1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QLNN về hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Tánh Linh

26 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 58,01 KB

Nội dung

Trong quá trình thực tập, được sự chỉ bảo của các anh chị mà bản thân đã rút ra được những bài học trong giao tiếp ứng xử với cấp trên và đồng nghiệp, đồngthời được thực hiện một số công

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

***

Huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận được thành lập vào ngày 01/5/1983 theoQuyết định số 204 ngày 30/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng Huyện Tánh Linh códiện tích tự nhiên là 117.422 ha, trong đó chủ yếu là rừng và đất lâm nghiệp chiếmkhoảng 65%, gồm 14 đơn vị hành chính (13 xã và 01 thị trấn), là huyện miền núinằm cuối dãy Trường Sơn, điểm cuối cùng của cực Nam Trung bộ, có vị trí chiếnlược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, quốc phòng - an ninh của tỉnh Bình Thuận,cực Nam Trung bộ và Nam Tây nguyên

Tính đến thời điểm hiện nay, tại Tánh Linh có 8 tôn giáo chính gồm: Phậtgiáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hồi giáo Bàni, Phật giáo Hoà hảo, Baha'i, Tịnh

độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam với 41.081 tín đồ/102.884 khẩu chiếm khoảng 39,9%dân số toàn huyện

Trước đòi hỏi đổi mới, tư duy quản lý và quản lý nhà nước về công tác tôngiáo nói riêng phải mang tính toàn diện, liên quan đến cả quy trình quản lý khôngchỉ về cơ cấu tổ chức mới mà còn là cơ chế hoạt động phối hợp mới; yêu cầu caohơn đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, sử dụng đúng người, đúng việc;đổi mới tác phong làm việc theo hướng chính quy, hiện đại Đồng thời cần tăngcường hơn sự chỉ đạo của các cấp Đảng ủy, sự phối hợp mang tính xây dựng củacác cấp, các ngành hữu quan, các cơ quan chức năng… Tất cả sẽ tạo nên sức mạnh

và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo trong tình hình hiện nay

Dựa trên những đặc điểm riêng về kinh tế - văn hóa - xã hội tại huyện Tánh

Linh, tôi quyết định chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Tánh Linh” làm báo cáo trong đợt thực tập của mình Hy

vọng chuyên đề báo cáo này sẽ đưa ra được những kiến nghị hữu ích cho công tácquản lý nhà nước đối với tôn giáo tại huyện Tánh Linh nói riêng và tỉnh BìnhThuận nói chung

Trang 2

PHẦN I

TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

1 Báo cáo chung về tình hình thực tập

Căn cứ Quyết định Số 1918/2005/QĐ-HCQG ngày 30/12/2005 của Giámđốc Học viện Hành chính Quốc gia về việc Ban hành Quy định về tổ chức thực tậpcho sinh viên Đại học hệ chính quy

Theo kế hoạch thực tập của Phòng Đào tạo Học viện Hành chính Quốc gia,

- Tìm hiểu và học nội quy, quy chế của cơ quan

- Làm quen với các anh chị làm việc tại phòng

- Tìm hiểu tổng quan về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn của Phòng Nội vụ huyện Tánh Linh

- Xác định đề tài viết báo cáo thực tập

- Bắt đầu làm quen với các công việc của phòng

- Tiếp cận, tìm hiểu các máy móc, thiết bị trong phòng

- Thực hiện các công việc được giao tại cơ quan

- Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, số liệu liên quan đến báo cáo thựctập

- Soạn thảo, hoàn thành và gửi đề cương báo cáo thực tập chogiảng viên hướng dẫn

Trang 3

- Liên hệ, trao đổi với chuyên viên hướng dẫn thực tập.

- Thực hiện các công việc được giao tại cơ quan

- Tiếp cận với công việc liên quan đến báo cáo thực tập trongthực tế

- Thực hiện thu thập những tài liệu có liên quan

- Thực hiện các công việc được giao tại cơ quan

- Tiếp tục nghiên cứu, thu thập thông tin liên quan

- Tiến hành viết nội dung báo cáo thực tập

- Thực hiện các công việc được phân công

- Tổng hợp, xử lý các thông tin, số liệu đã thu thập

- Tiếp tục viết báo cáo thực tập dựa trên đề cương báo cáo đãđược đồng ý bởi giảng viên hướng dẫn

- Trao đổi với giảng viên về những khó khăn gặp phải

- Thực hiện các công việc được phân công

- Tìm hiểu và thu thập thêm tài liệu cho báo cáo

- Tiếp tục viết báo cáo thực tập và xin ý kiến đóng góp củachuyên viên hướng dẫn thực tập

- Chỉnh sửa nội dung, hình thức bài báo cáo

- Trình và xin ý kiến giảng viên hướng dẫn về bài báo cáo

- Thực hiện các công việc được phân công

- Tiếp nhận ý kiến của giảng viên hướng dẫn

- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện báo cáo

- Trình báo cáo và xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn

Trang 4

- Thực hiện các công việc được phân công.

- Nhận phản hồi bài báo cáo từ giảng viên hướng dẫn

- Trình báo cáo và xin ý kiến lãnh đạo cơ quan

- Hoàn tất báo cáo

- Xin nhận xét kết quả thực tập và cảm ơn về sự giúp đỡ củalãnh đạo cơ quan, cán bộ nhân viên phòng Nội vụ huyện TánhLinh

- Nộp báo cáo thực tập

2 Báo cáo kết quả thực tập

2.1 Những nội dung công việc sinh viên đã thực hiện trong quá trình thực tập

a) Tuần 1 & Tuần 2 (Từ ngày 22/02/2016 đến ngày 04/03/2016)

- Trình diện và báo cáo lãnh đạo cơ quan về kế hoạch thực tập;

- Làm quen với các anh chị làm việc tại phòng;

- Tìm hiểu tổng quan về phòng Nội vụ huyện Tánh Linh;

- Xác định đề tài, hoàn thành đề cương và xin ý kiến giảng viên hướng dẫn;

- Vào sổ công văn đến, công văn đi, photo hồ sơ, văn bản;

- Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến hoạt động tôn giáo

b) Tuần 3 & Tuần 4 (Từ ngày 07/03/2016 đến ngày 18/03/2016)

- Nhận kết quả phản hồi đề cương từ giảng viên hướng dẫn và sửa chữa;

- Soạn văn bản, in, photo và tham mưu các văn bản, vào sổ công văn;

- Tiếp tục nghiên cứu, thu thập thông tin liên quan đến đề tài;

c) Tuần 5 & Tuần 6 (Từ ngày 21/03/2016 đến ngày 01/04/2016)

- Tham mưu các văn bản liên quan đến tôn giáo qua chỉ dẫn của chuyên viên;

- Viết báo cáo và xin ý kiến của chuyên viên hướng dẫn thực tập;

- Soạn thảo công văn, vào sổ công văn và tham mưu văn bản;

- Chuyển công văn đến các phòng ban trong UBND huyện;

Trang 5

- Trao đổi với chuyên viên hướng dẫn để xin ý kiến, xin số liệu, tổng hợp sốliệu liên quan đến công tác tôn giáo tại huyện và bổ sung cho bài báo cáo;

- Hoàn thiện báo cáo và xin ý kiến giảng viên hướng dẫn

d) Tuần 7 & Tuần 8 (Từ ngày 04/04/2016 đến ngày 15/04/2016)

- Vào sổ công văn, chuyển công văn, tham mưu các văn bản;

- Tiếp nhận phản hồi từ giảng viên và tiến hành sửa chữa, hoàn thành báocáo;

- Trình báo cáo và xin ý kiến nhận xét kết quả thực tập và cảm ơn về sự giúp

đỡ của lãnh đạo cơ quan, cán bộ nhân viên phòng Nội vụ huyện Tánh Linh;

- Hoàn tất báo cáo;

- Nộp báo cáo thực tập

2.2 Những kết quả thu nhận được trong quá trình thực tập

Trải qua 8 tuần thực tập, bản thân đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm,kiến thức, đồng thời phát triển được một số kỹ năng như: soạn thảo văn bản, tổnghợp, chọn lọc tài liệu, số liệu, văn thư lưu trữ, tham mưu các văn bản, bên cạnh đócũng đã nắm bắt được quy trình, thủ tục làm việc tại phòng Nội vụ huyện TánhLinh

Trong quá trình thực tập, được sự chỉ bảo của các anh chị mà bản thân đã rút

ra được những bài học trong giao tiếp ứng xử với cấp trên và đồng nghiệp, đồngthời được thực hiện một số công việc thực tế từ đó có cái nhìn cụ thể, sâu sắc hơn

về công tác tôn giáo trên địa bàn huyện Tánh Linh

2.3 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực tập

a) Thuận lợi

Trong thời gian thực tập tại phòng Nội vụ huyện Tánh Linh, em đã nhậnđược sự giúp đỡ, quan tâm, hướng dẫn tận tình của lãnh đạo và các anh chị trong cơquan Được tạo điều kiện tham gia các hoạt động đoàn thể, làm quen với môitrường làm việc

Các anh, chị cán bộ, nhân viên cơ quan có nhiều kinh nghiệm trong cuộcsống và công việc đã chỉ dẫn nhiệt tình cho em trong quá trình thực tập Môi trường

Trang 6

làm việc thân thiện, không khí cởi mở, vui vẻ, hòa đồng cũng là thuận lợi khi thựctập.

b) Những khó khăn

Đây là lần đầu tiên được tiếp cận với thực tế, với lượng kiến thức còn hạnchế cho nên bước đầu còn nhiều bỡ ngỡ với công việc, môi trường làm việc Việcvận dụng kiến thức pháp luật vào việc nghiên cứu đánh giá hồ sơ còn nhiều thiếusót và hạn chế

PHẦN II BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP

Chuyên đề báo cáo: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÁNH LINH TỈNH BÌNH THUẬN

1 Tổng quan về phòng Nội vụ huyện Tánh Linh

1.1 Vị trí, chức năng

Phòng Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân huyện, tham mưu,giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnhvực: Tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hànhchính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chứcnhà nước; cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách xã, thị trấn; tổ chức phiChính phủ; tôn giáo; thi đua khen thưởng, văn thư lưu trữ, dân vận chính quyền,quản lý Hội, công tác thanh niên

Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sựchỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện, đồngthời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ

Trang 7

1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn

- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội

vụ trên địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định Trình Ủy ban nhândân cấp huyện ban hành Quyết định, Chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch, kế hoạch dàihạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụthuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao Tổ chức thực hiện các văn bản quyphạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý đượcgiao

-Về tổ chức, bộ máy:

Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện theo hướng dẫn của Ủyban nhân dân cấp tỉnh; Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định hoặc để Ủyban nhân dân huyện trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sát nhập, giảithể các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện; Xây dựng đề án thànhlập, sát nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trình cấp có thẩm quyền quyết định

-Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp:

Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phân bổ chỉ tiêu biên chếcác cơ quan hành chính, sự nghiệp hàng năm thuộc UBND huyện theo quy định sốlượng phân bổ của UBND tỉnh; Giúp Ủy ban nhân dân huyện hướng dẫn, kiểm traviệc quản lý, sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp; Giúp Ủy ban nhân dân huyệntổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệmđối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp cấp huyện và Ủy ban nhân dâncấp xã

-Về công tác xây dựng chính quyền:

Giúp Ủy ban nhân dân huyện và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thựchiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân theo phân công của

Ủy ban nhân dân huyện và hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh; Thực hiện các thủtục để Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phê chuẩn các chức danh lãnh đạo của Ủyban nhân dân cấp xã; Giúp Ủy ban nhân dân huyện trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê

Trang 8

chuẩn các chức danh bầu cử theo quy định của pháp luật; Tham mưu, giúp Ủy bannhân dân huyện xây dựng đề án thành lập mới, nhập, chia tách, điều chỉnh địa giớihành chính trên địa bàn để Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấpthông qua trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định Chịu trách nhiệmquản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện; Giúp Ủy bannhân dân huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sát nhập và kiểm tra, tổnghợp báo cáo về hoạt động khu phố, thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn huyện theoquy định; bồi dưỡng công tác cho Trưởng, Phó khu phố, thôn, bản; Giúp Ủy bannhân dân huyện trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo việc thực hiệnPháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, xã,thị trấn trên địa bàn huyện.

-Về cán bộ, công chức, viên chức:

Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện trong việc tuyển dụng, sử dụng,điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, đánh giá; thực hiện chính sách, đào tạo, bồidưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức quản lý đối với cán bộ, công chức,viên chức; Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức xã, thị trấn và thực hiệnchính sách đối với cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách xã, thị trấn theophân cấp; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm

về công tác nội vụ theo thẩm quyền

-Về cải cách hành chính:

Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai, đôn đốc, kiểm tra các cơ quanchuyên môn cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác cải cách hànhchính ở địa phương; Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện về chủ trương, biệnpháp đẩy mạnh cải cách hành chính trên địa bàn huyện; Tổng hợp công tác cải cáchhành chính ở địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân huyện và tỉnh Giúp Ủy bannhân dân huyện thực hiện quản lý nhà nước về tổ chức hoạt động của Hội, công tácThanh niên và tổ chức phi Chính phủ trên địa bàn huyện

-Về công tác tôn giáo:

Giúp Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thựchiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn

Trang 9

giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyênmôn cùng cấp để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn theophân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và theo quy định của pháp luật.

-Về công tác thi đua, khen thưởng:

Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân huyện tổ chức các phong trào thiđua và triển khai thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng và Nhà nước trên địabàn huyện, làm nhiệm vụ Thường trực của Hội đồng Thi đua – Khen thưởng cấphuyện; Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, nội dung thi đua,khen thưởng trên địa bàn huyện; xây dựng, quản lý và sử dụng Quỹ thi đua, khenthưởng theo quy định của pháp luật

-Về công tác văn thư, lưu trữ:

Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong công tác lưutrữ; hàng năm xây dựng kế hoạch triển khai hệ thống thông tin, hướng dẫn công táclữu trữ hồ sơ phục vụ công tác quản lý nhà nước cho các cơ quan, đơn vị thuộcUBND huyện

-Thực hiện các nhiệm vụ khác:

Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dânhuyện và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trênđịa bàn huyện; Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãingộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối vớicán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của phòng Nội vụ theo quyđịnh của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân huyện; Quản lý tài chính,tài sản của phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Ủy bannhân dân huyện; Giúp Ủy ban nhân dân huyện quy định cụ thể chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vựccông tác khác được giao trên cơ sở quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của

Sở Nội vụ

1.3 Cơ cấu tổ chức và biên chế

a) Cơ cấu tổ chức

Trang 10

Phòng Nội vụ có 01 Trưởng phòng, 02 Phó Trưởng phòng và 05 chuyên viênthực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ:

- Trưởng phòng phòng Nội vụ chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dânhuyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và trước pháp luật về việc thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của phòng Nội vụ;

- Phó Trưởng phòng phòng Nội vụ giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõimột số mặt công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật vềnhiệm vụ được phân công Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòngđược Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của phòng;

Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, biệt phái, đánh giá, khen thưởng, kỷluật, miễn nhiệm, cho từ chức và thực hiện chế độ, chính sách khác đối với Trưởngphòng, Phó Trưởng phòng phòng Nội vụ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyếtđịnh theo quy định

b) Biên chế

Biên chế công chức của phòng Nội vụ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyệnquyết định trong tổng biên chế công chức của huyện đã được cấp có thẩm quyềnphê duyệt; Việc bố trí công tác đối với công chức của phòng Nội vụ được căn cứvào vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức và phẩm chất, trình độ, năng lựccủa công chức do Trưởng phòng phân công nhiệm vụ

2 Chuyên đề báo cáo: Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Tánh Linh

2.1 Tầm quan trọng của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Tánh Linh

Từ trước đến nay, tôn giáo luôn là một trong những vấn đề nhạy cảm vàphức tạp, bởi các lý do sau đây:

Thứ nhất: Trên thế giới có rất nhiều tôn giáo, mỗi tôn giáo có lịch sử hình

thành, giáo lý, giáo luật, tổ chức riêng và số lượng tín đồ đông…Do đó, giải quyếtnhững vấn đề gắn với những đặc điểm ấy hết sức rất khó khăn

Trang 11

Thứ hai: Tôn giáo gắn chặt với Triết học, phong tục tập quán, tín ngưỡng,văn hóa của từng dân tộc.

Thứ ba: Tất cả các tôn giáo từ khi ra đời cho đến nay thường bị lợi dụng

hoặc gắn liền với vấn đề chính trị Ở nhiều nước trên bề mặt là cuộc chiến tranh sắctộc song sâu xa là cuộc chiến thanh về tôn giáo Hoạt động tôn giáo tác động đếnvấn đề an ninh quốc phòng, an toàn xã hội

Tánh Linh là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bình Thuận, với số lượng tín đồkhá đông, ngoài những nét chung như các huyện trong tỉnh thì Tánh Linh còn mangnhững nét riêng do đặc điểm tự nhiên và xã hội của địa phương mang lại Hơn nữa,Tánh Linh là địa phương có đặc trưng của vùng núi xa xôi cách trở mang lại nhiềukhó khăn cho công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tôngiáo, nên việc tăng cường quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tôn giáo và hoạt độngtôn giáo trên địa bàn huyện là một vấn đề cấp bách và cần thiết

2.2 Thực trạng thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Tánh Linh

a) Các tôn giáo ở Tánh Linh

Theo số liệu thống kê đến hết 31 tháng 12 năm 2015, toàn huyện có 8 tôngiáo chính, gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hồi giáo Bàni, Phật giáoHoà hảo, Baha'i, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam Sự hình thành và phát triển cáctôn giáo trên địa bàn huyện khá đa dạng

Trên địa bàn huyện có 41.081 tín đồ/102.884 khẩu chiếm khoảng 39,9% dân

số toàn huyện Cụ thể như sau:

STT TÔN GIÁO TÍN ĐỒ CHỨC SẮC NHÀ TU HÀNH THỜ TỰ CƠ SỞ

Trang 12

6 Phật giáo Hoà hảo 16 0 0 0

b) Tình hình hoạt động của từng tôn giáo

Như quan điểm của Đảng ta khẳng định: Tôn giáo có mặt tích cực và tiêucực, các tôn giáo hoạt động trên địa bàn huyện, ngoài những mặt tích cực đạt được:chấp hành tốt Chủ trương, Chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Hiếnchương của các Giáo hội; Tất cả tín đồ các tôn giáo đều là người dân lao động sinhsống ở 14/14 xã, thị trấn (cả vùng đồng bào dân tộc thiểu số)

Trong những năm qua đời sống vật chất, tinh thần của đại đa số đồng bào cáctôn giáo được cải thiện đáng kể Đặc biệt từ khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo

số 21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18/06/2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hộiKhóa XI quy định về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ra đời thì đa số các chức sắc,chức việc và đồng bào có đạo càng tin tưởng, đồng tình với chính sách tôn giáo củaĐảng và Nhà nước

Tuy nhiên, các tôn giáo còn có nhiều diễn biến khá phức tạp, do tác động tiêucực của một số phần tử lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái phápluật như: lấn chiếm đất đai, xây dựng, tạo lập cơ sở thờ tự trái phép Mặt khác cáctôn giáo đều tích cực củng cố tổ chức, phát triển tín đồ tôn giáo bằng nhiều hình

Trang 13

thức như truyền đạo, làm từ thiện không đúng quy định của nhà nước để lôi kéo,phát triển tín đồ gây thanh thế, tập trung vào các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bàodân tộc thiểu số Một số tôn giáo tự ý xây dựng, cơi nới, dựng tượng, sửa chữa các

cơ sở thờ tự không xin phép chính quyền; việc khiếu kiện tranh chấp đất đai, ngôi

vị, diễn ra ở một số nơi; một số cá nhân, tổ chức lợi dụng cơ sở tôn giáo thực hiệncác hoạt động vượt quá khuôn khổ cho phép Cụ thể tình hình hoạt động của từngtôn giáo như sau:

· Phật giáo

Tình hình hoạt động sinh hoạt của bà con Phật tử nhìn chung tương đối bìnhthường Đa số phật tử, chức sắc, chức việc, hoạt động đúng theo Hiến chương củaGiáo hội Phật giáo Việt Nam, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, Phápluật của Nhà nước tại địa phương

Được sự quan tâm của Mặt trận, Chính quyền địa phương, Ban Trị sự Phậtgiáo huyện đã củng cố bầu mới Ban hộ tự và bổ nhiệm trụ trì ở các Chùa như: ChùaPhật Quang II (Măng Tố), Chùa Quán Âm (Đức Thuận) Cho phép sửa chửa và xâydựng mới cơ sở thờ tự đảm bảo sinh hoạt cho bà con Phật tử Các ngày lễ trọng vànhân dịp tết Nguyên đán, Huyện ủy, UBND, UBMTTQVN và ngành chức nănghuyện luôn quan tâm, thăm hỏi chức sắc, chức việc và tín đồ phật tử nhằm tạo mốiđoàn kết trong đồng bào có đạo

· Công giáo

Hoạt động của đạo Công giáo diễn ra bình thường, ngoài những ngày lễ

trọng của Giáo hội như lễ Giáng sinh, Phục sinh, tháng của Đức mẹ diễn ra trongkhông khí vui tươi, bảo đảm theo nghi thức tôn giáo và chấp hành pháp luật Nhànước

Tuy nhiên, có 2 việc nổi lên đáng quan tâm đó là:

- Tại Trung tâm Thánh mẫu Tà Pao:

+ Ngày 29/4/2015, ông Trần Trọng Hiếu - Linh mục Quản xứ Giáo xứ Đồng

Kho gửi đơn đến UBND huyện xin hỗ trợ An ninh trật tự - An toàn Giao thông cácngày trong tuần và các ngày lễ tại Trung tâm Thánh mẫu - Tà Pao;

Ngày đăng: 24/08/2016, 15:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Mười Tôn giáo lớn trên thế giới ( NXB Chính trị) Khác
3. Nghị quyết của BCH TW Đảng IX lần thứ 7 về công tác Tôn giáo Khác
4. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18/6/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI quy định về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo Khác
5. Nghị định 22/NĐ-CP ngày 12/01/2004 về kiện toàn bộ máy làm công tác Tôn giáo thuộc UBND các cấp Khác
6. Nghị định số 22/2005NĐ - CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo Khác
7. Chỉ thị số 01 ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành Khác
8. Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo Khác
9. Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013 của Bộ Nội vụ về Ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo Khác
10. Giáo trình quản lý nhà nước về Dân tộc và Tôn giáo (Học viện Hành chính Quốc gia - NXB Chính trị) Khác
11. Bài giảng: Tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động Tôn giáo (Ban Tôn giáo Chính phủ) Khác
12. Ban Tư tưởng văn hóa: Vấn đề Tôn giáo và Chính sách Tôn giáo của Đảng cộng sản Việt Nam Khác
13. Ts. Nguyễn Hữu Khiển: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động Tôn giáo trong điều kiện xây dựng Nhà nước dân chủ, pháp quyền Việt Nam hiện nay Khác
14. GS. Đặng Nghiêm Vạn: Lý luận về Tôn giáo và tình hình Tôn giáo ở Việt Nam./ Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w