Sắp xếp tổ chức ý lập luận

Một phần của tài liệu 297495 (Trang 66)

HÀNH ĐỘNG BÁC BỎ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ VẤN ĐỀ LỊCH SỰ, VẤN ĐỀ LẬP LUẬN

2.2.3.3.Sắp xếp tổ chức ý lập luận

Đây là dạng thức kết hợp của các dạng thức trên. Người thực hiện bác bỏ, bằng cách sử dụng các ý kiến lập luận, các lý lẽ theo một trật tự nhất định nhằm tạo sức nặng cho việc bác bỏ.

Có hai hướng lập luận chính được sử dụng khi thực hiện hành động bác bỏ: diễn dịch và quy nạp. Với hướng diễn dịch, người nói sử dụng câu thể hiện ý bác bỏ trước, rồi đưa các dẫn chứng chứng minh sau, ngược lại, với hướng quy nạp, người nói đưa lý lẽ, dẫn chứng theo hướng bác bỏ trước, rồi sau đó mới đưa ra câu bác bỏ.

Ví dụ 73

- Tôi biết sửa xe, xây nhà, sửa máy tính, tôi còn có thể sơ cấp cứu rất giỏi. Tôi có ích cho người dân ởđây, tại sao tôi lại phải về?

Trong ví dụ này, người viết đưa ra hàng loạt các lý lẽ chứng minh cho sự có ích và hữu dụng của mình như “Tôi biết sửa xe, xây nhà, sửa máy tính”, “còn có thể sơ cấp cứu rất giỏi”, sau đó mới đi tới kết luận bác bỏ việc người ta yêu cầu anh đi về. Đây chính là một cách thức lập luận theo hướng quy nạp.

Trường hợp sau đây là cách tổ chức ý lập luận theo hướng diễn dịch. Ví dụ 74

Nhiệm phẩy tay:

- Vậy thì chưa thể gọi là xáp lá cà được! Mày còn đang trong thời kì “đánh du kích”. Hôn em theo kiểu của mày người ta gọi là “hôn lẻ tẻ”, nghĩa là thỉnh thỏang thừa cơ em không đề

phòng, mày chồm tới hôn đại một phát rồi rút liền. Mẫn đỏ mặt:

- Tao không có hôn lén, mày! Tao hôn ít nhưng mà hôn đàng hoàng.

Một phần của tài liệu 297495 (Trang 66)