1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá công chức tại phòng Nội vụ quận Bình Tân, Thành Phố Hồ Chí Minh

28 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 194,35 KB

Nội dung

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Tên chuyên đề báo cáo: “Công tác đánh giá công chức tại phòng Nội vụ quận Bình Tân, Thành Phố Hồ Chí Minh” 2.1 Khái quát về quận Bình Tân Quận Bình Tân là đô t

Trang 2

1 PHẦN 1 TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

1.1 Báo cáo chung về tình hình thực tập

Căn cứ Quyết định Số 1918/2005/QĐ-HCQG ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia về việc Ban hành Quy định về tổ chức thực tập cho sinh viên Đại học hệ chính quy

Theo kế hoạch thực tập của Phòng Đào tạo Học viện Hành chính quốc gia, cơ sở Tp.Hồ Chí Minh

1.1.1 Thời gian thực tập

Căn cứ theo quy định của Học viện thì thời gian thực tập cho sinh viên khóa KS13 bắt đầu từ ngày 22 tháng 02 năm 2016 đến ngày 24 tháng 4 năm 2016

1.1.2 Địa điểm thực tập

Phòng Nội vụ quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 521 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, Quận Bình Tân, Thành phố

- Báo cáo với Trưởng phòng Nội vụ về kế hoạch

và nội dung thực tập: thời gian thực tập, tên chuyên đề báo cáo thực tập để Trưởng phòng sắp xếp người hướng dẫn;

- Tìm hiểu tổng quan về cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng như cơ chế hoạt động của Phòng Nội vụ quận;

SVTT: Hứa Hoàng Đừng Trang 2

Trang 3

- Học quy chế của phòng Nội vụ;

- Thực hiện công việc theo sự phân công

- Tiếp tục thực hiện công việc được giao;

- Tiếp tục viết đề cương chi tiết về chuyên đề báo cáo thực tập;

- Tiến hành chọn lọc các tài liệu có liên quan đến

- Tiếp tục thực hiện công việc được giao;

- Xin ý kiến góp ý của công chức trong cơ quan

về báo cáo

SVTT: Hứa Hoàng Đừng Trang 3

Trang 4

- Chỉnh sửa báo cáo thực tập;

- Hoàn thiện chuyên đề báo cáo và gửi giảng viên hướng dẫn xem;

- Lắng nghe và tiếp thu ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của giảng viên sau đó sửa đổi, bổ sung cho báo cáo

Tuần 8

(Từ ngày 11/04/2016

đến ngày 15/04/2016)

- Hoàn thiện báo cáo;

- Xin ý kiến của lãnh đạo phòng Nội vụ về quá trình thực tập;

- Trình giảng viên hướng dẫn xem trước và nộp chuyên đề báo cáo

1.2 Báo cáo kết quả thực tập

1.2.1 Những nội dung công việc sinh viên đã thực hiện trong quá trình thực tập

1.2.1.1 Tuần 1 & Tuần 2 (Từ ngày 22/02 đến 04/03)

- Sau khi trình kế hoạch thực tập cho cơ quan bước đầu tôi giới thiệu, làm quen,tìm hiểu Phòng Nội vụ, tôi được sự phân công công việc của đồng chí Danh Thị Cẩm Hồng, chuyên viên Phòng Nội vụ

- Tiếp sau đó tôi hổ trợ đồng chí Phạm Thị Hồng Ngọc nhập dữ liệu chỉnh lý hồ sơ kiểm tra công vụ

- Tìm hiểu một số văn bản về nội quy cơ quan, văn bản về công tác đánh giá CBCC dưới sự hướng dẫn của đồng chí Nguyễn Thụy Minh Lam, chuyên viên Phòng Nội vụ

- Tiếp tục đọc và nghiên cứu các văn bản về công tác đánh giá CBCC trên cơ sở so sánh giữa thực tế và các giấy tờ tài liệu

1.2.1.2 Tuần 3 & Tuần 4 (Từ ngày 7/03 đến ngày 18/03)

- Đánh máy nhập dữ liệu chỉnh lý hồ sơ; xếp hồ sơ (Quyết định, Công văn, Kế hoạch, Tở trình, )

- Được giao photo các văn bản, thu thập tài liệu liên quan đến đề tài chuẩn bị viết báo cáo

SVTT: Hứa Hoàng Đừng Trang 4

Trang 5

- Cùng chuyên viên Trương Công Đức lên Phòng Cảnh sát Quản lý hành chánh về trật tự xã hội (PC64) Công an TP.Hồ Chí Minh lấy dấu bầu của Đại biểu HĐND.

1.2.1.3 Tuần 5 & Tuần 6 (Từ ngày 21/03 đến ngày 01/04)

- Tiếp tục nhập dữ liệu hồ sơ kiểm tra công vụ

- Nghiên cứu tài liệu cho bài báo cáo,xin số liệu cho bài báo cáo

- Cùng chuyên viên Trương Công Đức xuống cơ sở kiểm tra công tác tiến hành bầu của Đại biểu HĐND

1.2.1.4 Tuần 7 & Tuần 8 (Từ ngày 04/04 đến ngày 15/04)

- Đồng thời chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện hơn nữa báo cáo thực tập, trình công chức

hướng dẫn xem xét, góp ý về báo cáo

- Trao đổi và lấy ý kiến đóng góp bổ sung với công chức hướng dẫn

- Trình Trưởng Phòng Nội vụ phê duyệt

1.2.2 Những kết quả thu nhận được trong quá trình thực tập

1.2.2.1 Bài học về thực hiện quy tắc ứng xử tại nơi làm việc

Trong quá trình thực tập tại Phòng Nội vụ quận Bình Tân, tôi đã học hỏi được rất nhiều từ các anh, chị làm việc tại đây Đặc biệt là bài học về thực hiện quy tắc ứng sử tại nơi làm việc: trong mọi tình huống giao tiếp, ứng xử với cấp trên và đồng nghiệp người lao động cần giữ thái độ bình tĩnh, tự tin khi trình bày những quan điểm của mình Khi gặp bất đồng với đồng nghiệp về quan điểm hay công việc mình phải cư xử thật khéo léo và đóng góp ý kiến một cách tế nhị nhất Tránh gây bất hòa, tranh luận khi ý kiến của mình không được chấp nhận điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của mình trong mắt cấp trên và đồng nghiệp

1.2.2.2 Bài học về trách nhiệm cá nhân đối với công việc được giao

Phải tích cực, nhiệt tình hoàn thiện công việc được giao, luôn nhìn nhiệm vụ của mình với thái độ lạc quan bởi bất kỳ công việc nào cũng có khó khăn, thách thức Khi đối mặt với những khó khăn hãy xem đó là cơ hội rèn luyện, là thách thức là cơ hội hoàn thiện mình Sự lạc quan, nhiệt tình đó chính là cách thực hiện trách nhiệm với công việc được giao một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt nhất

1.2.2.3 Bài học về tự hoàn thiện kiến thức, kỹ năng và thái độ thực thi công việc để đáp

ứng yêu cầu của thị trường lao động

Sinh viên cần phải chủ động học tập những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua cách quan sát từ thực tế, tham gia các khoá đào tạo hay tự rèn luyện Liên

SVTT: Hứa Hoàng Đừng Trang 5

Trang 6

tục học hỏi, cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới cần thiết trong quá trình thực thi công việc.

Cùng với việc hoàn thiện những kiến thức, kỹ năng người lao động phải tự trau dồi đạo đức, thái độ với công việc, đồng nghiệp hay khách hàng để hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu người một người công chức vì dân, một người nhân viên hết lòng với công việc

1.2.3 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực tập

Việc thực tập tại đơn vị giúp sinh viên có những thuận tiện nhất định trong sinh hoạt, đi lại, quá trình thực tập và tiến hành viết báo cáo

Có được những thuận lợi này, bản thân sinh viên xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Học viện, Lãnh Phòng Nội vụ quận Bình Tân và tập thể cán bộ, công chức đang công tác tại đây

SVTT: Hứa Hoàng Đừng Trang 6

Trang 7

Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của của cơ quan được xây dựng chặt chẽ, nhịp nhàng Vì vậy, sinh viên không có nhiều cơ hội tiếp xúc sâu với công việc thực tế Thời gian thực tập ngắn nên sinh viên chưa có điều kiện tiếp cận sâu trong công tác chuyên môn

mà chỉ nắm bắt và khái quát một số vấn đề cơ bản so với lý thuyết đã học

PHẦN 2 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

Tên chuyên đề báo cáo:

“Công tác đánh giá công chức tại phòng Nội vụ quận Bình Tân,

Thành Phố Hồ Chí Minh”

2.1 Khái quát về quận Bình Tân

Quận Bình Tân là đô thị mới được thành lập bao gồm 10 phường theo Nghị Định số: 130/NĐ-CP ngày 05/05/2003 của Chính Phủ, từ Thị trấn An Lạc, xã Bình Hưng Hòa,

Xã Bình Trị Đông và Xã Tân Tạo của huyện Bình Chánh trước đây Trong những năm gần đây tố độ đô thị hóa diễn ra khá nhanh, có phường hầu như không có đất nông nghiệp Hiện nay, nhiều mặt về kinh tế - xã hội của quận phát triển nhanh theo hướng đô thị

Quận Bình Tân có vị trí địa lý nằm trong khu vực phía Tây thành phố, tiếp nối với đồng bằng sông Cửu Long theo tuyến quốc lộ 1A; quận có 10 đơn vị hành chính cấp dưới Đến ngày 31/12/2014 quận Bình Tân có diện tích là 5.190,217 ha, dân số toàn quận là 680.147 người và với mật độ dân số 13.104 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1% và dân cư phân bố không đồng đều giữa các phường

2.2 Khái quát về phòng Nội vụ quận

Trang 8

Phòng Nội vụ quận Bình Tân là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận Bình Tân.

Phòng Nội vụ quận có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân quận; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ thành phố

Phòng Nội vụ quận có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân quận thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán

bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức phường; hội, tổ chức phi Chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; dân tộc; thi đua khen thưởng

2.2.2 Nhiệm vụ quyền hạn

Phòng Nội vụ quận có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

1 Trình Ủy ban nhân dân quận các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trên địa bàn quận và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định

2 Trình Ủy ban nhân dân quận ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao

3 Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao

4 Về tổ chức, bộ máy

5 Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp

6 Về công tác xây dựng chính quyền

7 Giúp Ủy ban nhân dân quận trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và Ủy ban nhân dân phường trên địa bàn quận

Trang 9

11 Về công tác văn thư, lưu trữ.

12 Về công tác tôn giáo

13 Về công tác thi đua, khen thưởng

14 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về công tác nội vụ theo thẩm quyền

15 Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận

và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trên địa bàn

16 Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụ trên địa bàn

17 Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận

18 Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân quận

19 Giúp Ủy ban nhân dân quận quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường về công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác khác được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ

20 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ủy ban nhân dân quận

1.2.4 Cơ cấu tổ chức

Chuyên viên 1 TRƯỞNG PHÒNG Chuyên viên 2

PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

PHÓ TRƯỞNG PHÒNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG

SVTT: Hứa Hoàng Đừng Trang 9

Trang 10

Chuyên viên 3 Chuyên viên 4 Chuyên viên 6 Chuyên viên 7

Chuyên viên 9

Chuyên viên 10

Chuyên viên 5

Chuyên viên 8

Sơ đồ cấu tổ chức Phòng Nội vụ quận Bình Tân

Phòng Nội vụ quận Bình Tân có 01 Trưởng phòng, 03 Phó Trưởng phòng và 10 chuyên viên

Trưởng phòng Nội vụ chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nội vụ về thực hiện các mặt công tác chuyên môn và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của phòng

Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phụ trách và theo dõi một số mặt công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công

Các chuyên viên với trình độ chuyên môn như sau:

- Chuyên viên 1 phụ trách: Công tác thi đua - khen thưởng;

- Chuyên viên 2 phụ trách: Chế độ chính sách CBCC phụ trách 10 phường;

- Chuyên viên 3 phụ trách: Thanh niên - tổng hợp, kho lưu trữ;

SVTT: Hứa Hoàng Đừng Trang

10

Trang 11

- Chuyên viên 4 phụ trách: Đào tạo, bổ nhiệm, thuyên chuyển CBCC;

- Chuyên viên 5 phụ trách: Kế toán, văn thư ;

- Chuyên viên 6 phụ trách: Quản lý hồ sơ CBCC quận, phường; công tác Hội – quỹ;

- Chuyên viên 7 phụ trách: Khen thưởng, dân chủ cơ sở, dân vận chính quyền, tôn giáo;

- Chuyên viên 8 phụ trách: Phụ trách biên chế hành chính sự nghiệp;

- Chuyên viên 9 phụ trách: Cải cách hành chính;

- Chuyên viên 10 phụ trách: ISO, tố chức bộ máy

2.3 Chuyên đề báo cáo:

“Công tác đánh giá công chức tại Phòng Nội vụ Quận Bình Tân,

Thành phố Hồ Chí Minh”

2.3.1 Tầm quan trọng của đánh giá công chức tại Phòng Nội vụ quận Bình

Đánh giá là nhiệm vụ Phòng Nội vụ được giao để tham mưu cho UBND quận, nó là chức năng, nhiệm vụ và cũng là trách nhiệm phải làm Tầm quan trọng của “công tác đánh giá” công chức trong thực hiện quản lý nhà nước về nguồn nhân lực: đánh giá đúng thì tạo động lực cho công chức và là cơ sở xét thi đua đúng đối tượng, công tác quy hoạch để làm lãnh đạo mới phát huy tác dụng trong việc trọng dụng người tài của các cơ quan, đơn vị

2.3.1.1 Đối với Phòng Nội vụ

Thực hiện đánh giá công chức hàng năm để làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng lực công tác, trình độ, kết quả thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ của công chức; qua đó phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm của từng công chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao

Kết quả đánh giá công chức hàng năm là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, tinh giản và thực hiện các chính sách khác đối với công chức

Phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của cán bộ, công chức phù hợp với kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị

Đảm bảo thực hiện công tác đánh giá công chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thảo luận dân chủ; công khai đối với công chức được đánh giá Qua đó, tạo dựng hệ thống thông tin phản hồi trong đánh giá nhằm tiếp nhận những ý kiến trái ngược, không thống nhất đối với kết quả đánh giá công chức để kịp thời xem xét lại, hạn chế đến mức thấp nhất các lỗi trong đánh giá, làm cho kết quả đánh giá khách quan, chính xác hơn

SVTT: Hứa Hoàng Đừng Trang

11

Trang 12

Hoạt động đánh giá tại Phòng Nội vụ quận Bình Tân được thực hiện tốt thì đây chính là cơ sở để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình Bởi lẽ, trong số những nhiệm vụ của Phòng Nội vụ thì nhiệm vụ quản lý công chức là một nhiệm vụ quan trọng và đánh giá công chức chính là nội dung không thể thiếu của nhiệm vụ ấy Khi thực hiện tốt nội dung này, sẽ là cơ sở để đánh giá cách thức giải quyết, thực hiện công việc của Phòng Nội vụ quận Bình Tân.

2.3.1.2 Đối với công chức Phòng Nội vụ

Đảm bảo thực hiện công tác đánh giá công chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thảo luận dân chủ; công khai đối với công chức được đánh giá Qua đó, tạo dựng hệ thống thông tin phản hồi trong đánh giá nhằm tiếp nhận những ý kiến trái ngược, không thống nhất đối với kết quả đánh giá công chức để kịp thời xem xét lại, hạn chế đến mức thấp nhất các lỗi trong đánh giá, làm cho kết quả đánh giá khách quan, chính xác hơn

Nếu hoạt động đánh giá công chức được diễn ra một cách công khai, minh bạch và hiệu quả từ đó sẽ giúp cho công chức nỗ lực hơn trong việc hoàn thành công việc được giao Và ngược lại, nếu hoạt động đánh giá không đúng với bản chất của nó thì sẽ tạo nên

áp lực đối với công chức hay tạo nên sự bất mãn tong công việc Bởi vì, khi công chức nỗ lực thực hiện nhiệm vụ được giao với những tính chất phức tạp thì ở họ luôn mong muốn nhận được sự đánh giá khách quan và đúng với những công sức mà họ đã bỏ ra Từ đó, tạo nên động lực làm việc cho công chức;

Đánh giá giúp công chức nhìn nhận những mặt đạt được cũng như chưa làm được trong quá trình thực thi công vụ từ đó phát huy những ưu điểm, tích cực và hạn chế những yếu kém giúp cho hiệu quả công việc được nâng lên

2.3.2 Thực trạng đánh giá công chức tại Phòng Nội vụ quận Bình Tân

2.3.2.1 Cơ sở pháp lý làm nền tảng cho hoạt động đánh giá công chức tại Phòng Nội

vụ quận Bình Tân

Hoạt động đánh giá nhìn chung được thực hiện dựa trên những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Do vậy, bất kỳ một cơ quan hay tổ chức nào đều hoạt động dựa trên sự chỉ đạo đó; ngoài ra, các cơ quan, đơn vị còn phải thực hiện theo sự hướng dẫn của cấp trên trực tiếp Chính vì vậy, hoạt động đánh giá công chức trong các cơ quan hành chính nói chung và hoạt động đánh giá công chức tại Phòng Nội

vụ quận Bình Tân nói riêng cũng không nằm ngoài sự chỉ đạo, hướng dẫn đó và có thể kể đến những cơ sở pháp lý sau đây:

SVTT: Hứa Hoàng Đừng Trang

12

Trang 13

Thứ nhất, văn bản do cơ quan cấp trên ban hành, gồm:

- Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2008;

- Nghị định số 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09 tháng 06 năm 2015

về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức;

- Nghị định số 24/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 3 năm 2010 về quy định tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

- Công văn số 7462/UBND-VX của UBND Thành phố Hồ Chí Minh ngày 04 tháng

12 năm 2015 về hưỡng dẫn một số nội dung đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người quản lý doanh nghiệp năm 2015;

- Công văn số 141–CV/BTCTU của Ban tổ chức Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ngày 19 tháng 11 năm 2105 về hướng dẫn kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá cán bộ, công chức, viên chức năm 2015;

- Quyết định số 54/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày

02 tháng 11 năm 2013 về quy định đánh giá, phân loại cán bộ, công viên chức hàng năm;

- Công văn số 5081/UBND-VX của Ủy ban nhân dân Thành phố ngày 06 tháng 11 năm 2014 về việc hướng dẫn một số nội dung đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức năm 2014

Thứ hai, văn bản do quận Bình Tân ban hành, gồm:

- Công văn số 56-CV/QU của Quận ủy Bình Tân ngày 25 tháng 11 năm 2015 về hướng dẫn kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá cán bộ, công chức và viên chức năm 2015;

- Công văn số 2199/UBND của UBND quận Bình Tân ngày 25 tháng 11 năm 2015 về điều chỉnh hướng dẫn đánh giá cán bộ, công chức, viên chức năm 2015;

- Kế hoạch số 411/KH-UBND của UBND quận Bình Tân ngày 16 tháng 11 năm 2015

về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức năm 2015;

- Kế hoạch số 10-KH/QU của Quận ủy Bình Tân ngày 12 tháng 11 năm 2015 về tổ chức kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên hàng năm;

- Để việc đánh giá được tiến hành thuận lợi, có kết quả tốt thì Phòng Nội vụ là đơn vị thực hiện nhiệm vụ này cũng đã ban

Qua nghiên cứu về hoạt động đánh giá công chức tại Phòng Nội vụ quận Bình Tân,

có thể thấy hoạt động đánh giá công chức tại Phòng Nội vụ quận Bình Tân chủ yếu dựa trên cở sở của Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Nghị định số 24/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 3 năm 2010 về quy định tuyển dụng, sử dụng và quản lý công

SVTT: Hứa Hoàng Đừng Trang

13

Trang 14

chức và Quyết định số 54/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày

02 tháng 11 năm 2013 về quy định đánh giá, phân loại cán bộ, công viên chức hàng năm

và một số văn bản hướng dẫn khác

2.3.2.2 Thời gian đánh giá

Việc đánh giá công chức Phòng Nội vụ quận Bình Tân được thực hiện theo từng năm công tác Công chức, khi chuyển công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, phân loại kết hợp với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ (đối với trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên)

Đối với Phòng Nội vụ quận Bình Tân, thời gian đánh giá được tiến hành trong tháng 11 (thời gian đánh giá là cuối năm), được đánh giá cùng với các bộ phận phòng ban chuyên môn khác trong quận Bình Tân

2.3.2.3 Chủ thể đánh giá

Người đứng đầu trực tiếp đánh giá, phân loại đối với cấp phó của người đứng đầu

và công chức thuộc quyền quản lý của mình, chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại Điều này cho thấy được chủ thể thực hiện đánh giá là Trưởng Phòng Nội vụ sẽ trực tiếp thực hiện công tác này đối với cấp phó và các chuyên viên

Việc đánh giá người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá, phân loại Ở đây sẽ do Chủ tịch UBND quận Bình Tân sẽ thực hiện hoạt động đánh giá đối với Trưởng Phòng Nội vụ

Bên cạnh đó thì tại Phòng Nội vụ quận Bình Tân sẽ có sự tham gia đánh giá của chủ thể là các chuyên viên trong phòng Điều này sẽ tạo nên sự đa dạng về chủ thể đánh giá, hoạt động này được diễn ra một cách đa chiều và làm tăng tính chính xác, đúng đắn

2.3.2.4 Nội dung đánh giá

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 56 Luật Cán bộ, công chức việc đánh giá công chức và Quyết định số 54/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thì việc đánh giá công chức được thực hiện theo các nội dung sau đây:

Thứ nhất: Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

Công chức là những người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, là những người tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp

SVTT: Hứa Hoàng Đừng Trang

14

Ngày đăng: 24/08/2016, 16:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w