1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo tiếp cận dạy học vi mô (TT)

27 316 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 806,44 KB

Nội dung

Chính vì thế đề tài: “Bồi dưỡng KNDH cho giảng viên các cơ sở ĐTBD cán bộ, công chức theo tiếp cận dạy học vi mô” góp phần giải quyết những tồn tại trong giáo dục, đào tạo nói chung và

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

- -

THIỀU HUY THUẬT

BåI D¦ìNG Kü N¡NG D¹Y HäC CHO GI¶NG VI£N C¸C C¥ Së §µO T¹O, BåI D¦ìNG C¸N Bé, C¤NG CHøC

THEO TIÕP CËN D¹Y HäC VI M¤

CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VÀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Phó Đức Hòa

2 PGS.TS Ngô Quang Sơn

Phản biện 1: PGS.TS Đặng Quốc Bảo

Học viện Quản lí giáo dục

Phản biện 2: PGS.TS Ngô Thành Can

Học viện Hành chính Quốc gia

Phản biện 3: PGS.TS Từ Đức Văn

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Luận án được bảo vệ tại: Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ cấp Trường

Họp tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Vào hồi… giờ…… ngày … tháng … năm 2016

Có thể tìm đọc luận án tại:

- Thư viện Quốc gia, Hà Nội

- Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trang 3

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ

1 Thiều Huy Thuật (2010), Sử dụng phương pháp dạy học vi mô để nâng cao

năng lực cho giáo viên, Tạp chí giáo dục, (Số 242, kì 2-7/2010), Tr 23-25

2 Thiều Huy Thuật (2011), Sử dụng Phương pháp dạy học vi mô để nâng cao

nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên - Một cách tiếp cận mới, Hội thảo khoa

học Thuyết kiến tạo trong giáo dục tiểu học, Tr 107-115

3 Thiều Huy Thuật – Phạm Thị Hồng Thắm (2013), Về nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên

chức, Tạp chí giáo dục, (Số 308, kỳ 2-4/2013), Tr 33-35

4 Nguyễn Hữu Hậu – Thiều Huy Thuật (2014), Vận dụng qua trình dạy học vi

mô nhằm rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm ngành

Toán, Tạp chí giáo dục số đặc biệt, (Số Đặc biệt, Tháng 9/2014),

Tr.134-137

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 ĐTBD đội ngũ cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay là một việc làm hết sức quan trọng và luôn được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm trong suốt thời gian qua Thông qua hoạt động ĐBBD bộ máy Nhà nước mới nâng cao hiệu lực quản lý, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, ổn định quốc phòng an ninh và duy trì sự phát triển của xã hội Vì vậy, năng lực, trình độ và KNDH của giảng viên là một trong những yếu

tố vô cùng quan trọng quyết định đến chất lượng, hiệu quả công tác ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức Vì vậy vấn đề bồi dưỡng KNDH cho giảng viên cần phải được triển khai thường xuyên, lâu dài và có hiệu quả

1.2 Một thực tế hiện nay là giảng viên các cơ sở ĐTBD cán bộ, công chức phần nào bị hạn chế về phương pháp sư phạm và cũng ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả của các tiết học này Mặt khác, việc bồi dưỡng KNDH cho giảng viên ở đó vẫn còn chưa được quan tâm một cách đúng mức Cách đánh giá, dự giờ, trao đổi rút kinh nghiệm cũng như khâu tổ chức vẫn chưa thay đổi có tính đột phá đem lại hiệu quả trong quá trình bồi dưỡng KNDH cho giảng viên Bên cạnh đó các điều kiện về trang thiết bị, cơ

sở vật chất còn hạn chế cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bồi dưỡng KNDH cho giảng viên các cơ sở ĐTBD

1.3 Dạy học vi mô với tư cách là một hình thức dạy học mới với rất nhiều ưu thế trong việc bồi dưỡng KNDH cho giảng viên đã được một số nước phát triển áp dụng, triển khai và bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực Với các bước triển khai theo một trình tự logic, chặt chẽ dạy học vi mô đem đem lại hiệu quả cho việc bồi dưỡng KNDH cho giảng viên thông qua các phương tiện, thiết bị truyền thông hiện đại như projector, camera, đầu video, ti vi, làm cho quá trình bồi dưỡng KNDH cho giảng viên thêm phong phú và hiệu quả

Chính vì thế đề tài: “Bồi dưỡng KNDH cho giảng viên các cơ sở ĐTBD cán bộ,

công chức theo tiếp cận dạy học vi mô” góp phần giải quyết những tồn tại trong giáo

dục, đào tạo nói chung và trong việc bồi dưỡng KNDH cho giảng viên các cơ sở ĐTBD cán bộ, công chức nói riêng

2 Mục đích nghiên cứu

đề xuất và thực nghiệm quy trình bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

theo tiếp cận dạy học vi mô nhằm bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng dạy học cho giảng viên

các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay

3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động bồi dưỡng KNDH cho giảng viên

các cơ sở ĐTBD CBCC

3.2 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu bồi dưỡng KNDH cho giảng viên các cơ sở ĐTBD cán bộ, công chức theo tiếp cận DH vi mô

Trang 5

4 Giả thuyết khoa học

Trong quá trình dạy học ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đối tượng học viên thường đa dạng và mang tính đặc thù riêng, do đó tuy đã có những kết quả ở mức độ nhất định song đội ngũ giảng viên thường gặp nhiều khó khăn trong dạy học Nếu giảng viên ở đây được bồi dưỡng những kỹ năng dạy học phù hợp theo tiếp cận quy trình dạy học vi mô và xác lập được các điều kiện cũng như biện pháp thực

hiện quy trình thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng này

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận của bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo tiếp cận dạy học vi mô

5.2 Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng bồi dưỡng KNDH cho giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC theo tiếp cận dạy học vi mô

5.3 Áp dụng quy trình bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo tiếp cận dạy học vi mô

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Giới hạn miền khoa học: Lý luận dạy học

6.2 Giới hạn địa bàn điều tra: Tiến hành nghiên cứu, điều tra trên đối tượng là: cán bộ quản lý, giảng viên, học viên các cơ sở ĐTBD cán bộ, công chức của các Bộ, ngành trung ương và các tỉnh thành phố trên cả nước

6.3 Địa bàn thực nghiệm: Tiến hành thực nghiệm với đối tượng là giảng viên, học viên của Trường ĐTBD cán bộ, công chức Bộ Nội vụ, Trường chính trị Nguyễn Văn Linh (Hưng Yên); Trường cán bộ quản lý khoa học và công nghệ (Bộ Khoa học và công nghệ)

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu

Luận án được nghiên cứu theo quan điểm hệ thống cấu trúc và quan điểm thực tiễn của quá trình nghiên cứu luận án Tiếp cận quy trình dạy học vi mô trong bồi dưỡng KNDH cho giảng viên không dừng lại ở lý luận hay trong điều kiện thực nghiệm mà phải có tính khả thi trong thực tiễn ĐTBD

7.2 Các phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận

7.2.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

8 Những luận điểm bảo vệ

(1) Do đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hết sức đa dạng và mang tính đặc thù, bởi vậy kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chỉ có hiệu quả khi giảng viên ở các cơ sở này có được những kỹ năng dạy học nói chung và

kỹ năng dạy học phù hợp (2) Bồi dưỡng KNDH cho giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung thường diễn ra theo nhiều cách tiếp cận nhưng bồi dưỡng KNDH cho giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC muốn có hiệu quả phải được thực hiện theo tiếp cận dạy học vi mô (3) Bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thực hiện theo tiếp cận dạy

Trang 6

học vi mô với quy trình dạy học vi mô phù hợp với đối tượng và xác lập được các điều

kiện cũng như biện pháp thực hiện quy trình

lý, các cơ sở ĐTBD nhận thức được thực trạng về KNDH và bồi dưỡng KNDH của giảng viên Trên cơ sở đó đề xuất các bước tiến hành bồi dưỡng KNDH cho giảng viên các cơ sở ĐTBD theo dạy học vi mô (3) Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ trở thành tài liệu tham khảo có giá trị cho các cơ sở ĐTBD của các bộ ngành nói chung và cho các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức của Bộ Nội vụ nói riêng

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG DẠY HỌC

CHO GIẢNG VIÊN CÁC CƠ SỞ ĐTBD THEO TIẾP CẬN DẠY HỌC VI MÔ

1.1 Tổng quan nghiên cứu

1.1.1 Những nghiên cứu về KNDH và bồi dưỡng KNDH

KNDH là một vấn đề then chốt trong ĐTBD giảng viên Vấn đề KNDH và bồi dưỡng KNDH, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến Có thể kể ra những công trình nghiên cứu có tính chất tiêu biểu: N.V Cudơminna trong công trình nghiên cứu “Hình thành các năng lực sư phạm”, đã xác định các năng lực sư phạm cần có cần

có của một người giáo viên, mối quan hệ giữa năng lực chuyên môn và năng lực nghiệp

vụ, giữa năng khiếu sư phạm và việc bồi dưỡng năng khiếu sư phạm thành năng lực… [28]; O.A.Apđuliana: “Bàn về kỹ năng sư phạm” Trong công trình này tác giả nêu rõ từng loại kỹ năng sư phạm của người giáo viên và phân tích tỉ mỉ những kỹ năng chung

và kỹ năng chuyên biệt trong hoạt động giảng dạy và giáo dục của họ Chris Kyriacou Trong cuốn “Những KNDH cần thiết” trình bày những kỹ năng cơ bản để giáo viên lên lớp thành công, như việc lập kế hoạch, soạn bài, trình bày bài giảng 9 từ phong cách đứng lớp, diễn giảng, đến phong cách dạy và học, thích ứng bài giảng với khả năng của người học, sử dụng tài liệu tham khảo và tài liệu giảng dạy, quản lý (bao quát) lớp

học, Những vấn đề tương tự thì cũng được tìm thấy trong các cuốn sách “Thực hành

dạy học” của A Duminy và cộng sự, Sổ tay quản lý lớp học (nghiên cứu, thực tiễn và

những vấn đề hiện đại) của C.M.Evertson, C.S.Weinstein Đây đều là những KNDH chung nền tảng cho mọi giáo viên, giảng viên

trước đây một trong những phương pháp truyền thống để bồi dưỡng KNDH cho người giáo viên, giảng viên nói chung là cho họ dự một số giờ giảng của những giáo viên giỏi, thông qua đó người giáo viên có được KNDH cần thiết Như vậy có thể nói rằng phương pháp đào tạo này không đem lại hiệu quả bồi dưỡng KNDH Năm 1996 Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ mang mã số 94 – 37 – 46: “Định

Trang 7

hướng đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên, do Nguyễn Hữu Dũng là chủ nhiệm đã

đề cập đến vấn đề về hệ thống kỹ năng cần có của người giáo viên, đổi mới quy trình đào tạo giáo viên nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước Năm 2004, luận án tiến

KNDH

hóa các KNDH, đặc biệt là các kỹ năng mới, đồng thời đưa ra và hoàn thiện hệ thống các biện pháp rèn luyện KNDH theo yêu cầu mới, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường sư phạm

Nhìn chung những công trình nghiên cứu nói trên đã chỉ ra được một một số vấn

đề tương đối cơ bản về KNDH và bồi dưỡng KNDH cho sinh viên ngành sư phạm, giáo viên nói chung và giảng viên nói riêng Việc bồi dưỡng KNDH cho giảng viên các cơ

sở ĐTBD CBCC là một yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay và cần phải được tổ chức theo một quy trình chặt chẽ và hiệu quả Những vấn đề nghiên cứu của các tác giả trên đây tạo nền tảng, tiền đề cho nghiên cứu sau này của chúng tôi

1.1.2 Những nghiên cứu về bồi dưỡng KNDH cho GV theo tiếp cận dạy học vi mô

Năm 1960 tại trường đại học Stanford: Dwight Allen, Ryan, cùng Acheson, Bush, Clark, Coooper, Fortune và các đồng nghiệp của ông ở đó đ

KNDHHai nhà khoa học Allen và Ryan đã đặt giả thuyết cho rằng tiếp cận tổng quát (một tiết học, một lớp học, một đối tượng phức tạp, ) có thể thay thế bằng nhiều tiết giảng ngắn (5 - 10 phút) cho một nhóm đối tượng (6 - 12 học viên) sẽ kích thích năng khiếu mà người thầy cần làm chủ (tài khéo léo sư phạm) Dạy học vi mô đã được phát triển dần ở Canada, ở Québec, ở Anh, ở Pháp, ở Na Uy, ở Thuỵ Điển, ở Hà Lan, ở Tây Đức, cũng như là ở Úc và một số nước khác trên thế giới dạy học vi mô cũng đã được phát triển mạnh Tháng 4 năm 1972, tại trường đại học Tubingen ở Đức, đã có một cuộc hội thảo quốc tế về khả năng sử dụng dạy học vi mô, tại hội thảo này đã có hơn 40 đại biểu của

12 nước trên thế giới tham dự và nghiên cứu về phương pháp dạy học này Ở Châu Á: Đại học Kuwait cũng đã áp dụng dạy học vi mô để đào tạo sinh viên tại các trường sư phạm Tokyo, 2003 - 2004 phương pháp này cũng đã được đưa vào hướng dẫn thiết kế lớp học cho các khóa học đào tạo giáo viên của Tokyo

Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, dạy học vi mô cho thấy sự tiếp cận kiểu này cho kết quả tốt hơn phương pháp đào tạo giáo viên truyền thống Như vậy có thể nói rằng dạy học vi mô cũng đã bước đầu có được những thuận lợi và nó như là một cách thức ĐTBD KNDH cho giáo viên, giảng viên nói chung và cho giảng viên các cơ sở ĐTBD cán bộ, công chức nói riêng để họ có thể hoàn thiện KNDH của mình trong những hoàn cảnh, những điều kiện dạy học, giáo dục, đào tạo xác định

Ở Việt Nam, dạy học vi mô còn khá mới mẻ Gần đây các tác giả Trần Bá Hoành

- Lê Tràng Định - Phó Đức Hoà có đề cập đến dạy học vi mô trong một tài liệu của dự

án Việt - Bỉ về đào tạo giáo viên Tác giả: Đặng Văn Đức và Nguyễn Thu Hằng cũng

đã đề cập đến dạy học vi mô trong môn Địa Lý

Trang 8

Năm 2002 tác giả Đặng Thành Hưng trong quyển: Dạy học hiện đại, lý luận, kỹ thuật, biện pháp đã đề cập đến một số kỹ thuật dạy học vi mô Trong luận án năm 2013 của mình, tác giả Trần Thị Thanh Thủy đã nghiên cứu và đề xuất tổ chức rèn luyện KNDH cho sinh viên sư phạm địa lý bằng phương pháp dạy học vi mô Luận án chỉ mới đề cập đến việc rèn luyện kỹ năng cho sinh viên (những người mới bước đầu vào nghề dạy học) còn ở những lĩnh vực khác thì tác giả chưa đề cập đến

Nhìn chung các tác giả ở một số lĩnh vực cũng đã ít nhiều đề cập đến dạy học vi

mô ở trong một số tài liệu, tuy nhiên các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc giải quyết vấn đề

ở một góc độ nhỏ, hẹp Còn vấn đề mang tính lý luận và có tầm vĩ mô thì chưa được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và có tính khoa học cao Qua tổng quan các đề tài, các công trình nghiên cứu có liên quan trước đây, chúng tôi thấy rằng hầu hết các tác giả đều

đã đặt vấn đề và chú trọng đến việc bồi dưỡng KNDH cho giảng viên Song các nghiên cứu trước đây cũng cho thấy trong việc bồi dưỡng các KNDH còn có nhiều vấn đề cụ thể chưa được giải quyết Tuy vậy, nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã cung cấp nhiều kinh nghiệm quí báu về bồi dưỡng KNDH Những kết quả nghiên cứu này được coi là cơ sở khoa học cho việc thực hiện đề tài của luận án

Vận dụng dạy học vi mô vào quá trình bồi dưỡng KNDH cho giảng viên là một giải pháp hoàn toàn mới ở Việt Nam nói chung cũng như đối với các cơ sở ĐTBD cán

bộ, công chức nói riêng Dạy học vi mô nếu được nghiên cứu và triển khai một cách rộng rãi sẽ đem lại hiệu quả cao trong bồi dưỡng KNDH cho giảng viên các cơ sở ĐTBD, giúp họ có đầy đủ năng lực cần thiết để dạy học có hiệu quả Sử dụng quy trình dạy học vi mô để bồi dưỡng KNDH cho giảng viên là một vấn đề cần phải được nghiên cứu và làm sáng tỏ để bồi dưỡng KNDH cho giảng viên các cơ sở ĐTBD góp phần nâng cao KNDH cho giảng viên và nâng cao chất lượng ĐTBD đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Kỹ năng và KNDH

1.2.1.1 Kỹ năng

Trong Lý luận dạy học, kỹ năng thường được quan niệm là khả năng của con người thực hiện có hiệu quả hành động tương ứng với các mục đích và điều kiện trong

đó hành động xảy ra Kỹ năng bao giờ cũng có tính khái quát và được sử dụng trong

những tình huống khác nhau Theo đó, kỹ năng có thể được hiểu như sau: Kỹ năng là

hành động của con người thực hiện một cách có hiệu quả một công việc nào đó để đạt được mục đích đã xác định bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức hành động phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện nhất định

Như vậy, chúng tôi tiếp cận kỹ năng nghiêng về năng lực của con người để thực hiện các công việc có kết quả trong đó bao hàm cả quan niệm kỹ năng là kỹ thuật hành động Muốn có kỹ năng, trước hết phải có kiến thức làm cơ sở cho việc hiểu biết về nội dung công việc mà kỹ năng hướng vào và tri thức về bản thân KN như quy trình luyện tập từng thao tác riêng lẻ cho đến khi thực hiện một hành động đúng với mục đích đề ra

1.2.1.2 Kỹ năng dạy học

Trong luận án tiến sĩ của Nguyễn Như An có đưa ra định nghĩa: "KNDH là sự thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt thao tác phức tạp của một hành động

Trang 9

giảng dạy, bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những cách thức và quy trình đúng đắn" Tương tự như vậy, trong luận án tiến sĩ của mình, tác giả Trần Anh Tuấn cũng đưa ra định nghĩa: 'KNDH là sự thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt thao tóc phức hợp của một hành động giảng dạy bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức chuyên môn và nghiệp vụ cần thiết vào các tình huống dạy học xác định"

Từ các định nghĩa chung về kỹ năng và kỹ năng sư phạm, tham khảo các ý kiến trên chúng tôi định nghĩa khái niệm KNDH như sau: KNDH là khả năng của người dạy thực hiện một cách có kết quả các hoạt động/công việc của mình để đạt được mục đích dạy học đã xác định bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức hành động phù hợp với người học, điều kiện, hoàn cảnh và phương tiện nhất định

1.2.2 Bồi dưỡng kỹ năng dạy học

Từ các nghiên cứu về khái niệm bồi dưỡng, chúng tôi đưa ra quan điểm về bồi dưỡng như sau: “Bồi dưỡng là quá trình bổ sung kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ và các kỹ năng tương ứng nhằm phát triển năng lực và phẩm chất cho đối tượng bồi dưỡng Chủ thể bồi dưỡng là những người đã được đào tạo và có một trình độ chuyên môn nhất định, bồi dưỡng thực chất là quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng mới nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực hoạt động”

Nếu như đối với các cơ sở ĐTBD cán bộ, công chức giảng viên đã được đào tạo

trang bị kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ làm nền tảng ban đầu thì “bồi dưỡng KNDH

là quá trình hoàn thiện, phát triển năng lực, KNDH cho giảng viên sau đào tạo đáp ứng nhu cầu giảng dạy trong thực tiễn”

1.2.3 Tiếp cận dạy học vi mô

1.2.3.1 Khái niệm dạy học vi mô

Tiền tố “vi mô” xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “nhỏ” Thuật ngữ “Dạy học vi mô” hay còn gọi là: “dạy học trích đoạn được khởi sướng vào năm 1963 bởi một

số giáo sư của trường Đại học Stanford (Hoa Kỳ) có nghĩa là có thể chia một tiết học bình thường thành những tiết học nhỏ, ngắn

Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra khái niệm về dạy học vi mô, Theo

chúng tôi thì: Dạy học vi mô trong bồi dưỡng KNDH cho giảng viên là một hình thức

dạy học trong đó nội dung bài học (các kỹ năng, năng lực…) được chia thành những bài học ngắn, bản thân giảng viên sẽ thực hiện những bài học này dưới sự giám sát của đồng nghiệp Quá trình thực hiện này sẽ được tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm để giảng viên thực hiện lại bài học, từ đó giảng viên sẽ chiếm lĩnh và hoàn thiện KNDH

thông qua bài học đó

Có thể miêu tả dạy học vi mô như sau: giảng viên tiến hành giảng dạy một vấn đề nào đó của bài học bằng cách sử dụng khả năng sư phạm của mình đối với một khối lượng nhỏ người học (10 đến 15 người) trong một thời gian ngắn (10 đến 20 phút) Quá trình này sẽ được ghi hình lại Sau đó xem xét, đánh giá lại việc giảng của giảng viên, chuẩn bị lại giáo án và tiến hành giảng dạy lại bài học đó một lần nữa với một nhóm người học khác và tiếp tục được ghi hình Lần dạy thứ hai này cũng được tiếp nối bằng một buổi phân tích hay một tín hiệu phản hồi lần thứ hai

Trang 10

1.2.3.2 Những đặc trưng cơ bản của dạy học vi mô

Dạy học vi mô được căn cứ vào các nguyên tắc lý thuyết và những thành tựu của tâm lý học dạy học, của phương pháp dạy học chương trình hoá và của một số yếu tố của tâm lý học xã hội khác Bên cạnh đó kết hợp với phương pháp phân tích hành động sư phạm thành các năng lực riêng biệt và các phương tiện dạy học: như máy ghi hình, đầu Video, tivi,… cho phép đánh giá một cách khách quan và tối ưu hoá sự phản hồi

1.2.3.3 Bản chất của dạy học vi mô

(1) Quá trình dạy học được chia nhỏ thành những đơn vị dạy học (các bài học ngắn) và tổ chức trong các nhóm học tập mà người dạy có thể quan sát được; đo, đếm được thông qua việc ghi hình; (2) Người dạy được thực hiện lại bài học sạu khi đánh giá, rút kinh nghiệm lần thực hiện đầu; (3) Dạy học vi mô cho phép tổ chức hoạt động rèn luyện, bồi dưỡng làm cho giảng viên chủ động rèn luyện, bồi dưỡng và điều chỉnh các KNDH Đồng thời giảng viên có thể tự điều chỉnh lại cả về mục tiêu giảng dạy và lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp; (4) Thiết bị dạy học giúp giảng viên thực sự

tự đánh giá kết quả và quá trình giảng dạy một cách khách quan nhất, sự phối hợp giữa

cá thể và nhóm thông qua các phương tiện

1.2.3.4 Quy trình dạy học vi mô

a) Khái niệm về quy trình

Theo Từ điển Hán-Việt: quy (“trù tính”) + trình (“đường đi, cách thức”) => Quy trình: Chương trình đã được quy định Theo cách tiếp cận khác: Quy = Quy định; Trình

= Trình tự Vậy có thể hiểu: Quy trình là một loạt những quy định, hướng dẫn khá chi

tiết giúp chúng ta thực hiện một việc gì đó theo một trình tự thống nhất

b) Mô tả quy trình dạy học vi mô tổng thể

Hình 1.1 Mô tả quy trình dạy học vi mô tổng thể

(x.t: Apprentissage, Flanders, formation, pdagogie, các tài liệu dịch của dự án: kỹ thuật dạy học vimô)

c) Quy trình dạy học vi mô

Dạy học vi mô gồm 5 bước cơ bản: giảng dạy (Teach), đánh giá (Feedback), soạn lại giáo án (Replan), giảng dạy lại (Reteach) và đánh giá lại (Refeedback)

dạy học

vi mô

n năng khiếu cần đạt được

n thực tập sinh

ghi hình hồi tiếp thông tin phân tích

hồi tiếp thông tin phản hồi lần 2

Trang 11

Hình 1.3 Mô hình mô tả các bước của quy trình dạy học vi mô

1.2.3.5 Tiếp cận dạy học vi mô

Thuật ngữ “tiếp cận” tiếng Anh là “approach” nghĩa là sự lựa chọn chỗ đứng để quan sát đối tượng nghiên cứu, là cách thức xử sự, xem xét đối tượng nghiên cứu

Theo từ điển Tiếng Việt tiếp cận là “đến gần, đến sát cạnh, có sự tiếp xúc từng bước bằng những phương pháp nhất định với một đối tượng nhất định” Như vậy, tiếp cận bao hàm ý nghĩa: từng bước, bằng những phương pháp nhất định, tìm hiểu một vấn

đề, công việc nào đó

Theo quan niệm dạy học ứng dụng của một số các nước Âu – Mỹ, “tiếp cận”

được hiểu là cách thức, là con đường, là biện pháp được sử dụng trong dạy học

Tiếp cận theo dạy học vi mô được hiểu là các cách thức, biện pháp tổ chức bồi dưỡng

kỹ năng dạy học cho giảng viên Cụ thể đó là các cách thức, biện pháp tổ chức cho giảng viên tiếp cận với quy trình dạy học vi mô gồm 5 bước (mục c phần 1.2.3.4) trong quá trình bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho giảng viên

1.3 Bồi dƣỡng KNDH cho giảng viên các cơ sở ĐTBD CBCC theo tiếp cận d

1.3.1 Vai trò của dạy học vi mô

ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức giữ vai trò bổ trợ, tăng cường kiến thức, kỹ năng để người công chức có đủ năng lực đáp ứng hoạt động quản lý, điều hành Đào tạo và bồi dưỡng là hai khái niệm phản ánh cùng một mục tiêu là truyền kiến thức cho người người học giúp học nâng cao và cập nhật thêm kiến thức mới trong việc thực thi nhiệm vụ

viên và sẽ trang bị cho giảng viên có được KNDH cần thiết giúp giảng viên tự tin hơn, linh hoạt, chủ động hơn trong quá trình dạy học, giảng dạy trên lớp nhằm đưa việc ĐTBD cán bộ, công chức ngày càng hiệu quả và nâng cao hơn về chất lượng

1.3.2 Hệ thống KNDH cơ bản

(1.3.2.1) Kỹ năng xây dựng hệ thống ngữ liệu cho bài giảng (2) Kỹ năng lập GRAPH; (3) Kỹ năng xây dựng hệ thống bài tập; (4) Kỹ năng phát vấn (đặt câu hỏi); (5) Kỹ năng tổ chức hoạt động ngoại khoá; (6) Kỹ năng tổ chức tình huống vấn đề; (7) Kỹ năng thiết kế bài học

1.3.3 Hệ thống KNDH của giảng viên

(1) Kỹ năng mở đầu bài giảng; (2) Kỹ năng định hướng của giảng viên; (3) Kỹ năng điều khiển của giảng viên; (4) Kỹ năng quan sát của giảng viên; (5) Kỹ năng lắng nghe

giảng dạy (Teach)

đánh giá (Feedback)

giảng dạy lại

(Replan)

Trang 12

của giảng viên; (6) Kỹ năng trình bày của giảng viên; (7) Kỹ năng đặt câu hỏi của giảng viên; (8) Kỹ năng giao bài tập tình huống; (9) Kỹ năng xử lý tình huống giảng dạy; (10) Kỹ năng phản hồi của giảng viên; (11) Kỹ năng sử dụng phương tiện dạy học; (12) Kỹ năng kết thúc bài giảng

1.3.4 Hệ thống KNDH cần bồi dưỡng cho giảng viên các cơ sở ĐTBD CBCC

Đối với các cơ sở ĐTBD thì việc bồi dưỡng kỹ năng dạy hoc tập trung bồi dưỡng

các KNDH sau: (1) Kỹ năng mở đầu bài giảng; (2) Kỹ năng điều khiển của người

giảng viên; (3) Kỹ năng thuyết trình của giảng viên; (4) Kỹ năng quan sát của giảng viên; (5) Kỹ năng giao tiếp sư phạm; (6) Kỹ năng lựa chọn và sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học; (7) Kỹ năng sử dụng các phương tiện dạy học; (8) Kỹ năng đặt câu hỏi; (9) Kỹ năng lắng nghe; (10) Kỹ năng kết thúc bài giảng

1.3.5 Những ưu điểm của bồi dưỡng KNDH cho giảng viên các cơ sở ĐTBD theo tiếp cận dạy học vi mô

Ứng dụng dạy học vi mô vào việc bồi dưỡng KNDH cho giảng viên mang lại hiệu quả vì chúng ta có thể chia bài học thành những bài học nhỏ để tạo điều kiện cho giảng viên từng bước tiếp cận với những nội dung bài học ở tiết học lớn hơn Nếu đầy đủ phương tiện, dạy học vi mô sẽ trở thành phương thức tự đào tạo theo nhu cầu và khả năng của mỗi giảng viên Dạy học vi mô khắc phục được tình trạng chỉ nặng về lý thuyết, giúp cho giảng viên bồi dưỡng KNDH một cách tuần tự, vững chắc, chuẩn bị cho việc giảng dạy ở các tiết giảng chính thức Dạy học vi mô khuyến khích sử dụng các KNDH hiệu quả không những cho giảng viên mới vào nghề mà còn cho giảng viên đã có kinh nghiệm giảng dạy Vì vậy, việc sử dụng dạy học vi mô không chỉ trong quá trình đào tạo ban đầu, mà còn rất hiệu quả trong đào tạo và bồi dưỡng giảng viên

Sự tiến bộ của khoa học công nghệ cũng đã có tác động rất nhiều đến quá trình bồi dưỡng KNDH cho giảng viên (thu, phát hình ảnh, âm thanh, ) Thông qua quá trình thu phát hình ảnh, âm thanh giảng viên sẽ được quan sát trực tiếp các hoạt động của mình trong quá trình dạy học để có thể tự điều chỉnh các hoạt động của bản thân trong quá trình dạy học, từ đó hoàn thiện các KNDH và phát huy được trong những lần dạy tiếp theo, đó cũng chính là nét riêng biệt của dạy học vi mô trong đó các phương tiện, thiết bị hiện đại là một trong những yếu tố không thể thiếu của dạy học vi mô

Kết luận chương 1

Tiếp cận quy trình dạy học vi mô trong bồi dưỡng KNDH cho đội ngũ giảng viên là một giải pháp cần thiết và tối ưu đối với mỗi cơ sở ĐTBD cán bộ, công chức hiện nay

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG KNDH CHO GIẢNG VIÊN CÁC CƠ SỞ ĐTBD CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THEO TIẾP CẬN DẠY HỌC VI MÔ

2.1 Vài nét về hệ thống các cơ sở ĐTBD

2.1.1 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các trường đào tạo, bồi dưỡng

Các trường ĐTBD bao gồm học viện, trường, trung tâm (gọi tắt là trường ĐTBD) thuộc hệ thống trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - Xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân Với vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ hết sức quan trọng

Trang 13

của các trường ĐTBD là ĐTBD kiến thức, kỹ năng và phương pháp làm việc cho đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức nhà nước

2.1.2 Đặc thù của loại hình trường đào tạo, bồi dưỡng

Các trường đào tạo, bồi dưỡng chỉ thực hiện hoạt động bồi dưỡng hoặc chủ yếu thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng hoặc chỉ có người lớn hoặc chủ yếu là người lớn thuộc khu vực Nhà nước (cán bộ, công chức, viên chức) Giảng viên đào tạo, bồi dưỡng ngoài những tiêu chuẩn được quy định như giảng viên trong hệ thống giáo dục quốc dân thì tiêu chuẩn về năng lực thực tiễn và KNDH là

vô cùng quan trọng

2.1.3 Đội ngũ giảng viên các trường ĐTBD

2.1.3.1 Đội ngũ giảng viên và phát triển đội ngũ giảng viên

Khi nói đến đội ngũ giảng viên, ta phải hiểu và xem xét trên quan điểm toàn diện

và hệ thống Đó không phải là một tập hợp rời rạc, mà các thành tố trong đó có mối quan hệ lẫn nhau, bị ràng buộc bởi những cơ chế, quy ước nhất định nào đó Nếu xem xét trên phương diện nguồn nhân lực thì đội ngũ giảng viên chính là nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực đặc biệt của giáo dục đại học;

Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên là giải pháp của những nhà quản lý nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển toàn diện của các trường, là một quá trình hoàn thiện hoặc thay đổi liên tục thực trạng đã và đang tồn tại của đội ngũ nhằm giúp cho đội ngũ lớn mạnh về mọi mặt hướng tới mục tiêu có một đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có cơ cấu hợp lý hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

2.1.3.2 Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên trường ĐTBD

Giảng viên trường ĐTBD là người giảng dạy trong các trường ĐTBD bao gồm: Giảng viên cơ hữu của trường và giảng viên thỉnh giảng (nhà quản lý, nhà khoa học, nhà giáo, công chức, viên chức Nhà nước, người nước ngoài có chuyên môn sâu, có kinh nghiệm thực tiễn được hợp đồng hoặc mời giảng)

Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên trường ĐTBD là quá trình xây dựng, hoàn thiện đội ngũ giảng viên cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nhằm tạo ra đội ngũ giảng viên ĐTBD có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm thực tiễn, có cơ cấu hợp lý, có tư tưởng đổi mới góp phần nâng cao chất lượng ĐTBD, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp và hiện đại, đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

2.1.3.3 Đặc trưng của hoạt động ĐTBD và các trường ĐTBD

* Hoạt động ĐTBD: Hoạt động ĐTBD với mục tiêu “trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ Góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp có đủ năng lực xây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại”, nhằm giữ vững an ninh chính trị, xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân Đối tượng của ĐTBD là cán bộ, công chức, viên chức đang thực thi công vụ trong khu vực công,

Ngày đăng: 24/08/2016, 12:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w