1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chất dân gian trong truyện ngắn sơn nam

20 253 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 288,55 KB

Nội dung

Chính nguồn cội của tinh hoa và giá trị dân gian đó đã kết tinh và hòa quyện cùng tài năng và nhiệt huyết của nhà văn Sơn Nam để ông sáng tạo nghệ thuật trên những con chữ cho ra đời nhữ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Hoàng Thị Huế

CHẤT DÂN GIAN TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Hoàng Thị Huế

CHẤT DÂN GIAN TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS LÂM VINH

Thành phố Hồ Chí Minh – 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan những nội dung liên quan trong cuốn luận văn này là trung thực, rõ ràng, minh bạch, không sao chép ý tưởng:

- Tư liệu sử dụng hợp lệ, có trích dẫn đầy đủ, rõ ràng

- Nội dung trình bày; ý kiến đánh giá của bản thân là độc lập, tự chủ

Nếu có tranh chấp, kiện tụng gì liên quan đến sở hữu nội dung luận văn, tôi xin chịu trách nhiệm giải trình

Tp Hồ Chí Minh ngày 20/4/2014 Người thực hiện luận văn

Hoàng Thị Huế

Trang 4

LỜI CẢM ƠN!

Trải qua thời gian thực hiện, cuối cùng cuốn luận văn này cũng được hoàn thành Trong quá trình thực hiện, tôi đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ của các Quý thầy cô, cơ quan, tổ chức đoàn thể, gia đình và bạn bè

hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài luận văn này: TS Lâm Vinh Mặc dù thầy đã nghỉ

hưu, tuổi đã cao nhưng vẫn tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn

liệu, thông tin; sự quan tâm và tạo điều kiện của gia đình và cơ quan tôi đang công tác; cùng sự quan tâm, chia sẻ của bạn bè đồng nghiệp…

Trân trọng,

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN! 2

MỤC LỤC 3

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

3 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

5 Phương pháp nghiên cứu 12

6 Những đóng góp mới của luận văn 12

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 14

1.1 Giới thuyết về các khái niệm: dân gian, văn hóa dân gian, chất dân gian 14

1.1.1 Khái niệm dân gian 14

1.1.2 Khái niệm văn hóa dân gian 14

1.1.3 Khái niệm chất dân gian 17

1.2 Thể hiện chất dân gian trong hoạt động sáng tạo văn hóa – văn học nghệ thuật 19

1.2.1 Trong hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật quan phương, bác học 19

1.2.2 Trong một số loại hình nghệ thuật 20

1.2.3 Trong hoạt động văn học 25

1.3 S ơn Nam - nhà văn Nam Bộ 36

1.3.1 Tiểu sử 36

1.3.2 Sự nghiệp sáng tác 37

1.3.3 Nhà văn của đất Phương Nam(1) 39

CHƯƠNG 2 CHẤT DÂN GIAN TRONG NỘI DUNG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM 47

2.1 Nội dung tư tưởng và nội dung hiện thực 47

2.1.1 Động lực tình cảm – Cảm hứng chủ đạo 47

2.1.2 Tình người và triết lý nhân sinh 50

2.1.3 Hiện thực hôm nay và hiện thực xa xưa 56

2.2 Đất nước miền tây với góc nhìn dân gian 59

2.2.1 Trù phú, hoang sơ và bí ẩn 59

2.2.2 Sông nước, kênh rạch chằng chịt và mùa nước nổi 61

2.2.3 Đồng đất mênh mông, rừng rậm U Minh, cá nước chim trời 64

Trang 6

2.3 Sự thể hiện chất dân gian trong cuộc sống và con người 67

2.3.1 Cư dân “miền cố thổ” 67

2.3.2 Chất dân gian trong lao động sản xuất và nghề nghiệp mưu sinh 82

2.3.3 Những sắc thái đậm chất dân gian trong đời sống tinh thần 95

CH ƯƠNG 3 CHẤT DÂN GIAN TRONG NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN S ƠN NAM 107

3.1 Kết cấu và cốt truyện 107

3.1.1 Kết cấu theo lối truyện dân gian 107

3.1.2 Cốt truyện theo mô típ truyền thống 109

3.1.3 Sử dụng chuyện xưa tích cũ 112

3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 117

3.2.1 Hệ thống nhân vật 117

3.2.2 Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật 124

3.2.3 Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật 125

3.3 Giọng điệu và ngôn ngữ 127

3.3.1 Giọng điệu mang âm hưởng dân gian 127

3.3.2 Ngôn ngữ bình dân và phương ngữ Nam Bộ 129

3.3.3 Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao, câu đố 135

KẾT LUẬN 139

TÀI LIỆU THAM KHẢO 142

PHỤ LỤC 148

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 L ý do chọn đề tài

Tri thức dân gian, văn hóa dân gian, kinh nghiệm dân gian, triết lý dân gian… là những thuật ngữ và khái niệm vốn đã rất quen thuộc với mọi người Xã hội ngày càng phát triển và đã hình thành nên nền văn minh hiện đại với tất cả những gì tối tân của thời kỳ kỹ thuật công nghệ nhưng sự tồn tại và tác động của những gì thuộc về phạm trù tinh hoa của dân gian vẫn luôn có một vị trí và ảnh hưởng nhất định trong xã hội ngày nay và cả mai sau Một trong những lĩnh vực chịu sự ảnh hưởng và thể hiện rõ những gì thuộc về dân gian chính là văn học nghệ thuật Vì thế, không khó để chúng ta nhận thấy những “dấu tích” của dân gian trong các tác phẩm của các văn nhân thi sĩ, từ xa xưa cho đến hôm nay

Ảnh hưởng của dân gian không chỉ tác động trên tầm vĩ mô đối với nền văn hóa của mỗi dân tộc, đất nước mà còn tác động mạnh trên cả bình diện vi mô khi có ảnh hưởng sâu sắc đến mỗi cá nhân Có biết bao nhà văn hóa, thi sĩ, văn nhân, thậm chí cả các nhà khoa học tự nhiên cũng chịu ảnh hưởng từ cội nguồn, giá trị của dân gian Điều đó, chứng tỏ vị trí, vai trò và tầm ảnh hưởng của dân gian với xã hội, con người

Ở lĩnh vực văn học, một điều dễ nhận thấy là các nhà văn, nhà thơ lớn của đất nước cũng đồng thời là các nhà văn hóa lớn Xuất phát từ cội nguồn dân gian, hấp thụ những tinh túy và phát triển lên ở những tầng bậc khác nhau của giá trị văn hóa dân gian, các văn nhân, thi sĩ đã vận dụng linh hoạt và sáng tạo chất liệu dân gian trong các hoạt động sáng tạo nghệ thuật Các nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Bính… đều ít nhiều chịu sự ảnh hưởng từ văn hóa, văn học dân

gian Ví như trường hợp Nguyễn Du tác giả Truyện Kiều chẳng hạn, không khó để tìm thấy

những câu Kiều mang âm hưởng của ca dao, sử dụng thành ngữ, tục ngữ kiểu như “Êm đềm

trướng rủ màn che/Tường đông ong bướm đi về mặc ai; Phận sao phận bạc như vôi/ Đã

đành nước chảy hoa trôi lỡ làng; Ma đưa lối quỷ đưa đường/ Lại tìm những chốn đoạn

đường mà đi…

Sinh ra từ đất mẹ Kiên Giang - nơi có rừng U Minh bạt ngàn loài hoa tràm thoang thoảng, nơi có rặng dừa nước, rặng đước phương Nam, nơi quần tụ của chim nuông muôn loài… và hơn hết, nơi đó có những phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa đặc trưng của vùng đất cực Nam của Tổ Quốc, nơi có những con người “miệt vườn” chân chất, đôn hậu

Trang 8

mà hào sảng, nghĩa hiệp đã hun đúc và dệt vào tâm khảm Sơn Nam một tình yêu sâu sắc về vùng đất và con người Nam Bộ Chính nguồn cội của tinh hoa và giá trị dân gian đó đã kết tinh và hòa quyện cùng tài năng và nhiệt huyết của nhà văn Sơn Nam để ông sáng tạo nghệ thuật trên những con chữ cho ra đời những trang văn, những công trình nghiên cứu giá trị về mảnh đất này Chỉ có thể là một người con được sinh ra và lớn lên từ mảnh đất này, được nuôi dưỡng từ cội nguồn của dân gian, của dân tộc và cả những đặc trưng riêng của vùng đất Phương Nam cùng sự trải nghiệm qua bao cay đắng lẫn ngọt ngào nơi đây nhà văn mới

có thể viết lên những câu chữ chất chứa nỗi niềm như đã ngấm vào máu thịt và hơi thở:

“Phong sương mấy độ qua đường phố Hạt bụi nghiêng mình nhớ đất quê” [42, tr.7]

Sơn Nam không chỉ là nhà văn mà còn là nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử, tác phẩm của ông đa dạng từ truyện ngắn, tiểu thuyết, tạp văn, biên khảo, hồi ký Cùng với các nhà văn khác viết về Nam Bộ như Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc… Sơn Nam đã chung tay phác họa nên bức tranh thiên nhiên, con người mang đặc trưng văn hóa Nam Bộ, thổi làn gió mới vào diện mạo văn học của nước nhà Như nhà văn Vũ Đức Sao Biển đã nhận xét

“Tác phẩm, con người của nhà văn Sơn Nam đều thể hiện sâu sắc tính Nam Bộ ở từng câu,

từng chữ, từng lời, thấm đẫm hồn dân tộc Việt Nam” [68, tr.43]

Cả một đời trải qua 83 mùa nước nổi (tôi không dùng khái niệm mùa xuân để nói về cuộc đời Sơn Nam mà xin mạn phép được dùng khái niệm “mùa nước nổi” vì nhìn vào 83 năm ấy với bao thăng trầm, bao biến cố nhưng vẫn đong đầy một nguồn sống, sự dạt dào của tâm hồn và tài năng như những sản vật riêng có của mùa nước nổi miền Tây Nam Bộ quê hương ông) Sơn Nam đã cống hiến cả tài năng và tâm huyết để viết và nghiên cứu về mảnh đất, con người Nam Bộ Vì thế, đọc những trang văn của Sơn Nam ta như được sống trên chính mảnh đất với thiên nhiên, đất nước, con người, xã hội đậm chất dân gian, đặc biệt

là qua mảng truyện ngắn đã được ông sáng tác trong suốt mấy chục năm từ thời kỳ kháng

chiến đến tận sau này

Là một người đa tài, thành công trên nhiều lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật và nghiên cứu văn hóa, biên khảo lịch sử, nhưng có lẽ trước hết và nổi bật nhất ở Sơn Nam vẫn được người đọc nhắc đến chính là những truyện ngắn đã làm nên tên tuổi ông trên văn đàn như: Tập

truyện ngắn Hương rừng Cà Mau, tập truyện ngắn Hương Quê - Tây Đầu Đỏ và một số

truyện ngắn khác…

Tìm hiểu những truyện ngắn của Sơn Nam sẽ cho ta cái nhìn và những khám phá thú

vị về thiên nhiên, đất nước, con người, xã hội Nam Bộ với những dấu ấn đặc trưng của văn

Trang 9

hóa và đặc biệt là chất dân gian được biểu hiện, thấm đẫm trên từng trang viết như những

viên ngọc thô cần sự phát hiện của bạn đọc để viên ngọc ấy mãi sáng trong

Suốt cuộc đời phong trần trải qua nhiều biến cố nhưng Sơn Nam vẫn bền bỉ và dành trọn sáng tạo cho vùng đất và con người Nam Bộ Ông đã đi xa về với cõi vĩnh hằng nhưng đâu đó ở miệt U Minh, ở con những con phố Sài Gòn tấp nập hay trong mỗi câu chuyện người Nam Bộ kể nhau nghe vẫn như có bóng dáng và tâm hồn của nhà văn bởi với Sơn Nam cả cuộc đời và sự nghiệp của ông đều thuộc về mảnh đất Nam Bộ yêu thương này Và tất cả những gì thuộc về vùng đất này đã ngấm vào máu thịt ông như một lẽ thường tình Có

lẽ đó cũng là lý do mà người đời dành cho ông những tên gọi trìu mến như “Ông già đi bộ”,

“Nhà Nam Bộ học”, “Nhà văn miệt vườn”…

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày sách Sơn Nam (để bảo lưu giá trị tác phẩm của Sơn Nam, NXB Trẻ đã ký hợp đồng độc quyền phát hành toàn bộ các sáng tác của ông), vào tháng 12 năm 2012 vừa qua Nhà Xuất Bản Trẻ đã phát hành bộ sách của Sơn Nam bao gồm ở các thể loại truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, biên khảo, hồi ký… Đây là cơ hội để độc giả yêu mến Sơn Nam có dịp được tìm hiểu thêm về các tác phẩm của ông và cũng là một cách

khẳng định lại giá trị và tầm vóc của một nhà văn lớn trên văn đàn Nam Bộ và của cả nước

Cũng như bao đọc giả khác, tôi đã được biết và đọc những tác phẩm của nhà văn Sơn Nam từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường Những trang viết của nhà văn Sơn Nam đã đưa tôi đến với bao điều thú vị của vùng đất phương Nam xa xôi, để rồi đó có thể là một trong vô vàn lý do để tôi gắn bó với vùng đất này Xuất thân là một cử nhân Ngữ văn với công việc hiện tại trong lĩnh vực truyền thông, báo chí tôi đã may mắn được đi và tiếp xúc với khá nhiều vùng đất và con người trên dải đất hình chữ S thân yêu Thêm một lần đi là một lần khám phá và học hỏi, với ước mong sẽ có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về các giá trị văn hóa truyền thống, kho tàng giá trị quý báu của dân gian, văn hóa các vùng miền của đất nước bổ trợ cho công việc và đó cũng là niềm yêu thích của bản thân đã đưa tôi đến quyết định chọn

đề tài bảo vệ luận văn Cao học chuyên ngành Lí luận Văn học “Chất dân gian trong truyện

ngắn Sơn Nam”

2 M ục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích

Thông qua các truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam, người viết sẽ đi sâu tìm hiểu chất dân gian đã được nhà văn thể hiện trong các tác phẩm Từ đó, để hiểu hơn về vùng đất, con người nơi đây, thêm yêu và quý trọng những đức tính đã góp phần làm nên giá trị đặc trưng

Trang 10

của vùng đất Nam Bộ Không dừng lại ở đó, luận văn này cũng nhằm mục đích đi sâu tìm hiểu lý giải sự thành công và sức hút của truyện ngắn Sơn Nam dưới góc độ lí luận văn học

Dù đã ra đời trên dưới nửa thế kỷ nhưng đến hôm nay các tác phẩm truyện ngắn của Sơn Nam vẫn có sức hấp dẫn đặc biệt với bạn đọc gần xa và các nhà nghiên cứu Một trong những điều tạo nên sự lôi cuốn và sức sống diệu kỳ của truyện ngắn Sơn Nam chính là ở trong các truyện ngắn đó người đọc tìm được những giá trị, tri thức, chân lý và sắc màu văn hóa mang đậm chất dân gian Những câu chuyện với những con người mang trong mình

tính cách huyền bí, nghĩa khí như ông Năm trong Bắt sấu rừng U Minh Hạ hay Bác vật xà

trong truyện ngắn Con Bảy đưa đò và cả ở những con người chân chất đôn hậu mà ta đã

được thấy trong hàng loạt nhân vật trong các truyện ngắn của Sơn Nam đều có sức lôi cuốn rất riêng và chợt nhận ra đâu đó, trong những khía cạnh, những nhân vật đó là sự cụ thể hóa, văn chương hóa những con người lao động bình dân; hoặc cũng có khi là bóng dáng của những sự tích, điển cố hay nhân vật đã từng tồn tại trong đời sống của dân gian Người đọc

đi từ thú vị này đến ngạc nhiên thích thú khác chính từ những câu truyện mà nhà văn Sơn Nam đã kể lại thật giản dị, tự nhiên mà cũng đầy “điệu nghệ”

Vì thế, hơn hết thông qua đề tài này, luận văn cũng có mục đích đi vào tìm hiểu biểu hiện và tầm ảnh hưởng của chất dân gian trong truyện ngắn Sơn Nam Sự gợi mở luôn là cái kết tuyệt vời và sáng tạo mà những nhà văn tài năng để lại cho người đọc Có thể đích đến hữu hình thì chỉ có một nhưng cái đích vô hình thì không thể cân, đo, đong đếm được bởi nó còn tùy vào góc độ nhìn nhận và ứng dụng của người tiếp nhận Và đó cũng là một trong những mục đích khi tôi quyết định chọn đề tài này Tôi tin, những giá trị của kho tàng văn hóa, tri thức dân gian luôn có sức sống mãnh liệt và sự ảnh hưởng đến đời sống của xã hội

và con người

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn này tập trung vào những nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu các khái niệm về dân gian liên quan đến đề tài: dân gian, văn hóa dân gian, chất dân gian

- Chỉ ra những biểu hiện và tập trung đi sâu vào tìm hiểu chất dân gian trong truyện ngắn của Sơn Nam

Trang 11

- Trên cơ sở những phân tích, kiến giải và luận cứ đó luận văn sẽ đánh giá thành công của chất dân gian trong truyện ngắn Sơn Nam

- Phác thảo đôi nét về đặc trưng văn hóa và con người vùng đất phía Nam của Tổ quốc

- Để làm được những điều trên, luận văn cũng có nhiệm vụ vận dụng các cơ sở lí luận văn học và thực tiễn xã hội để đề tài nghiên cứu đạt kết quả tốt nhất

3 L ịch sử vấn đề nghiên cứu

Là một nhà văn lớn, lẽ dĩ nhiên đã có nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết về nhà văn Sơn Nam Trong khuôn khổ của đề tài luận văn này, tôi chỉ xin đề cập đến một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Trước hết là các ý kiến đánh giá, những công trình nghiên cứu của các học giả, đồng nghiệp, bạn bè của nhà văn Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu (một người rất gắn bó với Sơn Nam) trong cuộc hội thảo 50 năm sách Sơn Nam do NXB Trẻ phối hợp với Hội nhà văn TP.HCM, đề dẫn:

Rời quê nhà U Minh lên Sài Gòn vào năm 1954, nhà văn Sơn Nam mưu sinh bằng nghề cầm bút, cộng tác viết báo với nhà văn Bình Nguyên Lộc, viết văn với nhà văn Ngọc

Linh, Tô Nguyệt Đình… Năm 1960, ông đã viết cuốn Tìm hiểu đất Hậu Giang, được tái bản

đến lần thứ ba, song trong lòng bạn đọc miền Nam lúc đó, Sơn Nam vẫn là một nhà khảo

cứu nghiệp dư Phải đến năm 1962, khi những truyện ngắn Con Bảy đưa đò, Tình nghĩa

Quốc văn giáo khoa thư, Bắt sấu rừng U Minh Hạ, Mùa len trâu, Bác vật xà bông, Hát bội giữa rừng… của nhà văn Sơn Nam được in dần trên các báo và được Nhà xuất bản Phù Sa

tập hợp thành tập truyện Hương rừng Cà Mau thì tên tuổi nhà văn Sơn Nam mới được văn

đàn Sài Gòn công nhận” [Tuoitre.vn]

Nhà văn Lê Văn Thảo – chủ tịch Hội nhà văn TP.HCM cũng đã viết “Sơn Nam là nhà văn đồng quê… Toàn bộ các tác phẩm của ông làm thành một cuốn “địa phương chí”

đồ sộ, phong phú, đa dạng về khối lượng, thẫm đẫm tình quê hương đất nước cũng đậm đà hơi thở đồng quê…” [28, tr.18]

Nhà thơ Hà Huy Hà (Kiên Giang) là một người bạn, đồng nghiệp, đồng hương rất thân thiết với Sơn Nam nói đã nói về vai trò và tầm ảnh hưởng của văn hóa miệt vườn với các sáng tác của Sơn Nam như sau: “Văn hóa văn minh miệt vườn vẫn ăn rễ từ nông thôn,

từ lễ hội Cúng kỳ yên ở đình là lễ hội lớn ở thôn quê Nơi nào có đền thờ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đều được Sơn Nam thăm viếng và chiêm bái” [28, tr.55]

Ngày đăng: 23/08/2016, 16:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w