sự kiện này, Mỹ đã buộc phải điều chỉnh chiến lược và chính sách đối

ngoại của mình Mỹ đã phát động cuộc chiến “chống khủng bố” trên toàn thế giới.

Cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động chính là cơ hội để Mỹ thực hiện giấcmộng ngàn năm là làm bá chủ thế giới của mình Sự kiện 11/9 đã làm thay đổi hẳntình hình của nước Mỹ Cần sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong cuốc chiếnchống khủng bố, đặc biệt là sự ủng hộ của các nước lớn, mà trong đó phải kể đếnTrung Quốc, nên Mỹ đã từng bước thay đổi chính sách đối với Trung Quốc Còn

Trang 21

Trung Quốc ngay sau sự kiện 11/9, lãnh đạo Trung Quốc đã ngay lập tức gọi điệnchia buồn với Tổng thống và nhân dân Mỹ Hành động này đã kéo quan hệ giữa

Mỹ và Trung Quốc gần nhau hơn

Trong khi phát động cuộc chiến tranh chống Apganistan, Tổng thống MỹBush đã tới Thượng Hải (Trung Quốc) để dự cuộc gặp gỡ cấp cao không chínhthức Hội nghị APEC, đồng thời gặp gỡ và nói chuyện với Chủ tịch Trung QuốcGiang Trạch Dân Trong cuộc gặp gỡ này, ông Bush hy vọng nhận được thêm sựủng hộ từ Trung Quốc trong cuộc chiến chống khủng bố

Từ tháng 6/2002, trong cuộc gặp gỡ cấp cao Trung - Mỹ, Tổng thống MỹBush đã tuyên bố Đài Loan không độc lập Thêm một việc nữa đó là Ngài Tổngthống Mỹ Bush cũng đã từng tuyên bố rằng, “là một quốc gia Thái Bình Dương,

Mỹ phải có quan hệ tốt với các nước trong khu vực Đối với Mỹ “không có nước nào trong khu vực này quan trọng hơn Trung Quốc” Trong nhiều lần gặp gỡ, cả Chủ tịch Giang Trạch Dân và Tổng thống Bush đều nhấn mạnh rằng Mỹ “tìm kiếm

và đang cùng Trung Quốc thiết lập mối quan hệ thẳn thắn, chân thành xây dựng

và hợp tác” Mỹ không muốn sự bất đồng Mỹ - Trung cản trở hai nước theo đuổi

mục tiêu chung mà sẵn sàng giải quyết sự bất đồng đó theo phương thức hiểu biết

và tôn trọng lẫn nhau Trung Quốc không chỉ là đối tác kinh tế mà còn là bạn đồngminh của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố.” [15]

Mặc dù tuyên bố như vậy, song Mỹ luôn luôn mượn cớ chống khủng bố đểcan thiệp vào khu vực xung quanh của Trung Quốc Điều này làm cho giới lãnhđạo của Trung Quốc phải cảnh giác và thận trọng hơn

Công bố hồi tháng 9/2002 - Báo cáo chiến lược An ninh quốc gia của Mỹ đãđưa ra hai mục tiêu quan trọng trong chiến lược ngoại giao của Mỹ đó là: thứ nhất

là thi hành chiến lược quan trọng giáng đòn quân sự đối với các nước theo chủnghĩa cực đoan Hồi giáo, hai là chiến lược ngăn chặn Trung Quốc Dư luận đã chorằng, việc bành chướng ở Trung Đông và ngăn chặn Trung Quốc mới thực sự là ý

đồ chiến lược trong chính sách đối ngoại của Mỹ Cùng cùng với sự có mặt của

Mỹ ở Đông Bắc Á đã tạo nên thành vòng cung bao vây Trung Quốc (hay các nhà

chiến lược còn gọi đó là “hình bán nguyệt Châu Á”) Trung Quốc cũng đã cho

Trang 22

rằng vòng cung này sẽ là mối đe dọa tiềm ẩn thực sự đối với họ.

“Ngay sau khi nhận chức chủ tịch Trung Quốc, tháng 5-2003, Chủ tịch TrungQuốc Hồ Cẩm Đào đã sang thăm chính thức Nga.” [3;149] Tuy nhiên, sự kiện ChủTịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào lựa chọn Nga là nước đầu tiên ông tới trong chuyếncông du đầu tiên trên cương vị Chủ tịch không phải là chính quyền mới của TrungQuốc coi quan hệ Nga - Trung là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong chính sách đốingoại của Trung Quốc mà cả Nga và Trung đều đặt quan hệ song phương với Mỹchính là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của cả Trung Quốc và Nga.Đầu tháng 12-2003 Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã có chuyến thămchính thức tới Mỹ Chuyến thăm đã diễn ra trong thời điểm có nhiều diễn biếnphức tạp trong quan hệ hai nước Trung - Mỹ Vấn đề nổi cộm lên đó là vấn đề ĐàiLoan, ngoài ra còn vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và vấn đề mậu dịchgiữa hai nước Dù chuyến thăm được tiến hành vào thời điểm khó khăn nhưng giớibáo chí Hồng Kong (Trung Quốc) đã cho rằng phía Mỹ đã tạo ra bầu không khí tốtđẹp cho chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Ngoại trưởng Mỹ Powell cũng

đã nói: Quan hệ giữa hai nước Trung Quốc và Mỹ đang ở vào thời kỳ tốt đẹp nhấttrong 30 năm nay Nếu nhìn lại chuyến thăm của cựu Thủ tướng Trung Quốc ChuDung Cơ và chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vào thời gian trước thì ta cóthể thấy chuyến thăm lần này của Thủ tướng Ôn Gia Bảo được coi là tiến hànhtrong không khí hòa bình, thân thiện hơn cả giữa hai nước Đây là tín hiệu rất đángmừng cho mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc

Từ đại hội XVI Đảng Cộng Sản Trung Quốc đến Hội nghị TW4 khóa XVI vàHội nghị toàn ngành Ngoại giao Trung Quốc đã xác lập quan niệm về lợi ích, vềhợp tác, về quan niệm quốc tế của ngoại giao Trung Quốc Trong hội nghị toàn

ngành ngoại giao của Trung Quốc cũng đã nêu rõ: “Trung Quốc phải kiên trì phát triển hòa bình, tranh thủ môi trường quốc tế hòa bình để phát triển đất nước, lấy phát triển bản thân để thúc đẩy môi trường quốc tế hòa bình”.

Tháng 4-2004, Phó Tổng thống Mỹ Chenny đã sang thăm Trung Quốc Đây làngười có quyền phát ngôn về đối ngoại của Mỹ Qua vị Phó Tổng thống Mỹ này,giới lãnh đạo Trung Quốc đã nói rằng Trung Quốc hy vọng phía Mỹ thực sự tuân

Trang 23

thủ ba bản Thông cáo chung giữa Trung - Mỹ.

Tháng 11-2004, nhân dịp tham gia Hội nghị thượng đỉnh không chính thứclần thứ 12 của tổ chức APEC tại Santiago (Chi Lê), Chủ tịch Trung Quốc Hồ CẩmĐào đã gặp gỡ Tổng thống Mỹ Bush Trong cuộc gặp lần này, cả hai bên đều nhấnmạnh cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa để bảo vệ hòa bình và phồn vinh củakhu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và thế giới nói chung

Năm 2005 có thể nói đây là năm diễn ra nhiều sự kiện sôi động nhất trongquan hệ giữa Trung và Mỹ từ trước đến nay Riêng trong năm 2005, từ các nguyênthủ đến các quan chức thuộc nhiều bộ ngành của hai nước đã thực hiên các cuộcthăm viếng lẫn nhau, tiến hành hội đàm, gặp mặt một cách dồn dập Ngay từ nhữngtháng đầu năm 2005, tân Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice đã tới thăm BắcKinh và đã được các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc tiếp đón nồng nhiệt đó

là chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo Việc đón tiếp như vậy làmột trường hợp ngoại lệ Điều này cho thấy Trung Quốc rất coi trọng quan hệ giữaTrung Quốc và Mỹ Nhưng phát biểu đáng lưu ý của hai bên trong cuộc gặp gỡ cấp

cao lần này chủ yếu là về vấn đề Đài Loan và “Luật chống ly khai”, vấn đề hạt

nhân bán đảo Triều Tiên, vấn đề nhân quyền dân chủ, về quan hệ Trung - Mỹ, vấn

đề thâm hụt mậu dịch Trung - Mỹ

Từ ngày 18-21/4/2006, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã tiến hành

chuyến thăm Mỹ Đây là chuyến thăm “dài nhất và quan trọng nhất” của Chủ tịch

Hồ Cẩm Đào Một tờ báo của Nga đã cho rằng chuyến thăm của Chủ tịch Hồ CẩmĐào lần này là rất quan trọng, ngay cả Trung Quốc cũng coi chuyến thăm lần này

là “chuyến thăm nhà nước”, nhưng phía Mỹ thỏa thuận chỉ coi đây là “chuyến thăm chính thức” Trước khi sang thăm Mỹ, vị lãnh đạo của Trung Quốc này đã nhấn mạnh mục đích của chuyến thăm lần này đó là để “thúc đẩy toàn diện mối quan hệ hợp tác Trung - Mỹ mang tính xây dựng trong thế kỷ XXI” Chủ tịch cũng cho rằng Trung Quốc và Mỹ “không chỉ là bên liên quan lợi ích, hơn nũa còn phải

là bên hợp tác mang tính xây dựng” Trong thời gian diễn ra chuyến thăm, Chủ

tịch Trung Quốc đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, trong tình hình hiện nay tầm quantrọng của quan hệ Trung - Mỹ không phải hạ thấp đi mà phải tăng lên, các lĩnh vực

Trang 24

hợp tác cũng được mở rộng hơn Như vậy, chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc

Hồ Cẩm Đào đã nâng thêm một bước mới trong quan hệ giữa hai nước Trung

-Mỹ, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc cũng ngày càng có ảnh hưởng lớn tới khuvực và thế giới, có ý nghĩa chiến lược toàn cầu

Năm 2008 là năm đương nhiệm cuối cùng trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống

Mỹ Bush Trong năm này ông có chuyến thăm tới một số nước Châu Á, trong đó

có Trung Quốc trong chuyến công du tới Châu Á, Bush đã tham dự Lễ khai mạcthế vận hội Bắc Kinh năm 2008 vào ngày 8/8 và ở thăm Trung Quốc bốn ngày.Ông đã trở thành vị Tổng thống đầu tiên đương nhiệm của Mỹ tham dự Lễ khaimạc Thế vận hội Olympic trong thời gian ông ở thăm Bắc Kinh Trong chuyếnthăm lần này, Tổng thống Mỹ Bush đã có cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạoTrung Quốc là Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Phó chủ tịch TậpCận Bình Nhiều ý kiến cho rằng, chuyến đi Châu Á của ông Bush lần này màtrong đó có Trung Quốc chủ yếu mang theo những thông điệp hữu nghị, hợp tác.Điều này cho thấy sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ ở cuối nhiệm kỳ củatổng thống Bush Cũng theo lời của Tổng thông Bush thì việc Ông háo hức trongviệc tham dự thế vận hội Bắc Kinh nhằm bày tỏ sự kính trọng của ông đối với nhândân Trung Quốc Như vậy ta thấy trong thời kỳ đầu nhận chức và cuối nhiệm kỳcủa Tổng thống Mỹ Bush có sự thay đổi rõ rệt, tạo môi trường ổn định giữa hainước cho người kế nhiệm

Tháng 7-2009 Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã có chuyến thăm cấp nhànước tới nước Mỹ Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc, Tổng thống

Obama đã cho rằng “hợp tác tránh đối đầu” sẽ là nền tảng chính giúp quan hệ hai

bên lên phía trước Cả hai ông đều rất kỳ vọng vào cuộc đối thoại diễn ra vào haingày 27-28 tới đây Cuộc đối thoại lần này không chỉ tập chung vào vấn đề songphương mà cả những vấn đề khu vực và toàn cầu mà cả hai nước đều quan tâm.Điều này được coi là một trong nhưng dấu hiệu mới nhất chứng tỏ quan hệ Mỹ -Trung đang phát triển vững chắc bất chấp sự thay đổi chính quyền ở Mỹ Kể từ khinhận chức Tổng thống Mỹ, cả Mỹ và Trung Quốc đều thể hiện sự quyết tâm vàmong muốn thắt chặt mối quan hệ của hai nước nhằm đối phó với những biến động

Trang 25

trên thế giới Hai nước cũng đã hợp tác hiệu quả trong các vấn đề lớn của khu vựccũng như quốc tế như vấn đề Triều Tiên, vấn đề an ninh năng lượng và vấn đề biếnđổi khí hậu Kết thúc chuyến thăm Mỹ lần này, của Chủ tịch Trung Quốc Hồ CẩmĐào đã mời Tổng thống Mỹ Obama sang thăm Trung Quốc Tổng thống Obama đãchấp nhận lời mời Các nhà phân tích Mỹ cho rằng chuyến thăm của Obama tớiBắc Kinh lần này sẽ đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.

Đáp lại lời mời của Chủ tịch Trung Quốc, Tổng thống Obama đã tới thămTrung Quốc vào những ngày giữa tháng 11-2009 ngay sau khi ông tham dự Hộinghị Thượng đỉnh của diễn đàn kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, trong cuộc hộiđàm lần này, hai nhà lãnh đạo cũng đã bàn tới những chủ đề như chấm dứt chươngtrình hạt nhân ở Triều Tiên và biến đổi khí hậu, vấn đề đầu tư thương mại Trongthời điểm hiện tại, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc được đánh giá là có phần nồng

ấm và êm đẹp hơn trước khá nhiều

Những ngày đầu của năm 2010, vị lãnh đạo đứng đầu của nước CHNDTH Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã có chuyến công du cấp nhà nước tới Mỹ Đây được coi làchuyến thăm quan trọng nhất trong 30 năm qua Bất chấp sự khác biệt và sự bấtđồng, cả hai quốc gia đều đang nghiêm túc muốn cải thiện quan hệ cũng như hợptác Nhà trắng đã tiếp đón Chủ tịch Hồ với nghi thức trang trọng nhất Đó là dấuhiệu rõ ràng Woashington đang rất muốn giải quyết những vấn đề sau một nămquan hệ sóng gió giữa hai nước Chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào được kỳvọng trước hết là sẽ tạo được bầu không khí thân thiện hơn sau một năm Bắc Kinh

-và Woashington liên tục xảy ra bất đồng Quan chức của cả hai bên cũng hy vọngrằng sẽ cố gắng để năm 2009 đầy sóng gió lại phía sau và thể hiện mình là đối tácchứ không phải là đối thủ của nhau Trong bối cảnh thế giới đang phải đối phó vớinhững khó khăn về kinh tế cũng như về an ninh và môi trường thì chuyến thăm củaChủ tịch Hồ Cẩm Đào là hết sức quan trọng Ông Obama từng nói ông tin rằngquan hệ Mỹ - Trung sẽ định hình thế kỷ XXI

Cũng trong năm 2010 này, Tổng thống Mỹ Obama đã có chuyến thăm tới bốnnước Châu Á, trong đó có Trung Quốc Chuyến thăm lần này của ông được coi làbước khởi động trong quan hệ Trung - Mỹ Chuyến thăm Trung Quốc của Obama

Trang 26

là “chuyến thăm lịch sử” không phải giải quyết những vấn đề cụ thể, ký kết những

hiệp định cụ thể mà chủ yếu là xác định những nguyên tắc trong quan hệ Trung

-Mỹ Văn kiện chuyến thăm Trung Quốc lần này của Obama là “Tuyên bố chung Trung - Mỹ” (công bố tại Bắc Kinh này 17/11/2009) trong đó có một số điểm đáng

chú ý như: hai bên duy trì gặp gỡ cấp lãnh đạo duy trì cơ chế đối thoại, chiến lược

về kinh tế để quan hệ hai nước được phát triển lành mạnh, ổn định, lâu dài Cả haibên cũng cho rằng mình có trách nhiệm gánh vác những vấn đề trọng đại liên quanđến ổn định và phát triển toàn cầu Phía Trung Quốc đã cam kết luôn đi con đườngphát triển một cách hòa bình, còn nước Mỹ cũng đã khẳng định lại rằng nước Mỹhoan nghênh một Trung Quốc lớn mạnh phồn vinh, thành công, phát huy vai tròngay càng lớn trong công việc Quốc tế

Như vậy chuyến thăm Trung Quốc lần này của Obama thể hiện sự điều chỉnhchính sách đối với Trung Quốc, điều này phản ánh xu thế chung trong chính sáchđối ngoại của Mỹ trong bối cảnh quốc tế mới Chuyến thăm Trung Quốc lần nàycủa tổng thống Obama đã mở ra thời kỳ mới trong quan hệ Trung - Mỹ

2.1.2 Trên lĩnh vực quân sự:

Bắt đầu từ năm 1997, giới lãnh đạo quân sự của hai nước đã thiết lập các cuộcgặp gỡ thường niên mỗi năm một lần Hai bên cũng đã đạt được thỏa thuận và kýkết Hiệp định, Hợp tác về sự cố trên biển khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Cohemsang thăm Trung Quốc năm 1998 Tuy nhiên, ngay sau đó liên tiếp đã sảy ra các sựkiện gây ảnh hưởng rất lớn đối với quan hệ hai nước mà trước hết phải kể đến sựkiện Sứ quán của Trung Quốc bị quân đội NATO bắn nhầm năm 1990 ở Nam Tư,tiếp đến là vụ đụng độ giữa máy bay Mỹ và Trung Quốc trên vùng trời Hải NamTrung Quốc năm 2001 Thêm vào đó, việc Bush lên nắm chính quyền và nhữngthay đổi của Ông trong chính sách đối ngoại đã làm cho quan hệ quân sự của hainước trở nên lạnh nhạt Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Rumsfeld đã quyết định tạmngừng các cuộc tiếp xúc thường kỳ giữa lãnh đạo quân sự hai nước trong hai năm.Tuy nhiên, mối quan hệ này đã được cải thiện rõ tệt và phát triển sau sự kiện kinhhoàng 11/9 ở Mỹ Quan hệ về quân sự giữa hai nước có bước chuyển biến tích cực.Tháng 5/2002, Bộ trưởng Quốc phòng Rumsfeld tuyên bố rằng việc trao đổi

Trang 27

với lãnh đạo quân sự với Trung Quốc sẽ được tiến hành từng bước một.

Ngày 8/12/2002, Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Trung Quốc đãtới Woashington để tham gia vào cuộc hiệp thương cấp Thứ trưởng Quốc phòngcủa hai nước Cuối tháng 10/2003, sự kiện Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc TàoCương Xuyên sang thăm Mỹ đã đánh dấu chấm hết giai đoạn lạnh nhạt, đưa quan

hệ quân sự Trung – Mỹ bước vào giai đoạn bình thường

Từ ngày 18-20/10/2005 – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld đã tớithăm Trung Quốc Trước đó, Tư lệnh quân Mỹ ở Thái Bình Dương cũng đã thămTrung Quốc một tuần hồi đầu tháng 9/2005 Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốcphòng Mỹ được dư luận thế giới đặc biệt quan tâm bởi đây là chuyến thăm đầu tiêncủa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới Trung Quốc kể từ sau vụ đụng độ máy bay giữaTrung Quốc và Mỹ hồi tháng 4/2001 Trong chuyến thăm Trung Quốc lần này,phía Trung Quốc đã tiếp đón rất trọng thị Ngài Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đồngthời còn mời Bộ trưởng tới thăm Trung tâm chỉ huy tên lửa của lực lượng pháobinh II của Trung Quốc Đây là sự kiện chưa từng có trong lịch sử hợp tác quân sựTrung – Mỹ Điều này chứng tỏ phía Trung Quốc cũng đã bắt đầu chủ động chínhsách tiếp xúc có lập trường tự chủ đối với Mỹ và chuyến thăm này có thể thấy rằngphía Mỹ cũng đã bắt đầu có những nhận thức nhích dần lại với Trung Quốc

Năm 2009, Tướng Xu – vị lãnh đạo quân sự cấp cao của Trung Quốc đã đếnthăm Mỹ Chuyến thăm này cũng là sự kiện quan trọng nhất trong quan hệ quân sựTrung – Mỹ trong năm nay Trong chuyến thăm Trung Quốc lần này, Tướng Xu đãnhận lời mời của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) – cơ quannghiên cứu chính sách hàng đầu của Woasinhton đến phát biểu về chính sách quốcphòng của Trung Quốc Trong bài phát biểu lần này, ông Xu đã nói rằng TrungQuốc luôn kiên quyết đi theo con đường phát triển hòa bình và chính sách quốcphòng của Trung Quốc chỉ đơn thuần là để phục vụ mục đích phòng vệ Trongchuyến đi lần này, hai bên đã đạt được nhiều vấn đề quan trọng như tăng cườngcác chuyến thăm của lãnh đạo quân sự cấp cao của hai nước, củng cố trao đổi cáchoạt động thể thao, văn hóa giữa quân đội hai bên,… Tuy nhiên trong cuộc hộiđàm lần này cũng còn một số vấn đề tồn tại chưa giải quyết được như vấn đề về

Trang 28

Tuy vậy, quan hệ quân sự giữa hai nước này đã xuống mức thấp nhất kể từ

trước tới nay “Hy vọng đạt được “mối quan hệ đối tác chiến lược” với Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Obama đã được giới báo chí kết luận trong ba từ “đã tan vỡ” khi chính quyền Mỹ thông báo ý định bán gói vũ khí trị giá nhiều tỷ USD

cho Đài Loan.” [24] Điều này đã khiến cho Bắc Kinh tuyên bố cắt đứt liên lạc vớiWoasinhton vào tháng 1/2010 Trong suốt năm 2009, các cuộc trao đổi và tư vấnsong phương vẫn được tiếp tục bất chấp những mâu thuẫn và khó khăn mà LầuNăm Góc và Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) thừa nhận khó có thểgiải quyết được

Phía Bắc Kinh đã bác đề nghị tới thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốcphòng Mỹ R.Gates Tướng Mã Tiểu Thiên, Phó tổng Tham mưu trưởng PLA thừanhận rằng việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và các hoạt động diễn tập của Mỹ ởgần lãnh hải và không phận Trung Quốc là trở ngại chính cho sự phát triển ổn địnhgiữa hai nước

Quan hệ giữa hai nước còn bị kéo căng bởi tình hình trên bán đảo Triều Tiên– Mỹ và Nhật ủng hộ Hàn Quốc, trong khi đó Trung Quốc lại ủng hộ Triều Tiên…

Vì vậy, mùa hè năm 2009, Bắc Kinh đã công khai phản đối các cuộc tập trậnchung giữa Mỹ và các nước đồng minh

Tháng 12/2009, Tổng tham mưu trưởng PLA đã có chuyến công du tới Mỹ,thăm Lầu Năm Góc để nghe giới thiệu về vũ khí nguyên tử và tên lửa đạn đạo,chương trình không gian của Mỹ Theo bình luận của giới báo chí Mỹ thìWoashinhton đã thừa nhận rằng Trung Quốc quá mạnh để kiềm tỏa trong một trật

tự Châu Á – Thái Bình Dương Việc đưa Trung Quốc cùng tham gia các vấn đề

Trang 29

toàn cầu và chia sẻ quan điểm về các vấn đề kinh tế, thương mại và đặc biệt là tỷgiá đồng Nhân dân tệ được coi là cách làm khôn ngoan trong bối cảnh nước Mỹđang phải đối mặt với những thách thức nội bộ.

Cũng trong tháng 12 này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R.Gate cũng đang ở BắcKinh để thực hiện sứ mệnh quan trọng là làm hâm nóng lại mối quan hệ quân sựgiữa hai nước Mỹ và Trung Quốc Hai bên sẽ nối lại hội đàm quân sự cấp caonhằm tạo niềm tin và giảm thiểu ngờ vực giữa hai bên Trong cuộc gặp sáng ngày10/1/2010, tại trụ sở Quân ủy Trung ương Trung Quốc Lương Quang Liệt cho rằngquan hệ quân sự phát triển mạnh mẽ và ổn định giữa hai nước cần phải có những nỗlực chung từ hai phía nhằm giải quyết bất đồng Phía Mỹ cũng cam kết thực hiện mọiđiều có thể nhằm đạt được những mục tiêu trong quan hệ giữa hai quân đội đồng thờicho rằng những bất đồng tốt nhất nên được giải quyết thông qua đối thoại

Như vậy, cũng còn rất nhiều ý kiến trái ngược nhau song không ít dư luậnquốc tế đánh giá cao chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, họcho rằng dù không thể tạo ra sự đột phá nào trong quan hệ hai bên song hai bên cóthể trao đổi ý kiến để hiểu nhau hơn tránh những suy nghĩ lệch lạc về nhau

Hiện nay, với việc Trung Quốc hiện đại hóa quân sự và các lực lượng hảiquân cũng như hoạt động trên Biển Đông sẽ là thách thức đối với chính sách tự dohàng hải của Mỹ ở khu vực vì đây chính là tuyến đường biển quốc tế duy nhất nốihai bờ Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương Tiếp tục hệ thống tên lửa phòng thủquốc gia (NMD) là nằm trong chiến lược lâu dài của Mỹ Hiện nay, tuy Mỹ phảitập trung tiềm lực vào cuộc chiến chống khủng bố, song mục tiêu phát triển NMD

và hệ thống phòng thủ tên lửa chiến trường (TMD) vẫn không hề thay đổi Chính

kế hoạch này đã gây thêm quan ngại cho phía Trung Quốc

2.2 TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ - MẬU DỊCH

Quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế mậu dịch là một trong những lĩnh vựchợp tác quan trọng mang tính quyết định đối với bất kỳ mối quan hệ song phươngnào và quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc cũng vậy Là hai cường quốc trên thế giớinên sự bắt tay giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ mang tới nguồn lợi khổng lồ cho

cả hai phía, nâng cao đời sống cho nhân dân hai nước mà nó còn mang lại những

Trang 30

cơ hội và cả thách thức đối với các quốc gia khác Chính bởi lẽ đó nên quan hệkinh tế mậu dịch là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển quan

hệ Trung – Mỹ Cũng như quan hệ trên lĩnh vực ngoại giao, quan hệ trên lĩnh vựckinh tế mậu dịch cũng trải qua từng thời kỳ lên xuống ứng với từng giai đoạn trênlĩnh vực quan hệ ngoại giao giữa hai nước

Trước tiên, đối với Trung Quốc, ta cũng cần khẳng định ngay rằng TrungQuốc coi quan hệ mậu dịch hợp tác để phát triển chính là cơ sở của ngoại giao kinh

tế Trung Quốc Trên thế giới hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế đang là một xu thếkhách quan không thể đảo ngược Nó sẽ mang lại những cơ hội và thách thức tolớn đối với từng quốc gia, sự phụ thuộc lẫn nhau, ảnh hưởng nhau ngày càng lớn.Điều này buộc Trung Quốc phải mở cửa, phải hòa nhập vào với trào lưu của thếgiới, hòa vào trào lưu thời đại kinh tế toàn cầu hóa, cách mạng KHKT, học hỏikinh nghiệm, kĩ thuật tiên tiến và phải biết tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài để cóthể đưa Trung Quốc trở thành một nước khá giả như mục tiêu của Đại hội lần thứXVI đã đề ra trong 20 năm đầu thế kỷ XXI Chính vì vậy để có thể làm được điềunày, ổn định và phát triển quan hệ hợp tác với nước ngoài, nhất là với những nướclớn mà trong đó chủ yếu là Mỹ chính là khâu then chốt của ngoại giao TrungQuốc Bởi lẽ Mỹ chính là quốc gia cung cấp vốn đầu tư kỹ thuật cao để Trung

Quốc thực hiện công cuộc "bốn hiện đại", đồng thời Mỹ chính là một thị trường

khổng lồ của Trung Quốc, do vậy Trung Quốc vẫn phải dựa vào Mỹ khá nhiều

Về phía Mỹ, chiến lược kinh tế của Mỹ đối với Trung Quốc là một bộ phậnhợp thành trong chiến lược kinh tế đối ngoại của Mỹ Ngay sau khi chiến tranhlạnh kết thúc, chính quyền của Tổng thống Clinton đã đặt kinh tế vào vị trí quantrọng trong chiến lược đối ngoại của Mỹ và xếp Trung Quốc vào vị trí số một trong

"10 thị trường" mới trỗi dậy mà Mỹ cần đặt trọng điểm.

Ngay sau khi lên lắm chính quyền, Tổng thống Mỹ Bush đã coi Trung Quốc là

"một đối thủ cạnh tranh tiềm tàng" Khoảng hai năm đầu nhiệm kỳ của Bush, quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc luôn trong tình trạng "băng giá" Tuy nhiên với sự thúc đẩy

trực tiếp của hai nguyên thủ quốc gia hai nước nên quan hệ giữa hai nước đang nồng

ấm trở lại trong những năm gần đây Dù còn nhiều vấn đề hai bên chưa thống nhấtđược với nhau, song xu thế dựa vào nhau cùng phát triển là một khâu quan trọng gắn

Trang 31

kết mối quan hệ chiến lược giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc.

“Trong những năm qua, kim ngạch buôn bán giữa Mỹ và Trung Quốc đềutăng rất đáng kể Năm 2000, kim ngạch buôn bán giữa hai nước là 74,46 tỷ USDđến năm 2001 tăng lên đến 80,48 tỷ USD, sang năm 2002 là 97,78 tỷ USD, năm

2003 là 126,33 tỷ USD, bước sang năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của hai nước đãđạt 169,62 tỷ USD” [19] và “sang năm 2005, con số này tăng lên là 211,63 tỷ USD.Trong tháng 11 đầu năm 2007 kim ngạch mậu dịch Trung Mỹ đã đạt trên 270 tỷUSD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2006 và tính đến cuối năm 2007, kim ngạch mậudịch của hai nước này đã vượt ngưỡng 300 tỷ USD, đưa Trung Quốc trở thành nướcxuất khẩu lớn thứ ba của nước Mỹ Đến năm 2008 tổng kim ngạch buôn bán hai chiềucủa Trung - Mỹ đạt 333,7 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2007 Tính đến tháng 9/2009tổng kim ngạch buôn bán song phương đạt 211,87 tỷ USD.” [20]

“Thâm hụt mậu dịch kinh tế của Mỹ đối với Trung Quốc ngày càng lớn, thâmhụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc rất cao, năm 2008 là 268 tỷ USD và đếnnăm 2009 là 208 tỷ USD và đến tháng 11 năm 2010 thâm hụt mậu dịch giữa Mỹvới Trung Quốc vẫn ở mức rất cao là 252 tỷ USD.” [25]

Cùng với quan hệ thương mại ngày càng tăng thì quan hệ kinh tế giữa hai bênngày càng phát triển

“Về đầu tư, hiện nay Mỹ đã có 400 trong tổng số 500 công ty lớn nhất đã đầu

tư tại Trung Quốc Mỹ đứng thứ 3 trong danh sách các nhà đầu tư nước ngoài vớihơn 40 nghìn dự án.” [3;156] “Các công ty của Mỹ đã thành lập được hơn 20.000 xínghiệp liên doanh và xí nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc, hơn

100 công ty đa quốc gia có trụ sở tại Mỹ đã có dự án tại Trung Quốc với số vốnđầu tư đạt tới 48 tỷ USD Trung Quốc hiện sở hữu hơn 900 tỷ USD trái phiếu của

Chính phủ Mỹ.” [23]

Như vậy ta có thể thấy càng ngày hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này ngàycàng phụ thuộc vào nhau, chi phối nhau Mỹ tiêu thụ rất nhiều sản phẩm củaTrung Quốc, gần 80% nhà cung cấp cho tập đoàn lớn nhất Wall - Mart của Mỹ làTrung Quốc Hiện nay Mỹ là khách hàng lớn nhất của các công ty Trung Quốc Từ

Ngày đăng: 24/08/2016, 17:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nữu Tiên Dung (2002), Dự báo chiến lược thế kỷ XXI, Học viện quốc tế, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dự báo chiến lược thế kỷ XXI
Tác giả: Nữu Tiên Dung
Năm: 2002
2. Lê Văn Mỹ (2009), CHND Trung Hoa 30 năm cải cách mở cửa (1978 - 2008), Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: CHND Trung Hoa 30 năm cải cách mở cửa (1978 - 2008)
Tác giả: Lê Văn Mỹ
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2009
3. Lê Văn Mỹ (2007), CHND Trung Hoa ngoại giao trong bối cảnh quốc tế mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: CHND Trung Hoa ngoại giao trong bối cảnh quốc tế mới
Tác giả: Lê Văn Mỹ
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2007
4. Trần Nam Tiến (chủ biên), Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (1945 - 2000), Nxb Giáo dục, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (1945 - 2000)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
5. Nguyễn Duy Qúy (2002), Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Sách tham khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI
Tác giả: Nguyễn Duy Qúy
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
6. Phạm Xuân Sơn (2008), Chính sách đối ngoại của một số nước lớn trên thế giới, Nxb Lý luận chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách đối ngoại của một số nước lớn trên thế giới
Tác giả: Phạm Xuân Sơn
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2008
7. Học viện quan hệ quốc tế (2003), Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ của Mỹ với các nước lớn ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương
Tác giả: Học viện quan hệ quốc tế
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
8. Sách tham khảo (2009), Vai trò của Mỹ ở Châu Á quan điểm của học giả Mỹ và Châu Á, Nxb khoa học xã hội, Hà nội.TẠP CHÍ THAM KHẢO Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của Mỹ ở Châu Á quan điểm của học giả Mỹ và Châu Á
Tác giả: Sách tham khảo
Nhà XB: Nxb khoa học xã hội
Năm: 2009

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w