ĐỘNG BÁC BỎ TRONG TIẾNG VIỆT
3.1.2.3. Bác bỏ không tuân theo luật suy diễn logic
Xem xét đoạn đối thoại sau. Ví dụ 85
- Mẹ là mẹ của con mà.
- Tôi đúng là con của bà nhưng bà không phải là mẹ tôi.
Xét về nội dung của câu bác bỏ, có sự vi phạm nghiêm trọng về phương châm quan hệ. Mẹ và con là cặp từ nằm trong mối quan hệ tương liên chặt chẽ, có tính nghịch đảo tuyệt đối. A là con B thì B nhất định phải là bố hoặc mẹ của B. Tuy nhiên, ở đây, tự bản thân người dùng hành động bác bỏ, đã gây sự mâu thuẫn về mặt ý hiển ngôn trong cùng một câu, mà thực chất, lại hợp lý khi hiểu theo nghĩa hàm ý. Có thể phân tách câu bác bỏ như sau:
Tôi đúng là con của bà | nhưng bà không phải là mẹ tôi. Hiển ngôn | Hàm ý
Quan hệ ruột thịt về mặt huyết thống | Quan hệ đạo đức về mặt hành động
Chúng tôi xếp những câu dạng này tách riêng ra khỏi dạng bác bỏ hàm ý, bởi lẽ câu nói của người mẹ chưa có một cơ sở nào chắc chắn để nói rằng trong đó chứa hàm ý. Bởi vì khi thông báo “Mẹ là mẹ của con” chúng ta chỉ thấy được mối quan hệ ruột thịt, còn bản chất cung cách cư xử, tình cảm không được biểu hiện rõ ràng. Do đó, sự bác bỏ phản logic thông thường ở đây có một sắc thái biểu cảm và mức độ bác bỏ rất cao.
Ví dụ 86
Nó lại vẽ hai tam giác khác:
- Bây giờ hai tam giác này bằng nhau không?
Lần này tôi thấy có thêm một góc bằng nhau, liền hí hửng:
- Bằng chớ.
- Bằng là mày bằng đó! Ngồi không chịu nghe gì hết!
(6-tr.156)
Ở ví dụ này, tuy người thực hiện hành động bác bỏ nói ra một câu phi nghĩa “Bằng là mày bằng đó” nhưng không có ai trong cuộc đối thoại vặn hỏi về tính chất phi nghĩa này, bởi vì đích
ngôn trung duy nhất được nhắm tới và được tất cả mọi người tập trung, tri nhận, đó là thông qua câu phi nghĩa này để bác bỏ một nhận định vô lý. Thông thường, sự tham gia của yếu tố phi logic trong bác bỏ có xu hướng tỷ lệ thuận với sắc thái cảm xúc của người thực hiện bác bỏ: khi cảm xúc ở mức cực cấp, sự tham gia của các yếu tố phi logic càng phổ biến và ngược lại.