BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Chuyên đề báo cáo TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI HUYỆN CỦ CHI THÔNG QUA CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯ
Trang 1BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chuyên đề báo cáo
TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI HUYỆN CỦ CHI THÔNG QUA CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Phương AnhMSSV: AS120124
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc Họcviện Hành chính Quốc gia cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Đào tạo Học viện đã tạođiều kiện để sinh viên có cơ hội tiếp cận với môi trường công sở, học hỏi được nhiều kinhnghiệm quý báu thực tế
Em xin gửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn thầy Phạm Nhựt Cường đã quantâm, tận tình hướng dẫn, góp ý trong suốt quá trình thực tập và viết báo cáo để em có thểhoàn thành tốt bài báo cáo tốt nghiệp của mình
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý lãnh đạo Phòng Nội vụ huyện CủChi, đến tất cả cô, chú, anh, chị chuyên viên đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi đến và làmquen với các công việc thực tế tại Phòng Nội vụ, đã tin tưởng giao việc và hết lòng hướngdẫn tôi thực hiện, giúp tôi tìm hiểu, thu thập tài liệu có liên quan để phục vụ cho bài báocáo tốt nghiệp Tôi xin cảm ơn sự tận tình chia sẻ kinh nghiệm làm việc quý báu và góp ýchân thành từ mọi người trong cơ quan để tôi hoàn thành công việc được giao, đồng thời
có được bài báo cáo hoàn chỉnh
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, với những hiểu biết và kỹ năng còn hạnchế, thiếu kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những sai sót Vì thế, tôi rất mongnhận được sự đóng góp nhiệt tình từ phía quý cơ quan, quý thầy cô để bài báo cáo hoànthiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn./
Củ Chi, ngày 15 tháng 4 năm 2016
Sinh viên thực hiện: Đặng Thị Phương Anh
Trang 3NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Củ Chi, ngày… tháng… năm 2016
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
MỤC LỤC
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 2
1 Báo cáo chung về tình hình thực tập 2
1.1 Thời gian thực tập 2
1.2 Địa điểm thực tập 2
1.3 Kế hoạch thực tập 2
2 Báo cáo kết quả thực tập 4
2.1 Những nội dung công việc đã thực hiện được trong quá trình thực tập 4
2.2 Những kết quả thu nhận được trong quá trình thực tập 5
2.3 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực tập 6
PHẦN II: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP 7
1 Tổng quan về cơ quan thực tập 8
1.1 Vị trí và chức năng 8
1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 8
1.3 Tổ chức bộ máy và biên chế 10
1.4 Chế độ làm việc và quan hệ công tác 10
2 Chuyên đề báo cáo: “Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức tại huyện Củ Chi thông qua công tác thi đua, khen thưởng” 12
2.1 Tầm quan trọng của việc tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức tại huyện Củ Chi thông qua công tác thi đua, khen thưởng 12
2.2 Thực trạng tạo động lực làm việc thông qua công tác thi đua, khen thưởng cho cán bộ, công chức tại huyện Củ Chi 13
2.3 Đánh giá về hoạt động tạo động lực thông qua công tác thi đua, khen thưởng tại huyện Củ Chi 17
2.4 Bài học kinh nghiệm trong thực hiện tạo động lực làm việc thông qua công tác thi đua, khen thưởng tại huyện Củ Chi 20
3 Đề xuất, kiến nghị 22
3.1 Với cơ quan thực tập 22
3.2 Với Học viện Hành chính Quốc gia 22
KẾT LUẬN 22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Động lực làm việc của cá nhân trong tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việcnâng cao năng suất, hiệu quả làm việc cho cá nhân và tổ chức Mục đích quan trọng nhấtcủa tạo động lực là sử dụng hợp lý, khai thác hiệu quả tiềm năng, năng lực của nguồnnhân lực nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Vì vậy, tạo độnglực làm việc cho cán bộ, công chức có ý nghĩa rất lớn đối với hiệu quả hoạt động của tổchức hành chính nhà nước
Công cuộc cải cách hành chính hiện nay ở nước ta sẽ không thể thành công nếukhông có đội ngũ cán bộ, công chức có đủ trình độ, năng lực và động lực làm việc Độingũ cán bộ, công chức là chủ thể của các hành động trong quá trình thực hiện cải cáchhành chính Đây là đội ngũ thể chế hóa các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước thành quy định của pháp luật để đưa vào đời sống Nói cách khác, họ làngười đề ra các quy định và cũng là người thực thi các quy định đó Vì vậy, trình độ, nănglực của cán bộ, công chức có ý nghĩa rất quan trọng đối với hiệu lực, hiệu quả của côngtác quản lý hành chính nhà nước Tuy nhiên, cán bộ, công chức có trình độ cao, năng lựcgiỏi mà thiếu đi động lực làm việc thì hoạt động quản lý hành chính nhà nước cũng sẽkhông đạt hiệu quả cao Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức hành chínhnhà nước và thực hiện thành công công cuộc cải cách hành chính nhà nước, trước hết cầnphải quan tâm tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức
Như vậy, để tạo cho cán bộ, công chức một động lực làm việc thật sự các cơ quan,đơn vị cần áp dụng và kết hợp nhiều biện pháp khác nhau nhằm kích thích cả về vật chấtlẫn tinh thần Theo đó, công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn hiện nay được xem
là biện pháp quan trọng để tạo động lực làm việc trong khu vực công Đây là một biệnpháp tích cực, động viên ý chí sáng tạo, sự quyết tâm và phát triển năng lực hoạt độngthực tiễn của cán bộ, công chức
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm chomọi người tiến bộ Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm và đoàn kết chặt chẽ để thiđua mãi”
Trang 7PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
1 Báo cáo chung về tình hình thực tập
Căn cứ Quyết định số 1918/ 2005/QĐ-HCQG ngày 30 tháng 12 năm 2005 củaGiám đốc Học viện Hành chính Quốc gia về việc ban hành Quy định về tổ chức thực tậpcho sinh viên Đại học hệ chính quy
Theo kế hoạch thực tập của Phòng Đào tạo Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sởTp.Hồ Chí Minh
1.1 Thời gian thực tập
Thời gian thực tập 8 tuần: Từ ngày 22/2/2016 đến ngày 15/4/2016
1.2 Địa điểm thực tập
Phòng Nội vụ Huyện Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tỉnh lộ 8, Khu phố 7, Thị trấn Củ Chi, huyện Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh
- Chọn chuyên đề báo cáo thực tập;
- Gặp gỡ lãnh đạo Phòng Nội vụ huyện Củ Chi;
- Báo cáo lãnh đạo cơ quan về nội dung và kế hoạch thực tập;
- Tìm hiểu tổng quan và quy chế làm việc của Phòng Nội vụhuyện Củ Chi;
- Làm quen với các cô, chú, anh, chị trong phòng;
- Thực hiện công việc theo yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan;
- Viết đề cương báo cáo thực tập;
- Viết lời mở đầu và tổng quan về cơ quan thực tập
Trang 8Tuần 3
Từ ngày 07/3/2016
đến ngày 11/3/2016
- Thực hiện công việc được giao;
- Tìm hiểu và xin tài liệu về công tác thi đua, khen thưởng ởhuyện Củ Chi;
- Khảo sát về động lực làm việc của cán bộ, công chức tại huyện
- Tiếp tục thực hiện công việc được giao;
- Tiếp tục tìm hiểu, xin số liệu, tài liệu cần thiết và xin góp ý củangười hướng dẫn trong cơ quan;
- Tiếp tục viết báo cáo;
Tuần 5
Từ ngày 21/3/2016
đến ngày 25/3/2016
- Tiếp tục thực hiện công việc được giao và nghiên cứu tài liệu;
- Tiếp tục viết báo cáo;
- Xin ý kiến đóng góp của chuyên viên hướng dẫn viết báo cáo;Tuần 6
Từ ngày 28/3/2016
đến ngày 01/4/2016
- Tiếp tục thực hiện công việc được giao;
- Tiếp tục nghiên cứu tài liệu để viết báo cáo thực tập;
- Xin ý kiến đóng góp chuyên viên phụ trách công tác thi đua,khen thưởng để hoàn thành báo cáo thực tập
Tuần 7
Từ ngày 04/4/2016
đến ngày 08/4/2016
- Tiếp tục thực hiện công việc được giao;
- Hoàn thiện báo cáo thực tập;
- Trình lãnh đạo cơ quan xem xét báo cáo và hướng dẫn chỉnhsửa nội dung cho phù hợp và đúng với tình hình của cơ quan;
- Hoàn chỉnh báo cáo dựa trên các ý kiến đóng góp của cơ quan;Tuần 8
Từ ngày 11/4/2016
đến ngày 15/4/2016
- Tiếp tục thực hiện công việc được giao;
- Tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực tập;
- Trình báo cáo và xin nhận xét của lãnh đạo cơ quan thực tập;
- Hoàn thành báo cáo và nộp giảng viên hướng dẫn;
- Kết thúc thực tập
Trang 92 Báo cáo kết quả thực tập
2.1 Những nội dung công việc đã thực hiện được trong quá trình thực tập
Tuần 1
Từ ngày 22/02/2016
đến ngày
26/02/2016
- Chọn chuyên đề báo cáo thực tập;
- Gặp gỡ và báo cáo lãnh đạo cơ quan về nội dung và kế hoạchthực tập;
- Làm quen với các cô, chú, anh, chị trong phòng;
- Tìm hiểu tổng quan, quy chế làm việc của Phòng Nội vụ CủChi; các văn bản liên quan đến công tác thi đua, hen thưởng;…
- Photo tài liệu; đánh máy, sắp xếp danh sách viên chức theochức danh, chức vụ của 21 xã, thị trấn
Tuần 2
Từ ngày 29/02/2016
đến ngày 04/3/2016
- Photo, sắp xếp tài liệu, đóng dấu;
- Thống kê số liệu về trình độ của viên chức ở 21 xã, thị trấn;
- Phụ giúp việc điểm danh, phát tài liệu trong cuộc họp lớn;
- Viết đề cương chi tiết và nộp cho giảng viên hướng dẫn;
- Viết lời mở đầu và phần tổng quan về cơ quan thực tập
- Photo, sắp xếp tài liệu, đóng dấu và trả bản kê khai tài sản
Trang 10- Cập nhật phần mềm về đánh giá xếp loại cán bộ, công chức củacác đơn vị;
- Trả bản kê khai tài sản cho các đơn vị và nhận biên bản họpcông khai tài sản của các đơn vị
- Nhận lại bản thảo, chỉnh sửa báo cáo hoàn chỉnh nộp cơ quan;
- Xin nhận xét của lãnh đạo cơ quan;
- Kết thúc thực tập
2.2 Những kết quả thu nhận được trong quá trình thực tập
2.2.1 Bài học về quy tắc ứng xử trong quá trình thực hiện công việc
Các công việc được lãnh đạo phân công phải được thực hiện với tinh thần và tráchnhiệm cao nhất có thể; tuân thủ các nguyên tắc giao tiếp cơ bản, giữ gìn và phát huy hìnhảnh của cơ quan khi làm việc với cơ quan khác hay công dân đến liên hệ giải quyết côngviệc Nội hàm của đạo đức bao gồm cả đạo đức công vụ Vì vậy, bên cạnh trình độ, nănglực cần phải rèn luyện cái đức, cái tâm Mặt khác, hòa nhã, thân thiện, vui vẻ với đồngnghiệp và mọi người xung quanh là điều cần thiết ở môi trường công sở nhằm tạo ra mộtmôi trường làm việc thoải mái, không áp lực
2.2.2 Bài học về trách nhiệm cá nhân đối với công việc
Một người cán bộ, công chức bắt buộc phải chịu trách nhiệm trước tất cả các hành
vi, lời nói và việc làm đã thực hiện trước pháp luật, cơ quan và chính bản thân mình Mặc
dù ở vai trò, vị trí nào, thì phải cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao một cáchnhanh chóng, chính xác và phải chịu trách nhiệm về việc mình đã làm, không trốn tránhnhiệm vụ, không đùng đẩy hay thoái thác trách nhiệm cho người khác
Trang 112.2.3 Bài học về tự hoàn thiện kiến thức, kỹ năng và thái độ trong quá trình thực thi công việc
a) Về kiến thức
Không ngừng tìm hiểu, học hỏi, bổ sung, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luậtmới liên quan đến công việc để tự hoàn thiện kiến thức của bản thân và giải quyết côngviệc một cách dễ dàng, đúng quy trình, đúng luật Bên cạnh đó, phải nâng cao kiến thức
về tin học, ngoại ngữ để phục vụ cho công việc
b) Về kỹ năng
Thường xuyên trau dồi, học hỏi những kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề,…củađồng nghiệp và của mọi người xung quanh
c) Về thái độ
Làm việc trong môi trường công sở phải giữ thái độ chuẩn mực, phù hợp; phải luôn
có thái độ học hỏi, lịch sự, tôn trọng cấp trên và đồng nghiệp
Tuyệt đối tôn trọng công việc và nguồn dữ liệu của cơ quan, đồng nghiệp, khônglàm mất, đánh cắp dữ liệu quan trọng của cơ quan để phục vụ cho mục đích cá nhân Đặcbiệt là không được tiết lộ thông tin mật của cơ quan, đơn vị
Với những vấn đề chưa nắm rõ trong quá trình thực thi công việc, cần xin ý kiến củalãnh đạo, chuyên viên trong cơ quan và không được tự ý làm sai quy định Khi đượchướng dẫn công việc, phải tập trung ghi nhớ những hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm củalãnh đạo và đồng nghiệp
2.3 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực tập
2.3.1 Những thuận lợi
- Nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo Phòng Nội vụ đã phân công cácchuyên viên phụ trách và hướng dẫn trong suốt quá trình thực tập; sự yêu mến và giúp đỡcủa cô, chú, anh, chị tại phòng; nhận được sự tin tưởng và được mọi người giao việc vàcòn tận tình chỉ dẫn, góp ý để tôi hoàn thành bài báo cáo này;
- Cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị làm việc, phục vụ cho công việc hiện đại; sinhviên được sắp xếp chỗ ngồi ổn định; môi trường làm việc chuyên nghiệp, không khí làmviệc rất thoải mái, thân thiện đã tạo cảm giác gần gũi, giúp tôi sớm hòa nhập với mọi
Trang 12người và thích nghi được với môi trường làm việc cũng như hoàn thành tốt những côngviệc được giao;
- Kiến thức lý thuyết được trang bị trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tạiHọc viện, cùng với kiến thức về tin học đã giúp tôi dễ dàng tiếp cận với thực tế và học hỏiđược nhiều kinh nghiệm quý giá;
- Được linh động trong giờ giấc thực tập nên tôi có đủ thời gian vừa đến cơ quanthực tập vừa có thời gian nghiên cứu tài liệu và viết báo cáo
2.3.2 Những khó khăn
- Trong suốt quá trình học tập, chủ yếu được tiếp cận về lý thuyết, ít được đi thực tế,
cọ sát với môi trường công sở nên còn thiếu nhiều kiến thức thực tế, không có kinhnghiệm, kỹ năng giải quyết khi gặp một số tình huống trong quá trình thực tập;
- Kỹ năng giao tiếp chưa tốt, bản thân còn thiếu tự tin, hơi rụt rè nên không tận dụngđược nhiều cơ hội giao lưu và học hỏi kinh nghiệm giải quyết công việc từ các cô, chú,anh, chị trong Phòng Nội vụ
- Chưa được tiếp cận nhiều với công việc chuyên môn về thi đua, khen thưởng Vìcông việc này đòi hỏi phải hiểu sâu về luật, có kinh nghiệm giải quyết thực tế nên chủ yếu
là tiếp cận thông qua quan sát và tìm hiểu qua các văn bản luật
- Thời gian thực tập ngắn nên giao tiếp còn hạn chế, hơn nữa công việc của cán bộ,công chức khá bận rộn nên khó khăn trong việc khảo sát về thực trạng động lực làm việccủa cán bộ, công chức nói chung và thông qua công tác thi đua, khen thưởng nói riêng.Kết quả báo cáo chỉ dựa trên bảng khảo sát nhỏ với phạm vi hẹp, ít đối tượng và các báocáo tổng kết các phong trào thi đua, công tác khen thưởng qua các năm nên chỉ mang tínhtương đối
- Do tình trạng sức khỏe, hai tuần cuối không đến được cơ quan nên hạn chế trongviệc xin thêm tài liệu và tìm hiểu một số vấn đề còn vướn mắc để hoàn thành báo cáo thựctập, trễ thời gian nộp bản thảo báo cáo đến chuyên viên hướng dẫn và giảng viên hướngdẫn để chỉnh sửa
PHẦN II: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Tên??????
Trang 131 Tổng quan về cơ quan thực tập
Phòng Nội vụ huyện Củ Chi được thành lập theo Quyết định số 9312/QĐ-UBNDngày 18 tháng 6 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân huyện Củ Chi trên cơ sở sáp nhập BanTôn giáo, Tổ chuyên trách cải cách hành chính huyện và bộ phận làm công tác thi đua,khen thưởng từ Văn phòng Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân vào Phòng Nội vụ.Phòng Nội vụ huyện Củ Chi hoạt động theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định
số 01/2013/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Uỷ ban nhân dân huyện Củ Chi
1.1 Vị trí và chức năng
Vị trí:
Phòng Nội vụ huyện Củ Chi là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện
Củ Chi, chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về tổ chức, biên chế và công tác của
Uỷ ban nhân dân huyện Củ Chi; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra vềchuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ thành phố Hồ Chí Minh
Phòng Nội vụ huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng
Chức năng:
Phòng Nội vụ huyện Củ Chi có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện
Củ Chi thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơquan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địagiới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã – thị trấn;hội, tổ chức phi chính phủ; quỹ trong trường hợp có sự ủy quyền của Chủ tịch Uỷ bannhân dân thành phố; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua, khen thưởng và công tácthanh niên
1.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
Phòng Nội vụ huyện Củ Chi có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
chức triển khai thực hiện theo quy định
05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh
Trang 14• Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khiđược phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vựcthuộc phạm vi quản lý được giao.
việc thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sựnghiệp, xã, thị trấn trên địa bàn huyện
của hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn
ủy quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố
tác nội vụ theo thẩm quyền
và Giám đốc Sở Nội vụ về tình hình, kết quả triển khai công tác nội vụ trên địa bàn
thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụ trên địa bàn
thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, côngchức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ huyện theo quy định của phápluật và theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân huyện
Trang 15• Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ huyện theo quy định của pháp luật vàtheo phân cấp của Uỷ ban nhân dân huyện.
Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn về công tác nội vụ và các lĩnh vực công tác khác được giaotrên cơ sở quy định của pháp luật vả theo hướng dẫn của Sở Nội vụ
1.3 Tổ chức bộ máy và biên chế
Phòng Nội vụ huyện Củ Chi hiện có 1 Trưởng phòng, 3 Phó Trưởng phòng, 16Chuyên viên và 2 Tập sự thực hiện chức năng theo quy định của pháp luật và cụ thể làtheo sự phân công của Trưởng Phòng Nội vụ, được quy định chi tiết tại Quyết định số11/QĐ-PNV ban hành ngày 06 tháng 01 năm 2015
1.4 Chế độ làm việc và quan hệ công tác
Chế độ sinh hoạt, hội họp
Hàng tuần lãnh đạo Phòng họp giao ban 01 lần để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ
và phổ biến kế hoạch công tác cho tuần sau Sau khi giao ban lãnh đạo Phòng, các bộphận họp với Phó Trưởng phòng trực tiếp phụ trách để đánh giá công việc, bàn phươnghướng triển khai công tác và thống nhất lịch công tác Mỗi tháng họp toàn thể cơ quan 01lần
Mỗi thành viên trong từng bộ phận có lịch công tác do lãnh đạo Phòng trực tiếp phêduyệt Lịch làm việc với các tổ chức và cá nhân có liên quan thể hiện trong lịch công táchàng tuần, tháng của đơn vị; nội dung làm việc được Phòng chuẩn bị chu đáo để giảiquyết có hiệu quả các yêu cầu phát sinh liên quan đến hoạt động chuyên môn của Phòng.Phòng có thể tổ chức họp đột xuất để phổ biến, triển khai các công việc cần thiết vàcấp bách theo yêu cầu của Uỷ ban nhân dân huyện hoặc lãnh đạo Sở Nội vụ thành phố
Mối quan hệ công tác
Phòng Nội vụ huyện chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Uỷ ban