1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Quy hoạch huyện tam đảo đến 2020

138 1,6K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 1,8 MB

Nội dung

Để huyện Tam Đảo có thể khai thác những tiềm năng và lợi thế trong điều kiện mới, hoà nhập vào vào quá trình phát triển Kinh tế Xã hội chung của Tỉnh, phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, việc triển khai xây dựng “ Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế Xã hội huyện Tam Đảo đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN TAM ĐẢO

-* -QUY HOẠCH TỔNG THỂ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TAM ĐẢO

ĐẾN 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Trang 2

Uỷ ban nhân dân huyện - huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc.

3 Cơ quan tư vấn:

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

4 Cơ quan phối hợp thực hiện đề án:

Các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Vĩnh Phúc có liên quan

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2010 Tam Đảo, ngày 28 tháng 12 năm 2010

Cơ quan tư vấn Chủ đầu tư

Đại học Kinh tế Quốc dân UBND Huyện Tam Đảo

Hiệu trưởng Chủ tịch

GS.TS Nguyễn Văn Nam Phạm Quang Nguyên

Trang 4

MỤC LỤC

1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH QUY HOẠCH -6

2 NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH -7

3 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH -8

3.1 Mục đích quy hoạch 8

3.2 Yêu cầu quy hoạch 8

3.3 Phạm vi quy hoạch 9

3.4 Phương pháp quy hoạch 9

PHẦN 1 10

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ VÀ ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TAM ĐẢO GIAI ĐOẠN 2004-2010 10

1 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN ĐẾN 2020 -10

2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN THỜI KỲ 2004-2010 -19

PHẦN 2 54

DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ XÂY DỰNG QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TRONG KỲ QUY HOẠCH 54

1 DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN THỜI KỲ QUY HOẠCH -54

2 CÁC QUAN ĐIỂM MANG TÍNH CHỈ ĐẠO VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN TRONG THỜI KỲ QUY HOẠCH -58

PHẦN 3 .63

XÂY DỰNG CÁC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TAM ĐẢO ĐẾN NĂM 2020 63

1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020 -63

2 XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG ÁN TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ -64

3 LỰA CHỌN CÁC KHÂU ĐỘT PHÁ VÀ CÁC SẢN PHẨM MŨI NHỌN -70

4 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ -70

5 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI -93

6 QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT -101

7 MÔI TRƯỜNG SINH THÁI -106

8 TỔ CHỨC BỐ TRÍ KHÔNG GIAN LÃNH THỔ VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT -110

9 CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN -117

9.1 CÁC DỰ ÁN VỀ XÂY DỰNG QUY HOẠCH -117

9.2 CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỤ THỂ -117

PHẦN 4 118

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI THEO TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 118

1 MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI -119

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, CÁC LĨNH VỰC -120

PHẦN 5 123

Trang 5

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TAM ĐẢO GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM

2030 123

1 GIẢI PHÁP VỀ ĐẦU TƯ -123

2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC -129

3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG -130

4 GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG -131

5 GIẢI PHÁP VỀ ĐỔI MỚI CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC -133

6 TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH -134

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 136

1 KẾT LUẬN -136

2 KIẾN NGHỊ -137

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI TIẾN HÀNH QUY HOẠCH

Tam Đảo là huyện nằm phía Đông - Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, gần ngã ba ranh giới của tỉnh Vĩnh Phúc với hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên Trên địa bàn huyện có ngọn núi Tam Đảo cao 1.310 m Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 23.587,62 ha, trong đó đất sản xuất nông, lâm, thuỷ sản là 19.020,42 ha, đất sản xuất nông nghiệp là 4.374,07 ha, đất trồng cây hàng năm là 3.179,21 ha Đất lâm nghiệp là 14.618,35 ha Đất phi nông nghiệp 4.472,02 ha Đất chưa sử dụng là 119,27 ha Dân số trung bình năm 2010 ước là 71.528 người, mật độ trung bình

303 người/km2

Huyện Tam Đảo cũ được thành lập theo Quyết định số 178-CP ngày

5-7-1977 của Hội đồng Chính phủ, do hợp nhất huyện Lập Thạch với huyện Tam Dương Ngày 26-2-1979, chia huyện Tam Đảo thành 2 huyện Tam Đảo và Lập Thạch Ngày 9-6-1998, lại tách huyện Tam Đảo thành 2 huyện Tam Dương và Bình Xuyên Như vậy đến thời điểm này, huyện Tam Đảo không còn tồn tại

Huyện Tam Đảo mới thành lập theo nghị định số 153/2003/NĐ-CP, ngày 9 tháng 12 năm 2003 của chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trên cơ sở các xã: Yên Dương, Đạo Trù, Bồ Lý của huyện Lập Thạch, các xã: Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu của huyện Tam Dương, xã Minh Quang của huyện Bình Xuyên và thị trấn Tam Đảo của thị xã Vĩnh Yên

Tam Đảo là huyện có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá, du lịch, khoa học kỹ thuật, sản xuất giữa các vùng Trung du miền núi với Đồng bằng, giữa nông thôn với thành thị trong phạm vi tỉnh Vĩnh Phúc và cả nước Trong những năm qua nền kinh tế của huyện đã có những chuyển biến đáng kể Những lợi thế về đất đai, rừng, nguồn nước và lao động đã tạo nên cho Tam Đảo bước đi vững chắc trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện khá cao, nhất là du lịch Các lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ An toàn xã hội, an ninh chính trị được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện

Năm 2005, sau khi chia tách, điều chỉnh địa giới, huyện Tam Đảo đã tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội Tuy nhiên, đứng trước tình hình mới, huyệnTam Đảo có nhiều biến động cần phải điều chỉnh, tổ chức bố trí lại mọi nguồn lực để phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để chỉ đạo và điều hành quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện theo hướng khai thác các tiềm năng và lợi

Trang 7

thế của địa phương, là căn cứ để xây dựng các kế hoạch 5 năm, 10 năm và là cơ

sở để xác định các chỉ tiêu trong các kỳ Đại hội Đảng bộ các cấp

Để huyện Tam Đảo có thể khai thác những tiềm năng và lợi thế trong điều kiện mới, hoà nhập vào vào quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội chung của Tỉnh,

phù hợp với điều kiện cụ thể của mình, việc triển khai xây dựng “ Quy hoạch

tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội huyện Tam Đảo đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030" là cần thiết và cấp bách.

2 NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH

- Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 1 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển Kinh tế - Xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010

- Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ đến năm 2010; vùng Đồng bằng sông Hồng đến 2010

- Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội

- Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu

tư về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

- Quyết định số 99/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 14/7/2008 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XV

- Quyết định số 2202 QĐ- UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về phê duyệt nhiệm vụ và kinh phí quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Tam Đảo đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới

- Các Nghị quyết 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63, 64 và 65 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khóa XIV về quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch các ngành, các lĩnh vực của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 như: công nghiệp, nông, lâm nghiệp, giao thông, du lịch, viễn thông, đô thị, điểm dân cư, phát triển nhà ở, công nghệ thông tin

- Các quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch các ngành, lĩnh vực của Vĩnh Phúc đến năm 2020 như: Công nghiệp, Nông, Lâm nghiệp, Giao thông, Du lịch, Viễn thông, Đô thị, Điểm dân cư, Phát triển nhà ở, Công nghệ thông tin

- Nghị quyết 03-NQ/TU Vĩnh Phúc ngày 27 tháng 12 năm 2006 về phát

Trang 8

triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020.

- Nghị quyết 06/TU ngày 25 tháng 2 năm 2008 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến 2015, định hướng đến 2020

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tam Đảo lần thứ II, nhiệm kỳ 2015

2011 Nghị quyết Hội đồng nhân dân huyện Tam Đảo và báo cáo thường niên của UBND huyện Tam Đảo về tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện

- Thực trạng và yêu cầu phát triển Kinh tế - Xã hội huyện Tam Đảo trong những năm trước mắt và đến năm 2020

3 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH

3.1 Mục đích quy hoạch

Trên cơ sở vận dụng, quán triệt đường lối chủ trương chính sách của Đảng

và Nhà nước, của tỉnh Vĩnh Phúc về phát triển Kinh tế - Xã hội, các Nghị quyết của huyện ủy, HĐND, UBND huyện từ ngày thành lập đến nay, việc tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện Tam Đảo đến 2020 nhằm mục đích:

- Bảo đảm mục tiêu, định hướng phát triển quy hoạch đề ra phù hợp với xuất phát điểm, tiềm năng nội lực và các nhân tố mới xuất hiện tác động đến thực trạng tình hình phát triển Kinh tế - Xã hội của Huyện

- Tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội dài hạn, ngắn hạn, tận dụng được các cơ hội hợp tác và đầu tư để thúc đẩy Kinh tế - Xã hội Huyện phát triển, chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực và đạt hiệu quả cao, ổn định, vững chắc phù hợp với xu thế hội nhập

- Giúp các xã, thị trấn trong Huyện, nhân dân và các nhà đầu tư nắm bắt rõ mục tiêu, yêu cầu phát triển Kinh tế - Xã hội của Huyện, thu hút và khuyến khích mọi nguồn lực trong và ngoài Huyện cho đầu tư xây dựng và phát triển Kinh tế -

Xã hội Có định hướng quy hoạch không gian xây dựng các cơ sở hạ tầng, khu dân cư theo mô hình vừa hiện đại, vừa phù hợp với điều kiện thực tế của Huyện

3.2 Yêu cầu quy hoạch

- Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội huyện phải phát huy được lợi thế so sánh của Tam Đảo, khai thác được mọi nguồn lực trong và ngoài huyện

để phát triển Kinh tế - Xã hội nhanh, mạnh và vững chắc

- Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội huyện phải phù hợp với

Trang 9

quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội và các quy hoạch chuyên ngành của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020.

- Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội huyện phải đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái

- Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội huyện phải phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển của một huyện miền núi trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa

- Trong Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội huyện phải xây dựng được các mục tiêu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Huyện theo các mốc 2015, 2020 và tầm nhìn 2030; phải tập trung vào những vấn đề then chốt: quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển, các giải pháp về cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện; các chương trình và dự án đầu tư quan trọng

3.3 Phạm vi quy hoạch

- Nghiên cứu, quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội trên toàn địa bàn huyện Tam Đảo

- Mốc thời gian nghiên cứu:

+ Đánh giá hiện trạng tình hình phát triển kinh tế xã hội từ 2004-2010, tập trung thời kỳ 2006-2010

+ Các nội dung chỉ tiêu của quy hoạch được tính cho cả thời kỳ và theo từng mốc đến 2015 và 2020

3.4 Phương pháp quy hoạch

- Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

- Phương pháp dự báo

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp chuyên gia qua tư vấn và hội thảo

- Các phương pháp toán và sử dụng các công cụ tin học

Trang 10

PHẦN 1 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ VÀ ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TAM ĐẢO GIAI ĐOẠN 2004-2010

1 ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN ĐẾN 2020

1.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình

Tam Đảo là huyện được tái lập ngày 1/1/ 2004, trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, thị trấn thuộc huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Lập Thạch và thị xã Vĩnh Yên Hiện tại, huyện Tam Đảo có 9 đơn vị hành chính cấp

xã (thị trấn) là Đại Đình, Tam Quan, Hồ Sơn, Hợp Châu, Yên Dương, Đạo Trù,

Bồ Lý, Minh Quang và thị trấn Tam Đảo

Về vị trí địa lý: Tam Đảo nằm ở phía Đông - Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, gần ngã

ba ranh giới của Vĩnh Phúc với hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên Phía Đông Nam và Nam của huyện Tam Đảo giáp huyện Bình Xuyên, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tam Dương, phía Tây giáp huyện Lập Thạch, phía Tây Bắc giáp huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang, phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên Tam Đảo cách Thành phố Vĩnh Yên 10 km và cách Thành phố Hà Nội 70 km, những nơi có dân số đông, có sự phát triển kinh

tế năng động, có sức lan tỏa lớn Vì vậy, Tam Đảo có những điều kiện nhất định trong việc khai thác các tiềm năng về khoa học công nghệ, về thị trường cho các hoạt động nông, lâm sản, du lịch và các hoạt động kinh tế khác

Về địa hình: Tam Đảo là huyện miền núi, nằm trên phần chính, phía Tây Bắc của dãy núi Tam Đảo, nơi bắt nguồn của sông Cà Lồ (sông này nối với sông Hồng và sông Cầu) Địa hình của Tam Đảo khá phức tạp, đa dạng vì có cả vùng cao và miền núi, vùng gò đồi và vùng đất bãi ven sông Vùng miền núi và núi cao với diện tích khoảng 11.000 ha, chủ yếu do Vườn Quốc gia Tam Đảo và Lâm trường Tam Đảo quản lý Diện tích còn lại bao gồm các vùng núi thấp, vùng bãi

do các xã quản lý và sử dụng

Các vùng của huyện chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, mỗi vùng đều có những điều kiện tự nhiên, những nguồn lực kinh tế đặc thù tạo nên những sắc thái riêng trong phát triển Kinh tế - Xã hội, nhất là kinh tế nông, lâm nghiệp

và dịch vụ du lịch Tam Đảo nổi bật với địa hình vùng núi bởi dãy núi Tam Đảo, vùng rừng quốc gia tạo cảnh quan và những điều kiện đặc thù về yếu tố lịch sử, tín ngưỡng cho sự phát triển du lịch, nhất là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái

và du lịch tâm linh

Trang 11

1.1.2 Khí hậu, thời tiết

Do địa hình phức tạp, nhất là sự khác biệt về địa hình giữa vùng núi cao với đồng bằng thấp ven sông nên khí hậu, thời tiết của huyện Tam Đảo được chia thành 2 tiểu vùng rõ rệt (các tiểu vùng về khí hậu, không trùng với địa giới hành chính cấp xã) Cụ thể:

Tiểu vùng miền núi, gồm toàn bộ vùng núi Tam Đảo thuộc trị trấn Tam Đảo và các xã Minh Quang, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình 180C-190C, độ ẩm cao, quanh năm có sương mù tạo cảnh quan đẹp Khí hậu tiểu vùng miền núi mang sắc thái của khí hậu ôn đới, tạo lợi thế trong phát triển nông nghiệp với các sản vật ôn đới và hình thành các khu nghỉ mát, phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng vào mùa hè

Tiểu vùng khí hậu vùng thấp, bao gồm phần đồng bằng của các xã Minh Quang, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình, Đạo Trù và toàn bộ diện tích của các xã còn lại Tiểu vùng khí hậu của vùng mang các đặc điểm khí hậu gió mùa nội chí tuyến vùng Đông Bắc Bắc Bộ Nhiệt độ của tiểu vùng trung bình ở mức 220C-

230C, độ ẩm tương đối trung bình khoảng 85-86%, lượng mưa trung bình 2.570 mm/năm và thường tập trung vào tháng 6 đến tháng 9 trong năm

Tam Đảo nằm trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc nên chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới gió mùa ẩm Mưa bão có sự tác động tiêu cực đến sản xuất và đời sống Chế độ gió theo mùa, mùa hè chủ đạo là gió Đông Nam, mùa đông chủ đạo là gió mùa Đông Bắc

Đánh giá chung, khí hậu của Tam Đảo tương đối thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp Đặc biệt, vùng núi Tam Đảo có khí hậu lý tưởng cho phát triển sản phẩm nông nghiệp ôn đới, phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng Tạo nên sắc thái riêng trong phát triển kinh tế xã hội của Tam Đảo so với các huyện khác của tỉnh Vĩnh Phúc

1.1.3 Tài nguyên đất

- Về số lượng: Theo số liệu kiểm kê năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của huyện Tam Đảo là 23.587,62 Đất nông, lâm, thủy sản là 19.020,42 ha chiếm 82,64% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 4.374,07

ha, chiếm 18,54% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp rất lớn với 14.618,35 ha, chiếm 61,97% Trong đất nông, lâm, thủy sản, đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 22,99%, trong khi đất lâm nghiệp chiếm 77,01%

Đáng lưu ý là, trong đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm có 3.179,21 ha, chiếm 72,68%, trong đó đất trồng lúa là 2.618,96 ha, chiếm 82,38%, đất trồng cây hàng năm Đất cây lâu năm là 1.194,86 ha, chiếm 27,32% diện tích

Trang 12

đất sản xuất nông nghiệp Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản chỉ có 28,00 ha trong khi diện tích mặt nước chuyên dùng lên đến 1.624,82 ha

Bảng 1.1 Tình hình đất đai của huyện Tam Đảo 2005-2010

b Đất trồng cây lâu năm 1.201,26 1.201,19 1.187,68 1.194,86

2 Đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 30,99 34,03 33,59 28,00

3 Đất sản xuất lâm nghiệp 14.822,21 14.804,90 14.704,33 14.618,35 Đất rừng sản xuất 1.753,65 1.742,04 1.693,09 1.752,28

3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 11,06 11,06 39,64 55,01

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 90,18 90,03 90,07 90,64

5 Đất sông suối và mặt nước CD 1.626,58 1.626,61 1.635,00 1.624,82

III Đất chưa sử dụng 120,43 120,15 119,27 95,18

1 Đất đồi núi chưa sử dụng 73,48 72,95 73,40 72,80

Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tài liệu phục vụ Quy hoạch.

Trong 14.618,35 ha đất lâm nghiệp, đất rừng sản xuất chỉ có 1.752,28 ha, đất rừng phòng hộ có 537,66 ha, đất rừng đặc dụng lên đến 12.328,41 ha Đây là tiềm năng quý, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề bảo vệ trong phát triển kinh tế

Trong tổng 4.472,02 ha đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng của Huyện

có 2.277,33 ha, chiếm 9,65 % đất tự nhiên và 50,92% tổng diện tích đất phi nông

Trang 13

nghiệp Trong diện tích đất chuyên dùng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp mới có 209,34 ha và khả năng mở rộng còn lớn, vì diện tích đất nằm ở trung tâm Huyện và đất ven các khu giao thông, đất xây dựng các công trình du lịch còn nhiều Đất ở có 424,02 ha, trong đó đất ở đô thị mới có 4,3 ha, chiếm 1,02% đất ở toàn Huyện Đất chưa sử dụng còn 95,18 ha, trong đó đất đồi núi chưa sử dụng là 73,4 ha, đất bằng chưa sử dụng 20,56 ha, núi đá không có rừng cây là 1,82 ha.

Với quỹ đất như trên, bình quân diện tích đất tự nhiên trên đầu người khá thấp (khoảng 0,36 ha) Nhưng do đã giao cho Vườn Quốc gia Tam Đảo, Lâm trường Tam Đảo và các tổ chức khác trên địa bàn nên thực tế diện tích sản xuất bình quân đầu người ở Tam Đảo cũng thấp hơn Đây là một sức ép rất lớn trong phát triển kinh tế-xã hội vì phần lớn dân số và lao động trong huyện đang thu hút vào lĩnh vực nông nghiệp

- Về chất lượng: Trên địa bàn huyện Tam Đảo có các loại đất chính như đất

đồi núi, đất phù sa cổ ven sông, đất dốc tụ ven đồi, núi Nhìn chung chất lượng đất đai của Tam Đảo không thuộc loại cao Đất đồi núi tuy hàm lượng mùn cao, nhưng địa hình dốc, chia cắt và hay bị rửa trôi Đất phù sa cổ ven sông nhiều năm không được bồi đắp nên độ màu mỡ tự nhiên kém Năng suất cây trồng không cao Tình trạng chất lượng đất đai trên đặt ra các vấn đề trong sử dụng như: cần đầu tư trong thâm canh sử dụng đất trong nông nghiệp đầu tư cải tạo mặt bằng, xây dựng các nền móng vững chắc trong xây dựng các cơ sở hạ tầng và các công trình sản xuất phi nông nghiệp, dân dụng

- Về biến động: đất nông nghiệp giảm từ 19.569.88 ha năm 2005 xuống

19.020,42 năm 2010, tức giảm 549,46 ha Giảm mạnh nhất là đất sản xuất nông nghiệp giảm 318,83 ha, trong đó, đất lúa giảm tới 220,22 ha, đấy trồng cây hàng năm khác giảm 92,21 ha, đất trồng cây lâu năm giảm 6,4 ha Đất lâm nghiệp giảm 203,86 ha, trong đó đất rừng sản xuất giảm 60,56 ha Diện tích đất nông, lâm nghiệp giảm là do sự chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp, làm diện tích đất phi nông nghiệp tăng 589,23 ha, trong đó tăng nhiều nhất là đất chuyên dùng (tăng 531,52 ha), trong đó chủ yếu là tăng diện tích đất có mục đích công cộng (tăng 198,31 ha) Trong giai đoạn 2005-2010, đã đưa thêm được 25,25 ha đất chưa sử dụng vào sử dụng

1.1.4 Khoáng sản

Huyện Tam Đảo không có nhiều tài nguyên khoáng sản Trên địa bàn huyện có cát, sỏi ở các xã ven sông Phó Đáy có thể khai thác làm vật liệu xây dựng; có quặng sắt và 2 mỏ đá ở xã Minh Quang với trữ lượng có thể khai thác

Trang 14

trong vài chục năm, nhưng đang gây ô nhiễm và đặc biệt là ảnh hưởng đến cảnh quan, sự an toàn trong hoạt động du lịch của Huyện.

Tiềm năng khoáng sản ít là yếu tố bất lợi, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh

tế chung của Huyện, nhất là công nghiệp khai khoáng Nhưng lại là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của Tam Đảo với tư cách là Huyện lấy dịch vụ, trong đó dịch vụ du lịch làm trọng tâm trong phát triển kinh tế xã hội của Huyện Bởi vì, khai thác và chế biến khoáng sản tạo ô nhiễm, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch

1.1.5 Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp bởi các sông, suối và ao, hồ Tam Đảo có sông Phó Đáy chạy theo chiều dài huyện từ Bắc xuống Nam và tạo thành gianh giới Tam Đảo với Tam Dương và nhiều suối nhỏ ven các chân núi Những năm gần đây rừng được bảo vệ và khôi phục nên nguồn sinh thủy được cải thiện, nguồn nước tương đối dồi dào

Để dự trữ nước, huyện Tam Đảo đã xây dựng hệ thống hồ nước dung tích lớn phục vụ cho phát triển sản xuất như: Hồ Xạ Hương dung tích 12,78 triệu m3,

hồ Làng Hà 2,3 triệu m3, hồ Vĩnh Thành 2 triệu m3, hồ Bản Long… Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, nguồn nước từ các suối của rừng Quốc gia Tam Đảo có chất lượng tốt có thể khai thác phục vụ cho sản xuất, thậm chí có thể xử

lý để cấp nước phục vụ cho sinh hoạt

- Nguồn nước ngầm: Hiện chưa có nghiên cứu tổng thể về nước ngầm trên địa bàn Huyện, nhưng qua khảo sát cho thấy, chất lượng nước ngầm ở các giếng khoan của nhân dân khá tốt Điều đó có thể cho phép nhận định nguồn nước ngầm ở Tam Đảo tương đối dồi dào, đảm bảo chất lượng để khai thác nước sinh hoạt phục vụ nhu cầu dân cư trong Huyện

1.1.6 Cảnh quan môi trường

Tam Đảo là tên gọi của 3 đỉnh núi cao (so mặt nước biển): Thiên Thị (1.375m) Thạch Bàn (1.388m) Phù Nghĩa (1.375m) Dãy núi Tam Đảo kéo dài trên 80km, với khoảng 20 đỉnh núi cao, cao nhất là đỉnh Tam Đảo Bắc (1.592m)

Huyện Tam Đảo có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp, có thế mạnh trong phát triển phát triển du lịch và xây dựng các khu nghỉ mát cuối tuần như: Vùng núi tự nhiên Tam Đảo quanh năm có mây mù bao phủ tạo ra cảnh quan thiên nhiên nên thơ, huyền bí Có các công trình tự nhiên và nhân tạo, tạo cảnh quan đẹp như: Một số thác nước và mặt nước các công trình thuỷ lợi Thác Bạc, Thậm Thình, Hồ Xạ Hương, Hồ Vĩnh Thành Cột phát sóng truyền hình Tam Đảo ở độ cao trên 1200m là một công trình kiến trúc ở độ cao độc nhất vô nhị tại Việt Nam

có thể phát triển thành khu tham quan du lịch Ngoài ra, trong vùng còn có, các

Trang 15

khu rừng tự nhiên, có vườn quốc gia Tam Đảo rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái.

Từ điều kiện thời tiết, khí hậu và các cảnh quan tự nhiên đẹp, đầu thế kỷ

XX, người Pháp đã phát hiện và xây dựng ở vùng núi Tam Đảo một khu nghỉ mát

ở độ cao 900 - 950m và từ đó đến nay, Tam Đảo đã trở thành một địa danh du lịch nổi tiếng ở Việt Nam

1.2 Đặc điểm về Kinh tế - Xã hội

1.2.1 Đặc điểm về dân số và nguồn nhân lực

Năm 2010 dân số của toàn huyện Tam Đảo là 71.528 người, mật độ dân số trung bình là 303 người/km2, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 41,9% So với các huyện, thành phố khác trong tỉnh Vĩnh Phúc, Tam Đảo là một trong các huyện có mật độ dân số thấp Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, tập trung cao ở các xã vùng thấp và thưa thớt tại vùng thị trấn Tam Đảo, các thôn, xóm vùng ven núi của các xã vùng Đồng bằng

Bảng 1.2: Biến động nguồn lao động huyện Tam Đảo giai đoạn 2004-2010

Đơn vị: người

Chỉ tiêu 2004 2005 2009 2010 2015 2020 1.Tổng dân số 67.235 67.990 70.694 71.528 75.734 80.187

2 Tổng LĐ đang làm việc 31.197 32.002 34.136 34.579 37.252 40.132

5

19.92 1

17.95 6

18.18 9

19.77 4

20.04 7

3

2

3 Chất lượng nguồn lao động

9

30.82 1

31.16 6

29.39 2

26.07 6

24.07 9

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tài liệu phục vụ Quy hoạch

Trang 16

Tam Đảo là huyện miền núi mới được tái lập, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu, trình độ dân trí còn thấp và chưa đồng đều, nhất là đối với đồng bào dân tộc sống ở vùng núi Tỷ lệ dân số hoạt động trong các ngành nông, lâm, thủy sản khá thấp ở địa bàn cấp huyện (52,6% năm 2010) Một bộ phận khá lớn dân cư đã chuyển sang các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng (7.400 người, chiếm 21,4%) và các ngành dịch vụ (8.990 người, chiếm 26,0%).

Về chất lượng của nguồn lao động: nhìn chung nguồn lao động của Tam

Đảo có chất lượng thấp Số người lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng lớn (91,3% năm 2010) Lao động qua đào tạo chiếm tỷ trọng nhỏ và tập trung vào đội ngũ công chức cấp xã, huyện và viên chức các ngành giáo dục, y tế

Với những đặc trưng về dân số và nguồn lao động như trên, Tam Đảo vừa

có thuận lợi trong phát triển kinh tế, vừa có những khó khăn, đặc biệt là trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành thương mại, dịch vụ du lịch và tiểu thủ công nghiệp

1.2.2 Về yếu tố truyền thống, dân tộc và tôn giáo

Tam Đảo là huyện miền núi có nhiều dân tộc anh em và nhiều yếu tố truyền thống, văn hóa, lịch sử tạo những điều kiện tiền đề cho sự phát triển Kinh

tế - Xã hội của Huyện

Trên địa bàn huyện Tam Đảo có các dân tộc: Kinh, Sán Dìu, Lào, Mường, Hoa, Mông, Dao, Khơ me, trong đó hai dân tộc Kinh và Sán Dìu chiếm phần lớn dân số của huyện, các dân tộc khác (Lào, Mường, Hoa) chiếm một phần rất nhỏ Phân theo cơ cấu dân tộc: Dân tộc kinh chiếm 57,79%, dân tộc Sán Dìu chiếm 41,76%, các dân tộc khác chỉ chiếm 0,14% Sau nhiều đời chung sống có sự giao thoa nhất định giữa các dân tộc, nên tuy có nhiều phong tục, tập quán, bản sắc khác nhau, nhưng về phát triển kinh tế đã có được sự bắt nhịp nhất định của đồng bào dân tộc thiểu số và người Kinh Tuy nhiên, sự khác nhau về bản sắc văn hóa cần được trân trọng trong phát triển kinh tế và duy trì các hoạt động văn hóa

Huyện Tam Đảo có 110 di tích đình, chùa, đền, miếu, trong đó có nhiều di tích có giá trị văn hoá cao, minh chứng cho một thời kỳ du nhập, phát tích và hưng thịnh của Phật giáo vào Việt Nam Bên cạnh đó Tam Đảo còn có nhiều di tích lịch sử cách mạng quan trọng của cả nước như: Nơi Bác Hồ về làm việc, sở chỉ huy chiến dịch Trần Hưng Đạo ở thị trấn Tam Đảo, nơi tổ chức các hội nghị quan trọng chỉ huy cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân - 1968, địa điểm bắn rơi may bay Mỹ bằng súng bộ binh của dân quân dân tộc Sán Dìu ở xã Đạo Trù …

Trong số 110 di tích lịch sử văn hoá có 27 đình, 34 đền, 35 chùa, 7 miếu, 5

di tích cách mạng và Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên (có 06 di tích được xếp

Trang 17

hạng cấp Tỉnh và 01 di tích xếp hạng Quốc gia) Một số di tích nổi tiếng như Đền thờ Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu, Đền Bà chúa Thượng, Đền Thạch Kiếm, Đền thờ Đức Thánh Trần, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Trên địa bàn huyện Tam Đảo có 33 lễ hội lớn, nhỏ ở các xã, thôn được tổ chức tại các đình, đền, chùa trong huyện; một số lễ hội tiêu biểu có sức thu hút khách du lịch như Lễ hội Tây Thiên, Hội Vật Làng Hà.

Hiện nay Tam Đảo còn lưu giữ được một làn điệu dân ca truyền thống của dân tộc Sán Dìu, đó là hát Soọng Cô Bên cạnh hát Soọng Cô, khu vực xã Đạo Trù còn có “Chợ tình”, do thời gian và sự phát triển của Kinh tế - Xã hội, chợ tình Đạo Trù hiện nay đã mai một, nhưng có thể khôi phục lại

Tam Đảo là huyện miền núi có 3 xã thuộc Chương trình 135 Vì vậy, Tam Đảo đã và đang tiếp tục nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước qua các Chương trình phát triển kinh tế đối với các xã vùng cao, các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn

1.3 Đánh giá tác động của các đặc điểm về tự nhiên, Kinh tế - Xã hội tác động đến phát triển kinh tế xã hội Tam Đảo

1.3.1 Những thuận lợi về các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội đối với phát triển của Tam Đảo

- Với vị trí địa lý nằm trên vùng có điều kiện khí hậu thời tiết đặc thù, có diện tích rừng lớn, cảnh quan thiên nhiên đẹp, gần các trung tâm chính trị (thủ đô

Hà Nội, thành phố Vĩnh Yên), thị trường có sức mua lớn và tiêu dùng với nhu cầu cao nên Tam Đảo có tiềm năng lợi thế cạnh tranh trong việc phát triển du lịch

so với Sa Pa, Bắc Hà Lào Cai và Mẫu Sơn Lạng Sơn là các địa phương có các điều kiện khí hậu, thời tiết và cơ sở dịch vụ du lịch tương đồng

- Tam Đảo là vùng đất Phật phát tích, với di tích Tây Thiên thờ Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ, Trúc Lâm Thiền Viện mới được xây dựng Đây là cơ sở

để Tam Đảo được Vĩnh Phúc xác định là Trung tâm lễ hội của Tỉnh

- Tam Đảo có hệ thống hồ với lưu vực rộng, rừng với độ che phủ cao, diện tích lớn sẽ xây dựng và quy hoạch thành khu du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm kết hợp với du lịch cộng đồng tại các làng nghề ở các xã trong Huyện tạo điều kiện cho du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng của Huyện

- Tam Đảo là huyện mới tái lập, nên có điều kiện xây dựng và phát triển kinh tế xã hội bài bản ngay từ ban đầu Quy hoạch tổng thể, các ngành, lĩnh vực

và triển khai các quy hoạch có nhiều thuận lợi

Trang 18

- Nguồn nhân lực khá dồi dào, với tính đa sắc tộc cho phép huyện Tam Đảo có thể phát triển các hoạt động kinh tế, khai thác theo hướng du lịch và phát triển các nghề thủ công truyền thống tăng thu nhập cho nhân dân

- Thế mạnh của Tam Đảo về nông, lâm nghiệp và thủy sản là những sản phẩm có tính ôn đới có thể cung cấp vào mùa hè như rau su su, cá hồi (mới du nhập), dược liệu, Đây sẽ là cơ hội tạo nâng cao hiệu quả sản xuất theo hướng khai thác tiềm năng, lợi thế, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng ngàn người dân lao động ở địa phương góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Tam Đảo được sự quan tâm của tỉnh Vĩnh Phúc, được sự tập trung đầu tư phát triển các ngành dịch vụ, nhất là du lịch Đây là điều kiện quan trọng để Tam Đảo tập trung khai thác lợi thế, gắn hoạt động kinh tế xã hội của Huyện trong sự phát triển chung của tỉnh Vĩnh Phúc

1.3.2 Những khó khăn về các điều kiện đối với phát triển kinh tế xã hội

- Tam Đảo được hình thành từ một số xã, thị trấn của 3 huyện (Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên) và thị xã Vĩnh Yên Vì vậy, nếp sinh hoạt, tư duy không đồng nhất, tâm lý vùng, miền đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội

- Địa hình phức tạp, chia cắt của bộ phận lãnh thổ thuộc miền núi của Huyện ảnh hưởng đến xây dựng các hệ thống hạ tầng và phát triển kinh tế

- Quỹ đất mới chú trọng bố trí sản xuất nông nghiệp, thiếu các quy hoạch chi tiết cho phát triển các ngành phi nông nghiệp Khả năng đất đai mở rộng các

cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là cho cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế còn lớn

- Đội ngũ cán bộ có chất lượng không đều, không ổn định Chất lượng lao động biểu hiện ở trình độ văn hoá và tay nghề của người lao động thấp, ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động chưa cao ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển Tam Đảo sang giai đoạn khai thác du lịch ở quy mô lớn hơn, với yêu cầu chất lượng lao động cao hơn

- Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội của huyện Tam Đảo so với mặt bằng chung của tỉnh Vĩnh Phúc ở tình trạng thấp Về cơ bản, Tam Đảo vẫn là huyện nghèo của Tỉnh Các cơ sở kinh tế, nhất là các cơ sở của ngành du lịch đang trong quá trình cải tạo, xây dựng đòi hỏi lượng vốn đầu tư rất lớn, nguồn vốn nội lực rất hạn chế, nếu không có sự ưu tiên về cơ chế huy động vốn sẽ khó có thể thực hiện được

- Trên địa bàn huyện có một số cơ sở của quốc phòng như nhà máy Z95, trường bắn của bộ đội tăng thiết giáp, cơ sở huấn luyện của tỉnh, 2 mỏ đá

Trang 19

Những sơ sở đó vừa là yếu tố cho sự phát triển, đồng thời cũng vừa là những yếu

tố ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, đến phát triển du lịch của địa phương

2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN THỜI KỲ 2004-2010

2.1 Tăng trưởng kinh tế

Tam Đảo là huyện miền núi có nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội, nhưng sau 6 năm được tái lập và đi vào hoạt động Tam Đảo đã đạt được những thành tựu rất quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng Liên tục trong 6 năm từ 2004 - 2010 (năm 2010 dự kiến) kinh tế Tam Đảo luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất tăng bình quân 18,22%, đặc biệt giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn các năm 2006-2010 tăng bình quân 18,53%/năm (mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện 2006 - 2010 là 14 - 16%/năm) Giá trị sản xuất tính theo giá so sánh bình quân đầu người tăng từ 3,6 triệu đồng năm

2004 lên 7,96 triệu đồng năm 2010 và từ 4,7 triệu đồng năm 2004 lên 17,75 triệu đồng năm 2010 tính theo giá thực tế

Bảng 1.3: Giá trị sản xuất và tăng trưởng GTSX trên địa bàn Huyện

Giá cố định 1994

06-10

BQ 04-10

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng GTSX 208,69 243,22 280,22 345,69 428,11 481,19 569,25 18,53 18,22

Nông, LN, TS 121,95 127,36 139,06 146,44 178,26 203,87 230,12 12,55 11,16

CN và XD 16,21 34,66 55,09 72,93 83,69 90,95 115,50 27,22 38,72 Dịch vụ 70,53 81,20 86,07 126,32 166,40 186,36 223,63 22,45 21,20

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tài liệu phục vụ Quy hoạch

Biểu đồ 1.1: Biến động giá trị sản xuất huyện Tam Đảo 2004 - 2010

Trang 20

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tài liệu phục vụ Quy hoạch

Khảo sát số liệu cho thấy, mức tăng tổng giá trị sản xuất các ngành phụ thuộc nhiều vào mức tăng của ngành nông lâm, nghiệp, thủy sản và các ngành dịch vụ Đối với nông, lâm, thủy sản: Đây là nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng khá cao về giá trị sản xuất nếu so với các huyện khác trong tỉnh, với mức bình quân chung 11,16%/năm thời kỳ 2004-2010 và 12,55% giai đoạn 2006-2010 Sự tăng trưởng nhanh của nhóm ngành này chủ yếu do tác động của chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đẩy mạnh các cây có giá trị kinh tế cao và với sự tăng nhanh của ngành chăn nuôi Tuy nhiên, mức tăng của nông nghiệp thấp so với mức tăng chung của nhóm ngành trên địa bàn huyện lại là nhân tố làm giảm sự tăng trưởng chung và buộc các ngành dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp phải có mức tăng trưởng rất cao

Trên thực tế, công nghiệp và xây dựng là nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất với mức tăng bình quân 38,72%/năm cho thời kỳ 2004-2010 và giảm còn 27,22% giai đoạn 2006-2010 Dịch vụ là nhóm ngành có mức tăng cao thứ 2 với mức tăng bình quân 21,2%/năm thời kỳ 2004-2010 và 22,45% giai đoạn 2006-2010, nhưng lại có tỷ trọng lớn, nên sự tăng trưởng của các ngành dịch vụ có ý nghĩa quyết định tới tăng trưởng chung của các ngành kinh tế trên địa bàn Huyện

2.2 Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trên thực tế, cơ cấu kinh tế đã chuyển theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng dịch vụ và nông, lâm nghiệp, thủy sản Năm 2005, các ngành công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 7,6% trong cơ cấu giá trị sản xuất Năm 2006, tỷ trọng các ngành này đã tăng lên đến 24,65%

Trang 21

Bảng 1.4: Cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn Huyện

Đơn vị: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng giá trị sản xuất 366,25 428,83 576,49 884,44 1,013,85 1.269,34

Nông, lâm, thủy sản 197,26 202.638 269,060 463,449 530,798 644,92

CN, TTCN, xây dựng 55,312 105,689 143,202 169,034 193,307 259,03 Dịch vụ 113,68 120,500 164,231 251,954 289,747 365,39

Cơ cấu giá trị sản xuất 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nông nghiệp 53,85 47,25 46,67 52,40 52,35 50,80

CN, TTCN, XD 15,10 24,65 24,84 19,11 19,06 20,04

TM, DV 31,05 28,10 28,49 28,49 28,59 29,16

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tính theo giá hiện hành

Sự biến động trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện theo xu hướng trên

do xuất phát điểm của công nghiệp và xây dựng thấp, sau khi tái lập huyện, các công trình xây dựng được tăng cường, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được triển khai Đặc biệt, các mỏ đá đã đi vào khai thác làm cho giá trị công nghiệp, trước hết là công nghiệp khai thác khoáng sản tăng lên đột biến vào năm

2006 và tăng cao các năm 2007-2010

Biểu đồ 1.2: Cơ cấu GTSX trên địa

bàn Huyện năm 2005

Biểu đồ 1.3: Cơ cấu GTSX trên địa bàn Huyện năm 2010

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tính theo giá hiện hành

Về biến động cơ cấu của các ngành nông, lâm, thủy sản: các ngành nông,

lâm nghiệp và thủy sản chiếm 53,85% trong tổng giá trị sản xuất các ngành năm

2005, đến năm 2007 giảm nhanh xuống còn 46,67%, nhưng các năm 2008-2009

Trang 22

lại có sự biến đổi tăng do sự tăng trưởng đột biến của ngành chăn nuôi Năm

2010, tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản ở mức 50,80%

Về cơ cấu thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước có qui mô rất nhỏ, kinh tế

tập thể chưa được củng cố và phát triển Sản xuất nông lâm nghiệp vẫn mang tính

tự cấp, tự túc là chủ yếu Sản xuất hàng hóa trong nông, lâm nghiệp và thủy sản mới bước đầu phát triển trong những năm gần đây Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác thấp Các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu thực tế Ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, các lĩnh vực chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp chưa phát triển tương ứng với tiềm năng

2.3 Thu chi ngân sách

- Về thu ngân sách: Thu trên địa bàn gồm 2 nguồn, thu tại địa bàn huyện

và thu từ nguồn ngân sách bổ sung của cấp trên Do đặc thù là huyện miền núi, nên nguồn thu ngân sách của Huyện chủ yếu là hỗ trợ từ ngân sách cấp trên (tỉnh Vĩnh Phúc) Nguồn thu này chiếm từ 72,13 - 83,3% tổng thu ngân sách hàng năm của Huyện

Tổng thu ngân sách theo các nguồn trên địa bàn huyện tăng khá hàng năm, với năm trước tăng hơn năm sau khoảng 7,0 tỷ đồng (giai đoạn 2004-2005) và giảm gần 4 tỷ đồng (giai đoạn 2005-2006), đặc biệt có mức tăng cao vào các năm 2007 và ổn định vào các năm 2007-2010 Nguồn thu từ thuế ngoài quốc doanh tăng khá nhanh, chiếm tỷ trọng thứ hai, phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế trên địa bàn Huyện Phần này sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới Nguồn thu ngân sách khác trên địa bàn Huyện từ thuế môn bài, thuế quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ nhà, đất,…chiếm tỷ trọng nhỏ

Bảng 1.5: Thu, chi ngân sách trên địa bàn Huyện

Trang 23

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - năm 2010 số kế hoạch.

- Về chi ngân sách: Chi ngân sách Huyện cho các hoạt động thường xuyên

chủ yếu chi cho giáo dục, y tế, văn hoá, chi cho quản lý hành chính, chi ngân sách xã Các khoản chi này chiếm tới trên 70% tổng chi ngân sách thường xuyên hàng năm của Huyện Phần chi cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm tỷ trọng rất cao vào những năm gần đây do xây dựng trung tâm huyện Phần chi ngân sách thường xuyên các năm phần lớn hỗ trợ chi cho cấp xã Các khoản đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng chủ yếu từ nguồn vốn của Tỉnh và Trung ương thông qua các chương trình: WB, 135, 134

2.4 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

2.4.1 Thực trạng phát triển các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

- Sự tăng trưởng của các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

Nông, lâm nghiệp và thủy sản là một trong những thế mạnh của huyện Tam Đảo với những đặc điểm đặc thù, được tạo lập bởi các yếu tố thời tiết khí hậu Những thế mạnh đó đã được chú trọng khai thác trong những năm gần đây, nhất là từ khi tái lập Huyện đến nay.Trong cơ cấu đất đai, đất nông, lâm nghiệp

và thủy sản là 19.020,42 ha chiếm 80,64%, trong đó đất lâm nghiệp có diện tích lớn, với 14.618,35 ha, chiếm 61,97% diện tích đất tự nhiên và 76,85% diện tích đất nông, lâm nghiệp Số lượng người làm việc trong các ngành nông, lâm nghiệp

và thủy sản của Tam Đảo cũng chiếm tỷ trọng cao Trong số 34.579 người đang làm việc trên địa bàn Huyện, số lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 52,6% và giá trị sản xuất của nông, lâm thủy sản năm 2010 vẫn chiếm 50,8%

Bảng 1.6: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trên địa bàn

Giá so sánh 1994

Chỉ tiêu Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (tỷ đồng) 06-10 B.Q

(%)

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số 121,95 127,36 139,06 146,44 178,03 203,87 230,12 12,55

Trang 24

1.Nông nghiệp 116,13 123,47 136,59 142,36 173,59 199,05 225,06 12,762.Lâm nghiệp 4,52 2,87 1,02 3,01 3,33 3,80 3,95 6,653.Thủy sản 1,30 1,02 1,45 1,07 1,10 1,02 1,11 1,74

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tài liệu phục vụ Quy hoạch.

Với sự tập trung đầu tư trên, nông, lâm và thủy sản của Tam Đảo có sự tăng trưởng khá cao so với nông nghiệp của cả nước cũng như nông nghiệp của các huyện khác trong tỉnh Vĩnh Phúc Tính chung trong nhóm ngành nông, lâm, thủy sản: mức tăng giá trị sản xuất đã đạt tới 11,16%/năm thời kỳ 2004-2010 và 12,55% giai đoạn 2006-2010, trong đó, ngành nông nghiệp có mức tăng khá cao Bình quân thời kỳ 2006-2010, các ngành nông nghiệp có mức tăng tới 12,76%/năm, trong khi đó lâm nghiệp có mức biến động tăng 6,65%/năm, thủy sản tăng 1,74%/năm Sự tăng trưởng cao của nhóm ngành nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của Huyện

- Cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Về chuyển dịch cơ cấu

các ngành nông, lâm và thủy sản: Một mặt cơ cấu chuyển dịch theo sự biến động giảm chung của nhóm ngành nông lâm thủy sản trong cơ cấu kinh tế chung Mặt khác, do sự biến động của giá cả, đặc biệt của sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp dẫn đến cơ cấu nông, lâm nghiệp, thủy sản có sự chuyển biến theo hướng tăng nhẹ tỷ trọng của ngành nông nghiệp (từ 97,06%% năm 2005 tăng lên 97,48% năm 2010), giảm tỷ trọng của ngành lâm nghiệp 2,17% năm 2005 xuống 2,0% năm 2010 và 0,77% năm 2005 của thủy sản xuống còn 0,52% năm 2010

Trong từng ngành nông lâm thủy sản có sự biến động đột biến hơn với sự tăng nhanh của tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp Năm

2005, ngành chăn nuôi chiếm 32,08% trong tỷ trọng ngành nông nghiệp, năm 2010

đã tăng lên 47,85% Trong 5 năm tỷ trọng ngành chăn nuôi đã tăng 15,77%, bình quân mỗi năm tăng 3,15 Đây là mức chuyển dịch khá nhanh của sự phát triển ngành chăn nuôi so với ngành trồng trọt

Biểu đồ 1.4: Cơ cấu nông, lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2005 và 2010

Trang 25

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tài liệu phục vụ Quy hoạch.

Đối với lâm nghiệp và thủy sản, tuy tỷ trọng giảm nhưng đã xuất hiện xu hướng chuyển dịch tích cực với sự tăng của trồng rừng và biến động giảm từ các hoạt động khai thác rừng; sự biến động tăng của các hoạt động nuôi trồng thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên đặc thù của Huyện, với sự xuất hiện của mô hình nuôi cá hồi tại thị trấn Tam Đảo và nuôi thủy đặc sản ở một số xã

- Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp: Trong nội bộ ngành nông

nghiệp, giá trị sản xuất của các ngành chăn nuôi tăng rất nhanh qua các năm, đạt mức 26,09%/năm những năm 2004-2010, trong đó mức tăng các năm 2006- 2010 đạt 25,98% Đối với ngành trồng trọt mức tăng là 3,13%/năm trong suốt những năm 2004-2010 và 3,45% giai đoạn 2006-2010 Với mức tăng trên, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp đã có sự chuyển biến tiến bộ theo xu hướng đã nêu Đây là những điểm cần lưu ý khi quy hoạch cho phát triển nông nghiệp

+ Đối với ngành trồng trọt: Tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt chủ

yếu nhờ sự thâm canh tăng năng suất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở tất cả các

xã và thị trấn của Huyện Trong những năm qua, Tam Đảo đã triển khai dự án mở rộng phát triển cây su su thành 7 vùng ở một số xã và thị trấn trong Huyện, với diện tích 85 ha; diện tích trồng dưa hấu tại xã Đạo Trù (7 ha), bí xanh tại xã Minh Quang (7 ha) Trong 5 năm diện tích cây rau đậu đã tăng từ 323 ha lên 554 ha Nhờ đó, giá trị thu nhập trên ha đất canh tác được nâng cao

Bảng 1.7: Tình hình phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn Huyện

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

1 Cây lúa:

+ Năng suất (tạ/ha) 42,97 40,00 42,09 34,40 46,90 46,86 48,50 + Sản lượng (tấn) 21.030 19.342 19.531 15.441 20.491 21.872 23.186

Trang 26

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tài liệu phục vụ Quy hoạch

Đối với cây lúa, tuy diện tích trồng lúa giảm, nhưng do đầu tư thâm canh năng suất lúa cả năm đã tăng nhanh từ 42,97 tạ/ha năm 2004 lên 46,86 tạ/ha năm

2009 và năm 2010 ước đạt 48,5 tạ/ha Nhờ đó sản lượng lúa của huyện Tam Đảo

đã từ 21.030 tấn năm 2004 lên 21.872 tấn năm 2009 và năm 2010 ước đạt 23.186 tấn, bình quân sản lượng lúa 328 kg/người/năm Tuy sản lượng lương thực bình quân/người còn ở mức thấp, nhưng sự phát triển của cây lúa là đúng hướng

Đối với cây ngô, đã có sự phát triển không ổn định cả về diện tích và năng suất Trong 5 năm (2006-2010) diện tích ngô đã giảm 358 ha, năng suất ngô đã giảm 10,75 tạ/ha Vì vậy, sản lượng ngô đã giảm từ 4.574 tấn năm 2004 xuống còn 3.380 tấn năm 2009, năm 2010 ước đạt 3.520 tấn

Đối với cây cây thực phẩm, công nghiệp ngắn ngày: Phần lớn tập trung vào cây lạc, đậu tương và mía, nhưng có xu hướng giảm diện tích tập trung cho nhóm cây rau Sản phẩm cây thực phẩm chủ yếu phục vụ chăn nuôi, một phần trở thành sản phẩm hàng hóa

Đối với cây ăn quả: chủng loại cây ăn quả khá phong phú, nhưng tập trung vào các loại cây: vải, nhãn, dứa, chuối Nhìn chung, sản xuất cây ăn quả có xu hướng tăng chậm Hiệu quả kinh tế không cao, vì phần lớn trồng phân tán, trình

độ thâm cạnh thấp

+ Đối với ngành chăn nuôi: Sự tăng trưởng khá nhanh về số lượng đàn

trâu, bò và sự tăng đột biến của đàn lợn và đàn gia cầm trong điều kiện ngành chăn nuôi luôn chịu tác động xấu của các dịch lở mồm long móng đối với trâu,

bò bệnh cúm H5N1 đối với gia cầm là thành tích rất đáng khích lệ của Huyện và

là nhân tố quan trọng tạo mức tăng trưởng cao của ngành chăn nuôi so với ngành trồng trọt của Huyện Cụ thể:

Trong khi đàn trâu được giữ vững ở mức độ tăng 3,1%/năm, từ 5.099 con năm 2004 tăng lên đến 5.450 con năm 2009 và năm 2010 ước đạt 6.104 con, thì đàn bò có mức tăng cao bình quân 7,5%/năm Năm 2004, toàn Huyện có 10.460

Trang 27

con bò, đến năm 2009 đàn bò đã tăng đến 15.000 con, năm 2010 ước đạt 16.080 Chăn nuôi trâu, bò vừa khai thác được thế mạnh trong chăn nuôi, vừa tạo nguồn thu cho nhân dân, vừa tạo mức tăng trưởng cao cho chăn nuôi của Huyện.

Đàn lợn có số lượng tăng đột biến qua các năm 2004 - 2010, ở mức từ 32.925 con năm 2004 tăng lên đến 60.000 con năm 2009 và năm 2010 ước đạt 64.080 con Không chỉ tăng đột biến về số lượng đàn lợn, chất lượng đàn cũng được nâng lên Vì vậy, sản lượng thịt lợn hơi đã tăng từ 2.293 tấn năm 2004 lên 3.700 tấn năm 2009 và năm 2010 ước đạt 4.144 tấn, bình quân tăng 12,0%/năm

Số lượng gia cầm có sự biến động tăng cao nhất với mức tăng bình quân 30,8%/năm, từ 300.000 con năm 2004, tăng lên 754.000 con năm 2007 và tăng nhanh lên 1.150.000 năm 2009 và năm 2010 ước đạt 1.322,5 ngàn con, số tăng lên này chủ yếu là gia cầm nuôi lấy thịt và lấy trứng Vì vậy, sản lượng thịt và trứng gia cầm đều tăng nhanh Riêng trứng gia cầm đã tăng từ 12.000 ngàn quả lên 40.425 ngàn quả, bình quân tăng tới 22,42%/năm Ngoài ra, chăn nuôi dê, nuôi ong lấy mật cũng khá phát triển

Sự phát triển ở hầu hết các loại vật nuôi là nguyên nhân tạo sự tăng trưởng cao của ngành chăn nuôi Tuy nhiên, thời tiết biến động phức tạp, nhiệt độ xuống thấp và dịch bệnh tăng là những nguy cơ đe dọa sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi trong những năm quy hoạch

Bảng 1.8: Tình hình phát triển ngành chăn nuôi trên địa bàn Huyện

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tài liệu phục vụ Quy hoạch

+ Đối với dịch vụ nông nghiệp: Hoạt động dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ

trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và có xu hướng tăng Cụ thể:

Khâu làm đất đã được thay thế một phần máy móc góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi trâu, bò sang chăn nuôi thương phẩm Khâu dịch vụ làm đất hiện nay chủ yếu do các cá nhân đảm nhiệm

Hoạt động về dịch vụ giống và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp do các HTX đảm nhiệm, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được

Trang 28

những yêu cầu của sản xuất Hoạt động ứng dụng tiến bộ giống cây trồng, vật nuôi vào sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự phát.

Dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp như phân bón, thốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y chủ yếu do tư nhân đảm nhiệm Việc quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp do tư nhân kinh doanh chưa chặt chẽ đã dẫn tới nông dân mua phải các loại vật tư nông nghiệp chất lượng thấp hoặc hàng nhái, hàng giả, gây thiệt hại cho sản xuất

Dịch vụ về tài chính - ngân hàng đã có những đổi mới, nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay thuận lợi hơn, song lượng vốn cho vay chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hoá của các hộ nông dân

Nhìn chung, các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp phát triển chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hoá ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng trong giai đoạn tới

- Thực trạng phát triển ngành lâm nghiệp: Trong những năm qua được

sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều chính sách hỗ trợ, giúp đỡ ngành lâm nghiệp đã được triển khai, vì vậy ngành lâm nghiệp có bước phát triển khá Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng toàn huyện năm 2004 là 12.581,56 ha Diện tích rừng tự nhiên có 7.176,7 ha bao gồm: rừng sản xuất 22,9 ha, rừng phòng hộ 145,87 ha, rừng đặc dụng 7.007,7 ha Diện tích rừng trồng có 5.402,68 ha, trong

đó có 2.493,96 ha rừng sản xuất 903,1 ha rừng phòng hộ và 2005,62 ha rừng đặc dụng Đất ươm cây giống có 2,41 ha Đến năm 2009, các diện tích trên có sự biến động không đáng kể Sự biến động chủ yếu ở chất lượng của rừng

Hiện tại, phần lớn đất rừng trong Huyện do 2 đơn vị quản lý là Vườn Quốc gia Tam Đảo và Lâm trường Tam Đảo Trong tổng số 9 xã của huyện có 7 xã nằm trong vùng đệm của vườn quốc gia Tam Đảo

Kể từ khi Vườn quốc gia Tam Đảo được thành lập, tài nguyên rừng đã và đang từng bước được phục hồi phát triển, làm giàu thêm, nguồn sinh thuỷ cho các công trình thuỷ lợi đang từng bước được cải thiện rõ rệt

Bảng 1.9: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp trên địa bàn Huyện

Trang 29

+ Khai thác lâm sản 3.973 2.149 621 2.364 2.617 3.050 3.161

- Tổng GTSX 4.515 2.873 1.016 3.009 3.334 3.800 3.951

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tài liệu phục vụ Quy hoạch

Trong những năm 2004-2010, hoạt động lâm nghiệp của huyện Tam Đảo thực hiện cả ở trồng, chăm sóc rừng và khai thác lâm sản Tuy nhiên, quy mô các hoạt động nhỏ Đối với hoạt động trồng và chăm sóc rừng, quy mô giá trị sản xuất từ 395-790 triệu/năm (chưa kể hoạt động của Vườn quốc gia Tam Đảo) Kết quả trồng chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân sách đối với chăm sóc rừng phòng hộ

và vốn đầu tư của dân đối với rừng sản xuất

Đối với khai thác lâm sản, quy mô ở mức 3-4 tỷ/năm, chủ yếu thu nhặt từ rừng và khai thác rừng ở khu vực rừng sản xuất của Huyện Nhìn chung, giá trị sản xuất lâm nghiệp tính theo giá 1994 của Huyện có quy mô nhỏ và biến động theo xu hướng giảm xét theo thời kỳ 2004-2010 và tăng theo giai đoạn 2006-

2010 Tuy nhiên, tính theo giá thực tế hoạt động của ngành lâm nghiệp vẫn theo

xu hướng tăng theo tất cả các giai đoạn Vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của lâm nghiệp là mối quan hệ giữa Vườn quốc gia với người dân trong vùng đệm của khu vực bảo tồn của Vườn, trong đó việc đảm bảo đời sống người dân vùng đệm và việc thực hiện mục tiêu bảo tồn rừng đang có những mâu thuẫn

- Thực trạng phát triển ngành thủy sản

Là huyện miền núi, nhưng Tam Đảo có một số xã vùng đồng bằng, xã ven sông Phó Đáy Đặc biệt Tam Đảo có khí hậu mát lạnh vào mùa hè ở vùng núi thuận lợi cho nuôi cá Hồi Vì vậy, xét về tiềm năng Tam Đảo là Huyện có điều kiện phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản

Bảng 1.10: Tình hình phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2004 - 2010

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

1 Diện tích nuôi trồng (ha) 81 84 81 76 83 81 81

2 Sản lượng cá nuôi (tấn) 163 125 181 130 125 125 135

3 Gía trị sản xuất (Tr.đ) 1.303 1.017 1.454 1.071 1.101 1.020 1.112

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tài liệu phục vụ Quy hoạch

Tuy nhiên, trong những năm qua sự phát triển của thủy sản đã có tăng trưởng không ổn định cả về diện tích, sản lượng và giá trị sản xuất Về tăng trưởng, mức tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2004-2010 theo chiều hướng giảm (- 2,6%/năm), giai đoạn 2006-2010 theo chều hướng tăng (1,74%)

Về quy mô, năm thấp nhất giá trị sản xuất thủy sản là 1,017 tỷ (năm 2005), năm cao nhất đạt 1.303 tỷ (năm 2004)

Trang 30

Đánh giá chung: Nông, lâm, thuỷ sản là nhóm ngành có vị trí quan trọng

trong phát triển kinh tế, xã hội của Tam Đảo Những năm qua, nhất là từ khi tái lập Huyện, nông, lâm nghiệp và thủy sản đã được chú trọng đầu tư và chỉ đạo nên trình độ thâm canh được cải thiện, năng suất cây trồng có xu hướng tăng, chăn nuôi gia súc, gia cầm có bước phát triển

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật được tăng cường, nên đã từng bước thay đổi tập quán sản xuất cũ, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm góp phần đảm bảo lương thực tại chỗ và chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành theo hướng tích cực Ngành nông nghiệp đóng góp chủ yếu vào sự phát triển kinh tế của Huyện, chiếm trên 32,53% tổng giá trị sản xuất của tất cả các ngành

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của Tam Đảo vẫn còn rất nhiều khó khăn

và hạn chế như: trình độ của nông dân chưa cao; cơ sở hạ tầng ở một số xã còn chưa phát triển để tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất và thu hút lao động; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác đạt thấp; tốc độ chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành nông nghiệp còn chậm Nhất là sự phát triển của lâm nghiệp và thủy sản chưa tương xứng với tiềm năng

2.4.2 Thực trạng phát triển các ngành công nghiệp và xây dựng

Công nghiệp và xây dựng đứng vị trí thứ ba sau nông, lâm, thủy sản và dịch vụ (giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng năm 2010 chiếm 20,04% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn) Vì vậy, sự phát của các ngành này cũng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển Kinh tế - Xã hội của Huyện, nhất là các ngành tiểu thủ công nghiệp

Trong những năm qua, hoạt động công nghiệp và xây dựng trên địa bàn Huyện đã có sự phát triển nhất định, từng bước thu hút lao động địa phương, tạo

ra việc làm, tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn

- Về tăng trưởng giá trị sản xuất

Công nghiệp và xây dựng là nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế của Huyện Tính chung cả nhóm ngành, tốc độ tăng trưởng bình quân là 38,72%/năm giai đoạn 2004-2010 và 27,22% giai đoạn 2006-2010

Bảng 1.11: Tình hình phát triển công nghiệp và XD trên địa bàn Huyện

Đơn vị: Tỷ đồng, giá cố định 1994

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 BQ

04-10

BQ 06-10

Trang 31

1.TỔNG GTSX 16,21 34,65 55,09 72,93 83,69 90,95 115,50 38,72 27,22 1.1 Công nghiệp 11,40 20,49 23,82 30,14 39,01 39,55 48,85 27,47 18,98

1.2 Xây dựng 4,81 14,16 31,27 42,78 44,68 51,40 66,65 154,90 36,27

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tài liệu phục vụ Quy hoạch

Các ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất rất cao ở mức 27,47%/năm, trong đó các ngành công nghiệp khai thác là những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, lên tới 205,7%/năm trong những năm 2004-2010, công nghiệp chế biến ở mức 13,04%/năm và giai đoạn 2006-2010 các chỉ tiêu tăng chung là 27,22%, của công nghiệp là 18,98%, trong đó công nghiệp khai thác chỉ còn 23,4% và công nghiệp chế biến là 14,88% Tuy nhiên quy mô của các ngành công nghiệp còn nhỏ so với nông, lâm nghiệp, thủy sản và so với ngành xây dựng Trong công nghiệp, các ngành công nghiệp khai thác, trước hết là khai thác khoáng sản, chủ yếu là vật liệu xây dựng có tỷ trọng lớn Đặc biệt, sau mức tăng đột biến những năm 2005-2007 của công nghiệp khai thác đá tại Minh Quang, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có xu hướng tăng chậm lại, bình quân giai đoạn 2006-2010 chỉ còn 23,4%

Xây dựng là có tốc độ tăng trưởng cũng rất cao, với mức bình quân lên tới 154,9%/năm giai đoạn 2004-2010 và 36,27% giai đoạn 2006-2010 Các hoạt động xây dựng chủ yếu tập trung vào xây dựng các cơ sở hạ tầng (của Chương trình 135, xây dựng cơ sở của huyện mới tái lập ) và xây dựng dân dụng Sự tăng trưởng của xây dựng cũng mang tính đột biến sau khi tái lập huyện Tam Đảo và tốc độ cũng tăng thấp hơn nếu tính bình quân 3 năm gần đây (15,97% những năm 2008-2010)

- Thực trạng phát triển nội bộ các ngành công nghiệp và xây dựng

+ Đối với các ngành công nghiệp: Các ngành công nghiệp, chủ yếu tập

trung vào 2 nhóm ngành lớn: Công nghiệp chế biến và công nghiệp khai thác

Các ngành chế biến bao gồm: chế biến biến nông lâm sản như nấu rượu,

chế biến thực phẩm từ sản phẩm nông nghiệp như ngô, rau, đậu chế biến khoáng sản, hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là rèn đúc nông cụ, dệt may, giá trị sản xuất ngày càng tăng

Tuy nhiên, công nghiệp chưa thực sự xuất hiện, các hoạt động chủ yếu dưới dạng tiểu thủ công nghiệp Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 là 23,07

tỷ đồng, tăng 2,086 lần so với năm 2004, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân

Trang 32

13,04%/năm và tăng lên đến 14,88% giai đoạn 2006-2010 Các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp chủ yếu của Huyện như chế biến lương thực và sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản đều có tốc độ tăng trưởng khá Đặc biệt giá trị sản xuất của ngành sản xuất sản phẩm bằng kim loại, sản xuất phục vụ xây dựng như cửa sắt tăng rất nhanh Năm 2004 sản xuất 662 m2 cửa sắt, đến năm 2009 đã tăng lên 7.200 m2 Ngành nghề thủ công truyền thống: Hàng mây tre đan mỹ nghệ, hình thức tổ chức nhỏ theo hộ gia đình, có thị trường tiêu thụ rất tốt từ hoạt động du lịch, nhưng chưa thực sự phát triển.

Các ngành công nghiệp khai thác: Các ngành công nghiệp khai thác chủ

yếu tập trung vào khai thác vật liệu xây dựng như đá, cát sỏi, gạch nung Đây là nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng rất cao, với mức 205,7%/năm giai đoạn 2004-

2010 do mới đi vào khai thác và tốc độ chậm lại, với 23,4% các năm 2006-2010

Tuy khai thác đá, sản xuất gạch nung có những điều kiện phát triển nhất định, nhưng sự phát triển của các ngành này lại dễ tạo ra những xung đột với sự phát triển dịch vụ du lịch bởi sự ô nhiễm môi trường, phá vỡ cảnh quan tự nhiên Đây là điều cần chú ý khi bố trí quy hoạch vào những năm tới

+ Đối với ngành xây dựng: Đây là ngành có quy mô lớn trong nhóm ngành

công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng Các hoạt động của ngành xây dựng thể hiện ở 2 nhóm hoạt động chủ yếu: Các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng dân dụng

Trong những năm qua, hoạt động xây dựng gia tăng đã tạo cơ sở cho ngành xây dựng trên địa bàn huyện phát triển Toàn huyện có 3 xã thuộc Chương trình 135, hàng năm các xã này đều được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Cơ chế xã có công trình, dân có việc làm đã tạo cơ sở cho các đơn vị xây dựng của Huyện có thu nhập Đặc biệt các cơ sở hành chính ở Trung tâm huyện, các cơ sở kinh tế của ngành du lịch ở thị trấn Tam Đảo, ở Trung tâm lễ hội của Huyện có giá trị xây dựng rất lớn Các cơ sở xây dựng trên địa bàn Huyện đã nắm bắt được thời cơ và đã đảm đương được một phần nhu cầu xây dựng của các công trình này Nhờ vậy, giá trị sản xuất của ngành xây dựng tăng lên rất nhanh, nhưng chậm lại vào những năm gần đây, đạt 36,27% các năm 2006-2010 Tuy nhiên so với yêu cầu xây dựng, nhất là xây dựng trong những năm tới, sự phát triển của ngành xây dựng Đặc biệt năng lực của các đơn vi xây dựng trên địa bàn Huyện vẫn chưa đáp ứng

- Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong các ngành công nghiệp và xây dựng, công nghiệp, nhất là tiểu thủ công nghiệp có quy mô lớn năm 2005, nhưng tốc độ tăng chậm Ngược lại, xây

Trang 33

dựng là ngành chiếm tỷ trọng nhỏ vào năm 2005, nhưng tăng lên rất nhanh vào các năm 2006-2010

Bảng 1.12: Cơ cấu các ngành công nghiệp và xây dựng 2006-2010

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tài liệu phục vụ Quy hoạch

Vì vậy đã có sự hoán đổi về cơ cấu giữa 2 nhóm ngành Sự chuyển dịch theo xu hướng trên phản ánh mức độ đầu tư phát triển của Nhà nước đối với huyện Tam Đảo, khi các công trình xây dựng hạ tầng tăng nhanh Nhưng cũng phản ánh những khó khăn trong phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Huyện

- Đánh giá chung: Các ngành công nghiệp và xây dựng đã góp phần giải

quyết việc làm và thu nhập cho người lao động, làm ra sản phẩm cho xã hội, khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương, từng bước thúc đẩy kinh tế nông nghiệp

và nông thôn phát triển Bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn nhiều hạn chế

và nguyên nhân cần phải khắc phục và giải quyết kịp thời để cho sản xuất, công nghiệp và xây dựng của Huyện phát triển trong giai đoạn tới

2.4.3 Thực trạng phát triển các ngành dịch vụ

- Tăng trưởng của các ngành dịch vụ

Các ngành dịch vụ, trước hết là ngành du lịch có lịch sử phát triển khá lâu,

có yếu tố lịch sử do sự đầu tư từ thời Pháp và chiếm tỷ trọng cao thứ hai, sau nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế chung toàn huyện và đang có chiều hướng phát triển khá tốt trong những năm 2004-2009 Trong cơ cấu giá trị sản xuất chung, các ngành dịch vụ chiếm 35,62% vào năm 2004 và giảm xuống còn 28,59% năm

2009 Đây là tỷ trọng khá cao nếu so sánh tỷ trọng dịch vụ trên địa bàn huyện, nhất là huyện miền núi Tuy nhiên, đối với huyện có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ thực trạng trên đã và đang đặt ra những vấn đề cần lưu tâm trong sự phát triển của ngành

+ Về tốc độ tăng trưởng chung của các ngành dịch vụ: Giá trị sản xuất

ngành dịch vụ có tốc độ tăng bình quân 21,42%/năm trong giai đoạn 2004-2009

Trang 34

Đây là tốc độ tăng trưởng khá cao, đặc biệt là trong các năm 2007-2009 Trong 5 năm, giá trị sản xuất các ngành dịch vụ đã tăng từ 70,526 tỷ năm 2004 lên 186,362 tỷ năm 2009 (tính theo giá so sánh năm 1994 và từ 112,305 tỷ lên 289,747 tỷ theo giá thực tế ở các thời điểm tương ứng).

Bảng 1.13: Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ giai đoạn 2004 – 2010

Giá cố định 1994, tỷ đồng

Ngành 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 BQ

04-10

BQ 06-10 Tổng số 70,53 81,20 86,07 126,32 166,40 186,36 223,63 21,20 22,45

Tr.đ: Ktế cá thể, tư nhân 70,53 81,20 86,07 126,32 166,40 186,36 223,63 21,20 22,45

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tài liệu phục vụ quy hoạch

+ Về phát triển riêng của các nhóm ngành dịch vụ: Các ngành dịch vụ của

Tam Đảo bao gồm dịch vụ thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng và một số các hoạt động dịch vụ khác Trong số các ngành đó, dịch vụ du lịch là ngành có tiềm năng, tạo thế thu hút và có mối quan hệ chặt chẽ với các dịch vụ khác Trên thực tế, các ngành dịch vụ của Tam Đảo đã có bước phát triển với những mức độ khác nhau, tùy theo điều kiện phát triển và khả năng khai thác của từng ngành Cụ thể:

Về dịch vụ du lịch và phục vụ du lịch: Du lịch Tam Đảo những năm qua,

nhất là từ khi huyện Tam Đảo được thành lập đến nay, đã bước đầu thay đổi diện mạo, từng bước khai thác tiềm năng và thế mạnh du lịch của huyện một cách có hiệu quả Số lượng khách du lịch đến với Tam Đảo ngày càng tăng, năm 2010 ước tính thu hút 1,2 triệu lượt khách, tăng 64,6% so với năm 2004

Số dự án và các nguồn lực xã hội đầu tư vào lĩnh vực du lịch tăng mạnh, nhận thức của cấp uỷ, chính quyền các cấp và nhân dân về vai trò của du lịch ngày càng được nâng lên Bên cạnh những kết quả tích cực, kết quả hoạt động của ngành du lịch Tam Đảo còn nhỏ bé, chưa xứng với tiềm năng và lợi thế Việc thu hút khách du lịch và kéo dài thời gian lưu trú chưa được cải thiện Hoạt động của các nhà làm du lịch Tam Đảo còn có một khoảng cách khá xa so với các địa phương có điều kiện tương đồng như Ba Vì - Hà Nội, Sa Pa - Lào Cai về tính chuyên nghiệp, về số lượng và chất lượng dịch vụ

Về hoạt động thương mại: Trong thương mại, hoạt động cung ứng các yếu

tố đầu vào cho các ngành sản xuất được triển khai khá tốt nên đã góp vai trò quan trọng vào sự tăng trưởng của các ngành nông, lâm, thủy sản và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng Hoạt động thương mại cung ứng hàng hóa tiêu dùng

Trang 35

cho dân cư được tổ chức xuống tận thôn, xã qua các chợ nông thôn và các hộ kinh doanh thương mại Nhìn chung, tình hình kinh doanh thương mại trên địa bàn huyện Tam Đảo khá phong phú và đa dạng Các cơ sở kinh doanh cơ bản chấp hành việc đăng ký và hoạt động theo đăng ký kinh doanh Tốc độ tăng trưởng của hoạt động thương mại ở mức trên 15%/năm Huyện đã tổ chức tốt công tác quản lý nhà nước về thương mại, theo dõi nắm bắt tình hình giá cả thị trường, kiểm tra và xử lý những cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, chống gian lận thương mại.

Về dịch vụ vận tải: Vận tải của Tam Đảo chủ yếu là vận tải bộ Vận tải bộ

bao gồm cả vận tải hàng hóa và vận tải hành khách Doanh thu vận tải năm 2009 tăng khá cao so với năm 2004

Về dịch vụ bưu chính viễn thông: Dịch vụ bưu chính viễn thông có bước

phát triển mang tính đột phá, với nhiều loại hình dịch vụ phong phú, nhất là khu vực thị trấn Tam Đảo và các xã vùng dưới Doanh thu dịch vụ bưu chính viễn thông ngày càng tăng Tuy nhiên, phạm vi phục vụ chưa rộng, thông tin liên lạc tới một số xã còn gặp khó khăn, chưa có dịch vụ Internet băng thông rộng, ảnh hưởng tới việc tiếp cận thông tin và giao lưu kinh tế, văn hoá

Về dịch vụ tín dụng ngân hàng: Dịch vụ tài chính ngân hàng có bước phát

triển khá Tổng huy động vốn tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT trên địa bàn Huyện 6 tháng đầu năm 2009 đạt 47 tỷ đồng, dự nợ tín dụng là 130

tỷ đồng Ngân hàng Chính sách xã hội tổng nguồn vốn huy động 6 tháng đầu năm

2009 đạt 75 tỷ đồng; dư nợ tín dụng trên 75 tỷ đồng Nhìn chung, hoạt động tín dụng có xu hướng tăng về tỷ lệ huy động vốn và giảm tỷ lệ quá hạn Vốn vay được sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh có hiệu quả

Các hoạt động dịch vụ khác: Các dịch vụ văn hóa, dịch vụ y tế, dịch vụ

giáo dục, khoa học công nghệ bước đầu đã phát triển và đáp ứng một phần nhu cầu đời sống dân cư, nhất là ở khu vực kinh tế phát triển thuộc thị trấn và các xã phía Nam huyện

- Cơ sở vật chất, mạng lưới các ngành dịch vụ

+ Về cơ sở vật chất ngành du lịch: Tam Đảo có nhiều sản phẩm du lịch

nghỉ dưỡng và du lịch tâm linh, du lịch nghĩ dưỡng với hệ thống cơ sở vật chất có sức thu hút cao, có khả năng phục vụ tốt Cụ thể:

Về cơ sở của du lịch tâm linh, tín ngưỡng, văn hóa: Khu di tích Tây Thiên

được đầu tư tôn tạo và đầu tư các cơ sở phục vụ như đường giao thông, tôn tạo các đền thờ, các thắng cảnh như thác nước Khu Thiền Viện Trúc Lâm được

Trang 36

khánh thành và đi vào hoạt động đã tạo nên quần thể kiến trúc độc đáo cùng với Tây Thiên thu hút và tạo những điều kiện nhất định cho du khách về của Phật.

Về cơ sở vật chất của du lịch nghỉ dưỡng: Thị trấn Tam Đảo đã được xây

dựng từ thời Pháp với mục tiêu là nơi nghỉ dưỡng Vì vậy, một số khách sạn, cơ

sở phục vụ nghỉ dưỡng đã sớm được xây dựng Trải qua thời gian hoạt động, các

cơ sở vật chất như khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng tiếp tục được đầu tư xây dựng Hiện tại, huyện Tam Đảo có hệ thống nhà nghỉ, khách sạn với 56 cơ sở, khoảng

950 phòng với gần 1.700 giường nghỉ của các tổ chức và cá nhân phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, như nhà nghỉ Trung ương (thuộc Văn phòng TW Đảng), nhà nghỉ Công Đoàn (của Tổng Liên Đoàn Lao động), nhà nghỉ người có công (của

Bộ LĐTB-XH), khách sạn Hạ Long (của Tập đoàn Than - Khoáng sản),… Đặc biệt, là hệ thống khách sạn, nhà nghỉ của tư nhân và các hộ kinh doanh cá thể Tuy nhiên, vào những ngày lễ và ngày cuối tuần mùa hè nắng nóng các cơ sở khách sạn, nhà nghỉ hầu như quá tải

Cơ sở vật chất cho dịch vụ du lịch thể thao: Tam Đảo được nhiều vận

động viên quốc gia và nhiều doanh nhân, gôn thủ nổi tiếng khu vực biết đến, bởi nơi đây có Trung tâm thể thao Quốc gia III và sân gôn Tam Đảo được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại Trung tâm thể thao Quốc gia III được bố trí tại thị trấn Tam Đảo, gồm các thiết chế cơ bản như sân bóng đá, báng chuyền, bóng rổ, tenit

và địa hình phức hợp, đa dạng là nơi giành cho vận động viên và những người yêu thích các môn thể thao leo núi, xe đạp địa hình, rèn luyện thể lực Ngoài việc phục vụ các đội tuyển quốc gia luyện tập, hệ thống cơ sở vật chất của Trung tâm cũng đã phục vụ được một lượng khách đáng kể khi đến Tam Đảo

Cơ sở vật chất của dịch vụ vận tải: Hiện nay trên địa bàn huyện có 5 hãng

taxi đang hoạt động với hàng trăm đầu xe Hàng ngày xe trở khách đường dài, liên tỉnh từ Tam Đảo đi và đến có 12 chuyến với các tỉnh, chủ yếu là Hà Nội Đặc biệt, đầu tháng 3 năm 2009, tuyến xe bus thành phố Vĩnh Yên - Tam Đảo đã đi vào hoạt động với tần xuất 48 chuyến một ngày đã giúp cho việc giao lưu kinh tế, nhu cầu đi lại của nhân dân trong vùng khá thuận lợi, tạo điều kiện để khách du lịch nhỏ lẻ có sự lựa chọn tốt cho du lịch Tam Đảo

Bảng 1.14: Số cơ sở và lao động kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Huyện

- Tổng số cơ sở (cơ sở) 668 826 896 1.097 1.242 938 1216 + Tr.đó: Cá thể và tư nhân 668 826 896 1.097 1.242 938 1216

- Tổng số lao động (người) 896 1.101 1.308 1.753 1.912 1.492 1671 + Tr.đó: Cá thể và tư nhân 896 1.101 1.308 1.753 1.912 1.492 1671

Trang 37

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tài liệu phục vụ Quy hoạch

Về cơ sở vật chất ngành thương mại: Trên địa bàn huyện Tam Đảo có một

số chợ nông thôn, nhưng ở dạng các chợ tạm Chợ thị trấn Tam Đảo cũng ở trạng thái chợ tạm, mặt bằng chật chội, ô nhiễm vệ sinh môi trường ảnh hưởng đến việc giao lưu hàng hóa Về cơ sở thương mại, trên địa bàn huyện ở khu vực Tây Thiên và khu vực trung tâm xã Hợp Châu, thị trấn Tam Đảo có các cửa hàng của các hộ kinh doanh thương mại Đây là những cơ sở chủ yếu kinh doanh dịch vụ thương mại trên địa bàn

Về số cơ sở và lao động kinh doanh dịch vụ: Lực lượng tham gia hoạt

động chủ yếu các ngành dịch vụ trên địa bàn Huyện là các cơ sở ngoài nhà nước, trong đó toàn bộ là các hộ kinh doanh cá thể và tư nhân và có mức tăng khá nhanh trong những năm gần đây Năm 2004, toàn Huyện có 668 cơ sở kinh doanh dịch vụ, năm 2010, tổng số các cơ sở kinh doanh dịch vụ tăng lên đến 1.216 cơ sở Tuy nhiên, quy mô các cơ sở kinh doanh cá thể và tư nhân về dịch

vụ còn rất nhỏ (bình quân 1,38 - 1,5 lao động/cơ sở)

Đánh giá chung, dịch vụ nhất là dịch vụ du lịch là nhóm ngành huyện Tam

Đảo có nhiều tiềm năng Tuy có tốc độ tăng trưởng khá cao, nhưng do quy mô nhỏ nên tỷ trọng của dịch vụ có xu hướng giảm trong cơ cấu giá trị sản xuất của Huyện Dịch vụ du lịch đã từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế, nhưng do quy

mô nhỏ và cách thức tổ chức chưa chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, các cơ sở hạ tầng đang trong quá trình cải tạo, xây dựng nên sức hấp dẫn chưa cao, chưa tạo nguồn thu cho Huyện

2.5 Thực trạng các lĩnh vực xã hội

2.5.1 Thực trạng phát triển giáo dục và đào tạo

Trong những năm qua, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-TU, ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về nông nghiệp, nông thôn

và nâng cao đời sống nông dân Nghị quyết số 15/2007/NQ-HĐND ngày 04 tháng 7 năm 2007 của Hội Đồng Nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành một

số cơ chế, chính sách phát triển Giáo dục - đào tạo giai đoạn 2007 - 2015 sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Tam Đảo được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất,

về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý và về thiết bị giảng dậy và học tập Hệ thống giáo dục được hình thành ở tất cả các cấp học bậc học, từ mầm non đến trung học phổ thông, với 37 đơn vị trường học, gồm:

- Cấp mầm non: Bậc học mầm non đã được đặc biệt coi trọng, quan tâm

đầu tư từ cơ sở vật chất đến đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Trang 38

+ Về quy mô: Đến đầu năm 2010, toàn huyện có 15 trường mầm non, với

114 lớp mẫu giáo, 3.297 cháu và 177 nhà, nhóm trẻ

+ Về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên: Số cán bộ quản lý từ 16 người năm 2005 tăng lên 50 người năm 2010 Số giáo viên tăng từ 134 người năm 2004-2005 lên 168 người năm 2009-2010, trong đó số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đã tăng từ 64,3% năm 2004 lên 97,00 % năm 2010, trong đó trên chuẩn đạt 29,7%

+ Về cơ sở vật chất: Đã có sự phát triển khá cơ bản về cơ sở vật chất, trong

đó số phòng học đã tăng nhanh từ 21 phòng năm học 2003-2004 lên 126 phòng năm học 2009-2010 Đặc biệt, số phòng học kiên cố đã tăng lên 55 phòng, số trường đủ diện tích theo quy chuẩn là 5, số trường được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng là 4, số trường đạt chuẩn quốc gia là 2

+ Về kết quả giáo dục: Với cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ trên, cấp mầm non năm 2010 đã thu hút các cháu ra nhà trẻ đạt 46,4%, tăng 13% so với năm

2004 cấp mẫu giáo đạt 94,7%, tăng 24,6% so với năm 2004 Cấp học mầm non thực sự trở thành nền móng ban đầu của các cấp học cao hơn Tuy nhiên, hệ thống trường mầm non đều là bán công, đa số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ phải tập trung các nhóm ghép gia đình Như vậy, so với yêu cầu cấpmầm non cần tiếp tục đầu tư mạnh về cơ sở vật chất về đội ngũ giáo viên và các điều kiện dạy và học cho các cháu, nhất là trường lớp và thiết bị dạy học hiện đại

- Cấp tiểu học: Đây cũng là cấp được huyện quan tâm đầu tư cả về cơ sở

vật chất, đội ngũ giáo viên, thiết bị giảng dạy nên có những chuyển biến đáng khích lệ Cụ thể:

+ Về quy mô: năm 2004 có 11 trường, với 315 lớp, 303 giáo viên và 7.762 học sinh Năm 2010 số trường đã tăng lên 13, với 264 lớp (giảm 51 lớp), 5.663 học sinh (giảm 2.099 học sinh) Sự giảm sút quy mô bậc tiểu học do giảm quy

mô dân số thuộc độ tuổi tiểu học, do xã hội hóa nhiều cháu có điều kiện chuyển học các trường của Thành phố Vĩnh Yên…

+ Về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên: Số cán bộ quản lý đã tăng từ 36 người năm 2004 lên 39 người năm 2010 Số giáo viên tăng từ 303 người năm

2004 lên 325 người năm 2010, trong đó đã nâng chất lượng đội ngũ giáo viên từ 1,6% dưới chuẩn, 72,4% đạt chuẩn, 26% trên chuẩn lên 22,9% đạt chuẩn và 76,7% trên chuẩn và dưới chuẩn chỉ còn 0,4% vào năm 2010 Đặc biệt, số lượng giáo viên giảng dạy các môn âm nhạc, mỹ thuật, tin học và ngoại ngữ đã tăng lên

Đã có 14 giáo viên âm nhạc, 32 giáo viên mỹ thuật, 6 giáo viên tin học và 5 giáo viên ngoại ngữ

Trang 39

+ Về cơ sở vật chất: Trong 13 trường tiểu học có 188 phòng học, tăng 17 phòng so với năm 2004, trong đó số phòng kiên cố đã lên tới 137, tăng 73 phòng

so với 2004, số trường đạt chuẩn quốc gia là 2, tăng 1 trường Đặc biệt cả 13 trường đã có bộ thiết bị dạy học Điều đáng lưu ý là, trong 13 trường chỉ có 6 trường đủ diện tích đất, 3 trường được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

+ Về kết quả giáo dục: Với sự đầu tư trên, cấp tiểu học đạt kết quả sau: tỷ

lệ nhập học theo độ tuổi đạt 98,8% học sinh được học 2 buổi/ngày tăng từ 5% năm 2004 lên 40,6% năm 2009, trong đó học sinh học bán trú là 9% Học sinh được học tin học đạt 12,4%, được học ngoại ngữ đạt 27,1%, tỷ lệ khá giỏi 2 môn văn, toán đạt 54,7%, tăng 15,8% so với năm 2004 Tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học đạt100% Học sinh giỏi cấp tỉnh đạt 5% (năm 2004 là 17%) Như vậy, bên cạnh xu thế tăng chất lượng giáo dục ở đa số các chỉ tiêu, thì một số chỉ tiêu

có xu hướng giảm, nhất là chỉ tiêu chất lượng giáo dục cao Nguyên nhân chủ yếu

do sự di chuyển học sinh có chất lượng ra ngoài Huyện

- Cấp trung học cơ sở: Toàn huyện năm 2010 có 12 trường, 155 lớp, 4.733

học sinh So với năm 2004, quy mô cấp trung học cơ sở tăng về số trường, nhưng giảm về số lớp và số học sinh Nguyên nhân giảm cũng giống như sự biến động của cấp tiểu học

+ Về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên: sự biến động theo xu hướng tăng, tạo điều kiện cho quản lý và giảng dạy tốt hơn Trong 5 năm số cán bộ quản

lý tăng từ 21 lên 29 người Số giáo viên tăng từ 192 người lên 341 người, bình quân mỗi trường có 28 giáo viên và 2,5 cán bộ quản lý Chất lượng của đội ngũ giáo viên cũng có sự biến đổi tăng Năm 2009 không còn giáo viên dưới chuẩn, trong đó, số trên chuẩn đạt 26,4% Số giáo viên âm nhạc là 9, mỹ thuật 15, tin học 10, ngoại ngữ là 37 Chất lượng giáo viên tuy tăng về chất lượng và số lượng, nhưng vẫn lệch về môn học, nhất là các môn năng khiếu Tình trạng đó ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của học sinh

+ Về cơ sở vật chất: Trong 12 trường có 117 phòng học, trong đó phòng học kiên cố đã tăng từ 69 phòng lên 93 phòng, đạt 80% tổng số phòng Số trường

đủ diện tích theo quy định là 8, số trường được cấp giấy chứng nhận là 1, chưa có trường nào đạt chuẩn quốc gia

+ Về kết quả giáo dục: Tuy được đầu tư, nhưng do những tác động khách quan kết quả giáo dục có những biến động tăng ở hoạt động đào tạo, nhưng lại có những biến động giảm về chất lượng đào tạo Cụ thể: Tỷ lệ nhập học theo độ tuổi tăng 21,2% đạt mức 85,9% năm 2009 Tỷ lệ bỏ học ở mức 1,65%, tăng 0,7% so với năm 2004 Đã có 100% số học sinh được học ngoại ngữ, 43,5% học tin học

Tỷ lệ lên lớp thẳng giảm 8,6%, hạnh kiểm khá, tốt giảm 3,7%, tỷ lệ yếu kém tăng

Trang 40

8,6% Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 96,2% giảm 3,3% so với năm

2004 Tỷ lệ vào hệ A phổ thông trung học là 64%

- Cấp trung học phổ thông và nghề: Toàn huyện có 2 trường, 51 lớp, 65

giáo viên và 2.173 học sinh Về giáo dục không chính quy, đến nay huyện Tam Đảo có 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên và 9 trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, thị trấn Hàng năm, thông qua hệ thống giáo dục không chính quy đã thu hút, động viên hàng nghìn lượt người tham gia học tập nâng cao trình độ, tư vấn, trợ giúp về công nghệ, kỹ thuật sản xuất kinh doanh và pháp luật

Có thể nói, sự nghiệp giáo dục - đào tạo đã được Tam Đảo coi trọng, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện trước mắt và lâu dài Do vậy, ngoài chương trình chung của cả nước, huyện Tam Đảo và Tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều giải pháp quan tâm đầu tư, lấy phát triển giáo dục làm khâu đột phá để vươn lên làm giàu

2.5.2 Thực trạng y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Sau khi huyện được thành lập, hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân

đã nhanh chóng được đầu tư nâng cấp Đến nay, cơ sở vật chất của ngành y tế huyện Tam Đảo đã có 01 Trung tâm y tế huyện, 01 phòng khám đa khoa khu vực

và 09 trạm y tế xã, thị trấn Tổng số 125 giường bệnh, trong đó có 70 giường tại trung tâm y tế huyện, 10 giường tại phòng khám đa khoa khu vực, còn lại ở các trạm y tế xã, thị trấn

Đội ngũ cán bộ y tế cũng được tăng cường Năm 2004 toàn huyện có 85 cán bộ y tế, trong đó có 10 bác sỹ đến năm 2010 đã tăng lên đến 145 người, trong

đó có 18 bác sỹ, đảm bảo 100% số trạm y tế ở các xã, thị trấn có bác sỹ Vì vậy,

cơ sở vật chất như số giường nằm và số cán bộ ngành y bình quân trên 1 vạn dân

có xu hướng tăng Điều kiện phục vụ sức khỏe nhân dân có điều kiện tăng lên Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện chưa có cán bộ dược

Bảng 1.15 Một số chí tiêu về y tế trên địa bàn Huyện

Ngày đăng: 23/08/2016, 10:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w