Lí do chọn đề tài Địa lý kinh tế là một ngành khoa học xã hội, nghiên cứu các hệ thống lãnh thổ kinh tế xã hội nhằm rút ra những đặc điểm và quy luật hình thành và hoạt động của chúng đ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Văn Thắng
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE:
HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Văn Thắng
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE:
HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Chuyên ngành : Địa lí học
Mã số : 60 31 05 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS MAI HÀ PHƯƠNG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn là TS Mai Hà Phương Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác, và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng chấm luận văn, cũng như kết quả luận văn của mình
TP Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013
Nguyễn Văn Thắng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và nghiên cứu, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học - TS Mai Hà Phương đã tận tình chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong Khoa Địa lí, Trường ĐHSP TP
Hồ Chí Minh đã giảng dạy, đào tạo, cung cấp kiến thức và những tài liệu quý giá Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau Đại học và các phòng ban khác đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và thầy cô đồng nghiệp trong trường THPT Nguyễn Đình Chiểu nơi tôi công tác đã ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô, chú lãnh đạo và cán bộ, nhân viên các Phòng, Ban ngành của UBND huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre đã nhiệt tình cung cấp tài liệu liên quan đến đề tài và giúp đỡ tôi trong quá trình thực địa, điều tra phục vụ đề tài
Cuối cùng, xin cám ơn bạn bè và người thân đã nhiệt tình ủng hộ, động viên, khích
lệ, chia sẻ những khó khăn và là nguồn động lực cần thiết để tôi hoàn thành đề tài luận văn này
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2013
Tác giả
Nguyễn Văn Thắng
Trang 5MỤC LỤC
L ỜI CAM ĐOAN 1
LỜI CẢM ƠN 2
M ỤC LỤC 3
DANH M ỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
M Ở ĐẦU 6
1 Lí do ch ọn đề tài 6
2 M ục tiêu nghiên cứu 6
3 Nhi ệm vụ nghiên cứu 7
4 Gi ới hạn nghiên cứu 7
5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 7
6 L ịch sử nghiên cứu vấn đề 10
7 C ấu trúc luận văn 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ13 1.1 Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế 13
1.1.1 Các khái niệm 13
1.1.2 Các nguồn lực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế 17
1.1.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế 21
1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế 25
1.2.1 Phát triển kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long 25
1.2.2 Phát triển kinh tế ở tỉnh Bến Tre 27
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE 33
2.1 Các ngu ồn lực phát triển kinh tế 33
2.1.1 Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ 33
2.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 33
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 41
2.1.4 Đánh giá chung về các nguồn lực phát triển kinh tế 52
2.2 Th ực trạng phát triển kinh tế huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 - 2011 54
2.2.1 Khái quát chung 54
2.2.2 Phát triển kinh tế theo ngành 57
2.2.3 Phát triển kinh tế theo lãnh thổ 93
2.2.4 Đánh giá chung 95
Trang 6CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
HUY ỆN CHÂU THÀNH, TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020 99
3.1 Định hướng phát triển 99
3.1.1 Cơ sở đề xuất định hướng 99
3.1.2 Định hướng phát triển kinh tế 103
3.2 Các gi ải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế 120
3.2.1 Huy động và khai thác nguồn vốn 120
3.2.2 Đào tạo phát huy nguồn nhân lực 121
3.2.3 Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ 122
3.2.4 Chiến lược về thị trường 123
3.2.5 Đổi mới cơ chế chính sách, nâng cao năng lực quản lý 124
3.2.6 Bảo vệ và cải thiện môi trường 124
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 128
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 130
PH Ụ LỤC 132
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GTSX Giá trị sản xuất
KCN Khu công nghiệp
KT – XH Kinh tế - Xã hội
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Địa lý kinh tế là một ngành khoa học xã hội, nghiên cứu các hệ thống lãnh thổ kinh
tế xã hội nhằm rút ra những đặc điểm và quy luật hình thành và hoạt động của chúng để vận dụng vào tổ chức không gian (lãnh thổ) tối ưu các hoạt động kinh tế xã hội trong thực tiễn
Nghiên cứu địa lý kinh tế có những đóng góp rất quan trọng về mặt lý luận, phương pháp, cũng như thực tiễn tổ chức không gian kinh tế - xã hội
Ở nước ta, huyện là đơn vị hành chính trực tiếp quản lý cấp xã/phường, thị trấn và tiếp cận với cấp tỉnh Huyện vẫn được coi là đơn vị cơ bản để phát triển kinh tế Phát triển kinh tế huyện có mối quan hệ chặt chẽ và là một mắt xích trong sự phát triển kinh của tỉnh, vùng và quốc gia Nghiên cứu phát triển kinh tế cấp huyện là một trong những vấn đề rất được quan tâm Đến tháng 11/2012, trên cả nước ta có 700 đơn vị hành chính cấp huyện Mỗi đơn vị hành chính cấp huyện có những đặc điểm và sắc thái riêng, tạo nên sự đa dạng cho nền kinh tế của đất nước
Châu Thành là một huyện nằm ở phần phía Bắc tỉnh Bến Tre và được xem là huyện cửa ngỏ của tỉnh Bến Tre Châu Thành đang trong quá trình công nghiệp nông nghiệp và nông thôn, nền kinh tế có sự phát triển đa dạng, tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch phù hợp với xu hướng chung Trong bối cảnh chung của đất nước hiện nay, Châu Thành đang đứng trước những vận hội lớn, nhưng cũng có nhiều thách thức không nhỏ Do đó việc đánh giá đầy đủ tiềm năng và thực trạng kinh tế của huyện là một vấn đề cấp thiết để từ đó xác định các mục tiêu, phương hướng phát triển trong giai đoạn mới, nhằm cân đối, hài hòa các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường Đây là điều kiện
để nền kinh tế huyện hòa nhập vào quá trình phát triển kinh tế của tỉnh Bến Tre nói riêng và
cả nước nói chung Vì thế, tác giả đã chọn đề tài “Phát triển kinh tế huyện Châu Thành,
tỉnh Bến Tre: Hiện trạng và giải pháp” để thực hiện luận văn Thạc sĩ, với mong muốn góp
phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương
2 Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế, đề tài tập trung đánh giá những thuận lợi cũng như khó khăn của các nguồn lực và phân tích thực trạng phát triển kinh tế của huyện Châu Thành giai đoạn 2001-2011 Trên cơ sở đó đề xuất định hướng và
Trang 9đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế huyện Châu Thành đến năm
2020
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổng quan cơ sở lý luận về phát triển kinh tế để vận dụng vào địa bàn cấp huyện
- Đánh giá các nguồn lực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của huyện Châu Thành
- Phân tích thực trạng phát triển kinh tế huyện Châu Thành giai đoạn 2001-2011
- Đề xuất định hướng và đưa ra các giải pháp cho phát triển kinh tế của huyện Châu Thành đến năm 2020
4 Giới hạn nghiên cứu
Toàn bộ lãnh thổ huyện Châu Thành, trong một số trường hợp có so sánh với các huyện lân cận trong tỉnh Bến Tre
- Về thời gian:
+ Phân tích thực trạng phát triển kinh tế của huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre giai đoạn 2001 - 2011
+ Đề xuất định hướng và đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế của huyện đến năm
2020
thực trạng phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở huyện Châu Thành
5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1.1 Quan điểm hệ thống
Đây là quan điểm quan trọng trong nghiên cứu địa lý học Đối tượng nghiên cứu được coi là một hệ thống, gồm nhiều phân hệ có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau Một phân hệ thay đổi sẽ ảnh hưởng đến vận động của toàn hệ thống Huyện Châu Thành được coi là một hệ thống được đặt trong hệ thống lớn hơn là tỉnh Bến Tre và huyện Châu Thành như một hệ thống bao gồm các phân hệ cấp thấp hơn: các xã, thị trấn, ấp Do đó, cần phải tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa các hệ thống và trong cùng một hệ thống Ngoài ra,
Trang 10khi nghiên cứu các nguồn lực tự nhiên: khí hậu, tài nguyên đất, địa hình, tài nguyên nước là các hợp phần của hệ thống địa lý tự nhiên huyện Châu Thành Các nguồn lực KT - XH là những hợp phần trong hệ thống địa lý KT - XH của huyện Trong mỗi địa hệ và giữa các địa
hệ với nhau đều có những mối quan hệ tương tác
5.1.2 Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ
Quan điểm này đặc trưng cho nghiên cứu địa lý Các hiện tượng địa lý KT – XH rất phong phú và đa dạng Chúng có quá trình hình thành, phát triển trong mối liên hệ nhiều chiều giữa bản thân các hiện tượng đó với nhau và giữa chúng với các hiện tượng khác Áp dụng quan điểm này cho phép nghiên cứu các vấn đề kinh tế huyện một cách toàn diện và chặt chẽ Ngoài ra, trong nghiên cứu một đối tượng địa lý cụ thể cần phải gắn với lãnh thổ, nghĩa là phải phân tích tổng hợp các nhân tố tự nhiên và KT - XH ảnh hưởng tới đối tượng nghiên cứu đó
Nghiên cứu kinh tế huyện Châu Thành cần đặt nó trong mối quan hệ với các hệ thống tự nhiên và xem xét sự phân hóa của nó trong không gian của huyện
5.1.3 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh:
Khi nghiên cứu các đối tượng địa lý nhất thiết phải đặt đối tượng nghiên cứu trong tiến trình lịch sử Khi xem xét một hiện tượng địa lý KT – XH phải nghiên cứu quá khứ để
lý giải ở mức độ nhất định cho hiện tại và dự báo phát triển trong tương lai Nghiên cứu phát triển kinh tế huyện Châu Thành trong giai đoạn 2001 – 2011 cho phép chúng ta hiểu biết đầy đủ và sâu sắc tình hình phát triển kinh tế từ năm 2001 đến 2011, đồng thời dự báo
và định hướng sự phát triển trong tương lai Trong phát triển kinh tế, hoạt động sản xuất là một quá trình lâu dài, vận động theo thời gian, theo sự biến đổi của các nhân tố KT – XH Hiện trạng nền kinh tế là kết quả của xu hướng sản xuất trong những giai đoạn trước đó Do
đó, đặc điểm và xu hướng phát triển của nền kinh tế hiện đại là cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển trong giai đoạn tiếp theo
5.1.4 Quan điểm kinh tế:
Quan điểm này được thể hiện qua một số chỉ tiêu kinh tế cụ thể được sử dụng để đánh giá như: tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh tế, Trong nghiên cứu phát triển kinh tế huyện Châu Thành áp dụng quan điểm này để có thể thấy rõ hơn các chỉ tiêu về kinh tế cụ thể
5.1.5 Quan điểm phát triển bền vững:
Trang 11Ngày nay, phát triển KT –XH phải xuất phát và dựa trên quan điểm phát triển bền vững Phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo vệ, sử dụng hợp lý tài nguyên, chống ô nhiễm
môi trường và giải quyết các vấn đề xã hội Phát triển kinh tế phục vụ nhu cầu hiện tại không được không được làm ảnh hưởng đến lợi ích phát triển của thế hệ tương lai Kết hợp hài hòa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư Do đó, quán triệt quan điểm phát triển bền vững đòi hỏi phải đảm bảo sự bền vững
về cả ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường Đối với huyện Châu Thành nghiên cứu phát triển kinh tế phải đặt trong mối quan hệ giữa ba bộ phận cấu thành phát triển bền vững
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp thống kê kinh tế
Phương pháp này nhằm tổng hợp, đối chiếu các số liệu đã thu nhập Những con số thống kê không những chỉ thể hiện mặt lượng mà chúng còn có mối liên hệ mật thiết với mặt chất của hiện tượng kinh tế - xã hội Thông qua việc phân tích các số liệu thống kê và những mối liên hệ giữa chúng, ta có thể thấy được bản chất, đặc điểm của các hiện tượng
và quy luật kinh tế - xã hội Thông qua phương pháp thống kê, ta có thể phản ánh những mặt khác nhau, tốc độ phát triển theo thời gian và không gian của hoạt động sản xuất
5.2.2 Phương pháp thu thập, phân tích, so sánh và tổng hợp tài liệu
Khi nghiên cứu địa lý, nhất là địa lý KT - XH thì vấn đề quan trọng là thu
thập và xử lý tài liệu Phương pháp này cho phép người nghiên cứu thu thập, tổng hợp, phân tích có lựa chọn các loại tài liệu, số liệu đã xuất bản của các cơ quan, ban ngành của huyện Châu Thành, của tỉnh Bến Tre và trên mạng internet Các tài liệu, số liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, được phân tích và xử lí cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu, đồng thời có sự so sánh, đối chiếu giữa các tài liệu, đặc biệt là giữa các số liệu có sự so sánh giữa các mốc thời gian và giữa các đơn vị lãnh thổ
5.2.3 Phương pháp thực địa
Phương pháp thực địa với việc quan sát, điều tra, nghiên cứu thực tế đối tượng giúp người nghiên cứu kiểm chứng tính xác thực của nguồn tài liệu thu thập được và hiểu rõ hơn
về đối tượng nghiên cứu đó Vì vậy để đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của đề tài, tác giả trực tiếp tiến hành quan sát, nghiên cứu, chụp ảnh và sưu tầm tài liệu tại một số địa điểm ở huyện
5.2.4 Phương pháp bản đồ và sử dụng công nghệ GIS
Trang 12Phương pháp bản đồ là phương pháp đặc thù trong nghiên cứu địa lý học Từ kết quả thu được, thành lập bản đồ mô tả hiện trạng kinh tế, sự phân bố các hiện tượng địa lý kinh
tế, các mối quan hệ lãnh thổ trong không gian, mối quan hệ giữa chúng và những định hướng phát triển kinh tế Do đó bản đồ thể hiện rõ nhất kết quả tổng hợp của đề tài Sử dụng công nghệ GIS để xây dựng các bản đồ một cách chính xác, khoa học và đáp ứng yêu cầu của đề tài
6 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu vấn đề phát triển KT – XH là một nội dung quan trọng trong địa
lý học Trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, nhiều giáo trình, tạp chí được xuất bản ít nhiều có đề cập đến tình hình phát triển KT -
XH Đối với kinh tế học C.Mác và Ph.Ăngghen đã có những đóng góp to lớn, sự ra đời của học thuyết “giá trị thặng dư” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhận thức, quan điểm về phát triển kinh tế, học thuyết kinh tế của C.Mác đã đưa ra 4 yếu tố nguồn lực quyết định sự phát triển kinh tế Nhiều học giả Phương Tây cũng đã cống hiến cho nhân loại nhiều học thuyết về phát triển kinh tế có giá trị như W.Rostow (người Mỹ) với lí luận về các giai đoạn phát triển kinh tế, lí luận về cơ cấu kinh tế (kết cấu kinh tế) của Lewis, Feller, Ranis
Ở Việt Nam, từ khi bắt đầu đổi mới, Đại hội Đảng VI (1986) đã đưa ra quan điểm là phải tập trung ưu tiên phát triển kinh tế Đã có nhiều nghiên cứu chuyên ngành, nhiều nhà khoa học đã viết về phát triển KT - XH Đó là Viện nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương, Viện Kinh tế Việt Nam, Các tạp chí nghiên cứu sâu sắc về KT - XH: Tạp chí nghiên cứu kinh tế, Thời báo kinh tế Việt Nam; nhiều giáo trình viết về kinh tế phát triển của Trường Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội), trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Phát triển KT - XH trên quan điểm địa lý học cũng được đề cập nghiên cứu, có thể kể đến các giáo trình: Địa lý kinh tế - xã hội đại cương do Nguyễn Minh Tuệ chủ biên; Địa lý kinh tế -
xã hội Việt Nam (phần đại cương) do GS Nguyễn Viết Thịnh và GS.TS Đỗ Thị Minh Đức biên soạn, Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam do GS Lê Thông chủ biên,…
Nghiên cứu KT - XH của một vùng như vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó
có tỉnh Bến Tre đã có các công trình tiêu biểu là:
“Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2006