1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ

90 731 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

Hơn nữa, quá trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC còn góp phầnxây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp,từng bước hiện đại hóa và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả

Trang 1

H ỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH 

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TẠI

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN DUY XUYÊN – TỈNH QUẢNG NAM

CHUYÊN NGÀNH : Quản lý Tổ chức và Nhân sự

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2013

Trang 2

Sau thời gian nghiên cứu và tìm hiểu, luận văn: “Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện tại UBND huyện Duy Xuyên – tỉnh Quảng Nam” của em đã hoàn thành Trong quá trình thực hiện em luôn

nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo, gia đình và bạn bè Emxin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:

Ban Giám đốc cùng toàn thể quý thầy, cô giảng viên Học viện Hành chính đãquan tâm, dạy bảo những kiến thức và kỹ năng cho em trong suốt 4 năm học;ThS Nguyễn Xuân Tiến – người thầy đã tận tình hướng dẫn, góp ý và sửachữa, giúp em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình;

Lãnh đạo UBND huyện Duy Xuyên và toàn thể các cô, chú, anh, chị phòngNội vụ đã nhiệt tình quan tâm, chỉ bảo công việc, những kỹ năng, đồng thờicung cấp thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu và làm đề tài khóa luận của em.Trong suốt quá trình thực hiện, bản thân đã cố gắng nghiên cứu, tìm hiểunhưng khó có thể tránh khỏi những sai sót Vì vậy, em rất mong nhận đựợc sựđóng góp ý kiến của quý thầy cô, quý cơ quan để nội dung bài khóa luận đượchoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên

Trang Thị Anh Nuôi

Trang 3

- -

Trang 4

Trang 5

STT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA CỦA TỪ VIẾT TẮT

8 LĐ-TB&XH Lao động-Thương binh và Xã hội

9 NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

1 Bảng 2.1 Số lượng CBCC trong cơ quan chuyên môn 38

Trang 6

2 Bảng 2.2 Tỷ lệ CBCC theo giới tính 40

6 Bảng 2.4 Tỷ lệ CBCC theo trình độ chuyên môn 42

7 Biểu đồ 2.3 Cơ cấu CBCC theo trình độ chuyên môn 42

8 Bảng 2.5 Tỷ lệ CBCC theo trình độ lý luận chính trị 43

9 Biểu đồ 2.4 Cơ cấu CBCC theo trình độ lý luận chính trị 44

10 Bảng 2.6 Tỷ lệ CBCC theo trình độ Quản lý nhà nước 44

11 Biểu đồ 2.5 Cơ cấu CBCC theo trình độ Quản lý nhà

12 Bảng 2.7 Tỷ lệ CBCC theo trình độ ngoại ngữ 46

13 Biểu đồ 2.6 Cơ cấu CBCC theo trình độ ngoại ngữ 46

14 Bảng 2.8 Tỷ lệ CBCC theo trình độ tin học 47

15 Biểu đồ 2.7 Cơ cấu CBCC theo trình độ tin học 47

16 Biểu đồ 2.8 Kết quả đào tạo, bồi dưỡng CBCC trong 3

17 Bảng 2.9 Các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn,

nghiệp vụ do tỉnh Quảng Nam tổ chức 51

18 Bảng 2.10 Các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn,

nghiệp vụ do huyện Duy Xuyên tổ chức 53

19 Bảng 2.11 Số lượng CBCC tham gia đào tạo, bồi dưỡng

20 Bảng 2.12 Kết quả đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp huyện

Trang 7

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Nhận xét của Giảng viên hướng dẫn

Nhận xét của Giảng viên phản biện

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục các Bảng, Biểu

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 3

2.2 Đối tượng nghiên cứu 3

2.3 Phạm vi nghiên cứu 3

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Tình hình nghiên cứu 4

6 Kết cấu khóa luận 5

Trang 8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN

1.1 Các khái niệm cơ bản 6

1.1.1 Khái niệm cán bộ 6

1.1.2 Khái niệm công chức 7

1.1.3 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng 9

1.1.4 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 12

1.2 Vai trò của cán bộ, công chức trong nền hành chính nhà nước 17

1.3 Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 18

1.3.1 Khái niệm quản lý nhà nước 18

1.3.2 Nội dung của quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức .21

1.3.3 Đặc trưng của quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức .22

1.4 Tầm quan trọng của quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 23

1.5 Các văn bản pháp lý quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức .25

1.6 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở một số nước trên thế giới 26

1.6.1 Singapore 26

1.6.2 Trung Quốc 28

1.6.3 Pháp 29

Trang 9

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN TẠI UBND HUYỆN DUY XUYÊN

2.1 Tổng quan về huyện Duy Xuyên 31

2.1.1 Vị trí địa lý 31

2.1.2 Đặc điểm hành chính – dân cư 32

2.1.3 Tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội 32

2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy UBND huyện Duy Xuyên 34

2.3 Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 36

2.4 Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện tại UBND huyện Duy Xuyên .38

2.4.1 Số lượng 38

2.4.2 Cơ cấu cán bộ, công chức cấp huyện 40

2.5 Thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện tại UBND huyện Duy Xuyên 49

2.5.1 Công tác xây dựng kế hoạch 49

2.5.2 Nguồn lực triển khai 56

2.5.3 Chế độ, chính sách 57

2.5.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đào tạo 59

2.5.5 Chương trình, giáo trình đào tạo 59

2.6 Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại UBND huyện Duy Xuyên 60

2.6.1 Công tác xây dựng kế hoạch 60

2.6.2 Nguồn lực triển khai 63

Trang 10

2.6.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đào tạo 652.6.5 Chương trình, giáo trình đào tạo 662.7 Nguyên nhân của thực trạng quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện tại UBND huyện Duy Xuyên 672.7.1 Trình độ, kỹ năng và năng lực của bộ phận làm công tác lập kế hoạch cònhạn chế 672.7.2 Nguồn ngân sách dành cho đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng được nhu cầu 682.7.3 Chính sách sử dụng cán bộ, công chức sau đào tạo là chưa hợp lý 682.7.4 Cơ sở vật chất, kỹ thuật của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chưa được đầu

tư nâng cấp 692.7.5 Công tác theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chương trình, giáo trình 69

CHƯƠNG 3MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC

CẤP HUYỆN TẠI UBND HUYỆN DUY XUYÊN3.1 Cơ sở đưa ra giải pháp 713.1.1 Cơ sở pháp lý 713.1.2 Cơ sở thực tiễn 723.2 Một số giải pháp hoàn thiện chất lượng quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện tại UBND huyện Duy Xuyên 733.2.1 Tuyển chọn cán bộ theo đúng chuyên ngành, có kỹ năng nghiệp vụ và kinh nghiệm về lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng 73

Trang 11

dưỡng một cách hợp lý 733.2.3 Sử dụng, bố trí cán bộ, công chức sau đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với chuyên môn, lĩnh vực mà cán bộ, công chức được đào tạo 743.2.4 Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng 753.2.5 Hoạt động theo dõi, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện chương trình, giáo trình của các cơ sở đào tạo cần khách quan, khoa học 75

PHẦN KẾT LUẬN 77

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 78DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, toàn

bộ đội ngũ CBCC trong bộ máy HCNN tạo thành một nguồn lực lớn phục vụ choquá trình tổ chức và hoạt động của Nhà nước Đội ngũ CBCC hành chính có mộtvai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý và thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ

xã hội, bảo đảm nền hành chính quốc gia hoạt động liên tục

Đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC là một trong những trọng tâmcủa CCHC giai đoạn 2011-2020 Theo Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ banhành Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020 ngày08/11/2011, nhấn mạnh một trong năm mục tiêu của chương trình này là xây dựngđội ngũ CBCC, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầuphục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước

Để nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC, cần quan tâm đến chất lượngcông tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC, gắn đào tạo, bồi dưỡng với quy hoạch và theonhu cầu thực tế Công tác đào tạo, bồi dưỡng được Đảng và Nhà nước ta hết sứcquan tâm, điều này được khẳng định qua các kỳ Đại hội Đảng lần thứ VI, VII,VIII, IX, X, XI Tại Đại hội XI của Đảng trong Chiến lược phát triển kinh tế - xãhội 2011-2020, đã chỉ ra nhiệm vụ: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhânlực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược…, là lợi thếcạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyêngia… Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; đào tạo nhân lực cho pháttriển kinh tế tri thức” đã thể hiện rõ quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựngCBCC

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC sẽ góp phần xây dựng một đội ngũCBCC có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyênnghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng

Trang 13

phù hợp, có hiệu quả Hơn nữa, quá trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC còn góp phầnxây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp,từng bước hiện đại hóa và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, trực tiếp đáp ứng yêucầu, nhiệm vụ cải cách nền HCNN như Chương trình tổng thể CCHC đã đề ra.Đối với huyện Duy Xuyên, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC nóichung, đội ngũ CBCC cấp huyện nói riêng trong nhiều năm qua đã có những tiến

bộ rõ nét: hầu hết CBCC đều được cử tham gia vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng dotỉnh và huyện tổ chức; có tinh thần học tập tốt, ý thức được nhiệm vụ của mình,vừa đảm bảo công tác, vừa hoàn thành việc học, nâng cao trình độ cho CBCC vềnhiều mặt, đáp ứng yêu cầu công việc

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua, việc QLNN về đào tạo,bồi dưỡng CBCC nói chung, đội ngũ CBCC tại huyện Duy Xuyên nói riêng vẫncòn tồn tại một số hạn chế như: việc xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để cửCBCC đi học chưa thật sự gắn liền với nhu cầu thực tế của cơ quan, đơn vị; ngườihọc nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nênchưa thật sự tích cực và chủ động khi tham gia học tập; nội dung, chương trình, tàiliệu học tập lạc hậu; phương pháp đào tạo còn chậm cải tiến Thực trạng này ảnhhưởng một phần đến hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước và sự phát triểnkinh tế - xã hội của huyện

Trong điều kiện hiện nay, yêu cầu đặt ra đối với công tác đào tạo, bồi dưỡngCBCC của huyện là cần quan tâm đến chất lượng QLNN về đào tạo, bồi dưỡng độingũ CBCC Đây là một nhiệm vụ quan trọng và có tính cấp thiết trong công cuộcđổi mới nền hành chính hiện nay của huyện Duy Xuyên Vì vậy, em xin lựa chọn

đề tài: “Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp huyện tại Ủy ban nhân dân huyện Duy Xuyên – tỉnh Quảng Nam” để nghiên cứu khóa

luận tốt nghiệp với mong muốn góp những ý kiến của mình để công tác QLNN vềđào tạo, bồi dưỡng CBCC đạt hiệu quả hơn

Trang 14

2 Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan, đề tài tập trung tìmhiểu, phân tích thực trạng của QLNN về đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp huyện tạiUBND huyện Duy Xuyên Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần xâydựng đội ngũ CBCC trên địa bàn huyện thật sự có năng lực, có trình độ chuyênmôn và kỹ năng cao nhằm thực thi công việc đạt hiệu quả và có chất lượng

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng QLNN về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp huyện tại UBNDhuyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

2.3 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng QLNN về đào tạo, bồi dưỡngCBCC cấp huyện tại UBND huyện Duy Xuyên Thời gian nghiên cứu: giai đoạn2010– 2012

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ một số vấn đề lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấphuyện

Đánh giá thực trạng QLNN về đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp huyện tạiUBND huyện Duy Xuyên

Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện chất lượng QLNN về đàotạo, bồi dưỡng CBCC cấp huyện tại UBND huyện Duy Xuyên

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhànước liên quan đến đề tài Ngoài ra luận văn có kế thừa và sử dụng kết quả nghiêncứu của các tác giả đi trước

Các phương pháp nghiên cứu mà luận văn sử dụng:

Trang 15

- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp;

- Phương pháp thống kê, so sánh các số liệu;

- Phương pháp biểu đồ hóa;

- Phương pháp xử lý, phân tích thông tin;

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế

5 Tình hình nghiên cứu

Hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC trong các cơ quanHCNN ở địa phương được các nhà lãnh đạo, quản lý nhà nước rất quan tâm Chotới nay, cũng đã có khá nhiều tài liệu, bài viết và các nghiên cứu khoa học liênquan đến đề tài về đào tạo, bồi dưỡng CBCC như:

- “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính nhà nước thời

kỳ CNH-HĐH đất nước” – Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công – Lê NhưThanh

- “Đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính tại Quận 2, Thành phố Hồ ChíMinh” – Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chính công – Phạm Mai Hoa

- “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn khu vực Đồng bằngsông Cửu Long, giai đoạn 2010-2015” – Luận văn Thạc sỹ Quản lý hành chínhcông – Vũ Xuân Khoan

- “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡngCBCC hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2009-2015” – Luận văn Cửnhân hành chính công – Lê Thị Thanh Ái

- “Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng CBCC trong cơquan hành chính nhà nước” – Luận văn Cử nhân hành chính công – Bùi VănThuyết

Đây chính là những căn cứ, cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu, gópphần đưa ra những giải pháp thiết thực cho đề tài

6 Kết cấu khóa luận

Trang 16

- Phần mở đầu

- Phần nội dung

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp huyện

Chương 2: Thực trạng QLNN về đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp huyện tạiUBND huyện Duy Xuyên

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện chất lượng QLNN về đào tạo, bồi dưỡngCBCC cấp huyện tại UBND huyện Duy Xuyên

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP HUYỆN

Trang 17

1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm cán bộ

Trước đây, khái niệm “cán bộ” chưa được phân biệt rõ ràng, cụ thể mà thườngđược dùng bằng cụm từ chung là cán bộ, công nhân, viên chức, bao gồm tất cảnhững người làm công, hưởng lương từ Nhà nước, kể cả những người đứng đầumột cơ quan đến các nhân viên phục vụ như lái xe hay bảo vệ…Sự đánh đồng nhưvậy dẫn đến không phân biệt rõ về chức năng, nhiệm vụ của những người thực thichức năng QLNN và chức năng cung ứng dịch vụ công

Ở nước ta trong một thời gian dài, khái niệm “cán bộ” chưa được hiểu thốngnhất và được sử dụng để ghép với “công chức”, “viên chức”

Năm 1998, Pháp lệnh Cán bộ, công chức ra đời, tuy nhiên vẫn chưa có sựphân biệt rạch ròi, cụ thể về “cán bộ”, “công chức” mà chỉ nêu chung chung là

1.1.2 Khái niệm công chức

Ở nước ta, khái niệm công chức được hình thành gắn với sự phát triển củanền HCNN qua nhiều giai đoạn khác nhau: [ 2 ]

Khái niệm “công chức” bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 ban hành Quy chế công chức, trong đó

1 [1] Khoản 1, Điều 4, Luật Cán bộ, công chức, ngày 13/11/2008

2 [] Tài liệu bồi dưỡng thi nâng ngạch chuyên viên chính khối Đảng, đoàn thể năm 2012

Trang 18

công chức chỉ được xác định trong phạm vi các cơ quan Chính phủ, được quy định tại Điều 1 “Những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển dụng, giao giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ở

ngoài nước, đều là công chức”

Mặc dù sau này không có văn bản nào bãi bỏ Sắc lệnh 76/SL nhưng trên thực

tế các nội dung của quy chế này không được áp dụng Một thời gian dài chúng ta quen thuộc với việc thực hiện chế độ “cán bộ” trên phạm vi cả nước, lấy người cán

bộ làm trung tâm Theo đó, tất cả những người làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, nông trường, lâm trường và lực lượng vũ trang đều được gọi chung trong một cụm từ là "cán bộ,

công nhân viên chức nhà nước"

Sau đó, đến những năm đầu thập niên 90 khái niệm công chức mới xuất hiện trở lại Tại Nghị định số 169/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 25/5/1991về công chức Nhà nước đã quy định công chức theo một phạm vi rộng

hơn [ 3 ]

Đến năm 1998, khi Pháp lệnh Cán bộ, công chức được ban hành, nhữngngười làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, đoàn thểđược gọi chung trong một cụm từ là "cán bộ, công chức" Lúc này, phạm vi và đốitượng cán bộ, công chức đã được thu hẹp hơn so với trước, nhưng vẫn gồm cả khuvực hành chính nhà nước, khu vực sự nghiệp và các cơ quan của Đảng, đoàn thể.Những người làm việc trong các tổ chức, đơn vị còn lại như doanh nghiệp nhànước, lực lượng vũ trang thì do các văn bản pháp luật về lao động, về sĩ quan quânđội nhân dân Việt Nam, về công an nhân dân Việt Nam điều chỉnh

Năm 2003, khi sửa đổi, bổ sung lần thứ hai (lần thứ nhất là vào năm 2000),một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức, Nhà nước đã thực hiện việc phânđịnh biên chế hành chính với biên chế sự nghiệp Việc phân định này đã tạo cơ sở

để đổi mới cơ chế quản lý đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nướcvới cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước

3 [] Khoản 1, 2, Điều 2, Nghị định 169-HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng, ngày 25/05/1991 về công chức Nhà nước

Trang 19

Nhưng đến thời điểm này, vấn đề làm rõ thuật ngữ "công chức" và thuật ngữ

"viên chức" vẫn chưa được giải quyết

Để phân biệt và làm rõ thuật ngữ “cán bộ”, “công chức”, Quốc hội nước Cộnghòa XHCN Việt Nam đã ban hành Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008, theođó:

“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch,chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổchức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vịthuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,công nhân quốc phòng; trong cơ quan đơn vị thuộc Công an nhân dân mà khôngphải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý củađơn vị sự nghiệp công lập của Đảng cộng Sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chínhtrị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với côngchức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương đượcbảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”

[ 4 ]

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 6, Nghị định số 06/2010/NĐ-CP của Chínhphủ, ngày 25/01/2010 về quy định những người là công chức thì công chức trong

cơ quan hành chính cấp huyện bao gồm:

Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong Văn phòngHĐND và UBND;

Người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quanchuyên môn thuộc UBND;

Ngoài các chức danh trên thì công chức cấp huyện còn có Chủ tịch, Phó Chủtịch UBND quận, huyện nơi thí điểm không tổ chức HĐND

1.1.3 Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng

4 [] Khoản 2, Điều 4, Luật Cán bộ, công chức, ngày 13/11/2008

Trang 20

“Đào tạo” và “bồi dưỡng” là các thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trongcác văn bản QPPL cũng như các tài liệu nghiên cứu, tuy nhiên cách tiếp cận nàycũng theo nhiều chiều khác nhau Đây là một trong những hoạt động quan trọngcủa phát triển nguồn nhân lực nói chung và phát triển nguồn nhân lực trong cơquan HCNN nói riêng.

1.1.3.1 Khái niệm đào tạo

Đào tạo là phương pháp để nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lựctrong tổ chức, giúp tổ chức thích nghi được với sự thay đổi nhằm đạt được mụctiêu của tổ chức

Đào tạo phải gắn liền với công việc, bồi dưỡng những kỹ năng, kiến thức chongười lao động để họ hoàn thành công việc tốt hơn Thông thường, chỉ tập trungnghiên cứu những hoạt động đào tạo nhằm xây dựng kiến thức, kỹ năng, thái độliên quan đến công việc

Đào tạo được xác định như là quá trình làm biến đổi hành vi con người mộtcách có hệ thống thông qua việc học tập Việc học tập này có được là kết quả củaviệc giáo dục, hướng dẫn, phát triển và lĩnh hội kinh nghiệm một cách có kế hoạch

Trong đạo luật Liên bang của Mỹ, đào tạo được xác định như là một quátrình cung cấp và tạo dựng khả năng làm việc cho người học và bố trí, đưa họ vàocác chương trình, khoá học, môn học, hệ thống hoặc nói cách khác là huấn luyện

và giáo dục được chuẩn bị có kế hoạch, có sự kết hợp trong các lĩnh vực khoa học,chuyên ngành, kỹ thuật, cơ khí, thương mại, văn phòng, tài chính, hành chính haycác lĩnh vực khác nhằm nâng cao kết quả thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức

và giúp họ hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu công tác

Có nhiều định nghĩa khác nhau về đào tạo:

- Đào tạo là quá trình truyền thụ, tiếp nhận có hệ thống những tri thức, kỹnăng theo quy định của từng cấp học, bậc học [ 5 ]

5

[] Khoản 1, Điều 5, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/03/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức

Trang 21

- Đào tạo là quá trình giáo dục, học thông tin mới, nâng cao kiến thức, kỹnăng đã có, suy nghĩ cách thức áp dụng vào thực tế, thay đổi hành vi ứng xử đểnâng cao hiệu quả công việc [ 6 ]

- Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành nghề nghiệp hay kiếnthức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học nắm vững những tri thức, kỹnăng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi vớicuộc sống và khả năng đảm nhận một công việc nhất định [ 7 ]

- Đào tạo là quá trình truyền thụ kiến thức mới để người công chức thông quaquá trình đó trở thành người có văn bằng mới hoặc cao hơn trình độ trước đó, thờigian đào tạo thường dài hơn so với thời gian bồi dưỡng [ 8 ]

- Đào tạo bao gồm các hoạt động nhằm mục đích trang bị kiến thức và kỹnăng nghề nghiệp cơ bản với yêu cầu tối thiểu của mỗi người lao động, đủ để hoànthành tốt công việc được giao [ 9 ]

- Đào tạo gồm các hoạt động nhằm nâng cao tay nghề hay kỹ năng của ngườilao động đối với công việc hiện hành [ 10 ]

Đào tạo CBCC là một hoạt động có mục đích, có tổ chức được thực hiện theonhững quy trình nhất định, nhằm truyền đạt cho CBCC hệ thống những kiến thức,

kỹ năng, thái độ đạo đức phù hợp để thực thi công vụ

1.1.3.2 Khái niệm bồi dưỡng

6 [] Tập bài giảng môn Đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong cơ quan HCNN – ThS Phạm Thị Toàn

7 [] Từ điển Tiếng Việt – NXB Thống kê năm 2005

8 [] Tô Tử Hạ, công chức và vấn đế xây dựng đội ngũ CBCC hiện nay – NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 1998

9 [] Giáo trình Quản lý nhân sự, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội – NXB Hà Nội năm 2008

10

[] Tập bài giảng môn Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức – ThS Nguyễn Trang Thu

Trang 22

Bồi dưỡng là làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất, là quá trình hoạt độnglàm tăng thêm những kiến thức mới, những kỹ năng hoạt động cho CBCC đanggiữ một ngạch hay một chức danh nhất định.

Bồi dưỡng phải chuyên sâu, phải cập nhật những nội dung liên quan đến côngtác và năng lực quản lý hay chuyên môn của người CBCC Thời gian bồi dưỡngthường ngắn hơn so với thời gian đào tạo Thời gian của một khóa bồi dưỡngthường từ 1 đến 3 tháng, có khi là 1 đến 2 tuần, có khi là vài ngày

Cũng như “đào tạo”, khái niệm “bồi dưỡng” cũng được định nghĩa với nhiềucách hiểu khác nhau:

- Bồi dưỡng là hoạt động trang bị, cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng làmviệc [11]

- Bồi dưỡng là quá trình nhằm hoàn thiện kỹ năng, năng lực của người laođộng nhằm đáp ứng mục tiêu của tổ chức; đó là cơ hội mà người quản lý tạo ra chongười lao động nhằm hoàn thiện kỹ năng, kiến thức chuyên môn có liên quan đếncông vụ hiện tại [ 12 ]

- Bồi dưỡng (hay còn gọi là tu nghiệp) là quá trình hoạt động nhằm tăng thêmnhững kiến thức mới đòi hỏi với những người mà họ đang giữ chức vụ, đang thựcthi công vụ của một ngạch, bậc nhất định [ 13 ]

Như vậy, đào tạo được xem như là một quá trình làm cho “trở thành người

có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định”, còn bồi dưỡng được xác định là quátrình làm “tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất” Xét về mặt thời gian, đào tạo cóthời gian dài hơn, thường là từ một năm học trở lên, về bằng cấp thì đào tạo cóbằng cấp chứng nhận trình độ được đào tạo, còn bồi dưỡng thường chỉ có chứngchỉ chứng nhận đã học qua khoá bồi dưỡng

11 [] Khoản 2, Điều 5, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/03/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức

12 [] Giáo trình Tổ chức nhân sự Hành chính nhà nước – NXB Học viện Hành chính

13 [] Tô Tử Hạ, công chức và vấn đế xây dựng đội ngũ CBCC hiện nay – NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 1998

Trang 23

1.1.4 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Đào tạo, bồi dưỡng là việc tổ chức những cơ hội cho người ta học tập, nhằmgiúp tổ chức đạt được mục tiêu của mình bằng việc tăng cường năng lực, làm giatăng giá trị của nguồn lực cơ bản quan trọng nhất là con người, là CBCC làm việctrong tổ chức Đào tạo, bồi dưỡng tác động đến con người trong tổ chức, làm cho

họ có thể làm việc tốt hơn, cho phép họ sử dụng tốt hơn các khả năng, tiềm năngvốn có của họ, phát huy hết năng lực làm việc của họ

Đào tạo, bồi dưỡng CBCC là một trong những nội dung quan trọng của côngtác quản lý CBCC Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC nhằm nâng cao chất lượngđội ngũ này trong quá trình thực hiện công vụ

Theo định nghĩa của Uỷ ban Nhân lực của Anh, đào tạo, bồi dưỡng CBCCđược xác định như là: một quá trình có kế hoạch làm biến đổi thái độ, kiến thứchoặc kỹ năng thông qua việc học tập rèn luyện để làm việc có hiệu quả trong mộthoạt động hay trong một loạt các hoạt động nào đó Mục đích của nó, xét theo tìnhhình công tác ở tổ chức, là phát triển, nâng cao năng lực cá nhân, đáp ứng nhu cầunhân lực hiện tại và tương lai của cơ quan

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC có những đặc điểm mang tính đặc thù vềnhiệm vụ, đối tượng, nội dung, cách học:

+ Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC để phục vụ nhiệm vụ được giao Đào tạophải sát với yêu cầu của công việc và nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn

+ Học viên là đội ngũ CBCC, là những người trong biên chế, đang làm việctrong các cơ quan HCNN từ Trung ương đến địa phương

+ Nội dung, chương trình của các cơ sở đào tạo phải chuyên sâu với các lĩnhvực được đào tạo, không đào tạo chung, không đào tạo khi không xác định rõ đốitượng đào tạo

Trang 24

+ Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cần giảm bớt phần lý thuyết, nhằm tậptrung vào việc rèn luyện kỹ năng quản lý cho đội ngũ CBCC quản lý các lĩnh vựckhác nhau.

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC là một nhiệm vụ quan trọng nhằm nângcao năng lực của đội ngũ CBCC, đã được pháp luật quy định như sau:

- Mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng CBCC

+ Trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản, bổ sung kiến thức chuyênmôn, nghiệp vụ và quản lý nhằm xây dựng đội ngũ CBCC nhà nước thành thạo vềchuyên môn, nghiệp vụ; trung thành với chế độ XHCN, tận tụy với công vụ; cótrình độ, quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu của việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả của

bộ máy Nhà nước; thực hiện chương trình cải cách một bước nền HCNN [ 14 ]

+ Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ.Góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, có đủ năng lực xây dựngnền hành chính tiên tiến, hiện đại [ 15 ]

+ Góp phần xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị,tinh thông nghiệp vụ, có đủ năng lực xây dựng hệ thống chính trị, nhà nước phápquyền XHCN tiên tiến, hiện đại [ 16 ]

Như vậy, mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC suy cho cùng làhướng đến việc trang bị kiến thức, kỹ năng và phương pháp thực hiện công vụ.Đồng thời cũng góp phần xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp, có đủ năng lựcxây dựng nền hành chính tiên tiến, hiện đại

- Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

14 [] Khoản 1, Điều 1, Quyết định số 874/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/11/1996 về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước

15 [] Điều 2, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/03/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức

16

[] Khoản 2, Điều 1, Quyết định số 1374/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 12/08/2011 về phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2011-2015

Trang 25

+ CBCC đang công tác trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cấphuyện [ 17 ]

+ Đối với huyện Duy Xuyên, đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng là CBCCcủa huyện trong biên chế, được cử đi học và thuộc diện trong kế hoạch đào tạo, bồidưỡng hàng năm và giai đoạn của huyện

- Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng [ 18 ]

Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch côngchức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồnnhân lực của cơ quan, đơn vị; bảo đảm tính tự chủ của cơ quan quản lý, đơn vị sửdụng công chức trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; kết hợp cơ chế phân cấp và cơchế cạnh tranh trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; đề cao vai trò tự học và quyền củacông chức trong việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo vị trí việc làm; bảođảm công khai, minh bạch, hiệu quả

- Các dạng của đào tạo, bồi dưỡng [ 19 ]

+ Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch là trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt độngtheo chương trình quy định cho ngạch công chức

+ Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý là trang bịkiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc theo chương trình quy định cho từngchức vụ lãnh đạo, quản lý

+ Bồi dưỡng theo vị trí việc làm là trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng,phương pháp cần thiết để làm tốt công việc được giao

17 [] Điểm a, Khoản 1, Điều 1, Quyết định số Quyết định số 1374/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 12/08/2011 về phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2011-2015

18 [] Điều 3, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/03/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức

19 [] Khoản 3, 4, 5, Điều 5, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/03/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức

Trang 26

Việc cử đối tượng đi đào tạo, bồi dưỡng phải do các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền quyết định Những cơ quan này căn cứ vào trình độ, chuyên môn củađội ngũ CBCC để cử đi học cho phù hợp.

- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng [ 20 ]

+ Nội dung đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước: lý luận chính trị; chuyên môn,nghiệp vụ; kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng QLNN và quản lý chuyênngành; tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc

+ Nội dung bồi dưỡng ở ngoài nước: kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lýHCNN và quản lý chuyên ngành; kiến thức, kinh nghiệm hội nhập quốc tế

- Các loại hình đào tạo, bồi dưỡng [ 21 ]

+ Đào tạo, bồi dưỡng để thi tuyển CBCC Nhà nước; thi, sát hạch những ngườiđược tạm tuyển vào cơ quan Nhà nước trước khi được bổ nhiệm vào một ngạchnhất định, nhằm bổ sung nguồn nhân lực thường xuyên cho các tổ chức và cơ quanNhà nước, đảm bảo yêu cầu, tiêu chuẩn của từng ngạch công chức, chức danh cán

- Hình thức đào tạo, bồi dưỡng [ 22 ]

+ Các hình thức cơ bản tổ chức đào tạo, bồi dưỡng CBCC là tập trung, bántập trung, vừa làm vừa học và từ xa

20 [] Điều 6, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/03/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức

21 [] Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định sô 874/TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 20/11/1996 về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước

22 [] Điều 15, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/03/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức

Trang 27

+ Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiên cứu lựa chọn hình thức tổ chức đàotạo, bồi dưỡng thích hợp đối với từng đối tượng CBCC, đảm bảo chất lượng vàhiệu quả của các khóa đào tạo, bồi dưỡng.

- Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng [ 23 ]

Đào tạo, bồi dưỡng bằng phương pháp tích cực, phát huy tính tự giác, chủđộng và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức vàkinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên

- Thời gian đào tạo, bồi dưỡng

Thời gian đào tạo, bồi dưỡng thường là ngắn hạn nhằm bổ sung những kiếnthức dựa trên những kiến thức cơ bản đã có

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng [ 24 ]

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng bao gồm: ngân sách nhà nước, kinh phí của cơquan quản lý, đơn vị sử dụng CBCC, của CBCC và tài trợ của tổ chức, cá nhânnước ngoài

1.2 Vai trò của cán bộ, công chức trong tổ chức hành chính nhà nước

CBCC có vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội cũng như trong hệ thốngchính trị CBCC là trung tâm của bộ máy hành chính Hồ Chí Minh đã từng nói

“Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy, là mắt khâu trung gian nối liền giữa Đảng,Nhà nước và nhân dân Muôn việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt haykém” Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII lại tiếp tục khẳng định: “Cán bộ là nhân tốquyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đấtnước, của chế độ, là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng” Có thể nói,CBCC như bộ xương sống của nền hành chính, muốn cho nền hành chính pháttriển vững mạnh thì bộ xương này phải chắc chắn, khỏe mạnh

Tất cả các hoạt động của nền hành chính đều gắn với hoạt động của CBCC, từkhâu hoạch định, tổ chức, vận hành đến kiểm tra Như thế, hoạt động QLNN tiến

23 [] Điều 14, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/03/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức

24 [] Điều 23, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/03/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức

Trang 28

hành đúng hay sai đều là sản phẩm của CBCC trong bộ máy nhà nước Như vậy,không thể phủ nhận vai trò vô cùng quan trọng của đội ngũ CBCC Vai trò củaCBCC được thể hiện trong các mối quan hệ sau:

- CBCC trong mối quan hệ với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước

+ CBCC là chủ thể hoạch định ra đường lối, chủ trương, chính sách để địnhhướng phát triển đất nước Để đưa ra chủ trương, đường lối đúng đắn, khả thi vàphù hợp thì nền HCNN cần phải có một đội ngũ CBCC giỏi về chuyên môn, amhiểu sâu sắc về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và có tầm nhìn chiến lược,

có định hướng đúng đắn

+ CBCC cũng là bộ phận xây dựng và ban hành pháp luật để quản lý xã hội,đồng thời cũng là người thực thi pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống Như vậy,CBCC là bộ phận quyết định sự thành bại của đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của nhà nước

- CBCC trong mối quan hệ với bộ máy nhà nước

CBCC là người thiết lập nên tổ chức bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địaphương Đây cũng là đội ngũ vận hành hoạt động của bộ máy Khi bộ máy được tổchức khoa học, có cơ cấu chặt chẽ, linh hoạt thì tổ chức mới hoạt động thông suốt

và hiệu quả Để thiết kế một bộ máy phù hợp nhằm quản lý xã hội đạt hiệu quả cầnphải có những con người có tư duy mới, phát triển và tiên tiến Điều đó đặt ra yêucầu đối với người làm công tác quản lý phải không ngừng học tập, trao dồi kiếnthức và rèn luyện tư duy

- CBCC trong mối quan hệ với hoạt động thực thi công vụ.

Với tư cách là những người thực thi công vụ, CBCC có nhiệm vụ đưa chínhsách, pháp luật của Nhà nước đi vào đời sống xã hội, cho tới việc bảo vệ tínhnghiêm minh, pháp lý chặt chẽ của những chính sách đó Nhưng với tư cách là

Trang 29

công dân thì CBCC cũng là đối tượng bị điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật Đểthực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH, nguồn lực CBCC cần được xem trọng,

vì chỉ có họ mới khai thông và điều khiển các nguồn lực khác phát huy tối đa tiềmnăng

- CBCC trong mối quan hệ với phong trào cách mạng quần chúng nhân dân

CBCC là người đại diện, nói lên tiếng nói và khát vọng của nhân dân, là chiếccầu nối giữa nhân dân với Đảng CBCC còn là người phát động, tổ chức và duy trìphong trào cách mạng của quần chúng nhân dân Phong trào cách mạng quầnchúng nhân dân là môi trường để CBCC học tập và tôi luyện, đồng thời không thể

có phong trào cách mạng quần chúng liên tục và sôi nổi nếu không có đội ngũCBCC tài năng và bản lĩnh

1.3 Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

1.3.1 Khái niệm về quản lý nhà nước [ 25 ]

QLNN là hoạt động có tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy nhà nước đểđiều chỉnh các quá trình xã hội, hành vi của công dân và mọi tổ chức xã hội (chínhtrị, khoa học, xã hội ), giữ gìn trật tự xã hội và phát triển xã hội theo những mụctiêu đã định

Khái niệm QLNN xét về mặt chức năng của nhà nước, có thể phân biệt:

-Theo nghĩa rộng

QLNN là toàn bộ mọi hoạt động của nhà nước nói chung, mọi hoạt độngmang tính chất nhà nước, nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước QLNN là quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lựcnhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội chủ yếu và quan trọng của con người.Điểm khác nhau cơ bản giữa QLNN và các hình thức quản lý khác là tính quyềnlực nhà nước gắn liền với cưỡng chế nhà nước khi cần QLNN được thực hiện bởi

25 [] PGS.TS Nguyễn Cửu Việt, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam – NXB Chính trị Quốc gia năm 2008

Trang 30

toàn bộ hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện chứcnăng đối nội và đối ngoại của nhà nước.

Như vậy theo nghĩa rộng thì QLNN bao gồm cả ba lĩnh vực: lập pháp, hànhpháp và tư pháp

-Theo nghĩa hẹp

QLNN được hiểu như quản lý HCNN, là hoạt động chấp hành và điều hànhcủa cơ quan HCNN, các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức được nhà nước ủyquyền quản lý trên cơ sở của luật và để thi hành luật nhằm thực hiện chức năng tổchức, quản lý điều hành các quá trình xã hội của nhà nước

Nói cách khác quản lý HCNN là QLNN trong lĩnh vực hành pháp, được thựchiện bởi ít nhất một bên có thẩm quyền HCNN trong quan hệ chấp hành và điềuhành.Tính chấp hành được thể hiện ở sự thực hiện trên thực tế các văn bản Hiếnpháp, Luật, Nghị quyết Tính điều hành được thể hiện ở chỗ để đảm bảo cho cácvăn bản pháp luật của cơ quan quyền lực được thực hiện dựa trên thực tế thì cácchủ thể của quản lý HCNN phải tiến hành các hoạt động tổ chức và chỉ đạo trựctiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền

Mặc dù trên thực tế có rất nhiều cách giải thích khác nhau về QLNN, nhưngthực chất về nội dung đều có những điểm giống nhau, phản ánh bản chất củaQLNN:

- Chủ thể của QLNN là các cơ quan nhà nước, bao gồm cơ quan lập pháp, cơquan hành pháp và cơ quan tư pháp

- Khách thể của QLNN là các quá trình xã hội (trật tự QLNN, trật tự xãhội do pháp luật quy định) và hoạt động của con người

- QLNN là hoạt động chấp hành và điều hành Chấp hành là thực hiện trênthực tế các quy định pháp luật của nhà nước Điều hành là hoạt động chỉ đạo trựctiếp đối với các đối tượng bị quản lý, có thể áp dụng các hình thức tổ chức xã hộitrực tiếp và những hình thức ít mang tính pháp lý khác

Trang 31

Trong QLNN, chủ thể và khách thể quản lý có mối quan hệ: một bên là chỉhuy, điều khiển; một bên là bị chỉ huy, điều khiển Nhưng hai yếu tố này không hề

có mâu thuẫn, mà đó là sự thống nhất giữa hai mặt đối lập Chủ thể và khách thểtrong quan hệ quản lý có mối quan hệ là quyền lực trực thuộc, cấp dưới phải phụctùng cấp trên, cả nước phải phục tùng Trung ương, toàn dân phải tuân thủ pháp luậtcủa nhà nước

Tóm lại, QLNN là sự tác động có tổ chức, có định hướng của nhà nước (chủthể quản lý) lên các khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã định trước

QLNN về đào tạo, bồi dưỡng CBCC là sự tác động có tổ chức, có định hướngcủa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lên đối tượng quản lý QLNN về đào tạo,bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ củađội ngũ CBCC Thông qua hoạt động QLNN về đào tạo, bồi dưỡng CBCC, mụctiêu hướng đến là hiệu quả trong việc phục vụ nhân dân, phát triển nền kinh tế, vănhóa, xã hội của đất nước theo đúng định hướng mà nhà nước đã đề ra

1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

- Theo dõi, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện chương trình, giáo trình đào tạo,bồi dưỡng CBCC Nhà nước đối với các cơ sở đào tạo CBCC Nhà nước

26 [] Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định số 874/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ngày 20/11/1996 về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước

Trang 32

- Xây dựng định mức, chỉ tiêu ngân sách hàng năm dành cho công tác đào tạo,bồi dưỡng CBCC Nhà nước; phân bổ, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chỉ tiêu,chế độ ngân sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC Nhà nước.

- Xây dựng chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCC Nhà nước; hướngdẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước về đào tạo, bồidưỡng CBCC

- Tổng hợp, xây dựng kế hoạch củng cố, phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuậtcủa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC Nhà nước

QLNN về đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp huyện được giao cho phòng Nội vụ

và thực hiện các công việc sau:

- Tham mưu xây dựng kế hoạch, quy hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đàotạo, bồi dưỡng CBCC

- Tham mưu với cơ quan có thẩm quyền, cử hoặc đề cử CBCC tham gia cáckhóa đào tạo; theo dõi quá trình đào tạo, tổng hợp báo cáo theo quy định

- Thực hiện chính sách về đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCC cấp huyện

1.3.3 Đặc trưng của quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

- QLNN đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC gắn với quản lýHCNN, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật Chủ thểthực hiện công tác QLNN về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC được quy định cụthể trong văn bản QPPL Điều 26 và 27 Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày08/04/2003 ban hành kèm theo quy chế đào tạo, bồi dưỡng CBCC do Thủ tướngChính phủ ban hành thì cơ quan có thẩm quyền QLNN đối với công tác đào tạo,bồi dưỡng CBCC bao gồm:

+ Bộ Nội vụ là đầu mối phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính,

Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan tham mưu, giúp Chính phủ

Trang 33

quản lý và thực hiện hoạt động QLNN theo thẩm quyền được giao về công tác đàotạo, bồi dưỡng CBCC trong phạm vi cả nước.

+ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC trongphạm vi ngành và địa phương

- QLNN về công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC phải dựa trên quy định của cácvăn bản pháp luật về công chức và nền công vụ Nhà nước Do vậy, bất kỳ nhiệm

vụ quản lý nào cũng phải dựa trên quy định của pháp luật chuyên ngành, nếu vượtquá phạm vi thẩm quyền sẽ vi phạm nguyên tắc pháp chế XHCN và sẽ hạn chế sựphát triển của đội ngũ CBCC

- QLNN về đào tạo, bồi dưỡng CBCC mang tính vĩ mô nhưng phải được thểhiện trên cơ sở nhu cầu của cơ quan, tổ chức mình về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũCBCC Đây là cơ sở thực tiễn của QLNN nói chung, QLNN đối với công tác đàotạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC nói riêng Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũCBCC phải được thực hiện trên cơ sở nhu cầu thực tiễn của từng cơ quan, tổ chức

có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CBCC Ví dụ như dựa vào nhu cầu đào tạo, bồidưỡng đối với đội ngũ CBCC cấp huyện tại UBND huyện Duy Xuyên, huyện sẽhoạch định chính sách mang tính vĩ mô nhưng vẫn đảm bảo tính cụ thể hóa, tínhđịnh lượng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC trên địa bàn để cử đối tượng

đi học cho phù hợp

- QLNN đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC là nội dung quản

lý đặc biệt quan trọng, tuân thủ các hình thức quản lý chung, quản lý bằng phápluật, bằng chính sách và theo mục tiêu đã định nhằm nâng cao trình độ chuyên môncũng như kỹ năng giao tiếp hành chính, đạo đức công vụ cho đội ngũ CBCC

Như vậy, công tác QLNN về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC là một côngviệc phải được tiến hành thường xuyên để nắm bắt nhu cầu của cơ quan về côngtác đào tạo, bồi dưỡng CBCC Qua đó, các cơ quan quản lý tiến hành xây dựng kếhoạch, tổ chức phân công thực hiện, xác định nguồn lực và tiến hành kiểm tra,đánh giá kết quả thực hiện công tác QLNN về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC

Trang 34

1.4 Tầm quan trọng của quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Nguồn nhân lực trong các cơ quan HCNN là đội ngũ CBCC làm việc trongcác cơ quan này theo một hệ thống từ Trung ương đến địa phương Các cơ quannhà nước muốn thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình cần phải có một đội ngũCBCC đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng và chất lượng để quản lý, điều hành bộmáy hoạt động theo những nguyên tắc nhất định Công tác QLNN về đào tạo, bồidưỡng đội ngũ CBCC trên thực tế có vai trò rất quan trọng:

- Công tác QLNN về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC là yếu tố tiền đềquyết định đến hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý HCNN Rõ ràng, hiệu lực, hiệuquả đạt được chỉ khi đội ngũ CBCC có trình độ, năng lực và đạo đức tốt NgườiCBCC là người đại diện cho nhà nước, tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, chăm locho cuộc sống nhân dân Do đó, việc quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng là nhằmxây dựng đội ngũ CBCC “vừa hồng, vừa chuyên” và có một vị trí, vai trò đặc biệtquan trọng

- Công tác QLNN về đào tạo, bồi dưỡng CBCC là một trong những lực đẩynhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho đội ngũ này Thông qua quátrình QLNN về đào tạo, bồi dưỡng CBCC, người CBCC sẽ có tinh thần học tập tốthơn, trình độ sẽ được nâng cao hơn; mặt khác sẽ đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ đượcgiao

- QLNN về đào tạo, bồi dưỡng CBCC sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu CCHCtrong giai đoạn mới Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011-2020 tập trungvào những vấn đề chính sau: “Cải cách thể chế; xây dựng, nâng cao chất lượng độingũ CBCC, viên chức, chú trọng cải cách chính sách tiền lương; nâng cao chấtlượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công” [27] Như vậy, căn cứ vàoChương trình tổng thể CCHC, việc nâng cao chất lượng QLNN về đào tạo, bồidưỡng CBCC là một yêu cầu bắt buộc phải thực hiện nhằm nâng cao chất lượngđội ngũ này Ngoài ra, để thực hiện được các nội dung về CCHC thì đòi hỏi đội

27 [] Điều 2, Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ, ngày 8/11/2011 về ban hành Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011-2020

Trang 35

ngũ CBCC phải có sự phát triển tương xứng về trình độ và nhận thức để bắt kịpvới sự thay đổi chung của thế giới.

Có thể thấy rằng, mọi phương thức, cách thức giải quyết công vụ dù tốt đếnđâu nhưng người trực tiếp thực hiện điều đó không đủ tầm, đủ lực thì xem như việcthực hiện công việc đó thất bại Vì vậy, người đóng vai trò quyết định đến hiệu quảcủa công việc trong các cơ quan HCNN đó là đội ngũ CBCC Nâng cao chất lượngQLNN về đào tạo, bồi dưỡng CBCC là một trong những nhiệm vụ quan trọng vàmang tính cấp thiết trong công cuộc đổi mới nền hành chính hiện nay của huyệnDuy Xuyên

1.5 Các văn bản pháp lý quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

CBCC làm việc trong các cơ quan thuộc UBND các quận, huyện, thị xã là độingũ rất quan trọng, quyết định đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quanHCNN – một bộ phận trong Hệ thống chính trị ở nước ta (Đảng cộng Sản ViệtNam, Nhà nước, Tổ chức Chính trị - Xã hội)

QLNN nói chung, quản lý HCNN nói riêng thực hiện quản lý các lĩnh vựctrên cơ sở các văn bản luật, văn bản pháp quy, dưới luật Để hoạt động quản lý vàcung cấp dịch vụ công cho xã hội đạt hiệu quả, ở mỗi cấp hành chính cần phải cómột đội ngũ CBCC có năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tương ứng đểđáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ QLNN trong tình hình mới

UBND huyện Duy Xuyên là một cơ quan HCNN ở cấp huyện, do đó yêu cầu

về chất lượng đội ngũ CBCC của huyện là khác so với ở cấp tỉnh hay cấp xã Đểtạo lập được một đội ngũ có chất lượng, ngoài việc làm tốt công tác tuyển dụng,tuyển chọn một đội ngũ có năng lực, có kiến thức và kỹ năng, thì công tác đào tạo,bồi dưỡng CBCC có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của độingũ này, đáp ứng yêu cầu công việc cả trong hiện tại và tương lai

Trang 36

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp huyện tại UBND huyện Duy Xuyênmuốn đạt hiệu quả phải dựa trên những căn cứ mang tính pháp lý, làm cơ sở chocho việc quản lý của huyện về đào tạo, bồi dưỡng Cụ thể các văn bản sau:

- Quyết định 874/TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 20/11/1996 về côngtác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước

- Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định số 874/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ, ngày 20/11/1996 về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và côngchức Nhà nước

- Quy chế đào tạo, bồi dưỡng CBCC, ban hành kèm theo Quyết định số161/2003/QĐ-TTg, ngày 04/08/2003 của Thủ tướng Chính phủ

- Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kếhoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2006-2010

- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 05/03/2010 về đào tạo,bồi dưỡng công chức

- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI năm 2011

- Quyết định 1374/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 12/08/2011 vềphê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC giai đoạn 2011-2020

- Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về ban hànhChương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011-2020

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp huyện tại UBND huyện Duy Xuyênmuốn đạt chất lượng, hiệu quả cần dựa trên những văn bản mang tính pháp lý đó

Trang 37

1.5.1 Singapore

Singapore quan niệm CBCC là chìa khóa thành công nên luôn coi trọng yếu

tố con người, trọng dụng nhân tài Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát huy cao

độ tiềm lực của con người phát triển được Chính phủ Singapore đặc biệt quan tâm.Điều đó được thể hiện trước hết ở việc đầu tư rất lớn cho đào tạo (xây dựng cơ sởvật chất, đội ngũ giáo viên, có chính sách ưu đãi như giáo dục phổ thông đượcmiễn phí bao gồm cả học phí, sách giáo khoa, môi trường, phí giao thông,…)

Singapore xác định chiến lược cán bộ thực hiện bằng kế hoạch đào tạo ngắnhạn, dài hạn, đào tạo kế nghiệp, bài bản, từ xa Thời gian đào tạo tối thiểu bắt buộc

là 100 giờ/năm đối với mỗi công chức, trong đó 60% nội dung đào tạo về chuyênmôn, 40% nội dung đào tạo liên quan đến phát triển Có nhiều khóa khác nhaudành cho các đối tượng:

- Khóa học làm quen với công việc dành công chức mới được tuyển dụnghoặc mới chuyển công tác từ nơi khác đến

- Khóa học cơ bản đào tạo để công chức thích ứng với công tác của mình, tổchức cho người mới tuyển dụng trong năm đầu tiên công tác

- Khóa học nâng cao đào tạo bổ sung giúp công chức đạt hiệu quả cao nhấttrong công việc

- Khóa học mở rộng tạo điều kiện cho công chức vượt ra khỏi công việc củamình, có thể làm các công việc liên quan khi cần thiết

- Khóa đào tạo tiếp tục không chỉ liên quan đến công việc hiện tại của côngchức mà còn nâng cao khả năng làm việc của người đó trong tương lai

Các khóa học này liên quan chặt chẽ tới cuộc đời chức nghiệp của công chức

và tới việc chỉ định vị trí công việc của công chức

Quá trình đào tạo, bồi dưỡng công chức Singapore được tiến hành qua 5

công đoạn:

- Công đoạn giới thiệu: Công đoạn này nhằm tổ chức cho nhân viên mới vềnhận việc từ 1 đến 3 tháng Phần này dành cho cả những người mới được chuyểncông tác từ nơi khác đến

Trang 38

- Công đoạn cơ bản: Là quá trình đào tạo để công chức thích ứng với vị trícông tác của mình, được tổ chức cho người mới tuyển dụng đến trong năm đầu tiêncông tác.

- Công đoạn nâng cao: Là việc đào tạo bổ sung, giúp công chức đạt hiệu quảcao nhất trong công việc, tổ chức hoạt động này trong 3 năm đầu công tác củacông chức

- Công đoạn mở rộng: Tạo điều kiện cho công chức vượt ra khỏi công việccủa mình, có thể làm được cả những công việc có liên quan khi cần thiết

- Công đoạn tiếp tục: Quá trình đào tạo này vừa liên quan đến công việc hiệntại của công chức, vừa nâng cao khả năng làm việc của công chức trong tương lai

Các công đoạn trên liên quan chặt chẽ đến suốt quá trình công tác của côngchức trong bộ máy HCNN Tùy theo yêu cầu của từng loại công việc mà có thểhợp nhất một vài công đoạn nói trên nhằm nâng cao khả năng đáp ứng của côngchức đối với công việc đó

1.5.2 Trung Quốc

Trung Quốc đánh giá cao vai trò, vị trí của đội ngũ công chức, coi công chức

là một lực lượng đặc biệt quan trọng của xã hội, là nhân tố chủ thể quyết định sựthành công hay thất bại của mọi công việc trong QLNN, là lực lượng đảm bảo cho

sự phát triển bền vững của nền hành chính của mỗi quốc gia

Đào tạo, bồi dưỡng công chức gồm 4 loại:

- Loại 1: Đào tạo, bồi dưỡng đối tượng công chức mới Đối với công chứcmới trúng tuyển thì phải tham gia lớp bồi dưỡng 10 ngày

- Loại 2: Đào tạo, bồi dưỡng cho những người nhận nhiệm vụ mới Thôngthường những người trước khi nhận nhiệm vụ mới phải tham gia khóa bồi dưỡng

- Loại 3: Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn

- Loại 4: Đào tạo, bồi dưỡng để cập nhật thông tin mới, do cơ quan chủ quản

tổ chức

Trung Quốc đặc biệt chú trọng nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất, nănglực chuyên môn cho đội ngũ công chức nhằm xây dựng một đội ngũ công chứcchuyên nghiệp và có chất lượng cao

Trang 39

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng công chức của Trung Quốc tập trung vào: lýluận xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc và chiến lược phát triển; quản lýHCNN trong nền kinh tế thị trường; quản lý vĩ mô nhà nước với những nội dung

cụ thể như thể chế hành chính, quyết sách hành chính, đào tạo và phát triển nhântài

Nội dung chương trình đào tạo chủ yếu được xây dựng dựa vào vị trí củatừng công chức để đào tạo, bồi dưỡng Thông thường một khóa học của công chứcbao gồm khóa học cơ bản và khóa học chuyên môn Trong đó, khóa học cơ bản đisâu vào các nội dung như: về học thuyết chính trị, về luật hành chính, về hànhchính công, về phát triển kinh tế - xã hội…; khóa học chuyên môn thường đượcthiết kế dựa vào các nhu cầu khác nhau của công chức ở các nhóm và các cấp khácnhau Tỷ lệ của các khóa học thường được sắp xếp là 30% cơ bản và 70% chuyênmôn Cấu trúc và thời lượng bài học có thể được sắp xếp: bài giảng là 70%, thảoluận và trao đổi là 10%, điều tra là 10%, giấy tờ và văn bản là 5%, các khóa họckinh nghiệm là 5%

Trung Quốc rất chú trọng rèn luyện năng lực thực hành của công chức trongthực tiễn, coi đây là một trong ba tố chất chủ yếu tạo nên phẩm chất công chức, đó

là trình độ lý luận chính trị, năng lực hoạt động thực tiễn và đức tính tự trọng, tựlập

1.5.3 Pháp

Nền hành chính của Pháp là một nền hành chính truyền thống, theo mô hìnhtập trung, một nền hành chính trung thành, công bằng và trong sạch (trung thànhvới Nhà nước, công bằng trong phục vụ nhân dân và trong sạch trong tài chính)

Các hình thức đào tạo công chức ở Pháp gồm có:

- Đào tạo ban đầu cho người mới được tuyển dụng

- Đào tạo thi nâng ngạch

- Đào tạo thường xuyên (trong đó công chức có thể chọn các loại đào tạo phùhợp với công tác, nguyện vọng của mình)

Trang 40

Hiện nay đào tạo thường xuyên được quan tâm, vì loại hình này đáp ứngđược với những thay đổi thường xuyên của môi trường làm việc trong quá trìnhnhất thể hóa châu Âu và sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

Những quy định đáng chú ý trong công tác đào tạo công chức ở Pháp:

- Công chức trong ba năm không được đào tạo, bồi dưỡng, thì có quyền đềnghị được đi đào tạo bồi dưỡng

- Công chức có quyền khiếu nại đề nghị giải thích vì sao họ không được điđào tạo sau ba năm làm việc

- Thời gian công chức tham gia đào tạo là thời gian làm việc của côngchức

- Công chức có thể xin nghỉ tạm thời để đi đào tạo, hoặc nghỉ không lương đểnghiên cứu hay chuẩn bị thi nâng ngạch

- Các cơ quan phải dành 3,8% quỹ lương cho đào tạo, thời gian dành cho đàotạo đối với công chức A, B là 5 ngày /năm, đối với công chức loại C là 6 ngày/năm

Ngày đăng: 23/08/2016, 16:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UBND HUYỆN DUY XUYÊN - Khóa luận tốt nghiệp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA UBND HUYỆN DUY XUYÊN (Trang 44)
Bảng 2.1: Số lượng cán bộ, công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Duy Xuyên - Khóa luận tốt nghiệp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ
Bảng 2.1 Số lượng cán bộ, công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Duy Xuyên (Trang 48)
Bảng 2.2: Tỷ lệ CBCC theo giới tính - Khóa luận tốt nghiệp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ
Bảng 2.2 Tỷ lệ CBCC theo giới tính (Trang 49)
Bảng 2.3: Tỷ lệ CBCC theo độ tuổi - Khóa luận tốt nghiệp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ
Bảng 2.3 Tỷ lệ CBCC theo độ tuổi (Trang 50)
Bảng 2.4: Tỷ lệ CBCC theo trình độ chuyên môn - Khóa luận tốt nghiệp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ
Bảng 2.4 Tỷ lệ CBCC theo trình độ chuyên môn (Trang 51)
Bảng 2.5: Tỷ lệ CBCC theo trình độ lý luận chính trị - Khóa luận tốt nghiệp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ
Bảng 2.5 Tỷ lệ CBCC theo trình độ lý luận chính trị (Trang 53)
Bảng 2.6: Tỷ lệ CBCC theo trình độ Quản lý nhà nước - Khóa luận tốt nghiệp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ
Bảng 2.6 Tỷ lệ CBCC theo trình độ Quản lý nhà nước (Trang 54)
Bảng 2.8: Tỷ lệ CBCC theo trình độ tin học - Khóa luận tốt nghiệp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ
Bảng 2.8 Tỷ lệ CBCC theo trình độ tin học (Trang 56)
Bảng 2.10: Các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do huyện Duy Xuyên tổ chức - Khóa luận tốt nghiệp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ
Bảng 2.10 Các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do huyện Duy Xuyên tổ chức (Trang 61)
Bảng 2.11: Số lượng CBCC tham gia đào tạo, bồi dưỡng năm 2012 - Khóa luận tốt nghiệp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ
Bảng 2.11 Số lượng CBCC tham gia đào tạo, bồi dưỡng năm 2012 (Trang 62)
Bảng 2.12: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp huyện trong 3 năm - Khóa luận tốt nghiệp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ
Bảng 2.12 Kết quả đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp huyện trong 3 năm (Trang 63)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w