Có sử dụng hay không sử dụng các hình thức tranh lời, cướp lờ

Một phần của tài liệu 297495 (Trang 48 - 50)

HÀNH ĐỘNG BÁC BỎ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ VẤN ĐỀ LỊCH SỰ, VẤN ĐỀ LẬP LUẬN

2.1.2.4. Có sử dụng hay không sử dụng các hình thức tranh lời, cướp lờ

Thông thường, các cuộc hội thoại phải tuân thủ theo những quy tắc về lượt lời. Một khi quy tắc này bị vi phạm sẽ ảnh hưởng tới thể diện của những người tham gia đối thoại, đặc biệt là ảnh hưởng tới nhu cầu, mong muốn được trình bày ý kiến của người đang đưa ra ý kiến, luận điểm.

Bản thân hành động tranh lời, cướp lời trong hành động ngôn từ nói chung, cũng ảnh hưởng tới tính lịch sự của giao tiếp. Đối với hành động bác bỏ, ảnh hưởng của việc tranh lời, cướp lời sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc hơn.

Ví dụ 49

Anh Mấu mừng rỡ, gãi tai nói:

- Dạ, bẩm sáu đồng ạ.

Yên lặng, quan lớn xòe ba tờ giấy vào mặt anh Mấu và nhíu đôi lông mi lại, nói:

- Chúng bay láo, chỉ quen buôn gian bán giảo. Con lợn của mày chỉ đáng ba đồng. Đây tao cho mày đủ tiền vốn lại cho thêm cả một hào lãi nữa, thế là đúng rồi.

Nói đoạn, quan lớn gí tiền giấy vào tay anh Mấu, rồi cậy thêm một hào nữa, ở ngăn con, quẳng xuống thềm nhẵn bóng, rồi cùng bà lớn quay trở vào.

Anh Mấu ngây người toan nói, nhưng cửa đã đóng ập lại.

Đồng thời cậu lệ xua đuổi:

- Thôi, đi về, đồ khỉ!

(21-tr.302)

Trong trường hợp này, vị quan lớn đã lợi dụng chức quyền và địa vị, đã tận dụng ưu thế của mình để tranh lời, cướp lời của một anh nông dân thấp cổ bé họng, không để cho anh ta được giãi bày những ý kiến bác bỏ của mình. Do đó, vị quan - người tham gia đối thoại, đã vi phạm những phương châm hội thoại, hòng tạo tình cảnh lấn át, đe dọa nghiêm trọng quyền lợi và thể diện của người nông dân.

Nhìn chung, đại đa số đối tượng sử dụng hình thức tranh lời cướp lời đều là người có vai trò thống trị, lấn át so với đối tượng còn lại trong giao tiếp. Và họ thường có một “gót chân asin”, tức một điểm yếu trong yêu cầu, nhận định của họ, do đó, họ lợi dụng sức mạnh lấn át hòng nhằm cho người đối thoại không dám bác bỏ yêu cầu, nhận định của họ.

Những tham thoại sử dụng hình thức tranh lời, cướp lời để thực thi hành động bác bỏ nhằm những mục đích như sau.

(1) Che giấu điểm yếu hoặc các thông tin nhạy cảm. Như ví dụ đã phân tích ở trên, một khi tham thoại cảm thấy nhận định của đối tượng tiềm ẩn nguy cơ tấn công vào một điểm yếu của mình, người ta sẽ tranh thủ vai trò của vị thế thống trị, vốn có nhiều lợi thế về việc phát huy tính lịch sự hơn, để sử dụng tranh lời, cướp lời như một biện pháp bác bỏ tức thời. Ví dụ 50

- Bố suốt ngày uống rượu, chơi tổ tôm và…

- Thôi đi, mày lo cơm nước chưa mà giờ này còn ởđó nhiều chuyện.

(2) Bổ sung thông tin làm yếu hiệu quả của nhận định. Trong một số trường hợp, thay vì trực tiếp bác bỏ, người tham gia giao tiếp lại mượn hình thức của sự đồng tình, nhưng đưa thêm

vào những dẫn chứng nghịch chiều với nhận định của người nói, làm gián đoạn quá trình bày tỏ nhận định của người nói và làm cho người nói mất khả năng đưa ra những thông tin tiếp theo.

Ví dụ 51

- Tôi làm người đàn ông thực thụ trong gia đình rồi đó, phụ bố sửa chữa điện nước trong nhà, phụ mẹ….

- Ờ! Ông phụ bố ông sửa tivi nên nhà ông mới có tậu ngay được cái tivi mới phải không? (3) Thể hiện vị thế thống trị của người thực hiện hành động bác bỏ. Khi nhận định được đưa ra

là vấn đề mà người nghe không muốn tiếp nhận, hoặc tạo cảm giác không thể hiện sự tôn trọng đúng mực với người nghe, họ có thể sử dụng hình thức ngắt lời, tranh lời như một cách thức tái xác lập lại vị thế vốn có ban đầu của họ. Chẳng hạn, khi một nhân viên trình bày quá dài dòng và lan tràn sang những vấn đề cá nhân không liên quan đến nội dung cuộc họp, giám đốc có thể ngắt lời và hành vi bác bỏ hiệu lực lời nói này mang tính độc quyền của người điều hành buộc tất cả mọi người đều phải có nghĩa vụ chấp nhận. Thông thường trong trường hợp như thế này, người ta không để ý đến tính lịch sự của câu nói vì họ cho rằng đây là câu trung hòa và bình thường về cách thức biểu đạt.

Nhìn chung, các mục đích tranh lời, ngắt lời thường không có sự tách bạch rõ ràng về các tiêu chí hình thức cũng như nội dung mà có sự đan xen, kết hợp khá chặt chẽ. Người sử dụng hình thức này thường thể hiện thái độ không tôn trọng như cầu bày tỏ và được lắng nghe bày tỏ của người tiếp nhận hành động bác bỏ đồng thời tiềm ẩn nguy cơ đe dọa thể diện rất cao. Chính điều này đã tham gia vào như một nhân tố quan trọng quyết định mức độ đậm nhạt của lịch sự.

Một phần của tài liệu 297495 (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)