(khẳng định )A Y: Thôi, B cũng đượ c

Một phần của tài liệu 297495 (Trang 94 - 97)

Những hành động bác bỏ đi theo khung này thường có tính chất tạm thời, khuyên nhủ, nhẹ nhàng với những nội dung bác bỏ đơn giản, ít thao tác lập luận, suy lý.

Ví dụ 119

Tôi muốn thử sức mình nên nhìn mẹ tôi:

- Mẹđưa bút thước cho con cầm.

Mẹ tôi cúi đầu nhìn tôi với cặp mắt thật âu yếm:

- Thôi để mẹ cầm cũng được.

(48-tr.6)

Biểu thức này sử dụng hình thức hỏi để tạo hành động bác bỏ.

Biểu thức4.1

X: (khẳng định) A

Y: Tôi (anh ta, nó…) mà A à?/ sao?/ư?/ A hồi nào?

Người ta sử dụng các trợ từ, tiểu từ, đại từ nghi vấn thêm vào A nguyên bản tạo thành câu bác bỏ mang hình thức hỏi. Thực chất những câu hỏi này có khi đơn thuần là câu hỏi tu từ, cũng có khi là dạng câu hỏi hỏi nhằm mục đích làm cho người bị hỏi suy nghĩ về câu trả lời và vấn đề bất khả thi của việc trả lời.

Ví dụ 120

Nhỏ Kim Hà, lớp phó trật tự, đứng trong hang, liếc tôi:

- Bạn Huy đánh lộn trong sân trường nghen! Tôi trừđiểm thi đua à! Tôi cãi.

- Tôi rượt chơi chớ tôi đánh lộn hồi nào?

(6-tr.18)

Dưới góc độ tu từ học, câu hỏi biểu thị tâm lý ngạc nhiên, sửng sốt của người thực hiện hành động bác bỏ.

Ví dụ 121

Tôi vặn lại:

- Vậy sao hôm trước tao…liếc sơ bài của thằng Bảy một chút mày lại làm khó làm dễ? Tại mày mà tổ mình mới tụt hạng đó, mày biết không?

- Sao lại là tao? Đó là tại mày không chịu học hành đàng hoàng. Muốn cho tổ tiến bộ thì mỗi người phải cố học chứđâu phải bày trò gian lận. Giúp đỡ nhau học tập không có nghĩa là cho bạn mình cóp-pi!

(6-tr.64-65)

Biểu thức 4.2

X: (khẳng định) A

Người nêu bác bỏ sử dụng hình thức hỏi theo chuỗi bằng cách ngắt nhỏ những yếu tố hạt nhân của nhận định cần bác bỏ. Nó thường bộc lộ thái độ bất ngờ, ngạc nhiên cực độ của người bác bỏ với vấn đề vừa tiếp nhận.

Ví dụ 122

- Tại tôi không muốn để ông đi, mà ông cũng không đi được, vì tôi biết ông rồi. Không ai tin ông nữa đâu. Bởi vì ông là người thụt két, ông có biết không?

- Tôi? Thụt két? Thưa cụ?

(20-tr.382)

Biểu thức 4.3

X: (khẳng định) A

Y: A làm gì/để làm gì? A để B à?

Người bác bỏ đặt nhận định vào trong những cảnh huống nghi vấn không thể thực hiện được, hoặc những vấn đề khó khăn mà câu trả lời hầu như không thể tìm ra.

Ví dụ 123

- Lạy ông, ông thương phận nào con nhờ phận ấy.

- Mặc kệ chúng bay, tao thương chúng bay, nhưng ai thương tao? Hôm ấy mày mà không đi, tao sai tuần đến gô cổ lại, đừng kêu.

(51-tr.172)

Những dạng hình thức này rất thích hợp dùng để biểu thị tính vô lý của nhận định hay thái độ mỉa mai của người bác lời.

Ví dụ 124

- Nhưng mà lỡ nó chơi bời phá của thì em tính núi cũng phải hết.

- Ồ! Nhiều ông quan giàu lắm, chú không rõ à? Các ông ấy có hàng dãy nhà ở Hà Nội, không kể tiền gửi nhà băng, đồn điền, và ruộng nương ở nhà quê nữa. Con cháu phá mấy đời cho hết. Vả lại mình gả làm gì cho mấy đứa phá gia?

(21-tr.617-618)

Biểu thức 4.4

Y: Sao?/Sao cơ?/Gì cơ?

Người đáp thực hiện hành động bác bỏ bằng những thông điệp ngắn, chủ yếu bao gồm các từ, ngữ chỉ ý nghi vấn. Do tính chất liên tiếp của lượt lời, nên nội dung bác bỏ không cần phải lặp lại mà sẽ được đôi bên ngầm hiểu thông qua lượt lời trước đó.

Những hành động bác bỏ nằm trong khuôn khổ biểu thức này, thường đi kèm với sắc thái sửng sốt, ngạc nhiên của người thực hiện hành động bác bỏ.

Ví dụ 125

Một bữa xe dừng ở ngã tư chợ, em rời khỏi cabin lau kính xe trong lúc anh Tìm Nội và ông Buồn bốc dỡ những thùng hàng. Chợ trưa đông ruồi, ít người. Thưa thớt vài người đàn ông để trần đánh bài, gần đó có mấy chị bỏ sạp tụm lại tỉa chân mày, nhổ tóc. Một người thanh niên dáng vẻ u ám, gầy nhom ghé lại, thì thầm:

- Em tưởng bỏ tôi dễ dàng như bỏ một con chó sao?

Và một chị gục xuống, trong âm thanh róng riết kinh hoàng. Máu chị phun ra thành vòi từ mũi dao xuyên qua ngực.

(www.evan.vnexpress.net)

Biểu thức 5

Một phần của tài liệu 297495 (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)